TẬP TÀNH BÌNH LUẬN SỬ XƯA: DÙNG NGƯỜI XÉT VIỆC
Sử TQ xưa kia có chuyện thế này này (bình sinh mình rất ghét nhớ tên nhân vật, cái chính ý nghĩa):
Có 1 ông vua (có thật) mở hội yến tiệc. Quan lại đầy đủ trước sân rồng. Các cung nữ bưng món nhắm, rượu chè ra mời. Tự dưng cúp điện :v (thực ra tắt đèn). Có 1 lão quan có tí máu dê bèn sờ soạng cung nữ (tội dâm đã đành, thêm tội khi quân, tức khinh vua, chữ Hán, vì lý thuyết cung nữ là vợ vua). Cung nữ nhanh trí, dứt đứt giải mũ của anh này. Mật báo cho vua, xin thắp lại đèn, anh nào mất dải mũ là lòi mặt anh đấy :v Vua hạ lịnh:
- Tất cả các khanh, đồng loạt bứt đứt dải mũ cho trẫm. Ai dám chống lệnh, tức khắc chém đầu!
Các quan đành y lệnh. Đèn bật lại, trơ giữa sân rồng ai cũng như ai.
Sau này, khi vua gặp nạn, bị giặc truy giết. Có một người đã sẵn sàng hy sinh mình cứu vua (như kiểu Lê Lai cứu chúa của ta).
Vua thoát nạn, trở về ban thưởng rất hậu. Viên quan đó thật thà kể lại:
- Bệ hạ không biết. Chính hạ thần là kẻ bị đứt dải mũ hôm ấy!
Lúc ấy vua cũng mới biết.
Ý nghĩa của chuyện: Chuyện có mục đích thiên về phép chính trị của đấng quân vượng nên nguyên truyện có giảm mất cái hay của sự đối xử người nói chung. Ko phải ko biết đúng sai và ko biết ghét cái xấu, nhưng trong cái ghét có hàm chứa SỨC DUNG NGƯỜI.
Có kẻ bảo đấy chỉ là thủ đoạn chính trị, cho người ta cái ơn để người ta (hoặc hiểu cách khác là vô hình trung "ép" người ta) giả ơn mình, thì ko đúng! Vì chính ông vua cũng ko biết đấy là ai. Và do đó, cũng ko nắm chắc đc kẻ nào sẽ trả.
Bỏ chuyện chính trị đi, ta vẫn thấy 1 ý nghĩa nào đó của cuộc đời. Muốn hợp quần người, đôi lúc phải biết sảng khoái, đại lượng. Kẻ tốt ở đời, đều là kẻ tốt, nhưng dung được cái xấu nhỏ. "Người tốt" mà còn so đo, phân định bằng được chuyện nhỏ to, sai đúng, thắng thua, khen phạt, định cao thấp trúng trật (đôi khi những cái ko quá căn bản), chưa phải là kẻ tốt (dù anh có thể tự phụ như vậy).
Các bậc đạt đạo trên đời... xưa nay đều làm thế cả. Còn những người gọi là khôn mà có tí bụng dạ mà tốt, cũng thế cả.
Khổng Tử (trong sách Luận Ngữ) nói: Quân tử HÒA nhi bất ĐỒNG. Tiểu nhân ĐỒNG nhi bất HÒA 君子和而不同.小人同而不和. Phần nào cũng là ý ấy.
Ko phải là lạc quan tếu, nhưng ko TẠM HOÃN cái xấu của người, nhất định không thể HỢP QUẦN.
Tuy nhiên, dung cái xấu của người, nhưng vẫn có lập trường, cũng ko phải kẻ đạo đức giả (lấy lòng) hoặc kẻ hám lợi (gia ân để đc báo ân)... lại là một điều rất khó!
"Dung" người, mà vì mình tào lao vô bổ, thì lại là phường mách qué đầu óc cha căng chú kiết. Hay là xuê xoa mua lòng. Hoặc cả hai. Thì lại vô cùng tầm thường! Nếu là vậy, thà cứ phán xét riết róng người còn hơn, vì dù gì còn là có... Trên đời, ko có việc gì đáng khinh như thế.
Hoặc giả, có kẻ "dung" người, hoặc vì quá yếu nhược hèn đuối (muốn sống có tí bản lĩnh cũng ko được, dù mới là trong đầu óc), hoặc vì trí lự quá mờ nhạt, hoặc chí ít vì vô tâm vô tính vô trí vô lự... thì hạng ấy có thể châm chước cho họ được. Ko khen ko quá chê.
Cũng có kẻ ít xét người xét việc, chỉ vì họ đầu óc quá ngả ngớn, quá lãng.
Mà phần nhiều ở đời, có mấy kẻ gọi là vô tâm vô tính hồn nhiên ngu ngơ, hoặc ngả nghiêng ko biết đến nhu cầu đời sống... như vậy đâu? Bởi nếu có, họ mặt nào cũng như bậc "Thánh nhân" vô tư trên đời thực dụng khôn khéo mưu đạt này rồi, dù là 1 "vị Thánh ngốc nghếch" đi nữa.
Nên phần nhiều chỉ là những kẻ nào đấy đáng xem thường mà thôi. Chí ít cũng là hạng ba búa tầm xàm. Chưa nói là còn vì những động cơ, cái tật óc lung tung beng, tạo vẻ bốc giời dễ chịu... Đều có nguyên nhân, động cơ bên trong, chả mấy đẹp đẽ. Thói này cần cảnh giác xa lánh, vì nó có thể gây mất quan điểm, làm mất óc tập trung, mất lối sống... của xã hội, nhất là lớp trẻ. Lớp trẻ thời nào cũng thế, vốn dĩ ko thích bị đánh giá, rất dễ nhào vào những "tấm gương" giải trí như vậy. Dần dà là hò nhau vào một lối sống vô vị, đú đởn nhạt nhòa vô sắc...
Phán xét người quá riết (cái ko cần) hẳn nhiên là điều ko nên. Nhưng có những người ko bao giờ có xét người, vì họ ko bao giờ có những mục đích như vậy cả. Và cũng chả có lợi gì cho họ. Thì lại là điều ơ hờ vô lối vô bổ đáng phê phán.
Nói rằng nên vậy, nhưng điều này đâu phải ai cũng đạt được. Cho nên trong đời sống hiện tại 2014 ta đương sống hiện nay: Kẻ thực bụng thực sự cao cả bao dung người mà vẫn có lập trường thái độ là khó tìm kiếm. Bởi, thà tìm kẻ xét người quá nghiêm khắc còn hơn. Mất cái này còn được cái kia.
Song le, kẻ có khí độ, thì nên biết 1 chút lượng cả bao dung (dẫu chỉ là 1 chút, tôi nghĩ ko cho người thì cho mình vậy, ghét kẻ mình ko làm gì được hắn, thì tự mình làm nhăn nhó cái cuộc đời mình, cái tâm trạng của mình chứ ích lợi bổ béo điều chi?). Tôi nghĩ điều này thực tập ko quá khó, và ko phải là 1 lẽ dạy đời. Có điều, bao dung là dung trong bụng, nhưng nói ra họ vẫn quở trách. Như cha mắng con. Quở trách, ko phải vì trong bụng ko bao dung, ko phải vì ko biết nghĩ xa nghĩ hơn.
Kẻ bao dung người, mà còn để lộ quá ra sự bao dung ấy. Như 1 nhãn hiệu thương phẩm. Thì kẻ đó chỉ là kẻ viết chương trình và Slogan PR hình thức phô ra mà thôi.
Trong thực tế những người bình thường, ko có khí độ gì hơn hẳn người phàm, thì ko phải khi nào cũng làm được. Tôi đề nghị 1 công thức vô cùng giản dị như này cho dễ nhớ:
- Người cao khó kiếm
- Kẻ tầm xàm nhiều hơn
- Đa số là người bình thường
Nên đa số là các "vị" "đại phu độ lượng, khoan hòa giả hiệu" hoặc vô dụng!
Người bình thường là kẻ có yêu có ghét, có khi vị kỷ nhỏ nhen, có tức tối, có giận chốc thời. Ko phải là đạt đến tầm đánh giá cân bằng chuẩn mức, nhưng dù sao vẫn là đa số. Người cao cả là kẻ đại độ thì có mấy ai. Còn kẻ tỏ lượng như vậy lại là phần nhiều hơn. Nếu cứ nhắm mắt mà chọn, hẳn ai cũng biết cái nào dễ trúng. Nhất là khi kẻ "đại lượng" ấy nhất nhấtluôn tỏ ra như vậy, co vòi mỗi khi ai đòi hỏi mình 1 câu nói sắc sảo, xin 1 ý kiến sắc chuẩn, có phê phán. Luôn thích một cách lý giải dễ chịu khỏi phải nghĩ nhất và có 1 vẻ đèm đẹp sáo mòn, 1 khẩu hiệu u ơ ú ớ nào đấy. Luôn thích 1 vẻ "tốt bụng" vô trách nhiệm, đằng nào cũng sẽ tốt, cũng ko chết ai, giời sinh voi sinh cỏ, nuôi to khắc lớn. Luôn ngại xông xáo. Luôn có 1 vẻ lạc quan tếu kiểu đã chế thành luận điệu non nớt kiểu thời ấu trĩ. Luôn có 1 điệu nói, giọng cười giả lả, hí hớn.
"BAO DUNG" KIỂU ĐẤY, BẰNG 10 SỰ THÙ GHÉT.
Đạo Nho (Confucius) là gì? Nó tích cực hay tiêu cực? Còn đáng tiếp thu chỗ nào? Cái nào đã đáng cải biến? Cái nào đã quá lỗi thời trì trệ cần đả kích? Chưa ai nói được 1 đánh giá kết luận cho nó trọn vẹn. Nhưng tựu trung theo tôi thế này: Ta thống nhất đạo Nho ko phải một triết lý đạt được đến nhận thức rốt ráo, nhưng là một cái đạo thỏa mãn vừa phải, ko đến nỗi quá thâm thúy triết lý trong sáng, ko quá cao siêu diệu vợi, ko quá thánh thiện phi phàm (như Phật, Chúa, các Thánh...) chẳng đến nỗi cục bộ thấp kém hay máy móc cục mịch, ko quá nhân đạo đến mức bao la (như từ bi của cửa chùa hay bác ái Kitô) cũng ko dung thứ cho óc nhỏ bé. Vậy thì, tạm học theo đó, ta có thể biến bài học này thành 1 chủ trương hợp thời:
- Quân tử thời hiếm, giả quân tử hoặc giả lả quân tử là nhiều. (Hiểu thế cho bớt óc trẻ con ngây thơ, đời ko như vẽ đâu).
- Học được sự bao dung thoải mái là điều nên có. Nhưng tuyệt đối ko đánh mất lập trường. Vạn nhất ko được thì thà là người nghiêm nhặt còn hơn. Ví thử ko tốt tính được, thì thôi thì cứ tỏ ra cái xấu bụng của mình ra còn hơn. Kẻ xấu bụng ko đáng khen, nhưng ít ra họ còn tỏ ra điều ấy, kẻ nào vẫn mắc lậm thì là ko chịu nhìn chứ ko phải là do họ ko tỏ ra. Nhưng tuyệt đối khi đại lượng ko đc đứng trên khí vị kẻ cả và sự vô dụng à uôm.
Còn sự bao dung, đứng trên thực tế (tránh kẻ "rộng bụng" vô hơi hoặc giả tạo, mà bọn này đầy) mà nói, thì thú thực phần nhiều cũng chỉ nên học mấy chút (1 chút, có còn hơn không). Và thường cũng chỉ bọn "có 1 chút" đấy mới là kẻ thực bụng.
Bài tập bao dung:
Còn có 1 bài tập thế này: Phàm nhiều kẻ bao dung thường cảm thấy "phẫn nhẹ" khi thấy trước mắt kẻ ko bao dung, lắm tật ghét, hay nghiêm khắc (hơi lớn tiếng quá 1 chút sự cần có). Và ko thích người đó. Hoặc cố tình phô ra sự rộng rãi, lạc quan hơn của mình.Như thế có là bao dung? Sao ko dung luôn cả cái sự ấy?Huống hồ, kẻ thiếu bao dung, nhưng họ cũng còn có cái đúng - sai cơ bản là đúng. Kẻ hơi lớn điệu, nhưng cái lõi bên trong cũng từ cái đúng. Chí ít ra cái sai của họ là vì QUÁ THIẾT THA với điều sai trái, QUÁ TÂM TRẠNG (HAY TÂM HUYẾT) với điều mình muốn. Hoặc cũng vì quá trách nhiệm mà lỡ nghiêm khắc thái quá. Còn hơn kẻ hững hờ hoặc nói ngất ngưởng như cả trời bỏ bị. Nếu anh ko dung được điều ấy và ghi nhận cái tốt của họ. Mà ngược lại còn có vẻ coi họ rách việc mà "bao che" an ủi cái xấu bị họ phê quá. Thì sao gọi là bao dung? Dung người là khó. Dung người vừa dung kẻ không dung, mới là kẻ dung vậy!
Cái học của tôi xưa nay chỉ có vậy thôi.
2 câu chuyện thực tế:
1) Thời trung học, bọn tôi có 1 thầy giáo Toán rất nghiêm. Ông ko dung thứ cho nghịch phá, nhìn trộm, quay bài, chép phao (mà bọn HS thì mấy đứa chưa trải qua điều này :v ) . Nhưng cho giở SGK công khai. Điểm đâu chấm đấy, ko nâng đỡ. Đứa nào hỗn hào thì trị thẳng. Nhưng cuối học kỳ thì ông có xuê xoa ở 1 điểm, đứa nào thiếu điểm, đến xin ông (ko cần và ko nhận quà cáp), ông sẽ nâng cho đủ mức khỏi chết. Chữ ông ngay ngắn, thẳng hàng răm rắp, 10 chữ như 1. Khi đứng trên bục giảng, ông nghiêm sắc mặt, hai gò thái dương (đằng sau khóe mắt) nổi lặn con chuột, đôi khi nghiến răng (thành cố tật). Hiển nhiên ông là 1 thầy giáo tư cách. Nhưng nhất quỷ nhì ma, mấy đứa học trò thích ông. Song sau này lớn lên, và càng lớn lên, tôi mới thấy ông là người đáng trọng.
Người đáng trọng, ko phải kẻ để làm cho thích!!!
Kẻ đáng trọng vừa được quần nhân (nhiều trong đám bình dân) ưa thích, yêu mến, là kẻ PHI PHÀM. Là kẻ có khí độ cao cả, có căn duyên tu hạnh đã cao, cảm kích được lòng người từ kẻ cao siêu trí tuệ cho đến kẻ mù chữ thông thường. Còn hầu đa, kẻ được thích quá nhiều, nhất là những kẻ vô giá trị thích (mà người cao trí kinh nghiệm lại coi thường) là kẻ giải quyết được những thú tập nhân tầm xàm. Ko đòi hỏi gì ở người khác (kể cả trình độ hay tình cảm)... 1 vụ tai nạn tụ tập nhiều người hứng thú xem hơn 1 cuộc hòa diễn âm nhạc thính phòng, OK baby?
2) Anh bạn tôi, vì đặc thù công việc, phải làm việc liên kết rất nhiều người (làm việc nhóm), từ nhiều nguồn nhiều ngả khác nhau. Thành thử ra chả ai biết được giữa những người ấy (có khi là những kẻ đã có va chạm, nguồn ân nguồn oán tự trước) sẽ có chuyện gì. Nếu cứ để sa vào những cái vớ vẩn như thế, hoặc là phán quyết phân định hòa giải, thì chuyện sẽ ko bao giờ xong (vả chăng, mình phải ông thầy chánh án để luận giải người ta, càng ko phải ông tổ trưởng dân phố đi hòa giải ly hôn :v quyền gì, vô duyên :v ) Những lúc ấy, chỉ có thể hỉ hả mới liên kết được mọi người với nhau. Dù liên kết chỉ là để cho xong 1 việc. Liên đây ko phải là bao dung, mà chỉ là để hoàn thành việc, thì mọi việc xét đoán xa hơn, về đạo đức, tác phong, đụng chạm... là điều chưa cần.
Thế nên, việc phân định ai phải ai trái, đánh giá đạo đức... là điều cần thiết (vì dù thế nào, ko công nhận thì ta cũng ko thoát khỏi nhận định thế). Nhưng luôn biết chỗ nào dừng việc gì. Nên biết chỗ nào thì cần bắt đầu nhận định.
Những ví dụ như lên án những thanh niên đi chơi Zone-9 quên mất mấy anh thờ hàn bỏ mạng ở đó, đi chơi Sa Pa ko ngỡ rằng nông dân chả sướng gì lạnh đến quay lơ cả trâu bò... Là vì ko biết chỗ nào bắt đầu. Suy nghĩ sâu sắc, biết điều gì may mắn bất hạnh cho xã hội, cho người dân (đặc biệt bình dân) là cái lương tâm, là suy nghĩ chín chắn mỗi người nên có. 1 thế hệ thanh niên hơ hớ ko biết hay bất màng những chuyện như thế là 1 thế hệ thiếu chất, ko ai phủ nhận. Nhưng chỉ 1 việc như thế mà khởi sự luận đạo đức và chửi trách người ta, là những kẻ cạn cợt bất thường. Mà văn hóa xứ An Nam ta, quả nhiên toàn thiếu sự bắt đầu và sự dừng lại như thế! Ấy bởi vì sính sự đạo đức và sính "hiểu biết" (trong nháy) theo kiểu ko thực chất. Mọi sự bị đẩy đưa bởi cảm hứng giả tạo đẩy từ sau đít đẩy đi. Thằng nào có vẻ khuếch trương 1 sự gì có ý nghĩa, có tình cảm, hoặc có 1 tí triết lý mùi mẽ màu đời là y như rằng mọi người (nhất là lớp trẻ) lao theo. Chỉ cần ai nói 1 cái gì đó có vẻ phê phán quyết liệthoặc 1 sự dễ dãi "cao đẹp" lên tí là lớp thanh niên đã cảm thấy mình như được nâng lên 1 tầm cao mới :v
KẾT LUẬN:
Bao dung được thì cho mình hơn là cho người. Mình ko dung ko mất gì của người ta cả. Kẻ nóng nẩy nên biết tập thoáng đạt (vì cố tiết chế cũng ko đc đâu, càng chế càng thấy khó). Nhưng ko bao dung được thì lấy sự nghiêm minh đúng đắn mà xử vẫn còn cao đẹp chán, còn hơn sự à uôm vô tâm huyết. Chơi người, hiểu đc lẽ nhân sự ai cũng là người, thì lấy được sở trường của họ hơn. Vì nói thực chính anh cũng chẳng phải là thánh nhân đâu. Kẻ quá lắm lý lẽ sát hạch, bên trong dễ có điều khuất tất ko dạy nổi bản thân.
Có kẻ bao dung từ nhân ái đi ra. Có kẻ bao dung từ cửa trí tuệ mà có.
Có được cả hai, thì là điều đáng quý hiếm có khó tìm vậy.
_ Lân Hoàng _
Có 1 ông vua (có thật) mở hội yến tiệc. Quan lại đầy đủ trước sân rồng. Các cung nữ bưng món nhắm, rượu chè ra mời. Tự dưng cúp điện :v (thực ra tắt đèn). Có 1 lão quan có tí máu dê bèn sờ soạng cung nữ (tội dâm đã đành, thêm tội khi quân, tức khinh vua, chữ Hán, vì lý thuyết cung nữ là vợ vua). Cung nữ nhanh trí, dứt đứt giải mũ của anh này. Mật báo cho vua, xin thắp lại đèn, anh nào mất dải mũ là lòi mặt anh đấy :v Vua hạ lịnh:
- Tất cả các khanh, đồng loạt bứt đứt dải mũ cho trẫm. Ai dám chống lệnh, tức khắc chém đầu!
Các quan đành y lệnh. Đèn bật lại, trơ giữa sân rồng ai cũng như ai.
Sau này, khi vua gặp nạn, bị giặc truy giết. Có một người đã sẵn sàng hy sinh mình cứu vua (như kiểu Lê Lai cứu chúa của ta).
Vua thoát nạn, trở về ban thưởng rất hậu. Viên quan đó thật thà kể lại:
- Bệ hạ không biết. Chính hạ thần là kẻ bị đứt dải mũ hôm ấy!
Lúc ấy vua cũng mới biết.
Ý nghĩa của chuyện: Chuyện có mục đích thiên về phép chính trị của đấng quân vượng nên nguyên truyện có giảm mất cái hay của sự đối xử người nói chung. Ko phải ko biết đúng sai và ko biết ghét cái xấu, nhưng trong cái ghét có hàm chứa SỨC DUNG NGƯỜI.
Có kẻ bảo đấy chỉ là thủ đoạn chính trị, cho người ta cái ơn để người ta (hoặc hiểu cách khác là vô hình trung "ép" người ta) giả ơn mình, thì ko đúng! Vì chính ông vua cũng ko biết đấy là ai. Và do đó, cũng ko nắm chắc đc kẻ nào sẽ trả.
Bỏ chuyện chính trị đi, ta vẫn thấy 1 ý nghĩa nào đó của cuộc đời. Muốn hợp quần người, đôi lúc phải biết sảng khoái, đại lượng. Kẻ tốt ở đời, đều là kẻ tốt, nhưng dung được cái xấu nhỏ. "Người tốt" mà còn so đo, phân định bằng được chuyện nhỏ to, sai đúng, thắng thua, khen phạt, định cao thấp trúng trật (đôi khi những cái ko quá căn bản), chưa phải là kẻ tốt (dù anh có thể tự phụ như vậy).
Các bậc đạt đạo trên đời... xưa nay đều làm thế cả. Còn những người gọi là khôn mà có tí bụng dạ mà tốt, cũng thế cả.
Khổng Tử (trong sách Luận Ngữ) nói: Quân tử HÒA nhi bất ĐỒNG. Tiểu nhân ĐỒNG nhi bất HÒA 君子和而不同.小人同而不和. Phần nào cũng là ý ấy.
Ko phải là lạc quan tếu, nhưng ko TẠM HOÃN cái xấu của người, nhất định không thể HỢP QUẦN.
Tuy nhiên, dung cái xấu của người, nhưng vẫn có lập trường, cũng ko phải kẻ đạo đức giả (lấy lòng) hoặc kẻ hám lợi (gia ân để đc báo ân)... lại là một điều rất khó!
"Dung" người, mà vì mình tào lao vô bổ, thì lại là phường mách qué đầu óc cha căng chú kiết. Hay là xuê xoa mua lòng. Hoặc cả hai. Thì lại vô cùng tầm thường! Nếu là vậy, thà cứ phán xét riết róng người còn hơn, vì dù gì còn là có... Trên đời, ko có việc gì đáng khinh như thế.
Hoặc giả, có kẻ "dung" người, hoặc vì quá yếu nhược hèn đuối (muốn sống có tí bản lĩnh cũng ko được, dù mới là trong đầu óc), hoặc vì trí lự quá mờ nhạt, hoặc chí ít vì vô tâm vô tính vô trí vô lự... thì hạng ấy có thể châm chước cho họ được. Ko khen ko quá chê.
Cũng có kẻ ít xét người xét việc, chỉ vì họ đầu óc quá ngả ngớn, quá lãng.
Mà phần nhiều ở đời, có mấy kẻ gọi là vô tâm vô tính hồn nhiên ngu ngơ, hoặc ngả nghiêng ko biết đến nhu cầu đời sống... như vậy đâu? Bởi nếu có, họ mặt nào cũng như bậc "Thánh nhân" vô tư trên đời thực dụng khôn khéo mưu đạt này rồi, dù là 1 "vị Thánh ngốc nghếch" đi nữa.
Nên phần nhiều chỉ là những kẻ nào đấy đáng xem thường mà thôi. Chí ít cũng là hạng ba búa tầm xàm. Chưa nói là còn vì những động cơ, cái tật óc lung tung beng, tạo vẻ bốc giời dễ chịu... Đều có nguyên nhân, động cơ bên trong, chả mấy đẹp đẽ. Thói này cần cảnh giác xa lánh, vì nó có thể gây mất quan điểm, làm mất óc tập trung, mất lối sống... của xã hội, nhất là lớp trẻ. Lớp trẻ thời nào cũng thế, vốn dĩ ko thích bị đánh giá, rất dễ nhào vào những "tấm gương" giải trí như vậy. Dần dà là hò nhau vào một lối sống vô vị, đú đởn nhạt nhòa vô sắc...
Phán xét người quá riết (cái ko cần) hẳn nhiên là điều ko nên. Nhưng có những người ko bao giờ có xét người, vì họ ko bao giờ có những mục đích như vậy cả. Và cũng chả có lợi gì cho họ. Thì lại là điều ơ hờ vô lối vô bổ đáng phê phán.
Nói rằng nên vậy, nhưng điều này đâu phải ai cũng đạt được. Cho nên trong đời sống hiện tại 2014 ta đương sống hiện nay: Kẻ thực bụng thực sự cao cả bao dung người mà vẫn có lập trường thái độ là khó tìm kiếm. Bởi, thà tìm kẻ xét người quá nghiêm khắc còn hơn. Mất cái này còn được cái kia.
Song le, kẻ có khí độ, thì nên biết 1 chút lượng cả bao dung (dẫu chỉ là 1 chút, tôi nghĩ ko cho người thì cho mình vậy, ghét kẻ mình ko làm gì được hắn, thì tự mình làm nhăn nhó cái cuộc đời mình, cái tâm trạng của mình chứ ích lợi bổ béo điều chi?). Tôi nghĩ điều này thực tập ko quá khó, và ko phải là 1 lẽ dạy đời. Có điều, bao dung là dung trong bụng, nhưng nói ra họ vẫn quở trách. Như cha mắng con. Quở trách, ko phải vì trong bụng ko bao dung, ko phải vì ko biết nghĩ xa nghĩ hơn.
Kẻ bao dung người, mà còn để lộ quá ra sự bao dung ấy. Như 1 nhãn hiệu thương phẩm. Thì kẻ đó chỉ là kẻ viết chương trình và Slogan PR hình thức phô ra mà thôi.
Trong thực tế những người bình thường, ko có khí độ gì hơn hẳn người phàm, thì ko phải khi nào cũng làm được. Tôi đề nghị 1 công thức vô cùng giản dị như này cho dễ nhớ:
- Người cao khó kiếm
- Kẻ tầm xàm nhiều hơn
- Đa số là người bình thường
Nên đa số là các "vị" "đại phu độ lượng, khoan hòa giả hiệu" hoặc vô dụng!
Người bình thường là kẻ có yêu có ghét, có khi vị kỷ nhỏ nhen, có tức tối, có giận chốc thời. Ko phải là đạt đến tầm đánh giá cân bằng chuẩn mức, nhưng dù sao vẫn là đa số. Người cao cả là kẻ đại độ thì có mấy ai. Còn kẻ tỏ lượng như vậy lại là phần nhiều hơn. Nếu cứ nhắm mắt mà chọn, hẳn ai cũng biết cái nào dễ trúng. Nhất là khi kẻ "đại lượng" ấy nhất nhấtluôn tỏ ra như vậy, co vòi mỗi khi ai đòi hỏi mình 1 câu nói sắc sảo, xin 1 ý kiến sắc chuẩn, có phê phán. Luôn thích một cách lý giải dễ chịu khỏi phải nghĩ nhất và có 1 vẻ đèm đẹp sáo mòn, 1 khẩu hiệu u ơ ú ớ nào đấy. Luôn thích 1 vẻ "tốt bụng" vô trách nhiệm, đằng nào cũng sẽ tốt, cũng ko chết ai, giời sinh voi sinh cỏ, nuôi to khắc lớn. Luôn ngại xông xáo. Luôn có 1 vẻ lạc quan tếu kiểu đã chế thành luận điệu non nớt kiểu thời ấu trĩ. Luôn có 1 điệu nói, giọng cười giả lả, hí hớn.
"BAO DUNG" KIỂU ĐẤY, BẰNG 10 SỰ THÙ GHÉT.
Đạo Nho (Confucius) là gì? Nó tích cực hay tiêu cực? Còn đáng tiếp thu chỗ nào? Cái nào đã đáng cải biến? Cái nào đã quá lỗi thời trì trệ cần đả kích? Chưa ai nói được 1 đánh giá kết luận cho nó trọn vẹn. Nhưng tựu trung theo tôi thế này: Ta thống nhất đạo Nho ko phải một triết lý đạt được đến nhận thức rốt ráo, nhưng là một cái đạo thỏa mãn vừa phải, ko đến nỗi quá thâm thúy triết lý trong sáng, ko quá cao siêu diệu vợi, ko quá thánh thiện phi phàm (như Phật, Chúa, các Thánh...) chẳng đến nỗi cục bộ thấp kém hay máy móc cục mịch, ko quá nhân đạo đến mức bao la (như từ bi của cửa chùa hay bác ái Kitô) cũng ko dung thứ cho óc nhỏ bé. Vậy thì, tạm học theo đó, ta có thể biến bài học này thành 1 chủ trương hợp thời:
- Quân tử thời hiếm, giả quân tử hoặc giả lả quân tử là nhiều. (Hiểu thế cho bớt óc trẻ con ngây thơ, đời ko như vẽ đâu).
- Học được sự bao dung thoải mái là điều nên có. Nhưng tuyệt đối ko đánh mất lập trường. Vạn nhất ko được thì thà là người nghiêm nhặt còn hơn. Ví thử ko tốt tính được, thì thôi thì cứ tỏ ra cái xấu bụng của mình ra còn hơn. Kẻ xấu bụng ko đáng khen, nhưng ít ra họ còn tỏ ra điều ấy, kẻ nào vẫn mắc lậm thì là ko chịu nhìn chứ ko phải là do họ ko tỏ ra. Nhưng tuyệt đối khi đại lượng ko đc đứng trên khí vị kẻ cả và sự vô dụng à uôm.
Còn sự bao dung, đứng trên thực tế (tránh kẻ "rộng bụng" vô hơi hoặc giả tạo, mà bọn này đầy) mà nói, thì thú thực phần nhiều cũng chỉ nên học mấy chút (1 chút, có còn hơn không). Và thường cũng chỉ bọn "có 1 chút" đấy mới là kẻ thực bụng.
Bài tập bao dung:
Còn có 1 bài tập thế này: Phàm nhiều kẻ bao dung thường cảm thấy "phẫn nhẹ" khi thấy trước mắt kẻ ko bao dung, lắm tật ghét, hay nghiêm khắc (hơi lớn tiếng quá 1 chút sự cần có). Và ko thích người đó. Hoặc cố tình phô ra sự rộng rãi, lạc quan hơn của mình.Như thế có là bao dung? Sao ko dung luôn cả cái sự ấy?Huống hồ, kẻ thiếu bao dung, nhưng họ cũng còn có cái đúng - sai cơ bản là đúng. Kẻ hơi lớn điệu, nhưng cái lõi bên trong cũng từ cái đúng. Chí ít ra cái sai của họ là vì QUÁ THIẾT THA với điều sai trái, QUÁ TÂM TRẠNG (HAY TÂM HUYẾT) với điều mình muốn. Hoặc cũng vì quá trách nhiệm mà lỡ nghiêm khắc thái quá. Còn hơn kẻ hững hờ hoặc nói ngất ngưởng như cả trời bỏ bị. Nếu anh ko dung được điều ấy và ghi nhận cái tốt của họ. Mà ngược lại còn có vẻ coi họ rách việc mà "bao che" an ủi cái xấu bị họ phê quá. Thì sao gọi là bao dung? Dung người là khó. Dung người vừa dung kẻ không dung, mới là kẻ dung vậy!
Cái học của tôi xưa nay chỉ có vậy thôi.
2 câu chuyện thực tế:
1) Thời trung học, bọn tôi có 1 thầy giáo Toán rất nghiêm. Ông ko dung thứ cho nghịch phá, nhìn trộm, quay bài, chép phao (mà bọn HS thì mấy đứa chưa trải qua điều này :v ) . Nhưng cho giở SGK công khai. Điểm đâu chấm đấy, ko nâng đỡ. Đứa nào hỗn hào thì trị thẳng. Nhưng cuối học kỳ thì ông có xuê xoa ở 1 điểm, đứa nào thiếu điểm, đến xin ông (ko cần và ko nhận quà cáp), ông sẽ nâng cho đủ mức khỏi chết. Chữ ông ngay ngắn, thẳng hàng răm rắp, 10 chữ như 1. Khi đứng trên bục giảng, ông nghiêm sắc mặt, hai gò thái dương (đằng sau khóe mắt) nổi lặn con chuột, đôi khi nghiến răng (thành cố tật). Hiển nhiên ông là 1 thầy giáo tư cách. Nhưng nhất quỷ nhì ma, mấy đứa học trò thích ông. Song sau này lớn lên, và càng lớn lên, tôi mới thấy ông là người đáng trọng.
Người đáng trọng, ko phải kẻ để làm cho thích!!!
Kẻ đáng trọng vừa được quần nhân (nhiều trong đám bình dân) ưa thích, yêu mến, là kẻ PHI PHÀM. Là kẻ có khí độ cao cả, có căn duyên tu hạnh đã cao, cảm kích được lòng người từ kẻ cao siêu trí tuệ cho đến kẻ mù chữ thông thường. Còn hầu đa, kẻ được thích quá nhiều, nhất là những kẻ vô giá trị thích (mà người cao trí kinh nghiệm lại coi thường) là kẻ giải quyết được những thú tập nhân tầm xàm. Ko đòi hỏi gì ở người khác (kể cả trình độ hay tình cảm)... 1 vụ tai nạn tụ tập nhiều người hứng thú xem hơn 1 cuộc hòa diễn âm nhạc thính phòng, OK baby?
2) Anh bạn tôi, vì đặc thù công việc, phải làm việc liên kết rất nhiều người (làm việc nhóm), từ nhiều nguồn nhiều ngả khác nhau. Thành thử ra chả ai biết được giữa những người ấy (có khi là những kẻ đã có va chạm, nguồn ân nguồn oán tự trước) sẽ có chuyện gì. Nếu cứ để sa vào những cái vớ vẩn như thế, hoặc là phán quyết phân định hòa giải, thì chuyện sẽ ko bao giờ xong (vả chăng, mình phải ông thầy chánh án để luận giải người ta, càng ko phải ông tổ trưởng dân phố đi hòa giải ly hôn :v quyền gì, vô duyên :v ) Những lúc ấy, chỉ có thể hỉ hả mới liên kết được mọi người với nhau. Dù liên kết chỉ là để cho xong 1 việc. Liên đây ko phải là bao dung, mà chỉ là để hoàn thành việc, thì mọi việc xét đoán xa hơn, về đạo đức, tác phong, đụng chạm... là điều chưa cần.
Thế nên, việc phân định ai phải ai trái, đánh giá đạo đức... là điều cần thiết (vì dù thế nào, ko công nhận thì ta cũng ko thoát khỏi nhận định thế). Nhưng luôn biết chỗ nào dừng việc gì. Nên biết chỗ nào thì cần bắt đầu nhận định.
Những ví dụ như lên án những thanh niên đi chơi Zone-9 quên mất mấy anh thờ hàn bỏ mạng ở đó, đi chơi Sa Pa ko ngỡ rằng nông dân chả sướng gì lạnh đến quay lơ cả trâu bò... Là vì ko biết chỗ nào bắt đầu. Suy nghĩ sâu sắc, biết điều gì may mắn bất hạnh cho xã hội, cho người dân (đặc biệt bình dân) là cái lương tâm, là suy nghĩ chín chắn mỗi người nên có. 1 thế hệ thanh niên hơ hớ ko biết hay bất màng những chuyện như thế là 1 thế hệ thiếu chất, ko ai phủ nhận. Nhưng chỉ 1 việc như thế mà khởi sự luận đạo đức và chửi trách người ta, là những kẻ cạn cợt bất thường. Mà văn hóa xứ An Nam ta, quả nhiên toàn thiếu sự bắt đầu và sự dừng lại như thế! Ấy bởi vì sính sự đạo đức và sính "hiểu biết" (trong nháy) theo kiểu ko thực chất. Mọi sự bị đẩy đưa bởi cảm hứng giả tạo đẩy từ sau đít đẩy đi. Thằng nào có vẻ khuếch trương 1 sự gì có ý nghĩa, có tình cảm, hoặc có 1 tí triết lý mùi mẽ màu đời là y như rằng mọi người (nhất là lớp trẻ) lao theo. Chỉ cần ai nói 1 cái gì đó có vẻ phê phán quyết liệthoặc 1 sự dễ dãi "cao đẹp" lên tí là lớp thanh niên đã cảm thấy mình như được nâng lên 1 tầm cao mới :v
KẾT LUẬN:
Bao dung được thì cho mình hơn là cho người. Mình ko dung ko mất gì của người ta cả. Kẻ nóng nẩy nên biết tập thoáng đạt (vì cố tiết chế cũng ko đc đâu, càng chế càng thấy khó). Nhưng ko bao dung được thì lấy sự nghiêm minh đúng đắn mà xử vẫn còn cao đẹp chán, còn hơn sự à uôm vô tâm huyết. Chơi người, hiểu đc lẽ nhân sự ai cũng là người, thì lấy được sở trường của họ hơn. Vì nói thực chính anh cũng chẳng phải là thánh nhân đâu. Kẻ quá lắm lý lẽ sát hạch, bên trong dễ có điều khuất tất ko dạy nổi bản thân.
Có kẻ bao dung từ nhân ái đi ra. Có kẻ bao dung từ cửa trí tuệ mà có.
Có được cả hai, thì là điều đáng quý hiếm có khó tìm vậy.
_ Lân Hoàng _
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét