Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Triết học là gì? (TĨNH THÔNG LINH - Triết Lý Về Cuộc Sống)

Triết học là gì?

Triết học là gì? Vấn đề cơ bản của triết học là gì? Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học khác nhau như thế nào?

- Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất của con người về thế giới, về tự nhiên xã hôi và tư duy, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó.

- Theo Ph. Ăngghen: ''Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại''. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, mỗi mặt phải trả lời 1 câu hỏi lớn:

+ Mặt thứ nhất, giữa vật chất và ý thức: cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào? Cái gì là bản chất của mọi tồn tại trong thế giới? (Vật chất hay ý thức?)

+ Mặt thứ hai, con người có khả năng nhận thức được (hiểu được) thế giới đúng như nó tồn tại hay không?

- Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà triết học thành hai trường phái lớn. Những người cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái có trước và quyết định ý thức của con người được coi là các nhà duy vật. Ngược lại, những người cho rằng, ý thức, tinh thần có trước giới tự nhiên được gọi là các nhà duy tâm.

Link1  http://www.wattpad.com/914104-tri%E1%BA%BFt-tr%E1%BB%9Di...
Link2  http://triethoc.edu.vn/.../nhap.../triet-hoc-la-gi_104.html
Link3 http://tusach.thuvienkhoahoc.com/.../Tri%E1%BA%BFt_h%E1...
Link4  https://www.youtube.com/watch?v=rhVQSOXpFDM
Link5  http://www.wattpad.com/916453-cau-1-triet-hoc-la-gi-doi...
Link6  http://www.triethoc.info/.../van-e-co-ban-cua-triet-hoc...
Link7  http://www.wattpad.com/226456-c%C3%A2u-2-c%C3%A1c.../page/2
Link8  http://www.wattpad.com/10602705-ch%E1%BB%A7-ngh%C4%A9a...
Link9  https://sites.google.com/.../cau-1-van-de-co-ban-cua...
-----------------------------------------------------------------------------------------------
- Mục đích chính của triết học là hướng tới khai sáng, hướng tới Chân-Thiện-Mỹ; vạch ra cái giả tạo, thức tỉnh trước sự u mê, vô minh; chống lại xu hướng tha hóa của đời sống tự phát, mà trực tiếp sự tha hóa đó biểu hiện trong tư tưởng thường ngày, do thói quen hành vi và suy nghĩ lặp đi lặp lại hình thành nên.
- Triết học quan tâm đến cái chung nhất - hướng tới tìm kiếm “tiếng nói chung” giữa những sự bất đồng; giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống đầy xung đột mà các lĩnh vực khác bế tắc. Vậy nên, trong những giai đoạn lịch sử xã hội nhất định, triết học tưởng như đẩy ra bên ngoài dòng chảy của hoạt động thực tiễn xã hội, xong thật ra nó tạm thời lui lại phía sau như một hoạt động đóng vai trò “không đáng kể”.

- Triết học là ánh sáng nội tại âm ỉ, bất tận bên cạnh những nguồn ánh sáng ngoại tại hữu hạn, nó thật sự sáng tỏ khi đêm đen bao phủ thế gian.
TĨNH THÔNG LINH - Triết Lý Về Sự Sống
------------------------------------------------------------------------
- Luật vật lý và luật ý chí là hai mặt biện chứng. Tức là về thực chất chúng là một, chẳng qua là nhìn ở những khía cạnh khác nhau: luật vật lý là luật của các hiện tượng khách quan (dưới cái nhìn chủ quan); luật ý chí là sự vận dụng luật vật lý một cách khách quan cho việc khắc chế sự tự phát bất cập của nó.
- Con người là tiểu hành tinh với quy luật mưa nắng của riêng mỗi hành tinh. Có hành tinh đầy bão táp, có hành tinh thì khô cằn, có hành tinh thì giá lạnh hay nóng nực, và cũng có những hành tinh đầy mối đe dọa... Cần biết cách "lưu thông" bởi sự xác lập quy luật vận động nội tại (luật ý chí), để thời tiết được "hài hòa" và hạn chế các mối đe dọa tồn tại thường trực từ bên ngoài.

TĨNH THÔNG LINH - Triết Lý Về Sự Sống
-----------------------------------------------------------------------
MÃ HÓA CUỘC SỐNG
- Khi nói ý nghĩa là phải nói ý nghĩa đó đối với ai? - Không ai khác đó là con người. Tự bản thân cuộc sống vốn không có ý nghĩa. Song đó không phải là vấn đề. Vấn đề là ta có thể khiến nó trở nên có ý nghĩa hay không.
- Sự tồn tại cuộc sống của chúng ta được mã hóa bởi ý niệm thời gian và khả năng tự ý thức có được của mình. Còn ý nghĩa cuộc sống của ta nằm ở việc, một cách tự phát hay tự giác, ta mã hóa thời gian và tâm trí của mình theo những nội dung tùy thuộc vào mức độ của những vấn đề mà ta coi trọng trong cuộc sống của mình. Chẳng hạn, nếu một người ý thức gia đình (hoặc tình yêu, hoặc tình bạn, hoặc tiền bạc, hoặc bản thân cuộc sống, tính mạng, sức khỏe...) là quan trọng trong cuộc sống mà hầu hết thời gian trong ngày họ không hướng về gia đình (hoặc tình yêu, hoặc tình bạn, hoặc tiền bạc, hoặc bản thân cuộc sống, tính mạng, sức khỏe...) thì rồi cuộc sống của họ cũng sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi nhìn lại.
- Nếu không có ý thức mã hóa đó thì dù ta có sống vài trăm tuổi cũng sẽ không có đủ thời gian cho những việc mà mình thấy quan trọng.
- Một cách tự phát, thường người ta không tự biết mình coi trọng cái gì, thì như một kết quả tất yếu họ luôn luôn ở trạng thái hoài nghi về ý nghĩa cuộc sống của chính mình. Ý nghĩa cuộc sống của họ "thức tỉnh" lệ thuộc vào những gì áp lực cuộc sống tự phát gây nên.
- Mã hóa cuộc sống nhằm hướng cái Lý tới cái Đạo - biến cái Đạo (tự ý thức của lý trí) trở thành cái Lý (thôi thúc của khoái cảm) theo đuổi.

TĨNH THÔNG LINH - Triết Lý Về Sự Sống
-------------------------------------------------------------------
 Theo nguyên chữ hán thì "triết" có nghĩa là trí bao hàm sự hiểu biết, nhận thức sâu sắc của con người về thế giới và đạo lý. Còn theo tiếng Hy lạp cổ đại thì "triết" có nghĩa là yêu mến sự thông thái vì lúc đó triết học là một lĩnh vực trí thức duy nhất bao quát mọi hiểu biết khác nhau của con người về thế giới chung quanh và về bản thân mình. Nhưng khái niệm triết học dù ở phương Đông hay phương Tây, dù có biến đổi như thế nào trong lịch sử thì cũng gồm 2 yếu tố là nhận thức và nhận định.
Ngày nay triết học theo như Mác định nghĩa là "hệ thống những quan niệm chung nhất của con người về thế giới và về vai trò của con người trong thế giới đó". Từ đó ta thấy các đặc trưng của triết học theo quan điểm của Mác.http://khotailieu.com/.../dap-an-mon-hoc-van-de-co-ban...

Triết học là gì?  https://www.youtube.com/watch?v=rhVQSOXpFDM
-------------------------------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét