Có bạn hỏi Nghiên cứu giá trị thặng dư từ góc độ bản chất.
Phân tích câu trên theo quan điểm của triết học kinh tế chính trị Mác Lê Nin thì bản chất của quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư là quá trình bóc lột giá trị sức lao động của người công nhân.
Như vậy nghiên cứu giá trị thặng dư từ góc độ bản chất tức là nghiên cứu quá trình bóc lột giá trình thặng dư của nhà tư bản đối với giai cấp công nhân.
Bạn phải phân tích được giá trị thặng dư được sinh ra như thế nào.
Nhà tư bản họ bỏ tiền mua máy móc, nguyên liệu, sức lao động để sản xuất ra một loại hàng hoá.
Ví dụ để sản xuất 20KG sợi nhà tư bản bỏ tư bản mua:
- 20KG bông hết 10000Đ
- Chi phí hao mòn máy móc 4000Đ
- Sức lao động 8 giờ là 3000Đ
Sau khi sản xuất người lao động tạo ra một giá trị mới là 6000Đ
Nhà tư bản bán 20KG sợi được 20000Đ trong khi nhà tư bản chỉ phải bỏ ra 17000.
3000Đ dôi ra là do sức lao động của người lao động đã tạo ra trong quá trình sản xuất. Theo quan điểm của Mác 3000Đ dôi ra đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản đã bóc lột được từ sức lao động của người công nhân.
Ngoài ra bạn còn phải phân tích được các phương pháp bóc lột giá trị thặng dư. Rộng hơn bạn có thể phân tích tính chất, mức độ bóc lột giá trị thặng dư trong qúa trình sản xuất. Tất cả những điều ấy bạn có thể tìm hiểu ở các bài viết của Mác hoặc trong các sách kinh tế chính trị Mác Lê Nin.
Trên đây là quá trình nghiên cứu giá trị thặng dư theo quan điểm của nền giáo dục Việt Nam. Quá trình “nghiên cứu” như vậy không đem lại một tri thức mới nào cho nhân loại. Gọi là nghiên cứu chỉ để cho oai mà thôi. Việc nghiên cứu như vậy không phải là công việc của một triết gia thực thụ.
Theo quan điểm của cộng đồng người yêu triết học:
Để nghiên cứu giá trị thặng dư từ góc độ bản chất thì bạn phải thoát khỏi được những tư duy lý luận của Mác để đánh giá một cách khách quan.
Những quan điểm về giá trị thặng dư của Mác đã đem lại cho nhân loại nhận thức rằng: ông chủ tư bản là người trực tiếp bóc lột người công nhân.
Ví dụ ông chủ tư bản việt nam sản xuất vải thì ông chủ tư bản Việt nam sẽ bóc lột trực tiếp người công nhân dệt vải đã làm cho ông ta. Từ nhận thức ấy dẫn đến hành động cách mạng: xoá bỏ giai cấp tư bản Việt Nam.
Hiện thực cho thấy hành động cách mạng ấy là sai lầm.
Nếu bạn là nhà triết gia thực thụ bạn phải có tư duy logic để phán đoán nguyên nhân dẫn đến hành động cách mạng sai lầm ấy.
Hành động cách mạng được sinh ra từ những quan điểm của Mác về giá trị thặng dư. Vậy khi hành động cách mạng sai lầm thì những quan điểm về giá trị thặng dư của Mác chắc chắn phải có sai lầm.
Vậy những sai lầm ấy là gì?
Theo quan điểm của cộng đồng triết học việt nam: Nghiên cứu giá trị thặng dư xét từ góc độ bản chất thì phải chỉ ra được những quan điểm sai lầm của Mác về giá trị thặng dư từ góc độ bản chất.
Khi bạn chỉ ra được những sai lầm của Mác thì đồng thời bạn cũng phải đưa ra được quan điểm của bạn về giá trị thặng dư xét từ góc độ bản chất.
Theo bạn :
1. khi ông chủ Tư bản Việt Nam sản xuất vải có phải ông chủ đã trực tiếp bóc lột người công nhân dệt vải đã làm cho ông ta hay không?
2. Ông chủ sản xuất vải ở việt Nam có thể bóc lột công nhân của Căm pu chia để lấy lợi nhuận hay không?
Nếu trả lời được những vấn đề ấy bạn sẽ trở thành nhà triết gia thực thụ. Đấy mới là công việc của các triết gia.
Chúc bạn thành công.
Cộng đồng người yêu triết học
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=755036151262121&id=549314098500995
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét