Bao giờ chủ nghĩa cộng sản sẽ trở lại?
(Cuộc đối thoại giữa bà tiến sĩ Sahra Wagenknecht, liên minh cánh tả Die Linke của Đức trên đài truyền hình ZDF với Richard David Precht. Thời gian kéo dài 43 phút nên nội dung rất dài. Bạn nào biết tiếng Đức có thể giúp tôi cùng dịch, nguồn video ở cuối trang.)
Phóng viên: Thưa bà Wagenknecht, bao giờ chủ nghĩa cộng sản sẽ quay lại?
Wagenknecht: Tôi không thể trả lời anh được. Nếu như chúng ta cùng nhau hướng tới một xã hội mà trong đó một phần theo cách gọi của tôi đó là con đường xã hội chủ nghĩa thì cá nhân tôi đã cảm thấy hài lòng. Cộng sản hay không cộng sản, những gì diễn ra trong quá khứ, hiểu sao là tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Tuy nhiên mô hình từng tồn tại trong quá khứ sẽ không bao giờ lặp lại.
Phóng viên: Nếu bà không muốn một mô hình cũ, vậy theo bà mô hình chủ nghĩa cộng sản mới như thế nào sẽ là tốt?
Wagenknecht: Tôi sẽ không gọi đó là chủ nghĩa cộng sản mà tôi sẽ gọi đó là chủ nghĩa xã hội hoặc là một mô hình xã hội nào đó. Với tôi cái tên của nó không quan trọng mà vấn đề chính ở chỗ con người trong xã hội không chạy theo lợi nhuận mà có một cuộc sống đáng sống và cũng là con người phải được đặt lên mục tiêu hàng đầu. Có nghĩa rằng cuộc sống không cần thiết luôn luôn phải tính toán mà nên cần biết sống ra sao. Đó là điều mà tôi cảm thấy tiếc khi trong xã hội chúng ta ngày nay không còn tồn tại.
Phóng viên: Rất có thể những lý tưởng to lớn của cuộc sống không phải do các chính trị gia hay những nhà triết học tạo nên. Tất cả đều phụ thuộc vào công nghệ xuất phát từ thung lũng Sillicon. Nếu ai đó hỏi tôi, tương lai sẽ do ai tạo nên thì cá nhân tôi sẽ trả lời đó chính là thung lũng Sillicon. Với tôi, điều đáng ngạc nhiên nằm ở chỗ, tất cả các chính trị gia, các nhà triết học, chưa có bất kỳ ai đề cập tới hoặc nhìn nhận tương lai chúng ta muốn có một cuộc sống như thế nào.
Wagenknecht: Vâng, một xã hội mà lý tưởng của nó được định đoạt bởi thung lũng Sillicon là một xã hội mà con người ta tự đánh mất chính mình. Lý tưởng từ đó là gì, là máy móc công nghệ chứ chưa có thứ gì để giúp cho con người ta có cuộc sống tốt hơn một cách đáng kể. Tất nhiên người ta có thể nói rằng, nhờ facebook mà con người giao lưu dễ dàng hơn. Nhưng thực tế có phải là một bước ngoặt cho nhân loại hay chăng, với tôi rất khó để mà đánh giá.
Phóng viên: Tôi nghĩ rằng ông Erich Schmidt, sếp của google sẽ có phản ứng hoàn toàn khác. Ông ta sẽ cho rằng google đã giúp cho loài người được tự do, thoát khỏi các bàn tay độc tài. Sẽ có một lúc nào đó máy móc sẽ giỏi hơn tất cả chúng ta khi nói về cuộc sống, thế nào là đáng sống.
Wagenknecht: Vâng, vâng, Google đã giúp cho chúng ta được tự do.
Phóng viên: google đã giúp cho loài người tự do thoát khỏi độc tài, giúp cho chúng ta sự lựa chọn dễ dàng và không chỉ google mà còn nhiều công nghệ thông minh khác, ví dụ máy móc sẽ nắm được huyết áp hay hóc môn hay thói quen mua bán của mỗi người.
Wagenknecht: Thật là khủng khiếp! Đó chẳng lẽ là một lý tưởng hay sao? Với tôi là sự khủng khiếp!
Phóng viên: Theo bà nên đối phó ra sao?
Wagenknecht: Tôi nghĩ rằng cần phải có sách lược nào đó trên chính trường để đối phó với điều này. Không thể nào để cho những tổ chức hay tập đoàn như google đứng ra làm những việc đó. Nếu không đặt ra biên giới rõ ràng thì tương lai tất cả chúng ta sẽ bị máy móc kiểm soát từng hành động nhỏ
Phóng viên:
Wagenknecht:
Wagenknecht:
Karel Phùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét