Tư bản & bóc lột
*Lê Viết Nghị: Nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Vậy tiền công của nhà tư bản được tính như thế nào?
*Nguyễn Văn Bắc: Tiền công thì vẫn như những người lao động khác (giá trị sức lao động). Tuy nhiên, "nhà tư bản" (đối tượng - khái niệm đã được trừu tượng hóa) thì "giá trị sức lao động" đó họ tập trung vào việc tìm cách "bóc lột" sức lao động của người khác. Trên thựctế khi đã tách khái niệm thì người ta đã "lược" đi những yếu tố trung gian khác để tìm cái đặc thù.
*Lê Viết Nghị: có một giá trị mà không thể đo được đó là chất xám của nhà tư bản.
*Nguyễn Văn Bắc: Trên lập trường Chủ nghĩa duy vật biện chứng, "giá trị" được hiểu là giá trị đối với xã hội, cho nên cái "giá trị chất xám" của riêng "nhà tư bản" đó cũng có thể là phản giá trị đối với xã hội.
*Lê Viết Nghị: vậy tiền công của nhà tư bản nên trả thế nào cho thỏa đáng?
*Nguyễn Văn Bắc: Trước hết phải tư duy lại về khái niệm "nhà tư bản". Chính danh định phận.
*Lê Viết Nghị: nhà tư bản hay được gắn với bóc lột, mình muốn biết rõ từ bóc lột trong đó?
*Nguyễn Văn Bắc: Muốn hiểu rõ thuật ngữ thì cần đặt trong khung cảnh lịch sử của thuật ngữ đó, còn muốn làm ra nhẽ vấn đề thì ta có thể tiếp cận thế này:
- Thứ nhất, khi nói đến từ "bóc lột" có nghĩa là thể hiện mối quan hệ về quyền lực, sức mạnh giữa lực lượng (người) này với lực lượng (người) khác, trong đó đối tượng yếu thế phải chịu bị quy định đưa ra từ đối tượng mạnh hơn (nắm giữ tư liệu sản xuất trong tay), mà bản thân những người yếu thế không mong muốn (buộc phải tuân theo một cách không tự nguyện).
- Thứ hai, nếu thuật ngữ "nhà tư bản" là gắn với "bóc lột", vậy thì với một người đầu tư thuê người khác về làm và cả hai cùng tự nguyện tuân theo quy định (hợp đồng) thì không có cái gọi là "bóc lột" ở đây hết và nhà đầu tư cũng không phải là nhà tư bản.
Tuy nhiên, cái "hợp đồng" (có vẻ tự nguyện) giữa họ đó có thể có tính "quy định" bởi luật của nhà nước vì lợi ích của nhà đầu tư, khi đó vấn đề lại khác.
-------------------------------------------------------------
Phản biện xã hội
Nỗi sợ hãi trước những thăng trầm lịch sử để lại là cái phanh lịch sử đối với tương lai, nó sẽ mòn dần theo năm tháng. Phản biện xã hội là cái phanh "động lực học" giúp cho sự điều chỉnh xã hội ngay trong hiện tại, nó tốt hay nó tồi phụ thuộc vào việc xã hội sẽ thiết lập cho nó một cơ chế như thế nào. Chỉ khi nào chúng ta biết cách ngừng (phanh) suy nghĩ thì khi đó chúng ta mới biết cách suy nghĩ.
Chuyện gì xảy ra ở một đất nước mà dân chúng không quan tâm tới giáo dục?! Chuyện gì xảy ra khi mà dân chúng có thể thỏa được ước nguyện của mình mà không cần đến nền giáo dục? Xã hội là ý niệm từ con người. Một đất nước mà nhân dân không tự ý thức được giá trị của giáo dục thì người làm giáo dục của đất nước đó cũng chỉ là làm trên mặt hình thức duy lý trí của bản thân - xây dựng một nền giáo dục tuyên truyền. Sinh ra bởi lý do gì thì chết đi cũng bởi lý do đó. Người làm giáo dục tuyên truyền cho người dân quan tâm tới giáo dục vì lý do gì thì người dân sẽ từ bỏ nền giáo dục cũng chỉ vì lý do đó, bởi khi hoàn cảnh sống thay đổi dẫn tới lý do không còn hợp lý nữa. Nếu bản thân giáo dục tự nó có giá trị thì nền (hệ thống) phản biện xã hội tốt sẽ tự khiến người dân ý thức được giá trị của nó mà không cần phải "tìm kiếm lý do thuyết phục" (theo kiểu "mê hoặc" đối với xã hội thiên dục tính).
Xã hội như một con tàu, để xã hội tiến lên không phải bằng cách tự mình ra sức gồng kéo con tàu, mà làm sao khiến cho động cơ con tàu vận hành sinh công để tự thúc đẩy nó tiến tới. Thời đại sử dụng sức kéo con người đã qua lâu rồi. Để xã hội tiến không phải là giúp tất cả mọi người có hiểu biết, gieo rắc sự hiểu biết hay là ngăn cản sự tự hiểu biết mà là tạo nên môi trường xã hội hóa giáo dục, nền phản biện xã hội sôi nổi. Ai muốn nâng cao hiểu biết hay không, đó là quyền của họ.
Muốn nâng cao trình độ nhận thức về chính trị của dân chúng thì có hai việc quan trọng cần phải làm. Trước hết là phải khuyến khích dân chúng bàn luận thẳng thắn về chính trị. Thứ hai là đấu tranh lật tẩy bộ mặt thật của những kẻ "khẩu phật tâm xà".
Nỗi sợ hãi trước những thăng trầm lịch sử để lại là cái phanh lịch sử đối với tương lai, nó sẽ mòn dần theo năm tháng. Phản biện xã hội là cái phanh "động lực học" giúp cho sự điều chỉnh xã hội ngay trong hiện tại, nó tốt hay nó tồi phụ thuộc vào việc xã hội sẽ thiết lập cho nó một cơ chế như thế nào. Chỉ khi nào chúng ta biết cách ngừng (phanh) suy nghĩ thì khi đó chúng ta mới biết cách suy nghĩ.
Chuyện gì xảy ra ở một đất nước mà dân chúng không quan tâm tới giáo dục?! Chuyện gì xảy ra khi mà dân chúng có thể thỏa được ước nguyện của mình mà không cần đến nền giáo dục? Xã hội là ý niệm từ con người. Một đất nước mà nhân dân không tự ý thức được giá trị của giáo dục thì người làm giáo dục của đất nước đó cũng chỉ là làm trên mặt hình thức duy lý trí của bản thân - xây dựng một nền giáo dục tuyên truyền. Sinh ra bởi lý do gì thì chết đi cũng bởi lý do đó. Người làm giáo dục tuyên truyền cho người dân quan tâm tới giáo dục vì lý do gì thì người dân sẽ từ bỏ nền giáo dục cũng chỉ vì lý do đó, bởi khi hoàn cảnh sống thay đổi dẫn tới lý do không còn hợp lý nữa. Nếu bản thân giáo dục tự nó có giá trị thì nền (hệ thống) phản biện xã hội tốt sẽ tự khiến người dân ý thức được giá trị của nó mà không cần phải "tìm kiếm lý do thuyết phục" (theo kiểu "mê hoặc" đối với xã hội thiên dục tính).
Xã hội như một con tàu, để xã hội tiến lên không phải bằng cách tự mình ra sức gồng kéo con tàu, mà làm sao khiến cho động cơ con tàu vận hành sinh công để tự thúc đẩy nó tiến tới. Thời đại sử dụng sức kéo con người đã qua lâu rồi. Để xã hội tiến không phải là giúp tất cả mọi người có hiểu biết, gieo rắc sự hiểu biết hay là ngăn cản sự tự hiểu biết mà là tạo nên môi trường xã hội hóa giáo dục, nền phản biện xã hội sôi nổi. Ai muốn nâng cao hiểu biết hay không, đó là quyền của họ.
Muốn nâng cao trình độ nhận thức về chính trị của dân chúng thì có hai việc quan trọng cần phải làm. Trước hết là phải khuyến khích dân chúng bàn luận thẳng thắn về chính trị. Thứ hai là đấu tranh lật tẩy bộ mặt thật của những kẻ "khẩu phật tâm xà".
-----------------------------------------------------------
Điều tiết quyền lực xã hội
Quyền lực và lý lẽ là hai mặt biện chứng. Hành động của con người tuân theo hai cơ chế: cơ chế khoái cảm (ức chế-hưng phấn) và cơ chế lý trí (đúng-sai). Bản thân mỗi con người sở hữu một lực lượng quyền lực. Quyền lực trong xã hội được tập trung hay phân tán là do hành động tiêu xài, sử dụng quyền lực của mỗi con người. Một cách tự phát (theo cơ chế khoái cảm) người ta luôn có xu hướng làm tuột mất quyền lực trong tay. Việc nâng cao cơ chế lý trí giúp con người làm chủ được quyền lực của mình – xã hội điều tiết tốt được quyền lực.
Một con người hay một xã hội chỉ có thể tự do khi quyền lực bản thân (xã hội) được điều tiết tốt – quyền lực của người này không thuộc sở hữu của người khác; quyền lực của nhân dân hoàn toàn thuộc về nhân dân mà không trở thành quyền lực “tư hữu” của một ai, của một nhóm người nào. Quyền lực chỉ có thể điều tiết tốt ở một con người (một xã hội) có lý lẽ thấu triệt (đã nếm trải đủ cái giá của sự tự phát). Vì vậy, tự do chỉ có thể trở thành hiện thực ở một người (xã hội) có lý lẽ thấu triệt.
Sức mạnh của quyền lực giống như sức mạnh của bão. Mỗi con người mang trong mình một vùng áp thấp nhỏ (một cơn bão nhỏ). Tập hợp của những cơn bão nhỏ hình thành nên cơn bão lớn. Những người được giao trọng trách lãnh đạo là những người được giao điều tiết những cơn bão - quyền lực. Giống như những cơn bão, sức mạnh của quyền lực nếu được kiểm soát và điều tiết tốt sẽ tạo nên những thành quả trên mặt đất; ngược lại, nó có thể tàn phá tất cả những thành quả đã đạt được.
Quyền lực và lý lẽ là hai mặt biện chứng. Hành động của con người tuân theo hai cơ chế: cơ chế khoái cảm (ức chế-hưng phấn) và cơ chế lý trí (đúng-sai). Bản thân mỗi con người sở hữu một lực lượng quyền lực. Quyền lực trong xã hội được tập trung hay phân tán là do hành động tiêu xài, sử dụng quyền lực của mỗi con người. Một cách tự phát (theo cơ chế khoái cảm) người ta luôn có xu hướng làm tuột mất quyền lực trong tay. Việc nâng cao cơ chế lý trí giúp con người làm chủ được quyền lực của mình – xã hội điều tiết tốt được quyền lực.
Một con người hay một xã hội chỉ có thể tự do khi quyền lực bản thân (xã hội) được điều tiết tốt – quyền lực của người này không thuộc sở hữu của người khác; quyền lực của nhân dân hoàn toàn thuộc về nhân dân mà không trở thành quyền lực “tư hữu” của một ai, của một nhóm người nào. Quyền lực chỉ có thể điều tiết tốt ở một con người (một xã hội) có lý lẽ thấu triệt (đã nếm trải đủ cái giá của sự tự phát). Vì vậy, tự do chỉ có thể trở thành hiện thực ở một người (xã hội) có lý lẽ thấu triệt.
Sức mạnh của quyền lực giống như sức mạnh của bão. Mỗi con người mang trong mình một vùng áp thấp nhỏ (một cơn bão nhỏ). Tập hợp của những cơn bão nhỏ hình thành nên cơn bão lớn. Những người được giao trọng trách lãnh đạo là những người được giao điều tiết những cơn bão - quyền lực. Giống như những cơn bão, sức mạnh của quyền lực nếu được kiểm soát và điều tiết tốt sẽ tạo nên những thành quả trên mặt đất; ngược lại, nó có thể tàn phá tất cả những thành quả đã đạt được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét