Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Một vài thuật ngữ cần biết khi bắt đầu tìm hiểu về Tình hình Trung đông hiện nay

Một vài thuật ngữ cần biết khi bắt đầu tìm hiểu về Tình hình Trung đông hiện nay


Phái Sufi:
Là phái thần bí của Islam. Nó nhấn mạnh mối quan hệ của cá nhân với Allah và xem đây là bổ sung cho lề luật của Allah. Tín đồ Sufi ra sức trở nên gần gũi với Allah bằng cách cử hành nghi thức có nhạc, hát ca, nhảy múa và luyện hít thở nhằm đạt được trạng thái huyền nhiệm. Phái Sufi còn đề cao nhân đức khiêm cung và sự chăm sóc tha nhân.* Các hệ phái sufi: Sufi có nhiều hệ phái riêng, mỗi hệ phái dưới sự lãnh đạo tinh thần của shaykh. Hệ phái nào cũng có những tín đồ và các tu sĩ Hồi giáo (gọi là faqir hoặc dervish). Giới tu sĩ phái sufi Thổ Nhĩ Kỳ được mệnh danh là “những thầy tu luân vũ” vì họ có điệu nhảy rất sinh động.

Phái Sunni:
Chiếm 90% Muslim trên thế giới. Sunni từ chữ “sunnah” nghĩa là con đường của Rasul Muhammad đã vạch ra qua lời giảng và việc làm của ông. Muslim theo sunni công nhận những caliph đầu tiên là kế vị hợp thức của Rasul Muhammad và đề cao quan điểm cùng tập tục của số đông Umma Islam.* Truyền thống Sunni : Nhiều nhóm tín đồ tách khỏi nguồn tư tưởng của phái sunni. Vào thế kỷ thứ VII, nhóm Kharijis đã có quan điểm khác về nhiều vấn đề thần học và minh định tín lý. Một số nhóm nhỏ hơn vẫn tồn tại đến ngày nay như nhóm Ibadi (Oman) và Đông Phi. Nhóm Yezidi tôn kính Melek Taus một vị thiên thần sa ngã nhưng họ tin là đã được Allah tha thứ .

Phái Shi’ite :
Đây là một trong những phái chính của Islam. Tên Shi’ite xuất phát từ tiếng Ả rập “Shi’at Ali” (đảng của Ali). Phái Shi’ite tin rằng Ali và hậu duệ của ông là những lãnh đạo thực sự của Umma. Họ đề cao sự hy sinh gian khổ và tôn kính Husayn (con của Ali) vì vị này đã tử đạo ở Kerbela (năm 680 SCN). Phái Shi’te hình thành hệ thống giáo luật riêng. Trào lưu cấp tiến hơn của Shi’ite đã được dấy lên qua cuộc cách mạng Iran.* Truyền thống Shi’ite : Shi’ite chiếm đa số ở quốc gia Iran và miền nam Irak. Có vài hệ phái phát triển từ một nhóm gọi là Isma’ili. Điển hình là Druzes ở Lebanon .

Thiên kinh Qur’an :
Nền tảng tín lý Islam là kinh Qur’an. Người Muslim tin rằng đây là những lời phán dạy của Thượng đế Allah. Kinh Qur’an nói về Allah và sự cao cả của Người; về bổn phận của bầy tôi phải vâng phục Allah; về vai trò của Muhammad là người truyền đạt thông điệp của Allah. Kinh Qur’an còn ghi những lời dạy về gia đình và cộng đồng. Kinh này được bổ sung bằng sunnah là bộ tổng tập về những việc lảm và lời dạy của Rasul Muhammad. Kinh Qur’an và sunnah hình thành nguồn giáo luật Islam. Kinh Qur’an được Allah mặc khải cho Muhammad thông qua thiên thần Jibrael suốt thời gian 20 năm. Người Muslim đọc kinh Qur’an bằng tiếng Ả rập là ngôn ngữ chính trong nguyên bản.
Hadith:
Là tổng tập lời dạy của Muhammad hoặc của một trong các đồng sự của Muhammad. Hadith bao hàm những chỉ giáo liên quan đến các lĩnh vực của đời sống. Uy lực của Hadith rất lớn, chỉ đứng sau kinh Qur’an.

Shari’a (luật Islam):
Là con đường mà mọi người Muslim phải noi theo suốt đời. Kinh Qur’an và Hadith hình thành nền tảng của Shari’a. Nếu một vấn đề cá biệt nào đó chưa đề cập ở đây, thì lúc đó áp dụng nguyên tắc loại suy hoặc dựa theo tập tục của cộng đồng cư dân.
JihadJihad theo định nghĩa của phương tây là “Thánh chiến”.. Là những kẻ hồi giáo khủng bố. tuy nhiên đây là cách hiểu sai lầm. Thật chất jihad nói lên một tinh thần hy sinh cao cả của người Muslim, đó là luôn tranh đấu cho một đời sống thế tục hoàn hảo, song song với việc tuân phục hoàn toàn vào Một Ðấng Thượng Ðế.Ở một dạng khác, từ jihad còn có nghĩa : Phấn đấu bằng cách chuyển những Lời Của Thượng Ðế sang thực hành trong cuộc sống thường ngày, ấy là đặt mình dưới sự hướng dẫn của Thiên Kinh Qur’an, để trở thành người lương thiện, đạo đức. Vì thế, nói một cách bao quát hơn ý nghĩa thông suốt của jihad là thể hiện những đức tính tranh đấu cao cả của tâm hồn. Chúng ta không nên lầm lẫn và im lặng để cho từ này trở thành đồng nghĩa với sự quá khích và thô bạo.Trên một vài phương diện nào đó từ jihad lại được người ta tận tình khai thác để diễn giải một cách có hệ thống bằng cách gán cho nó cái tên nghe thật khích động là ‘thánh chiến’ ! (Suy cho cùng cái danh từ này chỉ gợi cho người ta nhớ đến các cuộc viễn chinh rầm rộ một thời của những đoàn thập tự quân phương Tây ngày xưa mà thôi).

Kurd
Nguồn gốc người Kurd không rõ, chỉ biết họ là một giống người Ấn-Âu pha trộn với những sắc tộc Semetic cư ngụ trên vùng đất núi của những rặng Taurus và Zagros chạy dọc biên giới của Armenia, Iran, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ bây giờ. Họ có một lịch sử từ tk II trước Công nguyên, theo Bái Hỏa giáo (Zoroastrianism) và những tôn giáo cổ khác, đến tk VII bị người Hồi giáo xâm lăng bắt họ cải đạo, 3/4 theo giáo phái Sunni. Những sheikh (tộc trưởng) Kurd hay tranh chấp với nhau nhưng họ xung đột nhiều hơn với cả đế quốc Ottoman lẫn đế quốc Ba Tư.Hiện nay người Kurd sinh sống chủ yếu ở vùng Kurdistan, nằm ở phần giáp nhau của Iraq, Iran, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Nơi này chưa từng mang tư cách một quốc gia chính thức. Đa phần người Kurd theo phe cánh tả (thuật ngữ chính trị ám chỉ những người có khuynh hướng theo Chủ nghĩa Xã hội)

Peshmerga
Peshmerga là cánh quân sự và là lực lượng vũ trang tinh nhuệ của người Cuốc lập ra nhằm đấu tranh và bảo vệ những vùng đất và quyền tự trị tự của Cuốc. Chữ Peshmerga nghĩa nôm na là "những người đối mặt với cái chết".
Nhóm Peshmerga hình thành từ những năm 20's dưới thời Ottoman do đó kinh nghiệm chiến trường và độ gan lì của Pesh cũng thuộc dạng có số má. Kinh nghiệm của Pesh là chiến tranh du kích và vũ khí hạng nhẹ. Từ năm 2011 trở lại thì Pesh mới được sở hữu vũ khí hạng nặng do có trong thành phần quân đội Iraq.
Cũng giống như bao dân tộc khác, chính trị của Kurd cũng bị phân hóa thành nhiều nhóm. Hiện tại Peshmerga chỉ dùng gọi Kurd ở Iraq và phục vụ cho 2 đảng PUK và KDP, cả hai đều gọi lực lượng quân sự của họ là Peshmerga. Ở Syria thì không có Pesh mà có YPG và YPJ Tóm lại:Kurd Iraq: Có 2 Đảng PUK và KDP gọi lực lượng quân sự là Pershmerga.Kurd Syria: lực lượng quân sự là YPG(lực lượng vũ trang người Kurd ở Syria, là phe đang cầm cự qua các trận đánh ác liệt với IS ở Kobane.) và YPJ (đây là 1 lực lượng con nằm trong lực lượng YPG, gồm tập hợp các nữ chiến binh người Kurd.)
Kurd Thổ Nhĩ Kỳ: có lực lượng PKK.

FSA: (Free Syrian Army)
Là lực lượng nổi dậy "ôn hòa" (theo cách gọi của Mỹ), mục tiêu là lật độ Tổng thống Assad, chống đối lại quân chính phủ. Được Mỹ tài trợ khi mùa xuân Ả Rập tràn đến Syria, thay Mỹ đem "tự do, dân chủ" gõ cửa Syria.

-Jihad-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét