BÁC HOẠ THƠ NGUYỄN HẢI THẦN
Năm 1946, bọn Quốc dân đảng núp bóng quân Tưởng hòng lật đổ chính quyền non trẻ của ta. Chính phủ ta đành nhân nhượng, đồng ý cho Quốc dân đảng 70 ghế đại biểu Quốc hội và cho Nguyễn Hải Thần chức Phó Chủ tịch Nươc.
Tháng 5.1946, Bác Hồ chuẩn bị đi Pháp đã trao cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng làm Quyền Chủ tịch Nước. Nguyễn Hải Thần căm tức nên đã làm một bài thơ gửi Bác Hồ . Nguyên văn bài thơ của Nguyễn Hải Thần:
Gặp gỡ đường đời Bác với tôi
Đường đời gian khổ phải chia đôi
Tuy riêng Nam-Bắc riêng bờ cõi
Cùng một ông cha, một giống nòi
Lỡ bước đành cam thua nửa ngựa
Còn hơn miệng thế nói mười voi
Mấy lời nhắn nhủ ông ghi nhớ
Nước ngược buông câu khéo mất mồi.
Bác Hồ đã dùng lời lẽ châm biếm họa lại bài thơ đó. Bài đáp của Bác Hồ:
Gặp gỡ đường đời anh với tôi
Đường đời gai góc phải chia đôi
Đã sinh tai mắt, sinh đầu óc
Há bỏ ông cha, bỏ giống nòi
Trách kẻ đem thân vào miệng cọp
Tôi đành ghé đít cưỡi đầu voi
Tàn cờ mới biết tay cao thấp
Há phải như ai cá thấy mồi
Câu thứ 4, thứ 5 và thứ 8 mỉa mai Nguyễn Hải Thần theo đuôi bọn Quốc dân đảng . Trong thời gian Bác Hồ đi Pháp, bọn Quốc dân đảng ra sức quấy rối, bắt cóc, tống tiền . Chính cụ Huỳnh đã hạ lệnh tiêu diệt bọn bán nước trong vụ án ở phố Ôn Như Hầu .
(Tư liệu của Nguyễn Kim Côn, Báo Đại Đoàn Kết)
Tháng 5.1946, Bác Hồ chuẩn bị đi Pháp đã trao cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng làm Quyền Chủ tịch Nước. Nguyễn Hải Thần căm tức nên đã làm một bài thơ gửi Bác Hồ . Nguyên văn bài thơ của Nguyễn Hải Thần:
Gặp gỡ đường đời Bác với tôi
Đường đời gian khổ phải chia đôi
Tuy riêng Nam-Bắc riêng bờ cõi
Cùng một ông cha, một giống nòi
Lỡ bước đành cam thua nửa ngựa
Còn hơn miệng thế nói mười voi
Mấy lời nhắn nhủ ông ghi nhớ
Nước ngược buông câu khéo mất mồi.
Bác Hồ đã dùng lời lẽ châm biếm họa lại bài thơ đó. Bài đáp của Bác Hồ:
Gặp gỡ đường đời anh với tôi
Đường đời gai góc phải chia đôi
Đã sinh tai mắt, sinh đầu óc
Há bỏ ông cha, bỏ giống nòi
Trách kẻ đem thân vào miệng cọp
Tôi đành ghé đít cưỡi đầu voi
Tàn cờ mới biết tay cao thấp
Há phải như ai cá thấy mồi
Câu thứ 4, thứ 5 và thứ 8 mỉa mai Nguyễn Hải Thần theo đuôi bọn Quốc dân đảng . Trong thời gian Bác Hồ đi Pháp, bọn Quốc dân đảng ra sức quấy rối, bắt cóc, tống tiền . Chính cụ Huỳnh đã hạ lệnh tiêu diệt bọn bán nước trong vụ án ở phố Ôn Như Hầu .
(Tư liệu của Nguyễn Kim Côn, Báo Đại Đoàn Kết)
http:// hocmoingay.blogspot.com/ 2007/12/ bc-ho-th-nguyn-hi-thn.html
-------------------------------------------------------------------------
Bác Hồ đối đáp câu đối và họa thơ của Nguyễn HảiThần
Sau hơn một năm bị tù đày ở Trung Quốc, đến giữa tháng 9 năm 1943 Bác Hồ mới được tha, nhưng chưa được tha hẳn, vì bọn Trung Hoa Quốc dân Ðảng còn giữ lại, danh nghĩa là để làm cố vấn, sự thật là muốn ép Bác làm một số việc có lợi cho chúng.
Trên đất Quảng Tây, khoảng cuối tháng 10-1943, Hồ Chí Minh bắt đầu tham gia một số hoạt động của Việt Nam Cách mạng Ðồng minh hội, một tổ chức của người Việt Nam ở đây thuộc nhiều đảng phái được sự hiệp trợ của Ðệ tứ Chiến khu do tướng Trương Phát Khuê làm đại diện, Chủ nhiệm Hầu Chí Minh làm phó đại diện.
-------------------------------------------------------------------------
Bác Hồ đối đáp câu đối và họa thơ của Nguyễn HảiThần
Sau hơn một năm bị tù đày ở Trung Quốc, đến giữa tháng 9 năm 1943 Bác Hồ mới được tha, nhưng chưa được tha hẳn, vì bọn Trung Hoa Quốc dân Ðảng còn giữ lại, danh nghĩa là để làm cố vấn, sự thật là muốn ép Bác làm một số việc có lợi cho chúng.
Trên đất Quảng Tây, khoảng cuối tháng 10-1943, Hồ Chí Minh bắt đầu tham gia một số hoạt động của Việt Nam Cách mạng Ðồng minh hội, một tổ chức của người Việt Nam ở đây thuộc nhiều đảng phái được sự hiệp trợ của Ðệ tứ Chiến khu do tướng Trương Phát Khuê làm đại diện, Chủ nhiệm Hầu Chí Minh làm phó đại diện.
Sau ngày thành lập, Ðồng minh hội vẫn năm bè, bảy mối, Trương Phát Khuê quyết định cải tổ. Theo đề nghị của Trương, Hồ Chí Minh nhận chức Phó chủ tịch Việt Nam Cách mạng Ðồng minh hội (Chủ tịch là Nguyễn Hải Thần). Không dám trái ý Trương Phát Khuê, tháng 11-1943, Nguyễn Hải Thần phải cử người đến Cục chính trị Ðệ tứ Chiến khu đón Hồ Chí Minh ra công tác. Với tư cách là Phó chủ tịch Việt Nam Cách mạng Ðồng minh hội, Hồ Chí Minh đến ở trụ sở của hội này ở Liễu Châu, ở đây Người đã tiếp xúc với nhiều đại biểu các lực lượng cách mạng Việt Nam và Trung Quốc.
Khoảng tháng 12-1943, Hồ Chí Minh dự bữa tiệc do Hầu Chí Minh - Chủ nhiệm Cục chính trị Ðệ tứ Chiến khu chiêu đãi. Tại bữa tiệc này, Nguyễn Hải Thần - vốn tự phụ về trình độ Hán học, lại có ý tự đắc vì được dịp trổ tài để nịnh nọt quan trên họ Hầu, nên đã buông ra một vế đối có ý so sánh Hầu Chí Minh - Hồ Chí Minh để thách đối:
Hầu Chí Minh, Hồ Chí Minh, lưỡng vị đồng chí, chí giai minh.
侯志明, 胡志明, 倆位同志, 志較明
Mọi người còn đang suy nghĩ thì Hồ Chí Minh đã ung dung đối lại:
Nhĩ cách mệnh, Ngã cách mệnh, đại gia cách mệnh, mệnh tất cách.
您革命, 革命, 大家革命, 命必革
(Dịch: Hầu Chí Minh, Hồ Chí Minh, hai vị đồng chí, chí đều sáng
Anh cách mạng, tôi cách mạng, mọi người cách mạng, mạng phải cách ).
Chỗ hiểm hóc của vế đối này là hai chữ Chí và Minh, là tên hai nhân vật chính của bữa tiệc. Cái tài của Bác Hồ là không những ở chỗ nhanh nhạy đối đáp mà còn ở vế đối của Người rất chỉnh cả về ý tứ lẫn ngôn từ, với tầm tư tưởng cao hơn và cách mạng hơn. Mọi người dự tiệc đều vỗ tay tán thưởng. Hầu Chí Minh ca ngợi không ngớt: Ðối hay lắm! Nguyễn Hải Thần cũng cung kính nói: Hồ Tiên sinh, tài trí mẫn tiệp. Bội phục! Bội phục! Sau Cách mạng Tháng 8, Nguyễn Hải Thần cùng một số người Việt Nam như Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh theo đoàn quân Tiêu Văn của Tưởng Giới Thạch về nước.
Ðể thực hiện sách lược tạm hòa hoãn với quân Tưởng nhằm tập trung lực lượng kháng chiến ở Nam Bộ, ngày 1-1-1946 Nguyễn Hải Thần được cử giữ chức Phó chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó được bổ sung vào Quốc hội không qua bầu cử và giữ chức Phó chủ tịch Chính phủ Liên hiệp chính thức. Nhân dịp này, Nguyễn Hải Thần đã làm thơ tặng Hồ Chủ tịch và Người đã họa lại:
Nguyễn Hải Thần viết:
Gánh vác việc đời ông với tôi
Con đường gai góc xẻ làm đôi
Cùng chung đất nước, chung bờ cõi
Cũng một ông cha, một giống nòi
Ðành chịu nước cờ thua nửa ngựa
Còn hơn miệng thế chế mười voi
Mấy lời nhắn nhủ cùng ông biết
Nước ngược buông câu phải lựa mồi.
Con đường gai góc xẻ làm đôi
Cùng chung đất nước, chung bờ cõi
Cũng một ông cha, một giống nòi
Ðành chịu nước cờ thua nửa ngựa
Còn hơn miệng thế chế mười voi
Mấy lời nhắn nhủ cùng ông biết
Nước ngược buông câu phải lựa mồi.
Qua bài thơ, thấy rõ nhân cách Nguyễn Hải Thần, dám dựa vào đất nước , giống nòi xui Hồ Chủ tịch đành chịu phần thua, lựa chiều lòng Trung hoa Quốc dân Ðảng.
Hồ Chủ tịch họa lại:
Ông biết phần ông, tôi biết tôi
Quyết giành thắng lợi, chẳng chia đôi
Ðã sinh đầu óc, sinh tai mắt
Nỡ bỏ ông cha, bỏ giống nòi
Họ trót sa chân vào miệng cọp
Tôi đành ghé đít cưỡi đầu voi
Cờ tàn mới biết tay cao thấp
Há phải như ai cá đớp mồi.
Quyết giành thắng lợi, chẳng chia đôi
Ðã sinh đầu óc, sinh tai mắt
Nỡ bỏ ông cha, bỏ giống nòi
Họ trót sa chân vào miệng cọp
Tôi đành ghé đít cưỡi đầu voi
Cờ tàn mới biết tay cao thấp
Há phải như ai cá đớp mồi.
Bài thơ họa lại, lời lẽ đanh thép, thể hiện rõ tinh thần quyết vượt mọi hiểm nguy giành thắng lợi, phê phán thái độ hèn hạ ôm chân bọn Quốc dân Ðảng Trung Quốc, bỏ ông cha, bỏ giống nòi. Thật sắc bén, thật tài tình!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét