Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Triết Học (Tổng hợp)

"Triết học không bao giờ đưa ra những câu trả lời trực tiếp. Triết học ép con người phải tự suy tư và khi con người bắt đầu suy tư, con người sẽ tìm ra câu trả lời. Còn ở đây, triết học trở thành một bộ phận bị khinh rẻ trong nền văn hóa của chúng ta… Triết học tồn tại tự thân nó, hoặc là không có triết học."
"các phạm trù triết học – đó là sự thẩm thấu sâu sắc vào bản chất của các tiến trình, song thông thường chúng được lóe sáng lên nhờ những ánh sáng rực rỡ nhưng hầu hết đều giả dối.”
__ Y.N. Solonhin
---------------------------------------------------

"triết học – một nghệ thuật cao cấp của sự hình thành tư duy, của sự chiêm ngưỡng thế giới, không có nó, con người sẽ không thể làm được bất cứ điều gì.
...
Con người tưởng tượng rằng, con người được tách khỏi tự nhiên bởi tư duy và bởi các quan điểm đúng đắn về thế giới, nhưng trong thực tế, điều này không phải như vậy, mà nó được hình thành từ kết quả của kinh nghiệm sống, của những hoàn cảnh ngẫu nhiên nào đó. Và phụ thuộc vào một điều là, con người khi hiện thực hóa bản thân trong lĩnh vực nào, thì ở đó con người sẽ nhận được một loại hình triết học thực tiễn hữu ích dành cho nó."
__ Y.N. Solonhin
-------------------------------------------------------
"Bản thân tôi nhận thấy sự phân chia thế giới thành các mặt khách quan và chủ quan là quá ư tùy tiện. Thực tế, các tôn giáo phải trải qua nhiều thời đại đã diễn giảng bằng các hình ảnh, các câu chuyện về tôn giáo và các nghịch lý (tôn giáo) chỉ có ý nghĩa đơn giản là không có con đường nào khác để nắm bắt cái thực tại mà họ nói tới. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không phải là một thực tại xác thực. Và việc chia tách thực tại này thành mặt khách quan và chủ quan không làm cho chúng ta tiến được thật xa."
__ Niels Bohr
--------------------------------------------------
"Khi được định hướng vào trong các vấn đề của đời sống tinh thần trừu tượng, con người có thể bị cuốn vào trong những hình thức nào đó của triết học thần bí, và điều này hóa ra là chỗ nương náu mang tính tinh thần và trí tuệ, ở đó, con người tìm thấy chính mình. Có nghĩa là trong triết học, con người tìm thấy chính mình trong sự toàn vẹn tối đa của đời sống của chính con người."
__ Y.N. Solonhin
----------------------------------------------------
“Nhà triết học – là cái được đánh thức ở con người. Tốt nghiệp khoa triết học không đảm bảo rằng một người sẽ trở thành một nhà triết học. Jakob Böhme đã từng là một người thợ đóng giày, Spinoza đã từng là một người thợ lắp kính.
...
Việc học tập tại khoa triết học – đó là một trường học cho phép bạn bừng tỉnh dậy trong triết học. Nhưng mỗi người tự mình sẽ trở thành một nhà triết học. Ở đó, anh ta nhận thức được một cấp độ nhất định rằng anh ta có một quan điểm xác định về thế giới, hoàn toàn khác so với những gì mà người không nghiên cứu triết học có."
__ V.V. Mironov
-----------------------------------------------------

TRIẾT HỌC BẮT ĐẦU TỪ NHỮNG CÂU HỎI CỦA TRẺ CON
Nhiều nhà tư tưởng đã khẳng định rằng: bản chất của triết học là sự ngạc nhiên. Thật vậy, triết học được sản sinh ra từ khát vọng tự nhiên của con người khi quan tâm đến chính bản thân mình và thế giới xung quanh.
Jaspers nói rằng, triết học bắt đầu những câu hỏi của trẻ con. Có nghĩa là đứa trẻ có khả năng đưa ra những câu hỏi triết học. Tôi trước đây không hề quan tâm đến vấn đề này, nó giống như một câu nói đẹp đẽ bình thường. Nhưng sau đó tôi đã hiểu rằng, đằng sau nó là một chân lý vô cùng sâu sắc. Tại sao? Bởi vì người lớn bị khống chế bởi một lượng lớn những khuôn mẫu văn hóa: họ biết cái gì được hỏi một cách thoải mái và cái gì không. Còn trẻ con mọi thứ đều thoải mái. Trẻ con có thể đặt một câu hỏi tùy tiện, bề ngoài có vẻ đơn giản, nhưng khi ta cố gắng trả lời nó, ta mới thấy nó phức tạp đến nhường nào.
Thế trẻ con là gì? Đó là khởi điểm của nền văn minh, là điểm khởi đầu của nhân loại. Tại sao nói rằng, triết học được bắt đầu từ sự ham hiểu biết. Con người bắt đầu đưa ra những câu hỏi giản đơn. Nếu ai đó nghĩ rằng, triết học bắt nguồn từ những câu hỏi phức tạp, thì điều này hoàn toàn không chính xác. Những câu hỏi phức tạp là có, nhưng nó lại được bắt nguồn từ những câu hỏi đơn giản.
Mặc dù, như lịch sử cho thấy, sự tra hỏi triết lý bắt đầu từ rất lâu trước thí nghiệm khoa học, nó cũng sẽ tiếp tục lâu dài sau khi chúng ta đã đạt đến những giới hạn của tri thức thực nghiệm. Các khoa học thực nghiệm đã hoàn thiện rồi, và có những biểu hiện cho thấy ở những thời điểm nào đó chúng đã đi xa đến mức có thể. Nhưng triết học vẫn còn ở tuổi ấu thơ của nó...
(Vladimir Vasilievich Mironov)
----------------------------------------------------
"Một câu trả lời đơn giản là: nếu triết học tồn tại, thì có nghĩa là chúng ta cần triết học.
... một bi kịch, khi con người hiểu biết nhiều thứ và đồng thời cũng biết về cái chết của chính mình. Điều này có thể là một trong những vấn đề trung tâm đầu tiên. Đây là một trong những câu hỏi mà con người luôn luôn tìm cách trả lời nó.
...
Triết học đã được bắt đầu như thế này: không có vật lý học, không có cái gì tồn tại, và con người đã trả lời cho những vấn đề về cấu trúc của thế giới. Và ở con người luôn luôn tồn tại cố hữu một nhu cầu: nhu cầu giải thích."
__ V.V. Mironov
----------------------------------------------------------
"Triết học không đơn giản là một học thuyết, nó có thể trở thành một cách sống, nếu áp dụng nó vào đời sống thực tiễn."
__ V.V. Mironov

"Triết học dạy chúng ta nghiên cứu và tìm kiếm những chân lý cơ bản."
__ V.V. Mironov
---------------------------------------------------------
"...trong khi thần học lấy niềm tin tôn giáo làm khởi điểm của mình thì triết học lại bắt đầu bằng sự phán đoán thực tế, nó nỗ lực làm rõ và đào sâu sự hiểu biết về một thế giới còn ẩn tàng trong phán đoán thực tế đó."
__ V.V. Mironov
----------------------------------------------------
NGUỒN GỐC CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT & CHỦ NGHĨA DUY TÂM
(Theo quan điểm của triết học Mác-Lenin)
- Nguồn gốc của chủ nghĩa duy vật: là sự phát triển của tri thức, của khoa học; là lợi ích và cuộc đấu tranh của các giai cấp, các lực lượng xã hội tiến bộ, cách mạng ở mỗi giai đoạn phát triển của lich sử.
- Nguồn gốc của chủ nghĩa duy tâm: là sự tuyệt đối hóa một hình thức hay một giai đoạn của quá trình nhận thức dẫn đến tách nhận thức và ý thức khỏi thế giới hiện thực khách quan; thông thường là lợi ích và sự phản kháng của các giai cấp, các lực lượng bảo thủ trước tiến bộ xã hội.
(St)
QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊ NIN VỀ NGUỒN GỐC NHẬN THỨC LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM
1. “Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thô lỗ, đơn giản, siêu hình, thì chủ nghĩa duy tâm triết học chỉ là một sự ngu xuẩn. Trái lại, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thì chủ nghĩa duy tâm triết học là một sự phát triển (một sự thổi phồng, bơm to) phiến diện, thái quá […] của một trong những đặc trưng, của một trong những mặt, của một trong những khía cạnh của nhận thức thành một cái tuyệt đối, tách rời khỏi vật chất, khỏi giới tự nhiên, thần thánh hóa” (V.I.Lê nin: Toàn tập, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, t.29, tr.385)
2. “Sự phân đôi của nhận thức của con người và tính khả năng của chủ nghĩa duy tâm (=của tôn giáo) đã có trong cái trừu tượng đầu tiên, tối sơ” (V.I.Lê nin: Toàn tập, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, t.29, tr.394)
3. “Tính đường thẳng và tính phiến diện, sự chết cứng và cứng nhắc, chủ nghĩa chủ quan và sự mù quáng chủ quan đó là những nguồn gốc về nhận thức của chủ nghĩa duy tâm. Và chủ nghĩa thầy tu (chủ nghĩa duy tâm triết học) đương nhiên có những nguồn gốc về nhận thức luận, nó không phải là không có cơ sở; không còn nghi ngờ gì nữa, đó là một đóa hoa không kết quả, nhưng là một đóa hoa không kết quả mọc trên cái cây sống của nhận thức sinh động, phong phú, chân thực, khỏe mạnh, toàn năng, khách quan, tuyệt đối của con người”(V.I.Lê nin: Toàn tập, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, t.29, tr.385)
4. Kế thừa và phát triển quan điểm của Marx: "động lực được thần bí hóa vốn có của tư tưởng trừu tượng" (C.Mác và Ph.Ăng ghen: Toàn tập,Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.333)

Triết Học
https://www.facebook.com/TrietHoc/photos/a.589624597723556.1073741826.387088117977206/958833617469317/?type=1
-----------------------------------------------------
TS. Lê Thẩm Dương: Thay đổi tư duy - Khởi nghiệp cùng Quốc Gia
-------------------------------------------------------
Hãy tranh luận sòng phẳng 
Dám công khai bày tỏ quan điểm
Không sợ sai lầm
Không dấu dốt
Biết sai để sửa
Đó là tư duy của nhà triết học
--------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét