Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Nhân Sinh Quan Là Gì?

Nhân : Người

Sinh : Sự sống

Quan : Quan niệm

Nhân Sinh Quan : Quan niệm về sự sống con người.

Vậy Nhân Sinh Quan là sự xem sét, suy nghĩ về sự sống của con người, hoặc nói văn vẻ hơn, Nhân Sinh Quan là quan niệm của chúng ta về những định luật diễn hóa trong đời sống nhân loại và sự sống của con người.

THẾ GIỚI QUAN là hệ thống tổng quát những quan điểm của con người về thế giới (toàn bộ sự vật và hiện tượng thuộc tự nhiên và xã hội), về vị trí con người trong thế giới đó và về những quy tắc xử sự do con người đề ra trong thực tiễn xã hội. TGQ có cấu trúc phức tạp, gồm nhiều yếu tố trong đó có hạt nhân là tri thức.
____________________

NHÂN SINH QUAN

Tác giả: Triết học

NHÂN SINH QUAN :
bộ phận của thế giới quan (hiểu theo nghĩa rộng), gồm những quan niệm về cuộc sống của con người: lẽ sống của con người là gì? mục đích, ý nghĩa, giá trị của cuộc sống con người ra sao và sống như thế nào cho xứng đáng? trả lời những câu hỏi đó là vấn đề NSQ. Khác với loài cầm thú, bất kì người nào cũng có quan niệm của mình về cuộc sống. Trong đời thường, đó là NSQ tự phát, “ngây thơ” của đại chúng; các nhà tư tưởng khái quát những quan điểm ấy, nâng lên thành lí luận, tạo ra NSQ tự giác, mang tính nguyên lí triết học. NSQ phản ánh tồn tại xã hội của con người. Nội dung của nó biểu hiện những nhu cầu, lợi ích, khát vọng và hoài bão của con người trong mỗi chế độ xã hội cụ thể. Trong xã hội có giai cấp, NSQ có tính giai cấp. Giai cấp đang đi lên trong lịch sử có NSQ lạc quan, tích cực, cách mạng; NSQ của giai cấp đang đi xuống thường mang tính bi quan, yếm thế. NSQ có tác dụng lớn đến hoạt động; những quan niệm về NSQ trở thành niềm tin, lối sống, tạo ra phương hướng, mục tiêu cho hoạt động (lí tưởng sống). Nếu phản ánh đúng khuynh hướng khách quan của lịch sử thì nó là nhân tố mạnh mẽ để cải tạo xã hội một cách hợp lí; nếu phản ánh không đúng thì nó có tác dụng ngược lại, cản trở xã hội tiến lên.

Trong lịch sử xã hội trước đây, hoạt động của con người bị tha hoá. Từ đó sinh ra những loại hình NSQ lạc hậu hoặc phản động, phản khoa học: hoặc mang tính tôn giáo, chuyển ý nghĩa cuộc đời ra bên ngoài cõi đời, sang thế giới bên kia; hoặc có xuất phát từ tính người, nhưng hiểu nó một cách trừu tượng, định hướng hoạt động vào những nhu cầu và lợi ích cá nhân (chủ nghĩa khoái lạc; chủ nghĩa hạnh phúc; chủ nghĩa vị lợi). Có thứ NSQ yếm thế, lánh đời (ẩn dật); có thứ NSQ tích cực, nhập thế (giúp đời, cứu nước), song vẫn mang ít nhiều màu sắc cá nhân chủ nghĩa (lập thân, lập công danh sự nghiệp).

Chủ nghĩa Mac là khoa học về các quy luật phát triển của lịch sử, chỉ rõ hoạt động của con người có tác dụng cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, và qua đó mà tự cải tạo, tự nâng mình lên, đó là nhân tố quyết định sự tiến bộ xã hội. Vì vậy, sứ mệnh của mỗi người là thúc đẩy những quá trình phát triển xã hội đã chín muồi, những hoạt động lao động sáng tạo và cải tạo xã hội, đem lại một xã hội tốt đẹp tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người, đồng thời qua đó mà hoàn thiện những năng lực trí tuệ, tình cảm của bản thân mình. Đó là NSQ cách mạng, mang tính khoa học của giai cấp vô sản và của con người mới trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Để làm cho NSQ cách mạng chiếm ưu thế tuyệt đối trong đời sống xã hội, phải cố gắng về nhiều mặt, trong đó giáo dục chiếm một vị trí quan trọng. Ngoài những giờ học chính khoá, nhà trường còn phải phối hợp với gia đình và xã hội trau dồi NSQ cách mạng (NSQ cộng sản) cho học sinh, hình thành cho học sinh một hệ thống tư tưởng, tình cảm hướng tới chân, thiện, mĩ, cùng cộng đồng xây dựng cuộc sống dân chủ, công bằng, văn minh, giàu tính nhân văn, mang lại hạnh phúc cho mỗi người, mỗi gia đình và cả xã hội.

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Kỹ năng tư duy

Cuộc sống phức tạp hơn những gì ta nghĩ. Chúng ta luôn tìm cách khẳng định mình trong xã hội và khám phá bản thân..luôn khao khát vươn tới thành công. Chúng ta không ngừng học hỏi và tích lũy kiến thức. Nhưng những thứ cần tích lũy để thành công là gì ? Bao nhiêu cho đủ ? Mỗi người chúng ta đều có những quan điểm khác nhau, không ai giống ai.
Nhiều người cho rằng: “ Để thành công, những kiến thức chuyên nghành, tiếng anh, tin học, điểm số cao, bằng cấp là yếu tố quyết định. Vì thế, khi ngồi trên ghế giảng đường, họ chỉ tập trung nhiều vào học…học…và học. Một số khác lại nói rằng: “ Đại học cần khám phá và tìm hiểu tiềm năng, năng lực thực sự của bản thân là gì ? Cần cố gắng học hỏi, trau dồi và thực hành những kỹ năng quan trọng của cuộc sống như: Khám phá năng lực bản thân; Tư duy sáng tạo; Xác định mục tiêu, lập kế hoạch và quản lý thời gian; Kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm..; Kỹ năng giải quyết Stress, thư giãn, vượt qua khủng hoảng; Kỹ năng trong tình yêu và những kinh nghiệm trong cuộc sống…! Hãy đi tìm câu trả lời cho chính mình!

Kỹ năng là gì?
Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng..để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống.
Để giải thích nguồn gốc hình thành kỹ năng, có lẽ không có cơ sở lý thuyết nào tốt hơn 2 lý thuyết về: Phản xạ có điều kiện ( được hình thành trong thực tế cuộc sống cá nhân) và Phản xạ không điều kiện ( là những phản xạ tự nhiên mà cá nhân sinh ra đã sẵn có). Trong đó, kỹ năng của cá nhân gần như thuộc về cái gọi là phản xạ có điều kiện, nghĩa là kỹ năng được hình thành từ khi một cá nhân sinh ra, trưởng thành và tham gia hoạt động thực tế cuộc sống. Ví dụ: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng làm việc nhóm…

Có những loại kỹ năng nào?
Người ta phân kỹ năng thành hai loại cơ bản là: Kỹ năng cứng và Kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng là kỹ năng mà chúng ta có được do được đào tạo từ nhà trường hoặc tự học, đây là kỹ năng có tính nền tảng. Kỹ năng mềm là loại kỹ năng mà chúng ta có được từ hoạt động thực tế cuộc sống hoặc thực tế nghề nghiệp. Kỹ năng mềm là loại kỹ năng vô cùng phong phú và quan trọng. Để thành công trong cuộc sống, chúng ta cần có hai loại kỹ năng cứng và kỹ năng mềm..cần phải vận dụng linh hoạt và phù hợp hai loại kỹ năng cơ bản này trong cuộc sống và công việc. Hiện nay, nhiều ý kiến khoa học cho rằng: Kỹ năng mềm quyết định 75% sự thành đạt.

Kỹ năng mềm là gì?
Kỹ năng "mềm" (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: Khám phá năng lực bản thân; Tư duy sáng tạo; Xác định mục tiêu, lập kế hoạch và quản lý thời gian; Kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm..; Kỹ năng giải quyết Stress, thư giãn, vượt qua khủng hoảng; Kỹ năng trong tình yêu và những kinh nghiệm trong cuộc sống..là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.
Kỹ năng “mềm” liên quan tới tập hợp các đặc tính con người, thái độ xã hội, thói quen cá nhân, tính thân thiện, sự lạc quan, sử dụng ngôn ngữ.. mà dựa vào đó con người được đánh giá theo nhiều mức độ khác nhau.
Kỹ năng mềm thiên khá nhiều về yếu tố bẩm sinh, tuy nhiên phần lớn con người nếu chịu khó rèn luyện thì vẫn có thể nâng cao đáng kể kỹ năng của bản thân. Điều này thực sự cần thiết, bởi vì kỹ năng mềm là một trong những yếu tố quan trọng nhất đưa bạn đến thành công.

Kỹ năng cứng?
Kỹ năng “cứng” (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kỹ năng “mềm” vì thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai loại kỹ năng này.
Kỹ năng cứng tạo tiền đề, và kỹ năng mềm tạo nên sự phát triển. Chính vì trong giáo dục của Việt Nam không coi trọng vào đào tạo kỹ năng mềm nên các bạn SV khi ra trường thường thiếu kinh nghiệm làm việc, cách giao tiếp, ứng xử và tác phong chuyên nghiệp.
Có những bạn năng động, tự tìm kiếm các cơ hội để học tập trau dồi các kĩ năng mềm cho bản thân, nhưng cũng có những bạn vì không biết tầm quan trọng của kĩ năng mềm nên chỉ nghĩ rằng học giỏi là đủ và chắc chắn cho một tấm vé khi vào đời. Bạn học giỏi chuyên môn, nhưng chưa chắc bạn có thể uyển chuyển trong các công việc, đó là bạn đã thiếu kĩ năng mềm. Bạn học không giỏi, nhưng bạn có thể làm được ra kết quả dù công việc có thay đổi sao đi nữa, đó là bạn có kĩ năng mềm.
Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị.
Hãy nhớ rằng, xã hội này là một xã hội thay đổi, cần sự uyển chuyển chứ không cần sự cứng nhắc. Và một điều nữa, tuỳ ngành nghề mà độ cân bằng giữa kỹ năng cứng và mềm có sự chênh lệch. Nếu như các ngành nghề thiên về xã hội thì cần nhiều về kĩ năng mềm hơn, trong khi các ngành nghề kỹ thuật cần nhiều kĩ năng cứng hơn. Nhưng để phát triển được nghề nghiệp của mình, thì không thể có sự chênh lệch quá lớn giữa cứng và mềm.

Làm thế nào để có kỹ năng?
Bản thân chúng ta sinh ra chưa có kỹ năng về một khía cạnh cụ thể nào ( trừ kỹ năng bẩm sinh), nhất là những kỹ năng trong cuộc sống. Đa số kỹ năng mà chúng ta có được và hữu ích với cuộc sống của chúng ta là xuất phát từ việc chúng ta được đào tạo. Và nền tảng của sự thành công trong cuộc sống là do 98% do được đào tạo và tự đào tạo rèn luyện kỹ năng, chỉ có 2% là kỹ năng bẩm sinh tham gia vào sự thành công của chúng ta.. Tất cả đều phải rèn luyện và nỗ lực không ngừng.

9 kỹ năng "mềm" cơ bản (Theo Sean Hawitt - Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp ):

1. Có ý chí chiến thắng, có quan điểm lạc quan

Bạn có lạc quan, vui vẻ không? Bạn sẽ tạo được niềm sự thích thú và say mê công việc đó chứ?

- Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa tốt hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa. Ở nơi làm việc, cách nghĩ lạc quan này có thể giúp bạn phát triển trên một chặng đường dài. Tất cả mọi cái nhìn lạc quan đều dẫn đến một thái độ lạc quan và có thể là một vốn quý trong môi trường làm việc, đánh bại thái độ yếm thế và bi quan.

- Chìa khóa để có một thái độ lạc quan là bạn giải quyết một sự trở ngại hay thách thức như thế nào khi gặp phải. Ví dụ, thay vì than phiền về khối lượng công việc gây stress, hãy nghĩ về nó như một cơ hội để thể hiện khả năng làm việc tích cực và hiệu quả của bạn.

2. Có tinh thần đồng đội, hòa đồng với tập thể

Bạn có khả năng làm việc tốt theo nhóm? Bạn đóng góp tích cực và đôi khi như kiêm vai trò là người lãnh đạo?

- Các nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt trong tập thể. Hòa đồng với tập thể không chỉ có nghĩa là có tính cộng tác mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi có thời điểm thích hợp.

- Có thể tới một lúc nào đó, sự xung đột xuất hiện trong tập thể của bạn, hãy tỏ ra chủ động dàn xếp. Khi bạn thấy tập thể của mình đang bị sa lầy trong một dự án, hãy cố gắng xoay chuyển tình thế, đưa cách giải quyết theo một hướng khác. Và bạn làm gì nếu bình thường bạn không làm việc trong một nhóm? Hãy cố gắng tỏ ra sẵn sàng hợp tác trong công việc và thiết lập nên các mối quan hệ công việc với mọi đồng nghiệp nếu có thể. Học cách nói những điều bạn nghĩ như thế nào và thể hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ ra sao.

3. Giao tiếp hiệu quả

Bạn có phải là người vừa biết nói chuyện, vừa biết lắng nghe? Bạn có thể chia sẻ những tình huống trong công việc và yêu cầu của mình với các đồng nghiệp, khách hàng… một cách tích cực và xây dựng.

- Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công việc. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn.

- Nhiều điều nhỏ nhặt bạn đã từng thực hiện hàng ngày - có thể có những điều bạn không từng nghĩ đến lại có một sự ảnh hưởng rất lớn tới kỹ năng giao tiếp của bạn. Sau đây là những điều bạn nên lưu ý khi giao tiếp với những người khác:

•Nhìn thẳng vào mắt người đối diện.

•Đừng tỏ ra bồn chồn.

•Tránh những chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ.

•Đừng nói chuyện chỉ để nói, hãy tập trung vào một vấn đề.

•Phát âm một cách chính xác.

•Sử dụng ngữ pháp chuẩn thông thường.

- Nói chung, bạn nên để ý tới cách sử dụng từ ngữ của mình để tạo ấn tượng với người đối thoại. Cũng đừng quên rằng một trong những kỹ năng giao tiếp là biết lắng nghe.

4. Tự tin:

Bạn có thực sự tin rằng mình có thể làm được công việc này? Bạn có thể hiện thái độ bình tĩnh và tạo sự tự tin cho người khác? Bạn có khuyến khích được mọi người đặt các câu hỏi cần thiết để đóng góp ý kiến xây dựng?

- Trong hầu hết các trường hợp, khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, sự tự tin là một thái độ rất hiệu quả. Trong khi sự khiêm nhường khi bạn nhận được lời tán dương là rất quan trọng thì sự thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng không kém. Hãy tin chắc rằng bạn có sự nhận biết và kỹ năng để có thể bày tỏ được sự tự tin của mình.

5. Mài dũa kỹ năng sáng tạo

Bạn có thể thích nghi được với những tình huống và những thách thức mới? Bạn có sẵn sàng đón nhận những thay đổi và đưa ra những ý tưởng mới?

v - Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo.

-Bạn có thể đang phải làm một công việc chán ngắt, buồn tẻ, hãy cố gắng khắc phục nó theo cách hiệu quả hơn. Khi một vấn đề khiến người ta phải miễn cưỡng bắt tay vào làm, hãy nghĩ ra một giải pháp sáng tạo hơn. Nếu không được, ít ra bạn đã từng thử nó.

6. Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình

Bạn có thể biến những lời phê bình thành những kinh nghiệm và bài học cho bản thân? Bạn có thể học hỏi và tự phát triển để trở thành một người chuyên nghiệp?

- Đây là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất, và cũng chính là kỹ năng gây ấn tượng nhất đối với người tuyển dụng. Khả năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cải thiện của bạn. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém. Hãy nhận thức xem bạn thủ thế như thế nào khi phản ứng trước những lời nhận xét tiêu cực. Đừng bao giờ ném đá vào những lời phê bình mang tính xây dựng mà không nhận thấy rằng ít nhất nó cũng có ích một phần. Khi bạn đưa ra lời nhận xét với người khác, hãy thể hiện sao cho thật khéo léo và chân thành. Cố gắng dự đoán trước phản ứng của người nghe dựa vào tính cách của họ để có cách nói phù hợp nhất.

7. Thúc đẩy bản thân và dẫn dắt người khác

- Một điều rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng là làm sao để biết được bạn có là người năng động và hay đề ra các sáng kiến hay không? Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra những giải pháp mới cho công việc của mình khiến cho nó hấp dẫn hơn thậm chí đối với cả những công việc mang tính lặp đi lặp lại.

- Sự sáng tạo có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy, nó khiến bạn đủ dũng cảm để theo đuổi một ý tưởng vốn bị mắc kẹt trong suy nghĩ và cuối cùng là bạn vượt qua được nó. Dẫn dắt những người khác theo cùng một hướng để đạt một mục đích chung, và người lãnh đạo giỏi là người có thể lãnh đạo được người khác bằng chính tấm gương của mình.

8. Đa nhiệm vụ và xác định trước những việc cần làm

v Bạn năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề chắc chắn sẽ nảy sinh trong quá trình làm việc? Bạn sẽ đảm nhận giải quyết công việc hay "nhường phần" cho người khác?

- Ở công sở ngày nay, một nhân viên tốt là một nhân viên có khả năng kiêm nhiệm thêm một số công việc khác, hay nhiều dự án cùng một lúc. Liệu bạn có thể theo dõi được tiến trình của các dự án khác nhau hay không? Bạn có biết lựa chọn để ưu tiên những việc quan trọng nhất không? Nếu có thể, bạn được gọi là người đa năng.

- Đừng than phiền rằng bạn phải làm thêm các công việc khác. Hãy thể hiện khả năng đa kỹ năng của bạn. Chắc chắn cái bạn nhận lại sẽ là rất lớn như kinh nghiệm hay các mối quan hệ mới.

9. Có cái nhìn tổng quan

- Có cái nhìn tổng quan về công việc có nghĩa là có khả năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công. Điều này cũng có nghĩa là nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra. Ví dụ như bạn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và phải xây dựng một chiến dịch để quảng cáo cho một nhãn hiệu xà bông. Nếu nhìn một cách tổng thể, bạn có thể nhận thấy rằng mục đích không chỉ là bán được hàng, mà còn làm thỏa mãn và thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, bạn còn phải tạo thêm giá trị cho công ty của bạn bằng cách chứng minh rằng tính sáng tạo độc nhất chỉ bạn mới có thể tạo ra.

Lời kết:
Giáo dục của chúng ta ngày nay tập trung nhiều vào giảng dạy văn hóa, dạy logic, suy luận…mà bỏ qua những khía cạnh hoạt động tinh thần ( cảm xúc, tình cảm ), bỏ qua giáo dục cho mọi người một nền tảng sâu hơn về giá trị sống và kỹ năng sống. Giáo dục về giá trị sống? Để chúng ta biết thế nào là tôn trọng, yêu thương chính bản thân mình và những người khác. Ý thức được giá trị cốt lõi này, chúng ta sẽ trang bị nhận thức và bản lĩnh tốt hơn. Giáo dục về kỹ năng sống? Chúng ta sẽ có bản lĩnh, tự tin, chấp nhận và đương đầu với những khó khăn, thử thách, bão tố cuộc đời.

Nhiều người nghĩ rằng giá trị sống, kỹ năng sống là những điều rất căn bản mà ai cũng biết, chẳng hạn: Phải biết hòa đồng với tập thể, biết lắng nghe, biết giao tiếp, biết ra quyết định… Nhưng họ đã lầm, mấy ai quan tâm tới tầm quan trọng của những kỹ năng này, giữa biết và áp dụng chúng là hai chuyện khác nhau. Trên thực tế, ta có miệng không có nghĩa là ta nói được ngay, ta có tay không có nghĩa là biết viết. Tất cả đều phải rèn luyện và nỗ lực không ngừng!



Sưu tầm từ: http://www.hce.edu.vn/hsv/showthread.php?t=14993

_____________________________________


Tản mạn về tư duy phản biện
Ngày xửa ngày xưa, trong một thế giới 2d có một đôi bạn thân, đó là hình vuông và hình tròn. Một ngày kia hình tròn bỏ đi mà không nói lời từ biệt với hình vuông.
Hình vuông đau khổ vì sự ra đi của người bạn thân, nhưng bỗng một ngày hình cầu xuất hiện. Hình vuông vẫn giữ cái nhìn của thế giới 2d và nghĩ rằng hình cầu chính là hình tròn, người bạn thân của mình.
Ai là người mù?
Câu chuyện xảy ra vào mùa xuân năm ngoái, khi tôi quyết định tận dụng kì nghỉ sau kỳ học mùa xuân của mình ở quê và gặp được một anh Tây có khả năng chém tiếng Việt ở level bá đạo. Và dưới đây là trích đoạn cuộc nói chuyện của hai anh em:
- Em chắc đã nghe kể về câu chuyện thầy mù xem voi rồi.
- Anh đang nói về chuyện 5 hay 6 ông thầy mù đi sờ voi và mỗi ông kết luận một kiểu phải không?
- Ừ, về cá nhân anh rất thích câu truyện cổ này của Việt Nam, em nghĩ sao về nó?
- Theo em, nó dạy ta phải có cái nhìn tổng quan trên nhiều mặt để có được kết luận chính xác nhất, giống như trong câu chuyện con voi đầy đủ là tập hợp của tất cả các bộ phận mà mấy ông mù đó sờ thấy. Ngoài ra phải biết bỏ qua những định kiến thì mới có thể thoát ra được cái nhìn thiển cận của cá nhân.
- Vậy sao? Thế làm sao em nghĩ mấy ông mù không thể thấy tất cả toàn diện của một con voi và sao em biết em đã nhìn ra tổng thể của con voi?
- Thế này nhé, các ông ấy có bốn giác quan, em có năm giác quan, nhiều hơn các ông ấy đôi mắt. Nên em nhìn thấy toàn bộ con voi, còn các ông ấy thì không. Hiểu rồi, vậy là khi có một sinh vật phát triển hơn chúng ta và nó có 6 giác quan thì nó sẽ “nhìn” ra con voi đầy đủ hơn chúng ta?
- …
Và đó là bài học đầu tiên của tôi về thứ được gọi là “tư duy phản biện”. Tôi không có những trải nghiệm phong phú như anh bạn ngoại quốc, không phải một chuyên gia nghiên cứu hay đơn giản chưa thể gọi là một cá nhân có tư duy phản biện sắc bén. Nhưng nếu bạn hỏi tôi về tư duy phản biện, ít ra trên khía cạnh cá nhân tôi sẽ nói với bạn đó là một khả năng quan sát một sự vật, sự việc hay lĩnh vực dưới nhiều khía cạnh khác nhau để có thể bao quát hơn và hiểu rõ hơn về vấn đề. Nếu không có điều gì tuyệt đối có thể tồn tại, thì cũng không có đúng nhất, chuẩn xác nhất, chính xác nhất, vì nếu có thì khi đạt được đến “cảnh giới” đó rồichúng ta sẽ không cần mất công đặt ra những câu hỏi, mất công tìm kiếm, học hỏi, nghiên cứu và phát triển. Đơn giản vì chúng ta đã phát triển đến đẳng cấp gọi là “nhất” rồi.
Vậy tại sao lại cần phản biện?
“Một kỹ năng có thể thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội mà một công dân chân chính cần có”.
Nhà tôi có rất nhiều ô tô, rồi quần áo đủ loại, máy móc đủ thứ, thậm chí là la liệt máy bay. Tất cả đều nhờ đôi tay của em trai tôi, mỗi lần về nhà là lại nghe mẹ với cô phàn nàn, kêu nó dẹp cái đống lộn xộn nó bày ra, nhưng tôi với ông lại rất hứng thú với bộ sưu tập của thằng em. Tôi nhớ ngày trước thằng em tôi là một đứa rất biết nghe lời. Chẳng hiểu sao một ngày nó lấy cái kéo của ông và cho ra lò chiếc xe đầu tiên từ một chiếc lá si dài cùng lắm chỉ bằng ngón trỏ của tôi. Thế là từ đấy trở đi mẹ nói không nghe, cô đe không được. Giờ thì “bệnh” của nó nặng hơn, không cây cảnh nào trong vườn của ông thoát được trừ mấy cây hoa mẹ trồng, hết cắt rồi lại chuyển sang vẽ, nhưng khổ nỗi nếu nó chỉ vẽ trên giấy đã may. Đằng này cả con chó Bill cũng vằn vẹo như con chó lai hổ. Đồ đạc đủ mọi hình khối màu sắc, nhiều nơi khiến tôi có cảm tưởng đây là khu vực sinh sống của thổ dân da đỏ.
Bạn có nghĩ rằng đó là một sự khác biệt lớn? Dù sao em tôi vẫn giữ được những thứ tôi đã đánh mất. Tôi không có nhiều hứng thú đặt ra những câu hỏi và tìm kiếm sự khác biệt dưới mọi góc nhìn, mọi khía cạnh khác nhau của sự vật như thời còn “trẻ trâu”. Chính sự phản biện là nguồn lực lớn nhất thôi thúc chúng ta phải tìm kiếm, phải hoài nghi, giữ cho mỗi chúng ta ham muốn được học hỏi khám phá những điều mà chúng ta quan tâm. Và đó chính là sức mạnh lớn nhất của tư duy phản biện.
Áp dụng tư duy phản biện
Tôi còn nhớ một câu chuyện về nhà sáng chế tài ba lỗi lạc trong lịch sử, đó là Thomas Edison. Ông đã thất bại 2000 lần trước khi chế tạo ra chiếc bóng đèn điện. Khi được hỏi,ông đã nói rằng mình đã tìm ra 2000 cách khác nhau để tạo ra chiếc bóng đèn. Bằng cách nào mà 1999 lần trước Edison biết rằng đây chưa thực sự là chiếc bóng đèn sáng nhất, bởi vì không tồn tại chiếc bóng đèn tốt nhất, sáng nhất.
Bạn có bao giờ tự đặt ra cho mình những câu hỏi đại loại như “Có những cách làm nào khác, làm thế nào để tốt hơn nữa?”.
Muốn áp dụng được tư duy phản biện, bạn không thể không trang bị cho mình những câu hỏi phản biện. Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể áp dụng trong quá trình phản biện hay tự phản biện, lưu ý đây chỉ là những câu hỏi phổ thông nhất và không thể sử dụng cho tất cả mọi tình huống.
- Tại sao lại đưa ra được kết luận đó?
- Dựa vào đâu mà bạn có khẳng định điều đó?
- Bạn lấy thông tin này từ đâu?
- Tại sao điều này lại quan trọng?
- Điều gì có thể giải thích cho hiện tượng này?
- Còn những phương án nào khác, làm thế nào để tốt hơn nữa?
Hãy thường xuyên rèn luyện kỹ năng phản biện và đừng quên áp dụng đúng câu hỏi vào đúng lúc, đúng chỗ, đúng tình huống bạn nhé.

________________________________

copy fb Viet Hung
"Những con mèo hoang bắt chước chúa sơn lâm hay là sự bắt chước ngu ngốc tinh thần phê bình và luận chiến của Marx"
Một số thành phần tân Marxist, tự hào rằng mình giống Marx, phê phán và công kích cá nhân không khoan nhượng, thực ra là sự hèn kém trong lý luận, sự yếu đuối trong logic, và sự thất bại trong nhân cách và trong phê phán chân chính.
Marx, con sư tử của tư duy phê phán thực hành, dưới con mắt làng xã của trẻ trâu trí thức Việt Nam, đã trở thành mẫu hình nguỵ biện cho thói chửi bới đặc sệt làng xã của một nền văn minh và trí thức kém phát triển.
Những phê bình của Marx hùng hồn đanh thép, xác đáng đến đâu thì những trí thức trẻ trâu Việt Nam cánh tả lại thô lỗ, bậy bạ và nguỵ biện bấy nhiêu. Một bên là biển cả dậy sóng, một bên là miệng cống tuôn trào của sự thô bỉ, thói hống hách ngông cuồng, sự ngạo mạn ngu dốt.
Marx không lôi những nguỵ biện như nguỵ biện từ thẩm quyền , như đọc chưa mà bàn. Nhưng các trẻ trâu tân Marxist thì rất khoái chủ nghĩa khoe sách đã đọc này.
Tôi vẫn thích Marx và các luận chiến của Marx mà tôi đọc được đến ít nhất 70%, nhưng còn thói công kích cá nhân đến tởm lợm của những hậu thế bắt chước, thì 100% bài bác,có nghe thì cũng chẳng khác nào nghe chửi nhau mua vui.
Engels, rất khiêm tốn: nói rằng hậu thế sẽ chỉ trích chúng ta hơn chúng ta chỉ trích các tiền bối, đôi khi với một thái độ khá khinh miệt. Ông đã đúng với độ khinh miệt tăng dần đều của một bộ phận hậu thế, nhưng hậu thế, thích chỉ trích hơn là là tự chỉ trích, tự nhấn chìm mình vào một loại phê phán mang tính phê phán của Bauer, mà Marx đã phê phán.
Và rốt cuộc, cún con vẫn là cún con, không biến thành sư tử được :"D

_______________________________

KỶ LUẬT VÀ TỰ DO

 Hôm qua nói chuyện với sinh viên BK. Hỏi: Học để làm gì? Trả lời: Học để trở thành người tự do!
Có thể thấy rất rõ, nếu chỉ biết tiếng Việt, ta chỉ có 1 lựa chọn là nói chuyện với 90 triệu người Việt Nam, nhưng nếu biết tiếng Anh ta có thể tự do nói chuyện, chia sẻ với vài tỷ người trên thế giới, đọc được nhiều sách hơn, cảm nhận được thế giới rộng rãi hơn. Chuyện sau khi học tiếng Anh mà ta vẫn chỉ thích nói tiếng Việt thì cũng không sao, đó là lựa chọn của ta, nhưng ít nhất ta đã tự do lựa chọn. Thế nên học là để trở thành người tự do, tự do trong các lựa chọn và trong các quyết định sống của mình. Người trí thức trong nghĩa này chính là những người đi tìm tự do, tự do tư tưởng, tự do sống.
Thế nhưng tự do có vấn đề gì không? Tại sao một số thì ủng hộ tự do, một số thì e dè với tự do? Có lẽ là do mối liên hệ giữa tự do và kỷ luật. Tự do thì không kỷ luật? và ngược lại kỷ luật thì mất tự do?
Tạm chưa trả lời hai câu hỏi này, hãy nhìn vào 1 ví dụ điển hình. Ta học piano để muốn được tự do chơi những bản nhạc mà mình yêu thích và đắm mình trong không gian âm nhạc. Để có được thành quả là cái tự do chơi nhạc, thì ta phải trải qua một quá trình học tập kỷ luật. Càng rèn luyện chăm chỉ, kỷ luật thì càng tự do. Những bước chân đầu tiên có vẻ như phần kỷ luật nhiều hơn, nhưng càng bước, càng trở thành thói quen thì kỷ luật trở thành niềm vui, trở thành tự do. Thế nên tự do và kỷ luật không hai, cũng chẳng một, ta không thể thích cái này mà ghét cái kia, ta hạnh phúc với cả hai.
Cũng như vậy, tập thể dục, sống lành mạnh, học chăm chỉ, yêu hớn hở, làm việc tích cực, luôn là sự song hành của tự do và kỷ luật. Thiếu vắng tự giác và nhận thức, kỷ luật là ghánh nặng, có được động lực đúng kỷ luật thăng hoa thành thành quả, thành tự do. Vậy hãy học, sống, yêu trong tự do một cách kỷ luật và kỷ luật một cách tự do. Người tự do!

_______________________________


"Như các bạn đều biết, học vấn không phải là việc chỉ có đọc và cứ đọc thật nhiều sách là đủ. Bản chất của học vấn phụ thuộc vào khả năng ứng dụng. Có học vấn mà không ứng dụng được vào cuộc sống thực tế thì chẳng khác gì vô học.
...
Nếu nhìn vào thực trạng giờ học ở các trường thành phố thì thấy học sinh có vẻ siêng năng học tập lắm, cứ đà này xem ra tất cả sẽ trở thành học giả. Nhưng nếu thu hết sách giáo khoa, vở chép của chúng, và “trò ở đâu trả về quê đấy” thì sự thể sẽ ra sao? Chắc là khi cha mẹ, bè bạn hỏi đến thì học sinh chỉ còn nước: “Học vấn để quên tại Tokyo mất rồi”.

Theo như suy nghĩ của tôi, bản chất thực sự của học vấn là phải động não suy nghĩ, chứ không phải chỉ là đọc sách một cách đơn thuần. Và để ứng dụng sống động suy nghĩ đó vào cuộc sống thực tế thì cần phải biết trù tính, lo liệu. Tức là phải quan sát sự vật. Phải suy đoán đạo lý của sự vật. Phải đưa ra chính kiến, cách nghĩ cách làm của bản thân mình. Ngoài ra đương nhiên là còn phải đọc sách, phải viết sách. Phải nói lên ý kiến của mình cho người ta nghe. Phải tranh luận. Biết vận dụng tổng hợp các biện pháp như vậy thì mới được gọi là nghiên cứu học vấn.
Quan sát sự vật, suy luận, đọc sách là cách để tích luỹ tri thức.
Bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức.
Viết, diễn thuyết là cách để mở rộng tri thức."
"Kiến thức, hành động của con người, không phải cứ huyên thuyên lý luận viển vông, khó hiểu mới là cao.
...
Kiến thức, hành động của con người, không nhất thiết cứ phải có tri thức phong phú, nghe nhiều biết rộng sẽ được coi là uyên bác. Trên đời này, có không ít người, dù đã đọc cả chục ngàn cuốn sách, giao tiếp với đủ hạng người mà vẫn không có được kiến thức riêng cho bản thân.
...
Nói tóm lại, điều tôi muốn nói là kiến thức, phẩm hạnh của con người không thể trở nên thanh cao nếu chỉ có nói toàn lý luận cao xa, hoặc chỉ có nghe nhiều, biết rộng, mà không hành động gì cả."
"Những kẻ suốt dời chỉ biết học suông thì chí quá thấp."
__ Fukuzawa Yukichi

"Để nâng cao kiến thức và phản ánh điều đó trong hành động thì phải làm thế nào? Bí quyết là phải suy nghĩ, so sánh trạng thái của sự vật, nhắm tới giai đoạn phát triển cao hơn, kiên quyết không được tự thoả mãn. Tuy nhiên nếu chỉ lấy một yếu tố hay một hiện tượng để phân tích và so sánh thôi thì không đủ. Mà phải phân tích mọi “sở trường”, “sở đoản” của các yếu tố, các hiện tượng nằm trong tình thế, hình thái sự vật ở cả hai phía."
__ Fukuzawa Yukichi

"Nếu một người bắt đầu bằng một sự chắc chắn, anh ta sẽ kết thúc trong sự hoài nghi; nhưng nếu bắt đầu bằng nội dung nghi ngờ, anh ta sẽ kết thúc trong sự chắn chắn."
__ Francis Bacon

"Nếu con người tin tưởng sự vật một cách mù quáng thì sự giả dối, ngụy tạo sẽ tràn lan. Chân lý chỉ sinh ra từ sự hoài nghi... Tôi không nghĩ rằng chân lý được sinh ra từ tín ngưỡng. Một khi con người còn tin vào những điều không phải là sự thật thì thế giới ngụy tạo còn tồn tại mãi."
"Những tiến bộ của văn minh đểu ra đời từ sự phát hiện chân lý trong quá trình nghiên cứu mọi sự vật tự nhiên xung quanh ta. Nguyên nhân phát triển của nền văn minh phương Tây cũng xuất phát từ tinh thần hoài nghi. Galile tìm ra thuyết Trái đất quay quanh Mặt trời vì nghi ngờ thuyết Mặt trời quay quanh Trái đất. Newton tìm ra quy luật vạn vật hấp dẫn từ việc quan sát trái táo rơi. Watt phát minh ra máy hơi nước do để ý tới hơi khói bốc ra từ phích nước. Tất cả đều đạt tới chân lý xuất phát từ sự hoài nghi trước các hiện tượng, sự vật.
Và không phải chỉ có khoa học tự nhiên, những tiến bộ của khoa học xã hội cũng vậy. Từ chỗ hoài nghi chế độ chiếm hữu nô lệ, nên đã dề xuất Luật cấm buôn bán nô lệ. Và về sau, Thomas Clark đã chấm dứt thảm cảnh này. Hoài nghi về Công giáo Roma, Martin Luther đã thực hiện cải cách tôn giáo. Nhân dân Pháp vì căm giận sự bạo ngược của tầng lớp quý tộc nên đã làm cuộc cách mạng Pháp. Nhân dân mười ba bang Hoa Kỳ đã giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh giành độc lập vì hoài nghi những luật lệ của Anh quốc... Nước Anh với học thuyết mậu dịch tự do được cả giới kinh tế trên toàn cầu thừa nhận. Nhưng tại Hoa Kì, các học giả lại chủ trương học thuyết bảo hộ mậu dịch, thể hiện lập trường coi trọng việc nuôi dưỡng và bảo vệ các ngành sản xuất trong nước.
Tại phương Tây, cứ một học thuyết ra đời thì lại có học thuyết mới phản biện lại. Những cuộc tranh luận với các ý kiến, học thuyết khác nhau diễn ra liên tục không ngừng."
"...nếu không hoài nghi, không trăn trở đối với cách làm cũ đã diễn ra suốt bao năm qua thì sẽ không có cải cách và thay đổi."
__ Fukuzawa Yukichi



Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Trình bày một vấn đề

Trình bày một vấn đề

Sau hai ngày cuối tuần nghỉ giải lao, hôm nay mình trở lại với “nhật ký học ngu” bằng bài viết chia sẻ cách trình bày một vấn đề. Mình nghĩ đây là một kỹ năng quan trọng bởi vì ai cũng phải có lúc đứng ra diễn giải, trình bày một điều gì đó trong đời. Ví như Einstein muốn trở nên vĩ đại cũng phải có người hiểu được “thuyết tương đối” của ông chứ nhỉ?

Dưới đây là kỹ thuật trình bày bằng ba từ khóa WHAT, WHY và HOW mà nhóm “học ngu” sử dụng. Bạn cũng có thể hiểu đây là “họ hàng” của 5W1H cũng được, chẳng qua là sự tinh giản và vận dụng mà thôi. Dù mỗi người có thể có phong cách riêng khi thuyết trình xét cho cùng thì cũng quay về với các yếu tố cơ bản sau đây:

1. WHAT (Cái gì): Vấn đề bạn đang muốn trình bày là gì vậy? Vấn đề đó có mấy phần? Nó phức tạp hay đơn giản? Nó có mang nhiều góc nhìn hay không? Trong phạm vi nào thì ta được bàn về vấn đề này?...

Nói một cách đơn giản thì WHAT là việc xác định vấn đề trọng tâm, đồng thời vạch ra phạm vi và giới hạn của vấn đề để trình bày. Việc xác lập “ranh giới”ngay từ đầu sẽ giúp người nghe hình dung được cái mà mình sẽ nghe. Thời gian đầu thực hành, thầy rất hay hỏi “con đang nói cái gì vậy?”, “rút cục thì bài viết này muốn nói cái gì?” bởi vì mình không nắm bắt được vấn đề. Những lúc đó mình đều phải quay lại đọc bài, tìm những ghi chú trong sách.

2. WHY (Tại sao): Mục đích của bài viết là gì? Tại sao cần phải có nội dung này?
Từ WHY này chỉ đơn giản là “mục đích” nhưng mình đánh giá đây là yếu tố quan trọng bậc nhất để một “sản phẩm” (nói chung) có ý nghĩa. Kể cả “nói cho vui” thì “cho vui” cũng đã là WHY rồi. Thường thì WHY được hình thành do nhu cầu lịch sử, một niềm tin nào đó bị “đổ vỡ” hoặc cái gì đó sẵn có đã không còn phù hợp nữa. Trong chữ WHY này mình có thể kết hợp chữ WHEN (lúc nào), WHERE (ở đâu) và WHO (đối tượng).

*Giữa hai từ WHAT và WHY này đôi khi có thể thay thế cho nhau về thứ tự, tùy người thuyết trình quyết định. Mình để ý nếu dùng WHY trước WHAT thì bài nói sẽ “mềm” hơn vì có cảm giác như ta đang kể chuyện.

3. HOW (Như thế nào): Vấn đề này đang được dẫn dắt như thế nào? Tiến trình của tác giả ra sao? Những câu hỏi nào đã được đặt ra để dẫn đến kết luận cuối cùng?

Tóm lại chữ HOW hướng đến cách thức, quy trình mà tác giả sử dụng để bóc tách vấn đề. Ví dụ như khi đọc triết học Kant ta sẽ thấy cách mà Kant sử dụng là đặt câu hỏi đến tận cùng. Cứ mở ra một câu hỏi rồi sẽ lại có thêm câu hỏi khác cứ hỏi như thế cho đến khi đạt được mục đích cuối cùng mà ông muốn
.
Trên đây là cách trình bày [đơn giản] cho một vấn đề. Mình không gặp khó khăn khi học lại kỹ thuật trình bày bởi vì thời gian học ở trường phổ thông mình cũng đã quen rồi. Chỉ có điều khác với các bài học văn, sử, địa thông thường thì giờ đây đối tượng thuyết trình của mình đã thay đổi thành triết học nên mình chưa quen với thuật ngữ, khái niệm mới. Điều đó cũng cho thấy dù là lĩnh vực nào thì cốt lõi trình bày vẫn như nhau. Chỉ cần nắm bắt được những nền tảng căn bản ta sẽ có cách để “xoay chuyển” cho phù hợp với đối tượng.

Viết đến đây thì cũng đã tới giờ mình đi “học ngu” rồi. Các bài viết sau mình sẽ đi sâu vào một số vấn đề cơ bản của “học ngu”, cụ thể là trong quyển “Trò chuyện triết học” của thầy Bùi Văn Nam Sơn. Nếu bạn có hứng thú thì có thể tìm đọc cùng mình nhé. 


 https://www.facebook.com/photo.php?fbid=872063469514778&set=a.868961836491608.1073741968.100001333980465&type=3&permPage=1

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

KHOA HỌC (TỔNG HỢP)

KHÁI NIỆM KHOA HỌC
Khoa học là quá trình nghiên cứu (NC) nhằm tìm ra những kiến thức (hiểu biết) mới, học thuyết mới, ....... về tự nhiên và xã hội.
Khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri thức bao gồm:
Tri thức kinh nghiệm: Là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động đời sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và con người với tự nhiên.
Tri thức tư duy: Là sự hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống, nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học.
Phương pháp nghiên cứu khoa học

Khoa học chính trị
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Khoa học hóa suy nghĩ và làm việc học tập
Chữ thời (triết lý An Vi)
NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC
TẠI SAO TRẺ EM KHÔNG VÂNG LỜI?
KIẾN THỨC CƠ BẢN (TÀI CHÍNH)
Cải cách giáo dục Nhật Bản
Phương pháp suy luận và sáng tạo - phần 1
9 loại hình trí tuệ
Cuộc đại cách mạng giáo dục và thông tin toàn cầu

TRI THỨC LUẬN

Vì sao học sinh Việt Nam không sáng tạo?

PHÂN TÂM HỌC NHẬP MÔN

Ranh giới cho những khả thể của con người 
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=111&CategoryID=2&News=5368
________________________
Nhân chuyện tranh luận với mấy nhà triết học về quan hệ giữa triết học và khoa học, và nhân đọc được câu này của TS Bùi Văn Nam Sơn: nếu mượn cách nói của Kant: triết học mà không có khoa học thì trống rỗng; khoa học mà không có triết học thì mù quáng. Mình xin kể lại lời dặn của thầy mình khi dạy mình nghiên cứu khoa học.
Thầy nói: Khi bắt tay vào 1 nghiên cứu, hãy quên tất cả những điều mình đã biết đi, hãy xem như mình chưa biết bất cứ điều gì. Vì có như thế chúng ta mới có thể tiếp cận gần nhất với sự thật mà không bị chi phối bởi các định kiến của mình. Tất cả những điều mình biết, chắc gì đã đúng. Vì vậy, không cần phải mang theo nó, áp đặt nó lên cái mà chúng ta đang tìm kiếm. Đừng tự chọc mắt mình mù để rồi làm thầy bói xem voi.
Với mình, triết học là nhân sinh quan và vũ trụ quan được tạo ra trên nền tảng hiểu biết về khoa học. Và đấy cũng là cách mình đến với triết. Ngày xưa mình không đọc 1 chữ nào về triết hết, mình đọc về thiên văn, sinh học, lịch sử, vật lý. Nói chung là những thông tin lý thú liên quan đến tự nhiên và con người. Sau đó mình bước chân vào trường kinh tế, từ đó mới đụng đến cuốn triết Marx Lenin. Nhưng giáo trình, nó mâu thuẫn với lý thuyết kinh tế mà mình học nhiều quá, thành ra cũng chỉ học cho qua môn. Để biết thêm về con người, mình có đọc thêm tâm lý học, rồi từ đó mới biết thêm về khoa học gọi là khoa học về thần kinh. Dần dần mình thấy rằng triết học giờ đây đã mất đi vai trò vốn có của nó, chả khác gì tôn giáo tàn lụi dần trước ánh sáng của khoa học. Khoa học đã làm 1 cuộc cách mạng thực sự.
Với 1 quá trình như thế, và thêm những năm trải nghiệm từ công việc thực tế, mình nhận thấy rằng: Khoa học được dẫn lối bởi triết học là một thứ khoa học nô lệ. Nó chả khác gì việc các thầy tu thời trung cổ làm mọi cách để chứng minh Kinh Thánh là đúng đắn. Khoa học không cần một ông lão chất chứa đầy kiến thức. Khoa học cần những đôi mắt trong sáng của trẻ thơ.

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Sự giàu có được tạo ra từ đâu?

Để tôi mở đầu bằng một câu hỏi nghe rất đơn giản: Thành phần quan trọng nhất trong việc tạo ra sự thịnh vượng và sự tăng trưởng kinh tế là gì?Hầu như ai cũng sẽ trả lời: Tiền. Hay có thật nhiều tài nguyên thiên nhiên. Nhưng câu trả lời lại thật sự là… tri thức.
Thật dễ để chứng minh. Sự khác biệt giữa chúng ta và người tiền sử là gì? Sự khác biệt duy nhất chính là chúng ta biết được nhiều hơn. Về mặt sinh học, chúng ta là như nhau: Các tế bào thần kinh trong não bộ là như nhau. Thế giới vật chất cũng như nhau. Nhưng cuộc sống của chúng ta rõ ràng là tốt hơn nhiều. Tại sao? Là do tri thức.
Bạn không cần trở về thời kỳ tiền sử để chứng minh quan điểm này. Bạn có thể trở về 50 năm trước. Kiến thức mới, như sự khám phá ra penicillin, hoặc những thuật toán mới đã dẫn đến những công cụ tìm kiếm tốt hơn, luôn luôn đến như một sự ngạc nhiên. Chúng ta gọi những điều ngạc nhiên này là sự đột phá bởi vì chúng không thể được đoán định trước. Những sản phẩm mới được đưa ra dường như không biết từ đâu, đột nhiên, chúng ta có đèn điện! một chiếc xe hơi hay một chiếc Iphone.
Dĩ nhiên, những sản phẩm này không phải tự nhiên mà có, chúng là sự tổng hợp của những kiến thức đã được tích lũy dẫn đến những phát minh này, những ngạc nhiên này. Vậy thì, theo định nghĩa, những sáng kiến mới không thể được lên kế hoạch; nó bao hàm sự biến vị. Những người tạo ra roi ngựa đã không có một tương lai tươi sáng khi Henry Ford giới thiệu mẫu xe Model T đầu tiên và nó luôn luôn nhắm tới tương lai.
Những phát minh – kiến thức mới — không chỉ dẫn đến những sản phẩm mới mà còn những công ty mới và cả những nền công nghiệp mới. Phát minh tạo ra của cải, của cái cuối cùng lại được phân phối xuyên suốt toàn nền kinh tế.
Đây là cách nó hoạt động. Nhiều tự do hơn, nhiều tri thức hơn, nhiều phát minh hơn. Và nhiều phát minh hơn dẫn đến kinh tế tăng trưởng năng động hơn. Ít tự do, ít tri thức, ít phát minh…kinh tế tăng trưởng ít hơn. Vì vậy, nếu tự do kích thích kiến thức và sáng tạo, dẫn đến tăng trưởng kinh tế tại sao mọi người và chính phủ không ôm hôn nó? Để hiểu được điều đó chúng ta phải trở lại với những gì tôi đã nói rằng đổi mới luôn mang yếu tố bất ngờ, không thể đoán trước. Sự bất khả đoán định này làm cho nhiều người khó chịu. Mục tiêu của họ là loại bỏ bất ngờ. Người ta tìm thấy điều này trong tất cả các cái nhìn không tưởng từ chủ nghĩa cộng sản tới chủ nghĩa xã hội cho tới niềm tin rằng ngân hàng có thể bảo vệ mình tránh khỏi một cuộc khủng hoảng thế chấp nhà đất thảm khốc thông qua các gói bảo hiểm phức tạp.
Ở Châu Âu với hệ thống phúc lợi đang sụp đổ của nó và càng rõ ràng hơn ở Mỹ. Chúng ta đang thấy rõ nhu cầu muốn loại bỏ sự “ngạc nhiên” bằng sự mở rộng vai trò của chính phủ, những bộ đoàn lớn hơn nhiều luật lệ hơn, nhiều quy chế hơn. Sau mỗi cơn khủng hoảng mới, dù thật hay tưởng tượng, đều mang đến nhiều bộ luật mới.
Enron, một tập đoàn tham nhũng đã sụp đổ năm 2011. Một năm sau, Bộ luật Sarbanes-Oxley được thông qua, bổ sung thêm hàng nghìn trang mới các quy định vào bộ luật liên bang. Và năm 2011 thêm 2300 trang nữa trong bộ luật Dodd Frank được soạn ra để phản ứng với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Và từ đó đến nay đã được bổ sung thêm hơn 8000 trang. Hầu hết những quy chế mới này đơn giản là chỉ ngăn cản tự do vì thế ngăn cản luôn cả sự phát triển và sự phân bố của kiến thức. Chúng chuyển hướng năng lượng và tài nguyên của giới doanh nhân khỏi sự cách tân để hướng tới sự phục tùng. Chúng tạo nên sự mơ hồ về tương lai.
Và chúng dựng lên rào cản hội nhập cho những doanh nhân mới. Trớ trêu thay, những người được nhiều lợi ích nhất từ những điều lệ này lại là những tập đoàn lớn cùng với đội ngũ luật sư, kế toán và những người vân động hành lang của họ. Họ là những người duy nhất có đủ tài nguyên để gỡ rối sự lộn xộn và sống sót trong nó.
Nhưng sự xa rời tự do này có thể bị đảo ngược một cách nhanh chóng thậm chí chỉ trong một vài năm, thực tế là vậy. Có không ít những ví dụ gần đây: nước Mỹ dưới thời Reagan, Chile trong những năm 1970, Đông Âu sau sự sụp đổ của Chủ nghĩa cộng sản, New Zealand và Israel trong những năm 1980, Trung Quốc và Ấn Độ trong những năm 1990, Canada trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21. Bởi vì đó là một nền kinh tế của ý thức, tương lai có thể thay đổi với tốc độ nhanh như ý thức có thể thay đổi.
Mỗi khi chính quyền rút đi, tri thức được mở mang và sự thịnh vượng cũng sẽ đi theo sau. Cơ hội cho sự phát triển năng động tồn tại không chỉ ở mỗi nước Mỹ, mà còn ở tất cả mọi nơi trên thế giới chỉ nếu như chúng ta có đủ can đảm và đủ tự do để nắm lấy nó.
Tôi là Geroge Gilder, từ Prager University

Cần chấm dứt giáo dục nhồi nhét!

Fukuzawa YukichiDù có nhồi nhét đầy tri thức trong đầu, nhưng không thể ứng dụng vào thực tế thì cũng vô nghĩa

Có lẽ cần phải có một luận án “hậu tiến sĩ” về sinh học tiến hoá để chứng minh rằng học sinh ngày nay có bộ não “tiến hoá” hơn so với bộ não của các thế hệ cha anh thủa trước, nếu không, sẽ không thể hiểu nổi tại sao sách giáo khoa + lối dạy học hiện nay lại nhồi nhét vào đầu học sinh một khối lượng kiến thức nhiều đến thế, nặng nề và khô cứng đến thế! Một bộ óc vĩ đại như Albert Einstein cũng không chịu nổi sự nhồi nhét quá tải đó chứ đừng nói đến học sinh của chúng ta.D ưới tiêu đề “Trẻ em đòi giảm tải chương trình …”, bản tin ngày 28-01-2008 của báo Tiền Phong cho biết em Trần Hán Nhật Minh, học sinh trường PTCS Lam Sơn, quận 6 TPHCM, nói: “Hiện nay chúng cháu phải học quá nhiều, học chính khóa không hết chương trình, chúng cháu phải học thêm ngoại khóa. Vì thế chúng cháu không có thời gian vui chơi. Làm sao các cô các chú có thể thay đổi chương trình học để chúng cháu không phải học ngày học đêm như hiện nay?”. Chính Einstein cũng đã từng phải kêu la lên “giáo dục nhiều quá!” để phản đối lối giáo dục nhồi nhét trong thời đại của ông. Ông cho rằng một nền giáo dục “quá nhấn mạnh đến hệ thống ganh đua cũng như chuyên ngành hoá quá sớm … sẽ giết chết tinh thần”. Ông vô cùng thất vọng khi thấy sự phát triển của tuổi trẻ “đang bị đe doạ trầm trọng bởi sự nhồi nhét”. Ông cảnh báo: “Giáo dục nhồi nhét tất yếu dẫn tới sự nông cạn và vô văn hoá”[1].


Nhưng chẳng phải ngành giáo dục đã và đang thực hiện “giảm tải” đó sao?

Thoạt nhìn thì tưởng như vậy. Nhưng nhìn kỹ thì đó chỉ là sự giảm tải hình thức – giảm số tiết học (!!!), thay vì giảm tải thực chất – giảm tải chương trình như học sinh mong muốn! Kiểu “giảm tải” hiện nay chỉ càng làm cho thầy và trò khổ hơn, vì phải dạy và học vẫn chương trình nặng nề đó trong một số tiết ít hơn.

Vậy cần phải nói rõ: Chương trình giáo khoa hiện nay quá nặng, lối dạy học và thi cử hiện nay quá hình thức, khoa trương chữ nghĩa, xa rời thực tế, làm khổ cả thầy lẫn trò, dẫn tới tình trạng “dạy giả”, “học giả” tràn lan chưa từng có.

Đã đến lúc Bộ GD & ĐT không thể làm ngơ trước nỗi khổ của học sinh!

1] Nỗi khổ của thầy và trò:

Sách giáo khoa hành cả giáo viên chúng tôi. Hiện nay, các trường THCS của chúng tôi đang dạy học theo một chương trình rất nặng nề của SGK cải cách, … Mà đâu phải chỉ truyền tải kiến thức đơn thuần?… xin hãy ghé mắt vào SGK của 12 môn học của THCS để thấy rằng chúng ta đang đào tạo một lớp người ‘‘thần đồng’’, một mẫu người toàn diện tuyệt đối”. Đó là lời bộc bạch chân tình và thẳng thắn của cô giáo Trần Thị Tuyết Lan trên Việt Báo (http://vietbao.com.vn) ngày 21-11-2007.

Thầy cô đã khổ như thế thì học sinh còn khổ đến đâu?

Ngày 12-11-2007, cũng trên Việt Báo, một học sinh lớp 11 đã kêu lên những tiếng kêu nghẹn ngào nước mắt: “Đi học cực quá! Em hiện đang học lớp 11. Em đã học chương trình mới gần 6 năm- một khoảng thời gian khá dài và thực sự thấy chương trình cải cách này quá nặng. Mọi người luôn hỏi tại sao học sinh bây giờ không biết sử VN hay có những bạn còn không biết đọc hướng trên bản đồ? Câu hỏi này có nhiều người không thể trả lời nhưng đối với chúng em thật đơn giản: đó là vì không có thời gian. Có những môn học chúng em không ưa thích nhưng vẫn phải học, thật sự buồn chán và mệt mỏi khi phải đối phó với thầy cô và với bài kiểm tra. Giáo viên những môn chính như Toán, Văn, Lý , Hóa … sẵn sàng cho bài kiểm tra thật khó mà chỉ những ai đi học thêm biết đề trước mới có “đủ trình độ” để làm. Em đã chứng kiến một số giáo viên giảng bài qua loa trên lớp rồi cho làm bài tập, ai không biết làm thì điểm 0 sẽ đi vào sổ, còn những học sinh học thêm (thầy cô) thì đường học hành bằng phẳng hơn nhiều. Quá kinh khủng, có những lúc em không muốn sống và bỏ học vì những điều mình chứng kiến vẫn diễn ra như không tuân thủ theo những quy tắc sư phạm nào. Em đi học thêm bây giờ cũng giống như ca sĩ chạy sô, có khi 1 ngày học 5 ca, chưa kịp tắm rửa thay đồ, chưa kịp ăn thì phải đi học, học về mệt quá thì chỉ có thể đi ngủ. Để kịp giờ đi học sợ kẹt xe em đã bỏ bữa ăn dù biết sẽ không hề tốt cho sức khoẻ”.

Chẳng nhẽ các quan chức giáo dục quan liêu đến mức không biết những sự thật nói trên hay sao? Bất giác tôi nghĩ đến một hệ quả của Định Lý Bất Toàn của Kurt Godel. Hệ quả này nói rằng không thể phán xét đầy đủ tính đúng/sai của một hệ thống nếu chỉ sử dụng những lý thuyết bên trong hệ thống đó, muốn phán xét một hệ thống, phải ra ngoài hệ thống đó. Vậy phải chăng các nhà giáo dục cứ tự giam hãm, đóng khung trong hệ thống của mình, đắm đuối với đống chữ nghĩa “cao siêu” của mình, tự huyễn hoặc mình như những Khổng Minh ngồi sau màn mà biết việc muôn dặm, không bao giờ thèm bước chân ra bên ngoài để lắng nghe xã hội đánh giá công việc của mình ra sao, do đó không thấy được cái dở, cái sai của mình, cứ thế viết ra những gì phi thực tế và phi sư phạm?

2] Một chương trình phi thực tế và phi sư phạm:

Tính phi thực tế và phi sư phạm của chương trình giáo dục đã được chính phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giáo dục và đào tạo Nguyễn Thiện Nhân gián tiếp thừa nhận khi ông phát biểu trước quốc hội ngày 16-11 rằng “Gần 80% những người biên soạn SGK không dạy hoặc không còn dạy phổ thông. Những người dạy thử thì thường là học trò của các thầy cô biên soạn sách”.

Nhận định trên làm cho rất nhiều người sửng sốt ngạc nhiên. Làm sao không ngạc nhiên khi được biết có những “học giả” không có kinh nghiệm về sư phạm mà vẫn được phân công viết sách giáo khoa? Tại sao điều vô lý đó có thể tồn tại lâu dài?

Ông Hồng Lê Thọ viết trên trang web Vietsciences: “Đáng ngạc nhiên thay khi được biết 80% người tham gia viết sách giáo khoa cấp học phổ thông ở nước ta lại là những nhân vật chưa tham gia giảng dạy, không hiểu cặn kẽ những vấn đề tâm sinh lý, khả năng tiếp thu của các em theo từng cấp”.

Nhưng dẫu sao thì sự thật trớ trêu đó cũng đã phần nào cho thấy các tác giả viết sách giáo khoa lâu nay cứ việc ung dung ngồi trong tháp ngà, tôn thờ chữ nghĩa “hàn lâm”, bất chấp cuộc sống thực tế bên ngoài, bất chấp tâm sinh lý trẻ em, bất chấp phản ứng của xã hội.

Thái độ quan liêu đó dẫn tới một định hướng sai lầm trong giảng dạy môn toán. Thay vì dạy học sinh làm sao để các em vui mà học, học toán để biết áp dụng vào thực tế, … thì đáng buồn thay, chương trình giáo khoa và lối thi cử hiện nay (thi quốc tế, thi trong nuớc, thi vào trường chuyên, lớp chọn, v.v.) đã thúc đẩy sự phát triển của lối dạy toán theo kiểu đánh đố, ra oai, nhằm cạnh tranh uy tín giữa các thầy và các trường là chính. Tâm lý này đã trở thành một tai hoạ cho học sinh. Hầu như ở trường nào bây giờ cũng có ít nhiều những thầy cô muốn chứng tỏ cái oai của mình với học sinh bằng cách săn đuổi những “toán đặc biệt”, và chính đó là những thầy cô làm cho học sinh khổ sở (như em học sinh lớp 11 ở trên đã kể lể). Từ đó, môn toán dần dần đi chệch khỏi mục tiêu giáo dục cơ bản, môn toán biến chất từ một khoa học sinh động và vui thú thành một trò đánh đố thuần tuý, đánh đố càng khó càng được coi là giỏi (!). Học sinh nào vượt qua được những trò đánh đố đó thì vội tưởng là mình giỏi toán, học sinh nào không vượt qua được thì đâm ra sợ toán, ghét toán. Từ đó sự học biến dạng chưa từng thấy: Trong khi chưa kịp ngấu kiến thức cơ bản thì học sinh đã vội lao vào học các thủ thuật và mẹo mực giải toán, bởi nếu không học thủ thuật và mẹo mực sẽ không thể thi vào trường chuyên, lớp chọn, thậm chí không thể tham dự các kỳ thi quốc tế.

Đó là lý do vì sao trong khi chúng ta sản xuất ra rất nhiều thí sinh đoạt giải cao trong các kỳ thi toán quốc tế, thành tích vượt xa các nước láng giềng như Philipine, Thái Lan, Malaysia, Singapore, v.v., nhưng lại thua xa các nước này về nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng trong thực tế.

Sự thua kém đó có thể thấy rõ qua số bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế. Chẳng hạn, theo GS Phạm Duy Hiển[2], chỉ riêng trường Đại học Chulalongkorn của Thái Lan năm 1996 đã có 332 bài báo được đăng, trong khi toàn Việt Nam trung bình mỗi năm chỉ có 80 bài, mặc dù dân số Thái Lan là 63 triệu so với số dân Việt Nam là 80 triệu. Vậy là chúng ta có rất nhiều “học sinh giỏi” nhưng lại có rất ít nhà khoa học giỏi!

Thật là nghịch lý! Đã đến lúc phải xét lại mục tiêu đào tạo, xét lại khái niệm “học sinh giỏi”, xét lại giá trị thực của các kỳ thi vào trường chuyên, lớp chọn, v.v.!

Nghịch lý này để lộ ra một kiểu giáo dục méo mó – kiểu giáo dục mà Einstein cảnh báo là sẽ dẫn tới “sự nông cạn và vô văn hoá”, còn giáo sư Hoàng Tụy thì nói rõ đó là “một nền hư học cổ lỗ với những căn bệnh kinh niên: học nhồi nhét để đi thi, học tách rời với hành, chạy theo những giá trị ảo, các hư danh[3].

Nhưng sẽ là nhầm lẫn nếu đổ lỗi cho học sinh và thầy cô giáo, bởi vì sách giáo khoa + phương pháp giảng dạy + thi cử định hướng thế nào thì thầy cô dạy thế ấy, học trò học thế ấy.

Quy trình tạo lỗi có thể mô tả trong sơ đồ sau:

Kiểu sai lầm về định hướng giáo dục nói trên thực ra đã từng xẩy ra trong trào lưu “Toán Học Mới” ở phương tây cách đây mấy chục năm. Tiếc thay, sách giáo khoa và lối dạy học ở ta đã và đang có những biểu hiện dẫm lại vết xe của “Toán Học Mới”. Tại sao ngành giáo dục không học được gì từ bài học “Toán Học Mới”?

Phải chăng những người cầm cân nẩy mực đối với việc hoạch định chương trình giáo dục mặc bệnh quan liêu nặng, coi thường bài học của giáo dục thế giới? Hoặc phải chăng các vị đó có một chút vốn liếng toán học từ những năm 1950-1970 nhưng sau đó không bao giờ chịu học hỏi nghiên cứu tiếp, vì thế cứ bệ nguyên xi tư tưởng giáo dục tây phương thời đó (thời “Toán Học Mới”) vào nền giáo dục của chúng ta?

Những nghi vấn nói trên sẽ được làm sáng tỏ nếu có một hội nghị giáo dục mở rộng cho toàn dân tham gia ý kiến.

3] Sự cần thiết của một hội nghị giáo dục mở rộng cho toàn dân:

Theo tin trên các báo, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân hoàn toàn đúng khi ông cho rằng cần phải tổ chức hội nghị hàng năm về sách giáo khoa, mời các thầy cô giáo thảo luận về sách giáo khoa.

Tuy nhiên, nên mở rộng hội nghị đó thành một hội nghị giáo dục toàn quốc trên nhiều diễn đàn công khai để tận dụng trí tuệ của toàn xã hội.

Cuốn “Những vấn đề giáo dục hiện nay, quan điểm và giải pháp” do NXB Trí Thức mới xuất bản gần đây là một tập hợp các ý kiến rất tâm huyết, rất thiết thực của nhiều trí thức tiêu biểu, xứng đáng để trình bầy trong hội nghị đó.

Và còn hàng loạt ý kiến bổ ích khác cũng rất đáng được lắng nghe:

Bà Nguyễn Thị Thu Cúc- Hiệu trưởng trường THPT Gia Định (TPHCM) nói: “Sự quá tải ngày càng trầm trọng khi nội dung thì càng nhiều nhưng thời lượng của khá nhiều môn bị cắt bớt để đảm bảo việc giảm tải, dẫn đến công việc của thầy và trò đều nặng nề hơn[4].

Ông Nguyễn Thanh Hải thẳng thắn tuyên bố: “Con tôi không cần thi học sinh giỏi”. Ông giải thích rõ lý do: “Cháu học lớp 5, cũng có tư chất, đi học bồi dưỡng Toán – Tiếng Việt từ năm lớp 4. Tôi cũng cho cháu tham gia cuộc đua vào trường NK (trường chuyên cấp II ở ĐN). Sau quá trình xem xét (bản thân tôi cũng kèm cháu), tôi quyết định cho cháu nghỉ học bồi dưỡng… Tôi xem toán lớp 5 bồi dưỡng của con tôi trong cuộc đua không giới hạn mà người lớn tạo ra cho trẻ con, thật quá đáng! Tuổi thơ của những nhân tài bị đánh mất một phần ở đấy. Ngày xưa học phổ thông, tôi cũng … từng vào đội tuyển quốc gia để đi thi quốc tế, … vậy mà đọc nhiều bài toán giải trên cơ sở kiến thức của cháu, tôi còn phải suy nghĩ nhiều, huống gì… Trong khi những bài ấy chỉ cần 30 giây với công cụ đại số lớp 8. Cháu kể, thầy đứng lớp bồi dưỡng toán, lâu lâu lại dừng lại và lẩm nhẩm “Ủa, bài ni giải răng hè?”, cô lớp 5 dạy bồi dưỡng toán thì hay giải nhầm làm các cháu phản đối. Người lớn còn vậy, thì con nít chỉ còn là cái máy nhớ dạng mà thôi. Tôi không phủ nhận là có sự thông minh của từng lứa tuổi, nhưng cũng chừng mực nào đó thôi. Cái giỏi của con người là phát minh ra công cụ, trong học thuật cũng như trong sản xuất, chứ không phải dùng cuốc để dời núi![5].

Ông Đỗ Kim Chung viết: “Học như thế thần đồng cũng rớt … dường như giáo dục chất lượng thấp quá nên phải “dạy học trò từ thuở còn thơ” bằng cách nhồi nhét, học đến khủng hoảng, kinh hồn”[6].

Ngày 09/04/2005, báo Thanh Niên cho biết: Giáo sư Keith E. Schwingendorf, chủ nhiệm khoa Toán Đại học Purdue University ở Mỹ, nhận xét về đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán ở Việt Nam năm 2005 như sau: “… Đề thi này có một số yếu tố đánh đố…”. Nhận xét của GSTS Mark Kaiser thuộc Đại học Louisiana còn nặng nề hơn: “…Theo tôi, đề thi này trừu tượng và lý thuyết, chưa kể là rất khó. Nhưng nếu học sinh Việt Nam thông minh đặc biệt, tiếp thu được những kiến thức như thế này thì rất hoan nghênh. Tuy nhiên, ngay cả khi giả sử rằng chương trình trung học đã dạy tất cả kiến thức cần có để giải các bài toán này, thì tôi vẫn thấy bài toán còn khó”.

Ông Trần Luân phát biểu: “Đất nước đổi mới thì phương pháp dạy và học cũng thay đổi. Nhưng bản thân tôi thấy sự thay đổi liên tục về SGK, thay đổi đến nỗi thầy giáo còn chóng mặt. Không giống ngày xưa, hôm nay lại có tình trạng bố trình độ đại học không dám giảng bài cho con học lớp 7, vì bố không hiểu sự trình bày và phương pháp đổi mới, đáp số đúng nhưng thầy cô vẫn phê là sai vì cách làm không phù hợp với công nghệ cải cách. Bản thân tôi cho rằng việc học phổ thông là trang bị cho mình kiến thức phổ thông, học sinh luyện tư duy, ý thức tìm kiếm, thu nhận kiến thức, kỹ năng động não, nhận xét và phân tích nhũng vấn đề của con người trong cuộc sống. SGK hiện giờ chưa giúp đươc học sinh điều đó, mà nó nghiêng về phía bắt học sinh phải học những kiến thức mà người soạn sách muốn các em phải học hơn … Sai lầm trong soạn SGK, cái giá phải trả được tính bằng thế hệ [7].

Từ lâu, tiến sĩ toán học Phan Huy Điển đã nhận xét trên báo Nhân Dân: “Một số người làm cho nó (môn toán) ngày càng trở nên nặng nề, khó tiếp thu”. Đến nay ý kiến của TS Điển vẫn mang tính thời sự. Những ai hiểu biết ít nhiều về lịch sử toán học thì sẽ biết ngay rằng cái lối làm cho toán học trở nên phức tạp, khó hiểu và nặng nề này chẳng qua là ảnh hưởng của trường phái hình thức, một trường phái đề cao lý thuyết hình thức đến mức tưởng rằng đó mới là “toán học thật”, “toán học chân chính”, còn lại đều là “toán học loại 2”. Đáng buốn thay, tư tưởng này lại chiếm ưu thế trong các nhà biên soạn SGK của chúng ta! Đáng buồn hơn nữa là những tác giả SGK này không tỉnh thức để nhận ra rằng hiện nay chủ nghĩa hình thức đã trở nên quá lỗi thời trên thế giới rồi!

Chính cái chủ nghĩa hình thức tệ hại ấy đã làm cho chương trình giáo khoa của chúng ta “nặng hơn nước ngoài từ 1 đến 3 năm”, như nhận định của GSTSKH Nguyễn Xuân Hãn. Và cũng là lý do để GS Nguyễn Lân Dũng phải ngạc nhiên, khi ông nói rằng “chương trình thấp hơn nước ngoài đã là vô lý nhưng cao hơn lại càng cực kỳ vô lý!”

Với tất cả những gì đã phân tích ở trên, chúng ta nên làm gì để ra khỏi tình trạng giáo dục hiện nay?

4] Những việc nên làm ngay:

Tình hình nước ta hiện nay có rất nhiều điểm tương đồng với Nhật Bản giữa thế kỷ 19. Vậy xin mượn ý kiến của nhà tư tưởng cách tân Fukuzawa Yukichi, người được ví như Voltaire của Nhật Bản, để nhấn mạnh một quan điểm giáo dục khôn ngoan:

Người biết chữ không thể gọi là người có học vấn nếu người đó không biết lý giải, không hiểu biết đầy đủ đạo lý của sự vât … Dù có nhồi nhét đầy tri thức trong đầu, nhưng không thể ứng dụng vào hành động thực tế thì cũng vô nghĩa”.

Vậy đã đến lúc cần nêu lên kiến nghị với Bộ GD và ĐT:

- Cần xem xét lại mục tiêu giáo dục, từ đó xem xét lại định hướng chương trình và phương pháp giảng dạy, thi cử, hướng tới một nền giáo dục thiết thực, đề cao tính văn hoá của các môn học hơn là tính “tầm chương trích cú”.
- Cần huỷ bỏ chương trình giáo khoa khoa trương chữ nghĩa, hình thức chủ nghĩa + lối dạy học nặng về nhồi nhét hù doạ + kiểu thi cử đánh đố hiện nay càng sớm càng tốt!
- Nhanh chóng xây dựng một chương trình giáo khoa mới, đảm bảo tính cơ bản và phổ thông, làm nòng cốt cho một phương pháp giảng dạy đúng đắn và một quy chế thi cử hợp lý, sao cho kiến thức phải trong sáng, đơn giản, giầu ý nghiã thực tế, dễ dạy, dễ học, đem lại niềm vui học cho học sinh.

Đó mới là một định hướng giáo dục khôn ngoan!

Hà Nội, 31-01-2008

Chú Thích:

[1]: Ý kiến của Einstein trong bài này được trích dẫn từ cuốn “Thế giới như tôi đã thấy” của Albert Einstein, NXB Trí Thức, 2005.

[2]: Xem “20.000 tiến sĩ ‘xịn’, tại sao không?” của Phạm Duy Hiển, tạp chí vật lý ngày nay, Tháng 6-2007.

[3]: Xem Tài năng trong thời kinh tế trí thức và toàn cầu hoá” của Hoàng Tụy, Tia Sáng số Tết Ất Dậu 2005.

[4] Xem “Cần mạnh dạn cắt bỏ những kiến thức ‘hàn lâm’” ngày 26/12/2007 trên Tiền Phong.

[5] và [6]: Việt báo ngày 15-11-2007.

[7]: Việt báo ngày 20-11-2007.

http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/can_cham_dut_giao_duc_nhoi_nhet-3.html