GIAI THOẠI VĂN HỌC
1. Đặng Trần Thường - Ngô Thời Nhậm Đặng Trần Thường có tài văn học, lúc Ngô Thì Nhậm (Ngô Thời Nhiệm) được vua Quang Trung trọng dụng thì Đặng Trần Thường đến xin Nhậm tiến cử. Trông thấy vẻ khúm núm làm mất phong độ của kẻ sĩ, Ngô Thì Nhậm thét bảo Thường: - Ở đây cần dùng người vừa có tài vừa có hạnh, giúp vua cai trị nước. Còn muốn vào luồn ra cúi thì đi nơi khác. Đặng Trần Thường hổ thẹn ra về, rồi mang khăn gói vào Nam, phụng sự Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long), làm đến Bình Lộ Thượng Thư. Một lần, vì làm gian Sắc phong thần cho Hoàng Ngũ Phúc làm tướng nhà Trịnh vào bậc phúc thần, triều đình kết án phải tội chém. Nhưng rồi Thường lại được tha. Đặng Trần Thường trước có hiềm khích với Lê Chất, nên Chất mới bới những việc sai phạm của Thường như khi ra coi tàu binh ở Bắc Thành, có giấu thuế đầm ao và dinh điền. Thường lại bị bắt giam. Trong ngục, Trần Thường tỏ ý mỉa mai, đến tai đình thần, nên khi kết án, đình thần xử tội giảo.[tức tùng xẻo] Tương truyền Đặng Trần Thường ở trong ngục có làm bài Hàn Vương Tôn Phú bằng quốc âm để ví mình như Hàn Tín đời Hán . Khi thay đổi triều đại, ( lúc nhà Tây Sơn đổ) Đặng Trần Thường vì mối tư thù cá nhân trước đó với Ngô Thì Nhậm nên đã cho tẩm thuốc độc vào roi mà đánh Ngô Thì Nhậm trước cổng Quốc Tử Giám (Theo Việt Nam sử lược và Quốc Triều Chỉnh Biên) Câu đối nổi tiếng của 2 ông: Đặng Trần Thường (mỉa mai): Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai Ngô Thì Nhậm (khảng khái): Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
2. Nguyễn Trãi – Thị Lộ Nguyễn Trãi Ghẹo cô hàng chiếu: Ả ở đâu mà bán chiếu gon Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn Xuân thu phỏng độ bao nhiêu tuổi Đã có chồng chưa, được mấy con ? Thơ đối đáp hoạ nguyên vận của Nguyễn Thị Lộ: Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon Can chi ông hỏi hết hay còn ? Xuân thu phỏng độ trăng tròn lẻ Chồng còn chưa có, có chi con!
3. Nguyễn Hải Thần- Hồ Chí Minh Bác Hồ đối đáp câu đối và họa thơ của Nguyễn Hải Thần Sau hơn một năm bị tù đày ở Trung Quốc, đến giữa tháng 9 năm 1943 Bác Hồ mới được tha, nhưng chưa được tha hẳn, vì bọn Trung Hoa Quốc dân Ðảng còn giữ lại, danh nghĩa là để làm cố vấn, sự thật là muốn ép Bác làm một số việc có lợi cho chúng. Trên đất Quảng Tây, khoảng cuối tháng 10-1943, Hồ Chí Minh bắt đầu tham gia một số hoạt động của Việt Nam Cách mạng Ðồng minh hội, một tổ chức của người Việt Nam ở đây thuộc nhiều đảng phái được sự hiệp trợ của Ðệ tứ Chiến khu do tướng Trương Phát Khuê làm đại diện, Chủ nhiệm Hầu Chí Minh làm phó đại diện. Sau ngày thành lập, Ðồng minh hội vẫn năm bè, bảy mối, Trương Phát Khuê quyết định cải tổ. Theo đề nghị của Trương, Hồ Chí Minh nhận chức Phó chủ tịch Việt Nam Cách mạng Ðồng minh hội (Chủ tịch là Nguyễn Hải Thần). Không dám trái ý Trương Phát Khuê, tháng 11-1943, Nguyễn Hải Thần phải cử người đến Cục chính trị Ðệ tứ Chiến khu đón Hồ Chí Minh ra công tác. Với tư cách là Phó chủ tịch Việt Nam Cách mạng Ðồng minh hội, Hồ Chí Minh đến ở trụ sở của hội này ở Liễu Châu, ở đây Người đã tiếp xúc với nhiều đại biểu các lực lượng cách mạng Việt Nam và Trung Quốc. Khoảng tháng 12-1943, Hồ Chí Minh dự bữa tiệc do Hầu Chí Minh - Chủ nhiệm Cục chính trị Ðệ tứ Chiến khu chiêu đãi. Tại bữa tiệc này, Nguyễn Hải Thần - vốn tự phụ về trình độ Hán học, lại có ý tự đắc vì được dịp trổ tài để nịnh nọt quan trên họ Hầu, nên đã buông ra một vế đối có ý so sánh Hầu Chí Minh - Hồ Chí Minh để thách đối: Hầu Chí Minh, Hồ Chí Minh, lưỡng vị đồng chí, chí giác minh. 侯志明, 胡志明, 倆位同志, 志較明 Mọi người còn đang suy nghĩ thì Hồ Chí Minh đã ung dung đối lại: Nhĩ cách mệnh, Ngã cách mệnh, đại gia cách mệnh, mệnh tất cách. 您革命, 我 革命, 大家革命, 命必革 (Dịch: Hầu Chí Minh, Hồ Chí Minh, hai vị đồng chí, chí đều sáng Anh cách mạng, tôi cách mạng, mọi người cách mạng, mạng phải cách). Chỗ hiểm hóc của vế đối này là hai chữ Chí và Minh, là tên hai nhân vật chính của bữa tiệc. Cái tài của Bác Hồ là không những ở chỗ nhanh nhạy đối đáp mà còn ở vế đối của Người rất chỉnh cả về ý tứ lẫn ngôn từ, với tầm tư tưởng cao hơn và cách mạng hơn. Mọi người dự tiệc đều vỗ tay tán thưởng. Hầu Chí Minh ca ngợi không ngớt: Ðối hay lắm! Nguyễn Hải Thần cũng cung kính nói: Hồ Tiên sinh, tài trí mẫn tiệp. Bội phục! Bội phục! Sau Cách mạng Tháng 8, Nguyễn Hải Thần cùng một số người Việt Nam như Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh theo đoàn quân Tiêu Văn của Tưởng Giới Thạch về nước. Ðể thực hiện sách lược tạm hòa hoãn với quân Tưởng nhằm tập trung lực lượng kháng chiến ở Nam Bộ, ngày 1-1-1946 Nguyễn Hải Thần được cử giữ chức Phó chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó được bổ sung vào Quốc hội không qua bầu cử và giữ chức Phó chủ tịch Chính phủ Liên hiệp chính thức. Nhân dịp này, Nguyễn Hải Thần đã làm thơ tặng Hồ Chủ tịch và Người đã họa lại như sau: Nguyễn Hải Thần viết: Gánh vác việc đời ông với tôi Con đường gai góc xẻ làm đôi Cùng chung đất nước, chung bờ cõi Cũng một ông cha, một giống nòi Ðành chịu nước cờ thua nửa ngựa Còn hơn miệng thế chế mười voi Mấy lời nhắn nhủ cùng ông biết Nước ngược buông câu phải lựa mồi. Qua bài thơ, thấy rõ nhân cách Nguyễn Hải Thần, dám dựa vào đất nước , giống nòi xui Hồ Chủ tịch đành chịu phần thua, lựa chiều lòng Trung hoa Quốc dân Ðảng. Hồ Chủ tịch họa lại: Ông biết phần ông, tôi biết tôi Quyết giành thắng lợi, chẳng chia đôi Ðã sinh đầu óc, sinh tai mắt Nỡ bỏ ông cha, bỏ giống nòi Họ trót sa chân vào miệng cọp Tôi đành ghé đít cưỡi đầu voi Cờ tàn mới biết tay cao thấp Há phải như ai cá đớp mồi. Bài thơ họa lại, lời lẽ đanh thép, thể hiện rõ tinh thần quyết vượt mọi hiểm nguy giành thắng lợi, phê phán thái độ hèn hạ ôm chân bọn Quốc dân Ðảng Trung Quốc, bỏ ông cha, bỏ giống nòi. Thật sắc bén, thật tài tình!
4. Tố Hữu - Nguyễn Khắc Viện
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là nhà tri thức Việt Nam nổi tiếng tại Pháp, ông về nước năm 1963, từng giữ nhiều chức vụ trong ngành Văn hoá như GĐ Nhà xuất bản Ngoại Văn, Chủ bút tạp chí Vietnam Courier, Tố Hữu ủy viên BCT, trưởng ban VHTT TW vì bất đồng chính kiến, đã cách tuột hết chức của người ban đồng hương là Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, chỉ để lại làm Giám đốc Nhà XB Ngoại văn, chủ bút tờ Thế Giới Mới, vì thế 2 người hiềm khích nhau sâu sắc lắm. Cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, đất nước Việt Nam kiệt quệ vì chính sách giá, lương, tiền của vị Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng thứ nhất- Nhà thơ lãnh đạo kinh tê (Còn Vị thống chế phải đi đặt vòng!) Khi ngọn gió đổi mới vừa thổi, đã làm bay đổ cả vị Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng thứ nhất đáng kính kia. Ông rất cay cú nhưng không cam chịu và nuôi hy vọng sẽ tái đắc cử vào BCT trong kỳ Đại hội tới, nên đã làm bài thơ giãi bày tâm sự Đảng & Thơ cho đăng trên báo Nhân dân vào tháng 8/1987. Ngay lập tức Thế Giới Mới cũng có bài Đảng và Thơ của ông Chủ bút Doctor như sau: Đảng và thơ Tròn 50 tuổi Đảng và Thơ Từ ấy hồn vui mãi đến giờ Mái tóc pha sương, chưa hết ý Con tằm rút ruột vẫn còn tơ. Thuyền con vượt sóng không nghiêng ngả Nghĩa lớn, xuôi dòng lộng ước mơ! Mới nửa đường thôi, còn bước tiếp, Trăm năm duyên kiếp Đảng và thơ Tố Hữu
Tròn 50 tuổi nghiệp làm Thơ Từ ấy bon chen mãi đến giờ Mái tóc pha sương, chưa hết dại Con tằm đứt ruột chẳng còn tơ. Thuyền con quá tải khôn qua sóng Mộng lớn, tài hèn chớ có mơ! Vì giá, lương, tiền dân khốn khổ Trăm năm bia miệng, hỡi nhà thơ? Nguyễn Khắc Viện
Cũng năm 1986, đầu thời kỳ Đổi mới, Đất Cảng trở nên hiện tượng kinh tế dưới chính sách xé rào táo bạo của Bí thư thành ủy HP Đoàn Duy Thành như XK sắt vụn, mua vàng về bán bù giá vào lương, xây dựng được một số công trình hạ tầng cho thành phố v.v… Nhưng cũng thời kỳ này xảy ra cháy Cảng HP, sập Cầu Rào, thụt kè sông Tam Bạc… cũng rất tai tiếng. Giữa lúc ấy Tố Hữu xuống đất cảng vận động bầu cử, có bài thơ dưới đây đăng trên Báo Hải Phòng, lập tức Thế Giới Mới lại có bài phù họa:
Tặng Thành ủy Hải Phòng 4 cống, 3 cầu, 5 cửa ô Đào sông, lấn biển, dựng cơ đồ “Làm ăn” – 2 chữ, à ra thế! Chèo chống nghìn tay, một tiếng hô. Rạng rỡ Sáu Kho, vui Đất Cảng Khang trang Tam Bạc, nức Thành Tô. Giá còn nữ tướng Lê Chân nhỉ? Ắt cũng khen con cháu Bác Hồ! Tố Hữu
Được “cầu’, được “cống”, được cả “ô” Buôn vàng, bán sắt dựng cơ đồ “Làm ăn” – 2 chữ, ranh ma thế! Lèo lá nghìn tay, kẻ cướp ô. Cháy trụi Sáu Kho, tàn Đất Cảng Tan hoang Tam Bạc, nát Thành Đô. Giá còn nữ tướng Lê Chân nhỉ? Ắt cũng đem bắn bọn côn đồ! Nguyễn Khắc Viện
Khi ấy Tố Hữu (đang rỗi rãi) từ Đất Cảng vòng về Hà Bắc tiếp tục vận động tranh cử. Trong lúc chén chú chén anh, chắc lãnh đạo tỉnh Hà Bắc lúc bấy giờ cũng nói lấy lòng là “Anh phải ở lại tiếp tục làm việc, chứ đã nghỉ sao được (?)” gì gì đó. Nên Ông lại tràn trề hy vọng sẽ tái đắc cử vào Đại hội tới, nên lại giãi bày tâm sự bằng một bài thơ đăng trên Báo Hà Bắc, để rồi Thế Giới Mới lại phải lên tiếng như sau:
Đêm thơ Quan họ Lắng nghe quan họ đêm thu Mênh mang mây nước, thẳm sâu lòng người Đắm say gió gọi, trăng mời Vấn vương ánh mắt, nụ cười duyên quê Người ơi, người ở đừng về! Câu ca giã bạn, tái tê mạn thuyền… Ai về, ai nhớ, ai quyên? Mình về đến hẹn lại lên cùng người. Tố Hữu
Vẳng nghe quan họ đêm thu Gọi người trăng gió, hẹn hò mây mưa Đêm say bình rượu, hồn thơ Khúc đàn giã bạn, ván cờ tàn canh Người ơi, đứng dậy mà về! Tàn canh trăng lặn, bốn bề gió reo… Cá ươn, rau úa, chợ chiều… Hẹn hò chi nữa những điều gió trăng? Nguyễn Khắc Viện
| |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét