Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN ĐÃ CHẾT

CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN ĐÃ CHẾT

Ai chưa thì đọc bài này trước đã : "Bản chất của nhà nước" https://www.facebook.com/skepticvietnam/photos/722482231173992/

Chính trị vừa đơn giản vừa phức tạp, đơn giản là vì để thấu hiểu nó không khó, phức tạp là vì có quá nhiều trường phái, thuật ngữ khiến ta loạn cả đầu. Nhưng dù bạn cố không quan tâm đến chính trị thì nó vẫn cứ theo chân bạn ... mỗi ngày.

Bản chất của chính trị chỉ tóm gọn trong 2 thứ : QUYỀN LỰC và LỢI ÍCH
Chẳng lẽ bạn lại không bao giờ quan tâm đến quyền của bạn, lợi ích bạn đã đang sẽ có và mất ?

Ở thời phong kiến, quyền lực và lợi ích tập trung hết vào tay vua, vua chính là luật. Cũng chính bởi không còn ai to hơn vua nên tha hồ mà trác táng, ngân khố cạn kiệt lại cứ đầu dân mà bổ, dân làm lắm nhưng mình vua hưởng hết, căm lắm nên lật, tước hết quyền của vua chia cho nhiều đại diện nhân dân quyết định, tức là lật đổ quân chủ, chuyển sang dân chủ.

Nhưng dân chủ thế nào lại là chuyện mà thiên hạ đấu tranh cả mấy trăm năm nay chưa định hình được. Bởi vì có 2 thứ phải phân chia là Quyền lực và Lợi ích chia cho TOÀN BỘ NHÂN DÂN. Từ đó là nhiều thứ Chủ Nghĩa ra đời, mỗi thứ chủ nghĩa lại là 1 kiểu phân chia ( xem bảng )

Đầu tiên bạn cần hiểu 2 trục :

I. trục Lợi ích (trục màu xanh) : Lợi ích được hiểu gồm tiền, đất, tài sản ... mà trong đó cực CNTB thì cho các lợi ích đó là của riêng, còn CNXH thì cho các lợi ích đó là của chung. Của riêng thì tự làm tự hưởng, của chung thì không làm vẫn hưởng. Để phân chia, người ta cắt 1 phần tài sản cá nhân ra đóng góp thành quỹ chung và phân phát ra cho toàn xã hội ( vd đóng thuế để có tiền làm phúc lợi xã hội ) Trục Lợi ích chính là thước đo % tài sản cá nhân đóng góp vào quỹ chung.

II. trục Quyền lực (trục màu đỏ) : Để hiểu trục này ta cần phần chia xã hội ra làm nhà nước và nhân dân là 2 đối tượng riêng biệt song song tồn tại. << Ở VN ta hay nghe nói : Nhà nước là từ dân mà ra, nên tất cả đều là dân --> câu nói này là bịp bợm, đã làm cho nhà nước thì là quan chức nhà nước, không phải là dân nữa, sự bịp bợm này tạo ra rất nhiều sự hiểu lầm >> Trục Quyền lực được hiểu như sau :
- Nếu quyền lực của nhà nước càng lớn thì vị thế của người dân càng nhỏ và dần bị đè bẹp, xã hội sẽ chuyển dần về thời phong kiến.
- Chiều hướng ngược lại không phải là quyền lực của người dân lấn lướt quyền hành của nhà nước, mà là khi người dân tự ý thức việc mình làm thì nhà nước sẽ dần ít việc đi và dần dần biến mất. ( nếu dân ai cũng tự chấp hành luật giao thông thì CSGT sẽ biến mất khỏi biên chế nhà nước )
Sự phân chia quyền lực phụ thuộc vào Dân trí, nếu ý thức người dân kém, thì đương nhiên nhà nước nhiều việc kèm theo nhiều quyền hơn, chính bởi vậy nếu nhà nước muốn có nhiều quyền lực thì phải ngu dân. Ngu dân không chỉ nằm ở việc giáo dục mà ở việc thả nổi cho toàn xã hội phạm pháp, tham nhũng, hối lộ, để đến khi người dân muốn lên tiếng thì ai cũng đều có tội cả, muốn bắt, muốn giết không ai phản đối được. Hội hay nói đến việc : Tham nhũng ở VN giờ trở thành hợp lý và hợp pháp --> ý chính là như vậy : toàn xã hội ai cũng phạm pháp thì làm gì có quyền mà phản đối nhà nước.

Và khi đã hiểu rõ 2 trục Quyền lực và Lợi ích thì các thứ Chủ nghĩa này nọ chỉ là các cách phân chia khác nhau của 2 trục trên. Dĩ nhiên có rất nhiều cái tên gọi, nhưng chia làm 4 xu hướng chính :

1. Chủ nghĩa tự do (Liberalism) có đại diện là Mỹ, Mỹ không hề biết đến cái gọi là phong kiến nên họ không bị tư tưởng này áp đặt. Ở Mỹ mạnh ai nấy sống nên tiền và quyền đều là vấn đề cá nhân. Vấn đề giàu nghèo cũng phân biệt hết sức rõ rệt vì họ coi đó là chuyện cá nhân. Nhiều người thường thích lấy cái nghèo ở Mỹ ra để miệt thị, nhưng họ chẳng hề quan tâm đó là do tư tưởng tự do trong xã hội Mỹ.

2. Chủ nghĩa vô chính phủ (Anarchism) chưa có đại diện nào rõ ràng. Vô chính phủ ở đây không phải là tình trạng vô chính phủ hỗn loạn, mà như đã nói trong mục II khi ý thức người dân lên cao thì chính phủ sẽ dần dần biến mất, kèm theo đó là phúc lợi xã hội cao sẽ giúp đỡ cho nhiều người bất hạnh khác.

3. Chủ nghĩa Marx (Marxism) có đại diện là Liên Xô, sau khi CMt10 đạp đổ Sa hoàng lập tức dùng quyền lực nhà nước công hữu toàn bộ tài sản trên khắp cả nước, tài sản cá nhân hầu như không có. Cần hiểu cách mạng XHCN nghĩa là cắt 1 phần tài sản cá nhân ra để dùng vào việc chung, nhưng ở Liên Xô người ta không lấy 1 phần mà lấy tất cả, nó có cái tên gọi rất nổi tiếng : CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

4. Chủ nghĩa phát xit (Fascism) khỏi nói ai cũng biết đại diện là ai, nhưng hầu hết mọi người đều không nhận ra chủ nghĩa phát xít thực sự là gì. Hội không nói về tư tưởng phát xit như bài ngoại, phân biệt chủng tộc, nó chỉ là tác dụng phụ, và khiến người ta tưởng tượng ra 1 thứ hoàn toàn khác. Fascis nghĩa là Nhóm, chủ nghĩa này chủ trương tập trung hết quyền lực và lợi ích vào 1 nhóm - nhóm cầm quyền. Cho nên tất cả các chính quyền độc tài, nhà nước toàn trị hay các siêu tập đoàn, nhóm lợi ích giành "toàn quyền" điều khiển đất nước .. thì đều là nó cả, đương nhiên chẳng thằng nào chịu nhận mình đi theo chủ nghĩa phát xit cả. Chủ nghĩa phát xít chỉ là 1 hình thức khác của phong kiến, thay vì tập trung vào 1 người là vua thì giờ là 1 nhóm mà thôi.
Dĩ nhiên nhiều người sẽ bảo giờ nước nào chẳng phải do nhóm người cai trị. Chủ nghĩa phát xit đương nhiên có đặc trưng, đó là triệt tiêu nhóm đối lập bằng bạo lực để được độc quyền lãnh đạo và thu lợi lộc.

5. Vùng màu vàng ở trung tâm - Xã hội dân chủ (Social-democracy) được đa số các nước phát triển lựa chọn, vì nó chia đều cả 2 trục quyền lực và lợi ích để hạn chế sự xung đột trong xã hội. Xã hội ở đây chính là xã hội chủ nghĩa, nhưng nó không phải là chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa cộng sản đã biến mất hoàn toàn khỏi thế giới. Vẫn là cuộc cách mạng XHCN, nhưng là chỉ cắt 1 phần tài sản cá nhân ( ở đây chỉ là 50% thu nhập ) để chia cho toàn xã hội. đó chính là cái mà ở VN người ta kể là CNTB đã thay đổi để tiếp tục tồn tại. Xã hội dân chủ quan trọng nhất yếu tố con người, bởi vì họ đã đóng góp 1 phần lớn trong tài sản của mình cho xã hội, nhà nước được thành lập chính là để phân chia số tài sản chung này.

- Nhưng dân mỗi người 1 ý kiến thì phân chia thế nào ?
Những người có cùng 1 ý kiến sẽ tập hợp thành 1 Đảng phái, các Đảng phái đó sẽ cử đại diện đi đấu tranh với các Đảng phái khác không cùng ý kiến với mình, ai được nhiều người ủng hộ hơn người đó sẽ thắng, đó chính là phần Dân chủ trong mô hình xã hội dân chủ.
Người dân cả 1 đất nước không thể nào có cùng 1 ý kiến, nên chuyện 1 nước chỉ có 1 Đảng như VN là chuyện bịp bợm, Đảng phải là để đấu ý kiến với nhau, ai có lý hơn người đó thắng, 1 Đảng thì anh đấu với ai ?

Nhiều người thường đánh đồng Chủ Nghĩa Xã Hội với Chủ Nghĩa Cộng Sản dù 2 cái này khác nhau, từ đó dẫn đến nhiều sự ngụy biện. Chủ nghĩa Cộng Sản có đặc trưng là lấy hết toàn bộ tài sản cá nhân trong nước, ngày nay ta không thấy có nước nào làm như vậy nữa (kể cả VN, TQ), đương nhiên là chủ nghĩa này đã chết, chết hoàn toàn. Nhưng có người cứ khoái hoang tưởng chủ nghĩa xã hội dân chủ chính là chủ nghĩa cộng sản đẻ ngụy biện cho sự tồn tại dưới cái tên ở những nước gọi là Cộng sản còn sót lại.

Chủ nghĩa mà chính quyền VN hiện nay theo đuổi không phải là chủ nghĩa Cộng Sản, tất nhiên không phải là Dân Chủ Xã Hội, vậy thì nó là gì ?
Vậy hay nhìn lại hình vẽ của Hội, khi tài sản trước đã bị công hữu giờ chuyển hết sang tư hữu, nhưng tư hữu là vào túi ai ? À nhắc lại 1 ý ở trên : << Ở VN ta hay nghe nói : Nhà nước là từ dân mà ra, nên tất cả đều là dân --> câu nói này là bịp bợm, đã làm cho nhà nước thì là quan chức nhà nước, không phải là dân nữa, sự bịp bợm này tạo ra rất nhiều sự hiểu lầm >>
Đáng lẽ tư hữu là cho nhân dân, nhưng các quan tự nhận mình là dân, nên tư hữu vào hết túi quan, xây nhà nghỉ cho quan, cấp tiền cho quan đi du lịch, ăn uống, hut hít, gái gú, tặng quà lẫn nhau ... Bịp bợm chính là ở chỗ ấy, các quan tự nhận mình là dân, rồi chia chác của cải cho "dân quan".

Nhắc lại nhé : Khi mà quyền lực và lợi ích tập trung hết vào 1 nhóm ( ĐCS ) điều hành đất nước thì đó chính là chủ nghĩa phát xít. Đặc trưng của chủ nghĩa phát xít chính là triệt hạ đối lập bằng bạo lực để được độc quyền lãnh đạo và tha hồ bóc lột đất nước.


Hội Sceptic Việt Nam

CHÂN DUNG QUYỀN LỰC

CHÂN DUNG QUYỀN LỰC

Chắc hẳn các bạn còn chưa quên trang này, chỉ trong một thời gian ngắn hoạt động nhưng blog này đã thu hút một lượng lớn độc giả bằng những tin tức hậu trường chính trị VN dưới phong cách hết sức chuyên nghiệp chứ không hổ lốn như các blog chính trị khác.

Đặc biệt là khi CDQL đăng tin về tình hình của ông Nguyễn Bá Thanh, người đã biết mất bí ẩn từ nhiều tháng trước đó. Độ hot của CDQL diễn ra trong vài tháng cho đến khi ông Nguyễn Bá Thanh từ trần.

Từ đó đến nay CDQL không còn hoạt động nữa, mặc dù là có một vài clone nhưng không còn bài nào có giá trị thông tin như nó đã từng đăng tải trước đó.

Người ta đặt câu hỏi ai là người đứng đằng sau blog này ? Liên kết các dữ kiện trên, không ai khác chính là ông Nguyễn Bá Thanh.

Bất chấp mọi nỗ lực trấn an dư luận rằng cái chết của ông Thanh là hoàn toàn tự nhiên, nhưng những người tinh ý đều nhận ra đây là ám sát chính trị, lãnh đạo cấp cao như các ông đều được chăm sóc sức khỏe đặc biệt với những bác sĩ giỏi nhất, không ai ra đi chóng vánh trong chưa đầy 1 năm như thế cả.

Sau vụ việc của ông Nguyễn Bá Thanh, câu hỏi là Sẽ còn ai dám đứng ra chống tham nhũng nữa ? Ai sẽ dám tiếp bước ông Thanh khi mà người ta đã chứng kiến toàn bộ những gì đã xảy ra với ông ?

Ở VN việc chống tham nhũng không phải của người dân, chẳng phải của nhà báo, còn lãnh đạo nào muốn chống thi cứ nhìn gương ông Thanh. Đó có lẽ là cách chống tham nhũng mà Ai Cập muốn học tập chăng ?




Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Chân tướng đằng sau sự bùng nổ dân số thế giới

Thời thịnh thế trữ đồ cổ, thời loạn thế mua vàng kim, thời mạt thế phải tu hành
Tác giả: Trương Kiệt Liên
[Chanhkien.org] Người Trung Quốc có câu ngạn ngữ: “Thời thịnh thế trữ đồ cổ, thời loạn thế mua vàng kim“, ấy là nói về sách lược ứng phó để giữ tiền bạc của người đời, ngôn từ giản dị mà ý nghĩa minh bạch. Trải qua mấy nghìn năm hết thịnh thế lại đến loạn thế, câu nói này vẫn lưu truyền đến nay; điều ấy chứng tỏ con người ta đều có nhận thức giống nhau về vấn đề này trên thực tiễn.
Luân chuyển giữa thịnh thế và loạn thế là trạng thái bình thường của thế gian. Câu ngạn ngữ này chỉ nói với chúng ta rằng cần xử lý như thế nào để bảo trì và gia tăng lợi ích của bản thân trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, vạn sự vạn vật đều có chu kỳ thành-trụ-hoại-diệt, xã hội nhân loại cũng có trạng thái cuối cùng mà trong kinh Phật gọi là thời “mạt pháp, mạt kiếp”. Vào thời này con người phải làm sao đây? Con người thời mạt thế phải làm sao để bảo toàn lợi ích tối đa?
Vấn đề này nói ra rất mẫn cảm. Nếu như nhân loại vẫn chưa đi đến trang cuối cùng của lịch sử, thì vấn đề “kỵ húy” này cũng không cần phải động chạm tới. Chính như câu ngạn ngữ nói, đó là liên quan tới thịnh thế và loạn thế. Kỳ thực, toàn bộ câu ngạn ngữ chỉ liên quan đến một vấn đề then chốt: thời mạt thế phải tu hành.
Lời dạy của người xưa thực ra là: “Thời thịnh thế trữ đồ cổ, thời loạn thế mua vàng kim, thời mạt thế phải tu hành.”
Lẽ nào nhân loại đang sống đúng vào thời mạt thế? Có gì làm bằng chứng không? Đáp án là có. Đối với người tu luyện mà nói, đây không phải là điều gì bí mật cả, chỉ là con người hiện đại chịu ràng buộc của các quan niệm cố hữu mà không nguyện ý tìm hiểu, hoặc có tiếp xúc thì cũng bán tín bán nghi.
Trên thực tế, rất nhiều lời tiên tri nổi tiếng trên thế giới đều chỉ nói đến thời kỳ này của nhân loại rồi chấm dứt. Nếu như không phải tất cả họ đều thông đồng để lừa con người hiện đại chúng ta, thì đây chính là chứng cứ đầy đủ, điều có thể khiến nhân loại ngày nay tự mình phán xét.

Biểu đồ dân số thế giới qua các thời kỳ.
Biểu đồ dân số thế giới mấy nghìn năm qua có thể rất trực quan để chúng ta thấy, rằng thời mạt thế sẽ phát sinh sự kiện gì? Trên biểu đồ ghi chú: Trước cách mạng nông nghiệp mấy nghìn năm trước, dân số thế giới cơ bản ổn định. Sau cách mạng nông nghiệp, dân số dần dần tăng lên. Tăng dần cho đến cách mạng công nghiệp. Đến đây, đường dân số bắt đầu vọt lên cao. Dân số thế kỷ này tăng lên rất nhanh chóng, cứ 10 năm tăng 1 tỷ người. Đến đầu năm 1992, dân số đã đạt 5,5 tỷ người. Dự kiến đến năm 2032, dân số thế giới đạt 9 tỷ người. Từ đó có thể thấy, nói rằng thế giới chúng ta đang trải qua sự bùng nổ dân số thì cũng không quá.
Mấy nghìn năm qua, dân số loài người tăng lên chầm chậm, điều này có thể dễ lý giải. Nhưng vì sao đến cách mạng công nghiệp, dân số lại đột nhiên bùng nổ? Bùng nổ dân số đã trở thành dấu hiệu trọng yếu cho thời mạt thế của nhân loại, là vì nguyên nhân gì?
Ở đây, chúng ta không đàm luận từ góc độ khoa học kỹ thuật, rằng sự tiến bộ y tế khiến dân số tăng trưởng nhanh như thế nào, v.v. Thực ra, điều này có thể có tác dụng bang trợ, nhưng không thể đột nhiên cải biến quỹ tích của đường cong dân số. Chúng ta có thể lấy khái niệm đồ thị giá cổ phiếu mà mọi người đều quen thuộc để liên tưởng.
Nếu như đem biểu đồ dân số coi như biểu đồ chứng khoán, thì hiển nhiên mấy nghìn năm trước chưa hình thành giá thị trường. Đến cách mạng công nghiệp, rõ ràng người ta đã nghe nói về thị trường, liên tục tiến vào và khiến giá cả dần tăng lên. Đến thế kỷ này biểu đồ dựng đứng, thì những người chơi chứng khoán đều biết, một số lượng lớn người đã tiến vào; hiển nhiên cơ hội ở tại đây, nên người ta đều đến cả.
Một thị trường siêu cấp cuối cùng đã hình thành tại thế gian nhân loại sau hàng nghìn năm chờ đợi. Thời kỳ này chính là thời kỳ mà các lời tiên tri nổi tiếng ở cả Đông và Tây phương gọi là “đoạn kết”, cũng có thể nói là thời mạt thế.
Hiển nhiên, thị trường này liên quan đến chỉ tiêu nhân khẩu và thu hút sinh mệnh khắp nơi ào ào tiến đến làm người. Nói cách khác, giá trị được nhà đầu tư coi trọng đã tăng lên trên thị trường siêu cấp, khiến tiền bạc không còn quan trọng nữa; nhà đầu tư đã bỏ một lượng lớn vốn để đến làm người, và đến hiện nay, họ đã không lầm khi chọn làm người. Từ đó nhân gian xuất hiện tình cảnh “cứ 10 năm tăng 1 tỷ người”.
Bởi vì thị trường này và sinh mệnh là có tương quan, nên việc bảo trì và gia tăng giá trị sinh mệnh đã trở thành động lực trung tâm của thị trường này. Đồ cổ có thể trữ, vàng kim có thể mua, còn sinh mệnh thì tính sao đây? Sinh-lão-bệnh-tử, ai có thể nắm chắc? Có thể người ta đều nghĩ đến tu hành để được cứu độ.
Trên thực tế, trong mấy nghìn năm qua, cho dù là Phật gia, Đạo gia, Thiên Chúa giáo hay Cơ Đốc giáo, thì tất cả chính giáo của nhân loại đều nói với chúng ta một vấn đề, đó là Cứu Thế Chủ được chờ đợi đã tới, Thần Phật sẽ cứu độ thế nhân. Xã hội nhân loại thời kỳ này cũng được gọi là mạt thế.
Người tu hành có thể được cứu độ, thế nhưng giữa tu hành và mạt thế có quan hệ gì? Theo kinh nghiệm quá khứ, người tu hành phải vào chùa miếu hoặc làm đạo sĩ, cũng có người lên núi sâu để mật tu. Đương nhiên, nếu nhiều người vào chùa thì xã hội nhân loại sẽ không thể vận hành một cách bình thường; như vậy, khi nhiều người đến xã hội nhân loại thời mạt thế để tu luyện thì có lẽ họ sẽ không theo cách thanh tĩnh vô vi như trong quá khứ. Nhân loại có thể xuất hiện một hiện tượng đặc biệt, đó là người ta không ly khai thế tục mà vẫn có thể tu hành viên mãn.
Điều này nghe như không thể tưởng tượng nổi, nhưng trường hợp đặc biệt đã xuất hiện. Khi một lượng lớn sinh mệnh đến để làm người, vào năm 1992 khi dân số thế giới lên đến 5,5 tỷ, tại Trung Quốc xác thực đã xuất hiện một pháp môn thượng thừa của Phật gia mà không thoát ly thế tục để tu luyện. Đây chính là Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, lấy tu luyện “Chân-Thiện-Nhẫn”, đặc tính vũ trụ làm trung tâm, kèm theo bộ 5 bài công pháp diễn luyện thân thể. Xác thực có vô số người đã được hưởng lợi ích, nhờ sinh mệnh thăng hoa mà vui mừng giới thiệu cho người khác, khiến người tu ngày một đông.
Trước đó, trong lịch sử nhân loại cũng có pháp môn tu luyện giữa sinh hoạt đời thường, nhưng hoàn toàn không được ghi lại. Sự bùng nổ dân số nhân loại và pháp môn phổ truyền để đại chúng tu luyện giữa thế tục chẳng phải thật trùng hợp? Chẳng lẽ Thiên ý đã sớm định trước?
Cho dù thế nào, thì người ta vẫn thấy rõ một sự thật, đó là sau mấy năm hồng truyền, đến năm 1997, tại Trung Quốc đã có khoảng 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công; đạo lý “mạt thế phải tu hành” đã được người ta thấy rõ.
Nói đến mạt thế, người Trung Quốc ngày nay có câu rất kêu: “Nếu trời có sụp, phải chết thì chúng ta chết cùng nhau.” Ý là cho dù điều gì xảy ra đi nữa thì cứ tận hưởng lạc thú trước mắt cái đã. Kỳ thực, người ta chỉ cần tĩnh tâm nhìn vào biểu đồ dân số thế giới thì sẽ rõ ngay. Cũng bao gồm cả những người huênh hoang kia, họ đều là những sinh mệnh đến để làm người; còn đối với những người chịu ảnh hưởng của thuyết vô thần, thật chẳng khác gì họ tự khinh rẻ chính mình.
Tuy nhiên nhân loại đây là không gian mê. Chúng ta có thể thấy, khi nhân loại xuất hiện “bùng nổ dân số” thì nhất định là một lượng lớn sinh mệnh muốn bảo đảm chắc chắn sẽ gặp Đại Đạo ở đây và vì thế tranh nhau mà đến. Vì nguyên nhân ấy, nên tưởng rằng rất hỗn loạn khó hiểu mà lại rất hợp tình hợp lý.

Nhân loại chính đang trong thời kỳ lịch sử đặc thù mà kinh Phật «Vô Lượng Thọ» ghi lại: Ưu Đàm hoa là thiên hoa chỉ điềm lành linh dị, trên thế gian không có, ba nghìn năm mới nở một lần. Khi hoa này nở là báo hiệu Chuyển Luân Thánh Vương đã tới hồng truyền pháp môn tu luyện mà không đoạn tuyệt duyên trần. Chuyển Luân Thánh Vương, còn gọi là Chuyển Luân Pháp Vương, với Phật Di Lặc tương lai được dự ngôn trong kinh Phật là cùng một người.
Kể từ năm 2005, tại rất nhiều nơi trên thế giới, người ta đã phát hiện thấy hoa “Ưu Đàm Bà La” khai nở. Theo kinh Phật «Vô Lượng Thọ» ghi lại: Ưu Đàm hoa là thiên hoa chỉ điềm lành linh dị, trên thế gian không có, ba nghìn năm mới nở một lần. Khi hoa này nở là báo hiệu Chuyển Luân Thánh Vương đã tới hồng truyền pháp môn tu luyện mà không đoạn tuyệt duyên trần, không thoát ly thế tục mà có thể tu thành Như Lai.
Chuyển Luân Thánh Vương, còn gọi là Chuyển Luân Pháp Vương, với Phật Di Lặc tương lai được dự ngôn trong kinh Phật là cùng một người. Khi quan sát sự “bùng nổ dân số” thế giới, chúng ta có thể thấy mục đích các sinh mệnh là mượn thân người để đắc Pháp; thân người đã trở thành một thứ vô cùng trân quý trong vũ trụ.
Nếu như hỏi con người hiện đại phương án đầu tư tốt nhất cho sinh mệnh, thì “mạt thế phải tu hành” đã trở thành điều bảo chứng tốt nhất cho sinh mệnh bản thân. Người ta có thể quan sát thấy hiện tượng này, đó là trong các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, họ coi rất nhẹ những kiếp nạn thời mạt thế như được nói trong các truyền thuyết; không phải là họ không tin, mà là họ có tín tâm vào bản thân.
Đãng đãng thiên môn vạn cổ khai, Kỷ nhân quy khứ kỷ nhân lai” (Dần từ vạn cổ cổng trời khai mở, Hỏi mấy người đến mấy người trở về), hai câu mở đầu bài thơ «Mai Hoa Thi» của Thiệu Ung tiên sinh triều Tống cũng là lời cảm thán đối với sự “bùng nổ dân số” của nhân loại thời mạt thế. Cứu độ thời mạt thế, vạn cổ nay trở về. Hỏi có mấy người trở về, bao nhiêu Vương giả quy vị; bao nhiêu người phải trả hết nợ, mà lưu lại hối tiếc mãi mãi?
Dịch từ:

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

7 ĐIỀU CẦN "HỌC" ... SUỐT ĐỜI

7 ĐIỀU CẦN "HỌC" ... SUỐT ĐỜI
Thứ nhất, "học nhận lỗi". Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.
Thứ hai, "học nhu hòa". Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Giữ tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn
Thứ ba, " học nhẫn nhục". Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.
Thứ tư, "học thấu hiểu". Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?
Thứ năm, "học buông bỏ". Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!
Thứ sáu, "học cảm động". Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ mừng vui cùng cho họ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.
Thứ bảy, "học sinh tồn". Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bè bạn yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân
- ST -

___________________________

Đừng ước rằng mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn. Hãy ước bạn tài giỏi hơn.
Đừng ước rằng bạn sẽ có ít rắc rối trong cuộc sống. Hãy ước bạn có nhiều kỹ năng hơn.
Đừng ước cuộc sống của bạn có ít thử thách. Hãy ước bạn khôn ngoan hơn.
- Jim Rohn -

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

BÀI CA BÃO TÁP

BÀI CA BÃO TÁP
Hỡi bão bùng gió lốc
Ngươi hãy gầm nữa lên
Quất mạnh vào núi dốc
Băng qua ngàn thảo nguyên!
Nào ai cản được ngươi
(Dù sức người, sức đá)
Vì ngươi là bão tố
Chân không được bước lui!
Ngươi hãy ôm vũ trụ
Xiết mạnh nó vào lòng
Gầm to cơn phẫn nộ
Trước cảnh đời bất công
Hãy đòi cả bầu trời
Cùng xông vào chiến đấu
Cho mây trời tóe máu
Trong lửa bốc thành hơi!
Vậy mà sao chính ngươi
Lại hát lời rệu rã
Như giọng bầy trẻ nhỏ
Lạc lõng muôn phương trời?
Sao ta không được nghe
Khúc ca đầy hy vọng
Mà toàn thứ giọng rè
Khô khan và trống rỗng?
Ta như bị trói tay
Trước nghìn vành móng ngựa
Trời thì giam ý nghĩ
Thân thì không cánh bay!
Tim ta mới nghèo sao
Không thể gây điện thế
Thần thánh cũng từ lâu
Bỏ ta, theo chớp lóe!
Tim ta vẫn gầm vang
Ôi trái tim nóng bỏng
Nỗi đau dâng thành sóng
Ầm ầm trên đại dương!
Ngươi ở đâu, bão táp
Ngươi chìm đi rồi sao?
Ồ, ngươi không đủ sức
Làm nên cơn sóng trào!
Thôi để ta xông lên
Chân trời cao bốc lửa
Cuồn cuộn nhịp thăng thiên
Khói lửa thông hối hả ...
Khi nào ta tới đích
Sẽ hỏi chuyện chúa trời
Ngay trong lời quở trách
Than lửa cũng sục sôi!
Và trời phải sụp rơi
Ta rơi theo trời đó --
Dù mây mù chớp lửa
Ta vẫn là ta thôi! ...
(-- Karl Marx)

Tướng mệnh

Thầy là người chỉ ra con đường (đạo) để một (hoặc nhiều) người nương theo đó mà đi, trong quá trình đi ấy mà cá thể (tập thể) kia trải nghiệm để thăng hoa. Tuy nhiên cũng có con đường đúng và con đường lầy lội như đường về nhà bà nội...
Sử Kí 史記: Quốc hữu đạo, tức thuận mệnh; quốc vô đạo, tức hành mệnh 國有道, 即順命; 國無道, 即衡命 (Quản Yến truyện 管晏傳) Nước có đạo, thì tuân theo mệnh; nước không có đạo, thì chống lại mệnh.
****************
Sinh thời Khổng Minh thường hoài bão cái chí:''Ở đời khác thường, làm sự nghiệp phi thường, cùng thì tự tốt lấy ta, đạt thì đem hạnh phúc cho thiên hạ''.
Rút cuộc, sự nghiệp phi thường nửa đường đứt gánh, độc thiện kỳ thân chẳng xong, kiêm thiên hạ cũng hão huyền. Mặc dầu ông đã cố gắng hết mình cúc cung tận tụy đến chết mới thôi, cộng với cái tài lược hơn người, thế mà tâm trạng Gia Cát Khổng Minh lúc chết thật bi ai. Gượng bệnh sai tả hữu vực lên chiếc xe nhỏ ra trại đi xem các chỗ đóng quân. Gió thu thổi mạnh lạnh buốt tới xương, mới thở dài than rằng:
''Từ đây ta không còn được ra trận đánh giặc nữa
Trời xanh thăm thẳm, giận này biết bao giờ nguôi
Muôn việc chẳng qua do số vận
Người sao cưỡng được lòng trời''.
Cái lý do gây ra Cổ kim Anh hùng cũng khó chống lại số mệnh.
Việc đời thiên hình vạn trạng, sớm thay chiều đổi không đi ra ngoài vòng thiên số.
Bởi thế, cụ Trạng Trình mới dạy người sau:
''Khôn cũng chết, dại cũng chết. Biết thì sống.
Biết ở đây có nghĩa là Tri mệnh.

******************
Người kẻ sĩ sẵn sàng hi sinh cho người tri kỷ, người phụ nữ thì thường bao dung che chở cho người làm mình vui. (Chiến Quốc Sách)

Bây giờ ngộ ra một điều: Người cạnh ta cũng phải biết cách dỗ dành họ thì họ mới hết mình với ta. Người phụ nữ khi mình dỗ dành họ vui thì họ mới phục vụ ta hết mình.

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Lưỡi không xương…

Lưỡi không xương…
SGTT.VN - “Trăng lặn. Mặt trời mọc…”, cách nói quen thuộc và đầy hình tượng ấy thật ra… không đúng. Mặt trời chẳng từ đâu mọc lên và mặt trăng chẳng lặn đi đâu hết! Những “sai lầm” mang lại sự linh hoạt, hấp dẫn cho ngôn ngữ và văn chương nghệ thuật sẽ không còn vô hại khi đi vào thế giới khoa học.
Hiểu ngôn ngữ như là phương tiện truyền thông, Francis Bacon yêu cầu sự chính xác và gọi những sai lầm ấy là ngẫu tượng cái Chợ. Từ gợi ý của Bacon, thế kỷ 20 còn nhận ra rằng ngôn ngữ không chỉ là phương tiện truyền thông mà còn là không gian hành động xã hội tạo nên sự cảm thông, đoàn kết cũng như gây ra bao thị phi, xung đột và áp bức. Ngôn ngữ ẩn giấu nguy cơ to lớn: khả năng xuyên tạc, lừa dối và thống trị.
Trong gọng kềm ngôn ngữ
Tư duy của chúng ta gắn liền với việc sử dụng ngôn ngữ. Vì thế, hầu như rất khó thoát khỏi những ảo tượng và những chiếc bẫy rập có nguồn gốc sâu xa trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ngôn ngữ là những quy ước và là một bộ phận cấu thành của văn hoá tư duy. Khi đầy rẫy khiếm khuyết, chúng là các rào cản tinh thần thật khó vượt qua để đi đến chân tướng của sự vật. Ta rất muốn tin rằng chính tư duy của ta là kẻ làm chủ ngôn ngữ. Khổ nỗi, sự thật thường ngược lại.
Việc sử dụng ngôn ngữ bắt nguồn từ lời nói thường ngày, vốn có xu hướng giản lược. Những ngộ nhận nằm ngay trong cấu trúc và nội dung định nghĩa của những ngôn từ. Có thể nói ngôn ngữ là một loại “phần cứng” quy định ranh giới cho “phần mềm” là những tư tưởng của ta. Ta chỉ có thể suy nghĩ những gì ngôn ngữ chúng ta cho phép, và ta khó đi đến những sự phân loại và phân biệt nào không nằm sẵn trong cấu trúc của ngôn ngữ chúng ta.
Theo Bacon, ngôn ngữ dẫn dắt ta đến sai lầm chủ yếu bằng hai con đường:
– Ta đặt tên cho những sự vật không hề có thực, nhưng những tên gọi này lại có ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư và cách hành xử của ta. Không chỉ… “Ông Địa”, “Thần Tài” mới mang lại bao niềm vui và nỗi buồn cho những vị… ham đánh đề, mà cả những khái niệm có vẻ rất khoa học cũng đã không ngừng đánh lừa những đầu óc khoa học. Chẳng hạn, hàng thế kỷ, nhiều nhà khoa học tin vào một chất “ether” nào đó như là môi trường vận động của vật chất, trước khi tỉnh ngộ rằng nó chỉ là một sản phẩm hoang đường.
– Mặt khác, ta lại có rất nhiều từ ngữ để đặt tên cho những sự vật có thực, nhưng do sự trừu tượng hoá vụng về hay diễn dịch vội vã từ thực tại, các từ ngữ ấy rất mơ hồ, bất định, không chính xác. Ngẫm nghĩ xem, bạn sẽ dễ dàng phát hiện vô số những từ ngữ thuộc loại ấy. Thêm vào đó, ta thường sử dụng nhiều từ ngữ theo quán tính mà ít khi tiến hành quan sát và phân tích nội dung thực sự của chúng. Chẳng hạn, ta dễ nhận ra một nhà lãnh đạo có tài, nhưng không dễ dàng chút nào để xác định một cách khách quan những phẩm chất lãnh đạo để thực sự hiểu những gì đã tạo nên một nhà lãnh đạo như thế, và xét xem, liệu những phẩm chất, năng lực ấy có thể truyền đạt hay huấn luyện được hay không. Ta cũng dễ dàng cả tin vào những “huyền thoại” chỉ vì chúng được phát biểu hay trình bày một cách hào nhoáng. Xu hướng này bắt nguồn từ ảo tưởng rằng sự vật hay công việc nhất định sẽ mang lại những thành quả tốt đẹp chỉ nhờ chúng được khoác lớp vỏ ngôn ngữ trịnh trọng, khả tín.
Ngẫu tượng cái Chợ dựa trên lòng tin sai lầm rằng những gì mọi người xem là đúng thì cũng tự động là đúng! Giống như ở giữa chợ, ta “mua” những từ ngữ và ý tưởng của người khác, và “bán” cho họ những từ ngữ và ý tưởng của ta. Bao lâu mọi người đều hài lòng thì mọi việc đều ổn thoả. Những quy ước ngôn ngữ có sức mạnh khủng khiếp, mặc dù không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực tại. Chính vì thế, vào buổi bình minh của nền khoa học hiện đại, Francis Bacon là người đầu tiên nhấn mạnh đến yêu cầu phải làm cho ngôn ngữ được trong sạch và chính xác. Theo ý nghĩa đó, ngẫu tượng cái Chợ là một ẩn dụ quan trọng khác trong lịch sử của tư duy phản biện, vì nó minh hoạ sự cần thiết của việc làm cho tư tưởng được trong sáng, điều kiện tiên quyết cho tư duy khoa học.
“Bước ngoặt ngôn ngữ học”
Ngôn ngữ càng có sức biểu cảm bao nhiêu, càng dễ mang tính bạo lực bấy nhiêu… Xin cảnh giác: tiếng Việt đẹp đẽ và thâm thuý của chúng ta cũng là một ngôn ngữ rất giàu tính biểu cảm!
Ngẫu tượng cái Chợ còn gợi ý nhiều khía cạnh hệ trọng khác nữa của ngôn ngữ. Chúng có nguồn gốc xa xưa từ cuộc tranh luận triết học sôi nổi nhất ở thời trung cổ, rồi được đào sâu và phát triển trong triết học hiện đại. Từ chỗ xem tư duy đi trước ngôn ngữ, xem khái niệm (như là sản phẩm của tư duy và là bản chất bền vững của sự vật) đi trước từ ngữ (như cái vỏ quy ước nhất thời của khái niệm), triết học hiện đại hầu như có cách nhìn ngược lại. Chính cách nhìn mới mẻ ấy đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng trong triết học: từ nền triết học lấy ý thức làm trung tâm (với tư duy là hình thức cao cấp nhất) chuyển sang nền triết học lấy ngôn ngữ làm trung tâm. Cuộc cách mạng ấy được gọi là “bước ngoặt ngôn ngữ học” trong triết học đương đại. Ta sẽ còn có dịp đề cập những vấn đề rất phức tạp và thú vị này. Ở đây, tiếp theo mạch suy nghĩ của Bacon, chỉ xin nhấn mạnh thêm hai điểm liên quan đến ngẫu tượng cái Chợ.
“Thơn thớt nói cười”…
Sở Khanh dùng lời đường mật để đưa Kiều vào bẫy. Khi họ Sở cam kết Nàng đà biết đến ta chăng, bể trầm luân lấp cho bằng mới thôi! và hẹn hò giờ giấc cụ thể để dẫn Kiều “trốn thoát”, những lời nói ấy không đơn thuần truyền đạt thông tin mà còn thực hiện một hành động lừa bịp đầy ác ý – Bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao. Triết học hiện đại dành cho hiện tượng này một thuật ngữ chuyên môn: “hành vi ngôn ngữ”. Cam kết, hứa hẹn, tuyên bố, ra lệnh… ngôn ngữ còn là hành vi gây ra hậu quả, chứ đâu phải chỉ là lời nói gió bay! Kể sao hết bao nhiêu tội ác và bao nhiêu nạn nhân của trò chơi ngôn ngữ, của việc đánh tráo và lạm dụng khái niệm. Thêm nữa, ngôn ngữ càng có sức biểu cảm bao nhiêu, càng dễ mang tính bạo lực bấy nhiêu. Ca tụng lên tận mây xanh hoặc vùi dập xuống bùn đen, ngôn ngữ đều phô bày tính bạo lực của nó: gây ảo tưởng và khổ đau cho người khác. Xin cảnh giác: tiếng Việt đẹp đẽ và thâm thuý của chúng ta cũng là một ngôn ngữ rất giàu tính biểu cảm!

Bùi Văn Nam Sơn

Theo amvn.free.fr

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

CHÁNH NGỮ và GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG

CHÁNH NGỮ và GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG

Thân chào các quý độc giả, 

Ngôn ngữ là phương tiện chính kết nối với con người với con người và là một trong những yếu tố gây ấn tượng mạnh nhất trong các mối quan hệ: Lời nói càng hay thì càng dễ đi vào lòng người, lời nói càng dở thì càng dễ mang vạ. 

Trong công tác truyền thông và giao tiếp, một câu hỏi luôn được đặt ra là: Thế nào là góp ý xây dựng và tấn công phá hoại, đâu là giới hạn của tự do ngôn luận ? Ranh giới mong manh này làm cho nhiều người chúng ta rất lúng túng trong việc xử lý các vấn đề hàng ngày.

Vài tuần trước, vì một cuộn phim nói xấu nhà tiên tri Mohamed mà cộng đồng Hồi giáo đã nổi giận tấn công sứ quán Mĩ ở Lybia. Người làm phim không vi phạm luật tự do ngôn luận. Thế nhưng, cuốn phim rõ ràng để lại hậu quả rất xấu cho xã hội, làm căng thẳng thêm mâu thuẫn sẵn có giữa cộng đồng Hồi giáo và phương Tây. Dù không phạm luật, nhưng những hành vi như vậy vẫn nên bị lên án.

Người viết đưa tới cho độc giả khái niệm CHÁNH NGỮ trong Phật giáo, hy vọng giúp các các ngôn từ có cái nhìn đúng đắn hơn về việc sử dụng ngôn từ trong giao tiếp và phát biểu trước công chúng.

Chánh ngữ đứng hàng thứ ba trong Bát Chánh Đạo của nhà Phật. Thực hành Chánh ngữ tức là dùng lời nói để tạo thiện nghiệp chứ không phải bất thiện nghiệp, là tránh xa bốn loại lời nói: Vọng ngôn (nói dối), Lưỡng thiệt (nói hai lưỡi), Ác ngôn (nói lời hung dữ ác độc) và ỷ ngữ (đồn thổi, đơm đặt). Người thực hành Chánh ngữ không dùng lời nói để tạo ra các nghiệp ác như xui khiến thiên hạ đánh nhau, nói lời cay độc để người khác đau khổ, buồn rầu, đặt điều để người này ghét người khác.

Để thực hành chánh ngữ, Đức Phật dạy con người phải nghĩ chín 5 điều trước khi nói (viết), đó là:

1. Nói đúng lúc hay sai lúc ?
2. Nói thật hay nói sai sự thật ?
3. Nói lời ác độc hay nhu hòa ?
4. Nói có lợi hay có hại ?
5. Nói với từ tâm hay sân tâm ?

Tức là, trước khi nói (viết) một điều gì, chúng ta hãy:

- Xem đó có phải thời điểm thuận lợi nhất để nói (viết) không ?
- Xem điều mình sắp nói (viết) có thật không - Rất nhiều người có thói quen nói/viết sai sự thật, đến nỗi họ cũng không nhận ra là mình đang nói/viết sai sự thật (ví dụ: tôi biết chắc hay là tôi mới chỉ nghe nói thôi, tôi tận mắt nhìn thấy hay tôi mới nghe người ta kể lại, anh đó là tên ăn cắp hay cả cái làng của anh đó là tên ăn cắp).
-Xem lời mình nói (viết) ra có hợp với đối tượng người nghe (đọc) không: mục đích của mọi thứ ngôn ngữ là để truyền tải thông tin, không phải để cho sướng miệng mình và khổ lỗ tai người khác.
- Xem lời mình sắp nói (viết) có làm tình hình tốt lên không ? – Nếu nói, viết ra mà chỉ làm tình hình tệ đi thì tốt nhất là đừng nói (viết) nữa.
- Xem lời nói của mình có mục đích tốt không – Tức là tự quán chiếu mình xem mình nói vì muốn người ta tốt lên, hay để dìm họ xuống; nói để xây dựng hay mượn cớ xây dựng để nói cho hả giận; dùng lời nói để truyền tải thông tin tốt đẹp hay nói cho sướng miệng mình, nói để hướng người khác tới lẽ phải hay là miệng nói mà trong bụng thầm nhủ: „Quỷ tha ma bắt mày đi“ ?

Hiện nay, trên các trang mạng có nhan nhản những lời mang đến các thông tin dối trá, đơm đặt kích bác, chia rẽ, đâm chọc. Đó là các thông tin rác rưởi. Trong thời đại thông tin, nếu để cho các thông tin rác tràn lan, thì rất nhanh chóng tư duy của con người sẽ bị ảnh hướng do tiếp xúc với các dữ kiện sai lệch. Chúng làm con người không hiểu được nhau, là đầu mối của các bất đồng, là nguyên nhân của nhiều mâu thuẫn, tranh chấp. Hơn nữa, trong thời đại của thông tin mà không tiếp cận được với các thông tin "đúng" thì rất nhanh chóng, con người sẽ bị tụt hậu.

Sống trong xã hội thông tin, chúng ta có trách nhiệm bảo vệ môi trường thông tin khỏi những thứ rác rưởi như vậy và tạo cho mình một thái độ truyền thông đúng đắn: Không lan truyền các thông tin rác và tự kiểm soát thông tin mà mình đưa ra xã hội. Trước tiên, hãy cẩn trọng với những gì mình nói và viết. Dù vì bất cứ lý do gì, xin các bạn đừng vứt thêm rác vào cộng đồng.

Lời nói có thể thay đổi thế giới theo chiều hướng tốt hoặc xấu, và là con đường ngắn nhất để đi từ trái tim đến trái tim. Người viết hy vọng bài viết này có thể tạo được chút tác động tích cực đến suy nghĩ của bạn đọc về công việc truyền thông và cách vận dụng ngôn từ.


@WEGREEN

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Quan niệm về con người

Quan niệm của Gi.P.Xáctơrơ về con người trong “hiện sinh một nhân bản thuyết”
Triết học phương Tây từ giữa thế kỷ XIX đến nay đã cho ra đời nhiều tư trào, nhiều khuynh hướng khác nhau, tạo nên một bức tranh lịch sử triết học đa dạng và phong phú. Một trong những trào lưu triết học có ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống Văn hoá - Xã hội phương Tây và nhiều quốc gia khác trên thế giới (trong đó có Việt Nam) là triết học hiện sinh. Người ta thường phê phán chủ nghĩa hiện sinh là thứ triết học "mời gọi con người cứ ở lì trong lo âu, vô vọng, vì mọi lối thoát trên đời đều đã bế tắc" và coi nó chỉ là một thứ triết học "vu chiêm nghiệm", vô bổ. Có người coi thuyết hiện sinh là cái chỉ dẫn tới một thứ triết học mang tính tư sản. Những người Công giáo thì chỉ trích triết học hiện sinh đã "bỏ quên mất nụ cười trẻ thơ”... Nhưng, theo Gi.P.Xáctơrơ (Jean - Paul Sartre - 1905 - 1980), chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân đạo. Trong quan niệm của ông, chủ nghĩa nhân đạo này không phải là lý thuyết đề cao "lòng thương người, mà là một học thuyết về con người - một triết học về sự tồn tại của thực thể người trong thế giới. Mục tiêu của nó là mang lại tự do cho con người và vì thế, ông đã dồn công sức để nghiên cứu về con người.
Năm 1946, Gi.P.Xáctơrơ đã tiến hành một cuộc tranh luận về chủ đề triết học hiện sinh trước một cử tọa đông đảo và sau đó, ông biên tập những phát biểu của mình thành tác phẩm Lexistentialisme est un humanisme (tác phẩm này được Thụ Nhân dịch ra tiếng Việt với tên gọi Hiện sinh một nhân bản thuyết). Tác phẩm này không đề cập tới toàn bộ nội dung của chủ nghĩa hiện sinh như cuốn Hữu thể và hư không (Being and Nothingness), mà chỉ tập trung làm rõ mặt nhân đạo, quan niệm về con người của lý thuyết đó. Sau đây là những phạm trù triết học được Gi.P.Xáctơrơ đề cập trong tác phẩm này.
Hữu thể (être) và bản chất (Essence) của con người
Cũng như các dòng triết học truyền thống, triết học hiện sinh chủ yếu bàn về vấn đề "con người". Tuy nhiên, nó không lấy "con người" như một bản thể phổ quát làm đối tượng nghiên cứu, mà chỉ quan tâm tới "con người" tồn tại như một "nhân vị”. Nhân vị của con người với tư cách sự hiện sinh (existence) mang một bộ mặt riêng biệt, đặc thù, xa lạ với mọi tính cách phổ quát. Hiện sinh là một tư chất, một đặc ân dành riêng cho con người - "Hữu thể - người”, bởi chỉ có con người mới có khả năng tự do lựa chọn cách thức, thái độ sống và có ý thức để thành hiện sinh. Con người hiện sinh lấy sự hiện sinh ở mỗi nhân
vị là tính thứ nhất, là cái có trước bản chất. Do vậy, khẩu hiệu trung tâm của các nhà triết học hiện sinh là: "Hiện hữu có trước bản chất”.
Theo Gi.P.Xáctơrơ, "Hiện hữu có trước bản chất” có nghĩa là con người trước hết phải hiện hữu đã, sau đó mới "định nghĩa" mình được, tức là xác định được bản chất của mình. Hiện sinh chỉ tồn tại ở con người, chỉ có con người mới tìm được bản chất của mình thông qua sự hiện hữu (mỗi người hiện sinh được gọi là "hiện sinh thể"). Chính vì vậy, ngay từ đầu, con người, theo quan niệm của ông, là không thể định nghĩa được, bởi ngay từ lúc ban đầu con người không là gì cả, sau đó con người mới sẽ là (thế nọ, thế kia...) và sẽ là cái mình tự tạo nên. Và cũng không thể có một bản tính nhân loại, vì rằng không có một Đấng Thượng đế nào cả để quan niệm bản tính đó. Con người không những chỉ hiện hữu giống như cái mình tự quan niệm ra nhưng còn giống như cái mà con người tự muốn vậy. Vì con người chỉ sau khi mình hiện hữu rồi mới tự quan niệm về mình được, do đó con người chỉ là cái mình tự tạo nên. Đó là nguyên tắc thứ nhất của thuyết hiện sinh.
Gi.P.Xáctơrơ cho rằng, đối với đồ vật thì "bản chất có trước hiện hữu”, bởi trước khi hiện hữu, sự vật đã mang một bản chất xác định. Để lý giải điều này, ông đã đưa ra dẫn chứng về sự hiện hữu của con dao rọc giấy. Ông cho rằng, trước khi con dao được chế tạo ra bởi một người thợ thủ công thì nó đã mang một bản chất xác định. Hình ảnh và công dụng của con dao đã tồn tại như một "ý niệm" trong óc của người thợ thủ công. Về điểm này, chúng ta thấy, ông đã đồng nhất bản chất của sự vật với sự tồn tại của nó.
Là một nhà hiện sinh vô thần, Gi.P.Xáctơrơ đã kịch liệt phê phán quan niệm duy tâm, tôn giáo về sự tồn tại thực của Thượng đế. Theo ông, nếu Thượng đế thực sự hiện hữu thì Ngài có thể tạo ra con người theo ý muốn đã định và như vậy con người tồn tại chẳng khác các sự vật con người cũng phải chịu sự quy định, ràng buộc bởi cái bản chất - cái chung. Không chỉ thế, Gi.P.Xáctơrơ còn bác bỏ quan niệm duy vật thế kỷ XVIII, bởi theo ông, các nhà duy vật thời kỳ này đã thừa nhận con người có bản chất phổ quát.
Đối lập lại những quan điểm này, Gi.P.Xáctơrơ cho rằng, nếu Chúa không hiện hữu thì ít ra, phải có một hữu thể mà sự hiện hữu của nó có trước bản chất và hữu thể đó chính là con người - hữu thể hiện hữu trước khi có thể bị bất cứ quan niệm nào định nghĩa. Rằng, "con người" phải là do chính con người tạo nên và không chịu sự quy định của bất cứ cái gì.
Điều đó cho thấy, mục đích của Gi.P.Xáctơrơ cũng như của các nhà triết học hiện sinh là muốn chối bỏ mọi thứ ràng buộc con người. Trong quan niệm của họ, con người chẳng lệ thuộc vào bất cứ cái gì, ngoài sự đối diện với chính bản thân mình và thông qua sự hiện hữu của mình, con người tự làm nên bản chất của mình với tư cách một cái rất cụ thể.
Kế thừa hiện tượng học của Huxéc, Gi.P.Xáctơrơ cho rằng, con người không chỉ hiện hữu cho bản thân mình, mà còn làm cho các sự vật hiện hữu bằng cách tuỳ thuộc vào "hiện sinh thể", mỗi người ban phát cho sự vật một ý nghĩa nào đó. Và, như vậy, theo ông, con người muốn thực sự hiện hữu thì phải mang đến cho mình và cho sự vật một ý nghĩa nhất định, nghĩa là phải ý thức về mình và ý thức về sự vật.
Vấn đề hữu thể và sự hiện hữu mà Gi.P.Xáctơrơ đề cập trong tác phẩm này là "hữu thể người" và sự "hiện hữu” của con người. Với ông, con người là một nhân vị, một chủ thể tự do, con người tự tạo nên mình, tự "định nghĩa" về mình và theo nghĩa đó, ở con người, sự hiện hữu luôn "có trước bản chất". Với quan niệm này, theo ông, sự hiện hữu là tính thứ nhất, bản chất là tính thứ hai mà trên một bình diện nào đó, hiện hữu thông nhất với bản chất, sự .hiện hữu và bản chất của con người là một, bản chất con người luôn biểu hiện trong tính cụ thể.
Sự lo âu của con người.
Gi.P.Xáctơrơ cho rằng, trong cuộc sống, con người luôn phải chịu trách nhiệm về cái mình "hiện là" và con người có quyền lựa chọn điều mình muốn. Tuy nhiên, sự lựa chọn của cá nhân không thể không liên quan đến mọi người và chính điều này đã tạo nên sự lo âu ở con người. Sự lo âu này ở mỗi con người đều xuất phát từ trách nhiệm của họ đối với chính bản thân họ và từ trách nhiệm của họ đối với toàn thể xã hội. Do vậy, theo ông, lo âu là bản chất của sự hiện sinh và "con người là sự lo âu”.
Sự lo âu mà Gi.P.Xáctơrơ đề cập ở đây chính là một tâm trạng cá nhân khi người đó phải đối mặt với các tình huống buộc phải lựa chọn. Đó là sự lo âu có tính triết học, bởi lẽ, thứ lo âu này không dẫn con người ta đến chỗ "bất động”, "vô vi" mà ngược lại, nó thúc đẩy con người phải có trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm về những điều mình lựa chọn. Tâm trạng lo âu này tồn tại ở tất cả hiện sinh thể, và nếu một ai đó lẩn tránh sự lo âu thì người ấy là kẻ "nguy tín", tự lừa dối bản thân mình.
Con người lo âu vì không có bất cứ một "điểm tựa" nào cả, vì luôn bị bỏ rơi, đơn độc để rồi phải tự đưa ra quyết định của chính mình.
Lo âu là có thật, lo âu đeo đẳng con người suốt cả cuộc đời. Để khắc phục sự lo âu ấy, theo Gi.P.Xáctơrơ, con người không có cách nào khác ngoài sự lựa chọn và bắt buộc phải lựa chọn, phải dấn thân vào hành động. Song, lo âu này chồng chất lo âu khác, chẳng bao giờ con người hết lo âu, nên rất cục, lo âu đã trở thành động lực thúc đẩy con người hành động. Lo âu như vậy luôn đi liền với trách nhiệm, gắn với trách nhiệm.
Con người và dự phóng
Theo Gi.P.Xáctơrơ, con người muốn thực sự hiện hữu thì phải thông qua các "dự phóng". "Dự phóng" là điều kiện, là tiền đề và là quá trình tạo nên bản chất con người. Và, "con người trước hết là một dự phóng sống hoàn toàn theo chủ quan, sống cho mình". Với ông, "dự phóng' là hoạt động dựa trên ý thức chủ quan của con người, chỉ có con người mới có thể thực hiện các "dự phóng”. Bởi lẽ, con người khác các sự vật ở chỗ có ý thức, mà bản tính của ý thức là "dự phóng”. Về điều này, ông đã kế thừa quan điểm hiện tượng học của Huxéc về tính ý hướng của ý thức và thông qua khái niệm dự phóng, ông muốn nhấn mạnh những hoạt động không ngừng nghỉ của con người, khi họ phải lựa chọn và có trách nhiệm thực hiện những chọn lựa ấy, kể cả khi họ không chọn lựa một giải pháp cụ thể nào cả, vì như thế cũng có nghĩa là họ đã thực hiện một sự lựa chọn cho riêng mình.
Cũng như các nhà triết học hiện sinh khác, Gi.P.Xáctơrơ cho rằng, hiện sinh không là "là" (est) và cũng không phải là "sống" (vivre), mà là sống với cuộc sống của mình, nghĩa là ới từ cái "là" đến cái mình "sẽ là", phải sống với cuộc sống đích thực của mình. Điều đó chứng tỏ rằng, mỗi hiện sinh thể không bao giờ được ở nguyên một chỗ, mà phải vươn tới cái mình "sẽ là", tức là luôn hướng tới cái mà mình "hiện chưa là".
Khái niệm dự phóng mà Gi.P.Xáctơrơ nêu ra đã mở đường cho sự tìm tòi, sáng tạo của con người. Con người không được dừng lại ở bất cứ thời điểm nào, mà phải tự chọn cho mình lối đi riêng, những luật lệ riêng, và con người không thể trở thành một hiện sinh trung thực, nếu không tự mình khám phá ra điều đó. Tuy nhiên, sự tự do lựa chọn những dự phóng ấy không có nghĩa là con người có quyền làm bất cứ cái gì, mà chỉ được phép làm những gì thục sự có lợi cho mình và cho người khác.
Con người không là gì khác ngoài đời sống của mình, đời sống được tạo thành bởi trăm ngàn "dự phóng", bởi những sợi dây liên kết để tạo nên bản chết đầy tính hiện sinh của chủ thể. Do vậy, "dự phóng", theo Gi.P.Xáctơrơ, là "dự phóng" của cá nhân, của cái tôi chủ thể với tư cách cái không ngừng hiện hữu, không ngừng siêu việt. Rằng, "dự phóng" không phải là ý thức chủ quan thuần tuý, mà là hoạt động dựa trên sự chỉ đạo của ý thức chủ quan đó. Và, mặc dù, đã nhiều lần nhắc tới hoàn cảnh của những dự phóng cá nhân, tới mối liên hệ giữa người với người và tới một "thân phận con người", song cái "dự phóng" mà ông nêu ra lại mang tính chủ quan. Tuy nhiên, tính chủ quan này không loại bỏ những giá trị đích thực của chủ nghĩa hiện sinh, bởi nhờ có yếu tố chủ quan này mà mỗi người thực hiện được những dự phóng độc đáo cho riêng mình, tức là tìm được nhân vị.
Sự tự do của con người
Con người, theo Gi.P.Xáctơrơ, có quyền lựa chọn bất cứ cái gì và hành động theo những gì mình đã chọn, nghĩa là được tự do ("bị kết án" là tự do). Tiền đề cho sự tự do chính là ở chỗ con người không chịu ràng buộc bởi bất cứ cái gì, kể cả Chúa. Con người chỉ đối diện với con người và được quyền tự lựa chọn theo cách riêng của mình. Tự do của con người là thứ tự do không theo bất cứ một khuôn mẫu sẵn có nào cả. Con người được sinh ra trên đời để tự do sáng tạo, tự tô vẽ cho "bộ mặt" độc đáo của mình và do vậy, nó phải chịu trách nhiệm về tương lai của mình. Cái chỉ đạo, dẫn dắt sự lựa chọn của cá nhân chính là yếu tố bản năng trong con người. Bản năng ấy thúc đẩy và dẫn dắt con người hành động. Và, cũng chỉ có hành động dựa vào bản năng, không dựa vào bất cứ sự duy lý nào mới tạo nên sự tự do tuyệt đối cho con người.
Tự do mà Gi.P.Xáctơrơ đã trình bày là thứ tự do của cá nhân, mặc dù trong xã hội, con người không thể tồn tại một cách biệt lập, mà tồn tại trong một hoàn cảnh lịch sử ' cụ thể, trong sự "liên hệ với", "chung sống với" tha nhân và do vậy, tự do của cá nhân phải được đặt trong mối liên hệ với tự do của người khác (tự do của tha nhân), tự do của tôi gắn liền với tự do của tha nhân, tôi muốn mình tụ do thì phải tôn trọng tự do của kẻ khác, tự do của tôi "chung sống” với tự do của tha nhân.
Con người và tha nhân
Nếu Huxéc gọi sự liên hệ giữa các cá nhân với nhau là tính liên chủ thể, nghĩa là mỗi ý thức đều có ý hướng, nó không còn hiện hữu như một cá nhân đơn lẻ mà là hiện hữu với, sống với kẻ khác trong một cộng đồng những nhân vị chứ không phải trong thế giới đồ vật, thì Giaxpe nói tới sự liên thông của cá nhân với tha nhân như khát vọng cuối cùng của con người, bởi con người không đơn thương độc mã tiến tới hiện sinh được, nó chỉ sống với tha nhân, một mình nó chả là cái gì cả, còn với Gi.P.Xáctơrơ thì tha nhân là những kẻ cướp mất tự do của tôi, "tội tổ tông của tôi là sự hiện hữu của tha nhân", "tội tổ tông của tôi là xuất hiện trong thế giới có tha nhân". Và, trong Hiện sinh một nhân bản thuyết, Gi.P.Xáctơrơ cho rằng, trong sụ hiện hữu của mình, con người khám phá ra sự tồn tại của tha nhân và tha nhân là điều kiện cho sự hiện hữu của mình: "Chúng ta tự mình đạt được mình khi đối diện với tha nhân và đối với chúng ta thì tha nhân chắc chắn là có đó, cũng như chúng ta chắc chắn rằng chúng ta có vậy. Như thế con người trực tiếp đạt được mình bằng "cái tôi tư duy” và đồng thời khám phá ra hết mọi người khác, đàng khác, con người lại khám phá ra rằng tha nhân là điều kiện cho sự hiện hữu của mình". Rằng, giữa tôi và tha nhân có mối liên hệ mật thiết, gắn bó với nhau và mặc dù, tha nhân là kẻ cướp mất tự do của tôi, nhưng tha nhân là có, nó cùng tồn tại song hành với sự tổn tại của tôi và tôi phải chấp nhận nó, sự tự do của tôi chỉ có thể đạt được nếu tôi cũng tôn trọng tự do của tha nhân.
Như vậy, có thể nói, dẫu chủ nghĩa hiện sinh có nhiều điểm còn xa lạ với thế giới quan mácxít của chúng ta, song qua tác phẩm này của Gi.P.Xáctơrơ, chúng ta thấy, chủ nghĩa hiện sinh cũng đã để lại cho lịch sử tư tưởng nhân loại những giá trị nhất định. Nếu như các dòng triết học truyền thống chỉ quan tâm tới con người như một bản thể phổ quát thì chủ nghĩa hiện sinh nói chung, triết học hiện sinh của Gi.P.Xáctơrơ nói riêng đã khai thác con người ở chiều sâu của ý thức - trực giác, tâm linh, đã xem xét con người với cuộc sống riêng biệt và độc đáo của nó và thừa nhận con người có thẩm quyền bất khả xâm phạm là "sự tự do". Với Gi.P.Xáctơrơ, con người được quyền tự do lựa chọn những hành động của mình và quan trọng hơn, đó phải là những hành động mang tính sáng tạo và độc đáo. Bởi lẽ, con người không đứng nguyên một chỗ, không được tuân theo những công thức có sẵn để rồi đánh mất bản thân mình. Bản chất của con người thể hiện ở cái độc đáo do chính nó tạo ra, hoạt động của con người phải hướng tới việc tạo ra những cái mới, cái chưa có. Điều này đã thực sự góp phần thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo trong hoạt động khoa học và hoạt động thực tiễn của con người. Và, Gi.P.Xáctơrơ đã hoàn toàn có lý khi đặt sự tự do của con người lên một vị thế xứng đáng. Không một ai muốn phủ nhận những giá trị nhân đạo, nhân bản đó trong chủ nghĩa hiện sinh, nhưng người ta đòi hỏi ở nó, như Lucien Séve - đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, đã khẳng định, một sức mạnh "giải phóng cho người lao động” - sức mạnh được coi là "hằng số” cho mọi chủ nghĩa nhân đạo, mọi lý thuyết xã hội.

THẾ NÀO LÀ MARKETING......!!!

Funny Marketing
---
THẾ NÀO LÀ MARKETING......!!!
Một giáo sư giảng bài Marketing như sau:
1, Nếu bạn thấy một cô gái rất xinh đẹp trong bữa tiệc, bạn đến gần và nói “Này, tôi giàu lắm, lấy tôi nhé” 
=> Đó là “Marketing trực tiếp”
2, Bạn tham dự một bữa tiệc, bạn của bạn chỉ bạn cho một cô gái và nói “Cậu ta giàu lắm, lấy cậu ta đi”
=> Đó là “Quảng Cáo”
3, Một cô gái tiến về phía bạn và nói “Này, anh giàu lắm phải không, lấy em nhé?”
=> Đó là “Thương hiệu cá nhân”
4, Khi bạn nói “Tôi giàu lắm, lấy tôi nhé” và cô ta cho bạn một bạt tai
=> Đó là “Phản hồi tiêu cực từ khách hàng”
5, Bạn nói “Tôi giàu lắm, lấy tôi nhé”, cô ấy giới thiệu cho bạn người đàn ông bên cạnh và nói “Đây là chồng tôi”
=> Đó là “Cung ứng sai nhu cầu”
6, Bạn vừa định nói “Tôi giàu lắm, lấy tôi nhé” thì vợ của bạn đi đến
=> Đó là “Rào cản khi nhắm đến một thì trường mới”

_______________________

Nếu muốn thay đổi suy nghĩ của người tiêu dùng, điều đầu tiên cần phải làm là thay đổi phương pháp xây dựng thương hiệu mà bạn đang tiến hành. Đừng bao giờ nói rằng điều đó là không thể bởi chúng ta có thể làm được những việc thậm chí vượt cả khả năng của mình và đó chính là lý do khiến con người có thể tồn tại cho tới ngày nay.
_______________________


Khái quát Mô hình và Chiến lược 7P Marketing

P1. Sản phẩm
Định nghĩa mới và bao trùm cho khái niệm marketing đối với sản phẩm: sản phẩm là tập hợp các lợi ích.
Theo định nghĩa này chúng ta không phải tách biệt marketing cho sản phẩm hay dịch vụ, marketing cho công nghiệp hay B2B và marketing cho hàng tiêu dùng và B2C. Một sản phẩm khi được khách hàng công nhận, cụ thể hơn là sự dịch chuyển kháiniệm Lợi ích sang khái niệm Giá trị của cùng một thực thể, và bắt đầu hình thành trạng thái Thương hiệu theo mức giá trị mà khách hàng công nhận.

P2. Giá bán
Định nghĩa mở rộng của khái niệm giá bán sẽ trở thành chuỗi-giá-trị hay đúng hơn là chuỗi-chi-phí.
Chẳng hạn trong Nông nghiệp, chuỗi này bắt đầu từ sản phẩm nông nghiệp cơ bản bao gồm chi phí đầu vào của giống, đất dai, chăm sóc canh tác và chi phí thu hoạch. Sau đó là chi phí chế biến thành các sản phẩm tinh hơn, và sau cùng là chi phí cho quảng bá và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.
Phân phối là mang sản phẩm đến với khách hàng một cách hiệu quả nhất, nhưng (cái này mới) có thể mang khách hàng đến với sản phẩm một cách tiện lợi nhất. Quá trình này nên gọi là chiến lược phân phối 2 chiều. Trong định nghĩa mới không thể thiếu khái niệm Kênh phân phối, là địa nghĩa của chiều dọc hay liên kết dọc. Mỗi một kênh thích hợp với một định vị sản phẩm khác nhau, đó là tính ưu việt của marketing khi tập hợp cả hệ thống chức năng marketing khác nhau định hướng bởi cặp khái niệm kỳ diệu là Phân khúc & Định vị, hơn thế là Phân khúc & Định vị đa sản phẩm

P3. Phân phối
Được nâng cấp tự khái niệm Place là nơi chốn bán hàng, Phân phối là cả một hệ thống hay mạng lưới bán hàng được tổ chức chuyên nghiệp và hiệu quả.
Phân phối là mang sản phẩm đến với khách hàng một cách hiệu quả nhất, nhưng (cái này mới) có thể mang khách hàng đến với sản phẩm một cách tiện lợi nhất. Quá trình này nên gọi là chiến lược phân phối 2 chiều. Trong định nghĩa mới không thể thiếu khái niệm Kênh phân phối, là địa nghĩa của chiều dọc hay liên kết dọc. Mỗi một kênh thích hợp với một định vị sản phẩm khác nhau, đó là tính ưu việt của marketing khi tập hợp cả hệ thống chức năng marketing khác nhau định hướng bởi cặp khái niệm kỳ diệu là Phân khúc & Định vị, hơn thế là Phân khúc & Định vị đa sản phẩm

P4. Quảng bá
Với định nghĩa thương hiệu bao trùm sản phẩm (khác với định nghĩa thương hiệu của WIPO), Quảng bá Thương hiệu chính là quảng bá một sản phẩm, hay đưa ra lời hưá với khách hàng một cách sáng tạo. Riêng điều này cũng cần đánh giá liên quan đến đạo đức và trách nhiệm của thương hiệu hay doanh nghiệp. Chính yếu tố sáng tạo gây tranh cãi nhiều nhất và cũng là yếu tố hấp dẫn của marketing.

P5. Con người
Chiến lược Nhân sự ở mỗi công ty cần phải được nhìn nhận dưới gọc độ Marketing. Ngày càng có nhiều các phương pháp tiếp thị định hướng con người.
PR được vận dụng triệt để ngay từ những năm đầu họat động được phân tách bởi PR đối ngoại và PR đối nội. PR đối ngoại (External PR) nhắm đến việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ và hệ thống chăm sóc khách hàng (CRM) đối với Nhà Phân phối, giới Báo chí; các Liên đo àn thể thao và các đơn vị sở hữu Truyền thông. PR đối nội (Internal PR) nhắm đến việc chăm sóc từng cá nhân và gia đình nhân viên làm việc cho công ty ở mọi cấp bậc công việc. Công ty có những chính sách đãi ngộ và hiếu hỉ cho từng nhân viên và giá đình tùy theo quá trình công hiến của họ; những nhân viên làm việc gắn bó với công ty được khen thưởng theo nấc thâm niên mà họ đã gắn bó với công ty. Đặc biệt Ngày hội Gia đình hàng năm của toàn thể cán bộ nhân viên công ty được tổ chức hết sức ấn tượng tạo ra không khí đoàn kết thân mật… tất cả tạo ra niềm kiêu hãnh của nhân viên và gia đình họ đối với những người xung quanh.

P6. Quy trình
Gộp chung gồm quy trình hệ thống, hay tính chuyên nghiệp, tức process hay professionalism. Doanh nghiệp phát triển luôn đặt những quy trình quản trị (điển hình là ISO:9001) làm hệ thống quản trị làm nến tảng để thể chế hóa bộ máy làm việc, giúp luật hóa trách nhiệm cá nhân hay nói đúng hơn là “minh bạch hóa” vai trò và phạm vi trách nhiệm của từng người để cá nhân thấy rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong một tập thể quản trị. Tuy nhiên sự vận dụng hệ thống quản trị chuẩn mực (theo ISO) ở một số doanh nghiệp có hàm lượng chất xám va hạm lượng dịch vụ cao hay mang nhiều tính sáng tạo xem ra không chứng minh được hiệu quả.

P7. Triết lý
Ở cấp độ 3 (nấc 3), chúng ta tìm hiểu vai trò của tư tưởng, triết lý, văn hóa trong một tổ chức, hay cụ thể là trong một doanh nghiệp. Các giải pháp ở cấp độ này thể hiện bởi sứ mệnh hay tầm nhìn của doanh nghiệp, của thương hiệu; văn hóa, những thói quen ứng xử và chuẩn giá trị trong doanh nghiệp, cũng như giữa thương hiệu ứng xử trước cộng đồng; tư tưởng, tầm nhìn và giá trị của tổ chức cũng cần phải được thông đạt một cách hiệu quả đến với toàn thể cá nhân trực thuộc (stake holder) và kể cả đối với cộng đồng trong đó dĩ nhiên là có khách hàng, người tiêu dùng, đối tác, người thân của họ, hay nói rộng hơn là của to àn xã hội.
______________________

Chất lượng website
[phần 2]

Chất lượng website là yếu tố chính để giữ chân và tạo ấn tượng tốt cho người xem một khi họ đã vào xem website của doanh nghiệp. Chất lượng website thông qua các yếu tố sau:
- Trình bày thiết kế, bố cục: trình bày trang nhã, ấn tượng, bố cục rõ ràng, đơn giản, không bề bộn, không quá nhiều thông tin trên một trang...

- Thông tin: thông tin phải chính xác, đầy đủ, súc tích, được cập nhật thường xuyên. Quan trọng hơn nữa là thông tin phải hữu dụng cho người xem.

- Tốc độ hiển thị: tốc độ hiển thị trang web phải nhanh, nếu không người xem sẽ chán và bỏ qua, đặc biệt là ở Việt Nam tốc độ truy cập Internet bằng điện thoại rất chậm.

- Các chức năng tiện ích phục vụ người xem: website phải có các chức năng tiện ích phục vụ người xem như form liên hệ, chức năng tìm kiếm, chức năng chọn hàng, đặt hàng v.v... để tránh làm mất thời gian, gây phiền phức cho người xem.
Marketing website

Đây là khâu quan trọng nhất để thu hút người vào xem website (chủ yếu là lần đầu). Nếu không marketing, không ai biết đến địa chỉ website này, từ đó, hàng năm chỉ có một số rất ít người vào xem, làm cho website trở nên vô dụng. Doanh nghiệp sau khi xây dựng xong website và đưa vào hoạt động, cần phải thực hiện các việc cơ bản sau để marketing website:

- Đăng ký địa chỉ website với các Bộ tìm kiếm (Search Engine) như www.google.com,www.yahoo.com...
- Đăng ký địa chỉ website với các Danh bạ website (Web Directory) như www.dmoz.org,www.google.comwww.yahoo.com,www.vietnamwebsite.net...
- Trao đổi link với các website khác
- Gửi email thông báo địa chỉ website cho các đối tượng khách hàng
- Đặt banner trên các website khác (có trả tiền)
- ...

Việc marketing website là một việc không dễ, và đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, đầu tư... Nhưng vai trò của marketing thì không thể phủ nhận đối với sự thành công của một website. Hiện trên Internet có hơn 40 triệu website với hơn 8 tỷ trang web. Nếu không nỗ lực marketing, website của bạn sẽ chìm sâu trong “đại dương” Internet và những đầu tư cho website sẽ là “công dã tràng”.
Hỗ trợ khách hàng

Nếu doanh nghiệp đã làm tốt khâu marketing và từ đó có nhiều người biết đến và ghé qua thăm viếng website. Nếu doanh nghiệp đã làm tốt khâu chất lượng website để cho những ai đã ghé qua thăm viếng website đều có ấn tượng tốt, có thể tìm thấy trên website này những thông tin bổ ích cho họ, những điều họ đang đi tìm... Nhưng như thế chưa đủ để mang lại thành công cho website của doanh nghiệp.

Cái còn thiếu là: chất lượng dịch vụ hỗ trợ người xem (khách hàng). Tức tốc độ phục vụ trả lời email, xử lý đơn hàng, cung cấp thông tin theo yêu cầu của từng người... Nếu một người quan tâm gửi câu hỏi từ trang liên hệ của website, mà phải chờ vài ngày không thấy câu trả lời, hoặc nhận được câu trả lời không rõ ràng, không đầy đủ, với văn phong cẩu thả... thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị tổn thất khách hàng tiềm năng.

Nếu website của bạn không mang lại hiệu quả kinh doanh như bạn mong muốn, bạn có thể nhờ chúng tôi kiểm tra, tư vấn cho bạn cách thức cải tiến để khai thác tốt hơn website của doanh nghiệp.
Thạc sĩ Dương Tố Dung


Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

Cần nhìn nhận một cách biện chứng về chủ nghĩa tư bản

(TBKTSG) - Với những diễn biến phức tạp đang xảy ra trên thế giới, rất có thể, nhận xét tương tự hoặc gay gắt hơn về chủ nghĩa tư bản (CNTB) lại xuất hiện.
Trên thực tế, mô hình TBCN luôn tiến hóa và phát triển để tạo dựng cuộc sống giàu có cho nhiều cộng đồng và tiến bộ nhân loại. Nhìn vào hai thái cực là thị trường tự do ở Mỹ và xã hội thị trường ở các nước Bắc Âu cho thấy rất rõ điều này.
Mô hình thị trường tự do kiểu Mỹ
Hoa Kỳ là một hình mẫu của thị trường tự do với những trục trặc cứ lặp đi lặp lại (nhất là các cuộc khủng hoảng do sự vị kỷ của con người gây ra). Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận là nước Mỹ liên tục phát triển và khẳng định vị trí siêu cường của mình.
Nhìn suốt chiều dài lịch sử nhân loại, nhất là trong ba thế kỷ trở lại đây, Acemoglu và Robinson (trong tác phẩm Tại sao các quốc gia thất bại) cho rằng: “Có rất ít nghi ngờ rằng trong 50 năm, thậm chí 100 năm nữa, Hoa Kỳ và Tây Âu, dựa trên các thể chế kinh tế và chính trị dung nạp, sẽ giàu hơn, khả năng giàu hơn rất nhiều các nước thuộc tiểu vùng Sahara, Trung Đông, Trung Mỹ và Đông Nam Á”.
Nền kinh tế Hoa Kỳ dựa trên bốn lợi thế cơ bản gồm: kinh tế, thể chế, nguồn nhân lực và địa chính trị. Thể chế đã được thiết kế để tạo ra những cuộc đua minh bạch để cuối cùng tài năng hay các nguồn lực xã hội được khai thác và sử dụng hợp lý.
Mô hình phi tập trung với quyền tự chủ rất cao đến từng thị trấn nhỏ đã phát huy tác dụng. Các địa phương ở Mỹ luôn phải cạnh tranh quyết liệt với nhau trong điều kiện không có rào cản và ngày nay còn phải cạnh tranh với các nơi khác trên thế giới nên những quyết định hợp lý có lợi cho nhiều người vẫn thường xuyên được đưa ra thay vì hầu hết là các quyết định chỉ có lợi cho những nhóm nhỏ.
Sức cạnh tranh hay sức hút của những trung tâm kinh tế của Mỹ như Boston, New York và Silicon Valley vẫn đang hết sức mãnh liệt. Đây chính là những cỗ máy tăng trưởng của nền kinh tế dựa trên tri thức hàng đầu thế giới này.
Một điểm rất quan trọng khác là các tổ chức xã hội được tự do phát triển và bắt rễ rất chắc ở Mỹ. Trụ cột này có vai trò hết sức quan trọng trong xã hội Mỹ. Các hoạt động từ thiện, vì cộng đồng ở Mỹ rất đa dạng. Chỉ riêng số tiền đóng góp theo kiểu mạnh thường quân đã vào khoảng 2% GDP (gấp gần hai lần GDP của Việt Nam). Những nhà đại tư bản như Bill Gates, Warren Buffett và Mark Zuckerberg đã hiến phần lớn tài sản của mình cho xã hội.
Tư hữu là động lực phát triển của xã hội. Những nhà đại tư bản giàu có ở nước Mỹ hay trên thế giới có được những giá trị tài sản khổng lồ là nhờ việc tạo ra một giá trị lớn hơn rất nhiều cho nhân loại chứ không phải đi bóc lột của người khác. Hơn thế, họ đang dùng tài sản của mình để có những việc làm thiết thực cho sự phát triển của xã hội chứ không phải chỉ giữ khư khư cho mình.
Tuy nhiên, nền chính trị Hoa Kỳ hiện đang có vấn đề rất nghiêm trọng như Yasheng Huang đã phân tích: “Nền chính trị tiền bạc ở Mỹ là một vấn đề rất lớn và quả thật nó đang khiến cho chế độ như một cỗ máy hỏng nặng, không còn vận hành trơn tru... Nó hỏng hóc chính là vì về cơ bản nó đối nghịch với dân chủ. Nền chính trị tiền bạc là hình thái lệch lạc của dân chủ. Nó phá hoại và làm mất giá trị một trụ cột chuẩn mực của dân chủ - một người một phiếu”.
Thêm vào đó, bất bình đẳng gia tăng cũng là một vấn đề nghiêm trọng khác của Mỹ. Những người giàu đang có được phần nhiều hơn trong miếng bánh xã hội. 1% số người có thu nhập cao nhất của Mỹ chiếm đến 18,3% tổng thu nhập; và trong giai đoạn 2009-2012, thu nhập của nhóm này tăng đến 31%, trong khi 99% còn lại chỉ tăng 1% và 90% thu nhập bị giảm.
Sự giằng co trong các vấn đề liên quan đến luật bảo hiểm y tế mới của Mỹ mà nó có lợi cho hầu hết người nghèo hay sự cực đoan đến mức đề xuất cấm cửa những người theo đạo Hồi ở Mỹ của ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2016 sắp tới cho thấy những vấn đề của nước Mỹ.
Mô hình các nước Bắc Âu
Chỉ có khoảng 25 triệu người nằm ở các rẻo đất hẹp, nhưng mô hình nhà nước phúc lợi ở các nước Bắc Âu rất được chú ý. Trong gần như tất cả các xếp hạng về mức độ phát triển của các quốc gia trên thế giới, nhìn chung họ đều thuộc nhóm có vị thứ cao nhất.
Nghiên cứu vào năm 2007 của Viện Nghiên cứu kinh tế Phần Lan đã chỉ ra rằng: “So sánh một cách tổng thể với các nước khác, các nước Bắc Âu tốt hơn khi kết hợp hiệu quả kinh tế và tăng trưởng với thị trường lao động nhân bản, phân phối thu nhập công bằng và cố kết xã hội. Mô hình này tạo ra nguồn cảm hứng cho nhiều người tìm kiếm một hệ thống kinh tế - xã hội tốt hơn... Ở chiều ngược lại, điều làm cho nhiều người ngạc nhiên là tại sao các nước Bắc Âu có thể trở nên thịnh vượng và tăng trưởng tốt với các khuyến khích kinh tế được xem là yếu đi cùng với thuế suất rất cao, một hệ thống an sinh xã hội hào phóng và chế độ phân phối bình quân”.
Theo logic thông thường, sưu cao thuế nặng (khoảng 50%) sẽ làm giảm động cơ làm việc của người lao động và phúc lợi xã hội cao mà không phải làm gì khiến người ta lười hơn. Tuy nhiên, người dân ở các nước Bắc Âu vẫn chăm chỉ làm việc để đưa quốc gia của họ đi đến phồn vinh. Các khoản thuế đang được sử dụng rất hiệu quả tạo ra một hệ thống an sinh và phúc lợi xã hội hào phóng. Dường như chủ nghĩa tư bản vị kỷ và chủ nghĩa xã hội vị tha đang tồn tại ở đó.
Chính sách mỗi nước là rất khác nhau, nhưng tựu trung, có năm yếu tố then chốt tao ra sự thành công của các nước Bắc Âu gồm:
Thứ nhất, tuân thủ các quy luật của thị trường tự do. Trường phái ủng hộ thị trường tự do luôn có những vị trí quan trọng trong chính phủ. Sự phân bổ nguồn lực theo các quy luật của thị trường được tận dụng tối đa, các doanh nghiệp tư nhân có quyền cạnh tranh bình đẳng với các nhà cung cấp của chính phủ.
Thứ hai, trọng dụng nhân tài. Ví dụ, ngay từ năm 1840, Thụy Điển đã bãi bỏ các ưu tiên cho tầng lớp quý tộc vào các chức danh của nhà nước và tạo ra một dịch vụ dân sự trọng dụng người tài và không có tham nhũng. Rất nhiều người tài đã vào làm việc tại khu vực công ở các nước này và đây được xem là vinh hạnh của họ.
Thứ ba, tính thực tế và ý chí sắt đá là nền tảng tạo ra một chính phủ minh bạch và trung thực. Khi phát hiện ra trục trặc thì cả hệ thống chính trị đã được huy động để tìm giải pháp và điều chỉnh sao cho hợp lý hơn. Các đồng thuận mới có thể thay thế những nguyên tắc cũ kỹ, lỗi thời một cách dễ dàng. Kết quả, mô hình phát triển luôn được điều chỉnh và cập nhật.
Thứ tư, vốn xã hội làm giảm chi phí giao dịch. Sự kết hợp của địa lý và lịch sử đã tạo ra hai nguồn vốn cực kỳ quan trọng trong xã hội đó là sự tin tưởng vào người lạ và niềm tin vào các quyền tự do cá nhân. Đây là vốn xã hội rất quý mà nó giúp giảm thiểu đáng kể các chi phí giao dịch - một rào cản rất lớn làm giảm hiệu quả kinh tế.
Thứ năm, tự chủ cá nhân là một trong những yếu tố then chốt. Sự kết hợp của một quy mô nhà nước lớn với chủ nghĩa cá nhân có vẻ gì đó phi lý đối với nhiều người, nhưng ở các nước Bắc Âu lại không phải là vấn đề lớn. Người dân ở đó cho rằng vai trò của chính phủ là thúc đẩy quyền tự chủ cá nhân và sự vận động của xã hội. Mỗi người được đeo đuổi những mục tiêu ưa thích của mình và không bị ràng buộc hay phụ thuộc vào người khác.
Công thức thành công của các nước Bắc Âu không có gì là bí mật. Tôn trọng các quy luật của thị trường tự do, tôn trọng tự do của các cá nhân và một nhà nước hữu hiệu vì lợi ích của người dân là chìa khóa thành công. Tuy nhiên mô hình này rất khó bắt chước. Hơn thế, mô hình này hiện đang gặp nhiều thách thức với tiến trình toàn cầu hóa, người nhập cư gia tăng làm cho tính đồng nhất trong xã hội ở các nước này giảm đi.
Tóm lại, CNTB đang vận động và tiến hóa để tạo dựng những xã hội hay cộng đồng ngày một văn minh và nhân văn hơn. Tư hữu là động lực của sự phát triển và tiến bộ nhân loại. Do vậy, để có thể trở nên phát triển, Việt Nam cần nhìn nhận vấn đề này một cách biện chứng.
http://www.thesaigontimes.vn/140774/Can-nhin-nhan-mot-cach-bien-chung-ve-chu-nghia-tu-ban.html