Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2017

Lorca Nguyễn Văn Trỗi

Lorca Nguyễn Văn Trỗi

Bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” của Thanh Thảo được đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 12 tập 1 năm học 2008/2009 và từ đó hay được chọn làm đề thi tốt nghiệp, thi thử đại học và thi đại học. Năm nay cũng như vậy.
Tôi không có gì phản đối. Mọi thứ đều tốt hơn ngủ vùi trong thời đại muôn thuở Vợ chồng A Phủ. Thực tình tôi đã ngại nó lại một lần nữa được chiếu cố, như một nén nhang cho cụ Tô Hoài, chúng ta thường thích những cử chỉ nghĩa tình và đa cảm. May rằng không phải như thế. Nhưng tôi đoán Thời đại Đàn ghi ta của Lorca cũng sẽ kéo dài vài thập kỉ. Mấy dòng sau đây là một lời an ủi cho những sĩ tử năm nay chống bút than “nếu em rớt, hãy chôn em với đề thi này”.
Ở hoàn cảnh của các em, tôi cũng sẽ chống bút. Không phải vì đó là một bài thơ khó hiểu. Truyện Kiều khó hiểu hơn nhiều, và khó hiểu nhất là những bài thơ không có gì để hiểu. Thứ này chúng ta có bạt ngàn, đọc chúng thực sự điên đầu vì thần kinh của chúng ta bị tra tấn kinh khủng bởi sự vô nghĩa. Cái bẫy giăng ra cho các em trong đề thi Lorca năm nay lẽ ra nên sập vào người ra đề, người bảo các em lên chuyến tầu nối thi ca với hiện thực nhưng bắt các em xuống nhầm ga. Lorca trong bài thơ của Thanh Thảo và Lorca có thật trong lịch sử chỉ giống nhau như một hình chữ S vẽ trên giấy và nước Việt Nam cũng hình chữ S ngoài đời, như cặp mắt sáng “như sao” với chòm “râu hơi dài” của một nhân vật được gọi là “Bác” trong một bài hát với Hồ Chủ tịch trong hiện thực. Bài thơ ấy khóc thương một chàng nghệ sĩ ghi ta xứ Tây Ban Nha tên là Lorca đột ngột bị giết hại dã man. Chấm hết. Tuyệt không đề cập điều gì hơn. Hình tượng Lorca trong bài thơ ấy không gánh vác câu chuyện gì về chàng, nó chỉ chở cảm xúc của Thanh Thảo trước cái chết đau thương của một nghệ sĩ tài năng, bằng một ngôn ngữ thơ mà nền thi ca hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở thời điểm ấy còn lạ lẫm.
Chỉ có chừng ấy, song đề thi yêu cầu như sau: “Về hình tượng Lor-ca trong bài thơ ’Đàn ghi ta của Lor-ca’ của Thanh Thảo, có ý kiến cho rằng: Đó là mẫu nghệ sĩ-chiến sĩ, vì dấn thân tranh đấu cho dân chủ và tự do nên bị bọn phát xít hành hình. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là mẫu nghệ sĩ thuần túy chỉ đam mê cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật, nhưng bị giết hại oan khuất. Bằng cảm nhận về hình tượng Lor-ca, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.”
Những thứ ầm ĩ đó ở đâu ra nhỉ? Bọn phát xít nấp ở chỗ gieo vần trúc trắc nào mà tôi không thấy? Tôi cũng không phát hiện được chiến sĩ nào dấn thân tranh đấu cho dân chủ tự do trong bài thơ của Thanh Thảo. Nếu có thì nó đã không vào được sách giáo khoa trong nhà trường Việt Nam, vì về nguyên tắc tiêu diệt người khác chính kiến thì các nhà nước cộng sản không cần phải hổ thẹn sánh vai với các nhà nước phát xít. Các tác giả Nhân văn-Giai phẩm bị ai “hành hình”? Đó là chưa kể lối bình giảng mà đúng ra nên gọi là “mớm lời” đầy tinh thần giáo án: nghệ sĩ nên là một chiến sĩ vị nhân sinh hay nên thuần túy vị nghệ thuật. Tôi xin cược toàn bộ tài sản tinh thần của mình vào cửa này, rằng câu trả lời chiết trung vô tận sẽ là: phải dung hòa cả hai. Thật là một nhận thức lay động thế giới!
Thi sĩ Tây Ban Nha Federico García Lorca quả thật bị lực lượng dân binh cực hữu dưới trướng tướng phát xít Franco hành hình ngày 19.8.1936. Song cuộc đời và cái chết của ông nằm ngoài bài thơ của Thanh Thảo. Ông không là một chiến sĩ tranh đấu, không trực tiếp tham gia các phong trào chính trị, thậm chí có nhiều bạn bè và cả người bảo trợ trong giới thuộc hạ Franco. Ông bị bắt khi nương náu trong chính một gia đình thân phát xít. Ông cũng không là một thiên tài cô đơn, trước khi bị giết ông đang ở đỉnh cao của danh tiếng. Ông là cái gai trong mắt giới cực hữu thủ cựu vì tư tưởng thiên tả, vì lối sống phóng túng, vì tài năng và sự nổi tiếng. Quá nổi tiếng. Một bài thơ, một vở kịch của ông có tác động hơn ngàn khẩu súng, những kẻ muốn trừ khử ông nghĩ thế. Song còn một chi tiết nữa, có thể là chi tiết quan trọng nhất: ông là người đồng tính luyến ái. Trong chế độ phát xít, đó là án tử hình. Một trong những đao phủ giết ông đã khoe bắn thêm hai phát vào mông “thằng đồng cô”. Cho đến bây giờ cái chết của ông vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ và xác ông chôn ở đâu không rõ.
Tôi không nghĩ rằng câu chuyện thực về Lorca không thể kể trong nhà trường Việt Nam. Bảo thủ và lạc hậu trong rất nhiều lĩnh vực, song chính quyền Việt Nam cởi mở và tiến bộ đến bất ngờ trong vấn đề đồng tính luyến ái. Khi cuốn Lorca y el mundo gay của nhà viết tiểu sử Lorca uy tín Ian Gibson ra mắt mấy năm trước, chính là Thông tấn xã Việt Nam đã thông tin đầu tiên. Gần đây hơn, một số tờ báo chính thống khác cũng không ngần ngại thông tin về người tình đồng tính cuối cùng của Lorca, soi thêm vào một góc còn khuất về những ngày cuối cùng của ông. Song ào ào giảng và tán, rồi ào ào ra đề thi về chiến sĩ nghệ sĩ chống phát xít hi sinh gì đó thì dễ hơn. Tôi thật thông cảm nếu có em nào quá tuyệt vọng, miêu tả chàng Lorca cầm cả đàn lẫn súng ra trận đánh Franco trong Nội chiến Tây Ban Nha, để rồi bị địch bịt mắt bắt ra pháp trường như Nguyễn Văn Trỗi.

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

THI HỌC SINH GIỎI KIỂU MỸ

THI "HỌC SINH GIỎI" KIỂU MỸ.

Từ hồi Nam học ở trường mới, thi thoảng lại thấy Nam đi thi, hết thi cụm lại thi quận, bang.

Mình tự hào lắm (đúng kiểu bà mẹ Châu Á, hii). Mình khen Nam: Ui, Nam hay thật, Nam được chọn đi thi nhiều ghê.

Nhưng Nam thủng thẳng bảo: Mẹ ơi, bên này không như Việt Nam đâu mẹ. Ở đây, “mình thích thì mình thi thôi”.

Ớ ớ, thế là thế nào? (Cảm hứng của mẹ lao đánh ầm xuống dốc).

Nam giải thích: Trường em có khoảng hơn 20 câu lạc bộ, đủ tất cả các loại hình, từ văn hóa đến thể thao, nghệ thuật. Ai muốn tham gia câu lạc bộ nào cũng được. Và cũng sẽ có các cuộc thi ở các cấp theo những loại hình đó. Lúc bấy giờ, các bạn trong Câu lạc bộ nếu thấy thích sẽ đăng kí thi. Cho nên vòng đầu tiên bao giờ số lượng thí sinh cũng rất đông. Như kì thi DECA em vừa thi, có trường có tới gần 600 bạn tham gia.

Ờ ờ, thi như vậy thì vui nhở. Mình bắt đầu hiểu ra vấn đề. Nhưng như thế có nghĩa là các thầy cô không “định hướng” gì hả em?

Có chứ mẹ. Thầy cô sẽ luôn ở bên cạnh nhưng không chỉ để giúp mình luyện thi mà thầy cô truyền cảm hứng cho mình toàn bằng những thứ rất chi là thú vị, ví như tìm sách cho mình đọc thêm, hẹn ra ngồi nói chuyện riêng về kì thi, mời về nhà ăn cơm... Thi xong, việc trao giải cũng diễn ra đơn giản lắm mẹ ạ. Họ không tạo cảm giác, những người được giải là “người hùng”. Và nữa, trong quá trình thi, nếu mình không thích mình có thể dừng lại. Như năm ngoái, em đi thi thiết kế phần mềm cùng với 3 anh lớp 11. Ở vòng đầu, bài thi của bọn em được điểm cao nhất và có rất nhiều hy vọng đạt giải cao hơn. Nhưng hôm đi thi vòng sau ở một quận cách xa 4 tiếng chạy xe, phải dậy từ sớm. Thế là bọn em bàn nhau... không thi nữa. Tất cả ở phòng để ngủ. Thế mà các thầy chẳng trách gì, chỉ cười thôi. (Mẹ nghe xong tiếc đứt ruột, hihi).

Nhưng thú thực, mình rất thích những cuộc thi như thế, nơi học sinh được tự đăng kí thi. Xuất phát ban đầu từ chính sở thích, mong muốn trải nghiệm và chinh phục kiến thức của từng cá nhân học sinh.

Mà ở Việt Nam cũng có những kì thi như vậy đó bạn. Hồi Nam ở nhà, Nam toàn tự lên mạng tìm kiếm, những cuộc thi “không cần đội tuyển”.

Ví như các cuộc thi về hùng biện, thuyết trình, thi Sáng tạo trẻ...

Kì thi ấn tượng nhất cho cả mẹ và con chắc là kì thi English Champion.

Không phải vì Nam trượt lên trượt xuống ở năm đầu tiên thi và chỉ đạt giải cao ở năm tiếp theo (năm 2014) mà là vì thi xong, Nam được các cô trong Ban tổ chức yêu lắm ( yêu cả mẹ và con luôn, hii), thi thoảng lại rủ đi chơi.

Mình vừa đọc được thông tin và thấy, năm nay kì thi thay đổi theo hình thức khá thú vị. Nhưng vẫn giữ nguyên việc học sinh được hoàn toàn tự đăng kí miễn là đủ điều kiện (là học sinh từ lớp 4 đến lớp 8). Mọi người thử tìm hiểu xem có truyền cảm hứng cho con để con cũng thấy “mình thích thì mình thi thôi” không nhé.

Các bạn có thể tham khảo qua đường link này:

https://www.facebook.com/EnglishChampion.edu.vn/videos/vb.1784665761791093/1836017443322591/?type=2&theater

Hoặc gõ: Englishchampion.edu.vn để tìm hiểu nhé.

Chúc các bạn những ngày cuối năm nhiều niềm vui!

_ Phan Hồ Điệp _

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

VĂN HÓA VIỆT NAM

 1-Phân tích sự khác nhau giữa hai loại hình văn hóa gốc và lý giải nguyên nhân :

Tiêu chí
Văn hóa gốc phương Đông
Văn hóa gốc phương Tây
Cơ sở hình thành


Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều,sông ngòi chằng chịt , đồng bằng phì nhiêu màu mỡ nông nghiệp trồng trọt phát triển.
=> Văn hóa nông nghiệp trồng trọt
Khí hậu lạnh khô, địa hình chủ yếu là thảo nguyên thích hợp cho chăn nuôi phát triển.
=> Văn hóa chăn nuôi du mục.
Đặc điểm
-Sống định cư, không thích di chuyển
=> Trọng tĩnh
- Tôn thờ sùng bái tự nhiên mong muốn hòa hợp với thiên nhiên.
- Cuộc sống định cư tạo nên tính cộng đồng cao.
=>Hình thành lối sống trọng tình,trọng văn trọng phụ nữ.
-Phương thức sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên nên hình thành kiểu tư duy tổng hợp biện chứng.
-Do tư duy tổng hợp biện chứng nên hình thành thái độ ứng xử linh hoạt mềm dẻo
-Sống du cư .nên có thói quen thích di chuyển =>trọng động.
- Tham vọng chinh phục, chế ngự tự nhiên.
- Yếu tố cá nhân được coi trọng .
=> Hình thành lối sống thích ganh đua, cạnh tranh,ứng xử độc đoán trong giao tiếp.
- Chăng nuôi du mục hình thành kiểu tư duy phân tích chú trọng vào từng yếu tố.
- Do kiểu tư duy này nên hình thành lối sống trọng lý, ứng xử theo nguyên tắc.
=> Thói quen tôn trọng pháp luật vì vậy mà hình thành rất sớm ở phương tây.

Sự phân biệt hai loại hình chỉ mang tính tương đối căn cứ vào yếu tố trội.
2. Điều kiện hình thành văn hóa Việt Nam:
 Điều kiện tự nhiên - Điều kiện lịch sử - xã hội - Chủ thể văn hóa - Thời gian văn hóa - Không gian văn hóa
I.1. Đặc điểm tự nhiên+ Vị trí và cấu tạo địa lí; - Việt Nam ở trung tâm Đông Nam Á…
+ Đặc điểm tự nhiên: - Địa hình đa dạng; - Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều; à xứ sở thực vật.
- Nhiều sông ngòi à đồng bằng phù sa. Bờ biển chạy dài suốt chiều dài đất nước (hơn 3.000 km).à vùng sông nước à trồng lúa nước.
à Phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước giữ vị trí chủ đạo,à là đặc trưng gốc chi phối sự hình thành các đặc trưng bản sắc của văn hóa Việt Nam.{Văn hóa Việt Nam = Văn hóa lúa nước}
I.2. Điều kiện lịch sử - xã hội
+ Đặc điểm lịch sử: - Liên tục bị xâm lược và đấu tranh chống xâm lược à giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa
+ Đặc điểm xã hội: - Thành phần xã hội: nông dân giữ vị trí chủ đạo; - Tổ chức xã hội: làng là đơn vị cộng đồng nền tảng; à văn hóa làng là hạt nhân cơ bản làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
I.3. Chủ thể văn hóa Việt Nam: Chủ thể văn hóa Việt Nam là những tộc người đã và đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam - đó là một cấu trúc đa tộc người, hiện nay gồm 54 dân tộc. Cấu trúc đa tộc người ở Việt Nam bao gồm:
1- Các tộc người bản địa:- Có mặt trên lãnh thổ Việt Nam từ thời tiền sử, xuất phát từ nhiều nguồn gốc nhân chủng và ngôn ngữ. à Chủ thể văn hóa Việt Nam là một cấu trúc đa tộc người à đa văn hóa. à Tộc người Việt (người Kinh) đóng vai trò chủ thể; à văn hóa của người Việt giữ vai trò hạt nhân đối với sự hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam.
I.4. Thời gian văn hóa Việt Nam: Nhân loại bắt đầu sáng tạo ra văn hóa khi nào? - Văn hóa khu vực Đông Nam Á được hình thành cách ngày nay khoảng trên 18.000 năm (thời tiền sử); - Văn hóa Việt Nam được định hình từ khi hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên của Việt Nam: nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng.
I.5. Không gian văn hóa Việt Nam: - Không gian văn hóa gốc: toàn bộ vùng Bắc bộ và bắc Trung bộ hiện nay.
- Theo tiến trình lịch sử, không gian văn hóa Việt Nam được mở rộng dần về phương Nam, đến vùng đồng bằng sông Cửu Long.
3. Loại hình văn hóa Việt Nam
Văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt điển hình.
 1-Người Việt thích cuộc sống định cư ổn định, không thích sự di chuyển, đổi thay à gắn bó với quê hương, xứ sở ( An cư lạc nghiệp)
à Bảo thủ, tự trị, hướng nội: ( Ta về ta tắm ao ta…)
 2- Cư dân nông nghiệp Việt Nam rất sùng bái tự nhiên:  Cầu mong mưa thuận gió hòa để có  cuộc sống no đủ (lạy Trời, ơn Trời…) Có nhiều tín ngưỡng, lễ hội sùng bái tự nhiên
3- Cuộc sống định cư tạo cho người Việt tính gắn kết cộng đồng cao
à xem nhẹ vai trò cá nhân: Một cây làm chẳng nên non…; - Xấu đều hơn tốt lỏi; - Thà chết một đống còn hơn sống một người…
4- Lối sống trọng tình nghĩa, ứng xử hiếu hòa, nhân ái, không thích dùng sức mạnh, bạo lực:
Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình; - Dĩ hòa vi quí; - Một sự nhịn chín sự lành; - Lời nói chẳng mất tiền mua…; - Yêu nhau chín bỏ làm mười…
5. Tư duy tổng hợp - biện chứng
 à ứng xử mềm dẻo, linh hoạt: - Tùy cơ ứng biến; - Liệu cơm gắp mắm;- Nhập gia tùy tục;- Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; - Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy
6-  Tư duy nông nghiệp nặng về kinh nghiệm, cảm tính: Trăm hay không bằng tay quen Sống lâu nên lão làng
à ứng xử tùy tiện, chủ quan: - Trông mặt mà bắt hình dong; - Yêu nên tốt, ghét nên xấu;
- Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười; - Thương nhau thương cả lối đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng…
à Những đặc điểm nổi bật trên đây của văn hóa truyền thống Việt Nam được thể hiện rõ nét trong tất cả các lĩnh vực:- Văn hóa vật chất - Văn hóa tinh thần - Văn hóa tổ chức xã hội.

4. Nêu các cơ tầng văn hóa đã góp phần hình thành nền hình thành nền văn hóa truyền thống Việt Nam:
I. Tầng văn hóa bản địa
1. Văn hóa Đông Nam Á thời tiền sử:
+ Dấu ấn văn hóa ĐNÁ tiền sử ở Việt Nam:- Văn hóa Núi Đọ, Sơn Vi- Văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn àNông nghiệp trồng trọt (lúa nước).
2. Văn hóa bản địa Việt Nam (thời sơ sử)
- Thời sơ sử là thời kì hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên của Việt Nam: nhà nước Văn Lang của các vua Hùng.
- Thời sơ sử tồn tại trong khoảng 2.000 năm trước Công Nguyên, với sự chi phối của các yếu tố:
- Văn minh lúa nước ; - Văn minh đồ đồng ; - Sự hình thành nhà nước
à định hình và phát triển rực rỡ nền văn hóa bản địa Việt Nam - văn hóa Đông Sơn.
+ Diện mạo văn hóa Đông Sơn:
- Không gian văn hóa: Bắc bộ và bắc Trung bộ.
- Thời gian văn hóa: 1.000 năm (từ TK VII tr.CN à TK III s.CN).
+ Phương thức sản xuất: - Nông nghiệp trồng lúa nước ; - Các nghề thủ công: làm mộc, đan tre nứa, nghề dệt, nghề sơn (sơn đồ mộc), làm thủy tinh,
+ Tổ chức xã hội: - Cư dân sống định cư, quần tụ thành làng   à cơ sở hình thành làng Việt truyền thống.
+ Phong tục: ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình, các tục ma chay, cưới xin cũng hình thành…
+ Lễ hội và tín ngưỡng nông nghiệp: Hội mùa, hội cầu nước, lễ hiến tế, hội khánh thành trống đồng…
+ Tín ngưỡng phồn thực và ý niệm về sự cặp đôi, đối ngẫu: trai/gái; đực/cái.
+ Các truyện thần thoại và truyền thuyết dân gian: Sự tích trăm trứng; Sự tích bánh chưng bánh dày; Sự tích quả dưa đỏ; Sự tích trầu cau; Thánh Gióng; Sơn Tinh Thủy Tinh; Chử Đồng Tử
II. Tầng văn hóa ngoại sinh
+ Hoàn  cảnh lịch sử:
- Năm 178 tr.CN, nước Âu Lạc bị thôn tính vào nước Nam Việt của Triệu Đà.
 - Năm 111 (tr.CN), nước Nam Việt bị nhà Hán thôn tính, vùng đất Âu Lạc à châu Giao Chỉ à thời kì Bắc thuộc.
- Năm 938 cuộc khởi nghĩa Ngô Quyền đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc kéo dài hơn 1.000 năm, bắt đầu kỉ nguyên độc lập tự chủ của các triều đại phong kiến Đại Việt.
1. Sự du nhập của văn hóa Trung Hoa:
Quá trình du nhập của Nho giáo: - Nho giáo ra đời ở Trung Hoa (TK VI – V tr.CN); - Du nhập vào Việt Nam: 10 TK đầu CN (Bắc thuộc); - Vùng ảnh hưởng trực tiếp: Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
Nội dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo: - Tam cương ; - Ngũ thường ; - Thuyết Chính danh
a. Tam cương Quân - thần: bề tôi phải trung với vua.;  - Phụ - tử: con phải hiếu lễ, phải phục tùng cha mẹ.;  - Phu - phụ: vợ phải trinh tiết với chồng
b. Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín
 - Nhân: tình người, yêu thương con người và vạn vật
 Nghĩa: sự đối xử công bằng, hợp lẽ phải
 Lễ: lễ giáo, thứ bậc, kỷ cương
 Trí: hiểu biết, sáng suốt, phân biệt đúng sai
 Tín: giữ lời hứa, sự trung thực, tin cậy.
à Tam cương, Ngũ thường:
- Là chuẩn mực của quan hệ ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội.
- Là biện pháp để xây dựng xã hội trật tự và ổn định.
- Là cơ sở để Nho giáo xác lập các tiêu chí xây dựng mô hình nhân cách con người lý tưởng:
 Nam nhi à Quân tử:{Tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ.}
Người quân tử mong kéo mọi người lên cao bằng mình, còn kẻ tiểu nhân muốn hạ tất cả mọi người xuống thấp như mình”. (Châm ngôn Trung Hoa)
Phụ nữ: - Tam tòng ; - Tứ đức
c. Thuyết Chính danh: Mỗi người phải làm đúng vai trò, danh phận của mình (Thượng bất chính thì hạ tắc loạn).
2. Sự du nhập của Phật giáo (Ấn Độ): Phật giáo ra đời tại Ấn Độ vào cuối TK VI à TK V tr.CN.
 Du nhập vào Việt Nam từ khoảng TK I tr. CN bằng hai con đường (từ Ấn Độ và Trung Hoa). Người sáng lập ra Phật giáo: Siddharta (Tất Đạt Đa) – Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni) – Buddha (Phật)
Tư tưởng, giáo lý của Phật giáo: Phật giáo là một hệ tư tưởng triết học – tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc, rộng rãi không chỉ ở phương Đông mà còn ảnh hưởng đến cả phương Tây.
v Triết học Phật giáo (triết học nhân sinh):
- Thuyết luân hồi:  sự lặp lại chu trình bất tận của kiếp nhân sinh ->Luật nhân – quả  Tư tưởng nghiệp báo.
- Thuyết vô ngã: phủ nhận bản ngã  à “chiến đấu với chính mình để nhường nhịn người khác”
- Thuyết vô thường: vạn vật biến đổi vô cùng theo chu trình: sinh - trụ - dị - diệt 
Triết lý nhân sinh của Phật giáo: Đời là bể khổ (vì luân hồi, nghiệp báo). Tìm giải pháp để giải thoát chúng sinh khỏi kiếp luân hồi (đạt tới Niết bàn) à cứu khổ cứu nạn, phổ độ chúng sinh.
v Giáo lý của Phật giáo:
- Tứ diệu đế (bốn chân lý vĩ đại): - Khổ đế: đời là bể khổ ; - Tập đế: nguyên nhân gây đau khổ ; - Diệt đế: có thể diệt trừ được nỗi khổ.; - Đạo đế: con đường diệt khổ để đạt tới giải thoát.
à Tu tâm sẽ giúp con người đạt đến “giác ngộ”  à từ bỏ tham sân si ; à hạnh phúc, an lạc.
+ Thế kỉ I à TK III, Luy Lâu là trung tâm Phật giáo lớn của khu vực: Phật giáo nhanh chóng được chấp nhận rộng rãi và khẳng định được vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.
à Kết quả của cuộc du nhập Nho giáo và Phật giáo:
= Sự dung hợp giữa tầng văn hóa bản địa với tầng văn hóa ngoại sinh à thay đổi cấu trúc văn hóa bản địa. Tạo nên cấu trúc văn  hóa truyền thống với ba yếu tố hạt nhân: - Nông nghiệp lúa nước; - Nho giáo; - Phật giáo
III. Giai đoạn định hình bản sắc văn hóa VN
- Các đặc trưng bản sắc của văn hóa truyền thống được định hình trong gần 10 TK (từ giữa TK X đến giữa TK XIX), trên nền tảng của thể chế nhà nước phong kiến Đại Việt.
- Năm 939 Ngô Quyền xưng Vương, dời đô về Cổ Loa (939 - 965).
- Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, dời đô về Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt (968 – 980).
- Năm 1010 Lý Công Uẩn lên ngôi, dời đô về Đại La, đặt tên kinh đô là Thăng Long.
- Năm 1054 vua Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt.
-  Năm 1225 Trần Thái Tông lên ngôi, lập nên triều đại nhà Trần (1225-1400)
- Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi, lập nên triều đại nhà Lê.
- Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long, đổi tên nước là Việt Nam, dời kinh đô vàoHuế.
- Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược, chấm dứt thời kì tự chủ của các triều đại phong kiến Đại Việt.
à Cấu trúc văn hóa truyền thống bắt đầu rạn nứt (do tiếp xúc với văn hóa phương Tây).
à Mở đầu quá trình chuyển đổi cấu trúc văn hóa từ truyền thống sang hiện đại.
Nhận xét:
Nền văn hóa truyền thống Việt Nam là sản phẩm của quá trình lịch sử lâu dài từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỷ XIX thông qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội đã hình thành các đặt trưng văn hóa theo thời gian đã hình thành nên bản sắc văn hóa riêng của dân tộc biểu hiện qua lối sống, thói quen, cách tư duy ứng xử…
Văn hóa truyền thống Việt Nam bao gồm hai cơ tầng văn hóa là tầng văn hóa bản địa và tầng văn hóa ngoại sinh.
Trong đó tầng văn hóa bản địa hình thành từ thời tiền sử và sơ sử nằm trong cơ tầng chung của văn hóa đông nam á đó là nền tảng của văn minh lúa nước. Và tầng văn hóa ngoại sinh là những yếu tố văn hóa được tiếp nhận qua quá trình tiếp xúc và giao lưu với hai nền văn hóa lớn của phương đông là trung hoa(nho giáo) và ấn độ(phật giáo) trong mười thế kỷ đầu công nguyên.
Nếu mười thế kỷ đầu công nguyên được coi là thời kỳ quá độ giao thoa với các  nền văn hóa ngoại sinh thì từ thế X đến XIX cùng với những hưng thịnh và suy vong của các triều đại phong kiến (ngô-đinh-lý-trần-lê-nguyễn) là thời kỳ định hình các đặc trưng bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam.


5. Văn hóa vật chất:
I. Văn hóa sản xuất vật chất
+ Phương thức sản xuất: - Nông nghiệp lúa nước tiểu nông tự túc tự cấp.
- Các nghề thủ công (sản xuất nông cụ và đồ dùng hàng ngày): nghề rèn, nghề gốm sứ, dệt vải, làm đồ gỗ, kim hoàn… à hình thành những làng nghề với các sản phẩm nổi tiếng
Kinh đô Thăng Long phát triển thành trung tâm buôn bán sầm uất với 36 phố phường chuyên doanh các mặt hàng thủ công (Thăng Long Kẻ chợ).
+ Các di sản văn hóa vật thể: - Kiến trúc kinh thành, lăng tẩm, đình, chùa… 
II. Văn hóa ẩm thực
Đặc trưng văn hóa ẩm thực:
+ Cơ cấu bữa ăn: CƠM - RAU – CÁ à Tính chất sông nước và thực vật  à Tận dụng tự nhiên - Lương thực chính trong bữa ăn là cơm.
- Từ gạo, nếp à cháo, phở, bún, miến, bánh đa, bánh cuốn, bánh chưng, bánh dầy… - Rau (dưa, cà) àthực vật -  và các loại thủy - hải sản à sông nước
+ Đồ uống:  - Nước uống thông dụng là nước chè xanh, chè trà.
+ Tính tổng hợp: - Trong cách chế biến thức ăn  - Trong cách ăn.
+ Tính linh hoạt: - Ăn uống theo mùa, theo vùng miền.- Ăn uống để điều hòa, cân bằng giữa cơ thể với môi trường. - Dụng cụ ăn
+ Tính cộng đồng:  - Bữa ăn của người Việt là ăn chung.  - Trong bữa ăn người Việt thích trò chuyện.
+ Tính mực thước, lễ nghi:- Ý tứ, nhường nhịn - Coi trọng lễ nghi    
III. Văn hóa trang phục
1. Kiểu trang phục truyền thống
- Trang phục của phụ nữ: váy, yếm, áo cánh, khăn chít đầu, thắt lưng.: - Trong các dịp lễ hội,  phụ nữ mặc áo dài  hoặc áo “mớ bảy  mớ ba”.
- Trang phục  nam giới thường ngày:  áo cánh, quần lá tọa. - Trang phục lễ tết, lễ hội: quần ống sớ, áo dài the đen.
2. Đặc điểm văn hóa trang phục
- Chất liệu may mặc: tận dụng các chất liệu tự nhiên (tơ tằm, tơ chuối, sợi bông, đay, gai...).
- Coi trọng tính bền chắc
- Ưa các gam màu tối: nâu, đen phù hợp với công việc lao động “chân lấm tay bùn”.
à Chất liệu và màu sắc: tận dụng và thích nghi với tự nhiên
- Thích trang phục kín đáo, giản dị , - Có ý thức về việc làm đẹp
IV. Văn hóa ở và đi lại
1. Văn hóa ở
 Tận dụng và thích nghi với tự nhiên:
Dấu ấn của xứ sở thực vật: Vật liệu làm nhà: tận dụng các loại vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa, rơm rạ, lá cọ, lá mía, ngói. Nhà ở thân thiệnvới môi trường: cây xanh bao bọc, chở che.
Dấu ấn sông nước: Thích làm nhà gần sông, suối, ven kênh rạch, Nhà sàn, Nhà mái cong hình thuyền, Dùng thuyền làm nhà ở
Ứng xử với xã hội: Kiến trúc nhà ở của người Việt mang tính cộng đồng à không gian mở  à Ngôi nhà truyền thống của người Việt phản ánh lối sống, cách tư duy, ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội, là sự thẩm thấu trong đó tâm hồn người Việt.
2. Văn hóa đi lại:
- Giao thông đường thủy chiếm ưu thế ; - Giao thông đường bộ kém phát triển, à Dấu ấn sông nước đã chi phối các hoạt động vật chất
à Thẩm thấu vào chiều sâu tâm thức, tư duy, trong cách nghĩ, cách nói của người Việt.
Các hoạt động vật chất của con người bao gồm: sản xuất vật chất, ăn, mặc, ở, đi lại, trước hết là để đáp ứng nhu cầu tồn tại, nhưng qua đó cũng thể hiện sự ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và xã hội  à đặc trưng văn hóa.

6. Văn hóa tinh thần:
I. Nền tảng triết học:
1. Nhận thức về không gian vụ trụ:
a. Thuyết Âm dương - Ngũ hành: Là một hệ thống quan niệm triết học của người Trung Hoa cổ đại nhằm khái quát bản chất và qui luật vận hành của vạn vật trong vũ trụ.
Nội dung cơ bản của thuyết Âm – dương: Quá trình hình thành vũ trụ:
Thái cực à Lưỡng nghi:  Âm  / Dương;  Đất  / Trời ; Gái / Trai
Lưỡng nghi sinh tứ tượng: Đất - Trời - Mặt trăng - Mặt trời ; Xuân - Hạ - Thu - Đông
à Tứ tượng à Bát quái: Càn (trời) – Đoài (đầm) – Ly (lửa) – Chấn (sấm) – Tốn (gió) – Khảm (nước) –Cấn (núi) – Khôn (đất).
à Biến hóa thành muôn vàn sự vật, tình huống, trạng thái trong tự nhiên / xã hội.
+ Qui luật tương tác Âm – Dương:- Âm – dương hợp thành mọi sự vật- Âm – dương tồn tại trong nhau, không thể tách rời:  trong âm có dương, trong dương có âm.
- Âm dương bù trừ nhau để tồn tại:- Âm dương chuyển hóa:  âm cực à dương; dương cực à âm
b. Thuyết Ngũ hành:
- Thuyết Âm dương à bản chất tinh thần (định tính) của vũ trụ.
- Thuyết Ngũ hành: cấu trúc vật chất (định lượng) của vũ trụ.
+ Nội dung của thuyết Ngũ hành:
- Vũ trụ được cấu tạo bởi năm loại vật chất cơ bản (5 hành): Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ  
+ Đặc tính cơ bản của mỗi hành: - Thủy (nước): lạnh, hướng xuống; -  Hỏa (lửa): nóng, hướng lên ; - Mộc (cây): dài, thẳng, sinh sôi; - Kim (kim loại): thanh tĩnh, thu sát;- Thổ (đất): nuôi lớn, hóa dục
à Có thể qui vạn vật trong vũ trụ vào một trong 5 hành:
+ Quan hệ tương tác của ngũ hành: Ngũ hành luôn vận động, tương tác với nhau theo hai hướng: - Tương sinh ;- Tương khắc
à Thuyết Âm dương và Ngũ hành được kết hợp với nhau để giải thích về bản chấtcấu trúc và sự vận hành của vũ trụ.
 à quan niệm về sự vận động biện chứng của vạn vật trong vũ trụ cũng như trong đời sống xã hội của con người.
à Những điểm tương đồng giữa thuyết Âm dương – Ngũ hành với triết học duy vật biện chứng?
 TRIẾT HỌC DUY VẬT BIỆN CHỨNG
v Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
      Mối liên hệ bên trong
      Mối liên hệ bên ngoài
§  Nguyên lý về sự phát triển:
      Lượng à chất
      Thống nhất – đấu tranh giữa các mặt đối lập.
      Phủ định của phủ định.
TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH
v Quan hệ tương tác:
      Âm dương 
      Ngũ hành
      Âm  dương chuyển hóa
      Âm dương đối lập/ bù trừ
      Ngũ hành vận động
      Ngũ hành sinh /khắc
2. Nhận thức về thời gian vũ trụ : - Lịch Âm – Dương; - Hệ đếm Can – Chi
a. Lịch Âm - Dương :
- Dựa theo chu kì xuất hiện của mặt trăng : à định ra đơn vị thời gian tính bằng tháng.
- Dựa theo chu kì mặt trời à xác định ngày ngắn nhất và dài nhất trong năm : à xác định 4 mùa trong năm.
b. Hệ đếm Can – Chi:
Thiên CanGiáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí.
Địa ChiTý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
3. Nhận thức về con người - Quan niệm con người là một tiểu vũ trụ: à áp dụng mô hình nhận thức vũ trụ vào việc nhận thức về con người.
+ Vũ trụ có âm – dương : à con người cũng có hai tính chất âm / dương
à Các bộ phận trong cơ thể người cũng   được phân thành âm / dương.
+ Vũ trụ cấu trúc theo Ngũ hành:  à cấu tạo và hoạt động của cơ thể người cũng theo nguyên lý Ngũ hành:
Ngũ quan: tai (thủy) – lưỡi (hỏa) – mắt (mộc) – mũi (kim) – miệng (thổ).
Ngũ tạng: thận (thủy) – tim (hỏa) – gan (mộc) – phổi (kim) – lá lách (thổ).
4. Ảnh hưởng của thuyết Âm – dương, Ngũ hành đối với đời sống và văn hóa tinh thần của người Việt:
+ Thuyết Âm dương - Ngũ hành là cơ sở hình thành các triết lí sống của người Việt:
- Triết lí về sự đối xứng, cặp đôi (Âm – Dương)
 - Triết lí sống quân bình (Già néo đứt dây; Đầy quá sẽ đổ…)
- Triết lí sống lạc quan (Trong rủi có may, trong họa có phúcKhổ trước sướng sau…)
+ Chi phối các hành động thực tiễn:
- Tính toàn diện (hai mặt) : - Tính vận động, biến đổi (lịch sử, cụ thể): - Tính quan hệ (tương tác lẫn nhau).
+ Ứng dụng trong đời sống văn hóa tâm linh: - Dùng thuyết Âm dương:  - Ngũ hành để coi tử vi, bói toán, chọn đất làm nhà, mai táng, xem việc hôn nhân, kết bạn, hợp tác làm ăn, …
+ Ứng dụng trong y học cổ truyền: Y học phương Đông chẩn đoán và chữa bệnh dựa trên nguyên lý về sự tương tác Âm dương và luật sinh / khắc của Ngũ hành giữa các bộ phận trong cơ thể người.
Câu hỏi: Hãy chỉ ra mối liên hệ giữa thuyết Âm dương – ngũ hành với việc hình thành triết lý sống lạc quan của người Việt. Nêu một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về triết lý sống này.
II. Tư tưởng và tôn giáo: Sự dung hòa giữa các hệ tư tưởng và tôn giáo: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáoà Tam giáo đồng nguyên       
1. Phật giáo: Giai đoạn đầu của thời Đại Việt, Phật giáo phát triển mạnh và đạt tới cực thịnh vào thời Lý – Trần (XI-XIII)    à quốc giáo.
- Từ TK XV à Nho giáo là quốc giáo:
- Tư tưởng, giáo lý Phật giáo đã lan tỏa và thấm sâu vào triết lý sống của dân tộc, với sự hiện diện của hàng ngàn ngôi chùa trên khắp mọi miền đất nước từ Bắc chí Nam.
+ Đặc điểm của Phật giáo trong văn hóa truyền thống Việt Nam: Tính nhập thế ,  Tính tổng hợp
a. Tính nhập thế: Phật giáo luôn đồng hành với cuộc sống của chúng sinh bằng những việc làm thiết thực: - Coi trọng tu tại gia – Phật tại tâm ,: - tích cực Tham gia các hoạt động xã hội.
b. Tính tổng hợp: Phật giáo Việt Nam dung hợp với các tín ngưỡng dân gian bản địa: - Dung hợp với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên; - Dung hợp với tín ngưỡng thờ Mẫu  - Dung hợp với các tín ngưỡng thờ thần, thánh, Thành Hoàng, thờ các anh hùng dân tộc…
+ Dung hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác: - Đạo Cao Đài (1926): Phật + Nho + Lão + Thiên Chúa giáo; - Đạo Hòa Hảo (1939): Phật giáo Tịnh Độ tông + Đạo Ông bà :
Đến nay, Phật giáo vẫn là tôn giáo lớn nhất, có ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi nhất ở Việt Nam: Mái chùa che chở hồn dân tộc; Nếp sống ngàn năm của tổ tiên .
à Phật giáo ảnh hưởng đến lối sống của người Việt:
Tích cực: - Coi trọng tu nhân tích đức vì sợ nhân quả, nghiệp báo.; - Đề cao tư tưởng hiếu hòa, nhân ái, vị tha.
Tiêu cực: -  Thủ tiêu bản ngã và khát vọng cá nhân.; -  Coi trọng an phận, nhẫn nhục, dĩ hòa vi quí. àtriệt tiêu tinh thần phản kháng.
2. Nho giáo trong cấu trúc văn hóa truyền thống Việt Nam :
Sự tiếp nhận và vận dụng Nho giáo một cách linh hoạt:- Tư tưởng trung quân,;- Khái niệm nhân, nghĩa; Tư tưởng trọng nam khinh nữ
Vai trò của Nho giáo trong văn hóa truyền thống: Trong suốt chiều dài lịch sử của xã hội phong kiến, Nho giáo đã chi phối sâu sắc và toàn diện đời sống văn hóa - tinh thần của xã hội Việt Nam.à Bầu khí quyển văn hóa Nho giáo.
Nho giáo đã chi phối các lĩnh vực:
+ Xây dựng chuẩn mực đạo đức xã hội: (Tam cương, ngũ thường, thuyết Chính danh)
+ Làm nền tảng để tổ chức, quản lý, duy trì sự ổn định của đời sống cộng đồng(từ trong gia đình đến ngoài xã hội).
à Ưu điểm: tạo nên một nền tảng xã hội trọng đạo đức, trọng lễ nghĩa, có tôn ti thứ bậc.
à Hạn chế: trói buộc con người trong tư tưởng về nghĩa vụ, bổn phận, kìm hãm sự phát triển ý thức về quyền cá nhân và tinh thần phản kháng à bảo thủ, trì trệ.
3. Đạo giáo:
- Đạo giáo triết học (Đạo gia):  - Là một hệ thống quan niệm triết học về vũ trụ quan của người Trung Hoa cổ đại do Lão Tử và Trang Tử sáng lập (Đạo Lão – Trang).
- Khái niệm trung tâm của Đạo gia: Đạo.  à Đạo được hiểu như một qui luật vô hình của vũ trụ, xuyên suốt, chi phối vạn vật.
Đạo giáo phù thủy:  Là một hỗn hợp nhiều luồng tín ngưỡng và ma thuật:
Đạo giáo thần tiên:  Là môn phái đạo giáo có tính chất quí tộc. Những người theo môn phái này được gọi là các Đạo sĩ, sống thoát tục, lên núi tu luyện phép thuật. Khi tu đắc đạo à thành Tiên, Thánh.
à Trong nền tảng tư tưởng của văn hóa truyền thống VN, Đạo giáo không phát triển thành một dòng tư tưởng độc lập, mà kết hợp với tư tưởng Nho giáo
à thái độ ứng xử của tầng lớp trí thức Nho học.
à Ba luồng tư tưởng: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo không bài xích nhau mà có sự dung hợp, hòa đồng
 à Tam giáo đồng nguyên (đồng qui): vì mục đích nhân văn, vì cuộc sống hòa mục, hạnh phúc cho con người (Nho trị thế, Phật trị tâm, Lão trị thân).
III. Ngôn ngữ và học thuật
1. Ngôn ngữ : - Trong di sản văn hóa truyền thống tồn tại cả hai loại chữ viết: chữ Hán và chữ Nôm; - Từ thời Lê trở đi (TK XIV – XV), chữ Nôm đã được dùng phổ biến trong đời sống và trong sáng tác văn chương.
2. Giáo dục và khoa học :
a. Giáo dục, thi cử- Các triều đại phong kiến rất quan tâm đến việc học hành và thi cử.
- Năm 1070, vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) cho xây dựng Văn Miếu.
- Năm 1075 vua Lý Nhân Tông (1066 – 1127) mở khoa thi đầu tiên để chọn lựa nhân tài
à lịch sử của nền giáo dục Việt Nam bắt đầu từ đây.
- Năm 1076 vua Lý Nhân Tông cho xây Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của nước Đại Việt để đào tạo con em quan lại, quí tộc.
- Đến TK XV (thời Lê), các trường tư được mở ở làng à đối tượng được đi học và đi thi được mở rộng cho tầng lớp bình dân. 
Đặc điểm của giáo dục Nho giáo:
1- Mục đích giáo dục: đào tạo người quân tử : à làm quan “trị nước chăn dân”.
à Đề cao vinh quang của người đỗ đạt (tục xướng danh, ban áo mão và đãi yến tiệc, vinh qui bái tổ, khắc bia tiến sĩ).
2- Nội dung giáo dục: Không coi trọng truyền thụ tri thức khoa học mà chủ yếu là giáo dục tư tưởng, đạo đức, lễ nghĩa, các phép ứng xử.
Các sách giáo khoa của Nho giáo:
Tứ thư: - Luận ngữ: ghi lại lời dạy của Khổng Tử ; - Đại học: dạy phép làm người để trở thành người quân tử ; - Trung dung: dạy cách sống dung hòa, không thiên lệch; - Mạnh Tử: ghi lại lời dạy của Mạnh Tử
Ngũ kinh: - Kinh thi: thơ ca dân gian TQ; - Kinh thư: truyền thuyết, lịch sử TQ; - Kinh lễ: ghi chép các nghi lễ; - Kinh dịch: tư tưởng triết học cổ TQ; - Kinh xuân thu: ghi chép các sự kiện xảy  ra ở nước Lỗ (quê hương Khổng Tử).
3- Phương pháp truyền thụ tri thức: Coi trọng việc ghi nhớ máy móc các tư tưởng của thánh hiền; àthầy đọc trò chép, học thuộc lòng.
Ảnh hưởng của giáo dục Nho giáo đến giáo dục Việt Nam hiện nay?
+ Tích cực?
+ Tiêu cực?
Khoa học:  - Không có các thành tựu khoa học tự nhiên ; - Chỉ có một số công trình sử học, y học cổ truyền.
IVNghệ thuật Việt Nam truyền thống:
1. Các loại hình nghệ thuật truyền thống- Văn chương; - Hội họa; - Điêu khắc; - Sân khấu dân gian; - Âm nhạc: các làn điệu dân ca
a. Văn chương truyền thống Việt Nam:
Đặc điểm: - Hai dòng văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm cùng song song phát triển.
c. Nghệ thuật sân khấu truyền thống:  - Chèo, múa rối nước: Bắc bộ; - Tuồng: Trung bộ; - Cải lương: Nam bộ.
Ngoài ra còn có các làn điệu dân ca truyền thống đặc trưng của mỗi vùng miền.
2. Đặc điểm của nghệ thuật truyền thống:Tính tổng hợp; - Tính biểu cảm:à dấu ấn văn hóa nông nghiệp trồng trọt
a. Tính tổng hợp: + Nghệ thuật sân khấu: - Tổng hợp các loại hình ca – múa – nhạc; - Không có sự phân chia các thể loại bi / hài à tạo cảm xúc thẩm mỹ tổng hợp cho người xem (chèo Quan Âm Thị Kính…).
+ Âm nhạc:  Đàn bầu chỉ có một dây nhưng có thể phát ra đủ mọi âm thanh với cao độ, trường độ như ý muốn.
b. Tính biểu cảm:
+ Âm nhạc: - Đề tài: tình yêu quê hương, đôi lứa…- Giai điệu: trữ tình, sâu lắng, tốc độ chậm, âm sắc trầm, chú trọng luyến láy..à đàn bầu rất thích hợp để thể hiện tâm trạng, cảm xúc trầm buồn, sâu lắng.
- Vũ kịch Việt Nam thường gắn với những động tác tay mềm dẻo, uyển chuyển, biểu cảm bằng ánh mắt và các động tác cơ thể.
V. Văn hóa giao tiếp:  Văn hóa giao tiếp của người Việt bị chi phối bởi; - Lối sống nông nghiệp trồng trọt; - Quan niệm Nho giáo        
a/Dấu ấn nông nghiệp trồng trọt:
+ Tính cộng đồng: - Coi trọng việc giao tiếp (Lời chào cao hơn mâm cỗ).; - Thói quen tìm hiểu, quan sát, đánh giá đối tượng giao tiếp.
+ Ứng xử trọng tình: - Đặt tình cao hơn lý: {Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình…Yêu nhau chín bỏ làm mười…}
- Giữ ý, nhường nhịn, cả nể: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.; Học ăn học nói, học gói học mở. Một sự nhịn, chín sự lành…   
- Thái độ đắn đo, cân nhắc, thiếu tính quyết đoán trong trong giao tiếp (thích nói vòng vo, đưa đẩy, bóng gió):
      Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người dại nửa mừng nửa lo…
Dấu ấn Nho giáo:- Trọng danh dự hơn giá trị vật chất:{Tốt danh hơn lành áo….Đói cho sạch, rách cho thơm…Giấy rách phải giữ lấy lề….Trâu chết để da, người ta chết để tiếng
- Coi trọng thứ bậc à sĩ diện:  Ở đời muôn sự của chung, hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi. Đem chuông đi đánh nước người, không kêu cũng đánh ba hồi lấy danh.; Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp,…Tốt khoe, xấu che
- Tâm lý sợ dư luận, tai tiếng: Trăm năm bia đá thì mòn …;  Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ…
à dư luận trở thành một thứ vũ khí có uy lực để ràng buộc cá nhân với cộng đồng, duy trì sự ổn định của làng xã.
VI. Tín ngưỡng, phong tục, lễ tết, lễ hội
VI.1. Tín ngưỡng : - Tín ngưỡng phồn thực; - Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng; - Tín ngưỡng thờ Mẫu (sùng bái tự nhiên) - Tín ngưỡng thờ Tứ Bất tử; - Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; - Tín ngưỡng thờ Thổ Công (Gia Thần)
VI.2. Phong tục:   - Phong tục hôn nhân; - Phong tục tang ma- Phong tục trong lễ tết, lễ hội.

7. VĂN HÓA TỔ CHỨC XÃ HỘI:
Trong xã hội phong kiến thời Đại Việt, các đơn vị tổ chức cộng đồng chủ yếu bao gồm:  Gia đình - Làng xã - Quốc gia-  Đô thị?
I. Văn hóa gia đình Việt Nam truyền thống : - Gia đình; - Gia tộc
Đặc điểm gia đình Việt Nam truyền thống: - Sự chi phối của lối sống nông nghiệp; - Sự chi phối của tư tưởng Nho giáo
Sự chi phối của văn hóa nông nghiệp:
Tính cộng đồng:  Gia đình gồm nhiều thế hệ cùng chung sống (tam đại, tứ đại đồng đường)  à các thành viên gắn bó, phụ thuộc nhau: Trẻ cậy cha, già cậy conCon dại cái mang
Sự chi phối của quan niệm Nho giáo: Tổ chức gia đình theo chế độ phụ quyền; Chế độ gia đình đa thê; Coi trọng tôn ti, thứ bậc, lễ giáo; à Tư tưởng trọng nam khinh nữ (nam tôn nữ ti).
Gia tộc Việt Nam truyền thống: - Nhiều gia đình trong một dòng họ tập hợp, liên kết thành một gia tộc.; - Sống quần tụ trong một làng; - Gắn kết với nhau bởi nhiệm vụ thờ cúng tổ tiên; - Là chỗ dựa cho các gia đình về vật chất và tinh thần.
II. Văn hóa làng Việt truyền thống: Do lối sống định cư à làng là cộng đồng có vai trò nòng cốt, làm nền tảng cho tổ chức xã hội Việt Nam (bản làng, buôn làng, thôn, ấp, phum, sóc).
Đặc trưng văn hóa làng. Tính Cộng Động Trong Văn Hóa Làng
1/Cơ Sở Hình Thành Tính Cộng Đồng
-Phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước: Cuộc sống định cư quan hệ huyết thống, láng giềng; Tính chất thời vụ nông nghiệp : à cần sự tương trợ trong LĐSX
-Điều kiện tự nhiên & xã hội đặc biệt: Thiên taiĐịch họa; => Phải đoàn kết để tạo nên sức mạnh
BIỂU HIỆN TÍNH CỘNG ĐỒNG TRONG VĂN HÓA LÀNG
Nếp sống: gắn bó, sẻ chia, đùm bọc
Tín ngưỡngthờ chung vị Thành Hoàng làng
Phong tục , lễ hội: hôn nhân, hội hè, đình đám
Tác động của tính cộng đồng đến lối sống, tư duy và ứng xử của người Việt xưa và nay:
Tích cực: Tinh thần đoàn kết tương trợ, {Tay đứt ruột xót Môi hở răng lạnh Chị ngã em nângLá lành đùm lá rách}
à Ứng xử trọng tình
Tiêu cực: Tư tưởng bè phái, bao che, chủ nghĩa thân quen {Tát nước theo mưaRút dây động rừng..}
Tâm lý dựa dẫm, ỷ lại; Ứng xử cào bằng, kìm hãm vai trò cá nhân
2-Tính tự trị: - Cơ sỡ hình thành tính tự trị:
Phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước:  =>  Sống định cư, không thích sự di chuyển, đổi thay.
Phương thức sản xuất nông nghiệp tiểu nông:  Mỗi làng là một đơn vị kinh tế độc lập, tự cung tự cấp, àhướng nội, khép kín
Về không gian địa lý :  Mỗi làng sống quần tụ trong một không gian khép kín
Về tình cảm: Các thành viên trong làng đều có quan hệ họ hang, Giao lưu tình cảm khép kín trong phạm vi làng
Về tổ chức hành chính : Làng có chức năng  tự quản: - Luật pháp - Lập pháp - Hành pháp
Hương ước – tập tục – lệ làng: là luật pháp của mỗi làng, được cụ thể hóa, gắn liền với phong tục tập quán và ăn sâu vào tâm thức cư dân trong làng tồn tại song song với luật pháp nhà nước nhưng có hiệu lực hơn{ Phép vua thua lệ làng}
ràng buộc các thành viên trong làng vào một nề nếp, khuôn phép, tạo thành nếp sống chung ổn định của mỗi làng.
 =>Mỗi làng tồn tại như một “vương quốc” nhỏ khép kín,  độc lập với làng khác và tự chủ trong quan hệ với  quốc gia => Tự Trị
Tác động của tính tự trị đến lối sống, tư duy và tính cách của người Việt xưa và nay:
Tích cực:Tinh thần độc lập, tự chủ
Tiêu cực: Tư tưởng địa phương cục bộ {Phép vua thua lệ làngNhập gia tùy tục }Lối sống khép kín, bảo thủ {Đóng cửa bảo nhau}
+ Trên nền tảng của phương thức sản xuất  nông nghiệp tiểu nông đã hình thành hai đặc trưng cơ bản của văn hóa làngtính cộng đồng  tính tự trị
III. Văn hóa tổ chức quốc gia  Quốc gia - Đất nước đối với người Việt là một khái niệm gắn bó thiêng liêng; - Là cộng đồng xã hội quan trọng thứ hai sau làng.
III.1. Tổ chức nhà nước phong kiến Đại Việt : - Tổ chức theo mô hình nhà nước phong kiến trung ương tập quyền; - Nhà nước phong kiến Đại Việt quản lí xã hội bằng luật pháp;
+ Các bộ luật thời phong kiến Đại Việt: Năm 1042 (nhà Lý): Luật hình thư;  Năm 1244 (nhà Trần): Quốc triều hình luật ;  Năm 1483 (Lê Thánh Tông): Luật Hồng Đức;  Năm 1815 (nhà Nguyễn): Luật Gia Long
à Từ khi có bộ luật chính thống, các quan hệ xã hội bị khuôn vào thiết chế của nhà nước phong kiến. Pháp luật thời phong kiến bị chi phối bởi các đặc trưng văn hóa truyền thống:
+ Sự chi phối của văn hóa nông nghiệp:
Tính cộng đồng: chịu trách nhiệm hình sự liên đới (quan hệ huyết thống, hôn nhân, láng giềng).à Người dân trong xã hội phong kiến không được pháp luật công nhận với tư cách cá nhân, mà họ bị hòa tan trong cái chung của cộng đồng họ mạc, làng xã.
Tính tự trị: Luật tục của làng có hiệu lực hơn luật pháp của nhà nước (Phép vua thua lệ làngà hình thành thói quen hành xử không tôn trọng pháp luật.
+ Sự chi phối của Nho giáo: Tam cương, Ngũ thường vừa là đạo lý và cũng là pháp lý: - Tội bất trung bị xử nặng nhất
-  Quốc triều hình luật qui định nghĩa vụ của con cái:  Không được kiện cha mẹ (điều 511);  Phải che giấu tội của cha mẹ (điều 504);  Chịu thay hình phạt cho cha mẹ (điều 38)…
III.2. Ý thức về quốc gia – dân tộc của người ViệtÝ thức về quốc gia – dân tộc của người Việt thể hiện ở hai tư tưởng nổi bật: Lòng yêu nước, ý thức độc lập dân tộc và Tinh thần đoàn kết cộng đồng
Do điều kiện tự nhiên và lịch sử đặc biệt:  Ranh giới quốc gia khá biệt lập, Thiên tai,  Liên tục phải chiến đấu chống giặc ngoại xâm à lòng yêu nước, ý thức về độc lập chủ quyền  à tinh thần đoàn kết dân tộc.àĐó là các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc ta, đã được tích tụ, hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử à trở thành đạo lý sống của người Việt à là nhân tố cơ bản đứng đầu trong bảng giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. Các giá trị tinh thần truyền thống ấy thực chất là sự mở rộng các đặc trưng văn hóa làng ở cấp độ quốc gia.
+ Tính tự trị làng xã à ý thức về độc lập, chủ quyền quốc gia:
- Ở cấp độ làng: Trống làng nào làng ấy đánh…,
- Ở cấp độ quốc gia:  Sông núi nước Nam vua Nam ở… (Lý Thường Kiệt)
 Như nước Đại Việt ta từ trước… (Nguyễn Trãi)
+ Tính cộng đồng làng xã à tinh thần đoàn kết dân tộc:
Ở cấp độ làng: Chị ngã em nâng; Lá lành đùm lá rách; Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ...
- Ở cấp độ quốc gia: Nhiễu điều phủ lấy giá gương…; Bầu ơi thương lấy bí cùng
Quan hệ nhà à làng à nước? à Đối với người Việt, Quốc gia - Đất nước gắn bó thân thương, gần gũi như là một ngôi làng lớn (đất nước là sự mở rộng của làng - là một “siêu làng”).
IV. Văn hóa đô thị Việt Nam thời phong kiến: - Đô thị không phát triển: - Bị chi phối bởi nông thôn
V. Hệ giá trị của văn hóa truyền thống Việt Nam:  Là những đặc trưng văn hóa tiêu biểu Có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng,  Đã được đánh giá, chọn lọc qua trường kì  lịch sử  Làm nên cốt lõi của sức sống dân tộc à Chi phối đến lối sống và cách ứng xử của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng.
à Sản phẩm của quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội đặc biệt: Nền tảng văn hóa Đông Nam Á,  Chống thiên tai – địch họa,  Tiếp thu Nho giáo – Phật giáo
à Hệ giá trị văn hóa truyền thống được biểu hiện qua những đặc trưng tiêu biểu: Tình cảm gắn bó với nguồn cội, làng xóm, quê hương. Lòng yêu nước và ý thức sâu sắc về độc lập chủ quyền dân tộc. Ý thức liên kết cộng đồng và tinh thần đoàn kết dân tộc bền chặt. Tinh thần tự lực, tự cường, ý chí vượt khó khăn, gian khổ và đức tính cần cù, chịu khó, tiết kiệm. Lối sống trọng tình, nhân ái, hòa hiếu, bao dung. Lối ứng xử mềm dẻo, linh hoạt và khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh. Tinh thần hiếu học và tôn sư trọng đạo.

8. Ảnh hưởng của thuyết âm dương ngũ hành với tâm lý sống của người Việt:
- Triết lý về cân xứng-cặp đôi: trong tâm thức của người việt âm – dương luôn tồn tại cặp đôi có cân bằng âm dương thì sự vật mới hoàn thiện,trọn vẹn hợp quy luật. Các cặp đôi thường sử dụng  như: ông bà, cha mẹ, trời đất, sông núi…
-Triết lý sống quân bình hài hòa: người việt quan niệm trạng thái tồn tại tối ưu của của mọi sự vật hiện tượng từ tự nhiên đến xã hội là sự cân bằng hài hòa âm dương. Đầy quá sẽ đổ, già néo đứt dây, hồng nhan bạc mệnh…Từ đó cố gắng duy trỳ trạng thái âm dương bù trừ trong ăn uống, làm nhà cho đến ứng xử. Phê phán thái độ sống cực đoan: sướng lắm khổ nhiều, trèo cao ngã đau. Yêu nhau lắm cắn nhau đau. Chính triết lý quân bình khiến cho người  việt thường an phận không hiếu thắng.
- Triết lý sống lạc quan: thường có cái nhìn bình tĩnh trước mọi sự biến: trong rủi có may hay trong họa có phúc…Nhận thức được sự chuyển hóa âm-dương người việt có cái nhìn biện chứng về cuộc sống: không ai giàu…, khổ trước sướng sau…

9.Hãy trình bày đặc điểm của văn hóa gia đình Việt Nam truyền thống và lý giải nguyên nhân

 - Gia đình người Việt mang nhiều nét đặc thù Á Đông, độc đáo, khác gia đình phương Tây, chịu ảnh hưởng mạnh của Khổng giáo: chẳng hạn, trọng nam khinh nữ, con trai nối dõi tông nhằm lưu truyền nòi giống và thờ phụng, nhớ ơn sinh thành của tổ tiên. Vấn đề dòng dõi, nối dõi rất được coi trọng, bởi chỉ có con trai mang họ bố.
 - Vừa đề cao tính cộng đồng (tức địa vị chi phối tuyệt đối của tập thể gia đình đối với mỗi thành viên), tinh thần vì lợi ích chung, vừa coi trọng đúng mức vai trò cá nhân; vừa coi trọng tập thể gia đình; vừa tôn trọng giới hạn tự do cá nhân. Tuy nhiên, rất dễ nhận thấy tính cộng đồng, tính tập thể thường lấn át, tới mức, người phương Tây cho rằng ở gia đình Việt có một "chủ nghĩa cộng đồng".
 - Về cơ bản, phụ nữ (người vợ, người mẹ...) có địa vị bình đẳng với nam giới (người chồng, người cha...), được quy định bởi nền văn hoá nông nghiệp lúa nước, tự cung tự cấp và hoàn cảnh sống của gia đình Việt. Về bản chất, người nam giới có vai trò, vị trí trong đối ngoại, còn người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đối nội, trong điều hành gia đình (nội tướng).
 - Không chỉ duy lý (địa vị các thành viên) mà chủ yếu là duy tình. Tình nghĩa trong gia đình người Việt được đề cao (tình nghĩa cha con, mẹ con, vợ chồng, tình nghĩa giữa gia đình với họ tộc, hàng xóm láng giềng). Đó là văn oá nghĩa tình rất Á Đông.
 - Gia đình người Việt thuộc loại gia đình phụ quyền, ngoài ở chỗ trọng nam như đã nói, còn ở chỗ con cái truyền theo dòng bố và mang tộc danh phía bố (nối dõi, nối họ; đẻ con gái sẽ "mất họ"...). Tuy nhiên, tính chất phụ quyền này, nhiều khi chỉ mang tính đối ngoại, hình thức.
 - Gia đình người Việt còn nổi lên tính chất gia tộc, dòng họ (quan hệ huyết thống), một cộng đồng lớn hơn, có nhà thờ họ, có tộc ước, gia phong, gia phạm, gia lễ, gia quy... tức là sự gắn bó chặt chẽ quan hệ nhà -tộc họ-làng, nước... Những đặc điểm trên của gia đình người Việt xuất hiện ở tất cả các loại hình gia đình: gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng, gia đình truyền thống và gia đình hiện đại, gia đình đầy đủ và gia đình không đầy đủ, gia đình nông thôn và gia đình đô thị... Với tư cách là một tế bào xã hội; gia đình tổng hoà nhiều mối quan hệ xã hội đa chiều, biểu hiện những giá trị văn hoá đầy sức sống, với phong vị Á Đông độc đáo. Gia đình người Việt cùng gia đình các tộc người khác đang chung sức, chung lòng cho sự phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh. Ở dân tộc Việt Nam nói chung và người Việt nói riêng, gia đình là phạm trù xã hội để chỉ một cộng đồng nhỏ, một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở hôn nhân và huyết thống; một đơn vị xã hội, một tế bào xã hội; một mắt xích trong chuỗi liên hệ cá nhân-gia đình-làng-nước; một thiết chế xã hội cơ bản; một đơn vị đạo đức, văn hoá, tín ngưỡng. Gia đình là một khái niệm mở (nội dung co giãn), tuỳ địa vực, tộc người, lịch sử hay tuỳ giác độ quan tâm khác nhau mà có những cách định nghĩa khác nhau.

10.Tại sao nói, trong tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống, làng tồn tại như một đại gia đình?
Gia đình là một tế bào của xã hội và nhiều gia đình cùng chung sống gắn bó tạo thành làng do đó làng cũng giống như đại gia đình. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình dựa vào mối quan hệ huyết thống thì sự gắn kết trong làng cũng dựa vào mối quan hệ quyết thống, gia đình có tôn ty thứ bậc làng cũng vậy, gia đình có tổ tiên thì làng có thành hoàng làng. Gia đình đoàn kết gắn bó thì biểu hiện thành tính cộng đồng trong văn hóa làng.
11.Hãy giải thích ý kiến cho rằng trong tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống, làng tồn tại như một tiểu vương quốc:
Làng tồn tại như một quốc gia thu nhỏ vì những yếu  tố sau đây:
            Đầu tiên về vị trí địa lý thì làng cũng có đường  biên giới như một quốc gia, giới hạn của làng là những lũy tre bao bọc xung quanh, có cổng làng như cửa khẩu của một quốc gia nơi ra vào làng .
            Kế đến làng cũng có bộ máy hành chính như một quốc gia với các tổ chức như dân hàng xã, hội đồng kỳ mục và lý dịch.
            Cư dân trong làng luôn tương trợ, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, chống thiên tai địch họa, đói kém …tạo sự đoàn kết gắn bó chặc chẽ giống như sự thống nhất của một quốc gia.
Nếu quốc gia có quốc tổ Hùng Vương thì làng có thành hoàng làng, làng có phân biệt trên dưới thì quốc gia có tôn ty thứ bật.

12. Phân tích tác động hai mặt của toàn cầu hóa đối với văn hóa của giới trẻ Việt Nam hiện nay:
Mặt tích cực mà toàn cầu hóa đem lại là góp phần kích thích cạnh tranh, thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển, làm tăng tốc độ phát triển kinh tế. Trong điều kiện toàn cầu hóa giới trẻ có điều kiện tiếp xúc với các nền văn hóa phong phú, hưởng thụ được các sản phẩm văn hóa đa dạng của nhân loại. Cọ xát với các nền văn hóa mới là điều kiện để đào thải những đặc trưng văn hóa lỗi thời không phù hợp. Đồng thời thông qua giao lưu với các nền văn hóa giơi trẻ hiện nay sẽ làm giàu thêm nền văn hóa truyền thống bởi những giá trị văn hóa tiên tiến đương đại.
            Tuy nhiên toàn cầu hóa cũng mang lại những hệ lụy tất yếu như làm xói mòn những giá trị truyền thống của dân tộc như lối sống trọng tình, sự bền vững của gia đình và tính ổn định của xã hội và sự tha hóa về đạo đức lối sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay là minh chứng cụ thể do toàn cầu hóa mang lại.
            Toàn cầu hóa kinh tế mang theo những hưởng thụ giá trị  vật chất tạo lối sống ăn chơi sa đọa, bạo lực thực dụng tác động đến lối sống giản dị tiết kiệm của người việt nam mà đặc biệt là giới trẻ.
            Tốc độ đô thị hóa đã làm cho tính cộng đồng một giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa làng bị may một, quan hệ gia đình lỏng lẻo …
Vào giai đoạn giao thời của văn hóa việt nam hiện nay cái cũ chưa mất đi cái mới chưa định hình sẽ không tránh khỏi hiện tượng xô bồ lẫn lộn, xấu tốt đan xen khó kiểm soát thậm chí có lúc cái xấu lấn át cái tốt đây là sự nguy hiểm cho giới trẻ hiện nay với nhịp sống luôn vồ vập với cái mới thì khó định hình một chuẩn mực sống cho phù hợp và đấy cũng một trong những nguyên nhân sịnh ra các loại tội phạm đáng báo động trong thanh niên hiện nay.
13.Cho biết các cuộc giao lưu văn hóa quan trọng trong tiến trình văn hóa Việt Nam và phân tích ý nghĩa của các cuộc giao lưu văn hóa ấy:
- Giao lưu văn hóa Việt – Hán từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ X. Sự du nhập với rất nhiều yếu tố văn hóa của Trung Hoa nổi trội là tư tưởng nho giáo trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội về phong tục, nề nếp, thể chế chính trị và đạo đức. Văn hóa bản địa cùng với sự du nhập của các yếu tố mới của nền văn hóa ngoại sinh đã định hình cho nền văn hóa truyền thống.
-Giao lưu văn hóa Việt – Pháp từ 1858 đến 1954 đây là bước khởi đầu cho sự chuyển đổi cấu trúc của văn hóa việt nam từ truyền thống sang hiện đại, nền văn minh công nghiệp phương tây thực sự tác động một cách toàn diện sâu sắc trên mọi lĩnh vực :
+Đời sống vật chất : nhiều con đường trải nhựa, nhà máy mọc lên , đô thị phát triển mạnh mang dáng dấp tây phương , công nghiệp khai thác phát triển, các phương tiện giao thông hiện đại xuất hiện , sự thay đổi về cấu trúc nhà và trang phục truyền thống ngày càng rõ nét.
+Văn hóa xã hội: đô thị và giao thương buôn bán phát triển làm xuất hiện giai tầng mới trong xã hội và tồn tại song song hai hình thái kinh tế. Yếu tố cá nhân được khẳng định.
+Tinh thần : tư tưởng nho giáo bị phân hóa và mất dần vai trò lịch sử , thay thế bằng các luồng tư tưởng văn hóa tây phương. Chữ quốc ngữ thay dần chữ hán nôm trong việc ghi chép. Nhiều hình thức thể loại văn học và giáo dục của tây phương được tiếp thu một cách chọn lọc
            Có thể nói trải qua bước ngoặc lịch sử này bản sắc văn hóa dân tộc không bị mất đi mà nó đã dung hòa các yếu tố mới của văn hóa ngoại sinh để làm giàu thêm văn hóa truyền thống trong quá trình hội nhập với văn hóa nhân loại.
-Giao lưu văn hóa Việt -Mỹ: thời gian diễn ra từ 1954 – 1975 cuộc du nhập này đã làm cho nền kinh tế hàng hóa phát triển theo đó lối sống năng động  cở mở phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân tuy nhiên lại quá đề cao văn minh vật chất, nặng về lối sống thực dụng , tự do, phóng túng  và chữ nghĩa cá nhân.
-Giao lưu văn hóa Việt- Liên Xô – Đông Âu: thời  gian diễn ra từ 1954 – 1991 ,không gian chủ yếu ở bắc việt thông qua giao lưu hợp tác giúp đỡ phát triển về kinh tế tuy nhiên do không mở rộng với các nước ngoài hệ thống xhcn cùng với nền kinh tế bao cấp đã tạo nên sự trì trệ về kinh tế, bảo thủ trong tư duy và đơn điệu về văn hóa.

14.Nêu tóm tắt các giai đoạn chính trong tiến trình văn hóa Việt Nam và cho biết ý nghĩa của mỗi giai đoạn:
- Giai đoạn 01: Trước công nguyên thời Văn Lang – Âu Lạc => văn hóa nông nghiệp lúa nước
- Giai đoạn 02: Thời kỳ hóa độ từ văn hóa bản địa sang văn hóa truyền thống với 1000 năm tiếp xúc văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ
-Giai đoạn 03: Định hình bản sắc văn hóa truyền thống thời kỳ phong kiến từ giữa thế kỷ thứ X đến giữa thế kỷ XIX => Văn hóa nông nghiệp chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo và Phật giáo.
-Giai đoạn 4: Thời kỳ quá độ từ văn hóa truyền thống sang văn hóa hiện đại thời gian từ 1858 đến nay diễn ra hết sức xô bồ phức tạp cái cũ chưa bỏ đi nhưng cái mới cũng chưa hình thành cũ mới đan xen cấu trúc văn hóa chưa định hình .

15.Đặt trưng của văn hóa truyền thống ảnh hưởng đến lối ứng xử với pháp luật của người việt xưa và nay:
-Tính cộng đồng : cả nể bao che trọng tình , chủ nghĩa thân quen.
-Tính tự trị khép kín : cư dân chỉ tuân thủ luật tục lệ làng hiểu rõ nó hơn pháp luật . Phép vua thua lệ làng..
- Ứng xử mềm dẻo linh hoạt nên lách luật.
-Tư duy nông nghiệp cảm tính chủ quan nên ứng xử tùy tiện với pháp luật.
- Ảnh hưởng của tư tưởng phật giáo: tính nhẫn nhục chịu đựng, vị tha nên thường dĩ hòa vi quý không muốn nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.
16. Vì sao nho giáo không ảnh hưởng nhiều trong 1000 năm Bắc thuộc ?
Du nhập vào việt nam bằng con đường theo chân quân xâm lược và là công cụ của giai cấp thống trị nên không phù hợp với tầng lớp người dân lao động .
17. Phân tích nguyên nhân phân chia sỹ nông công thương ?
Chủ yếu do phương thức sản xuất và nho học
Sĩ  là tầng lớp trí thức, có học. Nông là nông dân. Công là tầng lớp tiểu thủ công nghiệp. Thương là người buôn bán, kinh doanh. Ông cha ta xưa đã xếp 4 tầng lớp, nghề nghiệp trong xã hội theo thứ tự như ta đã thấy. Qua đó mới rõ người Việt ta có truyền thống trong sự học hành, kiến thức như thế nào vậy nên mới xếp sĩ lên hàng thứ nhất, trên tất cả mọi tầng lớp khác. 
Tiếp sau trí thức là nông dân đã được ông cha ta coi trọng ở hàng thứ hai, chỉ đứng ngay sau trí thức. Như vậy, những người sản xuất ra lương thực cũng như ông cha đề cao, bởi “có thực mới vực được đạo”. 
            Trong 4 tầng lớp xã hội kể trên, thương (buôn bán) được ông cha ta xếp cuối cùng, có nghĩa so với 3 đối tượng trên, vai trò, vị trí không cần thiết, không quan trọng. Trong quan niệm, người Việt ta xưa cho rằng nghề kinh doanh chỉ là buôn nước bọt, mua chỗ này rẻ rồi bán chỗ kia đắt, ăn chênh lệnh, không làm ra của cải vật chất, sản phẩm tinh thần cho xã hội. 
            Tuy nhiên, xã hội ngày nay đã thay đổi so với trước, nên mọi quan niệm cũng được thay đổi theo. Cả 4 tầng lớp sĩ, nông, công, thương đều có vai tò, vị thế ngang nhau trong xã hội, vì không ai thay thế được ai. Và 3 tầng lớp còn lại (nông, công, thương) muốn tồn tại, có tác dụng cho xã hội cũng phải học hành, trau dồi trí thức, văn hóa như sĩ vậy. Đặc biệt là trong bối cảnh đất nước ta chủ trương mở cửa để hội nhập với thế giới, thực hiện công cuộc đổi mới đưa nước nhà tiến kịp các nước trong khu vực và toàn cầu thì thương chẳng những không bị coi thường như trước mà còn được đặc biệt coi trọng.
18 . Một số câu tục ngữ ca dao:
- Tính gắn kết cộng đồng:
Bán an hem xa mua láng giềng gần
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
-Ứng xử trọng tình
Lá lành đùm lá rách.Bầu ơi thương lấy bí cùng… Chị ngã em nâng
- Ứng xử tình hơn lí:
Một bồ cái lý không bằng tý cái tình.Nhất thân nhì quen tam thần tứ thế. Yêu nhau chính bỏ làm mười. Thương nhau củ ấu cũng tròn , Ghét nhau quả bồ hòn cũng méo.
- Đề cao vai trò phụ nữ:
Lệnh ông không bằng còng bà.Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng. Nhất vợ nhì trời. Ba đồng một mớ…

-Tư duy tổng hợp biện chứng nặng cảm tính:
Lão nông tri điền. Trăm hay không bằng tay quen. Nhìn mặt bắt hình dong.
- Thói quen ứng xử tùy tiện:
Yêu nhau cau sáu bổ ba… Thương nhau mọi việc chẳng nề đẫu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng.
-Ứng xử mềm dẻo linh hoạt:
 Ở bầu thì tròn, ở ống thi dài. Đi với bụt….Tùy cơ ứng biến.
-Triết lý sống lạc quan:
Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời. Khổ trước sướng sau. …
- Truyền thống hiếu học và tôn sư:
Một kho vàng không bằng một nang chữ, chắng yêu ruộng cả ao liền chỉ yêu cái bút cái nghien anh đồ. Anh về học lấy chũ nho chính trăng em đợi mười thu em chờ. Muốn sang thì bắt cầu kiều muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
- Trọng danh dự hơn vật chất:
Tốt danh hơn lành áo. Đói cho sạch rách cho thơm. Trâu chết để da người chết để tiếng. Giấy rách phải giữ lấy lề.
-Bệnh sỹ diện: ở đời muôn sự tại chung , hơn nhau một tiếng anh hung mà thôi.Đem chuông đi đánh xứ người , không kêu cũng đánh ba hồi lấy danh. Một quan tiền công không bằng một đồng tiền thưởng. một miếng giữa làng bằng một sàn xó bếp.
- Ý tứ nhường nhịn trong giao tiếp:
Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Một sự nhịn chin sự lành. Học ăn học nói…
-Lời nói nữa vời thiếu quyết đoán: người khôn ăn nói nữa chừng để cho kẻ dại nửa mừng nữa lo. Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói
- Lời bong bẩy ví von: trăm dâu đổ đầu tằm. tưởng nước giếng sâu…
- Huyết thống: sẩy cha…,một người làm quan….,một giọt máu đào…
-Dựa dẫm ỷ lại: một người làm quan …nước chảy bèo trôi…cha chung…lắm sãi không…
-Tự trị tiểu nông ít kỷ: bè ai người nấy chống, ruộng ai..của mình thì giữ bo bo…thân trâu..thân bò…