Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

VÔ SẢN TẤT CẢ CÁC NƯỚC, LIÊN HỢP LẠI!

Bình luận:
Tôi đi học ở một trường Đại học trên Hà Nội. Tôi sống ở kí túc xá nên cũng hiểu được một phần tại sao lại như thế. Sinh viên tâm lý toàn đòi làm công việc lương cao, nhàn hạ, tâm lý ỷ lại bằng. Trong khi đó suốt ngày ăn chơi, bia rượi, game, ngủ,.... chẳng làm gì hay học hành gì, cứ như thế rồi ra trường.... Thế hệ trẻ đa phần là thế, nên mình mãi nghèo cứ nghèo mà nhìn nước họ đi lên.... Ôi thần linh ơi, người có xuất hiện cũng chẳng làm gì được...chỉ biết cười thôi..

link báo: 
http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/nhan-cong-gia-re-3302318.html

[nghiêm túc]
Tác giả bài báo nhìn ra vấn đề kinh tế kém phát triển nằm ở công nhân giá rẻ, nhưng giải pháp anh ta đưa ra chỉ mang tính hô hào ("Vậy nên để tăng năng suất, tất yếu phải giảm đi số lượng lao động giản đơn bằng cách khuyến khích phát triển những ngành có giá trị gia tăng cao hơn, thay vì tập trung vào gia công....Điểm mấu chốt của vấn đề là chất lượng đào tạo và đầu ra của các trường nghề còn chưa ổn, khiến cả học sinh và doanh nghiệp chưa thể đặt niềm tin."). Nó không giải quyết được gốc rễ vấn đề. Lý luận về công nhân phải dùng chủ nghĩa Marx.

A) Theo số liệu khảo sát "Ở lại hay trở về: chiến lược đời sống của công nhân" (Nguyễn Mạnh Tiến, 2015) thì trong tâm lý công nhân Việt Nam vẫn còn tồn tại một miền quê nào đấy để họ chùn chân mỏi gối thì về, họ lên thành phố làm công nhân chỉ để tích vốn...bla bla... 
Điều này thể hiện rằng công nhân Việt Nam chưa ở mức độ chuyên nghiệp cao, mối quan hệ lợi ích giữa họ và nhà tư bản chưa ở mức khăng khít sống còn với nhau. Chính vì thế, những người công nhân nửa mùa ấy sẽ không thể nào ý thức được lợi ích của họ phụ thuộc vào tranh đấu của họ với nhà tư bản.

B) Đấu tranh cho cái gì? 
Đấu tranh tăng lương, giảm giờ làm, bảo đảm quyền lợi về bảo hiểm, chế độ nghĩ lễ và lương thưởng. Đó là cách đấu tranh truyền thống và cơ bản của công nhân.
Nhưng, nó là cơn ác mộng với nhà tư bản. Nó khiến chi phí của nhà tư bản tăng cao, mà nhà tư bản thì không thể lúc nào cũng tính nó vào giá của người mua được. Thế nên, nhà tư bản buộc phải tăng năng suất lao động bằng cách cải tiến máy móc, tự động hóa quy trình, tuyển công nhân chất lượng cao... 

C) Và dĩ nhiên, nhiều công nhân sẽ mất việc khi tự động hóa ngày càng chiếm ưu thế trong sản xuất. Và người công nhân sẽ phải tự nâng tầm chất lượng của mình thông qua việc bồi bổ tri thức. Tự các trường nghề sẽ đào tạo nhân lực phù hợp. Đó là quy luật của thị trường. Nếu không, tất cả sẽ chết đói. 

D) Cái ngày mà công nhân cổ xanh và cổ trắng xích lại gần nhau, vì chất lượng họ giống nhau và đếu bán sức lao động cho tư bản mà không còn chọn lựa nào khác, thì cách mạng xã hội sẽ diễn ra. Nhưng ngày đó còn lâu và xa so với vị trí của Việt Nam hiện giờ. Việt Nam cần tăng số lượng công nhân, giảm diện tích đất của nông dân; cần nhiều nhà máy và xí nghiệp; phải chấp nhận là xưởng gia công của thế giới, nhưng phải để công đoàn độc lập và kết nối công nhân lại với nhau... Hãy thôi ảo vọng đi tắt đón đầu trở thành trung tâm tài chính này nọ đi. Muốn phát triển kinh tế xã hội phải nâng mặt bằng chung lên, phải bắt đầu từ công nhân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét