Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Thế kỷ 21: Muốn đứng đầu phải có tư duy phản biện

Nếu muốn kinh doanh phát tài trong thế kỷ 21, các lãnh đạo phải có tư duy phản biện. Roger Martin thuộc Trường quản lý Rotman ngộ ra điều này một thập kỷ trước. Với vai trò trưởng khoa, ông đã thay đổi chương trình giảng dạy môn kinh doanh, nhấn mạnh các kỹ năng tư duy phản biện. sự kiện nóng
Như Lane Wallace nói trên tờ New York Times: những gì Martin và rất nhiều người khác đang cố gắng làm là tiếp cận cách học và giải quyết các vấn đề từ những nền tảng văn hóa khác nhau được vay mượn từ những học viện, giới kinh doanh, nghệ thuật và thậm chí là cả lịch sử.
Tư duy phản biện luôn là một thuộc tính được đánh giá cao cho các nhà quản lý. Nhưng theo thời gian, đặc biệt khi các trường giảng dạy về kinh doanh tập trung vào các kỹ năng định lượng nhiều hơn là định tính, khả năng tư duy phản biện dần yếu đi. Hiện nay, tỉ lệ những vấn đề phức tạp ngày càng tăng đã đòi hỏi sự trở lại của việc tư duy phản biện.

David A. Garvin của ĐH Havard nói với tờ New York Times: "Tôi cho rằng mọi người cần có những kỹ năng suy nghĩ sắc bén hơn, cho dù vấn đề là một câu hỏi giả định, hay nhìn một vấn đề dưới cái nhìn đa chiều". Với câu nói này, Garvin, đồng tác giả của Re-Thinking the M.B.A.: Business Education at a Crossroads, đã tóm tắt lại một cách gọn gàng cách thức để thấm dần tư duy phản biện vào trong trí óc.
Đặt câu hỏi giả định. Những người có tư duy phản biện luôn tò mò và tìm kiếm "cái gì" và "tại sao" đằng sau mỗi vấn đề. Chúng ta nhìn thấy sự cần thiết của điều này khi thị trường tài chính đổ vỡ vào năm 2008. Cuộc khủng hoảng đã gợi ra những tư duy phản biện xuất sắc nhất bởi nó buộc chúng ta phải đặt ra câu hỏi như thế nào và tại sao chúng ta gặp phải tình trạng này.
Áp dụng những quan điểm khác nhau. Tận dụng những ưu điểm của giới tính và văn hóa là đại diện cho phương thức quản lý đa dạng ngày nay. Một kỹ sư Ấn Độ có thể không nhìn vấn đề theo cách của một người ở Iowa. Có thể cả hai đều có những dụng cụ sửa chữa như nhau, nhưng những kinh nghiệm khác nhau của họ có thể tạo ra những giá trị khác nhau.
Nhìn thấy tiềm năng. Liên tục đưa ra những giả định và khai thác nhiều quan điểm khác nhau là những kỹ năng suy luận. Những người có tư duy phản biện cũng phải có khuynh hướng sáng tạo giúp họ nhìn thấy cơ hội khi đối thủ chỉ nhìn thấy những trở ngại. Ví dụ, một nhà quản lý cho rằng hỏng hóc trong dây chuyền sản xuất là một vấn đề nhưng một người có tư duy phản biện lại cho đó là một cơ hội để sửa chữa lại và sản xuất một loại mặt hàng mới.
Một khía cạnh nữa của tư duy phản biện khá quan trọng đối với các nhà quản lý hiện nay: Quản lý mơ hồ. Tốc độ kinh doanh, đan xen với những yếu tố toàn cầu và những chuỗi cung ứng phức tạp khiến bạn không thể biết hết được tất cả các biến động. Vì thế, bạn cần sự thoải mái khi điều hành trong một môi trường có những sự thay đổi liên tục và đòi hỏi những quyết định nhanh chóng.
Trong một thế giới đang phát triển không chắc chắn như hiện nay lại có một điều chắc chắn: chúng ta cần khả năng tư duy phản biện sắc bén để đánh giá được vấn đề, nhận ra những tiềm năng mà đối thủ  không thấy, và chớp lấy những cơ hội thông qua những quyết định đúng đắn.
http://tuanvietnam.net/2010-02-02-lanh-dao-can-gi-cho-the-ky-21-tu-duy-phan-bien

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

8 NGUYÊN TẮC THAY ĐỔI THẾ GIỚI

8 NGUYÊN TẮC THAY ĐỔI THẾ GIỚI

- Nguyên tắc 1: Hãy thay đổi chính mình
“Sự vĩ đại của con người không nằm ở khả năng tái tạo thế giới, mà ở khả năng tái tạo chính bản thân mình”.

- Nguyên tắc 2: Chính bạn là người chủ!
“Không ai có thể làm cho tôi tổn thương, trừ phi tôi cho phép điều đó”.

- Nguyên tắc 3: Tha thứ:
“Kẻ yếu chẳng thể nào biết tha thứ bởi tha thứ là phẩm chất của kẻ mạnh”.

- Nguyên tắc 4: Không hành động, bạn chẳng thể đi đến đâu
“Một gam hành động thì vẫn hơn một tấn giáo điều”.

- Nguyên tắc 5: Kiên gan bền chí: “Ban đầu, mọi người không thèm chú ý đến bạn. Sau đó, họ cười nhạo bạn. Rồi họ chống lại bạn. Nhưng sau cùng, bạn là người chiến thắng”.

- Nguyên tắc 6: Nhìn thấy điều tốt đẹp ở người khác:
“Chỉ khi một người phát triển đến mức sẵn sàng cống hiến vì phúc lợi của đồng loại thì người đó mới trở nên vĩ đại”.

- Nguyên tắc 7: Hãy là con người đích thực của mình:
“Hạnh phúc chỉ đạt được khi những gì bạn nghĩ, những gị bạn nói và những gì bạn làm hài hòa với nhau”.

- Nguyên tắc 8: Không ngừng phát triển:
“Bản chất của cuộc sống là không ngừng vận động và phát triển. Thế nên, sẽ là một sai lầm to lớn nếu ta cứ khư khư bám giữ những giáo điều".

Triết học Marx và Khoa học hiện đại – Lời giới thiệu cho bản điện tử cuốn Sự nổi dậy của Lý tính

Triết học Marx và Khoa học hiện đại – Lời giới thiệu cho bản điện tử cuốn Sự nổi dậy của Lý tính
Written by Alan Woods
Friday, 12 June 2015
Biên dịch: Ngô Minh Tuấn
Nhân kỷ niệm hai mươi năm ngày xuất bản lần đầu tiên cuốn Sự nổi dậy của Lý tính – một cuốn sách về triết học Marx và khoa học hiện đại, chúng ta tự hào loan báo việc tái bản lại cuốn sách dưới dạng sách điện tử bởi Wellred Books trong tương lai gần. Ở đây chúng tôi viết đôi lời giới thiệu cho lần xuất bản bằng hình thức điện tử mới mẻ này.
Đã tròn hai mươi năm trôi qua kể từ lần xuất bản cuốn Sự nổi dậy của Lý tính. Cuốn sách đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt từ rất nhiều người, không chỉ từ phái Tả, mà cả từ những nhà khoa học và từ những người quan tâm tới triết học và những phát triển mới nhất của khoc học.
Một trong những cáo buộc phổ biến nhất trực tiếp chống lại Engels là cơ sở của ông hoàn toàn căn cứ trên nền khoa học của thế kỷ thứ 19, và do đó đã lỗi thời rồi. Nhưng trên thực tế, những phát hiện của khoa học hiện đại - ủng hộ cho các lý thuyết về hỗn độn và hệ phức tạp – đã đem lại rất nhiều tư liệu cho thấy rằng Engels đã đúng khi ông đã nói về điều đó trong những phân tích cuối cùng, những tác phẩm về tự nhiên một cách biện chứng. Những phát hiện mới nhất của khoa học hiện đại đã sửa chữa một cách căn bản cái quan niệm tiến hoá cũ coi đó như là một tiến trình chậm chạm, dần dần không bị gián đoạn bởi những tai ương hay những bước nhảy vọt bất thình lình.
Trong lĩnh vực cổ sinh vật học lý thuyết cách mạng mới của Stephen Jay Gould về cân bằng đột ngột – ngày nay đã được chấp nhận là đúng – đã hoàn toàn lật đổ cái quan niệm cũ về tiến hoá như là một quá trình chậm chậm, dần dần, không bị gián đoạn bởi những biến cố và bước nhảy đột ngột. Các dạng sống tiến hoá thích ứng tốt chiếm ưu thế trong một môi trường cho trước, nhưng những sự chuyên biệt làm cho chúng thích ứng với một ngữ cảnh tiến hoá nhất định lại trở nên đối nghịch lại khi hoàn cảnh thay đổi. Và bởi vì sự sống tự bản thân nó luôn cân bằng trên ranh giới của sự hỗn độn, một sự thay đổi rất nhỏ cũng có thế tạo ra những hệ quả rất lớn. Chúng ta cần lưu ý là hiện tượng này đã được lập đi lập lại rất nhiều lần trong suốt hàng triệu năm tiến hoá.
Chúng ta thấy ở đây Gould đã bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của chủ nghĩa Marx, và cụ thể là bởi kiệt tác của Engels Vai trò của Lao động trong việc chuyển hoá từ Vượn sang Người, mà ông đã ca ngợi một cách nồng nhiệt. Thực tế, Gould đã chỉ ra rằng nếu các nhà khoa học chỉ cần chú tâm đến những gì mà Engels đã viết trong những nghiên cứu về nguồn gốc loài người thì sẽ có thể tiếm kiệm được cả một thế kỷ những lầm lạc.
Từ khi Sự nổi dậy của Lý tính xuất hiện, đã có rất nhiều tiến bộ kỳ diệu trong khoa học – đáng chú ý là bộ gien của con người. Những kết quả này đã hoàn toàn đập tan những quan điểm quyết định luận dựa trên biến đổi gien mà chúng ta phê phán trong cuốn sách. Chúng cũng giáng một đòn chí tử vào sự phi lý về một Đấng tạo hoá và những người ủng hộ cái gọi là thiết kế nên trí thông minh muốn bác bỏ Darwin ủng hộ cho Sáng thế ký.
Nếu chúng ta chấp nhận ý tưởng về thiết kế trí thông minh, thì phải thú nhận là Đáng tạo hoá đã làm việc không tốt lắm. Như lời Alfonso nhà thông thái nói rằng: “Nếu như tôi có mặt khi Thượng đế tạo ra Vũ trụ, tôi có thể cho ông ta vài lời khuyên.”
Stephen Jay Gould đã chỉ ra rằng nếu quả thực là có một nhà thiết kế trí tuệ chịu trách nhiệm làm nên con gấu trúc, ông ta hẳn đã phải cung cấp một công cụ hữu ích hơn là cái ngón cái mập lùn mà gấu trúc dùng để tước một cách khó nhọc cây tre ra để ăn nó.
Còn có rất nhiều ví dụ dạng như vậy. Chẳng hạn như tại sao con người lại được thiết kế để đi thẳng đứng trong khi bộ xương của chúng ta lại được thiết kế để di chuyển trên cả bốn chân. Thật khó để có thể hiểu được là tại sao một Đáng tạo hoá thông thái toàn năng lại có thể làm việc lộn xộn như vậy, tạo nên một thế giới trong đó bệnh tật, chiến tranh, nạn đói kém và chết chóc lại tràn lan như vậy – trừ phi là Ngài thực sự quá ghét bỏ thế giới và loài người. Nhưng trong trường hợp đó thì không phải là chúng ta đang thấy một sự bản thiết kế đầy trí tuệ, mà đúng hơn là một bản thiết kế tối dạ và đầy ác tính.
Sự phát hiện ra bộ gen của con người rốt cuộc đã chứng minh rằng loài người không phải là sự sáng tạo độc nhất vô nhị của Thượng đế, mà là sản phẩm của một quá trình tiến hoá kéo dài hàng tỷ năm. Chúng ta mang trong mình bằng chứng sống về quá trình tiến hoá này trong gen của chúng ta. Chúng ta không chỉ có chung gen với khỉ và những động vật linh trưởng khác, mà còn chung gen với cả với động vật bậc thấp như ruồi cây và vi khuẩn, và với cả những sinh vật còn cổ xưa nguyên thuỷ hơn vi khuẩn. Sự tạo thành bộ gen của chúng ta là một tấm bản đồ tiến hoá và là bằng chứng rõ ràng nhất về tiến hoá. Nhưng vẫn có những người cố tình mù đi trước nó.
Những kết quả về bản đồ gien người rốt cuộc đã đặt dấu chấm hết cho cái thuyết vô lý về sáng thế ký. Nó sẽ giải cứu chúng ta một lần và mãi mãi ra khỏi cái bệnh tự cao tự đại trong hàng ngàn năm đã cám dỗ cả đàn ông lẫn phụ nữ đều tự coi mình có một vị trí cao cấp trong tự nhiên được biểu hiện ra trong niềm tin cho rằng chúng ta có một mối liên hệ đặc biệt với những lực lượng siêu nhiên (Chúa) và do đó có thể tránh né được tác động của cái chết và đạt được “cuộc sống vĩnh hằng”, mà thực ra khi xem xét kỹ hơn, thì nó cũng không khác gì cái chết vĩnh hằng.
Những phát hiện mới trong lĩnh vực sinh học luôn luôn cập nhật cho chúng ta những lý thuyết mới về nguồn gốc của sự sống trên trái đất. Thậm chí trong hai mươi năm kể từ khi Lý tính của Sự nổi dậy xuất bản lần đầu tiên, những lý thuyết mới đã được phát triển. Khả năng lớn nhất là sự sống trên trái đất bắt đầu rất sớm từ dưới đáy biển, dưới dạng những tổ chức hữu cơ nhỏ li ti được nuôi dưỡng từ năng lượng núi lửa đến từ các sự kiện núi lửa ở trong lòng biển sâu. Những dạng sống nguyên thuỷ này do đó không cần đến ánh sáng mặt trời. Chúng phát triển trong các điều kiện khắc nghiệt không thể tưởng tượng được. Những vi khuẩn li ti này trải qua một thời gian rất dài cung cấp nên khí oxy cần thiết để biến đổi bầu khí quyển và tạo nên những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của sự sống như chúng ta biết ngày nay. Tất cả chúng ta đều mắc nợ cái loài vi khuẩn thấp kém đó!
Thật thú vị khi nhìn thấy trong tự nhiên cách mà các dạng sống đã thống trị hành tinh này trong những thời kỳ rất dài đã bị tuyệt chủng ngay khi các điều kiện vật chất quyết định sụ tiến hoá của chúng thay đổi. Thú vị không kém khi thấy cách mà những giống loài thống trị trước đó bị thay thế bởi những giống loài mà dường như không đóng vai trò gì quan trọng hay thậm chí bởi những loài mà dường như không còn cơ hội sinh tồn nữa.
Vụ Nổ lớn
Có một phần trong cuốn Sự nổi dậy của Lý tính có thể gây nên tranh cãi – cụ thể là chương nói về vũ trụ học, trong đó chúng ta đã tranh luận chống lại lý thuyết Vụ nổ lớn. Mô hình chuẩn của vũ trụ dường như rất cực đoan đến nỗi nhìn bề ngoài như thể là không thể bác bỏ được. Phần lớn mọi người đều chấp nhận nó không một chút hồ nghi. Đặt nghi vấn về nó là điều không thể tưởng tượng ra được. Nhưng trong khoa học thì chỉ có vài thứ là tránh khỏi bị nghi vấn sớm hay muộn mà thôi. Toàn bộ lịch sử của khoa học là lịch sử của sự tiến bộ của con người từ sự thiếu hiểu biết đến tri thức, từ sai lầm đến chân lý.
Bản thân quá trình này là biện chứng, trong đó mỗi một thế hệ đem lại một lý thuyết giải thích về nhiều thứ. Theo cách này, tri thức của con người thâm nhập ngày càng sâu vào những bí mật của Vũ trụ. Và quá trình này không bao giờ có điểm kết giống như bản thân vũ trụ vậy. Trong cuốn sách nổi tiếng của ông nhan đề Bản chất của cách mạng khoa học, Thomas Kuhn đã giải thích một cách biện chứng về sự phát triển của khoa học. Cứ trong những khoảng thời gian đều đặn các nhà khoa học lại thiết lập nên một mô hình giải thích mọi thứ. Nhưng tại một điểm nào đó, xuất hiện những nhiễu động nhỏ trái ngược lại với mô hình đã được chấp nhận. Điều này rốt cuộc dẫn đến việc nó bị lật đổ và mô hình mới thay thế ra đời, và rồi đến lượt nó cái mô hình mới này cũng sẽ bị thay thế.
Thuyết Vụ nổ lớn là một nỗ lực nhằm giải thích lịch sử của Vũ trụ dựa trên những hiện tượng nhất định quan sát được, cụ thể là việc chúng ta có thể thấy các thiên hà đang rời xa nhau. Vì điều này mà tất cả các nhà vũ trụ học đều tin rằng những nhóm sao này trong quá khứ hẳn phải ở gần nhau hơn. Nếu chúng ta tua ngược lại cuốn phim thì khi này tất cả vật chất, không gian và thời gian sẽ bị phun ra trong một vụ nổ khổng lồ từ một điểm khối lượng cực lớn, ẩn chứa một lượng năng lượng vô cùng.
Trong mô hình vũ trụ được chấp nhận rộng rãi nhất gọi là mô hình lạm phát, vũ trụ được sinh ra từ một sự kiến tạo ngay lập tức năng lượng và vật chất. Nó là phiên bản hiện đại của cái tín điều tôn giáo cổ xưa về sự thành thế giới từ không có gì. Vụ nổ lớn được tuyên bố không cần chứng minh là sự khởi đầu của không gian, thời gian và vật chất. Khi vũ trụ trải qua lạm phát sau thời điểm đó, vật chất và năng lượng đã trải rộng ra theo các nhóm. Sự giãn nở có lẽ sẽ tiếp diễn mãi mãi.
Mô hình chuẩn giả đình rằng Vụ nổ lớn là sự khởi đầu của không gian và thời gian; rằng tồn tại một cái không có gì, sau đó đột nhiên từ cái không có gì này vật chất, không gian thời gian, phóng xạ và tất cả những cái khác đột nhiên nhảy ra.
Mô hình này được chấp nhận rộng rãi bởi vì nó giải thích được một số đặc tính quan trọng mà chúng ta quan sát được trong Vũ trụ - chẳng hạn như tại sao mọi thứ nhìn lại giống như nhau theo mọi hướng và vũ trụ xuất hiện ra dường như là “phẳng” (các đường song song sẽ không bao giờ gặp nhau bất kể là bao lâu đi nữa). Nó vẫn là một mô hình được chấp thuận rộng rãi nhất trong cộng đồng khoa học chính thống. Nhưng việc nó được chấp thuận rộng rãi chưa chắc là nó đúng. Chân lý khoa học không bao giời được thiết lập từ sự đồng tâm. Nếu mà như vậy thì không bao giờ có tiến bộ khoa học, và chúng ta sẽ vẫn còn đặt niềm tin vào mô hình vũ trụ của Ptolemy, được dùng dể luận giải cho rất nhiều hiện tượng quan sát được và trong hàng trăm năm đã được nhất trí một cách vô cùng rộng rãi.
Mặc dù mô hình chuẩn được chứng minh là khó mà đánh đổ được, trong hơn hai thập kỷ ngày càng có nhiều nhà khoa học bị vướng bận bởi những rắc rối từ những mâu thuẫn và không nhất quán của mô hình. Những mâu thuẫn và khiếm khuyết của mô hình chuẩn không hề nhỏ mà khá là nổi bật. Trường hợp rõ ràng nhất là “vật chất tối”, sự tồn tại của nó là thiết yếu đối với thuyết này. Các nhà vũ trụ học vẫn chưa thể phát hiện ra được phần lớn vật chất trong vũ trụ.
Đang dần xuất hiện nhiều nhà khoa học có tư tưởng khác về sự ứng dụng thuyết Vụ nổ lớn. Theo như nhà vật lý toán học Neil Turok, ông dậy ở đại học Cambridge, Vụ nổ lớn chỉ diễn trình một trạng thái trong cái vòng lặp vô hạn của sự giãn nở và co lại của vũ trụ. Lý thuyết của Turok cho rằng vũ trụ và thời gian không hề có điểm bắt đầu hay kết thúc. Ông lý luận rằng có rất nhiều Vụ nổ lớn, và trong tương lai sẽ còn nhiều nữa.
Turok đã bị Vatican tấn công, việc này dường như ngụ ý rằng Turok đã đi đúng đường. Ông đã đạt giải thưởng TED thường niên năm đầu tiên 2008, giải thưởng này nhằm vinh danh những nhà tư tưởng cải cách. Cùng với nhà vật lý đại học Princeton, Paul Steinhardt, ông đã xuất bản cuốn sáchnhan đề Vũ trụ Vĩnh hằng: Vượt ra ngoài Vụ Nổ lớn. Tôi vẫn chưa đọc cuốn sách ấy và có lẽ cũng sẽ không đồng tính với tất cả các luận điểm trong đó được, nhưng có một điều rõ ràng là ngày càng có nhiều khoa học gia đặt lại nghi vấn về những gì đang được coi là chính thống.
Thậm chí cả Ngài Roger Penrose, một trong những người ủng hộ nhiệt thành nhất cho lý thuyết này suốt hai mươi năm nay, cũng đã thay đổi suy nghĩ về Vụ nổ lớn. Hiện nay ông suy nghĩ về một vòng lặp vô tận của vũ trụ đang giãn nở trong đó vật chất biến thành năng lượng và sau đó lại quay ngược lại điểm sinh thành tạo nên một vũ trụ mới và cứ như vậy mãi. Không cần phải chấp nhận ý tưởng này để có thể hiểu ý nghĩa của nó là gì. Các nhà khoa học có thể thấy được rằng không thể định biên được vũ trụ, hay có thể nói được về cái khoảng khắc mà “thời gian bắt đầu” và rất nhiều những điều phi lý thần bí khác mà nhiều người đã luôn thoải mái chấp nhận trong suốt những thập kỷ vừa qua.
Chúng ta đang nói lên một cách nhất quán là vũ trụ vật chất không có điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc trong cả không gian và thời gian. Vật chất (và năng lượng, trong vũ trụ này thì chúng là như nhau) không thể bị tạo ra hay phá huỷ. Vũ trụ là vô cùng và vô tận, không có điểm khởi đầu hay kết thúc. Chỉ có sự vận động là liên tục: thay đổi, tiến hoá, chết đi và lại được tái tạo ra. Chúng ta có thể chắc hẳn rằng trong vòng vài thập kỷ tới quan điểm biện chứng sẽ được chứng minh bởi những bước tiến hơn nữa của khoa học.
Sự cần thiết của Phép biện chứng
Phép biện chứng dạy chúng ta phải nghiên cứu sự vật trong sự vận động chứ không phải tĩnh tại, trong sự sống chứ không phải trong cái chết của chúng. Mỗi một sự phát triển đều có nguồn gốc từ những trạng thái trước đó, và đến lượt nó lại trở thành phôi thai và là điểm khởi đầu cho những bước phát triển mới – một mạng lưới vô cùng tận các mối quan hệ tương hỗ và lôi kéo lẫn nhau. Hegel đã phát triển tư tưởng này trong cuốn Logic học và trong những tác phẩm khác của ông. Phép biện chứng dậy chúng ta nghiên cứu sự vật và những tiến trình trong tất cả những mối liên kết nội tại của nó. Phương pháp luận này vô cùng quan trọng trong những lĩnh vực chẳng hạn như hình thái động vật học. Không thể nào thay đổi một phần của một cơ thể mà không làm thay đổi những phần khác. Ở đây cũng vậy, đó là một mối quan hệ biện chứng.
Những khuynh hướng tổng quát trong xã hội có thể được phản ánh lại vào các hệ tư tưởng, kể cả khoa học và những tư tưởng phản động được biểu hiện dưới dạng khoa học, chẳng hạn như có những lý thuyết nhất định về gien lại được sử dụng để làm cơ sở khoa học cho chủ nghĩa quốc xã. Trong những năm gần đây cuộc khủng hoảng của hệ tư tưởng tư sản đang biểu hiện ra theo chiều hướng đến chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa thần bí và chủ nghĩa siêu nhiên. Một trong số những mục tiêu của cuốn sách này là nhận diện và đấu tranh chống lại những xu hướng đó. Đây cũng là một vấn đề của triết học.
Trong thời đại của chúng ta thì triết học đã trở thành một cái tên rất xấu. Điều này cũng hoàn toàn thích đáng thôi. Khi đọc những nhà triết học tư sản trong hơn 100 năm qua, thật khó mà biết được cái gì sẽ là tệ hơn: sự khô khan của nội dung hay là cái kiểu cách kiêu căng quá quắt mà nó được thể hiện ra. Nội dung là chán ngắt và vô vị, cũng tầm thường như một câu đố về chữ nghĩa, vậy mà họ lại tuyên bố quá hùng vĩ về nó, khệ nệ rảo quanh và nhạo báng những tư tưởng của những nhà triết học vĩ đại của quá khứ với một thái độ xấc láo đáng kinh ngạc.
Triết học tư sản hiện đại đã trở nên khô cằn và lố bịch. Nó tách rời khỏi thực tế và hoàn toàn ruồng bỏ cuộc sống bình thường của con người. Do đó cũng không có gì phải thắc mắc là tại sao nó lại bị coi thường. Chưa bao giờ trong lịch sử cho thấy triết học lại không thích đáng như bây giờ. Sự sụp đổ hoàn toàn của triết học tư sản hiện đại có thể được lý giải một phần do bởi Hegel đã mang triết học truyền thống đến cái giới hạn của nó, để lại rất ít không gian để triết học có thể tiếp tục được phát triển với tư cách là triết học. Nhưng lý do quan trọng nhất cho cuộc khủng hoảng triết học chính là sự phát triển của bản thân khoa học, nó đã trả lời cho rất nhiều vấn đề mà trước đó được coi là thuộc địa hạt của triết học. Lãnh địa mở ra với tư duy tư biện đã bị giảm xuống trở thành tầm thường. Hơn nữa, những tư tưởng triết học sai lầm còn gây ra những hệ quả có hại lên bản thân khoa học.
Trong các trước tác triết học của Marx và Engels chúng ta không có một hệ thống triết học, mà là một chuỗi các quan điểm sáng suốt và lời chỉ dẫn thiên tài mà nếu được phát triển lên sẽ có thể đem lại một đóng góp vô cùng giá trị vào cái kho phương pháp luận của khoa học. Không may là công việc đó chưa bao giờ được tiến hành nghiêm túc. Với tất cả nguồn lực cần thiết, Liên Xô đã không làm điều đó. Những quan điểm thiên tài của Marx và Engels về triết học và khoa học đã bị lãng quên không phát triển. Phép biện chứng vẫn chưa được sử dụng để thâm nhập vào tư duy khoa học, đặc biệt là thông qua lý thuyết hỗn độn và những thuyết phái sinh từ nó.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN ĐÃ CÓ THẬT

CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN ĐÃ CÓ THẬT

*** Israel là quốc gia rất nhỏ, hơn 7 triệu dân, tuyệt đối không có tài nguyên thiên nhiên, nước sử dụng được đếm bằng…giọt và, liên miên có chiến tranh. Chiến tranh nhiều đến độ, để qua được Israel phải vòng vèo thêm 3 tiếng trên trời bởi không ít nước, đặc biệt là các nước Arab, không cho qua không phận. Còn muốn sang Arab phải bay xiên qua Jordan với những thủ tục in-out mệt mỏi tại sân bay.
Vùng đất sinh ra một tôn giáo thần thánh đến mức bất cứ ai chống lại nó đều trở nên vĩ đại.
Hiện trên sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ, số doanh nghiệp Israel nhiều hơn cả 4 nước Nhật Hàn Trung quốc và Sing cộng lại. Không ít những ông chủ khổng lồ nhất thế giới có mặt trên đất nước này đến từ Mỹ, Ấn độ, Đức…
Xuất khẩu hướng vào thị trường cao cấp và sản phẩm mà Israel thu lợi nhuận cao nhất là bán các ý tưởng, được kết hợp chặt chẽ từ hai yếu tố SÁNG TẠO và TÁO BẠO. Và hình như, đây chính là tinh thần Do thái.
Khi người Israel có ý tưởng, anh ta sẽ triển khai nó ngay trong tuần. Tổng thống S. Peres, người vừa sang Việt nam, nói thế này, diễn văn rất hay, nhưng anh định làm gì tiếp theo?. Tỉ phú giau thứ hai Israel , ông Stef Wertheimer, lời khuyên đầu tiên với thị Beo cũng là, nói ít thôi làm nhiều lên. Ông là nhà sản xuất vũ khí và chủ một khu công nghệ cao đẹp hơn bất cứ công viên giải trí nào ở Việt nam. 85 tuổi, cụ có bộ sưu tập xe hơi cổ dăm chục chiếc, không rõ có còn chạy được không vì chân vận giày 15 phân đau quá quên hỏi...
*** Israel có hai mô hình tổ chức nông nghiệp là Moshav và Kebbutz, giống hệt mô hình hợp tác xã nông nghiệp của ta trước khoán 10 tại miền Bắc thời bao cấp.
Kebbutz cổ nhất ra đời từ năm 1949 và tồn tại cho đến giờ (toàn bộ hình minh họa chụp từ Kebbutz này). Kiến trúc Kebbutz theo hình tròn, tâm điểm là các công trình công cộng. Tỏa đều ra từ trung tâm là các hộ dân, mỗi hộ được chia 4,5ha đất. Phần giáp trung tâm là nhà ở, phía sau là đất canh tác hay chăn nuôi. Lãnh đạo Kebbutz gồm một hội đồng 21 người do tất cả xã viên trên 18 tuổi bầu, Hội đồng bầu chọn chủ nhiệm. Chủ nhiệm là người duy nhất có lương, chịu trách nhiệm điều phối mọi hoạt động của Kebbutz trong nhiệm kì 4 năm. Moshav tách ra từ Kebbutz, cho phép thêm một số yếu tố tư hữu về tư liệu sản xuất (máy cày, bừa…).
Xã viên ko phải nấu cơm ở nhà. Hai bữa cơm miễn phí tại nhà ăn tập thể. 19 món ăn và 4 món uống cả thảy.
Shop trong làng có tất cả những vật dụng sinh họat cần thiết. Tất cả hàng hóa ở đây không bán, ai cần gì thì tự động vào lấy.
Nhà máy sản xuất sữa của làng. Phần sản phẩm dư thừa không dùng hết từ nhà máy này sẽ bán và chia đều cho các hộ. Ở một Kebbutz khác còn có nguyên một công ty chuyên cung cấp các giải pháp xử lí nước và nhà kính, sản phẩm xuất khẩu tới 15 nước-nhiều nhất là châu Phi- tính tới thời điểm này. (bổ sung 2015: hiện một số giải pháp nông nghiệp Israel đã được ta mua dùng cho cây càphê ở Tay Nguyên và trồng rau sạch ở Quảng ninh).
Từ bà Bộ trưởng bộ Nông nghiệp, ông tỉ phú sở hữu hàng loạt công ty cho đến chú lái xe, đều tự hào một cách tự hào nhất có thể khoe nguồn gốc nông dân của mình. Trước kia, trẻ con còn ngủ tập trung ở nhà trẻ, bà Bộ trưởng tiếp đòan Beo là một trong những người đầu tiên đưa ra “sáng kiến” để trẻ con về ngủ với bố mẹ. Hầu hết các căn nhà trong HTX đều tam đại đồng đường, như Việt nam.
Hiện có 490 Kebbutz và Moshav trên toàn đất nước Israel. Không được phép thuê nhân công, tức là không có ông chủ và đầy tớ. Không có sở hữu riêng tư liệu sản xuất. Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Chủ nghĩa cộng sản hiển hiện ở đây, không còn bàn cãi.
Bức ảnh này chẳng liên quan gì đến nông nghiệp, đưa lên vì nàng đẹp quá. Nàng là phi công quân sự. Trong chương trình huấn luyện của phi công quân sự Israel, có tám tuần bị tra tấn thật trong tù thật, giả định trường hợp bị quân địch bắt giam. Thật tiếc không được phép viết nhiều về chuyện này. Phân vân hoài, ai nỡ đánh nàng bằng xích sắt nhỉ?

________

Tại sao những người Marxist thực sự đều là những Onion Knight?
Tại sao chúng ta lại có thể dùng tên của một giống thực vật để chỉ đến những con người xuất thân từ các giai cấp khác nhau, vừa thiếu kinh nghiệm cho đến giàu kinh nghiệm, sinh sống trong trong thế giới này? Thế giới bạo tàn này? Có một chuyện ai cũng biết là nhiều anh hùng trong các câu truyện cổ tích đều ghét ăn rau quả cũng giống như trẻ con rất ghét bị bắt ăn rau quả. Truyền thuyết của những người anh hùng chỉbắt đầu khi ở tuổi thơ họ chiến thắng được điểm yếu này, và sau đó tiếp tục cuộc hành trình đầy gian khó. Chính giống thực vật cao quý, chứ không phải động vật, CỦ HÀNH, là biểu tượng sống của sự chiến thắng gian khổ đau thương, và đó chính là dấu hiệu của một người anh hùng thực sự.
Từ Onion/Củ Hành đặt trước Knight với tư cách là tính từ, chỉ đến một thành ngữ ẩn dụ của người Nhật Bản về sự khốn cùng, nghèo khổ. Gọi cho đúng là "Onion Life", "lột từng lớp vỏ hành và nướt mắt ngấn lệ. Hoặc thuật ngữ này có thể đến từ một cụm từ tiếng lóng "to know one's onions", Ý nghĩa khá là đa nghĩa, cho nên ở Việt Nam, ta có các từ "hành hạ", "hành xác", "hành hình", "ăn hành".... để chỉ sự khốn cùng của một người.

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

TRỊNH HOÀ CÓ CHIẾM HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA NĂM 1413 HAY KHÔNG ?

Qua sử liệu xác thực, người ta có thể khẳng định rằng sự kiện bảy lần đi sứ Tây Dương của Trịnh Hoà là có thật và đây thực sự là một sự kiện đáng tự hào của nhân dân Trung Quốc. Nhưng chuyện Trịnh Hoà ghé qua hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đánh chiếm Chiêm Thành và hai quần đảo này vào năm 1413 trong thời gian đi sứ Tây Dương thì quả thật là một nghi vấn lớn.

Sau dịp kỷ niệm 600 năm Trịnh Hoà đi sứ Tây Dương, các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc khuyếch trương sự kiện này như là một trong những biểu tượng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. Báo Nhân dân Giải phóng quân ở Bắc Kinh khẳng định đô đốc Trịnh Hòa đã từng cùng tàu chiến và tàu buôn ghé qua quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vào thời gian diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh và Hội chợ quốc tế Thượng Hải, Trung Quốc phát động chiến dịch tuyên truyền rằng trong chuyến đi sứ thứ tư đến Tây Dương (1413-1415), Đô đốc Thái giám Trịnh Hòa đã đánh chiếm Chiêm Thành trên lục địa và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông vào năm 1413. Trung Quốc coi đó là những chứng cứ chứng minh rằng hai quần đảo này từ thời nhà Minh đã thuộc chủ quyền của Trung quốc.

Qua sử liệu xác thực, người ta có thể khẳng định rằng sự kiện bảy lần đi sứ Tây Dương của Trịnh Hoà là có thật và đây thực sự là một sự kiện đáng tự hào của nhân dân Trung Quốc. Nhưng chuyện Trịnh Hoà ghé qua hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đánh chiếm Chiêm Thành và hai quần đảo này vào năm 1413 trong thời gian đi sứ Tây Dương thì quả thật là một nghi vấn lớn. Chúng ta cần phải xem xét và nghiên cứu nghiêm túc bối cảnh lịch sử của sự kiện tại Trung Quốc và trong khu vực, bản thân nhân vật Trịnh Hoà, mục đích chuyến đi sứ của Trịnh Hoà được ghi chép trong sử, sách cổ Trung Quốc và những công trình nghiên cứu sau này của cả những học giả Trung Quốc và học giả nước ngoài về các chuyến đi sứ của Trịnh Hoà thì mới làm sáng tỏ được nghi vấn trên.

Bối cảnh lịch sử các chuyến đi sứ Tây Dương của Trịnh Hoà

Niên hiệu Hồng võ năm thứ ba mươi mốt (1398), Chu Nguyên Chương chết. Các con cháu vị hoàng đế này bắt đầu chém giết lẫn nhau để chiếm ngôi báu. Niên hiệu Kiến Văn nguyên niên đời Minh Huệ Đế (1399), Yên vương Chu Đệ khởi binh tại Bắc Bình (nay là Bắc Kinh), bắt đầu tấn công để mưu chiếm đoạt ngôi hoàng đế của người cháu ruột là Kiến Văn Đế Chu Doãn Văn. Kiến Văn năm thứ 4 (1402), quân của Yên vương Chu Đệ tiến đánh kinh sư (nay là Nam Kinh, tỉnh Giang Tô). Sau sự kiện binh biến này, có truyền thuyết cho rằng Kiến Văn Đế đã “cải trang làm hoà thượng bỏ trốn”.
Thời bấy giờ, quan tâm của Trung Quốc đối với các nước xung quanh cũng mờ nhạt. Đến khi Minh Thành Tổ lên ngôi thì nhiều quốc gia tại vùng Đông Nam Á không còn thần phục và triều cống nhà Minh nữa. Điều đó đối với Chu Đệ, người tự coi mình là “Thiên Triều Thượng Quốc” cảm thấy không hài lòng. Chính vì vậy, ngay từ khi lên ngôi, Minh Thành Tổ đã muốn khoa trương uy quyền nước lớn ra ngoài biên giới Trung Quốc. Ở phía Bắc, Trung Quốc tấn công Mông Cổ. Tại phía Nam, Trung Quốc tiến hành cuộc viễn chinh xâm lược Đại Việt vào năm 1407 nhưng bị quân dân Đại Việt đánh cho tơi bời. Năm 1427, tướng Minh là Vương Thông phải đến “Hội thề Đông quan” xin nguyện không bao giờ xâm phạm đất Đại Việt nữa. Minh Thành Tổ cũng muốn vượt biển, tới các nước khác ở vùng Đông Nam Á và Trung Á để khoa trương uy quyền, bắt các nước phải thần phục và triều cống Trung Quốc. Hai năm sau khi lên ngôi (1405), Minh Thành Tổ cho đóng một hạm đội mạnh nhất đương thời, giao cho một viên hoạn quan có tên là Trịnh Hoà chỉ huy đi sứ Tây Dương. Dưới đời nhà Minh, theo người Trung Quốc, Tây Dương bao gồm khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ và phần phía Đông của châu Phi.

Nhân vật Trịnh Hoà

Trịnh Hòa là một người Hồi và phục vụ bên cạnh hoàng đế thứ ba của nhà Minhlà Minh Thành Tổ (trị vì từ năm 1403 đến năm 1424). Theo tiểu sử của ông trong Minh sử, ông có tên thật là Mã Tam Bảo (馬三保), quê ở Côn Dương (昆阳, ngày nay là Tấn Ninh (晋宁), tỉnh Vân Nam. Ông là hậu duệ đời thứ 6 của Sayyid Ajjal Shams al-Din Omar, một viên quan cai trị tỉnh Vân Nam thời nhà Nguyên và đến từ Bukhara, ngày nay thuộc Uzbekistan. Khi căn cứ cuối cùng của Mông Cổ ở Vân Nam bị xoá sổ, Tam Bảo bị quân nhà Minh bắt và bị hoạn vào năm 11 tuổi. Trong những năm niên hiệu Hồng Võ, Tam Bảo vào cung làm một tiểu hoạn quan, lúc ban đầu làm việc tại phủ riêng của Chu Đệ (tức là Minh Thành Tổ sau này). Trong vụ chính biến chống Kiến Văn Đế Chu Doãn Vương, Tam Bảo lập được nhiều chiến công nên được Minh Thành Tổ cất nhấc lên làm Thái giám, đồng thời, được ban tên là Trịnh Hoà. Người đời ấy quen gọi ông ta là Tam bảo Thái giám. Niên hiệu Vĩnh Lạc thứ hai (1404), Trịnh Hoà được cử giữ chức Thái giám trông nom tất cả hoạn quan trong cung, sau được thăng chức Lễ giám Chưởng Ấn Thái giám, trở thành một nội thần đắc lực của Minh Thành Tổ, đồng thời, phụng mệnh Minh Thành Tổ chỉ huy một đoàn thuyền đi sứ Tây Dương nhằm ba mục đích. Một là, để điều tra tìm hiểu xem Kiến Văn Đế có trốn ra ẩn náu ở nước ngoài hay không. Hai là, muốn tạo nên một thanh thế lớn để lôi kéo nhân tâm trong nước, nhằm thay đổi tình hình chính trị bất lợi sau vụ binh biến xảy ra. Ba là, bảo vệ uy quyền của mình tại khu vực Đông Nam Á và Trung Á, để buộc các nước ở khu vực này phải tới triều cống. Qua đó, đề cao “uy danh của đất nước” để đề cao tiếng tăm của mình.

Như vậy, mục tiêu chính của các chuyến đi của Trịnh Hoà là thực hiện sứ mệnh ngoại giao, không phải là những cuộc chinh phục.

Ghi chép của sử sách Trung Quốc về các chuyến đi sứ Tây Dương của Trịnh Hoà

Theo Minh Sử, dưới đời Minh Thành Tổ (Vĩnh Lạc) và Minh Tuyên Tông (Tuyên Đức), Trịnh Hoà đã bảy lần thám hiểm Ấn Độ Dương hay Tây Dương nằm về phía Tây Trung Quốc. Về chuyến đi  thứ tư (1413-1415), Minh Sử chỉ ghi Trịnh Hòa đã đến Ấn Độ, Vịnh Ba Tư, Biển Hồng Hải và Đông châu Phi.

Theo cuốn Lịch sử Trung Quốc thời Trung Cổ thì trong 28 năm, từ năm 1405 đến năm 1433, đội thuyền của Trịnh Hòa đã viếng thăm hơn 30 quốc gia duyên hải tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Các địa điểm xa nhất là Vịnh Ba Tư, Biển Hồng Hải về phía Tây Bắc, và Đông châu Phi về phía cực Tây Ấn Độ Dương. Các tác giả gọi đó là những chuyến đi về ngoại giao và thương mại.
Ngoài ra cuốn Vũ Bị Chí do Mao Nguyên Nghi soạn năm 1621 cũng tường thuật về bảy chuyến đi sứ Tây Dương, trong đó cho biết Trịnh Hòa chỉ đi qua Biển Nam Hoa để khai phá Ấn Độ Dương. Thông thường mỗi chuyến hải trình kéo dài 2 năm.Trong ba chuyến đi đầu tiên (1405-1411), phái bộ Trịnh Hòa xuất phát từ Phúc Kiến, tới Phi Luật Tân, Nam Dương  và Mã Lai tại Thái Bình Dương, và đến Ấn Độ Dương tại Tích Lan và Calicut về phía Tây Ấn Độ. Trong các chuyến đi thứ tư (1413-1415) và chuyến đi thứ năm (1417-1419), Trịnh Hòa đã đi qua Ấn Độ tới Vịnh Ba Tư, Biển Hồng Hải và sau đó đi đến các địa điểm xa nhất tại Đông châu Phi về phía cực Tây Ấn Độ Dương.  Sau khi Minh Thành Tổ mất năm 1424, Trịnh Hòa không còn được trọng đãi. Dưới đời Minh Nhân Tông, do sự phản đối quyết liệt của các triều thần các chuyến đi của Trịnh Hoà bị đình chỉ. Mãi 9 năm sau, năm 1431, dưới triều Minh Tuyên Tông Trịnh Hòa mới thực hiện chuyến đi cuối cùng (1431-1433). Tuy vậy, trong chuyến đi này, Trịnh Hoà cũng chỉ đi đến Vịnh Ba Tư, Biển Hồng Hải và Đông châu Phi, địa điểm xa nhất là Malindi nằm ở phía Nam đường xích đạo.

Học giả người Trung Quốc trong thời hiện đại viết về các chuyến đi sứ Tây Dương của Trịnh Hoà
Trong cuốn sách “Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc” do Nhà xuất bản Niên Luân - Đài Bắc, ấn hành năm 2000, tác giả Cát Kiếm Hùng đã nghiên cứu nhiều sử liệu Trung Quốc về các chuyến đi sứ Tây Dương của Trịnh Hoà và mô tả lại khá chi tiết về các chuyến đi này. Trong gần ba chục năm, Trịnh Hoà đã lần lượt đi Tây Dương trước sau đến bảy lần, chỉ huy một đoàn thuyền đông đến cả vạn người, vượt biển đến hơn ba chục nước, mở con đường hàng hải từ Trung Quốc đến vịnh Ba Tư, Hồng hải và bờ biển phía Đông của châu Phi. Các nước Đông Nam Á được Cát Kiếm Hùng nhắc đến trong các chuyến đi sứ của Trịnh Hoà gồm Chiêm Thành (thuộc trung bộ Việt Nam ngày nay), Java (tức đảo Java của Indonesia ngày nay), Palembang (Indonesia), Malacca, Aru (nay là trung bộ đảo Sumatra), Samudra (một cổ quốc nằm về phía bắc của đảo Sumatra), Lamuni (thuộc đảo Sumatra) và Xiêm La.

Về hoạt động chính của chuyến đi, Cát Kiếm Hùng viết : “Đứng về mặt chủ quan mà xét, Minh Thành Tổ phái Trịnh Hoà đi Tây Dương là muốn đề cao địa vị của nhà vua này ở hải ngoại, mở rộng ảnh hưởng chính trị của ông ta, mà điều quan trọng nhất là tuyên dương oai đức của nhà vua để từ đó mở rộng hoạt động ngoại giao hoà bình. Do vậy, nhóm người của Trịnh Hoà đến các nước ở hải ngoại bất luận là nước lớn hay nước nhỏ đều được xem như nhau. Những nơi họ đến đều được người địa phương cảm phục, và tỏ ra có đạo đức. Trong mấy lần đi sứ của Trịnh Hoà, mỗi khi tới địa phương nào, thì trước hết ông tuyên đọc chiếu sắc của vương triều nhà Minh trước mặt quốc vương hoặc tù trưởng rồi kế đó mới ban thưởng cho quốc vương, vương phi, đại thần tại địa phương. Cuối cùng, ông mới tiếp nhận những gì cống nạp của quốc vương hoặc tù trưởng đó. Trịnh Hoà cũng tiến hành việc mậu dịch hàng hoá và thổ sản. Đoàn thuyền của Trịnh Hoà mặc dù có số lượng thành viên rất đông, có quân tinh nhuệ, nhưng không bao giờ lấy sức mạnh của nước lớn để hiếp đáp hoặc cướp đoạt các nước ở hải ngoại”.

Cuốn sách trên ghi rõ trong quá trình bảy lần đi sứ Tây Dương, Trịnh Hoà chỉ sử dụng vũ lực có ba lần. Lần sử dụng dùng vũ lực thứ nhất là để bắt sống được tên hải tặc Trần Tổ Nghĩa tại Palembang, một cảng biển cổ thuộc Indonesia. Việc sử dụng vũ lực lần thứ hai là trong trường hợp bắt sống vị quốc vương của Tích Lan (Sri-lanka ngày nay) bởi vì quốc vương Vira Alakesvara có ý định cướp bóc đoàn thuyền của Trịnh Hoà. Việc sử dụng vũ lực lần thứ ba là tại nước Sumudra (Indonesia) khi Tô Can Lạt, em trai của quốc vương nước này xua mấy vạn quân tấn côngđoàn thuyền.

Nhận định về bảy chuyến đi sứ của Trịnh Hoà, Cát Kiếm Hùng viết : “Trịnh Hoà bảy lần đi Tây Dương, trước sau như một vẫn thi hành chính sách ôn hoà đối với người nước ngoài, có mục đích tạo điều kiện cho việc tiếp xúc hoà bình và hữu hảo, tăng cường mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, Nam Á và châu Phi. Đoàn thuyền của Trịnh Hoà đến những quốc gia ở nước ngoài không hề có tham vọng gì, mà chỉ nhằm phát triển sứ mệnh hữu hảo với các nước đó, không bao giờ có hành động lấy việc nô dịch các dân tộc khác để xem đó là sự vinh quang của mình, tuyệt đối không ỷ mạnh hiếp yếu, không ỷ lớn hiếp nhỏ. Những nơi mà họ đến, bao giờ cũng đối đãi bình đẳng với mọi người, không hề xâm phạm quyền lợi của nhân dân ở nước đó dù là rất bé nhỏ. Trong quá trình mậu dịch, các thuyền viên bao giờ cũng thể hiện được thái độ nhập gia tuỳ tục, mua bán công bằng, chứ không bao giờ dựa vào vũ lực để mua bán theo kiểu ăp cướp”.

Các học giả nước ngoài viết về bảy chuyến đi sứ Tây Dương của Trịnh Hoà

Cùng với các nhà sử học Trung Quốc, các nhà khảo cứu về thám hiểm đại dương danh tiếng trên thế giới trong tập Bách Khoa Toàn Thư Anh Quốc cũng viết vể Trịnh Hoà như sau: “Đầu thế kỷ 15, Minh Thành Tổ phát động chính sách thổ địa và hải dương tích cực, cử Đô đốc Thái giám Trịnh Hòa phụ trách những cuộc hải trình qui mô bành trướng ngoại giao tại Đông Nam Á, Ấn Độ Dương, Vịnh Ba Tư, đến Đông châu Phi là địa điểm xa nhất”.[1]

Trong cuốn sách Tân lịch sử Trung Quốc, Giáo Sư John King Fairbank tại Đại Học Harvard đã vẽ bản đồ 7 cuộc hải trình của Trịnh Hòa, xuất phát từ Phúc Kiến, ghé qua Đồ Bàn hay Trà Bàn (Chaban) thủ phủ Chiêm Thành, đến Java, Sumatra (Nam Dương), Colombo (Tích Lan), Calicut (Ấn Độ), Hormuz (Vịnh Ba Tư), Jiddah (Biển Hồng Hải) về phía Tây Bắc, rồi đến các hải cảng Magadishu và Malindi tại Đông châu Phi về phía cực Tây Ấn Độ Dương.[2]

Trong cuốn sách “Trung Hoa thao túng đại dương”, nhà văn Louise Levathes,  và là học giả thỉnh giảng tại Đại Học Nam Kinh, trong bài viết đăng trên Nữu Ước Nhật báo viết rằng:  “Trong thời gian từ 1405-1433,  đoàn bảo thuyền do Đô đốc Thái giám Trịnh Hòa chỉ huy đã thực hiện bảy cuộc hành trình vượt qua các Biển Trung Hoa và Ấn Độ Dương, đến Đài Loan về phía Đông, rồi đến Vịnh Ba Tư và bờ biển Đông châu Phi về phía Tây”.

Kết quả chuyến đi sứ Tây Dương của Trịnh Hoà

Các chuyến đi sứ Tây Dương trong khoảng thời gian gần 30 năm của Trịnh Hoà đã thu được một số kết quả nhất định. Một là, nhà Minh đã thu được thắng lợi ngoại giao nhất định, khuyếch trương uy lực của người Trung Hoa trong khu vực, mời được các nước phái sứ thần đến Trung Quốc để triều cống. Sau chuyến đi của Trịnh Hoà, sứ thần của các nước Java, Malacca, Samudra, Quilon, Calicut, Cochin, Aru, Palang, Kelantan đã đến để triều kiến vương triều nhà Minh. Hai là, nhận được nhiều đồ triều cống như sư tử, báo, ngựa, hươu cao cổ, lạc đà và vô số vật lạ từ các nước lân bang. Tuy vậy, số cống vật này có giá trị rất nhỏ bé so với giá trị của những món quà mà Trịnh Hoà tặng các quốc vương và tù trưởng ở những nước mà Trịnh Hoà đến để “tuyên dương oai đức”, mua chuộc lòng người. Tại mỗi nước, Trịnh Hoà đều phát lịch nhà Minh, phân phát ấn tín và ban thưởng rất nhiều tiền bạc cho các thủ lĩnh địa phương, tốn kém rất nhiều. Ba là, sau chuyến đi Trịnh Hoà đã mở ra con đường hàng hải từ Trung Quốc đến Vịnh Ba Tư, Hồng Hải tới bờ biển phía Đông của châu Phi và nhiều con đường hàng hải phụ khác. Chuyến đi của Trịnh Hoà có thể nói là một cuộc thám hiểm có quy mô lớn nhất trên biển trong lịch sử thế giới trước khi có những phát hiện lớn về địa lý vào thế kỷ 15 ở châu Âu. Bốn là, chuyến đi của Trịnh Hoà cũng có ý nghĩa nhất định về thương mại. Tuy vậy, việc trao đổi hàng hoá trong chuyến đi chủ yếu là mua sắm những đồ vật quý hiếm không có ở Trung Quốc như trân châu, mã não, ngà voi, thuốc nhuộm, đồ gia vị, đặc sản và hàng hoá thủ công mỹ nghệ của Tây Dương cho hoàng đế và hoàng gia, không giúp ích gì đáng kể cho nền thương mại Trung Quốc thời bấy giờ. Năm là, nhờ bảy lần đi sứ Tây Dương của Trịnh Hoà, phong trào di dân ra hải ngoại làm ăn ngày càng phồn thịnh. Ngoài bán đảo Mã Lai, đảo Sumatra, Bornéo, Java, Philipin, quần đảo Moluques, người Trung Quốc còn di cư đến Xiêm La, Miến Điện và Việt Nam.

Tuy vậy, cái giá phải trả cho các chuyến đi của Trịnh Hoà cũng rất lớn. Theo sách Quảng Chí Dịch chép thì đầu đời nhà Minh phủ khố đầy ắp vàng bạc. Trong thời kỳ Trịnh Hoà đi Tây Dương trong phủ khố còn đến bảy triệu lạng bạc trắng, nhưng mười năm sau thì chỉ còn lại có hơn một triệu. Sáu triệu bạc trắng nói trên ngoài một số được dùng vào việc mậu dịch ở hải ngoại, còn phần lớn được dùng để ban thưởng và chi phí cho đoàn thuyền. Những chi phí lớn cho các chuyến đi sứ Tây Dương của Trịnh Hoà, cộng với những tổn thất nặng nề trong cuộc xâm lược Đại Việt, là một trong các nhân tố góp phần làm suy yếu nhà Minh bắt đầu từ đời Anh Tôn (1436). Chính vì lý do đó mà ngay sau khi Minh Thành Tổ và Trịnh Hoà chết không bao lâu thì đội thuyền của Trung Quốc cũng tuyệt tích trên Ấn Độ Dương và biển A Rập. Sự nghiệp hàng hải của Trung Quốc bị gián đoạn một cách đột ngột.

Kết luận:
Việc khảo cứu các sử, sách cổ và những công trình nghiên cứu thời bây giờ về bảy chuyến đi Tây Dương của Trịnh Hoà cho thấy rằng không có sử sách nào ghi chép đoàn thám hiểm của Trịnh Hòa đã ghé qua hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và có hành động xác lập chủ quyền của nhà nước Trung Hoa tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; càng không có chuyện Trịnh Hòa đã đánh chiếm Chiêm Thành cả trên đất liền và đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài biển Đông vào năm 1413. Vào thời kỳ đó, biển Đông mênh mông, với một dải đảo đá san hô dài “vạn dặm” khô cằn, không cây cối, không người ở, kéo dài từ vĩ tuyến 17 B xuống đến 60,2 B, gần xích đạo là nỗi kinh hoàng cho những người đi biển, làm biết bao tàu thuyền bị đắm tại khu vực này, quả thật không có gì hấp dẫn đối với đoàn sứ thuyền của Trịnh Hòa và cũng không có ai trên những dải đá hoang vu đó mà cần ra đó tuyên dương “oai đức Thiên triều”. Vì lý do an toàn hàng hải, chính Trịnh Hoà đã huấn thị cho đoàn sứ thuyền: “phải tránh xa các vùng đá ngầm và các đảo nguy hiểm tại Biển Nam Hoa”.
Như vậy, việc quả quyết lúc thì Trịnh Hoà đã ghé qua hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lúc thì Trịnh Hoà đánh chiếm Chiêm Thành và hai quần đảo này vào năm 1413 thực chất chỉ là chiến dịch tuyên truyền bịa đặt, bóp méo sự thật nhằm mục đích phục vụ cho ý đồ chính trị và tham vọng bành trướng của Trung Quốc hiện nay.

Thực ra, nếu chỉ từ một tấm bản đồ được vẽ vào năm 1763, nhưng được nói là vẽ lại tấm bản đồ năm 1418, và chưa biết thật giả ra sao mà truyền thông đại chúng Trung Quốc vừa qua đã có thể tuyên truyền rùm beng là trong thế kỷ 15 Trịnh Hòa đã đi xuyên qua 3 đại dương (Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương)và khám phá châu Mỹ năm 1421 thì việc họ biến các chuyến đi của Trịnh Hoà thành câu chuyện Trịnh Hoà đánh chiếm Chiêm Thành và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa năm 1413 cũng không có gì là lạ.

Nhưng việc quyết đoán hồ đồ hay khẩu thuyết vô bằng như thế không làm cho ai tin được. Trái lại, chỉ làm cho người ta thấy rõ hơn bản tính của hệ thống tuyên  truyền của Bắc Kinh là hay xuyên tạc, bóp méo những sự thật không có lợi cho mình hoặc nếu cần thì biến không thành có, nguỵ tạo những chứng cứ để phục vụ cho mưu đồ chính trị của mình./.

                                                                              Nguyễn Nghiêm

[1] Encyclopedia Britannica 1981, trang. 350.
[2] John King Fairbank, China, A New History, Map 18: The Voyages of Zheng He, Harvard University Press, 1991, trang. 133.

http://vnsea.net/tabid/127/ArticleID/233/language/en-US/Default.aspx

UNG THƯ TRÊN CƠ THỂ VÀ UNG THƯ Ở TRONG ĐẦU

Mình gọi đây biểu hiện là căn bệnh ung thư ở trong đầu, hay là ung thư trong nhận thức. Dấu hiệu nhận biết của nó là người ta bị dính chặt vào mặt tiêu cực của một sự vật/sự việc đến mức không thể nhìn thấy khía cạnh tốt của nó, và không còn tin vào bất cứ một sự thay đổi theo hướng tích cực nào. Rất nhiều người Việt Nam đang mắc căn bệnh này, nhiều hơn bệnh ung thư thông thường rất nhiều.
Nguyên nhân của bệnh thì có rất nhiều, nhưng cốt lõi nhất mình nghĩ vẫn là tâm lý “nạn nhân”. Mỗi người lớn ở Việt Nam, dù có ý thức nhiều hay ít về việc này, đều đang tự thấy mình là nạn nhân của hệ thống giáo dục, văn hoá, luật pháp, chính trị ở đây. Mỗi người đều từng là nạn nhân của nạn lạm quyền, tham nhũng, mỗi người đều từng bị cảnh sát giao thông giữ lại và bắt nộp tiền. Quan trọng hơn, mỗi người đều cảm thấy mình hoàn toàn BẤT LỰC, KHÔNG THỂ LÀM GÌ KHÁC ĐƯỢC. Quá trình này dần dần triệt tiêu lòng tin và hy vọng, tước bỏ mọi khả năng cho phép thay đổi. Tâm lý này dẫn đến một góc nhìn thực tại hết sức cay đắng và bi quan, và cũng tước luôn cả ý thức trách nhiệm, và nhận thức rằng MÌNH CÓ THỂ, VÀ CẦN PHẢI, GÓP PHẦN VÀO THAY ĐỔI. Cuộc sống trở thành một chuỗi chịu đựng, đè nén, căm giận, ức chế, nhìn đâu cũng thấy người xấu và mình là nạn nhân của đám người xấu đó. Và vì không muốn là nạn nhân, nên nhiều người chọn trở thành thủ phạm để không bị thiệt thòi – việc này dẫn đến những thứ trầm trọng hơn.
Mình gọi bệnh này là ung thư vì nó rất khó chữa. Khó hơn cả bệnh ung thư thông thường. Bởi ung thư thông thường dẫn người ta đối diện thẳng với cái chết, và vì thế, có nhiều cơ hội để sống nốt một cách hạnh phúc hơn. Còn bệnh này, vì ở trong đầu và vì bên ngoài trông vẫn khoẻ mạnh hồng hào, nên không ai để ý. Và kể cả khi nó trở nên hết sức trầm trọng, cũng chẳng ai nhận ra là mình bị bệnh. Họ chỉ nghĩ là mình thông minh hơn, thực tế hơn. Họ không biết rằng một khi lòng tin đã chết, niềm hy vọng đã chết, ước mơ đã chết, thì việc còn sống ở thể vật lý thật sự chỉ là đau khổ kéo dài.
Nghĩ mà xem: cậu bé ung thư máu sẽ luôn còn khoảnh khắc hạnh phúc rực rỡ để nhớ về trước khi chết. Còn những người bị ung thư ở trong đầu, họ sẽ nhớ về điều gì?
http://vuanh.lambao.net/2015/11/22/ung-thu-tren-co-the-va-ung-thu-o-trong-dau/
Bình luận:
Nhiều ng cứ nói đến công quyền là rất sợ. Nói đến csgt là thế này thế kia. Nhiều bạn trẻ ra đường thì rất ghét CA và cũng rất sợ CA. Tớ nghĩ Nhà nước cần phải quan tâm đưa pháp luật vào cuộc sống người dân.
^^^
Vì thế nên có sự cần thiết lùi ra khỏi nhận thức trực tiếp và những cảm xúc mà nó gợi lên, để nhìn ra một thực tại khác đàng sau. Nhiều người không tự nhiên có được khả năng này, nên đó cũng là một trong những trách nhiệm của giáo dục.
^^^
UNG THƯ Ở TRONG ĐẦU: CHÚNG TA LÀ NẠN NHÂN CỦA CHÍNH MÌNH NHƯ THẾ NÀO

Nhiều bạn phản hồi lại post trước của mình đại ý rằng “đúng là chúng ta là nạn nhân mà, chúng ta có quyền cay đắng chứ, những kẻ thủ ác mới đáng bị lên án”. Có người còn đem “Lý thuyết trò chơi” ra để biện luận về việc hệ thống hiện tại đã được thiết kế để mọi người cùng gian lận ra sao, và cách duy nhất để thay đổi là thay đổi luật chơi như thế nào. Có người cho rằng mình đánh tráo nạn nhân và thủ phạm. Vậy mình viết thêm post này để nói cho rõ ý.

Khái niệm “ung thư trong đầu”, như mình đã nói lần trước, là để chỉ những người không còn có thể nhìn vào khía cạnh tốt đẹp của một sự vật/sự việc cụ thể, đôi khi là chỉ để cảm thấy vui vẻ tích cực một lúc thôi, chứ chưa nói đến để tin tưởng/hy vọng vào các chuyển biến tích cực hơn. Đối với họ, thực tại là không thể thay đổi, không còn lối thoát, mọi cố gắng chỉ là vô vọng, những thứ tốt đẹp đều đáng nghi ngờ (ví dụ việc giúp em bé ung thư kia chỉ để đánh bóng hình ảnh công an/bác sĩ, để PR). Mình muốn nhấn mạnh vào sự nguy hiểm của cách nhìn này, vì nó rút cạn mọi thứ có thể khiến cho cuộc sống đáng sống hơn: niềm tin, hy vọng, mơ ước, động lực để cố gắng. Mình muốn cảnh báo rằng bạn nào thấy bản thân có những dấu hiệu của bệnh trên thì nên tìm cách điều chỉnh, nếu không thì các bạn sẽ rất rất khổ. Mình từng sống chung với nó gần 10 năm, mình biết.

Bây giờ bàn về nguyên nhân của tình trạng trên: ai là người chịu trách nhiệm khi một người bị nhiễm bệnh? Các bạn nói là do hệ thống: vậy tại sao có người nhiễm, có người không? Tại sao có những người vẫn giữ được niềm tin của mình, sức sống của mình, vẫn kiên nhẫn đi theo mơ ước của mình, vẫn tin tưởng và hy vọng, cho dù là có muôn vàn khó khăn trở ngại? Phải chăng là họ may mắn, họ có “năng khiếu”, họ là số ít được lựa chọn? Nope. Chỉ đơn giản là họ không coi mình là nạn nhân.

Mấu chốt nằm ở đây: ai coi mình là nạn nhân thì tự động sẽ trở thành nạn nhân, và bắt đầu hành xử như một nạn nhân. Nạn nhân thì hành xử như thế nào? Họ cho mình quyền ca thán/chỉ trích/chửi rủa. Họ cho mình quyền phản ứng tự vệ/trả thù. Họ cho rằng mọi thứ chỉ có thể tốt hơn lên nếu kẻ “thủ ác” chịu thay đổi. Họ muốn có thay đổi. Nhưng họ đã làm gì để thay đổi? Không nhiều lắm.

Họ không xem xem mình có đang tử tế không với vai trò một công dân, hay họ cũng đang làm đúng những điều họ chỉ trích chính quyền, chỉ là ở mức độ nhỏ hơn, trong mức quyền hạn của họ? Họ có đang tự nâng mình lên về trí tuệ, về tư cách, về hành động sống hàng ngày, như họ đang mong đợi ở những người lãnh đạo? Họ có đang vươn mình ra, nỗ lực không ngừng để nắm bắt cơ hội một cách tử tế nhất, quang minh chính đại nhất, hay họ đang ngồi chửi rủa bao nhiêu kẻ mạnh hơn đã tước mất cơ hội của họ, và tranh thủ mọi thủ đoạn có thể để giành giật cơ hội với những kẻ yếu hơn mình? Họ có để ý xem chính cái luật chơi mà họ đang (nói ra) là chán ghét ấy lại là thứ mà họ đang dùng để trục lợi hay không?

Chính quyền/nhà nước/hay một nhóm lãnh đạo cộng đồng nào, rốt cuộc cũng chỉ đại diện cho lựa chọn của cộng đồng đó. Họ đã không ngồi ở đó nếu chúng ta, với tư cách một cộng đồng, không cùng đồng ý với việc ấy. Đây là thứ thuốc đắng của thực tại mà ít người có thể nuốt: đa số không thừa nhận là họ đã góp phần tạo ra cái hệ thống mà họ đang ở trong. Nhưng đó là vì họ nhìn không đủ kỹ. Và họ không đủ dũng cảm và trí tuệ để nhận về mình trách nhiệm thay đổi. Họ thích đóng vai nạn nhân hơn, vì thế là dễ nhất, nhanh nhất.

Cũng không trách được họ: đa số nhân loại vốn lười biếng, và người mất niềm tin thì càng lười. Thử lấy trường hợp chính phủ Pháp: sau vụ khủng bố ở Paris, dễ nhất là đem máy bay sang ném bom lại IS, “vì chúng tôi là nạn nhân và họ là thủ phạm” – và đó là chính xác là điều mà chính phủ Pháp đã làm. Vài trăm dân thường Syria đã chết trong cuộc không kích ấy, và gia đình của họ chắc chắn nhìn chính phủ Pháp không khác gì những kẻ khủng bố. Nhưng có hề gì, vì thế giới đang đứng về phía nước Pháp “nạn nhân”.

Đến chính phủ một nước văn minh còn thích đóng vai nạn nhân, thì chúng ta còn có hy vọng gì? Mình sẽ không trả lời câu hỏi này. Trách nhiệm trả lời là của bạn.


Do Huu Chi

Tương lai của xã hội dân sự

Giáo sư Chính trị học phụ trách Chương trình Walt Whitman, thuộc Đại học Rutgers, New Jersey
Đây là bài nói chuyện của Giáo sư Barber trong buổi hội thảo về Xã hội Dân sự do Civnet tổ chức năm 1997. Bài này được đăng lại trong Tập san Xã hội Dân sự, bộ I, số 1, năm 1997. Những chỗ in nghiêng trong bản dịch là của người dịch để nhấn mạnh.
Tôi xin chân thành cám ơn Penn Kemble, Joseph Duffey và Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ đã mời tôi đến nói chuyện ngày hôm nay, dù biết tôi là một người hay "kiếm chuyện," một người mà hầu như chẳng khi nào dùng những mỹ từ sáo rỗng khi nói về dân chủ. Tôi thì lại nghĩ rằng họ khuyến khích tôi tới chỉ vì họ hiểu rằng, trên tất cả mọi thứ, dân chủ tức là "kiếm chuyện," là đặt vấn đề, là đương đầu với quyền lực, là thách thức các giáo điều, ngay cả đó chính là giáo điều dân chủ. Và bởi vì họ đánh giá đúng đắn rằng sau hơn 200 năm, người Mỹ cũng không nhất thiết đã tiến gần hơn tới việc thực thi được hoàn toàn dân chủ so với những nước chỉ mới có hai mươi hay chỉ hai năm kinh nghiệm về dân chủ. Những vấn đề về sắc tộc và giai cấp vẫn còn gây nhức nhối cho nước Mỹ. Penn Kemble, ngày hôm qua, đã yêu cầu những người trong hội trường này giơ tay lên nếu trong nước của họ vẫn còn có xung đột về sắc tộc. Tôi là một trong những người đó.
Chính vì bản chất của nó mà dân chủ là một tiến trình của một cuộc thử nghiệm đang diễn ra, chứ không phải là cứu cánh hay là một tập hợp các giáo điều cứng ngắc.
Nếu chúng ta, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, không tiếp tục gìn giữ nó, thì những lý tưởng dân chủ sẽ trở nên chẳng khác gì các ý thức hệ khác. Một xã hội mở có nghĩa là một xã hội không bao giờ có sự chấm dứt thảo luận. Một xã hội mở ra cho các thách thức và phê phán. Khi một nước tuyên bố rằng công cuộc xây dựng dân chủ tại đó đã xong, thì điều đó cũng có nghĩa là nền dân chủ cũng đã chấm dứt tại đó. Trong tinh thần hoài nghi của dân chủ, tôi muốn đặt ra một số vấn đề khó khăn mà chúng ta, những nhà giáo dục, phải đối diện. Đây là những vấn đề mà câu trả lời sẽ ảnh hưởng đến tất cả những người dân chủ, thế hệ già cũng như trẻ. Sau đây là 4 vấn đề có liên quan với nhau.
Thứ nhất: dân chủ có xuất cảng được không? Liệu dân chủ có phải là một món hàng mà người ta có thể gửi qua đường bưu điện, hay qua FedEx hay qua điện thư tới những người không có nó chăng?
Thứ hai: Có phải dân chủ chỉ là một chức năng của định chế chính trị và là một hiến pháp được viết thành văn cùng với đạo luật về dân quyền?  Có phải tự do có thể chiến thắng được bằng cách viết ra hay đi mượn một hiến pháp của người khác hay chế tạo ra một mô hình quốc hội?
Thứ ba: Có phải dân chủ đồng nghĩa với thị trường không? Có chắc là sự thất bại của chủ nghĩa cộng sản và sự đắc thắng của chủ nghĩa tư bản sẽ đưa đến việc thiết lập thể chế dân chủ hay không?
Và thứ tư: Có phải dân chủ được thiết lập nhờ vào sự lãnh đạo kiên quyết của những chính trị gia anh hùng, hay những nhà lãnh đạo lỗi lạc như Churchills, de Gaulles, Roosevelts, và Havels?
Câu trả lời ngắn gọn của tôi cho các câu hỏi đó là: không, không, không, và không...
Niềm tin cho rằng dân chủ là món hàng có thể xuất cảng được là huyền thoại thứ nhất; cho rằng dân chủ chỉ là một hình thức của chính quyền là huyền thoại thứ hai; cho rằng dân chủ thoát thai từ chủ nghĩa tư bản là huyền thoại thứ ba; cho rằng dân chủ được thiết lập nhờ các nhà lãnh đạo anh hùng là huyền thoại thứ tư, và bốn huyền thoại này là những huyền thoại có sức quyến rũ nguy hiểm đối với những nhà dân chủ tương lai. Tôi sẽ nói một chút về mỗi huyền thoại này.
Về huyền thoại thứ nhất, thực ra chúng ta--những người Mỹ, Tây Âu, chứ không phải những người ở Đông Âu, Nga, Phi châu, và Á châu cùng với các nước đang có chuyển biến xã hội--mới là những người cần nhớ là dân chủ chưa bao giờ là một món quà của một dân tộc này trao cho dân tộc khác, mà nó là một kết quả rất tốn kém giành được từ những cuộc đấu tranh gian lao tại địa phương. Dân chủ là kết quả giành được, chứ không phải là món quà để cho, đó cũng là điều mà rất nhiều quý vị ngồi đây đã chứng minh, cũng như nước Mỹ đã chứng minh cho cả thế giới hơn hai trăm năm trước đây.
Hơn nữa, dù cho những cuộc đấu tranh cho dân chủ ở khắp nơi đều được đặt trên căn bản của những lý tưởng đã được chấp nhận trên toàn thế giới, các cuộc đấu tranh này và các chế độ dân chủ khi được hình thành cũng rất khác nhau. Trong những năm trước khi cuộc cách mạng tại Mỹ xảy ra, các tiểu bang theo Thanh giáo như tại Massachussetts, cấp tiến như tại Pennsylvania và những tiểu bang có nô lệ tại miền Nam đều có những hệ thống chính trị khác nhau. Và những định chế chính trị địa phương của chúng ta ngày nay thể hiện sự khác biệt này. Cây dân chủ mọc lên khác nhau theo từng xứ, và ở mỗi nước, cây dân chủ trưởng thành khác nhau. Người dân Thụy sĩ coi trọng quyền của cộng đồng hơn quyền của cá nhân. Anh quốc không có sự phân quyền rõ rệt, trong khi người Mỹ lại cho rằng không thể tách rời sự phân quyền ra khỏi chính quyền. Hiến pháp mới của Ethiopia lại phải đề cập tới truyền thống bộ tộc. Ba-lan là một nước theo Công giáo và không thể xóa mờ ảnh hưởng của Công giáo ra khỏi các định chế chính trị mới xây dựng, trong khi đó Ái-nhĩ-lan lại không có sự phân cách giữa giáo hội và nhà nước. Nước Đức theo thể chế liên bang, còn Pháp lại là nước theo thể chế chính quyền trung ương. Những sự khác biệt giữa các nền dân chủ đã được thành lập cho ta thấy sẽ còn rất nhiều những sự khác biệt trong những nền dân chủ mới đang được thành lập.
Các nền dân chủ mới cần tìm ra cho mình các định chế thích hợp và, tôi tin rằng, sẽ thành công khi tìm từ các nguồn cảm hứng ngay trong lịch sử và văn hóa của chính mình. Tỷ dụ định chế cộng đồng làng xã ở Nga, hay tổ chức hữu nghị của Romania, hay ngay cả Ủy ban Lao động của thời Xô-viết cũng là một cơ cấu đáng lưu ý, miễn hồ cơ cấu này không bị những người Bolshevic hay Cộng sản lũng đoạn. Từ bỏ chủ nghĩa cộng sản không nhất thiết phải quăng hết vào thùng rác các chiến lược kinh tế khác như hợp tác xã hay nhân viên được chia cổ phần của công ty. Vào thời cổ, người ta thường nói rằng: "Đừng tin người Hy lạp, nhất là khi họ mang theo quà tặng." Các nền dân chủ mới cũng vậy, quý vị cũng nên nghi ngờ những nền dân chủ đã thành hình nhất là khi họ mang theo những lời khuyên làm quà tặng. Kể cả những điều do tôi cố vấn. Cuộc thử nghiệm dân chủ độc đáo của nước Mỹ chỉ có thể được mô phỏng hoặc vay mượn khi mỗi nước cũng thấy được mô hình dân chủ của chính mình cũng độc đáo và cũng mang tính chất thử nghiệm. Điều này trở nên rõ rệt hơn khi chúng ta bàn đến vấn đề sự thể hiện của dân chủ qua các định chế chính trị.
Đến đây tôi xin nói về huyền thoại thứ hai, tức là huyền thoại cho rằng dân chủ chỉ gồm một số các định chế chính trị, như những chiếc xe cũ có thể xuất khẩu được từ nước này sang nước nọ: Chỉ cần thay vài bộ phận mới, chỉnh chỗ này một tý, sửa chỗ kia một tý cho hợp với khí hậu, là ta có thể lái đi bất cứ nơi đâu. Nhưng dân chủ không phài là bản họa đồ của xe hơi. Cây dân chủ không thể bị áp đặt từ trên xuống, mà phải mọc từ dưới lên. Xin nhớ: Hiến Pháp không tạo nên dân chủ, mà chính dân chủ tạo nên hiến pháp. Đạo luật về dân quyền không tạo ra quyền mà chỉ điển chế hóa các dân quyền đã được định nghĩa, đã do người dân giành được qua đấu tranh. Nước Mỹ có một trăm năm mươi năm kinh nghiệm về xã hội dân sự và văn hóa công dân địa phương trước khi những kinh nghiệm này được ghi vào trong hiến pháp và đạo luật dân quyền. Nước Anh cho đến nay vẫn còn chưa viết thành văn bản hiến pháp quy định các quyền tự do mà dân Anh đã được hưởng từ nhiều thế kỷ. Đạo luật dân quyền chẳng qua chỉ là một miếng giấy! Như Madison [1] đã từng nói, "Một thứ rào cản bằng giấy" không thể nào bảo vệ được cho tự do thực sự. Không có công dân thì sẽ không có tự do, và nếu không có giáo dục và văn hóa công dân, thì sẽ không có công dân--đó là lý do tại sao công việc của quý vị trong tư cách những nhà giáo dục, những nhà hoạt động xã hội, những nhà hoạt động cộng đồng thiện nguyện, phi-chính phủ lại trở nên vô cùng quan trọng. Dân chủ, như John Dewey đã nói, không phải là một mô hình chính quyền, mà là một cách sống, là một tập hợp của những thái độ cư xử đã thành tập quán, của sự suy tư vừa độc lập vừa hợp tác, của cả những mâu thuẫn và đồng thuận về quan điểm. Nước Liên Xô cũ có một đạo luật về dân quyền tuyệt hảo đấy chứ, tôi rất ngạc nhiên khi một sinh viên đọc cho tôi nghe đạo luật này. Nó còn tốt hơn cả đạo luật về dân quyền của Mỹ!
Nhưng dĩ nhiên, nó chỉ là một mảnh giấy vô dụng, bởi vì không có công dân [yểm trợ], nó hoàn toàn vô nghĩa.
Nước Nga ngày nay và các thành viên khác của Liên Xô cũ đã có những định chế dân chủ được thiết lập, nhưng sự khó khăn đang xảy ra tại những nước này, như quý vị đều biết, là tạo được cho những định chế này một căn bản về xã hội dân sự, về tôn giáo dân sự, về lòng khoan dung và tương trợ trong giao tế.
Và để xây dựng những điều này cần có thời giờ. Sự kiên nhẫn là đức tính vĩ đại nhất của dân chủ, nhưng ta lại luôn luôn thiếu đức tính này. Hỡi những quý vị đang ở trong những nước mới giành được dân chủ hay đang chuyển tiếp sang dân chủ, quý vị mong muốn làm được trong 6 tháng hay 6 năm những điều mà chúng tôi, những nước đã có dân chủ ổn định, đã làm trong 60 hoặc 600 năm mà vẫn chưa xong. Và những vấn nạn của quý vị, dĩ nhiên, không phải là những vấn nạn dễ dàng giải quyết, vì sự quan tâm của quần chúng đối với các vấn đề xã hội -trong cả những nước dân chủ cũ và mới-đang bị những thế lực khác thu hút. Những nhà giáo dục thực sự của thanh thiếu niên ở Mỹ, Âu châu, Phi châu, và Á châu không phải ở trong học đường, các giáo đường Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, hay Do Thái giáo, hay trong gia đình, mà là ở vô tuyến truyền hình và phim ảnh. Liệu một giờ giáo dục công dân, mỗi tuần một hay hai lần, có thể cạnh tranh với MTV được không? Liệu một cuộc vận động tranh cử có thu hút được sự chú tâm của cử tri bằng một giờ phim "bộ" không? Liệu chúng ta có thể dạy về hòa bình trong khi phim ảnh cổ xúy bạo lực không? Liệu một nhóm NGO hay ngay cả hai mươi lăm ngàn tổ chức NGO có so sánh được với McDonalds hay Microsoft, hay công ty Walt Disney không? Diễn giả Cooke, tối hôm qua, đã nhắc chúng ta rằng, dù tốt hay xấu thì phim ảnh cũng là nhà giáo trong thời đại của chúng ta. Rủi thay, đó lại là nhà giáo dở. Tôi cũng để ý thấy phần lớn những phim mà diễn giả Cooke lựa chọn, toàn là những phim đã hai mươi, ba mươi, hay bốn mươi tuổi. Gần đây ta không còn thấy những phim ảnh loại này nữa. Những bài học của Oliver Stone, Kevin Costner và Arnold Schwarzeneger không phải là, và không thể là những bài học công dân. Mục đích của những bài học này rất đơn giản: kiếm được nhiều tiền lời so với số tiền đã đầu tư. Những bài học này không phải để gieo truyền dân chủ mà chỉ để bán cho được nhiều vé.
Và đó chính là sự khác biệt.
Sự khác biệt này dẫn đến điều thứ ba, một huyền thoại mà theo tôi khó giải thích nhất. Trước hết, dân chủ không đồng nghĩa với thị trường tự do. "Cái" tự do để mua một lon Coke hay một cuốn video phim Lion King không phải là thứ tự do để xác định xem là ta sẽ sống với nhau như thế nào và ở dưới thể chế nào. Coke, McDonalds và MTV, xin quý vị đừng quên, đều có mặt ở Singapore, Trung Hoa, và Trung Đông, và ở những nơi không có dân chủ, cũng như có mặt ở Nga, Cộng hòa Tiệp, Đức, và Mỹ. Mặc dù tôi không có ý phản bác lập luận đồng hóa dân chủ với thị trường, nhưng tôi sẽ phải làm điều đó. Lịch sử đã chứng minh rằng chủ nghĩa tư bản không tạo ra dân chủ. Chính dân chủ mới tạo ra chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản cần đến dân chủ. Điều đó đúng, nhưng không nhất thiết chủ nghĩa tư bản biết cách tạo ra và duy trì dân chủ.
Huyền thoại thị trường, theo tôi, là một huyền thoại hiểm độc nhất, bởi vì có quá nhiều người tin vào nó. Bởi vì cái cùm của thị trường quá êm ái, và bởi vì ảnh hưởng của nó quá vô hình. Quá nhiều người tin rằng chỉ cần thay đổi chủ nghĩa cộng sản cùng với nền kinh tế chỉ huy của nó bằng chủ nghĩa tư bản và kinh tế thị trường là đủ để củng cố dân chủ. Nhưng tôi e rằng người ta đã lầm lẫn tai hại giữa một bên là thị trường được điều tiết uyển chuyển-phương tiện hữu hiệu nhất để gia tăng sản xuất và tích lũy tài sản, với một bên là thị trường hoàn toàn tự do để người ta sản xuất và phân phối mọi thứ, từ hàng hóa đến các giá trị tinh thần, từ sự phát triển tư bản đến công bằng xã hội, từ lợi nhuận đến bảo vệ môi trường, và từ tài sản cá nhân đến tài sản chung của đất nước.
Lập luận này khiến cho một số người yên chí rằng cứ giao các chức năng công cộng như giáo dục, văn hóa, an sinh xã hội, môi trường, và công ăn việc làm cho lãnh vực tư nhân của thị trường là xong cả. Nhưng thị trường không phải được thiết lập ra để làm công việc của các định chế chính trị dân chủ. Thị trường tạo ra một môi trường thảo luận tư để cho chúng ta, những người tiêu thụ, cất lên tiếng nói bằng tiền bạc với những nhà sản xuất hàng hóa; chứ không phải là một diễn đàn công cộng để chúng ta, những công dân, thảo luận với nhau như một tập thể về những hệ quả xã hội phát xuất từ những chọn lựa riêng tư trong thị trường. Thị trường gia tăng các mục tiêu cá nhân hơn là mục tiêu xã hội và cho phép ta, từng người một, nói rằng: Tôi muốn có một đôi giày Nike, hay một cái máy VCR, hay mua tiền Yen hoặc bán đồng đô-la. Nhưng thị trường không cho phép ta nói một tiếng nói chung rằng khu vực nội-vi thành phố [2] cần có một trung tâm thể thao mới, hay là có quá nhiều bạo lực trên truyền hình và phim ảnh, hay chúng ta cần kiểm soát Ngân hàng Thế giới.
Thị trường không có chỗ cho "tư duy chung" hay "hành động chung," mà đặt hy vọng vào sức mạnh do nhiều lựa chọn cá nhân kết hợp lại, sẽ một cách nào đó, mang lại lợi ích chung. Người tiêu thụ sử dụng ngôn ngữ "tôi," trong khi công dân dùng ngôn ngữ chung "chúng ta." Thị trường mang tính chất giao kèo giữa cá nhân hơn là tập thể khiến cho tự ái cá nhân được thỏa mãn, nhưng không thỏa mãn được khát vọng tập thể. Thị trường mang lại cho ta những sản phẩm bền chắc và những mơ ước phù du, nhưng không đem lại cho ta được một căn cước chung của những thành viên trong một cộng đồng. Và điều này tạo cơ hội cho sự thành hình những mô hình tập thể phi-dân chủ như ở các bộ tộc dã man.
Là những công dân, chúng ta đối phó như thế nào đối với những sự sai trái dù không cố ý do thị trường quốc gia cũng như toàn cầu gây nên? Liệu ta có thể tạo nên được cái "chúng ta" liên-quốc gia từ những "cái tôi" tham lam của người tiêu dùng không? Thị trường cung cấp cho ta sản phẩm, nhưng không cung cấp cho ta đời sống mà ta muốn; nó tạo phồn vinh cho một số người, nhưng cũng gây khốn nạn cho những người khác, và làm mất hết lòng tự trọng ngay cả đối với những kẻ giàu có. Năm trăm đại công ty đa- quốc gia đứng hàng đầu thế giới có ảnh hưởng hơn không những hai mươi lăm ngàn NGO, mà còn hơn cả gần 200 quốc gia trên thế giới, và càng ngày những công ty này, chứ không phải các quốc gia, càng có nhiều quyết định ảnh hưởng đến tương lai của toàn nhân loại. Những công ty này cần có những tổ chức dân chủ của công dân để tồn tại và hoạt động, nhưng họ không biết làm thế nào để sản xuất ra những tổ chức này.
Đó chính là nghịch lý của thị trường. Nó không thể tồn tại trong một thế giới [đầy dẫy những cạnh tranh] mà chẳng chóng thì chày nó cũng tạo ra, nếu nó không được điều tiết bởi các lực lượng dân chủ và công dân, mà chẳng chóng thì chày những lực lượng này cũng bị nó làm cho suy yếu. Những hệ quả thảm khốc xảy ra từ việc áp dụng các mô hình chính trị theo khuôn mẫu lý thuyết kinh tế vĩ mô đã quá hiển nhiên tại những nước từ Nga tới châu Mỹ La tinh và Phi châu, nơi O'Donnell, một khoa học gia về chính trị đã nói: "Khi không gian tư phát triển, thì không gian công sẽ sụp đổ." Và ông kết luận một cách đơn giản và khẳng quyết rằng tư nhân hóa không phải là dân chủ hóa. Như vậy, không những ta cần phải tiến xa hơn cái mô hình dân chủ của thị trường, mà thị trường cũng cần phải có các lực dân chủ để điều chỉnh nó thì nó mới tồn tại được. Thị trường, tự nó sẽ không tạo ra dân chủ. Để bảo đảm công ăn việc làm, y tế công cộng, an sinh xã hội, giáo dục, văn hóa đa dạng và cạnh tranh thực sự, thị trường rồi sẽ bị sét rỉ, bào mòn dần đi, không phải vì ác ý, nhưng vì người ta thờ ơ và quan tâm đến những điều khác. Chủ nghĩa tư bản cần tất cả những điều này, nhưng tự nó không sản xuất ra được.
Và ở đây có một điều nguy hiểm, nhất là tại những xã hội cựu cộng sản. Song song với sức quyến rũ của thị trường và tư nhân hóa đang xảy ra tại những nước này, nỗi sợ về sự độc tài chuyên chính của chính quyền [trong quá khứ] dẫn đến nỗi sợ về tất cả những sự can thiệp của chính quyền và sợ luôn cả chính quyền dân chủ. Tôi đã thấy người dân tại các nước Đông Âu và Xô-viết rất ngại ngùng khi nói đến cộng đồng hay sự đoàn kết của công dân. Tôi cũng hiểu rằng chương trình công dân giáo dục có thể làm cho họ nhớ lại chuyện bị nhồi sọ hay một hình thức tuyên truyền mới của nhà nước. Nhưng nếu họ nghĩ rằng cứ để những điều cần thiết vừa nêu cho thị trường và để cho thị trường làm những việc mà chính quyền dân chủ phải làm, thì đó lại là một thứ huyền thoại đáng ghê sợ.
Thế thì chúng ta phải làm gì nếu dân chủ không phải là vay mượn hay được tạo mẫu bằng một vài cải cách chính trị hay tư nhân hóa? Có phải ta cần có những anh hùng để mang lại cho ta tự do hay không? Đến đây là huyền thoại cuối cùng tôi muốn trình bày với quý vị. Tôi nghĩ, và tôi tin là rất nhiều quý vị cũng chia sẻ niềm tin này như tôi, là phẩm chất của một nền dân chủ không do phẩm chất của nhà lãnh đạo tạo nên mà do chính phẩm chất của công dân. Chỉ có những chế độ Phát-xít, cộng sản và độc tài mới cần có các lãnh tụ vĩ đại để tồn tại.
Các chế độ này chẳng có gì hơn là các nhà lãnh đạo của họ. Họ chỉ có thế thôi. Dân chủ cần có những công dân hữu hiệu, những người dân nam, nữ bình thường làm những việc phi thường một cách liên tục và đều đặn. Trong vở kịch Galileo của Bertolt Brecht, có một màn trác tuyệt, khi một nhân vật nói với một nhân vật khác: "Thương thay cho một nước không có anh hùng." Và nhân vật kia trả lời: "Không, thương thay cho một nước cần có những anh hùng." Dân chủ là một hình thức chính quyền không cần có anh hùng, và một quốc gia có nền dân chủ thành công không cần có anh hùng. Năm 1890, trong một cuộc họp của đảng Nhân dân [3] sau khi đảng này bị thất cử vì kế hoạch kinh tế của họ không thu hút được sự ủng hộ của đa số trong xã hội, một đảng viên đã nói với Eugene Debs, lãnh tụ của đảng, như sau: "Thưa lãnh tụ, người phải lãnh đạo chúng tôi và đưa chúng tôi ra khỏi tình trạng tối tăm này." Eugene Debs đã trả lời: "Tôi sẽ không làm điều này. Tôi không thể làm được. Và nếu có làm được, tôi cũng không làm. Vì nếu tôi có thể đưa các bạn thoát ra cảnh tối tăm này, thì chính tôi cũng có thể đưa các bạn vào trở lại." Tại vô số các nền dân chủ mới, tôi thấy bóng ma của nhân dân nam nữ được các anh hùng dẫn ra khỏi bóng tối của chủ nghĩa cộng sản, rồi sau đó thất vọng, lại bị dẫn vào trở lại trong sự tối tăm của chủ nghĩa quốc gia bởi chính những anh hùng đó. Chúng ta cần những xã hội được miễn nhiễm đối với chủ nghĩa anh hùng loại đó, những xã hội mà công dân chính là người lãnh đạo của chính họ, và làm những việc cần làm một cách bình thường mỗi ngày.
Công việc xây dựng dân chủ, nói cách khác, là công việc của chính chúng ta, những việc khó khăn, đời thường, và không bao giờ chấm dứt của giáo dục công dân; công việc của những tổ chức phi-chính phủ đang cố gắng xây dựng nên một xã hội dân sự liên-quốc gia.
Và tôi sẽ bắt đầu bằng cách đặt tên lại cho những tổ chức phi-chính phủ. Tổ chức phi-chính phủ, cái tên nghe ghê rợn xiết bao. Không thể nào có điều gì tốt phát xuất từ những thực thể được định nghĩa bằng phủ định. Chắc chắn là những tổ chức này phải hơn hẳn những cái gọi là "phi-chính phủ" chứ. Đó là những tổ chức công[4] Đó là những tổ chức phi-thương mại, phi-tổ hợp, và hoàn toàn tự nguyện. Những tổ chức này phi-tư nhân, hiểu theo nghĩa đó là của riêng của cá nhân, và phi-nhà nước nhưng không mất đi quan tâm chung về công bằng và phúc lợi công cộng. Những tổ chức này là sức mạnh vĩ đại của chúng ta, tôi tin như vậy. Nhưng những tổ chức này không nên được gọi là "phi-chính phủ" mà phải gọi là những tổ chức "của công dân" (pro-civic). Hãy gọi đó là những "tổ chức công dân" hay "hiệp hội dân sự," những tổ chức đứng giữa một bên là chính quyền đã trương phồng quá mức và một bên là các công ty tư nhân cũng trương phình quá mức. Những tổ chức dân sự này xác định một lãnh vực quan yếu, nơi mà tự do được nuôi dưỡng và phát triển.
Lãnh vực này là của chúng ta. Nó thuộc về chúng ta. Không gian dân sự là không gian của chúng ta. Nhưng đối với phần đông, ngày nay, không gian này chỉ hiện hữu trong sự tưởng tượng. Trong thực tế, ta có những khu thương xá, rạp hát, và cơ quan hành chánh, nhưng có rất ít không gian dân sự như cái không gian chúng ta vừa tạo ra tại đây trong mấy ngày qua. Tôi không biết chắc mô hình tương lai của xã hội dân sự sẽ như thế nào, dù đề tài của buổi hội thảo này là "Tương lai của xã hội dân sự." Tôi khá là bi quan, như quý vị đã thấy, một phần vì những huyền thoại tôi vừa trình bày đã được phát tán quá rộng, quá mạnh và quá độc hại. Tôi chỉ biết rằng nếu không có một xã hội dân sự khỏe mạnh, thì sẽ không có những công dân, mà chỉ có những người tiêu dùng hay thần dân của những nhà nước bạo ngược. Và nếu không có công dân, thì cũng sẽ không có dân chủ. Có một tin mừng là chúng ta còn có một sự lựa chọn. Các nhà giáo dục, các nhà tổ chức cộng đồng, các tổ chức NGO hiện diện trong phòng này, và tất cả các bạn ở mọi nơi, chúng ta có thể thay đổi tình hình. Nhưng công việc này thì khó khăn, chướng ngại vật thì lại nhiều vô kể, và những huyền thoại vẫn còn đang lan truyền khắp chốn. Khoảng hai trăm, hay hai trăm năm chục năm trước, trước cả khi xảy ra Cách mạng Pháp rất lâu, Jean Jacques Rousseau đã nói: "Tự do là một loại thực phẩm dễ ăn, nhưng khó tiêu." Nếu ta không cẩn thận, ở New York và Washington, cũng như ở Prague, Moscow, London, Paris, và ở Ethiopia hay Singapore, thì có thể chúng ta trong thế kỷ tới sẽ tạo ra những xã hội không những không có tự do, mà còn vĩnh viễn mang chứng khó tiêu.
Nguồn: http://civnet.org/civitas/barber.htm 
"Benjamin Barber deflates the four myths of democracy." Journal: Civnet's Journal For Civil Society. Vol. 1, No. 1 (May 1997)

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

MÔT VÀI KÍ VÃNG VỀ HỘI NGHỊ ĐÀ LẠT(2/5)

MÔT VÀI KÍ VÃNG VỀ HỘI NGHỊ ĐÀ LẠT(2/5)

Hoàng Xuân Hãn

Phái đoàn Đà Lạt gồm 12 đại biểu, 12 cố vấn.

Ngoài trưởng đoàn Nguyễn Tường Tam và phó trưởng đoàn Võ Nguyên Giáp, các đại biểu là Trịnh Văn Bính, Cù Huy Cận, Hoàng Xuân Hãn, Vũ Văn Hiền, Vũ Hồng Khanh, Trần Đăng Khoa, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Luyện, Phạm Ngọc Thạch, Bùi Công Trừng và Nguyễn Mạnh Tường.

Cố vấn là: Tạ Quang Bửu, Kha Vạng Cân, Kiều Quang Cung, Đinh Văn Hớn, Phạm Khắc Hòe, Nguyễn Văn Huyên, Hồ Đắc Liên, Phan Văn Phát, Nguyễn Văn Tình, Nguyễn Duy Thanh, Nguyễn Tường Thụy và Hồ Hữu Tường.

Trong khi chọn lọc ủy viên, chắc chính phủ đã chú ý chọn những nhân vật có tiếng ở miền Nam về chuyên môn và chính trị. Trong các nhân viên giúp việc cho phái đoàn có: Trần Văn Tuyên về nội vụ và lễ nghi, Võ Hữu Thu về văn phòng, Duông về vô tuyến truyền tin, một sĩ quan bảo vệ Võ Nguyên Giáp. (Tôi chỉ ghi tên và quên họ).

Từ ngày 19 tháng 3, bộ Ngoại giao đã lập ban nghiên cứu hiệp định sơ bộ để định nghĩa những chữ dùng trong đó và lập những bảng kê một chương trình yêu sách tối đa, còn mực tối thiểu thì sẽ có Hội nghị Paris sau này và chính phủ định đoạt. Đại khái, uỷ ban đề nghị rằng:

Nước tự do là một nước có đủ các cơ quan tự chủ để sinh tồn và bảo vệ; chỉ bị ràng buộc bởi những hiệp ước với các xứ Liên bang Đông Dương và Pháp.

Liên bang sẽ tạo thành bởi những dây liên lạc, định rõ ràng: Liên hiệp quan thuế, hiệp ước tiền tệ, hiệp định vận tải, bưu điện, công tác có ích chung, hoặc có nhận thì những yêu cầu nguyên tắc lập theo dân số ở trong các xứ liên bang.

Liên hiệp Pháp là liên hiệp về văn hóa, kinh tế và về ngoại giao với nước ngoài Liên Hiệp. Sẽ yêu cầu có đại sứ ở đâu cần, nhất là ở Paris có đại biểu đặc biệt, nhưng Việt Nam cam kết không kí hiệp ước gì với nước ngoài làm trái quyền lợi Pháp.

Được tin sáng ngày 16 tháng 4 sẽ có máy bay Pháp đưa đi Đà Lạt. Ngày 15 sửa soạn vali: Vài bộ áo rét, một ít vật dụng. Chiều, bốn giờ, chính phủ họp phái bộ để dặn dò.

Cụ Chủ tịch dặn phải trù bị mọi việc cho thận trọng, vì hội nghị này sẽ có ảnh hưởng lớn về sau. Nguyên tắc chính phủ đặt ra là:

1.- Hết sức đoàn kết từ ý kiến đến hành động;

2.- Hết sức cẩn thận;

3.- Giữ bí mật;

4.- Trước lúc tuyên ngôn gì với đại biểu Pháp, phải thảo luận trước;

5.- Sau khi thảo luận với đại biểu Pháp một vấn đề gì, lúc về phải cùng nhau kiểm thảo lại để xem lẽ mình thắng hay bại ở chỗ nào;

6.- Mỗi khi thảo luận nên chia ra làm ba nhóm: xung phong, hậu thuẫn và trừ bị. Cụ Chủ tịch nói: "Phải có người đấm, người xoa".

7.- Mình chỉ xướng ra những vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, để đại biểu Pháp đặt đề ra;

8.- Khi gặp vấn đề gì hai bên chưa thỏa thuận với nhau, thì để tách nó ra; chứ đừng nói để hỏi ý kến Chính phủ, vì nếu làm vậy thì sẽ thắt Chính phủ vào việc đàm phán này (ý là hội nghị chỉ là sơ bộ; ta dự là để tùy ý D’Argenlieu, chứ Chính phủ chỉ tham dự chính thức vào hội nghị sẽ nhóm tại Pháp).

Cụ phó chủ tịch can thiệp vào, hỏi: "Về vấn đề Nam bộ thì nghĩ thế nào ?" Theo bút kí của tôi chép liền lúc bấy giờ thì Chủ tịch trả lời: "Không nên nêu lên vấn đề đình chiến". Có lẽ bây giờ cụ đã nghĩ rằng sự tác chiến tiếp tục ở miền Nam là hậu thuẫn cho Hội nghị chăng ? Trái với ý trên, trong khi hội đàm, vấn đề đình chiến ta sẽ nêu ra và sự tranh thủ rất là gay gắt mà phái đoàn Pháp nhất định không chịu nhận bàn.

Cụ Huỳnh lại dặn: "Về hòa ước Trung-Pháp, ta đừng tỏ ý kiến gì".

Cụ Hồ nối lời dặn. Về Hiệp định sơ bộ, đại để phải giữ vững những lập trường sau này:

1.- Nước tự do (Etat libre).- Phải nói rõ trình độ tự do; nhất là về lãnh thổ, phải có thống nhất hoàn chỉnh.

2.- Liên Bang (Fédération).- Liên bang Đông Dương chỉ có về mặt kinh tế mà thôi. Nhất định không nhận Chính phủ Liên bang.

3.- Liên hiệp (Union).- Nhận tự do liên hiệp với Pháp, nhưng quyền hạn và nhiệm vụ của Việt Nam phải định rõ. Việt Nam phải được quyền thảo luận và biểu quyết trong sự định đoạt ở Liên hiệp. Về ngoại giao, ta phải có tối thiểu: là ngoại giao độc lập với các nước lớn Anh, Mĩ, Trung, Nga và các nước láng giềng Xiêm, Ấn, Phi Luật Tân. Pháp phải giới thiệu nước ta vào ONU.

Về tài chánh, phải có ngân hàng, tiền tệ;

Về kinh tế thì chủ quyền kinh tế phải thuộc nhà nước;

Về quân sự thì không chịu quân sự liên bang. Phải định rõ số lượng quân Pháp, nhiệm vụ, các địa điểm đóng quân và thời gian đóng quân.

Kết luận, Chủ tịch dặn: "Căn cứ vào Hiệp định sơ bộ để đi đến công tác thực thà với Pháp".

Nguyễn Tường Tam trả lời thay cho phái đoàn: "Xin cảm ơn Chính phủ đã đề cử chúng tôi đàm phán. Xin hứa sẽ làm tròn nhiệm vụ và yêu cầu Chính phủ điều khiển nhân dân ủng hộ phái đoàn, và yêu cầu các đảng phái đoàn kết".

Phó trưởng đoàn, Võ Nguyên Giáp, cũng biểu đồng ý rồi thêm rằng: "Về việc các đại biểu đoàn kết với nhau, thì không đáng lo. Còn về phần các đảng phái đoàn kết thì hai đảng phái đã quyết nghị thống nhất bộ đội".

Cuối cùng cụ Huỳnh Thúc Kháng tuyên bố: "Khi nào anh em muốn được ủng hộ, thì tôi có thể tụ họp đông dân chúng được liền".

Sau hơn sáu tháng đảng tranh, bấy giờ ai cũng đồng lòng nghĩ đến tổ quốc trước hết, tôi rất cảm động và nghe như đang sống một phút thiêng liêng, và nhớ lại lúc nhận cùng cụ Trần Trọng Kim họp Chính phủ tự lập đầu tiên để tìm phương phục sinh cho dân cho nuớc.

***


Năm giờ rưỡi sáng ngày 16 tháng tư, Phái đoàn hội tụ ở phủ Bắc Bộ, trước khi lên đường. Cụ Chủ tịch, cụ Huỳnh và một vài bạn thân nhân viên Phái đoàn tới tiễn chân. Một chi tiết đặc biệt: Chính phủ phát cho mỗi nhân viên một món tiền, 20 tờ bạc một trăm. Tuy rằng ăn ở tại Đà Lạt đã được Cao uỷ Pháp mời, nhưng số tiền ấy giữ để phòng có sự bất trắc. Nếu không cần tới thì lúc về lại nộp cho Chính phủ. Không khí thật có vẻ gia đình, y như đàn con được cha chú tiễn chân khi sắp trẩy.

Ra đến đường bay Gia Lâm thấy Phái đoàn thân thiện đi Paris đang sắp sửa lên máy bay. Các máy bay bấy giờ là do Chính phủ Pháp cho mượn. Chúng tôi lên một chiếc Junker là tàu bay chở binh của Đức mà Pháp đã tịch thu. Thứ tàu ấy có ba động cơ, thân vuông lại hay hỏng máy, cho nên bấy giờ được đặt tên chế giễu là cái quan tài bay. Trong lòng tàu trang bị cực sơ sài, chỉ có hai cái ghế dài hai bên như trong chiếc xe đò ở bên ta. Bay thì không quá ba nghìn thước và tốc độ chỉ chừng 200 kilômét mỗi giờ.

Chúng tôi lục tục lên tàu, một người có vẻ khác mọi người là vị sĩ quan ngồi kèm Võ Nguyên Giáp, mặc binh phục màu vàng, mang nhãn hiệu sao vàng ở mũ và khẩu tiểu liên làm phồng to cái bao da áp đùi. Mỗi người chỉ đem đi một cái vali nhỏ. Võ Nguyên Giáp có cái cặp da căng bởi giấy tờ. Đặc biệt nữa là có cái hòm to dài rất nặng; đó là cái máy vô tuyến điện thu phát tin tức mà kĩ sư Tình phụ trách mang theo.

Mặt trời đã cao, trời nửa nắng nửa mây. Tám giờ kém hai mươi, máy bay tôi ngồi bắt đầu chuyển máy. Mười lăm phút sau, máy bay lìa đất, lượn nửa vòng sang bên sông Nhuệ rồi bay về hướng Nam. Đấy là lần đầu tiên, tất cả chúng tôi được nhìn "đất nước" của ta từ trên không trung. Ai ấy đều quay đầu nhìn qua những cửa sổ nhỏ, phong cảnh thật là tuyệt đẹp: đồng vàng, sông đỏ, làng mạc xanh thâm. Trông xa ở chân trời núi non lam nhạt. Lòng yêu nước càng nồng và sực nghĩ thấy nỗi lo mất nước càng mạnh. Phút chốc, hình non sông đã biến; máy bay đang vượt dặm trên từng mây trắng trải mênh mông. Một giờ sau, ngoài khung cửa kính, thấy le te mấy hòn đảo, lốm đốm bóng thuyền rải rắc trên nền nước xanh. Lấy chừng giờ bay, đoán đang lướt trên cửa Biện là một cửa bể và thương phụ có tiếng đời xưa ở chỗ ranh giới hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Máy bay vẫn giữ hướng Nam, lục địa xa dần về phía phải. Chín giờ băm bảy phút, máy bay vòng vào phía đất. Giáp nước xanh; từ từ hiện rõ một cái thành vuông; đường sá, sông ngòi, nhà cửa trông rõ và xinh như vẽ. Đó là tỉnh thành Hà Tĩnh, tỉnh quê của Cù Huy cận, Phạm Khắc Hòe và tôi. Cố rán nhìn về phía Bắc: đây là núi Hồng Lĩnh, xa hơn nữa hình như thấy vết sông Lam. Các làng chúng tôi xúm xít ở đâu về phía ấy. Rồi máy bay lên cao trở lại, vượt núi Truông Bát, vào đất anh hùng Hương Khê, chỗ nghĩa quân của Phan Đình Phùng đã đánh mấy trận cuối cùng với kẻ ngoại xâm.

Máy bay vẫn ì ạch gắng lên cao, chui qua truông Mụ Già đến địa phận Cam Môn, Cam Cát. Núi rừng mù mịt một màu xanh thẳm, thỉnh thoảng hiện ra mấy lườn núi đá đen sì, vạch trên nền xám. Sông ngòi vô tận, quanh co chia rìa như đường sống lá cây.

Mười giờ năm mươi đã thấy sông Khóng phía xa, và con đường quan lộ thẳng ro. Máy bay sà xuống thấp, lướt trên đống ruộng ướt, rải rác nhà chòi, qua sông rồi vòng trở lại hạ cánh trên một bãi cỏ rộng: sân bay Paksé. Mười một giờ năm phút. Bay mất ba giờ, vượt được sáu trăm năm mươi cây số. Thế là máy đã hết hơi phải dừng lại nghỉ.


***
Đợi cả buổi sáng ngày 17 mà không thấy máy bay tới. Chúng tôi bàn tính việc điều đình. Quá trưa mới ra phi trường.

Một giờ chiều, máy bay lại cất cánh, rồi tiến thẳng hướng Đông Nam. Cũng một Junker, nhưng nghe nói tàu này chỉ bay được 165 cây số mỗi 
giờ. Trông xuống đất chỉ thấy mông mênh rừng thẳm xám xanh, thỉnh thoảng có vạch đường cong queo sắc bạc bởi dòng nước của sông ngòi. Một lúc gặp bức tường mây trắng xóa. Tàu lắc lư gắng vượt lên cao. Trong tàu ai cũng nôn nao. Muốn nói chuyện phải ghé miệng vào tai mà nói lớn. Hết rừng rậm đến rừng khô, rồi đến cao nguyên cỏ bụi. Máy bay bắt mối được một ngọn sông chảy từ Bắc xuống Nam. Rồi thấy có hồ dài, có đường quanh co. Tàu đâm đầu xuống một quả núi cây, rồi trượt trên một bãi cỏ dốc. Đó là sân bay Liên Khang gần phía Nam Đà Lạt. Đồng hồ chỉ bốn giờ mười lăm.

Mấy người của chính quyền Pháp chực sẵn đó, đón Phái bộ. Hai ba phóng viên báo tiến tới phỏng vấn đoàn trưởng. Trong đó có một cô gái Việt, người đẫy đà, mặc áo dài chấm gót, màu sặc sỡ, bó sát thân. Trông mặt mày vẽ phấn tô son ghê tởm. Chúng tôi suốt một năm nay đã sống trong không khí hồi hộp và trong trẻo, chỉ thấy những kẻ tranh dành độc lập cho xứ sở; mà phút chốc đứng trước cảnh tượng một cô gái Việt theo hùa người Pháp, thì thấy tự xấu hổ cho người mình. Cù Huy Cận đi cạnh tôi, nói nhỏ với tôi rằng: "Việt gian no béo thật!" Rồi đi sau cô. Thấy mình cô vặn vẹo chồng chềnh trên đôi giày cao gót bước trên bãi cỏ, nhà thi sĩ vui đùa nhắc lại bài thơ Le bateau ivre (con thuyền say sóng) của thi nhân Pháp Rimbaud.

Ô tô nhà binh Pháp đưa về Đà Lạt cách sân bay ba mươi cây số. Dọc đường nhận thấy đường và các cầu không bị hư hỏng. Phái đoàn được đưa về khách sạn Langbian, dựng trên đồi cao ngoảnh mặt xuống hồ, trừ đoàn trưởng sẽ ở phòng đặc biệt tại khách sạn sang hơn, là khách sạn Hoa Viên (Hotel du Parc). Bấy giờ, khách sạn mới mở lại, các phòng trống không, thiếu hết mọi đồ dùng. Trời khá lạnh. Thay quần áo ấm rồi xuống họp ở phòng khách, nghe ngóng tin tức.

***

Dalat
Đà Lạt, ngày 04.05.1946, ký hoạ và thủ bút Hoàng Xuân Hãn

Thoạt tiên những tin Pháp cho biết đều báo hiệu nhiều sự không hay. Một viên công sứ cũ, phụ trách đón tiếp, cho hay rằng đã dành riêng hai phòng lịch sự nhất ở khách sạn Hoa Viên cho hai chủ tịch Phái đoàn: Nguyễn Tường Tam và Max André, và một phóng viên Pháp nói: "Ngày mai, trước khi Phái đoàn đi chào Cao ủy, tôi xin phép chụp tấm ảnh".

Bấy giờ mới biết rằng Pháp đã thay thế đoàn trưởng và họ đã đặt chương trình hành động mà không hỏi ý mình. Phái đoàn mình có Bộ trưởng Ngoại giao cầm đầu, thì tất nhiên Phái đoàn Pháp ít ra cũng có Cao ủy Pháp chủ tịch. Trái lại họ đã định hạ Phái đoàn mình vào hàng đại biểu địa phương trong xứ Đông Dương và đã đặt Cao ủy trùm lên hai Phái bộ. Sự tranh thủ đầu tiên của Phái bộ ta là giữ vững lập trường quốc tế ngang hàng với Pháp trong khi điều đình, nghĩa là khi chưa quy định tổ chức Liên bang và Liên hiệp. Còn chính quyền Pháp, thì vẫn coi người Việt là đàn trẻ "chơi trò độc lập". Họ cố ý đánh đòn tâm lý đầu tiên hoặc để thử tinh thần chống cự của dân ta, hoặc để làm át thế và ức chế lòng tin tưởng của ta.

Quả như vậy. Sáng ngày sau, 18 tháng tư, chính quyền Pháp tới khách sạn đòi trục xuất Tạ Quang Bửu và một người tên Chi để giúp Trần Đăng Khoa trong sự giao thiệp với người địa phương. Họ lấy cớ rằng các người ấy không có tên trong sổ dự định trước. Đối với Bửu thì họ nhận để ở lại, tuy họ sợ có liên lạc với quân đội kháng chiến ở vùng này. Còn đối với Chi, thì nhất định họ đem đi. Thế mới biết thám tử của họ ở Hà Nội đã cho họ biết rõ nhiệm vụ từng phái viên ta. Tôi còn nhớ rằng trong khi họp bàn đến Hội nghị Đà Lạt và các vấn đề khác ở trong ban Kiến thiết, Võ Nguyên Giáp một hôm ra hiệu cho tôi cùng đi ra ngoài phòng; rồi bảo tôi rằng: "Hôm nay, anh đừng nói gì về những việc quan trọng, vì có kẻ rình nghe". Tôi rất ngạc nhiên và trả lời: "Ở đấy chỉ có người trong Chính phủ và người được Chính phủ đã chọn". Giáp bảo thật tôi rằng: "Có bác sĩ kia, Pháp đã cho lọt vào Đồng Minh hội. Chúng tôi biết chắc rằng những chuyện bàn ban ngày trước mặt anh ta, thì tối phòng Nhì quân đội Pháp đã biết". Tôi im, nhưng cũng chưa tin chắc hoàn toàn. Chuyện trục xuất này chứng tỏ Pháp có tay trong. Rồi sau này, sau ngày chiến tranh Pháp-Việt bùng nổ ở Hà Nội, vào tháng chạp, quả nhiên bác sĩ kia được huy chương và cất làm Hội đồng An dân, nhưng rồi bị ám sát mấy tuần sau.

Đại diện Pháp tới bảo: mười giờ, hai phái đoàn sẽ đi chào đô đốc D’Argenlieu rồi mười một giờ họp toàn thể đại hội. Ta không bằng lòng. Thế là khi chưa bắt đầu hội nghị, hai bên đã cãi găng. Ta nói: "Ông Tam sẽ lên thăm ông đô đốc". Đại biểu Pháp nói: "Thì để cả ông Max André cùng tới một lần".

Ý bên Pháp muốn coi Đô đốc là chủ trùm cả hai phái, mà ta chỉ nhận Đô đốc là trưởng đoàn Pháp mà thôi. Nhưng cũng phải tìm cách hòa giải, bèn đề nghị: "Ông Tam sẽ tới thăm Đô đốc, rồi Đô đốc sẽ cho biết rằng vì bận việc nên sẽ giao quyền lại cho ông Max André cầm đầu phái đoàn Pháp. Trong thông báo sẽ có lời như thế này: M. Tam a eu une première entrevue avec l’Amiral D'Argenlieu. Les deux chefs de délégations ont arrêté en commun le programme de travail des deux délégations. Monsieur l’Amiral a présenté à M. Tam son remplancant, M. Max André, à la tête de la délégation francaise - Ông Tam đã hội kiến lần đầu với Đô đốc D’Argenlieu. Hai trưởng đoàn đã định chương trình công tác cho hai phái đoàn. Ông Đô đốc đã giới thiệu với ông Tam người thay thế mình, ông Max André cầm đầu phái đoàn Pháp."

Bên Pháp tạm nhận đề nghị, nhưng yêu cầu tất cả phái đoàn ta sẽ tới liền sau đó, vì "Champagne sẵn sàng rồi !"

Trong khi bàn luận lôi thôi, Pignon, phái viên chính trị của Đô đốc, tới nói chuyện với Nguyễn Tường Tam. Theo lời Tam báo cáo thì Pignon đã cho hay rằng: Đô đốc nhất định phải giữ danh hiệu Cao ủy, nhưng trong thông báo có thể xưng là Đô đốc Trưởng đoàn Pháp và Cao ủy Pháp. Còn về thông cáo thì cả hai đều bằng lòng mới tuyên, nếu không thì thôi. Pignon lại cho hay rằng Đô đốc mời ăn cơm trưa.

Sự cãi cọ gay go cả buổi sáng làm không khí khá căng thẳng, vì phủ Cao ủy đ?


***

Lúc 12 giờ rưỡi, thấy có tuyên ngôn của Cao ủy trách. Lời rằng:

"Theo tục lệ quốc tế, Cao ủy Pháp, đại diện chính phủ Cộng hòa, đã đợi ông Nguyễn Tường Tam, bộ trưởng bộ Ngoại giao, trưởng Phái đoàn của chính phủ Cộng hòa Việt Nam, lúc 10 giờ 45 phút. Ngoài sự yêu cầu về điển lễ, sự tiếp kiến này đáng lẽ là dịp để giới thiệu cho ông ấy ông Max André, là phó chủ tịch hội đồng quận hạt quận Seine, đại diện bộ Ngoại giao và bộ Binh, đã được chọn để làm chủ tịch Phái bộ Pháp. Phái đoàn của Cộng hòa Việt Nam cũng đáng lẽ được dẫn yết bởi chủ tịch đoàn.

"Bây giờ là 11 giờ 45 phút, các nhân viên Phái đoàn Pháp đã hội họp để đón tiếp các đồng liêu họ ở Hội phòng.

"Nếu tình trạng này kéo dài, thì chỉ tổn hại cho công tác của Hội nghị. Vậy, Cao ủy ngỏ cùng Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Việt Nam, một lần nữa, ý nguyện tiếp ông liền bây giờ để gây nên một hòa khí thuận lợi cần thiết."

Ta trả lời rằng sở dĩ có sự so le là vì Phái đoàn Pháp không dự định gì trước với Phái đoàn Việt Nam. Nhưng trưởng đoàn Nguyễn Tường Tam sẽ lên thăm Đô đốc, lấy nguyên tắc đoàn trưởng thăm đoàn trưởng. Rồi một giờ chiều, D’Argenlieu tiếp Nguyễn Tường Tam và giới thiệu Max André, và cũng nhận nguyên tắc trong hội nghị không có ai làm chủ cả hai bên, và trong các buổi họp, mỗi bên lần lượt chủ tọa.

Một giờ rưỡi, Đô đốc mời ăn ở dinh Cao ủy. Đô đốc đọc diễn văn; Nguyễn Tường Tam trả lời vắn tắt nhưng đầy đủ. Bữa ăn xong, hai phái đoàn trò chuyện rất vui vẻ, như là đã không xẩy ra chuyện găng co gì. Rồi phát lời tuyên ngôn chung đầu tiên. Rằng:

"Sau khi nhiều chậm trễ trong sự thi hành chương trình Hội nghị trù bị, gây nên bởi máy bay hỏng ở Paksé, ông Nguyễn Tường Tam, bộ trưởng bộ Ngoại giao chính phủ Việt Nam, Trưởng phái đoàn Việt Nam, đã tới nhã kiến Đô đốc D’Argenlieu, Cao ủy nước Pháp, đại diện nước Pháp ở Đông Dương, Trưởng phái đoàn Pháp.

"Cuộc đàm thoại đã triển khai một cách cảm thông và thân thiện tột bậc. Đô đốc đã thết một tiệc, trong bữa ấy hai phái đoàn đã gặp nhau. Cuối tiệc, Đô đốc đã mở lời để chào phái đoàn Việt Nam, tỏ tiếc rằng chủ tịch Hồ Chí Minh không thể dự buổi khai mạc công tác; rồi giải thích tầm quan trọng mà Chính phủ Pháp đặt vào Hội nghị Đà Lạt, lại giải rõ ý nghĩa các chữ Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp. Đô đốc cũng đã tuyên bố rằng sự tiếp dẫn tốt đẹp những công tác ở đây sẽ ảnh hưởng đến những kết quả tốt đẹp cho hội nghị chính thức ở Paris. Trong khi tặng lời chúc cho hai phái đoàn, Đô đốc đề xướng nâng cốc rượu chúc mừng chủ tịch Hồ Chí Minh và nước Dân chủ Cộng hòa Việt Nam.

"Ông Nguyễn Tường Tam cảm ơn Trưởng phái đoàn Pháp và tuyên bố rằng nhiệm vụ độc nhất của phái đoàn Việt Nam là trù bị cho Hội nghị chính thức Paris. Ông không muốn dự đoán những bàn luận sau này, vì đó là mục đích công tác của hai phái đoàn; nhưng ông chắc rằng định ý của Phái đoàn Việt Nam, cũng như Phái đoàn Pháp, là đem hết tâm nguyện ra làm việc để lợi cho hai nước, nước Pháp và nước Việt Nam tự do trong khối Liên hiệp Pháp theo đúng tinh nghĩa của Hiệp ước mồng 6 tháng 3 năm 1946. Ông bèn nâng cốc rượu, biểu dương vinh dự của hai phái đoàn, chúc Đô đốc mạnh khoẻ và Hội nghị Đà Lạt thành công.

"Sau khi chuyện trò, những đại biểu hai phái đoàn họp lại để bàn soạn lễ khai mạc Hội nghị. Theo lời ông Max André đề nghị, lễ này sẽ cử với trưởng đoàn Việt Nam làm chủ toạ. Đã định rằng mỗi một phái đoàn sẽ sửa soạn trong hôm nay cái sổ kê những ủy ban sắp nhóm và những vấn đề mà mình thấy cần nêu ra.

Một Toàn thể đại hội sẽ nhóm ngày mai, 19 tháng tư, vào chín giờ sáng ở trường Lycée Yersin. Hai phái đoàn nhắm mục đích xáp lại những đề nghị của hai bên và điều hiệp lại."

Thông cáo trên tóm tắt đủ những sự kiện xảy ra ngày đầu mà Phái đoàn ta phải chạm trán với Chính quyền Pháp ở Đông Dương và với Phái đoàn Pháp. Đô đốc D’Argenlieu là một người rắn rỏi, độc đoán, bảo thủ, tự cao, nhưng cũng là rất nhã nhặn. Trong việc tiếp xúc với Phái đoàn Việt Nam, ông bị chống lại. Chắc ông đã tức tối lắm, nhưng không hề để lộ sự giận trong khi tiếp Phái đoàn. Trái lại, tôi có cảm tưởng rằng ông đã hiểu rằng "tụi trẻ con" này không dễ ức chế; cho nên câu đầu ông nói trong buổi tiệc là: "La France prend au sérieux le Vietnam", nghĩa là nước Pháp quan tâm đến nước Việt Nam, với ý rằng coi đó là một nước thật, chứ không phải đó là một sự đùa của trẻ con. Nhưng liền sau đó, ông đã nhấn mạnh vào chế độ chính trị của Liên bang Đông Dương.

Còn Phái đoàn Việt Nam, trong bữa tiệc cũng vẫn tranh đấu. Phái đoàn đã dự định rằng trưởng đoàn sẽ trả lời Đô đốc bằng tiếng Việt để tỏ ý chí độc lập của dân tộc. Khi Nguyễn Tường Tam đứng dậy đáp lời, biết rằng tâm lí Việt vẫn găng, những người Pháp trong tiệc bắt đầu hơi khó chịu. Nhưng liền sau, Nguyễn Mạnh Tường đứng dậy ở cuối bàn, nét mặt tươi cười, dịch lời trưởng đoàn ra tiếng Pháp, một cách chải chuốt, thanh nhã, hùng hồn, thì ai nấy cũng quay nhìn với vẻ ngạc nhiên và thích thú. Không khí khác hẳn. Một phái viên Pháp khen nức nở, quay hỏi tôi dịch giả là ai. Sau khi tôi cho biết đó là một tiến sĩ văn khoa và luật khoa, ông ta bảo đùa với tôi rằng: "Ông ấy Pháp hơn người Pháp, như hầu hết các anh. Chắc điều đình sẽ không khó." Tôi trả lời: "Với các ông thì chắc không khó, nhưng với Chính quyền Pháp không biết sẽ ra sao".

Chiều hôm ấy còn dư thời giờ; một số phái viên đi du lịch thăm cảnh đập nước và nhà thủy điện Angkroet. Chính quyền để ba ô tô cho phái đoàn dùng. Đường sá xấu. Dọc đường nhiều nhà đóng cửa. Ít thấy bóng đàn ông. Chúng tôi có dừng lại thăm làng Nghệ Tĩnh mà chính Phạm Khắc Hoè đã lập, khi làm Quản đạo tại đây. Làng vắng tanh, chỉ còn một ít đàn bà trẻ con.


Tối, kiểm điểm lại công việc hôm đầu, thấy Phái đoàn mình đã làm tròn nghĩa vụ không hao tổn quốc thể, đã biết cương quyết và hoà nhã. Tuy những sự việc tranh đấu không quan trọng về công tác điều đình, nhưng về đại thể, Phái đoàn đã tỏ rõ thái độ của một nước tự do không chịu nhận một điều gì mà mình không cùng dự định đoạt.