Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

ĐA ĐẢNG

Tam quyền phân lập là thể chế gồm 3 quyền lực riêng rẽ kiểm soát lẫn nhau trong một nhà nước : Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp.
Nó là một phát minh vĩ đại được sáng tạo, xây dựng phát triển bởi nhiều thế hệ các nhà bác học, những bộ óc thông thái nhất của nhân loại : Montesquieu, Rousseau, Vonte, Franklin...Trải qua thời gian hàng trăm năm, tam quyền phân lập được củng cố và hoàn thiện bởi báo chí độc lập - quyền lực thứ tư .
Tam quyền chỉ thực sự " phân lập " khi nó gắn liền với Đa đảng phái, bởi mấu chốt của kiểm soát quyền lực là vấn đề " nhân sự " .
Nhân sự hay con người là yếu tố quyết định cho sự phát triển xã hội dân chủ văn minh. Và với tam quyền phân lập, để nó là một thiết chế không thể tách rời đa đảng.
Trong chính trị, một ứng viên khó có thể đảm nhiệm vị trí lãnh đạo cấp cao trong chính quyền bởi " thân cô thế cô ", không tài không lực thì ...nói ai nghe, ai tin tưởng vào một thằng cha ở đâu đâu ? Trong quá trình làm việc, cá nhân đó còn phải có người ăn ý, một " ê-kíp " trơn tru hiệu quả , điều đó đòi hỏi phải có các tổ chức có thế lực tài chính, con người hùng hậu. Đảng phái ra đời. Tất nhiên vẫn có một số vị trí trong chính quyền được bổ nhiệm cho những cá nhân thực sự ưu tú, nổi bật mà không thuộc đảng phái nào cả.
Đảng phái thực ra chỉ là công khai hóa, minh bạch hóa của " nhóm lợi ích " mà xã hội Việt Nam đang nói đến. Mr X - Nguyễn Tấn Dũng đục khoét phá hại như vậy nhưng cũng có được một quan điểm đúng : có nhóm lợi ích tốt .
Bởi làm một việc gì lớn thì phải có làm việc nhóm, kết bè kết đảng để cùng nhau trù tính là chuyện bình thường. Nhưng nó chỉ tốt khi được công khai, minh bạch và cạnh tranh công bằng trong một thể chế dân chủ đa đảng. Nếu chỉ có 1 đảng, nó sẽ cài nhân sự vào tất cả 3 quyền lực : Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp . Kết quả là cả 3 bộ phận đều nhắm bảo vệ duy trì quyền lợi, quyền lực cho 1 đảng phái . Các cá nhân của đảng đó dù tha hóa, tham ô đến đâu cũng không có ai kiểm soát, bãi nhiệm, dù có phạm pháp gây hậu quả nghiêm trọng đến đâu cũng không có ai xử phạt được.
Một nhược điểm của tam quyền phân lập-đa đảng phái là quyền lực sẽ chỉ loanh quanh trong giới thượng lưu của xã hội, những người có tiền có quyền để lập nên các tổ chức thế lực. Điều này được bổ khuyết bởi quyền lực thứ tư - báo chí độc lập .
Tự do thông tin cho phép quần chúng, giới trung lưu và nghèo khổ liên kết lại với nhau làm đối trọng với giới thượng lưu giàu có. Quần chúng dùng báo chí để kêu gọi biểu tình, tạo nên các làn sóng tẩy chay, đình công chống các công ty hay đảng phái khác. Báo chí tự do còn cho phép các đảng của lớp trung lưu thu hút cử tri dù tài chính của họ có hạn.
Báo chí độc lập-Blog-Mạng xã hội là hiện thân của nhân dân ! Quyền lực thứ tư !
Tổng kết lại, Tam quyền phân lập-đa đảng phái- báo chí độc lập đảm bảo vững chắc cho một xã hội dân chủ văn minh nhất mà hiện nay loài người có thể có. Nó vĩ đại bởi không phải của riêng ai mà được sáng tạo, củng cố hoàn thiện bởi những bộ óc ưu tú nhất của nhân loại.

________________

1) Đa đảng vẫn có tiêu cực nhưng do có sự giám sát của nhân dân (dân có quyền được nói và phê bình thẳng thắn - ko kiêng nể gì), báo chí tự do và tòa án độc lập thế nên mọi thứ sẽ theo chiều hướng tốt lên vì ko phải anh muốn làm gì thì làm. Tức là vẫn có khả năng tiến bộ và đi lên từ những tiêu cực đó.
Còn độc đảng vì Đảng kiểm soát cả tòa án nên xử thiếu công tâm, dân nói thì sợ bị bắt ko dám thẳng thắn thế nên là mức độ "ổn định" là có nhưng không thể giải quyết được tiêu cực. Nhìn kĩ tình trạng Việt nam sẽ thấy tham nhũng ngày càng mạnh hơn vì không minh bạch.
Đa đảng còn chưa kể các đảng đối lập cạnh tranh nhau trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật nên ko dám làm bừa. Ko thể đánh đồng như UK hay Thái đc, mà kể cả thế thì Thái vân giàu mạnh hơn VN. tại sao những nước độc đảng đều nghèo còn các nước đa đảng có nước giàu nước nghèo.
Như vậy Đa đảng là điều kiện cần- nhưng chưa đủ để có xã hội tốt đẹp. Nhưng ko có đa đảng thì chắc chắn ko thể tiến bộ được. Xác suất 0 % và 1% bạn chọn cái nào.
2) Có 1 điều mà các bạn chưa rõ, nếu các bạn nói dân Việt nam ý thức kém thì ko khác gì chổng mông vào tổ tiên mình. Các bạn hô hào yêu nước nhưng chẳng hiểu gì và nói kiểu này khác nào phỉ bảng dân tộc khi nói "dân mình nó thế, xấu tính thế rồi.". các bạn hô hào yêu nước bằng mồm mỗi dịp 30/4 rồi chê dân mình là "ý thức kém", là "khôn lỏi" từ trong bản chất, rồi dẫn ra mấy thứ như vượt đèn đỏ, hay đưa hối lộ. Cái đấy là hiện tượng, lè hệ quả của nền giáo dục chứ ko phải do bản chất của dân ta. Thói đưa hối lộ là hệ quả của cái hệ thống chứ ko phải bản chất.
Bản chất dân ta không hề xấu, nhưng do hậu quả của nền giáo dục lạc hậu theo xu hướng chính trị hay còn gọi là ngu dân nên đạo đức xuống cấp.
Giáo dục - Kinh tế - Xã hội: 3 yếu tố này phải được điều hòa thì mới có những con người tốt. Dân giàu thì ko ai đi ăn cắp cả.
Ví dụ bạn được dạy ở trường là có tiền trả người bị mất, nhưng khi ra xã hội bạn đem trả lại chú công an thì phát hiện ra chú ấy đút vào túi riêng, từ đó bạn đc dạy tốt nhưng ko làm điều tốt nữa.
Để điều hòa 3 yếu tố trên phải là chính trị.
Với cơ chế độc đảng hiện nay thì chắc chắn điều hành kinh tế yếu kém vì ai cũng lo lợi ích của mình --> Kinh tế xuống.
Xã hội xuống cấp đạo đức vì ai cũng bon chen luồn lách.
Giáo dục nhồi sọ thực hiện ngu dân--> Xuống.
Nên tình hình sẽ chỉ đi xuống. Và muốn thay đổi phải bằng chính trị.
Dân mình bị trình độ kém nhưng như thế ko có nghĩa là ko cần sự thay đổi. Vì nếu ko thay đổi thì ko thể khá đc. Mà càng để lâu thì càng khó đổi vì dân càng ngu và những thằng giỏi nó trốn đi hết rồi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét