Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Lan man về chính trị!!!

Khi con người bắt đầu sống trong xã hội thì họ đã trở thành một con người chính trị rồi, vì mối quan hệ giữa người với người là mối quan hệ chính trị. Không phải là khi có nhà nước thì mới có chính trị. Thế nên, nhìn nhà nước như nhân tố chi phối chính trị là không chính xác. Trong lịch sử, bao vương triều sụp đổi, bao chế độ chính trị bị thay thế, đấy không phải là ý muốn của nhà nước mà là do ý muốn của nhân dân. Ngạn ngữ pháp có câu, người dân ra sao, chính quyền như vậy. Nhà nước, không phải từ trên trời rơi xuống mà thực sự hình thành từ ý nguyện của nhân dân. Khi không thực hiện được ý nguyện của nhân dân, sớm hay muộn thì nó cũng sụp đổ.
Nói người dân xa rời chính trị là không chính xác. Như đã nói, chính trị là bản chất của con người. Vấn đề cốt lõi vẫn là lợi ích. Họ có thể không quan tâm tới lợi ích mà bạn quan tâm, không có nghĩa là họ không có lợi ích để họ quan tâm. Họ không đấu tranh đòi cái mà bạn muốn, không có nghĩa là họ không đấu tranh. Tất cả mọi người đều có thái độ chính trị. Điều đấy là không thể chối cãi.
Nhiều người vẫn quan niệm chính quyền qua những yếu tố "nổi" mà sơ sót những yếu tố "chìm", chẳng hạn như nhìn thấy ở chính quyền những yếu tố: vũ lực, tổ chức cai trị, căn cứ địa, tổ chức kỹ thuật, tiền bạc mà không nhìn thấy sự tiến bộ của xã hội, uy thế chính trị, uy thế xã hội và tư tưởng nhân sinh. Nhà triết học Aristote viết: "Người là một động vật chính trị". Sở dĩ người là một động vật chính trị là vì người biết quây quần kết tụ thành từng tập đoàn, các tập đoàn lại kết tụ lại thành xã hội và cứ phát triển rộng lớn không ngừng.
Xã hội càng rộng lớn thì tính cách kết tụ càng phức tạp, trong đó những tập đoàn kết tụ qua kinh tế, qua học thuật, qua tôn giáo v.v...
Các tập đoàn ấy do sự cần thiết của tiến bộ, phát triển và sinh tồn nên có hai bộ mặt sinh hoạt trái ngược hẳn: Một mặt liên hợp sống chung và một mặt đấu tranh lẫn nhau. Hai bộ mặt sống chung và đấu tranh cần phải có một sự điều chỉnh, nếu không xã hội sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn, cướp bóc, hà hiếp. Nhu yếu điều chỉnh chế tạo ra chính quyền. Như vậy, nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền là phải kiến lập được trật tự vững chắc. Muốn kiến lập được trật tự vững chắc, chính quyền cần nắm đủ yếu tố: vũ lực, tổ chức cai trị, căn cứ địa, tổ chức kỹ thuật, tiền bạc v.v... Những yếu tố này kể làm những phương tiện để thực hiện trật tự. Nhưng ta không được quên rằng xã hội luôn luôn chuyển hình, tiến bộ, lẽ đương nhiên chính quyền cũng phải mang nhiệm vụ thỏa mãn nhu yếu tiến bộ của xã hội, nếu chính quyền và trật tự đi thụt lùi so với nhu yếu tiến bộ, chẳng chóng thì chày chính quyền và trật tự sẽ bị tiến bộ quật ngã để rồi chế tạo một trật tự mới hơn, tiến bộ hơn. Cho nên muốn thỏa mãn nhu yếu tiến bộ của xã hội, chính quyền tự nó có sẵn sàng uy thế chính trị, uy thế xã hội, uy thế tư tưởng, nghĩa là lãnh đạo được sự chuyển hình tiến bộ của xã hội trên các mặt. Vậy ta có thể nói gọn lại rằng: Chính quyền mang hai nhiệm vụ: Giữ gìn trật tự và thúc đẩy tiến bộ.
************
P/s:
Khi thắng bại chỉ là nhị nguyên, và lòng tin, sự đoàn kết là một khối thống nhất thì tôi tin dân tộc Việt Nam sẽ thật sự đi lên con đường vinh quang.
"Tin xuân đã có nhành mai đấy
Không lịch nhưng mà vẫn biết Giêng..."

______________________________

[CẨM NANG BỊT MỒM PHẢN ĐỘNG!]

Hiện nay, trong thời đại công nghệ thông tin, các luận điệu xuyên tạc và chống phá Đảng và nhà nước ta dường như xuất hiện khắp nơi đối với mọi vấn đề, trên từng trang facebook và blog. Để giúp các đồng chí yêu Đảng nhưng thường đuối lý khi thảo luận, em đã dày công viết nên "cẩm nang bịt mồm phản động", vốn là đúc kết tinh túy của những kiểu chụp mũ vô cùng hiệu quả.
Nào còn chờ gì nữa ta hãy vào đề ngay:

- Nếu kẻ phê phán Đảng đã lớn tuổi thì ta bảo bọn họ thù hằn quá khứ, chỉ biết moi móc chứ làm được gì.
- Nếu chúng còn trẻ thì ta bảo là lũ trẻ trâu chưa biết sự đời, phải đi làm rồi hãy lên tiếng.
- Nếu đã đi làm thì ta bảo toàn kẻ bất mãn vì thất bại.
- Nếu đã thành công có sự nghiệp như Lê Công Định và Cù Huy Hà Vũ ta bảo chúng ko có cái tâm, ko phải trí thức thật sự, được voi đòi tiên, sau khi đã no thân ấm cật bây giờ muốn mưu triều soán vị, tham danh tiếng.
- Nếu là trí thức hẳn hoi ko thể cãi như Ngô Bảo Châu, Lê Đăng Doanh, Hoàng Tụy thì ta bảo họ chẳng có kinh nghiệm chính trị, dân khoa học biết gì chính trị mà bàn.
- Nếu có kinh nghiệm chính trị ta sẽ bảo chúng có dã tâm chính trị, mưu đồ bất chính.
- Nếu là dân thường ta thách chúng thử nhìn từ khía cạnh của Đảng viên, của người lãnh đạo để thấy cái khó.
- Nếu là Đảng viên như Bùi Tín, Trần Độ ta bảo chúng là bọn phản bội, ăn cháo đá bát.
- Nếu chưa đi ra nước ngoài ta bảo hãy ra ngoài để hiểu Việt Nam tốt thế nào, nước nào chẳng như nhau.
- Nếu đã ra nước ngoài thì ta bảo là lũ vọng ngoại, lũ ham bơ thừa sữa cặn, cõng rắn cắn gà nhà.
- Nếu ở hải ngoại ta bảo chúng là bọn đu càng, tàn dư Mỹ ngụy, bè lũ tư bản, giỏi về VN đấu tranh này.
- Nếu ở trong nước ta bảo chúng bị kích động, nhận tiền của các thế lực thù địch, lũ bị giựt dây, cút ra nước ngoài mà sống.
- Nếu viết bài trên mạng ta bảo bọn chỉ biết gõ bàn phím, ăn không ngồi rồi, sao ko hành động đi.
- Nếu hành động xuống đường biểu tình đòi quyền lợi, ta nói toàn bọn gây rối mất trật tự xã hội, lo ở nhà làm ăn đi.

Đường nào cũng chết, kiểu nào ta cũng nói được, vì thế chỉ còn những thành phần chuyên bợ đít Đảng là thành phần tinh túy nhất, có phẩm chất và trình độ đầy đủ nhất để đánh giá vấn đề chính trị ở Việt Nam ta.

___________________________________


Phục Cuốc các con bò nói nghe mình thấy ngứa mồm nên mới nói cứ lấy cái mục đích dân chủ,tự do ,nhân quyền làm phương tiện để nhằm mục đích xấu xa ,chống phá ,mình biết đa số các bạn yêu nước chẳng qua bị thể lực thù địch bên ngoài làm mê hồn trận u mê tin lời xằng bậy ,ko phân biệt cái tốt cái xấu ,âu kiến thức hạn hẹp cần tu dưỡng đạo đức cách mạng ,đọc nhiều sách và nhìn thực tế học hỏi các bạn à ,nói là ''phục cuốc '' VN có mất tây cho tầu chưa mà phục cuốc từ khi Chủ Nghĩa Sô Panh nước lớn lấn át nước nhỏ ,thì mình thấy các bạn phản ứng dữ quá đổ lỗi cho lịch sử ,phương tiện cho bọn thù địch xuyên tạc lịch sử ,nhất nói Ông Cụ nhà ta đủ thứ chuyện hay ho ,nếu đất nước như thời thuộc Pháp thì các bạn còn thể lấy cớ ''mượn xác để hồn về '' được nhưng đây ta thấy đất nước thay da đổi thịt ,ai ai cơm ăn áo mặc ,ai ai cũng được đi học ,được chơi Facebook ,từ đất nước nghèo nàn và bị chiến tranh tàn phá ,chúng ta đạt rất nhiều thành quả cách mạng Đảng ta lãnh đạo thế mà ko biết ơn chỉ vì thấy mấy con sâu mà mở mồm ra chửi chính quyền ,mở chửi đảng thế này ,nọ ,nhưng đó hành động ngu và mất dạy của những con bò ,lũ ác ôn ,bầy lang sói cần diệt trừ tránh mầm họa cho đất nước ta sau này cũng như sóng biển sầm sơn quét hết tàn dư xưa cũ còn nghi ngờ lộ trình cách mạng thần thánh của đảng ta ,dân tộc ta ,nhân dân ta .
Mình chỉ cách âm thầm chống chả lại những sự xuyên tạc bên trong lẫn bên ngoài những kẻ xấu xa ,muồn dìm cả dân tộc đói nghèo ,lạc hậu ,kích động chia rẽ nhân dân ta ,chúng loại vẫn còn vương vấn tàn dư xưa cũ của thời thuộc pháp cần phải hành động kiên quyết hơn nữa để chúng còn nói láo được nữa .
Về vấn đề ông Cụ làm cách mạng nó khác hoàn toàn với bây giờ ,nước ta đang bị thực dân Pháp cai trị như trâu ,ngựa ,làm nô lệ cho chúng ,còn bây giờ thì khác hoàn toàn như ta đã thấy đó ,sống bình yên ,hít thở không khí tự do ,không phải lo lắng ,ép buộc gì cả ,ấy thế mà chúng lại muốn Thương Quân cõng rắn cắn gà Đông Tảo ,rất mất dạy ,lũ côn đồ ,lũ phản động ,lũ chó má ,ác ôn ,tàn bạo .... tàn dư xưa cũ ,chống phá đất nước .
Các bạn thử chống Sim xem, đéo chống được một mình Sim thì đừng mơ chống cộng, hàng nghìn người như Sim vẫn luôn sẵn sàng làm lá chắn sống bảo vệ chính quyền Cách Mạng, phím lực đủ để diệt 100 thằng phản động, đừng đùa với Sim .
Ông Cụ ra đi một cách đường hoàng, công chính với tâm thế hứng khởi của một người con đi tìm lại niềm vinh quang dân tộc, vào buổi chiều lộng gió ngày 05/6/1911 tại Bến Nhà Rồng lịch sử người thanh niên Nguyễn Văn Ba với hai bàn tay trắng đã bước chân lên con tàu đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin với công việc phụ bếp, để 30 năm sau thành quả tôi luyện là một vị lãnh tụ nhân dân sáng như vầng thái dương dẫn dắt những kiếp nô lệ nhục như chó lợn thành công dân của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Ông Cụ ra đi khi đất nước bị cai trị bởi ngoại bang, đồng bào Cụ sống kiếp công dân hạng hai ngay trên đất tổ. Mục đích của Cụ rất trong sáng, con đường của Cụ rất rõ ràng, lý luận của Cụ rất khoa học, minh chứng là, Cụ đã thành công.
Đoàn quân giải phóng thuộc phe chính nghĩa tiến vào Sài Gòn không tốn một viên đạn, khi lòng dân đã chọn thì không một thế lực nào có thể ngăn cản nổi, ý chí Cách mạng và khát khao thống nhất Tổ cuốc như những con sóng Sầm Sơn mùa biển động, quét trôi những tàn dư thực dân suy đồi, bọn bán nước, lũ phản động, ác ôn..., còn lại gì, chẳng còn lại cái đéo gì ngoài 10 vạn nghiện, 20 vạn phò và vài vạn con lai, di sản của chế độ cũ là dăm sư đoàn tội phạm và STDs.
Nên tìm mua cao bành trướng loại xịn, trực tiếp mua được nguyên liệu sơ chế nấu tại chỗ là đảm bảo nhất.Nhớ tìm loại xịn nhất nhá ,nếu muốn thì mình thể bán cho chứ đừng dùng chiêu này mãi nghe chán lắm .

Dân oan này cũng gian như rắn. Dân tính tốn 300 triệu để thoát kiếp dân oan. Cuộc chiến kim tiền mà thôi.Lực lượng mấy mống dân oan làm chiêu bài này sẽ ko hiệu quả đâu nhá .
_______________________________

Các bạn nên nghe nhạc Đỏ như mình, nghe nhạc Vàng khiến tâm trạng bế tắc không lối thoát, nhìn sự vật với con mắt bi quan. Sáng uống cafe nghe nhạc Đỏ là thói quen làm việc của lãnh tụ Lê Duẩn 200 ngọn đèn cầy.

Gu âm nhạc có mối quan hệ biện chứng với cách nhìn nhận thế giới quan. Người thượng liu luôn phải nghe nhạc thuộc gam màu nóng, gam màu ba chỉ như màu Vàng chỉ dành cho bọn loser. Bao nhiêu năm quanh đi quẩn lại chúng vẫn chỉ nghe loại nhạc này và kêu gào những điều này, ngày mai tươi sáng đéo bao giờ thấy nhắc đến mà toàn là dồi anh sẽ dìu em tiềm thăm, mộ bia kín trong nghĩa địa buồn, bạn anh đó đang sai ngủ iên....nghe thiểu não, bi đát, vô vọng đến cùng cực.
Ta phải ghìm nén tình cảm cá nhân lại, tập thể là trên hết, Tổ cuốc là trên hết. Tình yêu nam nữ cần phải gắn kết biện chứng với tình yêu giai cấp, vừa là người yêu, vừa phải là đồng chí. Cách mạng cần lắm những người kiên định lập trường đấu tranh, không gục ngã trước những rung động cảm xúc nhất thời.
_______________________________

“Trái hẳn với định nghĩa lý tưởng của lý thuyết cổ điển, nền dân chủ ta thực sự thấy được ở một số các nước trên thế giới đâu phải là chính phủ của dân, do dân và vì dân, mà nó chỉ là một quá trình dân chọn lấy một chính phủ sau một cuộc chạy đua tự do giành giật phiếu bầu. Và cho dù động cơ của những nhà chính trị có vị tha đến đâu nữa, thì áp lực thường trực của cạnh tranh trên thị trường chính trị (thị trường phiếu bầu) vẫn buộc họ cứ phải hành xử coi lá phiếu là mục tiêu hàng đầu của họ để thắng cử.
Nếu như người công dân được thông tin thật đầy đủ, lại có đủ khả năng nghiêm túc đánh giá hết thảy mọi chính sách công, thì cũng tin được là có một “bàn tay vô hình” của thị trường chính trị buộc các vị trung cử và các nhà cầm quyền, dù có cực kỳ ích kỷ đến đâu vẫn phải ra những quyết định phù hớp với quyền lợi của đa số. Trong thực tế, tuy nhiên, công dân ít nhiều đều thiếu hiểu biết mỗi khi công luận bàn đến chuyện gì không phải là chủ đề liên quan trực tiếp đến bản thân họ, hay trực thuộc lĩnh vực nghiệp vụ của họ. Schumpeter phân tích sự ngu ngơ này như hình thái của sự phi lý trị lại biến thành một cách hành xử hợp lý [lý luận về “Sự ngu dốt hợp lý” của những nhà Lựa chọn công – dựa trên những tính toán trên cơ sở Lý thuyết trò chơi]… Nhà kinh tế này cho rằng người công dân muốn có được các luồng thông tin chất lượng tốt về tất cả các vấn đề chinh trị, thì phải đầu tư to lớn lắm, mà lại không mohng chờ cho mình kết quả nào, bởi lẽ tiếng nói đơn độc của mình làm sao có được cơ may tác động đến các chính sách hiện hành. Chính vì ngu dốt cho nên người công dân có thể đòi hỏi bất kỳ chính sách nào, xấu nhất cũng như là tốt nhất và có thể bị bộ máy tuyên truyền lôi kéo, lung lạc”.
– Jacques Généreux – “Các quy luật đích thực của nền kinh tế
__________________________________

Xem xưa ngẫm nay, nếu cần phải chém thì chém những kẻ nào?
Nhà Trần trải qua 12 đời vua, từ vua đầu tiên Trần Thái Tông năm 1225, đến vua cuối cùng là Trần Thiếu Đế năm 1400. Như vậy nhà Trần kéo dài được 175 năm. Sau đó vào năm 1400 bị Hồ Quý Ly cướp ngôi. Cụ Chu Văn An sinh ra vào thời vua thứ 6 của nhà Trần, tức vua Trần Minh Tông, trải qua đời vua Trần Dụ Tông, và mất vào đời vua thứ 8 của nhà Trần, tức vua Trần Nghệ Tông, năm 1370.
Thời vua Trần Dụ Tông là thời kỳ bắt đầu suy sụp của nhà Trần, và cũng là khi cụ Chu Văn An dâng Sớ xin vua Trần Dụ Tông chém 7 tên gian thần, để mong cứu vãn nhà Trần. Nhà Trần đã lập được chiến công lừng lẫy 3 lần đánh tan quân Nguyên, với các tên tuổi vua quan, tướng lĩnh Việt Nam tài ba, đức độ, anh hùng như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Trần Bình Trọng…
Thế nhưng những con cháu nhà Trần, những người nối nghiệp Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo… đã dần dần phá hoại sự nghiệp cha ông để lại. Vua quan bắt đầu ăn chơi, tham nhũng, đục khoét của dân, dân thì nghèo lầm than, vua quan thì sung sướng, sa đọa. Vua Trần Dụ Tông lúc đầu lên nối ngôi vua, cũng tỏ vẻ là vị vua hiền, nói điều hay, chăm lo cho dân. Đại việt sử ký toàn thư viết rằng vua Trần Dụ Tông lúc đầu biết “chăm lo việc võ, sửa sang việc văn, các di đều thần phục… Nhưng về sau, chơi bời quá độ, cơ nghiệp nhà Trần suy yếu từ đó”.
Cụ Chu Văn An khi đó là Tư nghiệp Quốc tử giám, tức là Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc Tử Giám như cách nói ngày nay. Trường Đại học Quốc Tử Giám là nơi dạy dỗ các con vua, nên chức Tư nghiệp rất có uy tín và uy thế trong triều. Cụ Chu Văn An, cũng như các đại thần liêm khiết, tài giỏi thời đó như Lê Quát, Phạm Sư Mạnh… đều cảm thấy sót xa trước cơ nghiệp lừng lẫy của nhà Trần đang có nguy cơ ngày càng lụn bại bởi vua ham chơi, bởi bọn tham quan, nịnh thần. Nhiều người muốn lên tiếng khuyên can vua để cứu vãn cơ nghiệp ông cha để lại, một cơ nghiệp đã phải đổi bằng xương máu của biết bao nhiêu người trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xưa. Nhưng ai cũng sợ mất ghế, sợ bị chụp mũ là chống lại triều đình. Nên không có ai dám nói gì, chỉ hèn nhát ấm ức trong lòng.
Chỉ có cụ Chu Văn An dám nói. Cụ viết Thất Trảm Sớ, gửi lên vua Trần Dụ Tông. Vua Trần Dụ Tông xem tờ sớ xong, rồi ỉm đi. Cho đến tận bây giờ, đã hơn 600 năm trôi qua, không ai biết nội dung cụ thể tờ Sớ khủng khiếp đó nói gì, chỉ biết rằng tờ Sớ đó xin chém những kẻ tham nhũng, nịnh thần trong triều, những kẻ sẽ làm sụp đổ cơ nghiệp đã hơn 100 năm của nhà Trần.
Tờ Sớ đó liệt tên những kẻ gian thần nào, không ai biết, nhưng nhân dân thì biết thời đó, có những tên tham quan, nịnh thần nổi tiếng như Trâu Canh, Bùi Khoan, Trần Ngô Lang… Thật ra kẻ đáng phải chém, phải lật đổ để cứu dân đen khỏi lầm than, cứu sự nghiệp của nhà Trần, chính là Trần Dụ Tông, vì ông vua này về cuối đời vô cùng ăn chơi sa đọa.
Tên Trâu Canh khuyên ông vua đó uống mật trẻ con, và thông dâm với chị gái của ông ta, để chữa bệnh liệt dương. Và ông vua Trần Dụ Tông đã làm như thế. Nhưng ông vua này là biểu tượng của nhà Trần, biểu tượng của 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên anh hùng xưa. Hơn nữa ông ta lại là kẻ đang có quyền lực trong tay. Chưa thể đụng vào ông vua sa đọa ấy được. Có lẽ vì thế mà cụ Chu Văn An chỉ xin ông vua đó chém những tên vây cánh gian tham của vua, để mong vua tỉnh ngộ.
Vua Trần Dụ Tông đã ỉm tờ Sớ đi, và im lặng đáng sợ, không trả lời gì cụ Chu Văn An, vốn là thầy giáo của nhiều vị vua nhà Trần.
“Ông không thèm chơi với chúng mày nữa”, cụ Chu Văn An khảng khái tuyên bố, và cụ treo mũ, từ quan, trả lại chức Tế tửu đầy quyền lực, bổng lộc. Cụ về núi Chí Linh, Hải Dương, làm nhà giữa hai ngọn núi Kỳ Lân và Phượng Hoàng để ở ẩn.
Nhưng thời đó vẫn còn nhiều “lễ, nghĩa, trí, tín”, nên vua Trần Dụ Tông mặc dù là ông vua chơi bời, sa đọa, nhưng không chụp mũ cho cụ Chu Văn An là bất mãn, làm loạn, chống lại triều đình. Có lần vua còn định mời cụ ra làm quan lại. Vợ vua cũng là người biết lẽ cương thường, nên đã khuyên vua: “Ông ấy là người không thể bắt làm tôi được, ta sai bảo thế nào được ông ấy”. Thỉnh thoảng vua Trần Dụ Tông còn về núi Chí Linh thăm cụ Chu Văn An. Các học trò của cụ như Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát làm Hành khiển, giống như Bộ trưởng bây giờ, vẫn hàng năm lặn lội về thăm cụ, khi nói chuyện vẫn giữ đạo thầy trò, quỳ nghe cụ răn dạy.
Nhưng thời đó không có Sổ hộ khẩu như bây giờ, quyền tư hữu ruộng đất cũng vẫn có, không bị tước đoạt. Nên cụ Chu Văn An treo mũ, từ quan về làm nhà ở ẩn ở núi Chí Linh cũng không có ai hoạnh họe gì về giấy tờ nhà đất, về hộ khẩu gì… cả. Giả sử nếu bây giờ có vị quan chức cao cấp nào từ quan vì “không muốn chơi với bọn tham nhũng”, về núi Chí Linh ở ẩn, thì chắc cũng khó vì các thứ giấy tờ đủ loại. Đó là chưa kể còn có thể bị chụp mũ này nọ.
Có thể có người sẽ chê cụ Chu Văn An là sao lại tiêu cực, hèn nhát về ở ẩn, mà không ở lại tiếp tục chiến đấu với bọn tham quan?
Đừng nên anh hùng rơm như thế. Dám treo mũ từ quan, dám không màng danh lợi, dám từ bỏ cái ghế đầy bổng lộc, quyền thế, dám không sợ bị vùi dập, để tỏ rõ cái khí tiết của người có đạo đức trong sạch, đó là rất dũng cảm đấy.
Nhớ đến cụ Chu Văn An, để thấy rằng ngày nay, những người dũng cảm và trong sạch như cụ Chu Văn An còn hiếm lắm.
___________________________________


Mình thực sự bị shock khi nghe các bạn làm thơ. Quan điểm của mình là thơ văn cần phải có Đảng tính, giai cấp tính, nhân văn tính, kết hợp tinh hoa dân tộc với hơi thở nhịp nhàng của thời đại.

Mình tuy không biết làm thơ nhưng thẩm thơ rất tốt, thơ các bạn là biểu hiện của sự suy thoái tư tưởng, di tản về đạo đức Cách mạng.

"Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong"
Hai câu thơ của Hồ Chủ Tịch làm mình suy nghĩ mãi, thơ ca, văn chương, nhạc họa, về cơ bản cũng chỉ là những con đường kết nổi Đảng với nhân dân. Nếu nghệ thuật không phục vụ được mục tiêu đó, thì nghệ thuật đó được coi là nghệ thuật phản động, nghệ thuật tư sản, đế quốc. Lời Bác dặn là động lực tiếp cho mình sức mạnh chiến đấu bảo vệ Đảng trên mặt trận tư tưởng, facebook là chiến trường, bàn phím là vũ khí, nickname là chiến sĩ.
Thơ tình là loại thơ tư sản, tình yêu chân chính là tình yêu Tổ cuốc các bạn ạ.
.

Ta phải ghìm nén tình cảm cá nhân lại, tập thể là trên hết, Tổ cuốc là trên hết. Tình yêu nam nữ cần phải gắn kết biện chứng với tình yêu giai cấp, vừa là người yêu, vừa phải là đồng chí. Cách mạng cần lắm những người kiên định lập trường đấu tranh, không gục ngã trước những rung động cảm xúc nhất thời.
___________________________________


Triết gia bạn mình viết về Đức Trị mời các bạn tham khảo.

Xã hội pháp trị có nhiều điểm tiên tiến nhưng không có nghĩa nó phù hợp 100% với tư duy phương Đông. Ở một xã hội thuần Khổng Nho thì lý phải đi với tình, lòng dân như sóng biển sao có thể đóng hộp vào khuôn, pháp trị phải đi với nhân trị ấy mới là cái đạo trị cuốc.

Xưa hải đăng Thương Ưởng chủ trương xây dựng xã hội pháp trị tuyệt đối, đặt luật pháp lên trên tất thảy, cắt mũi thái phó, tát vêu mõm thái sư, đuổi cổ thái tử, tuy giữ được phép nước nhưng mất lòng người trong thiên hạ, để rồi Tần vẫn không thể xưng bá mà bản thân Thương Ưởng cùng gia đình chịu cảnh chết thảm.

Hải đăng Lã Bất Vi đã khắc phục sai lầm này một cách triệt để, lấy nhân nghĩa làm gốc, tư tưởng của ông được thể hiện sắc nét trong Lã Thị Xuân Thu, nhờ ấy mà Tần có được thiên hạ, công lao to lớn không kể xiết.

Đảng là lực lượng lãnh đạo giai cấp công nhân, là giai cấp tiên phong, tiên tiến nhất, Đảng không chủ trương dùng vũ lực để giữ vị trí lãnh đạo mà là bằng vũ khí lý luận với nền tảng cơ bản là chủ nghĩa Mác-Lê Ninh và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặt luật pháp lên trên Đảng là vi hiến, là biểu hiện rõ nét của suy thoái tư tưởng, tha hóa về đạo đức Cách mạng.

Đảng và luật pháp như con gà và quả trứng, có mối liên hệ biện chứng với nhau. Luật pháp của chúng ta là luật pháp vô sản, lấy yếu tố con người làm chủ đạo, hướng con người tới những điều tốt đẹp chứ không gò bó, bắt buộc một cách man rợ như luật pháp tư sản.
Lực lượng vũ trang là một vấn đề hoàn toàn khác, họ là lực lượng thực thi pháp luật, giữ cho xã hội ổn định. Mọi sự khoan hồng chỉ có thể dành cho những công dân gương mẫu, bọn manh động, chống đối cần phải bị trừng trị thì đất nước mới yên ổn.


Mọi phong trào Cách mạng đều diễn biến theo biểu đồ hình Sin, đành rằng chúng ta đang chứng kiến sự tha hóa chưa từng có trong tầng lớp Đảng viên, những người tiên phong trong sự nghiệp cách mạng quang vinh, nhưng không thể vì đó mà nói Cách mạng nước ta đang đi đến giai đoạn thoái trào. Phong trào phê và tự phê của cụ Tổng là liều thuốc chữa những ung nhọt trong Đảng, làm trong sạch Đảng, để Đảng mãi là Đảng của nhân dân, của người lao động, là lực lượng chính trị nòng cốt cùng với Mặt Trận Tổ Cuốc lãnh đạo dân tộc ta tới thắng lợi cuối cùng.
_____________________________

Để nghiên cứu về lịch sử, mình sẽ thông não cho các con bò 2 khái niệm cơ bản sau, 1 là "sử thực" và 2 là "sử quan". Sử thực là gì? Ví dụ, ngày a tháng b năm c, xe tăng số XXX đã đâm đổ cửa Dinh Độc Lập, chính quyền YYY phải đầu hàng vô điều kiện. Sử quan là gì? Nó là quan điểm của người viết sử, ví dụ, ngày a tháng b năm c là ngày giải phóng vinh quang, kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc...., hoặc, ngày a tháng b năm c là ngày cuốc hận, là tháng tư đen, là ngày Sài Gòn thất thủ, vv và vv.

Tất cả các thông tin chúng ta nhận được từ tất cả các loại truyền thông của tất cả các nước đều là 1 chiều, có điều độ tinh vi trong che đậy là khác nhau. Lịch sử luôn là một chiều, chính xác hơn thì chính sử luôn một chiều. Một cánh én đéo làm nên mùa xuân, huống chi vài thằng sử gia nghiệp dư mồm thối tuổi đéo gì mà đòi bẻ cong bánh xe lịch sử.

_________________________________

Chẳng qua do bất mãn xã hội đương thời mà kích động nên học đòi làm cách mạng, cứ phải phá hủy hết mọi thứ hiện thời trước rồi sẽ bàn, ngay từ đầu đã không muốn mở to mắt mà chỉ muốn nhắm mắt manh động trong mù quáng thì làm sao mà thất bại, các bạn bấy lâu đâu luôn như con ''Qụa'' trong tác phẩm Trại Súc Vật luôn ra rả về miền đất hứa trong mơ trong lại không có nhìn nhận khách quan về đương thời, lại không có ý niệm gì về một xã hội, nhà nước lý tưởng đang hướng tới ngoài luôn miệng nói dân chủ, nhân quyền tuy cũng chả hiểu gì sâu sắc ấy mới tài.
Nghịch lý ở chỗ Phong trào xã hội dân chủ đây là quả ngọt nhất mà Marx đã gieo trồng được, hay ít nhất là vì học thuyết của Marx mà rút ra được - một mô hình xã hội cân bằng QUYỀN LỰC và LỢI ÍCH cho cả 2 CHÍNH QUYỀN và NHÂN DÂN - là mô hình mà đa số các nước Châu Âu và nhiều nước phát triển trên toàn thế giới đang theo đuổi. Nhưng bây giờ lại quay lưng với Mác nhưng chả biết đi đâu. ''Cây dân chủ phải mọc từ dưới lên chứ không phải từ trên xuống.'' Xin nhớ ''Hiến pháp không làm nên dân chủ mà dân chủ làm nên hiến pháp.''
Chính nghĩa hay không chính nghĩa là ở sự trị hay loạn. ''Loạn là lúc hắc ám, thoái hóa. Trị là thời quang minh, tiến bộ.''
Chiến tranh để tàn sát, để áp chế, để gây loạn, để đưa xã hội vào vòng tối ám, là chiến tranh không chính nghĩa. Chiến tranh để mở đường khai lối, chiến tranh để đem lại yên bình tiến bộ là chiến tranh chính nghĩa.
''Ở toàn bộ lịch sử, tranh chấp chánh chị bao giờ cũng chỉ là những cuộc chiến tranh''. Phương pháp làm cho chánh chị thành công với phương pháp dẫn chiến tranh đến thắng thắng lợi không khác gì nhau cả, nghĩa là phải có thế lực, có bản lĩnh để vận dụng vũ lực tiêu diệt kẻ thù, kẻ chống lại mình. Máu đổ nhiều hay ít, thanh toán nhau, tiêu diệt nhau tàn khốc hay không tàn khốc còn tùy ở những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử. Miễn là máu đổ người chết để thực hiện một con đường sống cho đa số, cho dân tộc, cho tiến bộ, cho thái bình. Đạo đức biến đổi theo sự đòi hỏi của chánh chị.
Người đời xưa giảng rằng: Đạo đức là một vật để ứng phó với thời thế, ví như mùa nóng mặc áo vải, mùa rét mặc áo lông cừu. Nếu nóng bức mà mặc áo lông cừu, rét mướt mà mặc áo vải là trái ngược với thời. Đạo đức là nguồn gốc nguyên tắc của hành động vậy. Đời loạn có đạo đức của đời loạn, nghĩa là nhất nhất mọi hành động phải có nguyên tắc mang hiệu lực ứng phó với tình thế loạn. Cho nên Đạo đức của con người không là gì khác ngoài những hành động chính xác.

Bọn chê Thủ Đoạn bất quá. Loại thứ nhất: Bọn bất lực. loại thứ hai. Bọn đạo đức giả cày kiểu Frederich II mà Voltaire đã châm biếm bằng câu: Hắn nhổ bọt vào đĩa đồ ăn để hòng ăn một mình.

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Quy trình xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ

Bởi nhiều trường hợp công an lợi dụng người vi phạm không biết luật nên “hét giá” mức phạt gấp 3-4 lần nhằm “dọa” cho người vi phạm sợ mà “thôi em xin…” để rồi đòi "đút lót" mới cho đi, trong khi mức phạt thực tế nhỏ hơn nhiều (có bạn bị lỗi theo luật là phạt 70K, CA dọa lỗi này 500K, bạn ấy xin xuống được thành 250K) => nếu chịu khó  mất chút công, làm đúng luật thì đỡ thiệt hại hơn nhiều mà ít ra tiền được đóng góp ngân sách nhà nước chứ không rơi vào túi bọn tham nhũng. Tuy rằng làm đúng luật sẽ mất công hơn một chút nhưng mình sai mình chịu phạt, coi như mất tiền để có kinh nghiệm an toàn, không phải xin xỏ ai và cũng không mang ấm ức trong lòng. CA dần rồi cũng sẽ ít bắt láo hơn.

Dưới đây Ad trình bày một quy trình cơ bản theo quy định để các bạn biết được, tránh bị dọa dẫm, phạt sai lỗi, sai mức tiền phạt, sai thẩm quyền... Sở dĩ ad chỉ ghi chung là “Công an”  bởi đôi khi Công an phường, Công an xã, Cảnh sát trật tự, 113 thậm chí là Thanh tra giao thông… cũng có thể dừng xe và xử lý bạn (có trường hợp CSGT còn dọa phạt lỗi không mang theo chứng minh thư nhân dân). Nếu không đang thực thi nhiệm vụ, không có thẩm quyền phạt hay định phạt láo, “dọa dân” thì họ sẽ không làm theo quy trình, không dám viết ra giấy trắng mực đen như tình hình thực tế.

Tóm tắt quy trình: Dừng xe, báo lỗi =>
- Nếu mức phạt 250K trở xuống => QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT TẠI CHỖ (Mục 1) nộp tại chỗ hoặc ra kho bạc. 
- Nếu mức phạt trên 250K thì LẬP BIÊN BẢN (Mục 2), để lại giấy tờ rồi đi, hôm khác đến nhận QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT (Mục 3), đóng phạt tại kho bạc

Khi bạn bị dừng xe, sau khi thực hiện quy trình như đã trình bày ở Note trước (Kinh nghiệm xử lý từ A-Z http://goo.gl/oruIwv ), nếu thấy đã đúng lỗi hoặc không biết rõ lỗi, bạn cũng nên yêu cầu lập biên bản (hoặc ra Quyết định xử phạt tại chỗ), giấy trắng mực đen rồi đi hỏi sau, nếu họ “làm láo” thì giấy tờ đó là cơ sở để khiếu nại sau này.

1. Đối với Quyết định xử phạt “tại chỗ”. 
Trích Luật xử lý vi phạm hành chính:
Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Như vậy, đối với vi phạm có mức phạt từ 250.000 trở xuống (đối với từng hành vi) thì họPHẢI ra "Quyết định xử phạt VPHC theo thủ tục không lập biên bản", quy định này tạo điều kiện cho người vi phạm có thể giải quyết sớm nhất có thể vi phạm của mình, không buộc phải đợi trong vòng 7 ngày mới đi lấy QĐ xử phạt, nộp tiền kho bạc…. 

Quyết định xử phạt tại chỗ trông giống thế này:



Sau khi ra “Quyết định xử phạt theo thủ tục không lập biên bản”, bạn sẽ nộp phạt ngay tại chỗ cho người ra QĐ xử phạt và người xử phạt có trách nhiệm giao chobạn biên lai in sẵn mệnh giá giống như thế này:



(Tờ màu hồng)

Sẽ có nhiều mệnh giá (có màu khác nhau) để “ghép” cho đúng số tiền bị phạt ghi trong QĐ xử phạt. Các bạn nhớ lấy biên lai, giữ 1 bản Quyết định xử phạt nhé, như vậy mới chắc là ta đã đóng góp vào ngân sách nhà nước. 

Nộp tiền xong, lấy biên lai, cầm QĐ xử phạt và giấy tờ rồi đi thôi.

Bởi theo quy định tại Điều 69, Luật xử lý vi phạm hành chính, "Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản" thì người vi phạm nộp tiền tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Trường hợp người vi phạm KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG NỘP PHẠT TẠI CHỖ thì mới ra kho bạc.

Nếu C.A khi nghe đòi biên lai bèn nói “hết biên lai” thì bạn có thể yêu cầu họ ghi (ở mặt sau QĐ, hoặc yêu cầu ghi âm) rõ lý do họ yêu cầu mình ra kho bạc, đại khái "Tôi, trung úy xxx hết biên lai tại chỗ, yêu cầu anh abc nộp phạt tại kho bạc"; 

Trường hợp không có tiền nộp tại chỗ thì họ sẽ tạm giữ của bạn MỘT trong các loại giấy tờ theo thứ tự: GPLX; Đăng ký xe;…. Bạn để lại giấy tờ, cầm tờ QĐ, lên xe đi vay tiền rồi phi ra kho bạc vậy, nộp phạt xong họ cũng sẽ giao cho mình một tờ biên lai, mang biên lai này về trình cho người phạt rồi lấy lại giấy tờ vi vu. Hoặc không tiện thì để hôm khác ra kho bạc nộp rồi cầm biên lai đến cơ quan của người xử phạt (Phòng CSGT, Đội CSGT .... được ghi trong QĐ xử phạt) để xuất trình, lấy lại giấy tờ. 

Khi đến nộp phạt tại kho bạc hoặc các ngân hàng được kho bạc ủy quyền thu phạt thì bên thu tiền sẽ giữ bản Quyết định xử phạt và giao cho bạn biên lai.

Chịu khó mất công một chút để làm đúng luật, không nên tạo điều kiện cho các chú tham nhũng.

Trích Luật xử lý vi phạm hành chính 
Điều 125
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.

Nếu không biết rõ đơn vị của người xử phạt thì bạn cần yêu cầu họ ghi ra mặt sau QĐ xử phạt, đề phòng trường hợp đi nộp phạt xong quay lại thì các chú đã hết ca thì mình phải đến đấy để lấy giấy tờ sau. (Thông tư 66)

Hãy coi việc bị tạm giữ GPLX là điều bình thường, khi cầm Quyết định xử phạt trên tay rồi thì cái Quyết định đó tạm thời có thể thay thế GPLX để tiếp tục tham gia giao thông (trừ trường hợp vẫn trong thời gian bị tước GPLX ghi trong QĐ), khi nào tiện thì đi nộp phạt rồi lấy GPLX sau (quá 10 ngày kể từ ngày QĐ xử phạt có hiệu lực thì mới tính lãi chậm nộp phạt = 0,05% x mức tiền phạt x số ngày).

Nếu số tiền phạt trên 250.000 (VD mô tô bị lỗi sai làn = 300K, hoặc bị bắn tốc độ) thì “ăn” biên bản như sau:
2. Lập biên bản
Biên bản nôm na là một văn bản để hai bên thống nhất ký xác nhận tình trạng lúc đó chứ không phải là điều gì quá khủng khiếp để mà các chú hay mang ra dọa "Lập biên bản nhé". Khi phát hiện vi phạm, người thi hành công vụ sẽ lập một cái biên bản giống như thế này:



Khi lập biên bản xong, bạn cần đọc lại biên bản, nếu đúng thì mới ký. Trong Biên bản có mục “Ý kiến của người (hoặc đại diện tổ chức) vi phạm”. Nếu có bất kỳ ý kiến gì thì bạn yêu cầu trình bày ngắn gọn vào đây rồi mới ký nhé. Đa phần họ sẽ bắt ghi là “đúng lỗi” nhưng đây là phần ý kiến người vi phạm chứ không phải “ý kiến của người lập biên bản”. 

Mục “ý kiến” này rất quan trọng, nhiều khi tranh luận không ngã ngũ có bạn không chịu ký biên bản, điều này vô cùng dại dột bởi mình không ký và giữ 1 bản thì họ hoàn toàn có khả năng ghi bừa thêm lỗi vào rồi nhờ người nào đó làm người chứng kiến ký vào. Không ký biên bản rồi bị giữ giấy tờ, phương tiện mà không có bằng chứng họ giữ, sau đến giải quyết lại mất công đi làm tường trình,…. rất phiền phức. Nên nếu thấy không đúng thì bạn đòi ghi ý kiến vào mục kia rồi mới ký, điều này hoàn toàn đúng pháp luật.

Với trường hợp bị “bắn tốc độ”, theo quy định là phải có hình ảnh. Trường hợp họ không cho xem ngay mà hẹn khi nào nhận QĐ xử phạt sẽ có hình ảnh thì bạn cũng cần ghi thêm vào mục “ý kiến” rằng yêu cầu cho xem hình ảnh trước khi ra QĐ xử phạt.

Cầm biên bản trong tay, gửi lại giấy tờ, ta bon bon đi về hẹn ngày tái ngộ. 

Lưu ý Khi bị lập biên bản và tạm giữ GPLX thì bạn chưa thực sự bị tước GPLX (dù lỗi đó có hình thức xử phạt bổ sung là tước GPLX). Tuy nhiên Biên bản chỉ có tác dụng thay thế GPLX (đã bị tạm giữ) trong thời hạn hẹn đến xử lý ghi trong biên bản. Quá ngày “hẹn hò” mà bạn bị “tóm” nữa thì dù có trình biên bản này ra thì vẫn dính thêm lỗi “Không có GPLX” nhé. 

* Tạm giữ phương tiện:
Nhiều bạn bị CS dọa “giam xe”, tuy nhiên không phải cứ “thích” là “giam”. Nếu bạn vi phạm các lỗi nặng (chủ yếu do lỗi về nồng độ cồn, ma túy, đua xe, lạng lách) thì mới bị tạm giữ. Việc tạm giữ phương tiện phải tuân theo quy định của Điều 125, Luật xử lý Vi phạm hành chính và phải có Quyết định (Biên bản) tạm giữ phương tiện đàng hoàng. 

Khi vi phạm những lỗi có hình thức xử phạt bổ sung là "tạm giữ phương tiện" thì bạn sẽ bị lập biên bản tạm giữ phương tiện. Thời hạn tạm giữ phương tiện được tính từ ngày phương tiện bị tạm giữ thực tế (ngày vi phạm, bị lập biên bản, tạm giữ xe). Bạn có thể nhận lại xe ngay sau khi thi hành QĐ xử phạt (nộp tiền phạt). Lưu ý mình phải chịu phí giữ xe nên cần nộp phạt sớm để lấy xe sớm, đỡ tiền.

Bạn có thể sử dụng điện thoại để ghi lại hình ảnh phương tiện của mình thời điểm bị tạm giữ để có cơ sở khiếu nại nếu trong quá trình họ giữ xe bị hư hỏng, mất mát.

Khi không xuất trình được GPLX HOẶC Giấy đăng ký xe thì bạn sẽ bị lập biên bản lỗi "Không có Giấy...". Các lỗi này đều có hình thức xử phạt bổ sung là "tạm giữ phương tiện". CSGT sẽ tạm giữ xe của bạn (có ghi trong BB giao cho bạn). Trong thời hạn hẹn ghi trong biên bản mà bạn xuất trình được các loại giấy tờ trên khi đến giải quyết thì sẽ chuyển thành lỗi "Không mang theo Giấy...", các lỗi này nhẹ, không bị giữ xe nên bạn có thể lấy xe ngay sau khi nộp phạt..

*Tước Giấy phép lái xe

Với những vi phạm có hình thức xử phạt bổ sung là "tước GPLX" thì thời hạn tước GPLX được tính từ ngày Quyết định xử phạt có hiệu lực. Nếu QĐ xử phạt có hình thức "tước GPLX" mà vẫn đang trong thời hạn tước thì QĐ đó không thể thay thế được GPLX (dù đã nộp phạt hay chưa).

Thêm một phần trả lời thắc mắc của một bạn về việc "tạm giữ" và "giam bằng", "giam xe"

a. TẠM GIỮ GPLX để đảm bảo thi hành QĐ xử phạt, nói nôm na là giữ để "làm tin". Việc tạm giữ xảy ra khi CSGT phát hiện vi phạm và lập biên bản bạn ("Biên bản" chưa quyết định hình thức xử phạt) thì sẽ giữ GPLX để "làm tin" và giao cho bạn Biên bản. Lúc này bạn chưa thực sự bị tước GPLX. Trong thời hạn hẹn ghi trong biên bản thì Biên bản vẫn có tác dụng thay thế GPLX để xuất trình khi bị kiểm tra.

b. TƯỚC GPLX là hình thức xử phạt bổ sung khi bạn vi phạm những lỗi nặng. Ví dụ bạn vượt đèn đỏ, CSGT "tóm" và lập biên bản bạn lỗi "vượt đèn đỏ", tạm giữ GPLX hẹn ngày giải quyết. Lúc này bạn chưa thực sự bị tước GPLX, nếu hôm sau lượn đường bạn bị túm tiếp thì có thể trình Biên bản thay cho GPLX. Đến khi bạn nhận QĐ xử phạt, trong QĐ có ghi hình phạt bổ sung là tước "GPLX 1 tháng" thì kể từ đó bạn không được đi xe (theo luật). Nếu đi mà bị túm tiếp thì trình QĐ xử phạt ra cũng không ăn thua và bị phạt thêm lỗi "Không có GPLX".

c. CSGT sẽ tạm giữ phương tiện khi bạn vi phạm những lỗi có hình phạt bổ sung là "tạm giữ phương tiện". Thông thường chỉ các lỗi nặng thôi. Bạn xem cụ thể trong file excel tổng hợp mức phạt giao thông, dùng chức năng lọc dữ liệu để xem những lỗi bị giữ xe nhé.

Trường hợp bạn không xuất trình được GPLX hoặc ĐK xe thì CSGT cũng giữ xe (vì khi đó sẽ lập biên bản lỗi "Không có giấy....", lỗi này có hình phạt bổ sung giữ xe).

Trong thời hạn hẹn, bạn xuất trình được giấy tờ thì sẽ được chuyển về lỗi "Không mang theo giấy...." (lỗi này không bị hình phạt bổ sung giữ xe), bạn nộp phạt và lấy xe luôn.

Page cung cấp File excel tổng hợp hình thức xử phạt giao thông tại link dưới đây, bạn có thể dùng chức năng lọc dữ liệu của excel để xem những lỗi nào thì bị thêm hình thức xử phạt bổ sung là "giữ xe", tước GPLX.http://www.mediafire.com/view/nnmyckap78yc1y7/Tong_ket_ND_171.xlsx 


3. Quyết định xử phạt
Theo quy định, trong vòng 07 ngày kể từ ngày lập biên bản thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ phải ra QĐ xử phạt (Vì thế bạn cần chú ý thời hạn hẹn ghi trong biên bản có quá ngắn hay không để ý kiến kịp thời). Nếu vì một lý do nào đó bạn không thể đến đúng hẹn được thì có thể đến sau (muộn cả tháng vẫn được), tuy nhiên khi quá thời gian "hẹn hò" đó Biên bản không có tác dụng thay thế GPLX nữa và khi đến "để giải quyết" thì không còn quyền "giải quyết" nữa mà nhận luôn QĐ xử phạt.

Hiện nay, theo Thông tư 45/2014/TT-BCA, ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công an thì dù chưa đến ngày hẹn giải quyết, bạn có thể đến nơi xử lý đề nghị ra QĐ xử phạt luôn, nếu đã rõ ràng, không cần xác minh thêm thì họ có thể xử lý luôn, xong sớm, lấy giấy tờ sớm, về sớm.


Các bạn lưu ý đối với trường hợp không mang theo giấy tờ: Theo quy định, nếu xuất trình được giấy tờ TRONG THỜI HẠN hẹn giải quyết ghi trên biên bản thì sẽ chỉ bị xử phạt lỗi "Không mang theo giấy...". Tuy nhiên có nhiều trường hợp người vi phạm đến trong thời hạn hẹn nhưng lại không được giải quyết (hẹn lại, CSGT đi nghỉ mát, sếp không có nhà....), hôm sau quay lại thì đã quá hạn hẹn ghi trên biên bản => bị phạt lỗi "Không có Giấy..." nặng hơn nhiều. Do đó, khi bất kỳ ai hẹn lại thì các bạn cần yêu cầu người đó ghi ngày hẹn lại vào mặt sau biên bản, ký tên vào, hoặc ít nhất cần có bằng chứng nào đó chứng minh mình đã đến đúng hẹn nhưng không được giải quyết.

Trong trường hợp không thể trực tiếp đến giải quyết thì bạn có thể đưa giấy tờ cho người khác đến thay nhưng phải làm giấy ủy quyền. Khi làm giấy ủy quyền phải có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi bạn cư trú. Trong giấy ủy quyền cần ghi rõ số CMND của bạn và người được ủy quyền. Mang theo những giấy tờ cần thiết khác, CSGT sẽ tiến hành giải quyết làm các thủ tục xử lý vi phạm trả lại giấy tờ xe cho người được ủy quyền theo quy định.

Khi đến nơi, người xử lý (không hẳn là người lập biên bản) sẽ làm việc với bạn dựa trên Biên bản (có chữ ký của cả bạn lẫn người lập biên bản), và các tình tiết bạn cung cấp thêm. Sau khi xác minh các tình tiết, họ sẽ ra một Quyết định xử phạt giống thế này:



Theo quy định thì bạn sẽ được giao 02 bản Quyết định này để bạn giữ 1 bản và nơi thu tiền phạt giữ 1 bản.

Lưu ý khi C.A muốn phạt ai, phạt bao nhiêu tiền… đều phải dựa trên Quyết định xử phạt, giấy trắng mực đen dấu đỏ, ký cọt đàng hoàng nhé (kể cả phạt tại chỗ, phạt cảnh cáo). Các chú có NÓI phạt bao nhiêu cũng không cần lo lắng. Trong QĐ xử phạt sẽ ghi các lỗi mình bị phạt; mức tiền phạt cho từng lỗi… các bạn chỉ phải nộp đúng số tiền ghi trong QĐ thôi. Để có thể tra cứu mức phạt thì có thể làm theo các cách bài nàyhttps://www.facebook.com/LuatGiaoThongDuongBoVietNam/posts/783036861795351

Lưu ý là có một số trường hợp không ra Quyết định xử phạt được quy định tại Luật xử lý VPHC:

Điều 11. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.
Ví dụ bạn đi đúng làn nhưng bất ngờ có một xe chèn lên làm bạn phải lách ra làn ngoài để tránh và bị bắt lỗi “sai làn”, đây là tình huống cấp thiết nên dù có vi phạm nhưng không bị xử lý. Nếu họ cố tình lập biên bản thì bạn yêu cầu ghi vào phần "ý kiến" về tình huống bất ngờ đó rồi mới ký, khi đến nơi "hẹn hò" sẽ làm việc, trình bày theo Luật với người ra QĐ xử phạt sau.

11. Tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Khi đã có Quyết định xử phạt (có lập biên bản) thì bạn sẽ phải nộp phạt tại kho bạc. 

Khi cầm Quyết định xử phạt (kể cả QĐ xử phạt "tại chỗ") trên tay thì bạn có thể xuất trình khi bị kiểm tra thay cho GPLX (đã bị tạm giữ) trừ trường hợp trong QĐ xử phạt có hình thức xử phạt bổ sung là "tước GPLX" và vẫn đang trong thời hạn bị tước GPLX.

Bài viết dựa trên cơ sở Luật xử lý vi phạm hành chính; Nghị định 81/2013/NĐ-CP; Thông tư 153/2013/TT-BTC; Thông tư 45/2014/TT-BCA; Thông tư 05/2014/TT-BGTVT...

Lưu ý về mức tiền phạt:
Để biết mức phạt, các bạn có thể xem thêm tại đâyhttps://www.facebook.com/LuatGiaoThongDuongBoVietNam/posts/783036861795351 

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính:
Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thìmức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Ví dụ bạn bị lỗi "không đội mũ bảo hiểm", trong NĐ 171 quy định mức phạt là từ 100K đến 200K, như vậy nếu có tình tiết tăng nặng (tái phạm, lăng mạ CA, che giấu hành vi...) thì mức phạt là 200K; nếu có tình tiết giảm nhẹ (thành khẩn, tự nguyện khai báo; có hành vi giảm bớt hậu quả...) thì mức phạt là 100K. Còn thông thường thì sẽ lấy mức trung bình cộng là 150K. Do đó nếu bị "dọa" hay "ép" vào mức phạt cao nhất thì bạn cần nêu ý kiến, thể hiện rõ vào biên bản.

Mong nhận được sự góp ý của các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.

Luật giao thông và các chế tài xử phạt vi phạm giao thông
https://www.facebook.com/notes/lu%E1%BA%ADt-giao-th%C3%B4ng-v%C3%A0-c%C3%A1c-ch%E1%BA%BF-t%C3%A0i-x%E1%BB%AD-ph%E1%BA%A1t-vi-ph%E1%BA%A1m-giao-th%C3%B4ng/quy-tr%C3%ACnh-x%E1%BB%AD-ph%E1%BA%A1t-vi-ph%E1%BA%A1m-h%C3%A0nh-ch%C3%ADnh-v%E1%BB%81-giao-th%C3%B4ng-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-b%E1%BB%99/789963724435998

Kinh Nghiệm Xử Lý Từ A-Z Khi Bị CSGT Dừng Xe

Kinh nghiệm khi đang lưu thông trên đường, khi bị CSGT thực hiện điều lệnh (ra tín hiệu) dừng xe: 
1. Thao tác dừng xe: Bình tĩnh, giảm tốc độ từ từ và quan sát phía trước, hai bên và phía sau xe. Cho xe dừng vào khu vực CSGT chỉ dẫn, dừng xe vào vị trí an toàn (vì đôi khi CSGT chỉ mình dừng xe vào chỗ không an toàn, vi phạm luật...). Bật đèn dừng khẩn cấp (với xe ô tô).

2. Chuẩn bị: Bật ghi âm, ghi hình (nếu có), ngồi nguyên tại vị trí lái, hạ kính xuống (với xe ô tô) chờ CSGT đến. Quan sát kỹ xem CSGT đó là thật hay giả? CSGT đó có biển tên hoặc thẻ xanh không (vì chỉ CSGT đeo thẻ xanh mới được quyền thực hiện điều lệnh dừng phương tiện đang lưu thông - theo Thông tư số 45/2012/TT-BCA, còn CSGT không có thẻ hoặc CSGT khác chỉ được làm công việc hỗ trợ); 

- Nếu phát hiện CSGT không có biển tên thì dứt khoát không làm việc vì đây có thể là CSGT giả hoặc CSGT không đủ điều kiện đi làm việc; hoặc CSGT có biển tên nhưng không có thẻ xanh thì đây là CSGT không đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông.- Quan sát khu vực xung quanh, nếu phát hiện chỉ có 01 CSGT (gọi là bồ câu đi lạc) thì đây là CSGT đi ăn mảnh phi pháp (Theo thông tư số 65/2012/TT-BCA tổ CSGT tối thiểu 2 người). 

Gặp 02 trường hợp trên thì dứt khoát không xuống xe mà hãy gọi cho CS 113 hoặc ĐDN Cục CSGT ĐB-ĐS để phản ánh:

+ Hà Nội: 069.42608 - 04.39423011+ Đại diện phía Nam: 069.36233

- Nếu phát hiện CSGT giả, đề phòng bị cướp, chúng ta hãy hô lớn kêu cứu những người xung quanh hoặc chuẩn bị phương án phòng vệ hợp lý.

3. Chào hỏi: Sau khi đã thực hiện xong bước (2), xác định CSGT đó đủ điều kiện làm việc và được CSGT mời xuống làm việc. Vẫn bật đèn dừng khẩn cấp, tháo dây an toàn (với ô tô), rút chìa khó đút túi (đề phòng bị cướp), chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết (vẫn để nguyên trong túi – cũng đề phòng trường hợp bị cướp) mở cửa bước xuống (với ô tô), khóa xe cần thận. Chờ CSGT chào mình theo đúng điều lệnh, mình cũng sẽ chào lại CSGT. Lời chào đầu tiên chúng ta hãy chào rõ cấp bậc, họ tên đầy đủ (nếu cần thêm cả số hiệu) của CSGT đó nữa, VD như "chào Trung sỹ Nguyễn Văn Ă", "chào Đại úy Trần Văn Đ", "chào Trung tá Lê Văn Xơi"... Điều này thể hiện hiểu biết của chúng ta và đặc biệt tạo ra sự uy quyền giữa "ông chủ" và "đầy tớ", nhắc choCSGT nhớ ra ai là "ông chủ", ai là "đầy tớ". Khi đó áp lực của "ông chủ" sẽ đè nặng lên "đầy tớ", CSGT sẽ giảm sự hống hách, bố láo...Trong quá trình tranh luận với CSGT, chúng ta chú ý dùng đại từ nhân xưng cho phù hợp, bình tính, dõng dạc chứ đừng có xoắn lên. VD: với CSGT kém tuổi hơn dùng tôi - chú, anh/ chị - chú, anh/ chị - em hoặc tôi – anh…; với CSGT tầm ngang tuổi hoặc hơn tuổi dùng tôi - anh; với CSGT nhiều tuổi, vui vẻ, tình cảm thì dùng em - anh, cháu - chú.... 

Việc đọc rõ ràng, dõng dạc tên, số hiệu, cấp hiệu của người C.A đó cũng có thể đánh tiếng với họ về việc cần tuân thủ thực hiện đúng quy định của pháp luật. Chúng ta cần ghi nhớ một số cấp hiệu theo bảng dưới đây (khá đơn giản mà :) )



Nếu CSGT chưa chào đúng điều lệnh, hãy yêu cầu CSGT chào lại khi nào đúng mới làm việc! 

Chúng ta hãy nhớ rằng luôn ghi âm, ghi hình đầy đủ để làm bằng chứng tố cáo, khiếu nại khi CSGT làm sai hoặc làm bằng chứng bảo vệ mình khi bị CSGT vu khống. Nếu phát hiện CSGT có mùi bia, rượu thì chúng ta kiên quyết không làm việc. 
Tại Điều 3, TT 65 quy định về yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ sau:

a. Nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
b. Thực hiện đúng, đầy đủ và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công trong quá trình tuần tra, kiểm soát; quy chế dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.
c. Khi tiếp xúc với nhân dân phải có thái độ kính trọng, lễ phép, tận tụy, đúng mực.4. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định của pháp luật.5. Đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an

4. Làm việc: Khi CSGT yêu cầu xuất trình giấy tờ thì yêu cầu CSGT thực hiện đúng tác phong, điều lệnh và quy trình về kiểm soát: Thông báo lỗi, hay thông báo lý do dừng xe theo các điều kiện về việc được phép dừng xe để kiểm soát theo TT 65 rồi mới tiến hành kiểm soát, bao gồm cả việc yêu cầu lái xe xuất trình giấy tờ để kiểm soát. 

Dứt khoát chúng ta không đưa giấy tờ cho CSGT trước khi CSGT thông báo lỗi, chứng minh chúng ta vi phạm. Điều 14, TT 65 quy định về điều kiện CSGT được dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm tra, kiểm soát sau:

1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;
d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;
đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

2. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;
b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;
c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp CSGT cố tình yêu cầu chúng ta xuất trình giấy tờ trước khi CSGT thông báo lỗi, khi đó chúng ta kiên quyết không đưa giấy tờ, có thể CSGT sẽ vu khống chúng ta tội “chống người thi hành công vụ”. Vậy chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta có thể trả lời: “Anh không được lộng ngôn, vu khống, thế nào là chống người thi hành công vụ? Tôi chỉ yêu cầu anh thực hiện đúng quy định của pháp luật, quy định của ngành…”. Có thể CSGT sẽ dọa dẫm cho xe về đồn… Chúng ta có thể nói: “Nếu anh có thể làm được điều trái quy định của pháp luật, của ngành thì anh cứ làm cho tôi xem, cho mọi người dân xem, cho lãnh đạo của anh xem, cho các cơ quan bảo vệ pháp luật xem…”.

Đã có trường hợp chúng ta đưa giấy tờ cho CSGT trước khi CSGT thông báo lỗi và chúng ta không chấp nhận lỗi này mà CSGT cũng không chứng mình được. Sau một hồi bla bla CSGT bảo không cầm giấy tờ của chúng ta. Vậy chúng ta phải kiên quyết yêu cầu CSGT chứng minh lỗi trước khi chúng ta xuất trình giấy tờ cho CSGT kiểm tra, kiểm soát.

Nếu CSGT nói là kiểm tra hành chính, nghĩa là CSGT thực hiện việc dừng xe trong các trường hợp theo Mục b), c), d), Khoản 1, Điều 14 của TT 65 thì yêu cầu CSGT xuất trình các loại giấy tờ của Thủ trưởng CA cấp huyện trở lên. Sau khi kiểm tra đúng ta mới xuất trình giấy tờ cho CSGT kiểm tra.

Lỗi quá tốc độ tối đa cho phép: Hiện nay CSGT kiểm tra bằng máy kiểm tra tốc độ (súng bắn tốc độ), nếu cần yêu cầu CSGT cho xem hình ảnh. Khi xem hình ảnh chú ý kiểm tra máy kiểm kiểm tra tốc độ còn tem kiểm định có hiệu lực hay không, hình ảnh đó có chứng minh được xe của mình chạy quá tốc độ trong đoạn đường quy định đó hay không...

Các lỗi khác như đè vạch, vượt phải, vượt tại đoạn đường con, vượt đèn đỏ mấy giây, xi-nhan... nếu thực sự không vi phạm (hoặc thích cãi cùn là mình không vi phạm, mặc dù vi phạm thật - không ủng hộ) thì kiên quyết (hoặc già mồm cãi) bảo vệ quan điểm đúng của mình, CSGT cố tình ép chúng ta nhận lỗi thì CSGT phải có bằng chứng xác thực, bằng hình ảnh hoặc bằng cách nào đó - đó là việc của CSGT mà mình phải tâm phục khẩu phục. Điều 3 (Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính), Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 quy định:


đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

Nếu CSGT đọc lỗi đúng với lỗi chúng ta vi phạm, chúng ta hãy nhận lỗi, xuất trình giấy tờ và chấp thuận việc kiểm soát, xử lý của CSGT theo quy định của pháp luật.

Khi CSGT lập biên bản, trước khi ký chúng ta phải kiểm tra 03 việc và yêu cầu CSGT thực hiện đúng, chính xác:

- Thứ nhất: Mẫu biên bản có đúng mẫu được ban hành đúng luật không (có dấu đỏ, số thứ tự…)

- Thứ hai: Phần ghi lỗi vi phạm, yêu cầu CSGT ghi đúng lỗi vi phạm của mình

- Thứ ba: Để CSGT ký xong, chúng ta xem kỹ lại lần nữa rồi mới ký vào BB.

Chúng ta hãy nhớ rằng, nguyên tắc làm việc của CSGT là mọi hành động và lời nói phải có căn cứ. Khi làm việc với CSGT hãy bình tĩnh nói nhẹ nhàng, mềm mỏng nhưng dứt khoát, lần lượt người nói, người nghe để đối đáp với CSGT như thế sẽ hiệu quả hơn. Nếu mình vô tình, không cố ý vi phạm những lỗi nhẹ, CSGT có thể chỉ nhắc nhở mà không xử lý hành chính.

nguuồn: otofun.net http://www.otofun.net/threads/499324-quy-trinh-thuc-hien-dieu-lenh-ofer-khi-bi-xxx-dung-xe
Luật giao thông và các chế tài xử phạp vi phạm giao thông

 https://www.facebook.com/notes/lu%E1%BA%ADt-giao-th%C3%B4ng-v%C3%A0-c%C3%A1c-ch%E1%BA%BF-t%C3%A0i-x%E1%BB%AD-ph%E1%BA%A1t-vi-ph%E1%BA%A1m-giao-th%C3%B4ng/kinh-nghi%E1%BB%87m-x%E1%BB%AD-l%C3%BD-t%E1%BB%AB-a-z-khi-b%E1%BB%8B-csgt-d%E1%BB%ABng-xe/718737641558607



Tổng hợp các bài viết nên đọc trong Page:
1*. Quy trình xử phạt vi phạm giao thông: http://goo.gl/OrWMgs
2*. Kinh nghiệm xử lý khi bị dừng xe: http://goo.gl/vA2ENZ
3*. Một số văn bản Luật cần biết khi tham gia giao thông: goo.gl/aVBsBt
4*. Lưu ý với lỗi "sai làn": goo.gl/KJ4J3p
5. Vấn đề xử phạt "xe chính chủ": goo.gl/XPn2qL
6. Lỗi về gương chiếu hậu "thời trang"?: goo.gl/w0e6QJ
7. Thẩm quyền của CSCĐ, 113, C.A phường trong xử phạt giao thông:http://goo.gl/N5blbl
8. Vấn đề phí sử dụng đường bộ: goo.gl/5DpL6O
9. Tra cứu mức phạthttps://www.facebook.com/LuatGiaoThongDuongBoVietNam/posts/783036861795351
Và một số bài viết trong mục NOTES (GHI CHÚ) của Page
(mục có dấu * là quan trọng, cần đọc)
______________________________
Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
https://luatminhkhue.vn/tu-van-luat-dan-su/xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-giao-thong-duong-bo-.aspx
Kinh nghiệm vàng khi bị cảnh sát giao thông dừng xe
 http://www.baomoi.com/Kinh-nghiem-vang-khi-bi-Canh-sat-giao-thong-dung-xe/c/17882304.epi
Làm gì khi bị cảnh sát giao thông dừng xe
 http://www.ezlawblog.com/2015/04/blog-post_25.html
Cảnh sát giao thông cứng họng
https://www.youtube.com/watch?v=jslR3-4Q7nc