Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

CHỜ EM NƠI NÀY

CHỜ EM NƠI NÀY
- Mẹ ơi, mẹ ngủ rồi hả mẹ?
- Chưa, mẹ chưa ngủ. Sao Nam không ngủ đi.
- Mẹ ơi, từ lúc đi dịch về đến giờ, em hình như đã tìm ra được con đường đi cho tương lai của mình sau này rồi mẹ ạ.
- Ôi thật á. Em nói cho mẹ nghe được không?
- Mẹ ơi, em nghĩ là em sẽ tìm hiểu về tâm lí học và về giáo dục đặc biệt mẹ ạ. Em cũng sẽ nghiên cứu về thần kinh, não bộ nữa.
Mẹ ơi, mẹ có biết vì sao mà lần này em dịch cả bốn buổi cùng một chủ đề mà không thấy chán không mẹ, là vì em đọc được tâm huyết của cô giáo dạy. Cô thực sự muốn lắng nghe, muốn học hỏi từ mọi người. Mẹ ơi, cô có ba đứa con nuôi, cả ba đều gặp vấn đề về hành vi. Nhưng cô nói về những đứa con của cô bằng yêu thương thực sự, bằng niềm tự hào. Em yêu mến trái tim nhân hậu của cô nên em muốn ở bên cạnh cô để học hỏi.
Và nữa có một bí mật mà đến nay em mới phát hiện ra.
Đó là khi nghe cô nói về chứng: Rối loạn xử lý cảm giác, em thấy chính mình cũng bị hội chứng này đấy mẹ ạ.
Có tới 10-15% dân Mỹ mắc chứng này.
Khi gặp phải hội chứng này, mọi người sẽ hay có những hành động như: cắn nút áo, làm lặp đi lặp lại một việc gì đó không chủ đích và hay... nói leo.
Vì thực ra, có quá nhiều suy nghĩ trong đầu khiến họ muốn bật ra ngay.
Nên những học sinh mắc hội chứng này, các em thường rất nhanh chóng giơ tay phát biểu khi có câu hỏi, muốn được cô giáo gọi đến và khi không được gọi, các em sẽ buồn chán thậm chí thất vọng.
Nhưng điều tuyệt vời là gì mẹ biết không. Với cô, cô khuyến khích các bạn này ghi những điều mình định phát biểu ra giấy. Cuối buổi học, cô sẽ treo tờ giấy đó lên. Cô sẽ nhận xét chi tiết về những điều bạn ấy ghi được. Và tất nhiên, cô tỏ thái độ vô cùng hạnh phúc vì bạn ấy đã thực hiện tuyệt vời.
Điều đó khiến các bạn hài lòng, yêu lớp học, yêu cô giáo.
Nghe cô nói thế em mới thấy: Ồ, hóa ra giáo dục đặc biệt là như thế. Nó giúp cho mỗi người tìm được tiếng nói của chính mình.
Em cũng biết rằng, có những đứa trẻ với những hành vi không tốt có thể do thói quen, do tính cách, do môi trường nhưng cũng có khi hoàn toàn do sự xử lý của não bộ. Trong trường hợp đó, đứa trẻ “vô can”.
Và giáo viên cần biết về điều đó để có những can thiệp phù hợp.
Nên đó chính là điều em muốn tìm hiểu, về cơ chế của não bộ và giáo dục đặc biệt mẹ ạ.
- Để sẽ giúp các em biến điểm yếu thành điểm mạnh phải không Nam?
- Vâng mẹ.
Sau tiếng “vâng” nhè nhẹ, đã thấy em thở đều và đi vào giấc ngủ.
Mẹ ôm Nam chặt hơn, nước mắt chầm chậm lăn...
Nam ơi, bất kể là Nam làm gì, mẹ cũng sẽ ủng hộ. Miễn là Nam biết yêu con người, yêu chính bản thân mình.
Đã sang tháng 8 rồi, chỉ còn có hơn hai chục ngày nữa, Nam lại lên đường với chuyến đi dài như là nỗi nhớ.
Nhưng mẹ biết, Nam sẽ thương về bậc thềm nhà có trăng khuya và hoa dạ lan.
Nam sẽ nhớ về những nụ cười và cả những giọt nước mắt trong ngôi nhà này.
Nam sẽ nhớ và sẽ tha thứ...
Cho những khi mẹ chưa kịp hiểu Nam. Trách Nam hay cắn nút áo, hay bấm liên tục nút home điện thoại, hay gặm bút bi mỗi lần cần sự tập trung cao.
Mẹ làm về giáo dục mà còn như thế nên cần lắm những kiến thức cho tất cả các bà mẹ, cho tất cả các giáo viên để có thể hiểu về mỗi đứa trẻ.
Đêm xuống và ngày lên...
Mẹ ở nơi này chờ Nam...

Phan Hồ Điệp 

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

7 nguyên tắc phát âm có thể bạn chưa biết

7 nguyên tắc phát âm có thể bạn chưa biết

Thông thường, bạn khó đọc chính xác một từ mới tiếng Anh nếu chỉ nhìn vào mặt chữ như trong tiếng Việt. Tuy nhiên, vẫn có một số quy luật nhất định trong cách phát âm.                                                                                                                                                                                                                                                                                                              Nguyên âm (vowel) bao gồm "a", "o", "i", "e", "u" đóng vai trò quan trọng khi quyết định số âm tiết (syllable) của từ. Nguyên âm không hoàn toàn quyết định việc âm (sound) đó được đọc như thế nào, chẳng hạn "a" có thể được đọc là /a/, /ə/, /eɪ/, /æ/. Một âm có thể là "short" - ngắn và "long" - dài tùy từng trường hợp.

7-nguyen-tac-phat-am-co-the-ban-chua-biet
Ví dụ về nguyên âm ngắn và dài trong tiếng Anh.
Phụ âm gồm tất cả những chữ cái còn lại như p, b, t, r… Số âm tiết không do phụ âm quyết định. Ví dụ: "ant" có một âm tiết, "school" có một âm tiết, "teacher" có hai âm tiết.
Dù tiếng Anh được biết tới là thứ ngôn ngữ khó có thể đánh vần vì không có nguyên tắc cố định cho việc phát âm, nhưng những người học tiếng Anh vẫn truyền tai nhau một số nguyên tắc đúng với đa số các từ, có thể giúp việc học phát âm trở nên dễ dàng hơn. 
7-nguyen-tac-phat-am-co-the-ban-chua-biet-1
Có một số nguyên tắc sau đây khi phát âm tiếng Anh có thể hữu ích dành cho bạn:
1. Khi chỉ có một phụ âm theo sau một nguyên âm, nguyên âm sẽ là âm ngắn. Ví dụ: sun /sʌn/ - phụ âm "n" theo sau nguyên âm "u", nguyên âm này được đọc là /ʌ/ ngắn.
2. Khi một nguyên âm có hai phụ âm theo sau và không có gì ở sau đó, nguyên âm là âm ngắn. Ví dụ: hand /hænd/ - hai phụ âm "n" và "d" theo sau nguyên âm "a", nguyên âm này được đọc là /æ/ ngắn.
3. Khi một nguyên âm đứng một mình cuối từ, nguyên âm là âm dài. Ví dụ: go /goʊ/.
4. Chữ "e" nếu ở cuối từ sẽ là âm "câm" và nguyên âm trước đó là âm dài. Ví dụ: smile /smaɪl/ - âm "e" không được đọc, âm "i" được đọc /aɪ/ dài.
7-nguyen-tac-phat-am-co-the-ban-chua-biet-2
5. Khi hai nguyên âm đứng liền kề nhau và nguyên âm thứ hai là âm câm thì nguyên âm trước là âm dài. Ví dụ: train /treɪn/ - âm "i" không được đọc, âm "a" được đọc /eɪ/ dài.
6. Nếu có một phụ âm theo sau một nguyên âm thì phụ âm ấy sẽ được chuyển sang âm tiết tiếp theo. Ví dụ: plural /ˈplʊə.rəl/  - phụ âm "r" được đọc với âm tiết thứ hai /rəl/ chứ không đọc cùng âm tiết /plʊə/ trước đó (dấu chấm "." ở phiên âm /ˈplʊə.rəl/  thể hiện sự ngắt âm này).
7. Nếu có hai phụ âm theo sau một nguyên âm, hai phụ âm này được nói tách ra. Phụ âm đầu được nói cùng với âm tiết đầu, phụ âm thứ hai được nói cùng âm tiết sau. Ví dụ: subject /ˈsʌb.dʒekt/ - hai phụ âm "b" và "j" theo sau nguyên âm "u" nên hai phụ âm này lần lượt được đọc tách ra ở âm tiết /sʌb/ và /dʒekt/ (dấu chấm "." ở phiên âm /ˈsʌb.dʒekt/ thể hiện sự ngắt âm này).
Lưu ý: Hiện tượng hòa âm (blend) xảy ra giữa một phụ âm và nguyên âm khi phụ âm là "l", "r", "s". Ví dụ với từ "program" /ˈprəʊ.ɡræm/ - phụ âm "r" được hòa âm cùng với âm tiết /æm/ sau đó. Vì vậy, cách đọc của "program" áp dụng theo nguyên tắc 6 - một phụ âm theo sau một nguyên âm chứ không phải nguyên tắc 7. Từ này có phiên âm là /ˈprəʊ.ɡræm/, được ngắt thành hai âm tiết /prə/ và /ɡræm/ bởi dấu chấm "." ở giữa.

Nguồn: vnexpress.net
Y Vân (theo Reading Horizons)


Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Syria

Washington đã tạo ra một kịch bản “Tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học” để lấy cớ mở một cuộc tấn công vào Syria. Sự khiêu khích này rất giống với những gì Hitler đã từng làm trước khi xâm lược Ba Lan. Kết quả ngoạn mục này đã dẫn tới việc quân đội phát xít vượt qua biên giới Nga như “đi vào nhà trống” và mở màn cho Thế chiến II.
Cũng cần phải nhắc lại rằng, vào năm 1939 bộ máy truyên truyền quốc tế đã đề cử Hitler vào danh sách những người nhận giải thưởng Nobel Hòa bình. May thay, tấm huy chương vàng trên chưa kịp trao thì Hitler đã lộ nguyên hình là con quỷ khát máu và bắt đầu nhấn trìm nhân loại trong một cuộc tắm máu ghê rợn nhất từ trước tới nay trong lịch sử loài người.
Còn nay, ông Obama từ một cựu luật sư khiêm tốn, bằng tài năng đã trở thành Tổng thống của một cường quốc hùng mạnh nhất hiện nay. Tổng thống Obama may mắn hơn Hitler vì đã trở thành người đoạt giải Nobel Hòa bình vào năm 2009. Như vậy, nếu chiến tranh ở Syria nổ ra, người dân của quốc gia độc lập và có chủ quyền này phải chiến đấu với người nhận giải Nobel Hòa bình.
Trong quá khứ không xa, tổ chức al-Qaeda đã bị nhận định là xương sống của chủ nghĩa khủng bố quốc tế và Mỹ cùng đồng minh của mình phải đổ khối người và của vào Afghanistan để “nạo sạch ung nhọt này”. Giờ đây, cũng là al-Qaeda nhưng lại có sứ mệnh khác- tiên phong trong cuộc chiến lật đổ Tổng thống hợp hiến của Syria, Assad, cùng với sự giúp đỡ hào phóng của Mỹ và phương Tây. Sự thay đổi cách dùng người này của NATO đã khiến cho Omran al-Zoubi, Bộ trưởng Thông tin Syria “đúc rút ra các kết quả” như sau: Nếu cuộc chiến chống khủng bố không thành công thì cuộc tấn công vào Syria không phải là một cuộc dạo chơi trên sa mạc và nếu “cố đấm ăn xôi”- tấn công Damascu – toàn bộ Trung Đông sẽ chìm trong biển lửa.
Trong suốt thời gian qua, Nga đã làm mọi việc cần thiết để “câu giờ” và “thức tỉnh ý thức của nhân loại” như là cố gắng tận cùng “vào đêm trước của thảm họa quân sự của thế giới” bằng cách hỗ trợ Syria càng nhiều càng tốt và “lật tẩy” mọi mưu mô thủ đoạn để có thể “bóp cò súng” tại Trung Đông.
Vì sao Moscow lại “lao tâm khổ tứ như vậy”?. Xét về thực tiễn, các chuyên gia quốc tế cho rằng: Mỹ hy vọng rằng sự hỗn loạn ở Trung Đông sẽ lan tỏa sang Nga. Và vì Nga là “thành trì” cân bằng trật tự thế giới, nên “bức tường cuối cùng” này sụp đổ thế gới sẽ chỉ có “một cực”.
Còn theo dự báo của Vanga?
Triển vọng thuận lợi cho Nga trong cuộc chiến tại Syria do Vanga dự báo không phải là liều thuốc an thần cho Moscow. “Trời chỉ giúp ai khi người đó biết tự giúp mình và giúp người khác”. Để chuẩn bị cho một cuộc tấn công tổng lực và chớp nhoáng vào Liên Xô, Hitler thậm chí không bận tâm đến các “kịch bản khiêu khích” sau khi đã bày trò và “nuốt sống được Balan”. Moscow có lẽ đang phải chuẩn bị để đối phó với một kịch bản như vậy vì họ biết bài học đắt giá mà cha ông để lại: Quên quá khứ nghĩa là bắn vào tương lai.


Nguồn: CM