Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

ĐẰNG SAU NHỮNG VẺ BỀ NGOÀI MỘT CÁI NHÌN KHÁC VỀ VIỆT NAM NHỮNG NĂM 90 - PHẦN 1

ĐẰNG SAU NHỮNG VẺ BỀ NGOÀI MỘT CÁI NHÌN KHÁC VỀ VIỆT NAM NHỮNG NĂM 90 PHẦN 1

Yannick Madesclaire

Lời tựa: Tác giả bài viết mong muốn đưa ra “một cái nhìn khác” về Việt Nam “trong thực tế”, mặc dù vậy vẫn không thoát khỏi những xét đoán “xa rời thực tế”, thậm chí có cả những võ đoán sai lệch thiên kiến không phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam sau năm 1975. Tuy nhiên, từ cái nhìn của một người ngoài cuộc ở một nước công nghiệp hóa phát triển, tác giả bày tỏ những “suy ngẫm” có giá trị gợi ý đáng chú ý về một số hiện tượng đang bộc lộ trong công việc của chúng ta hôm nay – Đó là sự khác biệt mà tác giả gọi là “sự đối lập Nam – Bắc” cần phải quan tâm; sự tăng trưởng kinh tế thiếu sự quản lý của Nhà nước cùng những hậu quả xã hội và sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng; mục tiêu, điều kiện, khó khăn và những vấn đề phải giải quyết trong đầu tư vào Việt Nam, và cả vai trò của khoa học xã hội trong điều kiện một đất nước muốn cất cánh và thành công về kinh tế…

Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Yannik Madesclaire.

Do có một lịch sử luôn sôi động mà Việt Nam thường làm nảy sinh những phản ứng đa cảm và những xét đoán cực đoan. Những phân tích, xét đoán ấy đôi khi xa rời thực tế mà nguyên nhân là do sự đóng cửa lâu dài của Việt Nam đối với thế giới. Vào thời điểm mà đất nước này đang từ từ tái hòa nhập vào cộng đồng quốc tế, có lẽ sẽ có ích nếu ta suy ngẫm về một số điều như huyền thuyết, cả trong quá khứ lẫn hiện tại: sự đối lập Nam – Bắc, di sản Mácxít – Lêninít, sức mạnh quân sự Việt Nam, “con rồng nhỏ” mới.

I/ Bắc – Nam: Có những gì khác nhau?

Sau một giai đoạn chiến tranh kéo dài 35 năm, Việt Nam tái thống nhất, đã lại tái hiện những sự manh nha một thứ tư tưởng li khai dưới hình thức bất tuân thủ trong việc phân chia của cải do có nhịp độ phát triển kinh tế khác nhau giữa hai miền Nam – Bắc, và những sự manh nha li khai ấy cũng đã có thể tung ra, một lần nữa, cái luận đề về “hai nước Việt Nam”. Trong thực tế thì sự khác biệt giữa hai miền Việt Nam có thể chỉ là hậu quả của một quá khứ mới gần đây.

Nước Việt Nam đã tồn tại từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên như một Vương quốc vùng châu thổ sông Hồng. Từ thế kỷ thứ 10 quốc gia này đã trải rộng trên 2000 km từ bắc xuống nam, còn Sài Gòn thì đã được lấn chiếm vào năm 1698 và các đường biên giới hiện nay thì được khẳng định vào cuối thế kỷ 18, ít lâu trước khi trở thành thuộc địa của Pháp. Chính là xuất phát từ châu thổ sông Hồng quá đông dân mà Vương quốc Việt Nam đã dần dần bành trướng, lấn đất của các Vương quốc Chàm và Khmer thông qua những cuộc di dân kế tiếp nhau về các miền đất phía nam vừa ít dân vừa có đất đai màu mỡ và khí hậu ôn hòa hơn.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, nhưng nếu ở đây cần có một sự phân chia địa lý hoặc dân tộc thì đó phải là kiểu phân chia đông – tây hoặc đồng bằng – miền núi, bởi vì trên suốt dải đồng bằng từ châu thổ phía bắc đến châu thổ phía nam mặc dù xa nhau về địa lý nhưng lại có một sự đồng nhất đại thể về dân tộc và văn hóa (ảnh hưởng của thế giới đạo Khổng). Thực vậy, người Kinh chiếm 80% dân số cả nước, cư trú trước hết trên các châu thổ và đồng bằng và đẩy lùi dần dần các dân tộc thiểu số vào các vùng cao nguyên và miền núi ở phía tây. Những dân tộc thiểu số này là phần dân cư nguyên sơ của bán đảo và do ngôn ngữ, văn hóa và cách sống của mình không phải tất cả đều bộc lộ những đặc điểm của thế giới mang ảnh hưởng Trung Hoa. Chính vì vậy mà chỉ cách Hà Nội 50km về phía tây, đã có những người không biết nói tiếng Việt, thế mà tiếng nói này lại được sử dụng tới tận 2000km về phía nam.

Trong bối cảnh như vậy, việc đối lập Nam – Bắc (“hai nước khác nhau”) với sự cố ý bỏ qua các tỉnh miền Trung và không tính đến những nét độc đáo địa phương, nổi lên như một ý đồ đã từng là đường lối của chính quyền thuộc địa Pháp và Mỹ trước đây nhằm thổi phồng những khác biệt giữa các miền với sự viện lý về địa lý và lịch sử hòng chia rẽ những người Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập của họ. Sự chênh lệch Nam – Bắc của Việt Nam cũng thuộc cùng một loại với sự chênh lệch trong nội bộ Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Italia, Trung Quốc, Brazil, Thái Lan và chẳng có gì có thể đủ tư cách để chia đất nước này thành 2 quốc gia, và những đụng độ đã từng làm cho Việt Nam đẫm máu trong 30 năm qua có lẽ trước hết chỉ là hậu quả trực tiếp của chiến tranh lạnh Đông – Tây vậy.

Nước Việt Nam không thể đem so sánh với Nam Tư mà có lẽ nó tương đồng hơn cả với cặp đôi Đông Đức – Tây Đức: trong khung cảnh đối đầu tư tưởng toàn cầu, những khác biệt về kinh tế và văn hóa đã bị thổi phồng, thậm chí đã bị khiêu khích bởi sự phát triển của hai miền thuộc hai chế độ chính trị – xã hội đối ngược nhau, những tác nhân đã từng nhào nặn nên những tâm lý và từng tạo ra những ảo tưởng về hai quốc gia khác nhau.

Vậy nên những người miền Nam mà trước năm 1939 được xem như là uể oải so với những người miền Bắc chăm chỉ làm lụng, đến 1994 lại được coi là những động lực của đời sống kinh tế của Việt Nam khi đối mặt với một cư dân miền Bắc bị mất hướng và thụ động sau 45 năm, dưới chế độ kinh tế kế hoạch hóa. Thực tế còn cho thấy những khía cạnh tinh tế hơn: ở Sài Gòn những động lực của đời sống kinh tế phần nhiều là những người Hoa và những người miền Bắc di cư vào năm 1954. Ở miền Bắc thì dân chúng bắt đầu không còn thụ động nữa kể từ khi họ được giải thoát khỏi sự bảo hộ, đỡ đầu của Đảng và trong một tình thế kinh tế tự do hơn, họ có thể tỏ ra là có khả năgn hơn dân chúng miền Nam trong việc làm chủ một số hoạt động công nghiệp.

Chiến tranh từng là một tác nhân quan trọng tạo ra sự phân hóa vùng bằng cách đẩy nhanh quá trình đô thị hóa ở miền Nam, trong khi ở miền Bắc nó lại dẫn tới việc giải tỏa, sơ tán các thành phố về nông thôn. Khi hòa bình trở lại, những khác biệt về kinh tế đã trở nên rõ nét hơn và người ta đều chấp nhận rằng các tỉnh phía Nam do bị chìm ngập trong chế độ kinh tế kế hoạch hóa ngắn ngủi hơn, nên tiến nhanh hơn so với các tỉnh miền Bắc, chủ yếu có độ tăng trưởng mạnh trong thương nghiệp và dịch vụ. Hiện nay, miền nam có những khả năng tốt hơn cho sự đầu tư của các nhà công nghiệp nước ngoài và người ta có thể dự báo sự gia tăng của khoảng cách giữa hai miền. Tại sao vậy? Ở miền Bắc, việc kinh doanh của người dân bị kiềm tỏa từ năm 1954, song vẫn còn sót lại nhờ có truyền thống lâu đời về trao đổi hàng hóa và thương mại (truyền thống đặc trưng của những xã hội ảnh hưởng Trung Hoa) và tạo thuận lợi cho sự quá độ sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, óc kinh doanh ấy cũng chỉ giới hạn trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, chứ không gắn bó với những hoạt động sản xuất (tìm kiếm những lợi nhuận tức thời), còn về kết cấu hạ tầng thì hoặc là không có hoặc đã lỗi thời. Ở miền Nam, mặc dù chiến tranh, các kết cấu hạ tầng tối thiểu vẫn tồn tại, óc kinh doanh có mặt khắp mọi nơi trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch và ở mức độ thấp hơn trong các lĩnh vực sản xuất: đó chính là nhân tố chủ chốt của sự phục hưng kinh tế.

Năm 1975, không phải là người ta đã chứng kiến một sự xâm lấn của miền Bắc đối với miền Nam, mà là một sự nắm lấy quyền quản trị bởi những người nông dân – cách mạng đối với một miền đất từng sống dưới chế độ kinh tế thị trường thống trị bởi một tầng lớp người thành thị; vả lại, người dân Sài Gòn cũng từng cảm nhận sự việc này như là sự tiến vào thành phố của “những người nông dân” hơn là sự tiến vào miền Nam của những người cộng sản hoặc của “những người miền Bắc”. Kể từ 1946, “các nhà lãnh đạo miền Bắc”, dù đó là người gốc Nam hay gốc Bắc, phần nhiều đều là các nhà cách mạng xuất thân từ nông thôn từng trải qua phần lớn đời mình trong các nhà tù thuộc địa hoặc trong các bưng biền. Chính xác hơn nữa, rất nhiều “nhà lãnh đạo miền Bắc” (trong đó có ông Hồ Chí Minh) là người gốc từ các tỉnh miền Trung, những tỉnh nghèo khó nhất ở Việt Nam và đã nhiều thế kỷ qua những tỉnh này từng là nơi bắt nguồn của những cuộc nổi loạn. Những “nhà lãnh đạo” Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975 đa phần xuất thân là dân thành thị từ tầng lớp tư sản bậc trung chống cộng sâu sắc và bao gồm một số lớn những người “Bắc” di cư vào Nam năm 1954 trong đó có nhiều người Công giáo với những chức vụ cao cấp trong quân đội và chính phủ, vậy mà người ta cứ thiên về trình bày cuộc đụng độ ở Việt Nam như là giữa 2 nước Việt Nam hơn là một cuộc nội chiến được nuôi dưỡng bởi những đối kháng quốc tế.

Hiện nay, trong số “các nhà lãnh đạo của Hà Nội” không một ai là người có gốc gác thuộc chính thành phố này, một số ít có nguồn gốc từ châu thổ sông Hồng. Dân cư Hà Nội, bản thân nó cũng không phải là điều người ta có thể tin được: người Hà Nội gốc chỉ chiếm không quá 10% và đã phải ca thán rằng họ đã bị trở nên ít ỏi bởi sự lấn át của “những người nông dân”: năm 1954 đã có một đợt di cư ồ ạt vào Sài Gòn và sang Pháp, đồng thời chính quyền cách mạng đã tổ chức những đợt nhập cư vào thành phố từ các vùng nông thôn của các tỉnh miền Trung. Một số lớn những người Hà Nội mới này còn xa mới trở thành “người thành thị” theo đúng nghĩa: những năm gần đây, Hà Nội trở nên giống một làng khổng lồ hơn là thủ đô chính trị và hành chính của một đất nước với 72 triệu dân; có lẽ không thể nói rằng đó là hậu quả của những trận bom Mỹ.

Nông thôn chống lại thành thị, dường như đó là một nét cố hữu của các cuộc cách mạng Cộng sản ở châu Á. Trái với những nguyên tắc mácxít, những cuộc cách mạng ấy đều được thực hiện bởi những người nông dân chứ không có giai cấp công nhân (hầu như chưa tồn tại), cho dù giai cấp này luôn được nhắc tới ở mọi lúc mọi nơi trong ngôn ngữ cách mạng. Ở Trung Quốc, chủ nghĩa Mao được đặc trưng bởi chiến thắng của những người công sản – dân cày (gọi là những người mácxít – Khổng Tử) đối với những người cộng sản – thành thị, tiếp đó là đối với những người “dân tộc chủ nghĩa – thành thị” thuộc Quốc dân Đảng và sau chốt là bởi cuộc bắt bớ đại trà các nhà tri thức trong thời kỳ cách mạng văn hóa. Ở Campuchia thì đó là chủ nghĩa diệt chủng đối với người thành thị và sự hoang vắng hóa các thành phố do những người Khmer đỏ theo chủ nghĩa Mao thực hiện. Cũng như các phong trào cộng sản Campuchia, Triều Tiên, Indonesia, chủ nghĩa Mao đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cộng sản Việt Nam, trở thành dòng tư tưởng chính thống của nó trong suốt 30 năm trời. Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng văn hóa Trung Quốc và sau khi ông Hồ Chí Minh qua đời, chế độ (cộng sản) đã thanh trừng nhiều người giữ chức vụ quan trọng trong thời kỳ từ 1969 đến 1977 sau khi đã tận dụng những hiểu biết của họ từ 1945 đến 1969, những trí thức ở miền Bắc (chủ yếu là các nhà khoa học và kỹ thuật); rồi kể từ 1976 việc áp dụng thứ “xã hội chủ nghĩa” giáo điều đã dẫn đến sự ra đi của nhiều nhà trí thức miền Nam.

(còn tiếp)

Người dịch : Đào Đình Bắc

Nguồn: Yannick Madesclaire – Au dela des apparences: un autre Regard sur le Vietnam des années 90 – Revue Tiers Monde, t. XXXV, no 140, Octobre – Decembre 1994, pp 891 – 906.

TĐB 95 – 01 & 02

https://caphesach.wordpress.com/
Đằng sau những vẻ bề ngoài một cái nhìn khác về Việt Nam những năm 90 - Phần I
https://caphesach.wordpress.com/2015/07/31/dang-sau-nhung-ve-be-ngoai-mot-cai-nhin-khac-ve-viet-nam-nhung-nam-90-phan-i/
Nhận diện lợi ích nhóm ở Việt Nam Phần đầu
https://caphesach.wordpress.com/2015/07/31/nhan-dien-loi-ich-nhom-o-viet-nam-phan-dau/
Ổn định và thay đổi trong lịch sử kinh tế - Phần III
https://caphesach.wordpress.com/2015/07/31/on-dinh-va-thay-doi-trong-lich-su-kinh-te-phan-iii/
Thỏa thuận hạt nhân Iran nhân tố thay đổi cuộc chơi
https://caphesach.wordpress.com/2015/07/30/thoa-thuan-hat-nhan-iran-nhan-to-lam-thay-doi-cuoc-choi/
Chế độ Liên Bang Mỹ - Phần cuối
https://caphesach.wordpress.com/2015/07/30/che-do-lien-bang-my-phan-cuoi/

Quan điểm của ông Ngô Đình Nhu về hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng - Phần I
https://caphesach.wordpress.com/2015/07/30/quan-diem-cua-ong-ngo-dinh-nhu-ve-hiem-hoa-xam-lang-cua-trung-cong-phan-i/

Luận Văn của ông Nhu
 http://5xublog.org/2013/11/20/luan-van-cua-ong-nhu/

Khai quát về chính quyền Mỹ
 http://maxreading.com/sach-hay/khai-quat-ve-chinh-quyen-my
Chính Trị Luận 
http://maxreading.com/sach-hay/chinh-tri-luan/quyen-i-36414.html
Tóm tắt về nền kinh tế Mỹ
http://maxreading.com/sach-hay/tom-tat-nen-kinh-te-my

Nạn tham nhũng trong chính quyền VNCH

Nạn tham nhũng trong chính quyền VNCH

(Đây là lời nhận xét của tác giả Trọng Đạt một người đã sống dưới chính thể VNCH..):

"Những năm đầu của chế độ Nguyễn Văn Thiệu, 1967, 1968, guồng máy tương đối còn có kỷ cương nhưng dần dần đi tới chỗ tham nhũng thối nát tồi tệ, nó đã phá hoại kinh tế vật chất và làm suy sụp tinh thần quân dân. Tham nhũng hối lộ có từ thời Tây nhưng dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu có thể nói đã tiến tới chỗ tột cùng của thối nát. Các chế độ, chính phủ Quốc Gia từ thời Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Ngô Ðình Diệm, Nguyễn Cao Kỳ… cũng ít nhiều có tham nhũng nhưng người dân còn chấp nhận được, đến Nguyễn Văn Thiệu thì thật hết nước nói. Sau khi miền Trung thất thủ lọt vào tay Cộng quân, chúng tôi có nghe một ông công chức than thở “chế độ Thiệu đi theo vết xe đổ của Tưởng Giới thạch, các ông tỉnh trưởng chết gục trên đống vàng”!

Trong cuốn sách Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975 trang 56, Phạm Huấn có nói:

“Theo dư luận, cái giá để mua chức Tỉnh trưởng qua đường giây bà Thiệu, bà Khiêm, thường thường từ 10 đến 20 triệu”.
Tệ nạn mua quan bán tước ngày càng lộ liễu, những chức vụ, công việc hái ra tiền đều được mua bán trả giá cả sòng phẳng, ngoài ra quan chức phải nộp tiền hụi chết cho cấp trên theo hệ thống quân giai, Quận nộp cho Tỉnh, Tỉnh nộp cho Vùng, Vùng nộp cho Trung Ương."

Nguyễn Ðức Phương nói: các hình thức tham nhũng tại miền Nam đã được nhóm nghiên cứu thuộc tổ hợp Rand xếp thành bốn loại chính buôn lậu, hối lộ, mua quan bán tước và lính kiểng, lính ma.. Trong phim Vietnam History by television, ông giám đốc CIA khi trả lời phỏng vấn cho biết tham nhũng đã phát triển quá độ tại miền Nam VN , chỗ nào cũng có, chính phủ Mỹ biết rõ như vậy và họ đã phải che dấu không cho báo chí biết sợ người ta làm um lên, nếu đến tai Quốc hội viện trợ sẽ bị cắt giảm.
Tại các tỉnh, viện trợ kinh tế, xã hội, bình định phát triển.. bị đục khoét trầm trọng, tiền viện trợ của Mỹ không được dùng vào mục tiêu kinh tế quân sự mà vào túi bọn quan lại tham ô. Tham nhũng bắt nguồn từ lòng tham vô đáy của con người hơn là vì thiếu thốn. Các quan chức có được căn nhà, cái xe hơi thì cũng được rồi, so với đời sống nhân dân như thế cũng là được quáưu đãi. Nhưng kẻ tham ô không dừng chân ở đó, được voi tròi tiên, họ tậu rừng tậu ruộng, tậu đồn điền, mua dăm bẩy căn nhà nghỉ mát, cái ở Nha Trang, cái Ðà Lạt, Vũng Tầu, chuyển ngân ra ngoại quốc… Tham nhũng như đã nói ở trên vừa phá hoại kinh tế quốc gia, vừa làm suy yếu tinh thần người dân cũng như người lính chiến. Sau đây là tham nhũng dười con mắt người ngoại quốc.
Hậu quả của tình trạng tham nhũng này đã được một sĩ quan nhận xét:

"Tham nhũng luôn luôn tạo ra sự bất công trong xã hội. Tại Việt Nam, một nước đang trong thời chiến thì sự bất công trong xã hội lại càng rõ ràng hơn so với các nước khác.Tham nhũng đã tạo ra một thiểu số nắm giữ tất cả các quyền lực và tài nguyên, phần lớn giai cấp trung lưu và nông dân trở thành nghèo hơn và phải chịu hy sinh.Họ mới chính là người đóng thuế cho chính phủ, hối lộ cho cảnh sát, phải mua phân bón với giá cắt cổ để rồi phải bán gạo với giá rẻ do chính phủ ấn định, và cũng chính họ đã cho con cái đi chiến đấu và hy sinh cho đất nước trong khi các công chức cao cấp của chính phủ và những kẻ giầu có lại gửi con cái ra nước ngoài. Một bác sĩ quân y đã nói với tôi rằng ông đau lòng khi nhìn thấy những thương binh, các binh sĩ cụt chân tay nằm đầy tại quân y viện đều thuộc giai cấp bình dân, thuộc các gia đình nông dân, các thương binh này phải chịu đựng và hy sinh cho thiểu số tham nhũng thống trị. Chính phủ tuyên bố tìm cách chiếm lòng dân nhưng thực tế chỉ làm lớn hơn khoảng cách giữa giai cấp lãnh đạo và quần chúng.”

Nguyễn Ðức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn tập, trang 804, 805 viết tiếp:

"Hồi ấy trên báo chí đã có người lên án bất công xã hội tại miền Nam ngày càng trở lên ghê tởm, trong khi binh sĩ chết như rạ ngoài mặt trận thì tại các thành phố lớn, bọn nhà giầu mua xe hơi bóng lộn, xây nhà cao năm bẩy tầng lầu, ai nấy mặt vênh mày vác, khinh người rẻ của. Bọn con buôn hái ra tiền nhờ chiến tranh rồi dùng tiền cho con cái đi du học ngoại quốc trong khi những kẻ sông pha mũi tên hòn đạn ngoài chiến trường phải chịu cảnh nghèo nàn thiếu thốn. Thực trạng xã hội đã ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần người chiến sĩ, họ phải hy sinh, chiến đấu cho một chế độ bất công thối nát."

Phạm Huấn - Tác giả của cuốn sách "Những cơn uất trong trận chiến mất nước" viết: các Tướng lãnh VNCH không có sự ngay thẳng, tư cách như các Tướng lãnh ngoại quốc. Năm 1950 De Lattre, Tướng 5 sao, Tư lệnh Ðông Dương nhưng vẫn để cho người con một, Bernard De Lattre đóng tại đền Non nước Ninh Bình. Mặc dù vua Bảo Ðại đề nghị đưa Bernard về làm trong văn phòng Quốc trưởng nhưng ông Tướng vẫn để con chiến đấu tại chiến trường và tử trận tháng 5-1951. Khi Mỹ bắt đầu ném bom Bắc Việt, Ðô đốc Sharps, tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương đã để con trai ông, Thiếu tá phi công Mac Cain tham gia oanh tạc và đã bị bắn rơi.
“Trong khi đó, suốt cuộc chiến 21 năm sau cùng tại Việt Nam, chắc chắn không thể tìm thấy con một ông tướng nào chiến đấu ngoài mặt trận”
“..con những ông Tướng khác thì cứ gần đến tuổi động viên đã bằng cách này, cách khác, được xuất ngoại du học. Chung qui chỉ có những sinh viên, học sinh con nhà nghèo và không thế lực, sẽ bị thi hành lệnh Tổng động viên một cách rất kỹ lưỡng. Ngoài ra, vì không có tiền bạc để chạy chọt, chắc chắn không bao giờ họ được phục vụ tại ‘chỗ ngon, chỗ bở’ ở Sài Gòn hay hay các tỉnh”

Trần Phan Anh trong cuốn Trận Chiến Mùa Hè 1972 trang 155, 156 có nêu ra một vụ tham nhũng hối lộ động trời của các Tướng lãnh VNCH, chẳng biết hư thực ra sao ? :

“Trong khoảng thời gian từ tháng giêng đến tháng 3-1972, tình báo VNCH báo cáo sự hiện diện của công trường 5 Bắc Việt tại căn cứ địa 712, gần thị trấn Snoul, Cam Bốt, khoảng 30 cây số Tây Bắc Quận lỵ Lộc Ninh trên Quốc Lộ 13. Hai công trường 7, 9 được phát hiện tại vùng đồn điền cao su Dambe và Chup trên đất Cam Bốt, nơi đó là hai mục tiêu hành quân của Quân đoàn III thiết kế cho Ðệ tam cá nguyệt 1971. Kế hoạch đã bị đình hoãn sau cuộc tử nạn của Trung Tướng Ðỗ Cao trí, Tư lệnh quân đoàn III QLVNCH.
Trung Tướng Ðỗ Cao Trí đã bị thảm sát vì đã cùng Nguyễn Văn Thiệu, Ðặng Văn Quang nhận hối lộ 30 triệu đô la do tòa Ðại sứ Nga tại Paris trao cho Quang để thả Trung Ương Cục và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chạy trối chết qua Cam Bốt sau khi bị liên quân Việt Mỹ bao vây tại vùng rừng Tây Ninh vì những cánh quân của Quân đoàn III tiến quá nhanh, cục R chậm chân kẹt lại bị CIA phát hiện do việc họ đánh điện cầu cứu Hà Nội. MACV phối hợp Ðệ 2 Quân đoàn tiền phương Hoa Kỳ (US II Field Forces) cùng Quân đoàn 3 VNCH được tăng cường một lữ đoàn Dù, Liên đoàn 5, 6 Biệt động quân tung quân bao vây, Cục R chỉ còn một trung đoàn bảo vệ, cá nằm trong rọ chờ lên thớt. Khi Liên quân Việt Mỹ siết chặt vòng vây, Lữ đoàn Dù thọc mũi tấn công khuấy động, một liên đoàn Biệt Ðộng Quân lãnh nhiệm vụ án ngữ biên giới Cam Bốt thì bất ngờ nhận được lệnh Trung Tướng Ðỗ Cao Trí cho lệnh rút về chi khu Phước Thành, Tây Ninh nghỉ dưỡng quân thì tối hôm đó bị trung đoàn bảo vệ Cục R đánh úp để che chở cho toàn bộ Trung ương Cục chạy trối chết qua Cam Bốt về hướng đồn điền Snoul.
Sau đó CIA tức giận nghĩ rằng Ðỗ Cao Trí là người của Cộng sản nên ra tay tiêu diệt, những chuyện này do chính Ðặc sứ Komer (hàm Ðại sứ) kể lại, ông đặc trách Bình định phát triển MACV.”

Khởi đầu từ 8 tháng 9 năm 1974, linh mục Trần Hữu Thanh Chủ tịch Phong trào Nhân dân chống tham nhũng cho phổ biến bản cáo trạng số 1 tố cáo ông Thiệu tham nhũng và yêu cầu từ chức. Tướng Thiệu bị tố tham nhũng nhiều vụ như nhà cửa, đất đai, đầu cơ phân bón, gạo miền Trung, buôn bán bạch phiến.. . phong trào lôi cuốn các nhóm khác như sinh viên, ký giả, chính khách.. Ðầu tháng 2 năm 1975, phong trào phổ biến cáo trạng số 2 tố cáo ông Thiệu nhiều tội và hô hào lật đổ bằng võ lực khiến ông ta phải dùng biện pháp mạnh cho bắt giam nhiều nhà chính khách, đảng phái.
Người dân trong nước đã quá chán ghét chính quyền thối nát, dĩ nhiên người Mỹ phải chán nản hơn thế nữa, tiền của họ đổ vào từ bao lâu nay y như gió lùa vào nhà trống, cựu đại sứ Bùi Diễm nói:

“Một quốc hội quá chán ngán chiến tranh và mệt mỏi vì đã yểm trợ một đồng minh có quá nhiều khuyết điểm và thối nát”
Nhà bào Trần Văn Ân, Tướng Trưởng, Phạm Huấn, chính khách, ký giả… đều cho rằng đất nước đã được giao phó vào tay lãnh đạo tồi. Trần Việt Ðại Hưng cũng như nhiều nhà báo khác cho rằng Thiệu, Kỳ không phải là những nhà lãnh đạo mà chỉ là những anh cai thầu chiến tranh, hễ có tiền thì đánh, không tiền thì chạy. Trong tám, chín năm cầm quyền, ta không thấy chính phủ Thiệu có một kế hoạch gì về chính trị, kinh tế cũng như quân sự mà chỉ trông chờ vào Mỹ, ông Nguyễn Tiến Hưng cho rằng ta đã hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ từ quốc phòng, ăn ở, giao thông, vận chuyển…

Ðương đầu với một kẻ thù nguy hiểm, công chức quân nhân không được học tập về đường lối, lý tưởng chủ nghĩa quốc gia.. hoặc có chăng chỉ là hình thức. Tổ chức hoạt động tuyên truyền của chính phủ rất yếu kém, không lôi cuốn được sự ủng hộ của nhân dân trong khi kẻ địch thường xuyên tuyên truyền nhồi sọ cán binh, nhân dân, bộ đội để lái họ theo đường hướng chúng đã vạch ra. Bộ Thông tin, tuyên truyền của ta không giáo dục, tuyên truyền cho người dân, quân nhân, công chức một lý tưởng Quốc gia, lý tưởng Tự Do Dân chủ để quân dân ta có một tinh thần vững mạnh mà chỉ là chính sách tự vệ, gặp Việt Cộng ở đâu thì đánh đấy.

Ông Nguyễn Ðức Phương cho rằng người dân không tích cực yểm trợ cho công cuộc chiến đấu:

“Cuộc chiến tranh quá dài đã khiến mọi người mệt mỏi, giao khoán hoàn toàn việc bảo vệ đất nước cho quân đội. Phần lớn thanh niên không thiết tha, đôi khi còn trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong thời chiến. Tất cả những mục nát của chính quyến, thờ ơ của dân chúng và sự ung thối của xã hội miền nam đã cấu thành yếu tố tự hủy”

(CTVNTT, trang 806)

Một điều không thể chối cãi được là người Quốc Gia luôn luôn chia rẽ khiến cho CS đã thừa cơ nước đục thả câu. Ngay từ những năm 1945, 46.. các đảng phái Quốc Gia đã chia rẽ nhau khiến cho CS lợi dụng thời cơ tuyên truyền lôi cuốn quần chúng để rồi cướp được chính quyền. Ông Ngô Ðình Diệm chấp chánh ngày 7-7-1954, so với các Thủ Tướng tiền nhiệm như Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn tâm, Bửu Lộc… ông Diệm là người có bản lãnh cao nhất, dám chơi bạo hất cẳng Pháp để đi theo Mỹ. Ðụng chạmvới Bảo Ðại thân Pháp, tháng 4-1955, ông Diệm được triệu hồi sang Pháp để Quốc trưởng cất chức. Các đảng phái Quốc gia, nhân sĩ.. đều nhiệt tình ủng hộ Thủ tướng Diệm, đả đảo và truất phế ông vua vong bản Bảo Ðại. Năm 1956 ông Diệm Trưng Cầu dân ý lên làm Tổng thống rồi từ từ xung đột với các đảng phái, nhân sĩ Quốc gia. Những người Quốc gia trước đây ủng hộ ông nay quay lại chống ông. Chính phủ cũng chống đối đàn áp những người đối lập ra mặt.

Sau ngày đảo chính 1-11-1963, miền Nam lại lâm vào tình trạng chia rẽ trầm trọng gấp bội lần hơn trước. Các Tôn giáo, Tướng lãnh tranh giành quyền hành biến miền Nam thành một đất nước vô chính phủ. Phật Giáo, Công giáo chia rẽ đả kích nhau trên báo chí, rồi lại có phe chủ trương chia rẽ Bắc Nam để hòng thủ lợi. Năm 1966 chính quyền quân nhân đã tạm ổn định được tình hình lại bị phong trào Phật Giáo miền Trung chống đối dữ dội, phong trào đã gây tình trạng sáo trộn nhiễu nhương khiến cho nhân tâm sao xuyến, kẻ thù thừa cơ len lỏi phá hoại cơ cấu Quốc gia.

Cho đến gần giờ thứ hai mươi lăm, cuối 1974 và đầu 1975, những cuộc biểu tình chống chính phủ của Linh mục Trần Hữu Thanh, đảng phái, chính khách… khiến cho các binh sĩ ngoài tiền tuyến mất tinh thần chán nản và ảnh hưởng tai hại đến sự sống còn của đất nước.

(Lichsuvn.info; ttvnol.comtranluc.net....)

Minh họa: Người dân di tản khỏi chiến trường X
uân Lộc tháng 4/1975.

Kawabata (1899-1972 - Giải Nobel Văn Chương 1968) - Vài đoạn trích



Thói quen cầu khẩn người chết thật là khó chịu. Tuy nhiên niềm tin rằng hiện hữu vẫn tồn tại, ở đời sau, như trong đời này, còn đáng buồn hơn nữa - Vũ nữ Izu.

Trong một thời đại mà những trường hợp loạn thần kinh ngày càng nhiều thêm một cách ngoạn mục, năng lượng của kẻ điên có vẻ như đã vượt xa năng lượng của người trí thức. Để duy trì tư thế của mình, tôi nghĩ có lẽ ít nhất tôi cũng phải trở thành điên như họ - Thư gửi Mishima

Gần đây, tôi khám phá ra là các kinh điển Phật Giáo đều là những ca khúc bi thương. Điều ấy đem lại cho tôi một niềm an ủi lớn lao vô tả. Vì thế, khi khấn cầu người quá cố, tôi muôn vàn lần muốn vái lạy cây mận đỏ kia (...) hơn là nghĩ đến người trong hình dạng xưa cũ - Vũ nữ Izu.

Vì sao mà bộ ngực của phụ nữ, trường hợp duy nhất trong các sinh vật, lại có thể đạt được đến vẻ đẹp như thế ? Nét mỹ miều của bộ ngực phụ nữ phải chăng chính là minh chứng cho vinh quang rực rỡ nhất của sự tiến hóa của loài người ? Người đẹp say ngủ.

Đâu là ý nghĩa của việc con người không thể nhìn thấy gương mặt của chính mình ? (...) Gương mặt, yếu tố đặc thù nhất của cá nhân, lại chỉ dành cho người khác quan sát. Tình yêu có tương tự như thế hay không ? Vũ nữ Izu.

Chết là vĩnh viễn chối từ mọi thông hiểu của tha nhân - Ngàn cánh hạc.

Đức Phật dạy thoát khỏi luân hồi để đi vào Chân Như Niết Bàn. Khi còn lang thang trong các cõi tái sinh thì linh hồn còn lầm than khốn khổ. Tôi nghĩ không có huyền thoại nào mang những mộng mơ phong phú như huyền thoại luân hồi. Phải chăng đó chính là thi phẩm bi thương tuyệt mỹ nhất mà con người đã sáng tác nên ? Vũ nữ Izu.

Đời sống vợ chồng là vũng lầy kinh tởm trong đó những hành vi xấu xa của mỗi người rốt cuộc sẽ được vùi xâu - Tiếng rền của núi.

Có lẽ niềm tin vào linh hồn bất tử diễn đạt sự gắn bó sâu xa với cuộc sống, với người quá cố. Tuy nhiên, tin rằng sau khi chết, chúng ta có thể mang theo cá tính cùng với những yêu ghét của mình sang một dời sống khác, thật là một tập quán đáng buồn và vô nghĩa. (...) Thay vì sống trong cảnh giới mờ tối của linh hồn, sau khi từ trần, tôi muốn chọn trở thành một con bồ câu trắng, hay một cành hoa. Ngay trong hiện tại,  một quan điểm như thế cho phép làm triển nở những mến yêu đa dạng và tự do hơn biết bao - Vũ nữ Izu.

Truyền thống, lẫn lộn với duy trì ổn định, có lẽ chỉ làm tê dại ý thức tội ác - Người đẹp say ngủ.

Đi vào thế giới của chư Phật thật dễ, nhưng đi vào thế giới của Quỷ dữ thì vô cùng khó - câu nói ấy của thiền sư Ikkhu, đánh động vào tận cùng con người tôi. Tất cả các nghệ sĩ hướng đến Chân Thiện Mỹ như mục đích của mình, đều không tránh khỏi bị ám ảnh bởi ước mong phá được cửa vào thế giới của quỷ dữ. Và, một cách công khai hay thầm kín, ý tưởng ấy luôn phân vân giữa sợ hãi và khẩn cầu.

Kawabata (1899-1972 - Giải Nobel Văn Chương 1968)

CUỘC SỐNG NHƯ MỘT VÁN CỜ!

CUỘC SỐNG NHƯ MỘT VÁN CỜ!


Trong ván cờ nào cũng sẽ có những sự hy sinh, và những sự hy sinh ấy đều có mục đích. Vấn đề là sự hy sinh ấy được quyết định bởi một tay biết chơi cờ hay một tay không biết chơi cờ, và cái mục đích của nó có đáng hay không thôi. Nếu nó đáng, thì đằng sau một sự hy sinh là một mất mát và một thành quả, còn nếu nó không đáng thì sau sự hy sinh đó chỉ là một mất mát...
.....
Con Hậu bực bội nói với con Vua: "Này, tại sao tôi là người có quyền
lực cao nhất ở đây, nhưng lũ quan lính kia lại cứ lăng xăng bảo vệ ông mà không thèm bảo vệ tôi thế hở?".

Vua trả lời: "Trời ạ, khổ bà quá, bà vừa phải thôi, thì bà cũng thấy rồi đó, bà là người có quyền lực nhất ở đây chứ có phải tôi đâu? Bà gần như muốn đi đâu thì đi, trong khi tôi mỗi lần chỉ được nhích có một bước. Mà đường đường mang danh nhà vua, không có quyền lực thì ít nhất cũng phải được bảo vệ chứ! Mất tôi rồi thì coi như rắn mất đầu, trò chơi kết thúc mà!".

Nghe thấy Vua và Hoàng hậu nói chuyện thế, con xe cũng quay sang con tượng: "Ờ, mà phải rồi, nghe hoàng hậu nói thế, tui cũng nghĩ sao tui với ông không hơn nhau cấp bậc là mấy, mà sao ông được đi đường xéo, còn tui chỉ được đi đường thẳng vậy? Thật không công bằng, tui khoái đi đường xéo hơn!".

Tượng nhếch mắt: "Cũng không công bằng cho tui vậy! Tui thì cũng chỉ đi đường xéo được thôi, có đi được đường thẳng đâu, hay ho gì? Ông cứ làm như tui đi được như Hoàng Hậu không bằng!".

Tới Mã khịt mũi: "Tụi bay thôi đi. Tụi bay được đi đàng hoàng vậy là sướng lắm rồi. Như tao lúc nào cũng phải canh đúng chữ L mà đi. Mệt thấy mồ, sao không tội nghiệp tao?".

Xe và tượng cùng nhau lườm bọn Mã: "Mày là cái đứa duy nhất được nhảy qua đầu người ta, kể cả tụi tao, còn đòi gì nữa! Đúng là không biết điều!"

Một con Tốt chịu hết nổi lên tiếng: "Mấy chú bác im đi cho các con nhờ. Bọn tui mới là những đứa thiệt thòi nhất đây nè! Đi thì cũng chỉ đi được có một hai bước về phía trước, đã vậy nhưng còn chả được ăn cái đứa đứng ngay trước mặt mình! Tức chết được! Mấy người thì cứ thay nhau mà được ăn quân địch, còn bọn tui thì cứ thay nhau bị đem ra làm vật hy sinh cho quân địch ăn. Đúng là thật không công bằng cho tụi này tí nào!"

Mấy con Tốt kia nghe vậy đều đồng tình: "Phải đó, phải đó!". Bọn kia bắt đầu cãi lại: "Tụi này cũng bị hy sinh vậy! Mà mấy con Tốt của tụi bay là đông nhất rồi còn gì nữa! Đông nhất mà giá trị thấp nhất thì bị đem ra hy sinh trước là phải rồi!" Thế là cả đám quân cờ nhốn nháo, cãi vã lộn xộn cả lên.

Cái bàn cờ nãy giờ nhẫn nhịn lắng nghe bọn quân cờ cãi nhau trên... mặt của mình, bây giờ ngáp một cái chán chường, rồi thở dài lên tiếng:

- Đúng là một lũ ngốc nghếch! Mỗi đứa tụi bây đều có một đặc tính riêng. Không ai trong tụi bây hoàn hảo hết, nhưng nếu chỉ cần thiếu một đứa thôi thì cái bàn cờ này sẽ không hoàn thiện! Tụi bây sinh ra là để đi những bước riêng của mình, để biết tận dụng thế mạnh của mình trongmỗi ván cờ, chứ không phải để ghen tỵ với cái lợi của người khác mà không thấy được cái tốt của chính mình.

Trong ván cờ nào cũng sẽ có những sự hy sinh, và những sự hy sinh ấy đều có mục đích. Vấn đề là sự hy sinh ấy được quyết định bởi một taybiết chơi cờ hay một tay không biết chơi cờ, và cái mục đích của nó có đáng hay không thôi. Nếu nó đáng, thì đằng sau một sự hy sinh là một mất mát và một thành quả, còn nếu nó không đáng thì sau sự hy sinh đó chỉ là một mất mát.

Một tay cờ giỏi thì biết cái gì đáng giá để giữ lại và cái gì đáng phải hy sinh để đạt được một cái khác đáng hơn. Một tay cờ tồi thì đánh mất những quân cờ giá trị của mình mà không hề hay biết, bởi quá bận rộn nhắm đuổi con Vua của đối phương. Mất và được, đó là quy luật của trò chơi. Nhưng mỗi tụi bây đều là một phần của một bàn cờ hoàn chỉnh, và những bước đi của tụi bây đều là một phần của những ván cờ thú vị. Đó là sự hoàn hảo của cái không hoàn hảo.

Bàn vừa nói xong, bỗng nhiên cả đám nghe Vua gằn giọng, với bộ mặt... của một người mới ngủ dậy: "Cãi xong chưa? Tụi nó chiếu tướng tao rồi kìa! Sướng nhá!"...

Ngẫm lại cuộc sống vốn như 1 ván cờ.

Source: Sưu tầm

https://www.facebook.com/notes/hub-book-coffee/cu%E1%BB%99c-s%E1%BB%91ng-nh%C6%B0-m%E1%BB%99t-v%C3%A1n-c%E1%BB%9D/413001795440229


Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

SOMEWHERE MY LOVE-NÀNG LARA BỊ CẤM

SOMEWHERE MY LOVE-NÀNG LARA BỊ CẤM
(Có ai nghe một bài hát trong vòng 3 tiếng đồng hồ chưa nhỉ...?)
Chắc chắn có những bài hát vì lý do gì đó bị cấm, còn các giai điệu bị cấm thì ít hơn nhiều. Chúng đều có số phận hết sức éo le, và khó biết nhất là khi nào, tại sao, vì ai mà cấm; lại càng khó biết bao giờ thì hết cấm? Một giai điệu mượt mà, vào loại đẹp nhất mà tôi từng biết, chắc tất cả mọi người đã từng nghe, nhưng hỏi là bài gì thì khá khó để trả lời, có thể vì số phận của nó chăng:
https://www.youtube.com/watch?v=3RGWE6zJKXk
Hồi bé tý, tôi được bố “dẫn độ” đến nhà ông bạn cùng lớp là bác Nguyễn Văn Thương (mà bọn học trò láo nháo sau này cứ gọi là “cụ Thương” ) để hỏi xem cho học đàn gì. Bác ấy hỏi mấy câu, rồi phán tôi đi học violin cho thuận tiện, mà muốn học violin thì hãy phải học thêm hoặc kèn harmonica hoặc đàn măng-đô-lin để học xướng âm luôn. Thế là bố tôi bắt đầu dậy tôi đánh măng-đô-lin bằng cái đàn đã theo ông nhiều chục năm rồi. Đánh đàn đó không khó, nên cũng chả bao lâu sau bố tôi chơi cho tôi nghe để mà bắt chước chơi lại một giai điệu mà theo bố tôi là rất hay và hợp với đàn dây (tất nhiên làm sao mà so được với các nghệ sỹ trong clip sau):
https://www.youtube.com/watch?v=bWh3aAodUJk
Sau này tôi mới được nghe giai điệu này, nếu chỉ chơi với một guitar thôi thì cũng tuyệt hay, ví dụ Chet Atkin chơi rất độc đáo:https://www.youtube.com/watch?v=9atBB0dm3ug
Rất tò mò về bản nhạc mà không có lời này, vì nó đâu phải nhạc cổ điển, nhưng bố tôi giải thích đó là nhạc phim “Bác sỹ Zhivago”-một phim Mỹ mà Liên Xô cấm, mà Liên Xô còn cấm thì tất nhiên ở Việt Nam coi như không được phổ biến rồi. Lời cũng có nhưng bố tôi không biết, còn nhạc thì rất nổi tiếng ở nước ngoài, và bố tôi đã được nghe khi đi công tác rồi nhớ được thôi, vì giai điệu này rất hay tuy đơn giản. Nhưng tôi tò mò hơn về việc bị cấm vì sao, thì bố tôi chỉ bảo đó là câu chuyện về số phận anh bác sỹ ở Liên Xô, tôi còn bé quá nên lớn lên thì may ra mới biết được, nhưng “câu chuyện này ở Việt Nam có hàng nghìn chuyện”-đấy là câu nói cứ ám ảnh trí óc của đứa bé là tôi suốt đến tận bây giờ. Còn sao cấm mà vẫn chơi được thì đơn giản thôi, bố tôi bảo có ai biết bài ấy là bài gì đâu mà ngại!
Sau thống nhất thì miền Bắc tràn ngập văn hóa phẩm từ miền Nam mang ra, nhà mình cũng có rất nhiều đĩa, băng cối, cassette...thì hình như chỉ có một ca sỹ hát bài này-Thanh Lan với lời Việt của nhạc sỹ Phạm Duy với tên gọi “Người tình Lara”: https://www.youtube.com/watch?v=CjFTQl5yGbw
Tôi còn bé nhưng đã rất thần tượng Thanh Lan thời đó, nhất là với những bài “nhạc trẻ” tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh, tuy vậy ngoài chuyện giai điệu mình đã biết, thì không thấy có gì nổi bật ở version này. Nhưng khi nghe đĩa nhạc không lời của Paul Mauriat thì thấy giai điệu này tuyệt vời thật (và mới biết nó có tên gọi là “Lara`s Theme”):https://www.youtube.com/watch?v=InOvVyl_TVg
Sang tới Liên Xô, dù có để ý tìm, tôi chả thể kiếm được sách, được thơ nào của Boris Pasternak, và tất nhiên chẳng thể đọc được “Bác sỹ Zhivago”. Thế nên cũng dễ hiểu tôi chẳng bao giờ được nghe giai điệu đã từng chơi từ bé đó, ngoại trừ nghe nhạc không lời Richard Claydeman:
https://www.youtube.com/watch?v=rV3Xu1totlM
Mãi đến 1988, khi tình hình đã sắp đi đến hồi kết thúc của khối XHCN thì khán giả Xô viết mới được chính thức nghe bài hát tuyệt vời này qua sự trình diễn bởi “con họa mi Tiệp Khắc” Karel Gott hát đầu tiên (bằng tiếng Đức): https://www.youtube.com/watch?v=ebaG5nfIzFY
Sau đó tôi được đọc “Bác sỹ Zhivago”-bắt đầu được xuất bản lần đầu tại Liên Xô, được xem phim “Bác sỹ Zhivago” qua đầu video...Phải thú nhận rằng có thể trình độ cảm nhận qua tiếng Nga của tôi không đủ để thấm thía hết cái hay của tác phẩm văn học, nhất là các bài thơ, nên tôi thích bộ phim hơn nhiều, tuy rằng sau này đa số các nhà phê bình chê ỏng eo tác phẩm Hollywood đó “thua xa cuốn truyện gốc”.
Xin tóm lược lại những thông tin chính, vì chắc rất nhiều người đã đọc, đã xem rồi (còn ai chưa xem phim thì tôi rất khuyên nên xem bộ phim kinh điển đó!):
Boris Pasternak (1890-1960) là người Do Thái, sinh ra trong gia đình văn nghệ sỹ và đã nổi tiếng thần đồng thơ khá sớm. Ông học văn-sử-triết ở Tổng hợp Moscow, và sau cách mạng gia đình ông được sang Đức định cư, nhưng ông ở lại Nga và lấy vợ. Những năm 20-30 ông viết nhiều thơ, văn xuôi, dịch rất nhiều thơ từ tiếng Gruzia sang tiếng Nga, thế nên ông đã là thành viên hội nhà văn Nga từ khóa đầu và có thể coi là nhà thơ rất được ưu ái của Xtalin (người gốc Gruzia). Nhưng chính quyền bắt đầu ghẻ lạnh ông từ 1936, khi ông tích cực lên tiếng bênh vực, giúp đỡ những nhà thơ, nhà văn chủ yếu là người Gruzia bị cính quyền Xô Viết cho đi tập trung cải tạo, thậm chí đàn áp tàn khốc. Ông giảm bớt làm thơ và bắt tay viết tiểu thuyết “Bác sỹ Zhivago” mười năm liền (1940-1950).
Nội dung bộ phim sau này (hơi khác với cuốn truyện) nói về cuộc đời của tầng lớp trí thức trải qua bao thăng trầm, từ trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất và đến mãi sau cách mạng Tháng Mười ở đất nước Xô viết, với biết bao khổ nhục, đè nén, ly tán, đày đọa, tha phương...Qua đó có thể thấy chính hình bóng cuộc đời của tác giả, của những người quen của Pasternak, nhất là những người Do Thái. Hình ảnh và chủ đề xuyên suốt cuốn truyện (bộ phim) là cậu bé Jury Zhivago thừa hưởng được từ mẹ một cây đàn balalaika, lớn lên cuộc tình của anh với Lara trải qua trăm đắng ngàn cay, nhiều lần tan vỡ rồi định mệnh lại đưa họ đến với nhau rồi lại thủ thách họ khắc nghiệt hơn, mặc dù anh là bác sỹ và là nhà thơ nổi tiếng nhưng thơ của anh lại bị chính quyền coi là có vấn đề về tư tưởng. Khi họ đều đã chết đau thương được mười mấy năm thì người em họ của Zhivago nay đã là tướng Hồng quân và biết rằng hiện nay đánh giá của chính quyền về những tác phẩm của Jury Zhivago cũng đã khác xưa, mới thấy một cô bé rất giống Jury, bèn tra hỏi xem có phải là con của bác sỹ Zhivago không, nhưng cô bé ít tuổi nhưng đã rất từng trải này chối thẳng thừng, khi cô bé ra về thì thấy trên lưng vẫn đeo theo cây đàn balalaika của người bà để lại từ những năm xưa...
Truyện rất hay (nhưng đúng như bố tôi đã nói, với lịch sử đau thương bộn bề của đất nước ta thì “câu chuyện này ở Việt Nam thì có hàng nghìn” là vậy!) và tất nhiên nó đừng hòng được xuất bản ở CCCP, mặc dù lúc đó đã giữa những năm 50 “xét lại” của Khrusev. Nó được xuất bản đầu tiên ở Ý, rồi Anh, Hà Lan, Mỹ..CIA thấy ngay được giá trị tuyên truyền của tác phẩm vĩ đại này, nên đã in phát không cho các công dân CCCP ra nước ngoài, cũng như cấp tập vận động để Pasternak được trao giải Nobel văn học-phải nói về tài năng thì ông rất xứng đáng vì là một trong những thi sỹ hàng đầu của thế kỷ 20 và trước đó, từ 1946-1950 đã liên tục được đề xuất nhận giải. Tất cả những điều này đều được đồn đoán từ lâu nhưng mới chính thức được “bạch hóa” 99 tài liệu của CIA liên quan đến Pasternak và tác phẩm, vào đầu năm 2015 này. Và rất nhanh chóng năm 1958 ông được chọn để trao giải Nobel văn học “vì các tác phẩm thơ và cuốn truyện Bac sỹ Zhivago”. Tất nhiên đó là một đòn đánh mạnh vào hệ tư tưởng Xô viết, thế nên Pasternak bị một trận rủa xả không tiền khoáng hậu, hầu như tất cả các nhà văn, nhà phê bình lớn nhỏ của Liên Xô cũ đều tham gia theo phương châm “tôi chưa đọc (làm gì có xuất bản đâu mà đọc)-nhưng tôi lên án!”. Không thể chịu được sức ép tinh thần ấy, Pasternak đã từ chối nhận giải, rồi mất ngay sau đấy năm 1960. Bà vợ hai của nhà văn còn bị dựng chứng cớ ngụy tạo, cho đi đày 4 năm rồi mới được tha, và chỉ sau 30 năm giải Nobel văn chương ấy mới được trao lại cho con trai của ông...
Cuốn tiểu thuyết này rất ăn khách ở thế giới tư bản lúc ấy, vào thời đối đầu Nga-Mỹ, Gagarin bay lên vũ trụ, giải Nobel...Và cũng dễ hiểu là năm 1963 MGM-hãng phim lớn của Hollywood sắp phá sản đến nơi liều đánh canh bạc chót, mua bản quyền câu chuyện, và chuẩn bị làm phim “Bác sỹ Zhivago” trong tổng cộng chỉ 10 tháng quay phim. Bộ phim được coi là “cuốn theo chiều gió ở trong băng tuyết” này với đạo diễn nổi tiếng David Lean tất nhiên không được quay ở CCCP mà đoàn làm phim phải đến quay ở Phần Lan và Canada cho giống cảnh Nga, với dàn diễn viên gạo cội nhưng nhân vật chính-bác sỹ Zhivago- lại do một anh chàng mới toe-Omar Sharif (diễn viên hạng hai, gốc Ai Cập, da ngăm ngăm, không có tí khí chất Nga nào!)-đóng và làm nên tên tuổi lẫy lừng. Vì quay quá gấp nên rất nhiều cảnh mùa đông hóa ra lại phải quay đúng lúc mùa hè, có những khi phải mặc áo lông thú để quay lúc nhiệt độ lên đến 47 độ C! Năm ấy mùa đông cũng không có tuyết, cảnh tuyết tuyệt đẹp hóa ra toàn bột đá hoa cương. Cảnh phim đối với tôi ấn tượng nhất là khi cả tòa lâu đài băng giá, các cửa sổ băng đóng dày...hóa ra lại quay đúng mùa hè, phải dùng nến đính lên cửa sổ như bông tuyết...
Bộ phim ra mắt và đạt được kết quả đáng kinh ngạc, bất chấp mọi sự chê bai của các nhà phê bình là “bộ phim thua xa cuốn tiểu thuyết” hay “các nhân vật đều rất bi quan”, 5 Oscar, 5 Quả cầu vàng, trở thành một trong 10 phim ăn khách nhất trong lịch sử Hollywood, cứu được hãng MGM khỏi sập tiệm (doanh số chỉ thua “Cuốn theo chiều gió” đối với hãng này), và chàng diễn viên ăn may Omar Sharif vì ký kết ăn theo doanh số nên kiếm được 10 triệu USD-cát xê kỷ lục của mọi thời đại, nếu quy đổi theo thời giá! Nhưng còn hơn cả cuốn phim, âm nhạc của nó đã lan tỏa khắp thế giới...
Đạo diễn nổi danh David Lean chiếu mấy cảnh quay cho nhạc sỹ Maurice Jarre (Pháp, thiên tài chỉ huy và viết nhạc phim của thế kỷ 20) chỉ trước khi đóng máy 6 tuần, nên thời gian viết và trình diễn nhạc không nhiều. Vì nội dung phim chỉ xảy ra trên đất Nga (phim màu đầu tiên của “tư bản” làm về Nga hoàn toàn) nên ngoài khá nhiều nhạc cổ điển của các nhạc sỹ Nga ra thì Jarre đã viết chủ đề xuyên suốt và được đạo diễn đồng ý ngay, đó là “Lara`s Theme” theo tên gọi của nữ nhân vật chính, được chơi bởi dàn nhạc lớn nhất có tới 110 nhạc công và hợp xướng 40 người - kỷ lục cho mọi bản nhạc phim. Chưa hết Jarre muốn có một đoạn nhạc phải chơi đúng bằng balalaika-nhạc cụ dân tộc của Nga- nên ông phải đi đến nhà thờ theo giáo phái Nga tại Mỹ để mời bằng được mấy Nga kiều chơi loại đàn này về đánh cùng dàn nhạc. Bởi họ đâu có biết đọc nốt nên ông đã phải dạy “vo” để họ chơi đúng giai điệu đó-cũng là cách như bố tôi dạy tôi hồi bé...
Giai điệu mượt mà này có thể chơi chỉ bằng một nhạc cụ- pianist Danny Wright chơi vô cùng truyền cảm: https://www.youtube.com/watch?v=pAWMkrKi090
Giải Oscar cho nhạc phim vẫn chỉ là khúc dạo đầu cho “Lara`s Theme”. Sang năm 1966 tác giả lời Paul Webster viết lời ca cho giai điệu tuyệt đẹp này, là bài hát “Somewhere My Love” và được Ray Conniff cùng ban nhạc của ông trình diễn-bài hát được giải “Grammy” này sẽ gắn với Ray đến suốt cuộc đời:
Ray Conniff & The Singer (Lyrics):
https://www.youtube.com/watch?v=z7GGJUHpUt0
Đây là bài hát yêu thích nhất mà ông hay trình diễn:https://www.youtube.com/watch?v=JJdUNjxverA
Ray Conniff biểu diễn tại Brazil trên sân vận động:https://www.youtube.com/watch?v=IYMSRxRNlu0
Sau này hàng chục năm bài hát Lara này vẫn gắn với tên tuổi của ông...
Ca khúc trên nền nhạc valse nhẹ nhàng, lời đơn giản mà rất hay này được rất nhiều ca sỹ nổi tiếng cover lại, nhưng theo tôi hát hay nhất vẫn do Andy Williams hát (ca sỹ hát Love Story sau này)
https://www.youtube.com/watch?v=DrZa7R5_qHY
và Andy hát live: https://www.youtube.com/watch?v=nABq0DrAAYI
Sang năm 1967, khắp châu Âu, châu Mỹ vang lên bài hát này, trong khi đó tất nhiên ở CCCP và Việt Nam thì không hề có giai điệu, lời ca của Lara:
Tại Đức do Al Martino hát trên TV: https://www.youtube.com/watch?v=iYDSi3YHcOA
Bản tiếng Pháp đầu tiên: https://www.youtube.com/watch?v=zAD0WSdcjyI
Tất nhiên không thể thiếu ca sỹ jazz Frank Sinatra mặc dù cảm nhận của tôi có thể không hợp với cách hát của ông trong bài này:https://www.youtube.com/watch?v=YeJeKcMavUY
Hát tình cảm nhất chắc là Daniel O'Donnell :https://www.youtube.com/watch?v=RuhYjf4lb4o
Jerry Vale và clip rất đẹp từ những cảnh quay trong phim, ấn tượng nhất đối với tôi vẫn là cảnh xe ngựa và tòa lâu đài băng giá:https://www.youtube.com/watch?v=OhVQVyZX9_g
“Somewher My Love –There will the songs to sing...” –bài hát vô cùng nhẹ nhàng, đầy cảm xúc đau thương nhưng cũng tràn trề hy vọng vào những mùa xuân mới, những hội ngộ của duyên số... Sau này có Ngọc Lan hát:https://www.youtube.com/watch?v=RvXO4hwm1t0
Có thể tiếng Việt làm cho khó thể hiện tình cảm sâu sắc qua nét nhạc valse mượt mà này chăng? Hay là tuy Ngọc Lan đã hát hay hơn Thanh Lan trước kia, nhưng đều chưa cảm thấy được hết nỗi thống khổ của những cuộc tha hương trong mùa đông băng giá Siberi? nhưng quả là hai thần tượng của tôi hát bài này chưa đủ ấn tượng...Phụ nữ hát bài này khá ít, hay nhất chắc là Connie Francis (ca sỹ Mỹ gốc Ý, hát cả bằng tiếng Ý bài này): https://www.youtube.com/watch?v=7GtpugluWFw
Rất nhiều ca sỹ opera lớn đã hát lại, ví dụ Kate Shmith, Placido Domingo, Kristy Lane:
https://www.youtube.com/watch?v=i0z7W0Oey7o
https://www.youtube.com/watch?v=1knzyYvFdfI
Khoa học kỹ thuật nay cho phép cả một giai điệu “Lara`s Theme” bây giờ có thể chơi chỉ bằng một người, trên một “cỗ máy” đúng hơn là một cây đàn:
https://www.youtube.com/watch?v=AU6d-PGc9Fo
Nhưng cỗ máy dù tối tân đến đâu cũng không thể bì được với dàn nhạc của André Rieu: https://www.youtube.com/watch?v=W9I4D0D2qgE
Hoặc xin thưởng thức clip tuyệt đẹp và nhạc không lời rất lắng đọng của David Davidson: https://www.youtube.com/watch?v=5V8R07t2ln8
Phải nói là cũng như ở bộ phim “Love Story” sau này, ở phim “Bác sỹ Zhivago” âm nhạc đã có một sức sống còn vượt qua cả cuốn phim nay đã bắt đầu bị lãng quên dần. Ngày nay “bài hát dành cho Lara” ở ta đã từ lâu không còn bị cấm nữa (nếu đúng là có một danh sách nhạc phẩm bị cấm như vậy), nhưng quả thật giai điệu này đã bị thiệt thòi quá nhiều. Ngay cả tôi có lẽ cũng chẳng nhớ đến nó, nếu một hôm không lôi đĩa Karaoke tiếng Anh ra nghịch, trong đó có bài “Somewhere My Love” này. Khi tôi bảo với bố tôi, đây chính là “bài hát Bác sỹ Zhivago” mà ngày xưa bố đã dạy con chơi măng-đô-lin, thì lạ chưa, bố tôi lục trong kho ra đúng cái đàn mà cách đây gần nửa thế kỷ ông đã dạy tôi chơi. Tôi thử nhưng chẳng còn đánh được chút nào, trong khi đó ông vẫn chơi được đúng theo giai điệu của “Zhivago”, và lần đầu tiên có lời để bố tôi vừa đàn vừa hát “Somewhere My Love...God Speed My Love Till You Are Mine Again”. Cả cuộc đời tôi như hiện lại trong tiếng hát già nua của bố, với tôi đó chính là bản cover hay nhất của “Somewhere My Love”.
P.S. Tôi xin tặng phần bài viết này cho người bạn FB đã hỏi tôi “sao cứ ăn mày dĩ vãng để làm gì”. Một người mẹ Ý trong một buổi đông lạnh, khi sắp sinh đứa bé mà biết trước là con gái đã không thể nghĩ ra cái tên nào cho con mình, nên đã chọn tên của nhân vật chính trong “Bác sỹ Zhivago” để đặt cho con gái, và thế là ra đời Lara Fabian. 32 năm sau cô ca sỹ nay đã nổi tiếng, đã tổ chức buổi ca nhạc “Mademoiselle Zhivago” tại Moscow, cùng với tác giả Igor Krutoi-những giai điệu và lời ca đẹp đúng theo truyền thống của “Somewhere My Love”: https://www.youtube.com/watch?v=s-qH9_4yYgU
«Dĩ vãng-đó là nơi sinh ra tâm hồn”...

_ Nam Nguyen

Facebook: https://www.facebook.com/namhhn/posts/909631439098794

Trí tuệ của trí thức (talawas)

Trí tuệ của trí thức
Trong thần thoại phương Tây có loài ngựa mang cánh như con Pégase và con Hippogriffe, cả hai thường bay bổng trong không gian; riêng con Pégase còn đi về trên ngọn núi Hélicon, nơi quần tụ của các nữ thần nghệ thuật, các Muses. Giới làm thơ thường mượn hình ảnh loài ngựa này khi nói đến sức phi hành của thi hứng, có lẽ vì đôi cánh tiêu biểu cho sự cất mình lên khỏi các ràng buộc của thiết chế hiện hữu, sự tung mình ra thoát những vòng vây của định kiến có sẵn để sáng tạo, để cách tân, để đi tìm những phương trời mới, những chân lý mới.

Chủ nghĩa cộng sản tác yêu tác quái mấy chục năm trời, đã và đang gây ra không biết bao nhiêu tội ác. Nhưng với quyền lực trong tay, với bạo lực nắm được, với tuyên truyền xảo trá, với thông tin xuyên tạc, cộng sản từng một thời tạo cho mình một thứ hào quang giả mạo, khiến nhiều người lầm lẫn tin theo. Tuy nhiên bên cạnh những người lạc đường lạc lối này, vẫn có nhiều nhân vật trí thức mang đôi cánh của Pégase và Hippogriffe.

Trong thực tế, để tiếp tục sống còn, cộng sản đã phải tự phủ nhận, thậm chí tự phản bội. Ðảng Cộng sản Ðức ngày nay mang tên PDS (Partei des Demokratischen Sozialismus, Ðảng Xã hội Chủ nghĩa Dân chủ) thay tên SED (Sozialistische Einheitspartei Deutschlands, Ðảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Ðức) thời Ulbricht - Honecker. Năm 2005, Đảng Cộng sản Nhật sửa đổi sâu sắc điều lệ đảng, từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê.

Bài viết hôm nay giới thiệu một số trí thức không phải chỉ có cái tiểu thông minh tầm thường để thu nhập kiến thức, kiếm chác văn bằng mà đã đạt đến cái đại trí tuệ xuất chúng để nhận chân được chân lý, giác ngộ được lẽ phải.

Trong hoàn cảnh nước ta bị đặt dưới sự toàn trị của Đảng Cộng sản, một số thanh niên du học nước ngoài đạt được nhiều thành tựu học vấn đã trót nghe theo lời đường mật của lãnh tụ, của bộ máy để về nước phục vụ. Rồi dần dà họ nhận thức rằng mình đã chọn sai chỗ đứng. Tội nghiệp hơn nữa, có người bị hành hạ, đàn áp, bao vây, cô lập đến nỗi không còn nghị lực chống đối, chỉ còn sức tàn chống đói. Chống đói cho bản thân, cho vợ con. Thực là ngậm ngùi xót xa khi nghĩ đến số phần của họ: Rằng tài nên trọng mà tình nên thương.


André Gide (1869-1951) là nhà văn lớn có nhiều ảnh hưởng đến thanh niên trí thức và văn học Pháp trước Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng: Les nourritures terrestres (Món ăn trần thế), L'immoraliste (Kẻ vô luân), La porte étroite (Cửa hẹp), Les caves du Vatican (Những căn hầm ở Va-ti-căng), La symphonie pastorale(Bản giao hưởng đồng quê), Les faux-monnayeurs (Bọn làm bạc giả), Si le grain ne meurt (Nẩy mầm). Một thời gian Gide có cảm tình với chủ nghĩa xã hội, năm 1932 tham dự Hội nghị Hoà bình Thế giới, năm 1936 đi Liên Xô. Chuyến đi Liên Xô có hoài bão phát hiện một thế giới mới, một thế giới ở đấy sự không ngờ có thể ra hoa (où l'inespéré pouvait éclore). Chuyến đi lịch sử được nhiều tín đồ chính trị theo dõi và chờ đợi. Nhưng Gide trở về trong thất vọng não nề. Nghĩa vụ chân lý (loi de vérité) bắt buộc Gide phải nói lên nỗi kinh sợ và sự ghê tởm chủ nghĩa Stalin mà nhà văn đích thân nhìn thấy tận mắt, nghe được tận tai. Gide dũng cảm nói lên sự giác ngộ của mình qua hai tác phẩm cũng rất nổi tiếng: Retour de l'URSS (Từ Liên Xô về) và Retouches à mon Retour de l'URSS (Sửa lại cuốn Từ Liên Xô về) nói rõ thêm chủ đề tư tưởng của cuốn trước. Rồi Gide đoạn tuyệt với lý tưởng cộng sản, với chủ nghĩa xã hội.


George Orwell (1903-1950) là nhà văn Anh sinh tại Ấn Độ, mất tại Luân Đôn. Sang Miến Điện thuộc Anh, gia nhập ngành cảnh sát (1922-1927) nhưng rồi ra khỏi ngành cảnh sát vì đối diện với chính sách đàn áp thực dân; trở về Anh rồi sang Pháp. Viết tiểu thuyết Burmese Days (Những ngày ở Miến Điện) phê phán xã hội, nói lên lập trường chống thực dân. Những ngày thất nghiệp lang thang ở Pháp và Anh được ghi lại trong Down and Out in Paris and London (Cùng đường ở Ba Lê và Luân Đôn). Qua các sách nầy, Orwell không giấu giếm cảm tình với cộng sản. The Road to Wigan Pier (Ðường tới bến tầu Uy-gơn) phản ảnh hoàn cảnh các thành phần xã hội không có công ăn việc làm ở miền Bắc nước Anh; Homage to Catalonia (Suy tôn miền Ca-ta-lô-nhơ) sáng tác khi tham gia chiến tranh Tây Ban Nha; cả hai đều nói lên niềm tin của tác giả vào chủ nghĩa xã hội. Nhưng hai danh tác của George Orwell được biết đến nhiều nhất lại là hai tác phẩm dự tưởng châm biếm chủ nghĩa xã hội và thiên đường Liên Xô: Animal farms(Trại súc vật) và Nineteen Eighty Four (Một nghìn chín trăm tám tư) lấy chất liệu nghề nghiệp qua tư cách thông tín viên đài phát thanh BBC và tạp chí The Observer trong Thế chiến Hai, nhờ đó Orwell có cơ hội và phương tiện tự xét lại lập trường đối với lý thuyết cộng sản để rồi trở thành kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa xã hội và Liên Xô.


Vladimir Vladimirovitsh Maiakovski (1894-1930) đã được chế độ Liên Xô lấy tên đặt cho một thành phố. Hoan nghênh Cách mạng tháng 10, Maiakovski làm thơ, ví dụLevy Marsh (Hành khúc Trái); viết kịch, chẳng hạn Misterija Buff (Diệu pháp - Hề) với những lời lẽ thôi thúc hành động chiến đấu hay vạch đường cách mạng vô sản. Maiakovski đả kích mọi ý tưởng thời đại, tấn công đạo lý, luân thường tư sản; đánh phá tôn giáo và chính trị trong những trường ca Oblako v schtanach (Áng mây mặc quần),Voina i mir (Chiến tranh và thế giới) v.v... Cao điểm sáng tác của Maiakovski là trường ca Vladimir Ilitsch Lenin, một bản khải ca về sự phát triển của phong trào công nhân cho đến khi Lê-nin từ trần, nói lên thái độ ngưỡng mộ vô biên của tác giả đối với vị thượng đế mới. Mojo otkrytije Ameriki (Tôi khám phá ra nước Mỹ) là tác phẩm văn xuôi lên án thế giới tư bản Hoa Kỳ lạc hậu về văn hoá và chính trị. Trường ca Khorosho (Tốt, tốt) viết mười năm sau cách mạng, thể hiện những tình cảm mới về cuộc đời mới. Tác phẩm của Maiakovski được dịch ra năm mươi tám thứ tiếng của các dân tộc ở Liên Xô cũ và ba mươi chín tiếng nước ngoài, nhất là trong phe xã hội chủ nghĩa. Maiakovski được giảng dạy ở các trường phổ thông và trường đại học Việt Nam. "Bác" cũng trích thơ của "đồng chí" Maiakovski nhân dịp nói chuyện tại Ðại hội lần thứ ba của Ðoàn Thanh niên Lao động Việt nam năm 1961. Sáng tác văn học của Maiakovski như vừa trình bầy được các tài liệu trong nước phổ biến. Nhưng tôi chưa được đọc tài liệu tiếng Việt nào nói chi tiết về cái chết của Maiakovski [1] . Thật ra, Maiakovski tự tử bằng cách bắn một phát súng lục vào tim vì các lý do: không thấy những điều kỳ vọng được thực hiện mà chỉ thấy cách mạng tiến bước ì ạch, thở dốc; tính cách bấp bênh của tương lai; rắc rối hành chánh nhất là từ Bộ Văn hoá; thất vọng tình cảm. Như thế, Maiakovski tìm cái chết để tự xử trước toà án lương tri của người trí thức sau khi hoàn tất tác phẩm cuối đời - tất nhiên không được người cộng sản nhắc đến - là (bản dịch tiếng Pháp)Les bains (Tắm gội), bản văn phúng thích chỉa thẳng mũi dùi vào chế độ quan liêu stalinit. Ngày Maiakovski lìa bỏ thiên đường cộng sản là ngày 14 tháng tư năm 1930, lúc đó Maiakovski mới ba mươi sáu tuổi.


Jean Paul Sartre (1905-1980) là nhà văn và nhà triết học hiện sinh Pháp, giải thưởng Nobel 1964 (nhưng Sartre không nhận); thạc sĩ triết học, dạy học, tham gia kháng chiến chống Ðức, sáng lập tạp chí Les temps modernes (Thời thế mới) năm 1945. Bạn đời là nhà văn Simone de Beauvoir. Triết học hiện sinh của Sartre ghép hiện tượng học Ðức của Heidegger và Husserl với chủ nghĩa Marx. Sartre trình bầy nhân sinh quan của mình trong những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng La nausée (Buồn nôn), Les chemins de la liberté (Những con đường của tự do) và tập truyện Le mur (Bức tường). Trong L'être et le néant (Thực thể và hư vô), Sartre giải thích tính vô lý của cuộc đời về mặt lý luận triết học. Các vở kịch Les mouches (Ruồi), Huis clos (Cửa đóng) trình bày số phận cô đơn của con người và suy tư của tác giả về tự do. Les mains sales (Tay bẩn) đề cập đến sự xung đột giữa thực tế và lý tưởng trong chính trị qua hành động của một thanh niên trí thức tham gia Đảng Cộng sản chống phát xít. Từ năm 1952, Sartre xích lại gần Đảng Cộng sản Pháp, ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh Ðông Dương, năm 1953 viết L'affaire Henri Martin (Vụ Hăng-ri Mác-tanh); sau đó tham gia phong trào phản đối sự can thiệp của Hoa Kỳ ở Việt Nam; năm 1966, cộng tác với Toà án Russell. Nhưng cũng năm 1966, Sartre lên tiếng ở Ðại học Sorbonne, đả kích quân đội Nga Xô can thiệp ở Praha. Rồi trí tuệ và lương tri của người trí thức đã khiến Sartre đổi hẳn thái độ đối với bạo quyền Việt cộng khi chứng kiến thảm cảnh của đồng bào ta vượt biển vượt biên. Sartre là một trong những cổ động viên tích cực của chương trình cứu người trên Biển Đông, với con tàu Ile de Lumière hoạt động ở Poulo-Bidong kể từ ngày 18.04.1979.


Roger Vailland (1907-1965), nhà viết tiểu thuyết Pháp, xuất thân từ École Normale Supérieure (Ðại học Sư phạm), làm báo, phóng viên Chiến tranh Thế giới thứ Hai, kháng chiến chống Ðức, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp năm 1952. Cuốn tiểu thuyết "ngộ nghĩnh" đầu tay của Vailland là Drôle de jeu (Trò chơi ngộ) viết năm 1944, mang dáng dấp tự truyện; nhân vật trung tâm, nhà báo Francois Lamballe, biệt danh Marat, được xây dựng với nhiều chi tiết cá tính giống tác giả. Anh ta chỉ huy một tổ chức giao liên theo phe De Gaulle, trong tổ chức có nhiều người cộng sản. Marat vừa đánh giặc vừa chơi đĩ và cướp gái, trong khi người phụ tá Rodrigue lại là một chiến sĩ cộng sản đạo đức. Sau tác phẩm này, Vailland viết tiểu thuyết theo lập trường phân tích mác-xít: Bon pied bon oeil (Vững chân tinh mắt), Un jeune homme seul (Một thanh niên cô độc), Beau masque (Mặt nạ đẹp), 325.000 francs (325.000 quan); ngoài ra còn viết vở kịch Le colonel Foster plaidera coupable (Ðại tá Phốt-tơ có tội) lên án chiến tranh Triều Tiên do nước Mỹ lãnh đạo. Nhưng rồi cuộc nổi dậy rầm rộ của dân chúng Hung Gia Lợi bùng nổ năm 1956 và bị đàn áp cực kỳ dã man. Người trí thức trong Vailland, quen với cung cách tư duy phóng túng và lối sống ngang tàng, đã đặt nhà văn vào thế đứng quyết liệt: Vailland ra khỏi Đảng Cộng sản Pháp năm 1956. Và cũng chỉ sau thời điểm này, văn tài Vailland mới được chắp cánh bay cao và bay xa: La loi (Luật) mang lại cho tác giả Giải thưởng Goncourt 1957, La fête (Ngày lễ) và La truite (Cá hương) sáng tác theo đường lối nặng phần hiện thực "kinh điển" hơn là hiện thực "cách mạng".


Roger Garaudy sinh năm 1913, vào Đảng Cộng sản Pháp năm 1933, thạc sĩ triết học năm 1936, năm 1940 bị bắt và an trí ở Algérie cùng với hàng trăm đảng viên cộng sản khác, được phóng thích năm 1943. Năm 1944 trở về Pháp, đắc cử đại biểu quốc hội vùng Tarn, Ủy viên dự khuyết rồi Ủy viên chính thức Trung ương Ðảng từ 1950 đến 1970. Năm 1949 soạn bản luận văn L'Église, les communistes et les chrétiens (Nhà thờ, người cộng sản và người công giáo), đả kích kịch liệt nhà thờ Thiên chúa giáo, được phổ biến rộng rãi trong phong trào cộng sản. Phóng viên báo Humanité (Nhân đạo) ở Mạc Tư Khoa. Năm 1954 trình luận án Tiến sĩ Triết học ở Sorbonne, kế được phong học vị Tiến sĩ khoa Triết của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Trong giai đoạn chiến tranh lạnh, Garaudy là lý thuyết gia hàng đầu của Đảng Cộng sản Pháp, nhiệt tình ủng hộ học thuyết Lyssenko [2] . 1956 đắc cử đại biểu quốc hội thủ đô Paris, Phó Chủ tịch quốc hội Pháp, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị rồi Uỷ viên chính thức Bộ Chính trị năm 1961. Vào thời điểm nầy Garaudy đạt tột đỉnh danh vọng trong Đảng, chỉ đạo biên tập cơ quan lý thuyết của Đảng Cahiers du communisme (Tạp chí cộng sản), làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, tổ chức dịch thuật Lê -nin toàn tập sang Pháp văn. Nhưng Garaudy bắt đầu tự vấn lương tâm khi bàn về phương pháp luận văn học nên năm 1964 viết D'un réalisme sans rivage (Về một chủ nghĩa hiện thực không bến bờ) phê phán quan điểm văn nghệ của Đảng, chỉ trích phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa trong sáng tác và phê bình nghệ thuật. Garaudy cắt đứt liên hệ với cộng sản một cách rất đột ngột: tháng năm 1968, giữa phiên họp Bộ Chính trị, Garaudy đả kích tàn tệ Georges Marchais [3] vì bất đồng chính kiến về phong trào tranh đấu của sinh viên. Quân đội Khối Hợp tác Quân sự Warszawa xâm lăng Tiệp Khắc tháng năm 1968 thì ngày 21 tháng mười 1968, Đảng Cộng sản Pháp phổ biến nội bộ nội dung vụ Garaudy chống Đảng. Ngày 6 tháng hai 1970, trước một cử tọa gồm hàng ngàn đại biểu các đảng bộ và đảng đoàn toàn quốc về tham dự Ðại hội Đảng kỳ XIX, Roger Garaudy lên máy vi âm lần chót trong một bầu không khí lạnh như băng và lặng như tờ. Ngày 30 tháng Tư 1970, Garaudy bị khai trừ khỏi Đảng. Từ 1970 trở đi, Garaudy sáng tác với niềm xác tín là đảng cộng sản thay vì khích lệ đã kềm hãm sáng tạo của người nghệ sĩ, văn sĩ. Tác phẩm đổi đời và để đời có Toute la vérité (Tất cả sự thật) 1970, Reconquête de l'espoir (Khôi phục hy vọng) 1971, Parole d'homme (Ngôn ngữ thiện nhân) 1975. Và Garaudy cải đạo theo Thiên chúa giáo (gia đình Garaudy vốn nguyên là tín đồ Tin lành).

Quá trình sáng tạo văn học bao giờ cũng chịu sự qui định và nhận dấu ảnh hưởng của một thế giới quan nhất định. Những cây bút vừa được đan cử từng tin theo chủ thuyết cộng sản, từng gia nhập Đảng Cộng sản mà có người như Aragon [4] , bảo rằng đã mang đến cho mình cặp mắt và trí tuệ. Nhưng cũng chính "Ðảng" đã khiến họ "sáng mắt sáng lòng" khi chứng kiến vai trò đồ tể của "Ðảng", khi ghi nhận tính cách tội phạm lịch sử của chế độ. Và họ, những người trí thức xứng đáng với danh xưng trí thức, đã có đủ dũng khí, đởm lược, bản lĩnh, nhân phẩm để nhận chân chân lý và trở về với công lý. Họ cùng đứng trong một đội ngũ không phải là không đông đảo:


André Breton (1896-1966), nhà thơ và nhà văn Pháp, học y, trong Đệ nhất Thế chiến làm việc ở một trạm xá tâm thần. Vào Đảng Cộng sản Pháp năm 1927 nhưng năm 1929 thì cắt đứt liên lạc với Aragon và năm 1933 thì bị khai trừ khỏi Đảng, đồng thời bị tống xuất ra khỏi Hiệp hội Văn sĩ và Nghệ sĩ Cách mạng (Association des écrivains et artistes révolutionnaires, AEAR), một tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng sản. Nguyên do chỉ vì từ khi gia nhập Đảng, Breton luôn luôn chủ trương tôn trọng quyền phê phán chỉ trích và khước từ chấp nhận bất cứ hình thức quản lý tư tưởng nào. Tháng Sáu năm 1935, chính thức đoạn tuyệt với Ðệ tam Quốc tế; kịch liệt tố cáo phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa vì nó chỉ xiềng xích tự do sáng tạo. Năm 1938, Breton đi Mễ Tây Cơ gặp Trotsky và viết bản tuyên ngôn Pour un art révolutionnaire indépendant(Vì một nền nghệ thuật cách mạng tự chủ).


Marguerite Duras sinh ở Gia Định năm 1914, mất ở Paris năm 1996, sống mười tám năm ở Ðông Dương trước khi về Pháp. Tham gia kháng chiến chống Quốc xã. Năm 1944 vào Đảng Cộng sản Pháp, năm 1950 bị tước đảng tịch do tư cách trí thức độc lập, ưa phản kháng. Từ 1981, tích cực ủng hộ Francois Mitterand, người đồng chí kháng chiến cũ, viết bình luận cho nhiều nhật báo.


Arthur Koestler, nhà văn và nhà báo Hung Gia Lợi, sinh năm 1905 ở Budapest, mất năm 1983 ở Londres. Viết tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Hung, vào Đảng Cộng sản Ðức năm 1932 nhưng bỏ Đảng năm 1938; sống lưu vong ở Mỹ, Anh, Pháp, viết tiểu thuyết và luận văn kết án nặng nề chế độ cộng sản và Liên Xô; được ngưỡng mộ qua các sáng tác Darkness at noon (Tối tăm giữa trưa, tiếng Pháp: Le zéro et l'infini ), tiểu thuyết; The yogi and the commissar (Tu sĩ du-già và viên chính uỷ, tiếng Pháp: Le commissaire et le yogi), luận văn chính trị.


György Lukács (1885-1970), nhà văn, nhà triết học, mỹ học, nghiên cứu và phê bình văn học Hung Gia Lợi. Viết tiếng Ðức và tiếng Hung. Bị lý tưởng mác-xít mê hoặc, gia nhập Đảng Cộng sản Hung năm 1918, giai đoạn Béla Kún thiết lập chế độ cộng sản độc tài (1919), được bổ nhiệm làm Uỷ viên Tuyên huấn Trung ương Ðảng, cộng tác viên Viện Marx-Engels Mạc tư khoa. Nhưng rồi chán nản sống lưu vong ở Ðức cho đến 1945. Ở Ðức viết Geschichte und Klassenbewusstsein (Lịch sử và ý thức giai cấp), tuyển tập nghiên cứu được xem như "Thánh kinh của người trí thức mác-xít phương Tây", tuy nhiên lại bị cộng sản giáo điều lập tức công kích dồn dập. Trở về Budapest năm 1945, chủ yếu nghiên cứu và dạy mỹ học và triết học về văn hoá. Một số tác phẩm ra sau 1945: Existentialismus oder Marxismus (Chủ nghĩa hiện sinh hay chủ nghĩa Mác), Die Zerstörung der Vernunft (Sự hủy hoại lý trí). Sau vụ rối loạn tháng Mười 1956, Lukács càng đi "lệch hướng" xã hội chủ nghĩa nên phải thường xuyên viết tự kiểm; gây tranh luận và đánh giá lại tác phẩm của chính mình trong các ban tuyên huấn Đảng.


André Malraux (1901-1976), nhà văn, nhà nghệ thuật, chính khách Pháp, thoạt tiên có cảm tình với cộng sản. Le temps du mépris (Thời khinh miệt) lấy chất liệu từ những cố gắng can thiệp của Malraux cho người đảng viên cộng sản Dimitroff, trở thành nhân vật tiểu thuyết Kassner. Mùa hè 1934, Malraux tham dự Ðại hội Văn học ở Mạc Tư Khoa bên cạnh Ehrenburg, Nikoulin [5] . Khi Malraux phát biểu, Nikoulin bảo: "Tôi phải nói thêm với đồng chí Malraux vì đồng chí có một câu khiến có nhiều cách hiểu: "Ai đặt nhiệt tình chính trị lên trên lòng yêu chuộng sự thật thì chớ có đọc sách của tôi. Sách đó không phải viết cho họ đâu!" [6] . Kết quả là năm 1939, Malraux đổi thái độ, vào phe De Gaulle, làm Bộ trưởng Thông tin (1945-1946) rồi Bộ trưởng Văn hoá (1958-1969).


Henri Miller sinh năm 1891 tại New York, lớn lên trong khu người nghèo ở Brooklyn. Tác phẩm nổi tiếng có Tropic of Cancer (Hạ chí tuyến), Tropic of Capricorn (Ðông chí tuyến), The World of Sex (Thế giới tình dục) v.v… Miller chống lại mọi công thức của xã hội tư sản, như các nhà văn thuộc Beat Generation (Thế hệ Beat). Nhưng trước làn sóng tỵ nạn cộng sản của đồng bào ta sau 1975, Miller đả kích kịch liệt Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Mất năm 1980 ở Pacific Palisades.


Cesare Pavese (1908-1950) nhà thơ, nhà viết ký và dịch thuật người Ý. Tham gia kháng chiến chống phát xít, bị đày đi Calabria. Năm 1943 vào Đảng Cộng sản Ý và cộng tác với báo đảng Unita (U-ni-ta). Tác phẩm có Prima che il gallo canti (Trước khi gà gáy), tiểu thuyết; Il compagno (Người bạn), tiểu thuyết; Il mestiere di vivere (Nghề sống), nhật ký thời gian 1935-1950. Lý tưởng cộng sản không giúp Pavese chiến thắng được nỗi cô đơn khắc khoải nên cuối cùng Pavese tự sát vì cảm thấy bất lực trước những vấn nạn của thành phố Turin và thời đại hậu chiến.


Charles Péguy (1873-1914) nhà thơ và nhà văn Pháp, xuất thân từ một gia đình gốc nông dân, làm công nhân và thợ thủ công, học trường Ðại học Sư phạm. Mới đầu theo chủ nghĩa xã hội, hết lòng cùng phong trào hoà bình quốc tế; viết những bản tuyên ngôn chủ nghĩa xã hội [De la cité socialiste (Về thị thành xã hội chủ nghĩa), 1er Dialogue de la cité harmonieuse (Ðối thoại thứ nhất về thành phố thân hữu)]; tham gia thành lập một nhà sách xã hội chủ nghĩa; nhưng rồi giác ngộ quay trở lại với truyền thống yêu nước, với lý tưởng Công giáo; bút chiến với bạn cũ Daniel Halévy; hy sinh ở chiến trường Marne chống Ðức.


Theodor Plievier (1892-1955) nhà văn Ðức, sinh tại Berlin, mất tại Avegno, Thụy Sĩ. Năm 1914 gia nhập hải quân và tham gia một vụ nổi loạn của thủy thủ đoàn. Năm 1918, lấy chất liệu sống để viết Des Kaisers Kuli (Những tên khổ sai của hoàng đế, tiếng Pháp Les galériens du Kaiser) năm 1930, tường thuật lại hành trạng một người trẻ tuổi theo chủ nghĩa xã hội. Nhưng chính bộ trường thiên ba tập Stalingrad (Xta-lin-grát, 1946) nêu lên sự khủng khiếp và vô lý của cuộc chiến về phía binh sĩ Ðức, Moskau(Mạc Tư Khoa, 1952) và Berlin (Bá Linh, 1954) tấn công trực diện Liên Xô và cộng sản, mới làm Plievier nổi tiếng.


Francis Ponge (1899-1988) nhà thơ Pháp. Năm 1961 xuất bản toàn bộ sáng tác của mình dưới tên chung Le grand recueil (Sưu tập lớn), gồm ba phần: 1. Lyres (Thi pháp), biên khảo về các thi sĩ và họa sĩ; 2. Méthodes (Phương pháp), suy tư về thi ca; 3. Pièces (Thi phẩm), tập hợp những bài thơ phần lớn bằng văn xuôi. Ponge vào Đảng Cộng sản Pháp nhưng rồi lại ra khỏi Đảng để tự do theo đuổi đường hướng sáng tác phóng khoáng của mình, dùng ngôn ngữ làm phương tiện mô tả tỉ mỉ nhằm khám phá bản thể của những vật vô tri như con bướm, con tôm, con ốc, quả cam, hòn đá, bánh xà phòng; báo hiệu phong trào Tiểu thuyết Mới với Nathalie Sarraute và rất gần chủ nghĩa hiện sinh với Jean Paul Sartre.


John Steinbeck (1902-1968) nhà văn Mỹ, Giải thưởng Nobel 1962; thuở thiếu thời và tuổi thanh niên sống rất vất vả, làm đủ nghề để mưu sinh: công nhân nông nghiệp, phu nuôi cá, chăn bò, thợ nhà máy đường, gác-dan, phụ thợ nề. Hai vợ chồng nhiều khi chỉ có cá câu trong vịnh Monterey là nguồn thực phẩm duy nhất. Cuộc sống lao động thiếu thốn này được thể hiện bằng bút pháp hiện thực phê phán trong những truyện đầu tay, ví dụ In Dubious Battle (Cuộc chiến đấu chưa biết ra sao) viết năm 1936, kể lại chuyện đình công của công nhân hái quả theo vụ ở California, do những người cộng sản lãnh đạo; tác phẩm bị người cộng sản chính hiệu phủ nhận vì nhân vật trung tâm từ chối sử dụng bạo lực; Of Mice and Men, 1937 (Về chuột và người) mô tả đời sống bi thảm của lực lượng lao động nông nghiệp, đã quay thành phim với B. Meredith; The Grapes of Wrath, 1939 (Bất bình chín muồi) viết về nông dân bị mất đất do nợ nần phải di cư đến Cali trong những năm khủng hoảng kinh tế, được Giải Pulitzer và cũng được quay thành phim với H. Fonda. Nhờ tác phẩm này Steinbeck nổi danh đột ngột trong tư thế một cây bút sáng tác theo khuynh hướng trào lưu văn học vô sản, đi sâu phân tích hoàn cảnh xã hội trong sáng tạo. Năm 1947 đi Liên Xô, viết Russian Journal (Nhật ký Nga) năm 1948, ghi chép các cảm tưởng về Mạc Tư Khoa và Nga Xô viết. Năm 1952,East of Eden (Bên kia thiên đường) ra đời, cũng quay thành phim với James Dean. Sau Đệ nhị Thế chiến, Steinbeck càng ngày càng xa rời thái độ thiên tả và những năm cuối đời, khi Hoa Kỳ lâm chiến ở Việt Nam, Steinbeck bênh vực chính nghĩa tự do chống cộng, ca tụng quân lực đồng minh, sang vùng quốc gia cùng không quân Hoa Kỳ sử dụng trực thăng lùng bắt "Vixi".


Vercors, tên thực Jean Bruller (1902-1991), nhà văn Pháp, rất có uy tín trong kháng chiến chống Ðức, thành lập Éditions de minuit (Nhà xuất bản nửa đêm), nổi tiếng do truyện Le silence de la mer (Yên lặng của biển cả), đã quay thành phim, xuất bản bí mật trong khi Ðức chiếm đóng Pháp, chủ đề do chiến tranh cung cấp: giữa những người Ðức và người Pháp có mối mâu thuẫn thù địch không vượt nổi mặc dù cùng thuộc một tầng lớp xã hội, cùng thị hiếu và văn hoá, tôn trọng nhau. Vercors đi rất nhiều: Anh, Ðức, Ý, Mỹ, Trung Hoa, Liên Xô, Bắc Phi, Viễn đông, sang cả Việt Nam. Có cảm tình với cộng sản, Vercors nhận chức Chủ tịch Hội Quốc gia các nhà văn (Comité national des écrivains, CNE) nhưng năm 1956 cương quyết từ chức và viết P.P.C. (Pour prendre congé, Ðể từ biệt), nội dung chia tay với Đảng Cộng sản do bất đồng chính kiến trầm trọng.

Những người được liệt kê danh tính trong bài viết hôm nay có người chỉ lầm một đôi năm, có người lầm cả chục năm, có người như Mayakovsky coi như lầm cả ba mươi sáu năm của cuộc đời! Nhưng họ đã có cái đởm lược của hào kiệt, cái dũng khí của thánh nhân, cái đại trí của thiên sứ để mà công khai, dứt khoát thú nhận sự lầm lẫn của mình, đã trót trao thân cho phường tà giáo, đã lỡ dấn thân vào trường ma quỉ khi một sáng một chiều bỗng chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. Trí tuệ của họ còn khiến họ nhận thức được công lý, phát hiện ra sự thật vào thời điểm mà chủ nghĩa xã hội, lý thuyết cộng sản đang ở vào thế thượng phong trên vũ đài chính trị; khi mà châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Phi đều không thiếu quốc gia hoặc đã hay đang sắp tấp tểnh xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Họ không phải chờ đến lúc Liên Xô tan rã, khối Ðông Âu giải thể, bức tường Berlin sụp đổ rồi mới khúm núm dâng kiến nghị hay gập người nhận cởi trói.

Sai lầm thuộc bản thể loài người. Nhưng lắm kẻ trong chúng ta, được xem hay tự xem là trí thức, khi phạm sai lầm hoặc sơ hở, chẳng những không thấy nổi sai lầm hay sơ hở mà khi được người khác thân ái chỉ cho sơ hở sai lầm còn tỏ ra thiếu lương thiện, bất phục thiện; đổ quấy đổ quá cho những nguyên nhân này nọ, thậm chí đi đến rêu rao là chúng ta còn thiếu hay chưa có tự do! Ðược tha nhân chỉ cho mà chẳng chịu thấy thì tự mình thấy được còn khó đến đâu! Huống chi sự sai lầm trong trường hợp bài viết hôm nay đang bàn là sự sai lầm trọng đại về ý thức hệ, về thế giới quan, về tư tưởng, về lập trường. Dẫu vậy, khi thấy mình sai thì những Gide, những Vailland sẵn sàng tự mình đứng sang phía sự thật, sẵn sàng bảo vệ công lý. Gide, Vailland v.v… đã từng hăng hái thu thập những kiến thức về chủ nghĩa xã hội, đã từng đam mê nghiên cứu học thuyết Mác-Lê, đã từng đề cao, tán dương, tin tưởng thiên đường cộng sản. Nhưng rồi như lời Édouard Herriot, họ đã bảo tồn văn hóa theo cung cách xem văn hóa là cái gì còn lại sau khi đã quên hết (la culture, c’est “ce qui reste quand on a tout oublié“). Ðộc lập trong đường hướng và phương pháp tư duy, không mảy may lệ thuộc vào hành trang tri thức đã gom góp; họ, ở một khúc ngoặt của cuộc đời trí thức, đã can đảm đoạn tuyệt với cái gọi là Đảng viết hoa, đã hạ bệ không tiếc thương thần tượng cũ. Và tích cực hơn nữa, họ nhiệt tình bênh vực các nạn nhân của độc tài đảng trị, đả kích kịch liệt chủ nghĩa Satan-Mephisto. Trong tư cách là những người có văn hóa, có dũng khí, có trí tuệ, họ đã cưu mang những tác phẩm sau khi đốn ngộ đáng được xem là những tác phẩm lớn của văn học. Nhưng bên cạnh cũng có những câu nói – chỉ cần một câu nói chứ chẳng cần cả ngàn câu viết trong một tác phẩm – đáng được xem là danh ngôn. Bertolt Brecht chẳng hạn vẫn còn nhất điểm linh đài để trong một sát-na đại giác, bảo thẳng được vào mặt Đảng Cộng sản Ðông Ðức: “Schaff dein Volk ab und wähl’ dir ein anderes.“ (Hãy tiêu diệt dân tộc của ngươi đi và chọn lựa một dân tộc khác).

_ Trần Văn Tích

Westpreußenstr., 05.09.2008 

© 2008 talawas



[1]Ông Hoàng Ngọc Hiến trong bài "Mai-a-kốp-xki ở Việt Nam" đăng trên tạp chí Văn học (Hà Nội) số 3.1974, trang 98-104, chỉ có bốn chữ “cái chết bất hạnh" để mô tả trường hợp nhà thơ từ trần. Ngoài ra, tiểu luận chấm dứt như sau: “Có lẽ Bác là người đầu tiên gọi Mai-a-kốp-xki là đồng chí." Toàn bài duy có câu chót này là đáng chú ý. Maiyakovsky là công dân Xô-viết toàn tâm toàn ý ca tụng lãnh tụ, ca tụng chế độ. Thế nhưng cả toàn khối xã hội chủ nghĩa gần một tỷ rưỡi con người và qua hơn ba thập niên, không ai dám gọi Maya là đồng chí! Phải chờ đến lượt Bác! Gọi một kẻ tự sát, tự phủ nhận, qua đó phủ nhận chế độ sau khi sáng tác bản văn mạt sát Stalin, có lẽ Bác bốc đồng hay nói sảng? Dầu sao Hoàng Ngọc Hiến cũng cẩn thận chu đáo ghi rõ ở phần chú thích rằng chuyện Bác gọi Maya là đồng chí được dẫn từ Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, tập VI, Nhà xuất bản Sự Thật, 1962, trang 169! Về cái chết của Maya, có dư luận cho là nhà thơ bị mật vụ của Stalin hạ sát. Tuy nhiên sau khi Liên Xô sụp đổ và hồ sơ KGB được giải mật, không thấy có chứng cớ nào về chuyện này.
[2]Trofim Denissovitch Lyssenko (1898-1976), nhà sinh học và nhà nông học Xô-viết, phủ nhận thô bạo học thuyết Mendel với vai trò các gen trong di truyền vì cho là học thuyết tư sản. Học thuyết Lyssenko được quảng bá rầm rộ trong phe xã hội chủ nghĩa từ 1940 đến 1955, khiến khoa sinh học cộng sản tụt hậu một cách thê thảm. Lyssenko nghiên cứu ảnh hưởng sinh lý của môi trường ở nhiệt độ thấp trên hạt giống và cây cối. Tuy nhiên giới nông học Ðông Ðức đã không theo Lyssenko nên chế độ Ulricht-Honecker vẫn duy trì được thứ hạng số một về sản xuất hạt giống ở châu Âu.
[3]Georges Marchais (1920-1997), kết nạp Đảng Cộng sản Pháp năm 1927, Tổng Bí thư Ðảng từ 1972 đến 1994.
[4]Louis Aragon (1897-1982) học Trường Quân y Val de Grâce năm 1917, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp năm 1927, năm 1928 gặp người yêu là Elsa Triolet, em vợ Mayakovsky. Ðôi lứa uyên ương nổi tiếng này ba lần sang thăm Liên Xô. Aragon viết nhiều tập thơ ca ngợi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, cộng tác với báo Humanité(Nhân đạo), lập báo cộng sản Ce soir (Chiều nay), sáng tác trường thiên tiểu thuyết sáu tập Les Communistes (Những người cộng sản). Aragon được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, suốt đời có vẻ trung thành với Đảng. Các tác phẩm nói lên tình cảm tha thiết đối với Elsa Triolet: Cantique à Elsa (Ca ngợi Elsa), Les yeux d’Elsa (Ðôi mắt Elsa) cũng như tiểu thuyết Elsa (Elsa) là những danh tác đẫm chất trữ tình. Câu thơ Tố Hữu "Ðảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng" là dịch thoát ý từ lời thơ Aragon mở đầu bài "Du poète à son parti" (Người thơ dâng Đảng) in trong La Diane francaise (Cảnh tỉnh nước Pháp), Nhà xuất bản Seghers, Paris, 1945, trang 87: Mon parti m’a rendu mes yeux et ma mémoire.
[5]I. G. Ehrenburg (1891-1967), nhà văn và nhà báo Xô-viết, giải thưởng Hòa bình Quốc tế Lenin 1952, giải thưởng Quốc gia Liên Xô 1942 do tác phẩm chống phát xítPadenije Parizha (Paris thất thủ), giải thưởng Quốc gia Liên Xô 1948 do tác phẩm Burja (Bão táp) v.v... N. I. Nikoulin là nhà biên khảo Xô-viết, thành thạo Việt ngữ, thường có bài đăng trên tạp chí Văn học của Viện Văn học Hà Nội, từng công tác tại tiểu ban Văn học, hệ Sử học, Viện Ðông phương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô cũ.
[6]Nguyên văn trong Jean Lacouture. André Malraux. Une vie dans le siècle (André Malraux. Một cảnh đời trong thế kỷ), Nhà xuất bản Seuil, Paris, 1973, trang 172: “Que tous ceux qui mettent des passions politiques au-dessus de l’amour de la vérité s’abstiennent de lire mon livre. Il n’est pas écrit pour eux!“. Malraux muốn đề cập đến tác phẩmLa condition humaine (Phận người), giải thưởng Goncourt 1933.

Trí Tuệ Của Tri Thức

Ba Mươi Triết Gia Phương Tây