Phân biệt lý tính/ lý trí – cảm tính
I/ Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là có tính võ đoán.
Có một dòng triết học hiện đại chuyên xử lý về vấn đề ngôn ngữ, trong đó có triết gia kiệt xuất là Wittgenstein. Ban đầu ông ta thấy ngôn ngữ tự nhiên (ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng hàng ngày) quá ư là lộn xộn, không chính xác, và có mong muốn xây dựng 1 thứ ngôn ngữ chặt chẽ như ngôn ngữ toán. Nhưng sau này ông từ bỏ ý định này, khi cho rằng: không phải mọi từ đều cần được định nghĩa chính xác, có thể phân tích bằng cách xác định đặc trưng những điều kiện cần và đủ để có thể áp dụng chúng. Sự đòi hỏi tính chính xác của ý nghĩa là một sự đòi hòi vô lý. Sự mơ hồ không phải luôn luôn là một khiếm khuyết, và không hề có một tiêu chuẩn tuyệt đối cho sự chính xác. (xin xem thêm mục từ về Wittgenstein trong Hành trình cùng triết học, hoặc lên google tra cứu).
Nói tóm lại, khi tranh luận anh cần phải quy định nghĩa, anh sử dụng khi đó, và đồng thuận với nhau, không thì thôi miễn tranh luận.
I/ Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là có tính võ đoán.
Có một dòng triết học hiện đại chuyên xử lý về vấn đề ngôn ngữ, trong đó có triết gia kiệt xuất là Wittgenstein. Ban đầu ông ta thấy ngôn ngữ tự nhiên (ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng hàng ngày) quá ư là lộn xộn, không chính xác, và có mong muốn xây dựng 1 thứ ngôn ngữ chặt chẽ như ngôn ngữ toán. Nhưng sau này ông từ bỏ ý định này, khi cho rằng: không phải mọi từ đều cần được định nghĩa chính xác, có thể phân tích bằng cách xác định đặc trưng những điều kiện cần và đủ để có thể áp dụng chúng. Sự đòi hỏi tính chính xác của ý nghĩa là một sự đòi hòi vô lý. Sự mơ hồ không phải luôn luôn là một khiếm khuyết, và không hề có một tiêu chuẩn tuyệt đối cho sự chính xác. (xin xem thêm mục từ về Wittgenstein trong Hành trình cùng triết học, hoặc lên google tra cứu).
Nói tóm lại, khi tranh luận anh cần phải quy định nghĩa, anh sử dụng khi đó, và đồng thuận với nhau, không thì thôi miễn tranh luận.
Có vài từ cần làm rõ:
Lý tính – lý trí [hay lí tính – lí trí đều được].
Cảm tính
Lý tính – hay lý trí: trong tiếng Anh chỉ có 1 từ để chỉ cả 2 từ này là reason (Pháp raison, tiếng Đức Vernunft)
Lưu ý lý tính không phải tính vật lý.
(Các hiểu của người Trung Quốc thì cho rằng lý trí bao hàm lý tính, cách hiểu này có lẽ để dùng chỉ năng lực lý luận thì tốt hơn).
Lý tính – lý trí [hay lí tính – lí trí đều được].
Cảm tính
Lý tính – hay lý trí: trong tiếng Anh chỉ có 1 từ để chỉ cả 2 từ này là reason (Pháp raison, tiếng Đức Vernunft)
Lưu ý lý tính không phải tính vật lý.
(Các hiểu của người Trung Quốc thì cho rằng lý trí bao hàm lý tính, cách hiểu này có lẽ để dùng chỉ năng lực lý luận thì tốt hơn).
Cảm tính: trong tiếng Anh có từ sensible (tiếng Đức sensibel) thường được dịch là “cảm tính” hay “khả giác”. “Khả giác” để chỉ tính chất của đối tượng [nhận thức] là có thể được cảm nhận bằng các giác quan/cảm năng. Khi phân biệt với “khả niệm” (tiếng Anh: intelligible, tiếng Đức intelligibel ) để chỉ tính chất của đối tượng [nhận thức] là chỉ có thể suy tưởng.
Trong nhận thức luận của triết học Mác – Lên-nin thường chỉ dùng “nhận thức cảm tính” và “nhận thức lý tính”. Ở đây “cảm tính”, “lý tính” chỉ tính chất của nhận thức. Phần này sẽ được trình bày sau.
Cảm xúc: emotion… cái này nói đến trạng thái tình cảm nào đó của một người ở thời điểm nào đó: nóng giận, bực tức…
Tình cảm: sentiment, feeling…
Xúc cảm: feeling…
(những từ này được dịch qua tiếng Việt không rõ ràng, tùy từng người dịch)
Cảm năng: Sinnlichkeit/ sensibility
Giác tính: Verstand/ understanding
Intellectual (Intellectual): Trí tuệ (tính).
Intelligence (Intelligenz): Trí tuệ.
Tình cảm: sentiment, feeling…
Xúc cảm: feeling…
(những từ này được dịch qua tiếng Việt không rõ ràng, tùy từng người dịch)
Cảm năng: Sinnlichkeit/ sensibility
Giác tính: Verstand/ understanding
Intellectual (Intellectual): Trí tuệ (tính).
Intelligence (Intelligenz): Trí tuệ.
(Ở đây chỉ dùng ngoại ngữ để làm rõ hơn cho tiếng Việt)
II/ Lý tính và cảm tính trong nhận thức luận
1. Trong lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lê-nin
Ở đây phân biệt các giai đoạn trực quan sinh động [nhận thức cảm tính] và tư duy trừu tượng [nhận thức lý tính] => từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.
a) trực quan sinh động gồm
cảm giác – 5 giác quan
tri giác
biểu tượng
b) tư duy trừu tượng gồm
khái niệm. ví dụ: kim loại, đồng, dẫn điện
phán đoán. ví dụ: đồng là kim loại, kim loại dẫn điện
suy lý: kim loại dẫn điện, đồng là kim loại, => đồng dẫn điện
Trong nhận thức luận Mác – Lê-nin hay dùng giai đoạn nhận thức thấp (cảm tính) và nhận thức cao (lý tính), điều này dễ gây hiểu lầm.
Câu hỏi: làm thế nào biểu tượng nhảy 1 cấp độ (khác về chất) lên được khái niệm?
2/ Trong lý luận nhận thức ngoài mác-xít
Trong nhận thức luận ở phương Tây, mỗi tác giả lại đưa ra những cách hiểu riêng, khác nhau chút ít, và rất phức tạp. Ở đây sử dụng nhận thức luận của triết học Kant.
Theo Kant, nhận thức có được từ hai nguồn gốc: cảm năng và giác tính (theo nghĩa rộng), hai cái này không có cái nào cao hơn hay thấp kém hơn cái nào. Kant phân ra thành: cảm năng, giác tính, lý tính. (cho dễ hiểu khi so sánh với nhận thức luận mác-xít)
Cảm năng gồm: cảm giác, tri giác. Cảm năng đem lại hai mô thức cho trực quan: không gian và thời gian.
Trong PPLTTT, các tri giác được mô tả như là những hiện tượng “được nối kết với ý thức” (A 120), “những biểu tượng đi kèm với cảm giác” (B 147) và các cảm giác “được ta ý thức” (A 255/B 272).
Chữ “biểu tượng” trong triết học Kant, tạm hiểu là hình ảnh của đối tượng nhận thức, ở trong đầu ta. Khái niệm về sự vật, hiện tượng cũng có thể được xem là biểu tượng (tạm hiểu vậy).
Giác tính mang lại các quy luật. Gồm 12 phạm trù. Chữ “lý tính” của Kant được dùng theo 4 nghĩa, trong đó có một nghĩa rộng là cùng với giác tính và năng lực phán đoán là thuộc về quan năng nhận thức cao cấp, phân biệt với quan năng nhận thức hạ cấp là cảm năng (hạ cấp không có nghĩa là thấp kém). Một nghĩa khác là nghĩa siêu nghiệm hay thuần túy, là quan năng đề ra các nguyên tắc. Nó tự đề ra cho mình các khái niệm (khái niệm thuần lý = ý niệm); chỉ nhận thức bằng khái niệm, không quan hệ trực tiếp với đối tượng cảm tính mà với giác tính để mang lại sự thống nhất, nhất thể cho các nhận thức của giác tính = quan năng thống nhất, duy nhất hóa các quy luật của giác tính dưới các nguyên tắc bằng các ý niệm. Tương tự, “giác tính cũng có 3 nghĩa. Trong đó có một nghĩa, “Giác tính” chỉ làm việc với các hiện tượng, định ra các quy luật, thống nhất các hiện tượng một cách tiên nghiệm. Trong PPLTTT Kant nói các bốn cái này là của giác tính, gồm lượng, chất, tương quan, tình thái. Kant gọi là các chức năng logic của giác tính trong những phán đoán.
Giác tính và lý tính. Xin xem thêm:http://www.facebook.com/notes/g%C3%A3-nh%C3%A0-qu%C3%AA/l%C3%BD-t%C3%ADnh-v%C3%A0-gi%C3%A1c-t%C3%ADnh/177129109091377
1. Trong lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lê-nin
Ở đây phân biệt các giai đoạn trực quan sinh động [nhận thức cảm tính] và tư duy trừu tượng [nhận thức lý tính] => từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.
a) trực quan sinh động gồm
cảm giác – 5 giác quan
tri giác
biểu tượng
b) tư duy trừu tượng gồm
khái niệm. ví dụ: kim loại, đồng, dẫn điện
phán đoán. ví dụ: đồng là kim loại, kim loại dẫn điện
suy lý: kim loại dẫn điện, đồng là kim loại, => đồng dẫn điện
Trong nhận thức luận Mác – Lê-nin hay dùng giai đoạn nhận thức thấp (cảm tính) và nhận thức cao (lý tính), điều này dễ gây hiểu lầm.
Câu hỏi: làm thế nào biểu tượng nhảy 1 cấp độ (khác về chất) lên được khái niệm?
2/ Trong lý luận nhận thức ngoài mác-xít
Trong nhận thức luận ở phương Tây, mỗi tác giả lại đưa ra những cách hiểu riêng, khác nhau chút ít, và rất phức tạp. Ở đây sử dụng nhận thức luận của triết học Kant.
Theo Kant, nhận thức có được từ hai nguồn gốc: cảm năng và giác tính (theo nghĩa rộng), hai cái này không có cái nào cao hơn hay thấp kém hơn cái nào. Kant phân ra thành: cảm năng, giác tính, lý tính. (cho dễ hiểu khi so sánh với nhận thức luận mác-xít)
Cảm năng gồm: cảm giác, tri giác. Cảm năng đem lại hai mô thức cho trực quan: không gian và thời gian.
Trong PPLTTT, các tri giác được mô tả như là những hiện tượng “được nối kết với ý thức” (A 120), “những biểu tượng đi kèm với cảm giác” (B 147) và các cảm giác “được ta ý thức” (A 255/B 272).
Chữ “biểu tượng” trong triết học Kant, tạm hiểu là hình ảnh của đối tượng nhận thức, ở trong đầu ta. Khái niệm về sự vật, hiện tượng cũng có thể được xem là biểu tượng (tạm hiểu vậy).
Giác tính mang lại các quy luật. Gồm 12 phạm trù. Chữ “lý tính” của Kant được dùng theo 4 nghĩa, trong đó có một nghĩa rộng là cùng với giác tính và năng lực phán đoán là thuộc về quan năng nhận thức cao cấp, phân biệt với quan năng nhận thức hạ cấp là cảm năng (hạ cấp không có nghĩa là thấp kém). Một nghĩa khác là nghĩa siêu nghiệm hay thuần túy, là quan năng đề ra các nguyên tắc. Nó tự đề ra cho mình các khái niệm (khái niệm thuần lý = ý niệm); chỉ nhận thức bằng khái niệm, không quan hệ trực tiếp với đối tượng cảm tính mà với giác tính để mang lại sự thống nhất, nhất thể cho các nhận thức của giác tính = quan năng thống nhất, duy nhất hóa các quy luật của giác tính dưới các nguyên tắc bằng các ý niệm. Tương tự, “giác tính cũng có 3 nghĩa. Trong đó có một nghĩa, “Giác tính” chỉ làm việc với các hiện tượng, định ra các quy luật, thống nhất các hiện tượng một cách tiên nghiệm. Trong PPLTTT Kant nói các bốn cái này là của giác tính, gồm lượng, chất, tương quan, tình thái. Kant gọi là các chức năng logic của giác tính trong những phán đoán.
Giác tính và lý tính. Xin xem thêm:http://www.facebook.com/notes/g%C3%A3-nh%C3%A0-qu%C3%AA/l%C3%BD-t%C3%ADnh-v%C3%A0-gi%C3%A1c-t%C3%ADnh/177129109091377
Để nối kết được cảm năng và giác tính, Kant đưa ra thuyết niệm thức. Trong đó thể hiện vai trò của trí tưởng tượng sáng tạo (tạm hiểu vậy).
Về nhận thức luận, còn có rất nhiều thuật ngữ: tư duy, suy tưởng… mà ở đây chưa đề cập, và cũng người viết cũng không có khả năng bàn xa được.
III/ Lý tính/lý trí - cảm tính
Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày (ngôn ngữ tự nhiên), chúng ta hay gặp những câu như: “anh ta sống cảm tính”, hay “anh ta hành động theo cảm tính”, hay “anh ta sống lý trí”, hay “anh ta sống lý tính” (câu này có vẻ ít dùng), thì những từ “lý tính”, “lý trí”, “cảm tính” ở đây thể hiện tính cách, lối hành xử. Những nghĩa này phần nào có liên quan đến nghĩa được dùng trong nhận thức luận.
Sống lý trí/lý tính ~ sống mạnh mẽ, lạnh lùng, tính toán cân nhắc, nhất là trước khi hành động.
Sống “cảm tính”, hành động theo cảm tính ~ sống, hành động theo tình cảm, bồng bột, không suy nghĩ cân nhắc.
Một con người sống lý trí/lý tính, hay sống cảm tính thì tùy theo cách đánh giá chủ quan.
“lý trí không thắng nổi con tim”, có lẽ con tim = tình cảm, chứ không phải “cảm tính”
“hãy làm theo con tim mách bảo”, có lẽ con tim = trực giác, chứ không phải “cảm tính”.
Nói chung, cảm tính khác với cảm xúc, tình cảm, xúc cảm, yêu thương…
Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày (ngôn ngữ tự nhiên), chúng ta hay gặp những câu như: “anh ta sống cảm tính”, hay “anh ta hành động theo cảm tính”, hay “anh ta sống lý trí”, hay “anh ta sống lý tính” (câu này có vẻ ít dùng), thì những từ “lý tính”, “lý trí”, “cảm tính” ở đây thể hiện tính cách, lối hành xử. Những nghĩa này phần nào có liên quan đến nghĩa được dùng trong nhận thức luận.
Sống lý trí/lý tính ~ sống mạnh mẽ, lạnh lùng, tính toán cân nhắc, nhất là trước khi hành động.
Sống “cảm tính”, hành động theo cảm tính ~ sống, hành động theo tình cảm, bồng bột, không suy nghĩ cân nhắc.
Một con người sống lý trí/lý tính, hay sống cảm tính thì tùy theo cách đánh giá chủ quan.
“lý trí không thắng nổi con tim”, có lẽ con tim = tình cảm, chứ không phải “cảm tính”
“hãy làm theo con tim mách bảo”, có lẽ con tim = trực giác, chứ không phải “cảm tính”.
Nói chung, cảm tính khác với cảm xúc, tình cảm, xúc cảm, yêu thương…
___________________
Hai chữ quan trọng khác là “Verstand” và “Vernunft” sẽ được dịch là “Giác tính” và “Lý tính”. Sự phân biệt giữa “giác tính” và “lý tính” có nguồn gốc xa xưa (giữa nhận thức trực quan và nhận thức suy lý) và trải qua một lịch sử phát triển phức tạp và đầy mâu thuẫn về ý nghĩa, cần cả một bài nghiên cứu dài mới trình bày hết được. Ở thời cổ đại và trung cổ, “giác tính” (lat: intellectus) được xem là quan năng nhận thức tối cao của con người trong chuỗi trình tự: sensatio (tri giác cảm tính); ratio: lý trí và sau cùng là intellectus. Theo đó, “ratio” là nhận thức bằng khái niệm trên cơ sở xử lý chất liệu cảm tính do “sensatio” mang lại, còn “intellectus” là nhận thức về các Ý niệm thoát ly khỏi mọi ràng buộc của cảm năng, thậm chí là nhận thức trực quan về Thượng đế. Từ khi Martin Luther dịch chữ “ratio” thành “Vernunft” (lý tính) trong tiếng Ðức thì chính Kant đã đảo ngược ý nghĩa của hai từ này lại. Với Kant, Giác tính (intellectus; Anh: Understanding; Pháp:entendement) là quan năng hình thành khái niệm, hay nói rộng hơn, là quan năng để phán đoán dựa theo các quy tắc, tức dựa theo các mô thức của tư duy (các phạm trù) hình thành nên nhận thức khách quan về đối tượng (lãnh vực của kinh nghiệm), còn lý tính(ratio; Anh: reason; Pháp: raison) là quan năng suy luận, hình thành các Ý niệm siêu hình học (vượt ra khỏi lãnh vực của kinh nghiệm) và là quan năng nhận thức tối cao, vì có thể “phản tư” về giác tính, tức phán đoán về những phán đoán của giác tính, tập hợp nhận thức của giác tính thành một Toàn bộ cũng như đẩy các suy luận lô-gíc đến chỗ trọn vẹn, tuyệt đối. Cách hiểu mới và việc dứt khoát đặt “lý tính” vào vị trí “cao” hơn so với “giác tính” là thành quả đặc sắc của triết học Kant và có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng hai thuật ngữ này trong triết học Tây phương từ thời cận đại đến nay. Theo nghĩa đó,Hegel xem cuộc “đấu tranh” của lý tính là ở chỗ vượt bỏ những gì do giác tính quy định một cách cứng nhắc để mang lại tính thống nhất biện chứng cho chúng. Kant cũng phân chia lý tính thành lý tính lý thuyết hay tư biện và lý tính thực hành; chúng có cùng bản chất nhưng khác nhau trong lãnh vực áp dụng. Cũng thế, giác tính và lý tính, trong thực tế, không phải là hai quan năng độc lập, tự tồn mà chỉ là hai chức năng khác nhau của cùng một “tư duy” (Denken). Trong triết học hiện đại, chữ “quan năng” (Vermögen) khá cổ lỗ dần dần nhường chỗ cho chữ “Kompetenz” (“năng lực”) cũng như cả “Verstand” và “Vernunft” nhường chỗ cho chữ “Rationalität” (Rationality, Rationalité) để nêu rõ tính chức năng của tư duy con người, tránh bị hiểu nhầm theo hướng là các “quan năng” độc lập, tự tồn. Theo nghĩa đó, thiết tưởng chữ “lý tính” cũng sẽ rất phù hợp để dịch chữ “Rationalität” hiện nay. (“Tính”: thuộc tính, phẩm tính).
Tóm lại, dựa theo cách hiểu của Kant, chúng tôi đề nghị dịch “Verstand” (nghĩa hẹp: quan năng hình thành khái niệm; nghĩa rộng: quan năng để phán đoán, nghĩa là “hiểu”) là Giác tính (Giác: Hiểu) thay vì có cách dịch khác là: “trí năng” và dịch “Vernunft” (nghĩa hẹp: quan năng suy luận; nghĩa rộng: quan năng phản tư về những phán đoán của Giác tính và về cái Toàn thể) là Lý tính thay vì có cách dịch khác là: “lý trí”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét