Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

Chủ nghĩa Mác - Lênin và ba bộ phận cấu thành


Chủ nghĩa Mác - Lênin và ba bộ phận cấu thành

Chủ nghĩa Mác-Lênin “ là hệ thống quan điểm và học thuyết “ khoa học của Mác, Ăngghen, Lênin được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại; là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người.

Như vậy, nội dung của chủ nghĩa Mác-Lênin bao quát các lĩnh vực tri thức hết sức rộng lớn với nhiều giá trị khoa học và thực tiễn không chỉ với lịch sử trên 150 năm qua mà với thế giới đương đại nó vẫn còn nguyên những giá trị bất hủ. Thế nhưng, nếu nghiên cứu chủ nghĩa Mac-Lênin với tư cách là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người thì có thể thấy nội dung của chủ nghĩa Mac-Lênin được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, đó là: triết học Mac-Lênin, kinh tế chính trị Mac-Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học.

Triết học Mac-Lênin là bộ phận lý luận nghiên cứu những qui luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.

Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận triết học, kinh tế chính trị Mac-Lênin nghiên cứu những qui luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là những qui luật của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.

Chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả tất nhiên của sự vận dụng thế giới quan, phương pháp luận triết học và kinh tế chính trị Mac-Lênin vào việc nghiên cứu làm sáng tỏ những qui luật khách quan của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa - bước chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và tiến tới chủ nghĩa cộng sản, từ vương quốc của tính tất yếu mù quáng sang vương quốc tự do của con người.

Như vậy, mặc dù ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mac-Lênin có đối tượng nghiên cứu cụ thể khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ thống lý luận khoa học thống nhất – đó là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng loài người.

Ngày nay, có thể có nhiều học thuyết với lý tưởng nhân đạo về giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người khỏi ách áp bức nhưng chỉ có chủ nghĩa Mac-Lênin mới là học thuyết khoa học nhất, chắc chắn nhất và chân chính nhất để thực hiện lý tưởng ấy.
http://www.triethoc.info/2015/01/chu-nghia-mac-lenin-va-ba-bo-phan-cau.html

THUẬT NGỮ ( Chủ nghĩa xã hội khoa học )

Theo các nhà nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin thì chủ nghĩa xã hội khoa học về mặt lý luận nằm trong khái niệm "chủ nghĩa xã hội", là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu sự vận động xã hội nhằm thủ tiêu chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, tiến tới xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo nghĩa hẹp thì chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Chủ nghĩa xã hội khoa học đã dựa trên phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời cũng dựa trên những cơ sở lý luận khoa học về các quy luật kinh tế, quan hệ kinh tế... để luận giải một cách khoa học về quá trình nảy sinh cách mạng xã hội chủ nghĩa, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, gắn liền với sứ mệnh lịch sử có tính toàn thế giới của giai cấp công nhân hiện đại, nhằm giải phóng con người, giải phóng xã hội.

Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa xã hội khoa học tức là chủ nghĩa Mác- Lênin (bao gồm cả 3 bộ phận). Nghĩa rộng của chủ nghĩa xã hội khoa học, V.I.Lênin khẳng định: "chủ nghĩa xã hội khoa học tức là chủ nghĩa Mác". Vì triết học Mác lẫn kinh tế chính trị Mác đều dẫn đến cái tất yếu lịch sử là làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo họ, những người lãnh đạo, tổ chức cùng nhân dân thực hiện sự nghiệp cách mạng lâu dài và triệt để đó chỉ có thể là giai cấp công nhân hiện đại, thông qua đảng của nó. V.I.Lênin nhận định: "bộ "Tư bản" - tác phẩm chủ yếu và cơ bản ấy trình bày chủ nghĩa xã hội khoa học... những yếu tố từ đó nảy sinh ra chế độ tương lai".
https://www.facebook.com/863224083727224/photos/a.863232603726372.1073741828.863224083727224/863992196983746/?type=1&permPage=1

THUẬT NGỮ

Thuật ngữ “chủ nghĩa cộng sản” được dịch từ các thứ tiếng phương Tây (communism (Anh), communisme (Pháp), Kommunismus (Đức), коммунизм (Nga). Các thuật ngữ này không hề có từ “sản” mà chỉ gần gũi với từ “chung” (common), “cộng đồng” (community). Không phải ngẫu nhiên mà một tác giả đã giải thích: “communism = common + ism”. Việc dịch thuật ngữ này thành “chủ nghĩa cộng sản” là sai cả về ngữ nghĩa và thực chất của khái niệm. Communism nếu dịch chính xác phải là “chủ nghĩa cộng đồng”, chứ không thể là “chủ nghĩa cộng sản” được. Từ “chủ nghĩa cộng sản” tạo ra một ấn tượng sai lầm rằng xã hội tương lai mà chúng ta phấn đấu xây dựng phải là một xã hội mà mọi tài sản đều là của chung. Mặc dù, sau này, người ta đã cải chính rằng không phải mọi tài sản mà chỉ có tư liệu sản xuất là của chung, nhưng như vậy cũng không phản ánh được thực chất của chủ nghĩa cộng sản. Khái niệm “communism” phản ánh mục đích phấn đấu là cộng đồng xã hội, ưu tiên của cộng đồng xã hội so với cá nhân; còn tư liệu sản xuất chung chỉ là con đường để thực hiện mục đích, chứ không phải là mục đích
https://www.facebook.com/863224083727224/photos/a.863232603726372.1073741828.863224083727224/863232997059666/?type=1&permPage=1

CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

Chủ nghĩa cộng sản (gốc tiếng Latin: commūnis - chung), là một cấu trúc kinh tế xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập một xã hội phi nhà nước, không giai cấp, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất và tài sản nói chung.Karl Marx cho rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ là giai đoạn cuối cùng của xã hội loài người, đạt được qua một cuộc cách mạng vô sản. "Chủ nghĩa cộng sản thuần túy" theo thuyết của Marx nói đến một xã hội không có giai cấp, không có nhà nước và không có áp bức, mà trong đó các quyết định về việc sản xuất cái gì và theo đuổi những chính sách gì được lựa chọn một cách dân chủ, cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia vào quá trình quyết định ở cả hai mặt chính trị và kinh tế. Việc sản xuất và phân phối của cải được tiến hành công bằng giữa các công dân.

Trong vai trò một hệ tư tưởng chính trị, chủ nghĩa cộng sản thường được xem là một nhánh chính của chủ nghĩa xã hội; một nhóm lớn học thuyết triết học về chính trị và kinh tế được rút ra từ nhiều phong trào chính trị và tri thức với nguồn gốc từ các tác phẩm của các nhà lý thuyết của Cách mạng Công nghiệp và Cách mạng Pháp. Nhánh kia là các đảng Dân chủ xã hội hiện có nhiều ảnh hưởng tại Tây Âu và Bắc Âu. Do cùng chia sẻ học thuyết Marx, các đảng cộng sản và Dân chủ xã hội thường có quan hệ đồng minh với nhau thành một lực lượng chung được gọi là cánh tả.

Chủ nghĩa cộng sản cố gắng đưa ra một giải pháp khác cho các vấn đề của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và di sản của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa dân tộc. Marx khẳng định rằng cách duy nhất để giải quyết các vấn đề này là tầng lớp lao động (vô sản), những người mà theo Marx là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất trong xã hội và là những người bị tầng lớp tư bản (tư sản) bóc lột, đứng lên làm tầng lớp cầm quyền thay cho giới tư bản để thiết lập một xã hội tự do, không phân biệt giai cấp hay chủng tộc.Những hình thức nổi bật của chủ nghĩa cộng sản, chẳng hạn như Chủ nghĩa Lenin, Chủ nghĩa Stalin, Chủ nghĩa Mao và Chủ nghĩa Trosky, đều có nền tảng là Chủ nghĩa Marx. Tuy nhiên, chủ nghĩa cộng sản cũng có những phiên bản khác không liên quan đến chủ nghĩa Marx, chẳng hạn Chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa giáo và Chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ (anarcho-communism).
Karl Marx chưa bao giờ miêu tả chi tiết về việc chủ nghĩa cộng sản sẽ vận hành như thế nào trong vai trò một hệ thống kinh tế, nhưng người ta hiểu rằng một nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa sẽ bao gồm sự sở hữu toàn dân đối với các tư liệu sản xuất, đưa đến sự phủ nhận khái niệm về quyền tư hữu tư bản đối với các tài nguyên và nhân lực, cái được coi là tư liệu sản xuất trong thuật ngữ của chủ nghĩa Marx. Khác với chủ nghĩa xã hội - một chủ thuyết (ở một số trường phái) tương thích với kinh tế thị trường, một nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa được lập kế hoạch một cách dân chủ ở mức địa phương hoặc cộng đồng.
Chủ nghĩa Marx- Lenin là một hình thái của chủ nghĩa cộng sản, bên cạnh đó nhiều người phân tích các hình thái của chủ nghĩa cộng sản bao gồm chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa Lenin, chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao, chủ nghĩa Trotsky, chủ nghĩa Tito, chủ nghĩa Castro, học thuyết Đặng Tiểu Bình, học thuyết chủ thể (Kim Nhật Thành), chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa giáo, chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ... Các khái niệm như Chủ nghĩa Bolshevik cũng được nhắc đến.
https://www.facebook.com/863224083727224/photos/a.863232603726372.1073741828.863224083727224/863232533726379/?type=1&permPage=1

__________________
Vận dụng triết học Mác - Lê nin thế nào cho đúng? - Trần Đức Thảo

Tiểu Luận: Vận dụng quan điểm triết học Mác - Lê nin để phân tích qua trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường
http://thuvienso.edu.vn/vidocs-comtieu-luan-van-dung-q-3793b694-pdf
Ngân hàng câu hỏi ôn thi triết
Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác
Vận dụng quan điểm triết học Mác - Lê Nin để phân tích quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường
Khái lược lịch sử triết học trước Mác và phương tây hiện đại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét