VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC LÀ GÌ ? TẠI SAO NÓI ĐÓ LÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
Vấn đề cơ bản của triết học và sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học . Ăngghen khái quát vấn đề cơ bản của triết học như sau:
Triết học với tư cách là thế giới quan bao gồm vấn đề của rất nhiều lĩnh vực (tự nhiên, xã hội và tư duy), rất nhiều phương diện (bản thể luận, nhận thức luận, nhân sinh quan, phương pháp luận), nhưng trong đó có một vấn đề xuyên suốt các lĩnh vực và phương diện quyết định toàn bộ hệ thống triết học và có tác dụng chi phối với việc giải quyết các vấn đề triết học, đó chính là vấn đề cơ bản của triết học .Nội dung và ý nghĩa của vấn đề cơ bản của triết học trong tác phẩm “L.Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Vấn đề cơ bản lớn nhất của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”
Trong thế giới có vô vàng hiện tượng nhưng chung quy lại chúng ta chỉ phân làm hai loại: Một là, những hiện tượng vật chất (tồn tại, tự nhiên). Hai là, những hiện tượng tinh thần (tư duy, ý thức). Do vậy, vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được gọi là “vấn đề cơ bản lớn nhất” hay “vấn đề tối cao” của triết học. Vì việc giải quyết vấn đề này là cơ sở và là điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học.
Tóm lại, từ cách tiếp cận trên, vấn đề cơ bản của triết học, đặt biệt là triết học hiện đại là: vấn đề quan hệ giữa ý thức và vật chất hay giữa tư tuy với tồn tại (tinh thần với giới tự nhiên).
- Vấn đề cơ bản của triết học được phân tích trên hai mặt.
+ Mặt thứ nhất (bản thể luận) : Trong mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào sinh ra cái nào, cái nào quyết định cái nào? (trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì vị trí và vai trò của con người đối với giới tự nhiên như thế nào?)
+ Mặt thứ hai (nhận thức luận) : Tư duy con người có khả năng nhận thức thế giới xung quanh hay không? (trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì khả năng nhận thức của con người với giới tự nhiên ra sao?).
* Tại sao nó là vấn đề cơ bản của triết học .
Lịch sử đấu tranh triết học là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Vấn đề cơ bản của triết học chính là chuẩn mực để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Có thể phân chia các hiện tượng của thế giới ra thành hai loại: các hiện tượng vật chất và các hiện tượng tinh thần. Vật chất và ý thức là hai phạm trù triết học dùng để chỉ hai loại hiện tượng đó. Trên thực tế những hiện tượng chúng ta gặp hàng ngày hoặc là hiện tượng vật chất tồn tại bên ngoài ý thức của chúng ta, hoặc là hiện tượng tinh thần tồn tại trong ý thức của chúng ta, không có bất kỳ hiện tượng nào nằm ngoài hai lĩnh vực ấy.
Vậy vật chất (tồn tại) và ý thức (tinh thần, tư duy) có quan hệ với nhau như thế nào, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quy định cái nào? Các học thuyết triết học rất đa dạng, song đều cũng phải trả lời câu hỏi đó, xem đó là điểm xuất phát lý luận. Câu trả lới này có ảnh hưởng trực tiếp tới những vấn đề khác của triết học. Do đó vấn đề quan hệ giữa ý thức và vật chất hay giữa tư tuy với tồn tại (tinh thần với giới tự nhiên được coi là vấn đề cơ bản của triết học
+ Kết quả và thái độ của việc giải quyết vấn đề đó quyết định sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận của nhà nghiên cứu, xác định bản chất của các trường phái triết học đó, cụ thể:
- Căn cứ vào cách trả lời câu hỏi thứ nhất để chúng ta biết được hệ thống triết học này, nhà triết học này là duy vật hay là duy tâm, họ là triết học nhất nguyên hay nhị nguyên.
- Căn cứ vào cách trả lời câu hỏi thứ hai để chúng ta biết được nhà triết học đó theo thuyết khả tri hay bất khả tri.
+ Đây là vấn đề chung, nó mãi mãi tồn tại cùng con người và xã hội loài người.
Lịch sử đấu tranh triết học là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Vấn đề cơ bản của triết học chính là chuẩn mực để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Có thể phân chia các hiện tượng của thế giới ra thành hai loại: các hiện tượng vật chất và các hiện tượng tinh thần. Vật chất và ý thức là hai phạm trù triết học dùng để chỉ hai loại hiện tượng đó. Trên thực tế những hiện tượng chúng ta gặp hàng ngày hoặc là hiện tượng vật chất tồn tại bên ngoài ý thức của chúng ta, hoặc là hiện tượng tinh thần tồn tại trong ý thức của chúng ta, không có bất kỳ hiện tượng nào nằm ngoài hai lĩnh vực ấy.
Vậy vật chất (tồn tại) và ý thức (tinh thần, tư duy) có quan hệ với nhau như thế nào, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quy định cái nào? Các học thuyết triết học rất đa dạng, song đều cũng phải trả lời câu hỏi đó, xem đó là điểm xuất phát lý luận. Câu trả lới này có ảnh hưởng trực tiếp tới những vấn đề khác của triết học. Do đó vấn đề quan hệ giữa ý thức và vật chất hay giữa tư tuy với tồn tại (tinh thần với giới tự nhiên được coi là vấn đề cơ bản của triết học
+ Kết quả và thái độ của việc giải quyết vấn đề đó quyết định sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận của nhà nghiên cứu, xác định bản chất của các trường phái triết học đó, cụ thể:
- Căn cứ vào cách trả lời câu hỏi thứ nhất để chúng ta biết được hệ thống triết học này, nhà triết học này là duy vật hay là duy tâm, họ là triết học nhất nguyên hay nhị nguyên.
- Căn cứ vào cách trả lời câu hỏi thứ hai để chúng ta biết được nhà triết học đó theo thuyết khả tri hay bất khả tri.
+ Đây là vấn đề chung, nó mãi mãi tồn tại cùng con người và xã hội loài người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét