Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Cuốn sách "Xứ Đông Dương thuộc Pháp" của Paul Doumer, 1905.
Tôi vừa tìm được cuốn Xứ Đông Dương thuộc Pháp do Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer viết, xuất bản năm 1905, chỉ 3 năm sau khi Paul rời Đông Dương. Sách dày gần 500 trang, nếu là sách giấy thì giá bán chừng 60-100 Euro, chả rẻ tí nào. May mà tìm được bản pdf của Mạnh Sơn gửi.. Đọc võ vẽ & xem hình ảnh là chủ yếu thì thấy các tranh vẽ lại rất đẹp và hẳn là 500 trang thì nhiều điều hay..
Sách về Đông Dương, về Bắc Kỳ, Nam Kỳ... chắc cũng không ít, nhưng sách do một nhân vật vừa có tư duy của một học giả, vừa có tư duy của một nhà chính trị, kỹ trị và là Toàn quyền Đông Dương khi mới 39 tuổi, rồi sau đó thành Tổng thống Pháp thì chắc có nhiều đánh giá hay & các viễn kiến hấp dẫn. Hẳn là những nhận xét về người An Nam, về đất đai, phong tục, địa lý.. hẳn là độc đáo. Hơn nữa, khi đó, người Việt không có kiến thức nền & tầm vóc để hiểu về dân tộc mình, về cả khu vực Đông Dương... Một người như Paul Doumer hẳn có nhiều điều hay... Tôi nghĩ vậy!
...
Trên mạng, có mấy đoạn trích như thế này:
"Điều không thể chối cãi được là những người này [người Việt] hơn hẳn tất cả các dân tộc xung quanh. Người Mên, Lào, Xiêm không chống được họ. Không một dân tộc nào ở đế quốc Ấn Độ có những đức tính của họ, phải tới Nhật mới thấy có một giống người tương đương. Người Việt và người Nhật chắc chắn thủa xưa có bà con với nhau. Cả hai đều thông minh, cần mẫn và can đảm."
...
Có một việc cần thiết phải làm ngay đối với tôi. Đó là xây một cây cầu lớn bắc qua Sông Hồng, phía chính diện Hà Nội. Con sông lớn này nằm ngang, rộng 1700 mét phân chia thành phố với các tỉnh bên tả ngạn. Lòng sông thường bị tắc nghẽn vì những bãi nổi bồi lên nhanh và lở đi cũng rất nhanh chóng theo dòng nước. Người bản xứ vượt qua sông này rất khó khăn, tốn kém, đôi khi rất nguy hiểm. Hai bên bờ sông, những điểm cập bến thay đổi theo mùa, thường xa đường giao thông và đường phố nên từ đó ra bờ sông khá vất vả. Đường sắt từ Lạng Sơn về Hà Nội cũng được xây dựng vào thời kỳ này, nhưng không có cầu nên tàu phải phải dừng lại ở bên kia bờ sông phía tả ngạn, cách sông Hồng ba cây số do dó rất xa thành phố Hà Nội, nơi đáng lẽ phải là điểm tận cùng của tuyến đường sắt này. Trong những điều kiện như vậy, việc giao thông thường là chậm, không thuận tiện và chi phí tương đối cao. Hơn nữa ý tưởng của tôi định xây dựng ở Bắc kỳ nhiều tuyến đường sắt quy tụ về Hà Nội và cũng từ Hà Nội có đường đi biển, đường đi Trung kỳ và đường đi Trung Quốc nhưng tôi không thể hình dung hệ thống đường sắt lại bị Sông Hồng phân đôi hai nửa.
...
Khi tôi đặt viên đá đầu tiên cho cây cầu Hà Nội vào tháng chín năm 1898, mố cầu bên tả ngạn đã được xếp bằng một phần đá thẳng hàng với các phần đá khác có cắm cờ, đánh dấu những vị trí xây trụ. Trong số người Pháp đến dự lễ khởi công hôm ấy, từ tướng Bichot, tổng tư lệnh quân đội và Đô đốc Beaumont, Tư lệnh hạm đội đến người lính thường; từ kỹ sư trưởng ngành cầu đường đến các giám sát viên công trình, rất nhiều người hoài nghi, không tin là công trình đồ sộ này có thể thực hiện được. Còn người bản xứ, khi được biết về dự án xây cầu, họ coi đây là một hành vi điên rồ - Bắc cầu qua sông Hồng ư ? - Sao rồ dại thế nhỉ ? chẳng khác nào chất núi này lên núi khác để leo lên trời. Một con sông rộng như một eo biển, sâu trên hai chục mét, vào mùa lũ (mùa mưa), mặt nước còn dâng lên cao tám mét nữa, dòng sông thì hay di chuyển, chỗ này bồi đắp, chỗ kía xói lở - một con sông như thế, sao có thể trị được ? Sao có thể chế ngự được mà bên trên lại xây cầu đặt trên những trụ đá xuyên sâu xuống nước ? Sao có thể chống chọi được với làn sóng hung dữ ?
Các vị quan lại dù có tư tưởng thông thoáng nhất, tinh thần cởi mở nhất cũng nghi ngờ quyết định táo bạo của chúng tôi. Họ nói:
- Các ngài định chăng một dây cáp từ bờ bên này sang bờ bên kia để hướng dẫn tàu bè qua lại ?
- Không, chúng tôi định xây một cây cầu bằng thép và bằng đá bắc qua sông.
- Mặt sông quá rộng, cầu khó mà đứng vững được.
- Chúng tôi sẽ đỡ cầu bằng các trụ xây.
- Sông quá sâu để xây trụ.
- Chúng tôi có thể xây từ độ rất sâu.
Các vị quan lại lo lắng hỏi:
- Các ngài làm thật vậy sao ? Các ngài không sợ nếu chẳng may công trình thất bại sẽ gây ảnh hưởng xấu như thế nào với dân chúng ?
Chúng tôi trấn an họ, chúng tôi hứa công trình nhất định sẽ thành công, bằng cách nêu lên các phương tiện thi công rất hùng hậu.
Họ lại kêu lên:
- Không thể làm được ! và hạ giọng nói nhỏ đó là một việc hết sức rồ dại.
Mấy tháng sau, chỉ đến lúc thấy các trụ cầu nhô lên khỏi mặt nước, các nhịp cầu bằng thép bắt đầu được xây lắp các vị quan hoài nghi ấy mới chịu thán phục. Họ nói :
- Thật là kỳ diệu! người Pháp có thể làm mọi thứ họ muốn.
Câu nói này lan truyền trong dân chúng. Người Pháp nhất định là mạnh, là thông thái hơn người ta tưởng. Từ lâu người ta chỉ biết những gì mà người Pháp đã làm trong chiến tranh. Bây giờ người ta mới thấy người Pháp làm những điều không kém hơn trong sự nghiệp hòa bình. Họ đã chứng tỏ họ mạnh trong việc phá, nay người ta lại thấy họ cũng mạnh không kém trong việc xây.
...
Tôi rất hài lòng được thấy xứ Bắc Kỳ 5 năm trước còn nghèo khó, run sợ, nhút nhát, nay đã biến đổi như thay da đổi thịt thành một miền đất có hòa bình, giàu hơn. Hà Nội đã trở thành một thủ đô to lớn và xinh đẹp với những tượng đài, những tòa nhà theo phong cách châu Âu đã và đang mọc lên từng ngày với một nhịp độ phát triển phi thường. Bản thân người An Nam hình như không chịu đứng ngoài cuộc, tham gia cuộc chơi đến cùng. Nhà gạch của người An Nam mọc lên san sát, ngày một nhiều trên các đường phố. Trong khoảng thời gian từ 1898 đến 1902, trên toàn xứ Bắc Kỳ, đặc biệt là Hà Nội, đâu đâu cũng hoạt động miệt mài, không mệt mỏi trên tất cả các mặt của đời sống. Dân số thành phố tăng nhanh: từ ba chục nghìn dân năm 1897, đến năm 1902 ước tính có một trăm hai mươi nghìn dân.

...

Chi tiết phần dịch xem ở đây nhé: http://vanvn.net/…/103-hoi-ky-cua-toan-quyen-dong-duong-pau


------------------------------------------------


Không có gì để nói.

Mấy ngày qua, tôi vẫn làm việc, vẫn đọc sách, vẫn gặp gỡ & trao đổi với người này, người kia. Nhưng sau hết, tôi thấy mình chẳng có gì để mà nói, mà viết. Tôi thấy mình quá nhỏ bé trước những gì được biết & những gì nghĩ được. Tôi thấy lòng đầy nỗi phiền muộn vì những gì được nghe, được đọc...

Tôi đọc câu chuyện về Bùi Quang Chiêu, người sáng lập đảng phái chính trị đầu tiên của Việt Nam - Đảng Lập hiến, về kết cục của ông bị giết năm 1945 cùng với 3 người con trai mà cậu trẻ nhất mới 15-17 tuổi.

Tôi đọc về sử gia Phạm Văn Sơn, người viết bộ 7 tập Việt sử Tân Biên, chết mòn mỏi, chết héo mòn, chết cay đắng, chết âm u, chết hưu quạnh ở Phú Thọ năm 1978.

Tôi đọc cuốn sách về Đế chế Annam & về giống người Annamites, tôi đọc về Hoàng Cao Khải, về Nguyễn Thân, về Nguyễn Trọng Hợp, về Nguyễn Phan Long, về Diệp Văn Cương, rồi về Chu Bá Phượng, về Vũ Hồng Khanh, ...

Và tôi không nghĩ được gì, không thể nói được gì trước tất cả những bi kịch đó... Tôi thấy lịch sử đầy ắp những khoảng trống phải được lấp đầy, những hố đen cần làm sáng tỏ, những nhân vật lẽ ra có thể làm được hơn những gì họ đã làm nhưng rồi họ chết đi đầy cay đắng..

Mọi người đang nói những câu chuyện về 14.000 tỷ, về 18.000 tỷ, về tướng Thanh, về 30 tỷ & đám đông 30.000 người... Nhưng những câu chuyện đó đã bắt nguồn từ rất xưa cũ, chỉ từ vài ngàn bạc Đông Dương, hay chỉ từ cái chết của một nhóm người đầu đàn cách đây chừng một thế kỷ.

Những cơn sóng trong xã hội hôm nay có lẽ đã được hình thành bởi việc một số con bướm đã thôi đập cánh năm một chín bốn mấy...

Dân tộc Việt đã luôn bị lỡ nhịp tại những bến tàu của đoàn tàu mang tên 'nền văn minh thế giới...'

_ Nguyễn Cảnh Bình 

Việt Sử Toàn Thư của Phạm Văn Sơn
http://namkyluctinh.org/a-sachsuvn/phvson-vietsutoanthu.pdf
Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long
 http://thuykhue.free.fr/stt/gl/Chuong05-AiCuuNguyenAnh.html
Vụ Án NamPhong
http://www.vinadia.org/nhan-van-giai-pham-thuy-khue/nhan-van-giai-pham-thuy-khue-vu-an-nam-phong/
Văn Chương
http://www.vinadia.org/van-chuong/
Ba Phút Sự Thật của Phùng Quán
http://www.vinadia.org/ba-phut-su-that-phung-quan/
Hoàng Cao Khải
 http://giaodiemonline.com/2009/11/hoangcaokhai.htm
Bộ sưu tập Đông Dương thư viện quốc gia Việt Nam
http://vietnam-maritime.com/2012/05/13/bo-suu-tap-dong-duong-thu-vien-quoc-gia-vietnam-4/

Bùi Quang Chiêu, nhà giàu xuất thân từ quan lại: (1873 - 1945)
 http://truyen.haohanca.com/hoi-ky-tuy-but/nhung-phu-ho-lung-danh-nam-ky/bui-quang-chieu.ch35335
Bùi Quang Chiêu và Đảng Lập Hiến tại Nam Kỳ Pháp thuộc 1917 - 30
http://namkyluctinh.org/a-lichsu/thuocdiaphap/rbsmith-nbac-bqchieu.pdf
Tuấn Chàng Trai Việt
http://vietmessenger.com/books/?action=print&title=tuanchangtrainuocviet&page=10
Đường xe lửa Đông Dương
http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/duong-xe-lua-dong-duong
Di Sản Giáo Dục, Y Học và Y Tế thời Pháp thuộc
http://hbu.edu.vn/uploads/hbu/Files/Nghien_cuu_khoa_hoc/vnhoc_DisanGD-YH-TY_TranXuanMai.pdf
Giải mã Lịch Sử
 http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=14651&rb=0302



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét