Xin trích theo: http://
Cập nhật: Năm Đinh Hợi (214 tr.CN), Tần Thuỷ Hoàng sai tướng là Đồ Thư đánh Bách Việt và Âu Lạc. An Dương Vương xin thần phục nhà Tần để bảo tồn. Tần Thuỷ Hoàng chia Bách Việt và Âu Lạc thành ba quận là Nam Hải (Quảng đông), Quế Lâm (Quảng tây) và Tượng Quận (Bắc Việt).
Nguyễn Cẩn được Triệu Cao – Thái giám của Tần Thuỷ Hoàng - nhận làm con nuôi nên đổi tên thành Triệu Đà, và được Tần Thuỷ Hoàng phong làm Đô Uý nên còn được gọi là Uý Đà….
Triệu Đà nhân lúc Hán - Sở tranh hùng mà cùng Nhâm Hiệu chiếm quận Nam Hải. Nhâm Hiệu mất, trao lại quyền bính cho Triệu Đà và ông phát triển thêm binh lực, đem quân về đánh Thục phán để khôi phục cơ nghiệp của tổ tiên….
Triệu Đà nhiều lần tấn công Thục Phán nhưng không thành nên ông sử dụng “nam nhân kế”, cho con trai cả là Nguyễn Công Trọng (mà truyền thuyết gọi là Trọng Thuỷ) sang Âu Lạc lấy Mỹ Châu và ở rể nhằm mục đích tìm hiểu bí mật của Loa thành và nỏ Liên châu của Cao Nỗ….
Cập nhật 2: Sau khi đánh bại vua Thục vào năm Quí Tỵ (208 Tr.CN) tự xưng là Nam Việt Hoàng Đế - tức là Triệu Vũ Đế - đóng đô ở Phiên Ngung (nay thuộc Quảng Châu) rồi ông mở rộng lãnh thổ Nam Việt sang cả Âu Lạc và sống thọ đến 121 tuổi, làm vua 71 năm. Triều đại do ông lập ra có 5 đời vua tổng cộng là 97 năm, cụ thể là sau ông còn có các đời vua như sau:
Cháu nội đích tôn của ông là Nguyễn Hồ (con của Trọng Thuỷ) nối ngôi được 13 năm , hiệu là Văn vương (do về sau ông thần phục nhà Hán, nên cải hiệu không xưng đế nữa). Tiếp theo đó là Nguyễn Anh Tề (Minh vương) 13 năm , Nguyễn Hưng (Ai vương) 1 năm, Nguyễn Kiến Đức (Dương vương) được độ 1 năm thì Vũ đế nhà Hán sai Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức sang đánh chiếm lấy Nam Việt và chia thành quận huyện . Năm Canh Ngọ (111 tr.CN) nước ta mới thực sự bị nhà Hán chiếm đóng
Cập nhật 3: Như vậy, nhà Triệu thực chất là họ Nguyễn của Lạc Việt, con cháu của các vua Hùng. Đại Việt Sử ký của Hàn lâm học sỹ Lê văn Hưu (thời Trần) và Lễ bộ tả Thị lang Ngô sỹ Liên (thời Lê-soạn lại) vẫn ghi nhà Triệu là một triều đại của dân Việt. Đại văn hào Nguyễn Trãi trong bình Ngô đại cáo vẫn coi nhà Triệu là một triều đại của ta, vì nó là do người Việt làm làm chủ ở đất Nam Việt và Âu Lạc:
“ … tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc;
dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương….”
Cập nhật 4: Những quyển sử cũ chỉ đuợc thêm vào chứ không bớt đi hoặc tách ra, và họ Triệu được để yên cho đến khi xuất hiện Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ năm 1775:
Xét sử cũ: An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Triệu Kỷ Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là Đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Hưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư?
Cập nhật 5: Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nướcThục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy.
Với lý do này, Ngô Thì Sĩ đã loại họ Triệu khỏi chính sử Việt Nam. Ông gộp năm đời Triệu Vương thành một kỷ Ngoại thuộc, tương đương với các kỷ ngoại thuộc Hán, Tùy, Đường sau đó.
Cập nhật 6: Đoạn dưới là trích từ
http://vnthuquan.net/
Cập nhật 7: Vì không cùng quan điểm với họ Ngô nên Tự Đức vẫn cho Quốc Sử Quán ghi danh các vua Triệu như là tiền triều trong Khâm Định Việt sử thông giám cương mục (giữa TK 19). Hơn nữa lời phê của ông sau khi nhà Hán diệt nhà Triệu là câu trả lời dứt khoát: ngày xưa bờ cõi của tổ tiên ông bao gồm nhiều quận trong Giao Chỉ bộ!
Lời phê - Xét chung từ trước đến sau, đất đai của nước Việt ta bị mất về Trung Quốc đã đến quá một nửa, tiếc rằng vua sáng tôi hiền các triều đại cũng nhiều người lỗi lạc hiếm có ở trên đời, mà vẫn không thể nào lấy lại được một tấc, đó là việc đáng ân hận lắm! Thế mới biết việc thu hồi đất đai đã mất, từ đời trước đã là việc khó, chứ không những ngày nay mà thôi. Thật đáng thương tiếc.
Cập nhật 8: Trên đây là thông tin mình đọc được. Mình cũng đọc được từ chính sử Việt Nam : Đất Vua Hùng có 15 bộ bao gồm từ hồ động đình trở xuống chứ đâu chỉ có Âu Lạc mà có người than ôi Quế lâm, Nam hải không phải là Giao chỉ , Cửu Chân, Nhật Nam?????
Cập nhật 9: Trên đây là thông tin mình đọc được. Mình cũng đọc được từ chính sử Việt Nam : Đất Vua Hùng có 15 bộ bao gồm từ hồ động đình trở xuống chứ đâu chỉ có Âu Lạc mà có người than ôi Quế lâm, Nam hải không phải là Giao chỉ , Cửu Chân, Nhật Nam?????
"Bắt đầu chia trong nước làm mười lăm bộ10 là: bộ Giao Chỉ, bộ Chu Diên, bộ Vũ Ninh, bộ Phúc Lộc, bộ Việt Thường, bộ Ninh Hải, bộ Dương Tuyền, bộ Lục Hải, bộ Vũ Định, bộ Hoài Hoan, bộ Cửu Châu, bộ Bình Văn, bộ Tân Hưng, bộ Cửu Đức, còn bộ Văn Lang là chỗ nhà vua đóng đô. Địa giới nước Văn Lang bấy giờ phía đông giáp biển Nam, phía tây giáp Ba Thục, phía bắc giáp Động Đình Hồ, phía nam giáp Hồ Tôn." (Khâm định Việt sử Thông giám cương mục - Tiền Biên - quyển I)
Cập nhật 10: "Quế Lâm, Nam Hải, Tượng quận: Theo sách Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi nhà Tống, ba quận ấy là đất Bách Việt ngày trước, từ Tần Thủy Hoàng lấy được thiên hạ, mở núi dọn đường, cướp lấy đất Dương, Việt, đặt ra Nam Hải, Quế Lâm và Tượng Quận. Bây giờ tỉnh Quảng Tây tức là Quế Lâm, tỉnh Quảng Đông tức là Nam Hải, đất Giao Chỉ tức là Tượng Quận đời Tần. Đến Hán Vũ đế bình định được Nam Hải mới tách Quế Lâm đời Tần làm hai là Uất Lâm và Thương Ngô; tách Tượng Quận làm ba là Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Lại xắn bớt đất Nam Hải và Tượng Quận đặt ra quận Hợp Phố. Rồi, từ huyện Từ Văn, vượt biển sang lấy hai quận Chu Nhai và Đam Nhĩ ở phía Nam biển, đặt thứ sử tại Giao Châu. Tiếng rằng nhà Hán chia ra chín quận, nhiều hơn nhà Tần, nhưng cầm quyền thống trị thì chỉ có một thứ sử ở Giao Châu thôi. Đến nhà Ngô chia ra
làm đôi, tên gọi Giao Châu, Quảng Châu mới có từ đó. Bây giờ Giao Châu thì lỵ sở ở Long Biên, Quảng Châu thì lỵ sở ở Phiên Ngung, quy mô cũng như nhà Hán trước..."
Cập nhật 11: Đọc sử mới thấy, họ cướp đất ta mà chia ra quân huyên khác tên (Giao Châu. Quảng Châu) để trị chứ đối với ta thì chỉ là một. Sao có người lai bảo là Nam hải, Quế lâm khác với Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam nhỉ?
Cập nhật 12: Chào các bạn! Chúng mình đã đọc các kênh tư liệu về Triệu Đà- Nguyễn cẩn rồi. Bây giờ xin cùng bàn nhé. Bàn xem Triệu Đà là ai?
1. Triệu Đà là con nuôi Triệu Cao, thái giám thân tín của Tần Thuỷ Hoàng, quê ở huyện Chân Định (真定), quận Hằng Sơn (恒山), đời nhà Tần (ngày nay là huyện Chính Định (正定), tỉnh Hà Bắc), Trung Quốc, là tướng cầm quân nổi tiếng đời nhà Tần, là người lập nên nước Nam Việt. Nhưng với nghề thái giám thì Triệu Cao làm gì có con ruột nên họ Triệu và quê quán của Đà là lấy theo Cao. Quê quán của Triệu Đà đã được ghi trong Hán sử là quê của Triệu Cao. Còn Đà là ai? quê ởđâu thì chưa có sử nào ghi cả. Vậy Đà có phải là người Hán không?
Cập nhật 13: Hãy xem các việc Đà làm:
- Đà không trung thành với nhà Tần. Vậy nhà Tần chỉ là đối tượng để Đà lợi dụng mà thôi.
- Đà lập nước riêng, nhưng không phải là một nước cuả người Hán.
- Đà xưng đế nhưng không phải để tranh giành Trung Nguyên
Kết luận: Đà không phải là người Hán
Cập nhật 14: 2. Triệu Đà lập nước Nam Việt (nướcViệt ở phía Nam nước Hán), xưng là Hoàng Đế. Việc xây dựng một nước Việt ngang hàng với nước Hán. giống như việc làm của một người Việt chân chính, yêu nước, thương nòi, tự tôn dân tộc.
Kết luận: Triệu đà là người Viêt.
Cập nhật 15: 3. Triệu Đà 5 lần 7 lượt tiến binh về nam đánh An Dương Vương. Bị thua vẫm không từ bỏ. Chứng tỏ Đà có mối thù thâm căn cố đế với An Dương Vương. Thù gì vây? Phải chăng là mối thù tranh ngôi đoạt nước? Thế thì Âu lạc chính là quốc gia của Đà đã bị An Dương vương cướp mất? Mặt khác cuộc đời binh nghiệp của Đà luôn gắn liền với một người tên là Nhâm Hiệu. Chẳng phải khi kinh đô Phong Châu thất thủ, Nhâm Hiệu đẫ chạy sang nhà Tần và mang thro chúa nhỏ là Nguyễn cẩn, cháu nội của Hùng vương 18 để ,ưu việc phục thù về sau đó ư?
Thế là Triệu Đà chính là Nguyễn cẩn cháu nội của Hùng vương 18 rồi. Và nhà Triệu chính là Hùng Vương trung hưng rồi phải không?
Cập nhật 16: 4. Triệu Đà làm vua nước Nam Việt, trên phần đất của Hùng Vương đã bị nhà Tần cướp đi chứ có phải làm vua ở nước ngoài đâu mà không dám nhận nhà Triệu theo quốc kỷ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét