Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

EQ, SQ, CQ - những chỉ số của người thành đạt

EQ, SQ, CQ - những chỉ số của người thành đạt

Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ, như người ta thường nói "với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn". Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.

Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lý học Peter Salovey ở ĐH Yale và John Mayer ở ĐH New Hampshire đã đưa ra thuật ngữ Trí thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence, hoặc Emotional Quotient - EQ). Thực tế cho thấy, cảm xúc chỉ đạo trí thông minh có lẽ còn hơn cả logic toán học. Bằng phân tích cấu tạo của bộ não và các xung thần kinh, người ta đã chứng minh được lý trí, mà đại diện là trí thông minh, không có ở dạng thuần túy mà được nuôi dưỡng bởi cảm xúc, và chính phần neocortex (phụ trách suy luận trên não) là nhạc trưởng, nó chỉ đạo, phối hợp, kiểm soát các cảm xúc đột ngột và gán cho chúng một ý nghĩa.

EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những "thiên tài đơn độc" (mà trong thời đại hiện nay, tính tập thể trong làm việc việc hết sức quan trọng). Sau đó, nhà tâm lý học Daniel Goleman xác định cụ thể và có hệ thống hơn trong tác phẩm của ông mang tên Emotional Intelligence.
EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.

Khác với IQ đã xây dựng được một hệ thống trắc nghiệm, đo bằng con số cụ thể, EQ chưa có được một công thức tính toán riêng, vì trí thông minh xúc cảm là một phẩm chất phức tạp, biểu hiện qua những cái khó thấy như sự tự ý thức, sự thấu cảm, tính kiên trì, lạc quan, tính quyết tâm và khả năng hoạt động xã hội.

Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ, như người ta thường nói "với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn". Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.

SQ - Thông minh xã hội

Rộng hơn nữa, khả năng biết dựa vào EQ kết hợp với sự nhạy bén trong nhận thức những cái mới nảy sinh trong xã hội để chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trong cộng đồng được các nhà tâm lý học phát triển thành một khái niệm gọi là Thông minh xã hội (Social Intelligence, xác định bằng chỉ số thông minh xã hội Social Quotient SQ). Khái niệm này do Edgar Doll đưa ra từ năm 1937, với mục đích xác định mức độ hòa nhập vào một tập thể rộng lớn thông qua khả năng đánh giá đúng người, đúng việc, sự khôn khéo, cách xử lý có hiệu quả một cá nhân trước mỗi hiện tượng, sự kiện, mỗi tình huống cụ thể... Đa số câu hỏi trắc nghiệm chỉ số SQ dựa vào tính đối cực do Hans Eysenek đưa ra trên cơ sở các dữ liệu lâm sàng và thống kê. SQ được xem như chiếc chìa khóa để thành công trong cuộc đời, và nếu như các chỉ số khác đều cao, cá nhân đó chắc chắn sẽ là một người thành đạt trong xã hội.

CQ - "cái vỗ nhẹ" vào vùng não phải

Bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ dựa vào những cái có sẵn mà phải phát triển nó lên. Tuy nhiên cách phát triển ấy ở mỗi người một khác, có thể là sự tiệm tiến, nhưng cũng có thể là những bước đột phá, những bước nhảy vọt. Khi đó, sự sáng tạo được thể hiện. Có những người cho rằng chính sự sáng tạo mới phân biệt giữa người này với người khác và chính nó là cốt lõi của trí thông minh. Đó là lý do để người ta đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá nữa, được gọi là Trí thông minh sáng tạo (Creative Intelligence và tương ứng CQ). Xét cho cùng, chính trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại.

Nhà tâm lý học người Anh Harry Adler lần đầu tiên đưa ra khái niệm này. Ông nghiên cứu vùng khu trú của những suy nghĩ sáng tạo và định nghĩa một cách đơn giản: "Khả năng sáng tạo là cái loé sáng vỗ nhẹ vào vùng não phải để làm bật ra những ý tưởng". Nói như vậy có nghĩa là tuy phần nào mang tính bẩm sinh, nhưng khả năng sáng tạo vốn có trong tư duy mỗi người và hoàn toàn có thể "rèn luyện" được. Adler đã chỉ ra rằng có thể nâng cao hiệu quả của não bộ bằng cách tập suy nghĩ, tìm ra những cái phi thường, cái "loé sáng" trong cái bình thường và đề xuất rất nhiều cách để tạo ra "cái vỗ nhẹ" đó. Cũng chính vì thế, mục tiêu giáo dục ở các nước tiên tiến là không chỉ cung cấp kiến thức đào tạo mà tạo ra những người biết suy nghĩ sáng tạo. Gần đây, người ta đã xây dựng cả một ngành khoa học mang tên 'Tư duy sáng tạo" nhằm mục đích này.

PC - Say mê quyền lực

Là bất cứ việc gì cũng chỉ thành công nếu toàn tâm toàn ý dành cho nó. Để đặc trưng cho phẩm chất này người ta đưa ra khái niệm Chỉ số say mê (Passion Quotient, viết tắt PQ) và cùng với nó là Chỉ số nghề nghiệp (Career Quotient CQ). Sự say mê trước hết do định hướng đúng vào công việc được lựa chọn, phù hợp với năng lực và sở trường của mình, vào trí thông minh của mình theo như phân loại. GS. Arindam Chaudhari - nhà quản lý nổi tiếng Ấn Độ - cho rằng những người có chỉ số PQ cao bao giờ cũng là tài sản quý của một cơ quan, tổ chức. Ông chỉ ra những phẩm chất của họ là: yêu thích công việc mình làm, họ luôn tận tụy, hoàn thành có chất lượng bất cứ việc gì có liên quan, thất bại chỉ kích thích họ suy nghĩ thêm thấu đáo, chứ không làm họ nản chí, họ làm việc không kể giờ giấc, hay ít ra cũng thường xuyên suy nghĩ về công việc cả trong khi nghỉ ngơi nên tìm ra những giải pháp độc đáo, sáng tạo. Họ luôn luôn nghĩ đến việc gì sẽ làm tiếp theo và tìm cách chạy đua với thời gian. Những phẩm chất đó khiến họ thành công trong nghề nghiệp của mình.

Nếu ca ngợi một nhà bác học say mê nghiên cứu, một doanh nhân say mê làm giàu thì cũng không thể phê phán một nhà chính trị say mê quyền lực, điều người ta thường nhìn theo khía cạnh tiêu cực vì quyền lợi mà quyền lực mang lại. Trước đây, trong việc đề bạt cán bộ lãnh đạo của Liên Xô, đã đưa tính chất "ham địa vị" như một tiêu chuẩn chọn lựa, xét về mặt tích cực.

Nhiều người còn đánh giá phẩm chất cá nhân theo Chỉ số đạo đức (Moral Quotient, MQ). Vấn đề này không cần bàn nhiều vì đã được thừa nhận chung. Bao giờ cụm từ "có đức có tài" cũng đi liền với nhau.

(Theo Khoa học và Đời sống)


*****************************
Khi thảo luận về Giáo Dục và Kiến thức chúng ta cần biết đến những khái niệm,tiêu chuẩn lập ra để đánh giá mức độ phát triển tư duy của con người qua các chỉ số
IQ :  Intelligence Quotient – chỉ số thông minh tri thức
EQ : Emotional Intelligence,Emotional Quotient – Thông minh cảm xúc
AQ : Adversity Quotient-Chỉ số ý chí
PQ : Passion Quotient -Chỉ số đam mê
SQ: Social Quotient -chỉ số hoạt động xã hội
CQ : Creative Intelligence – chỉ số thông minh sáng tạo

IQ à một sinh viên giỏi và thông minh. Cậu luôn có điểm số cao ở hầu hết các mônhọc và là người đứng đầu trong các kỳ thi. Tuy vậy tính của IQ tự cao, khó gần.Khi ra trường IQ được nhiều công ty mời chào nhưng kết quả của các cuộc phỏngvấn lại không khả quan. Đã bảy năm kể từ khi ra trường, IQ vẫn chưa làm đượcnhững gì cậu mong muốn.
Tráivới IQ, thời còn đi học EQ không phải là sinh viên giỏi, gia đình đông anh emvà rất nghèo. Tuy nhiên với tính cách hòa đồng, tốt bụng hay quan tâm giúp đỡngười khác, cậu rất được bạn bè quý mến và tin yêu. Khi ra trường, EQ không cónhiều lời mời phỏng vấn như IQ nhưng kết quả cậu cũng đã tìm được một công việcyêu thích. Hiện tại, với vị trí trưởng phòng, được ban lãnh đạo công ty tincậy, đồng nghiệp và khách hàng quý mến, EQ đang có một tương lai sáng sủa.
Trongcuộc sống chúng ta gặp không ít những câu chuyện như vậy. Tại sao người ítthông minh lại thành công hơn người giỏi hơn mình? Có phải do họ may mắn, làmviệc chăm chỉ, hay họ có những năng lực đặc biệt? Hãy đi tìm câu hỏi cho chínhmình !

Chỉsố thông minh ( IQ ) và thông minh cảm xúc ( EQ )?
Bạntự hào về chỉ số IQ (Intelligence Quotient – chỉ số thông minh) của mình. Nóthể hiện trí thông minh “thô” của bạn, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, nó chỉlà một yếu tố nhỏ tạo nên thành công.
Bắtđầu hình thành từ năm 1912, khái niệm IQ đã “thống trị” khá lâu trong quan niệmvề thước đo phẩm chất dẫn đến thành công của con người.
IQtheo quan niệm phổ thông, thường được mặc định song hành với khả năng tư duy.Tuy nhiên, sau này, nhà tâm lý học Howard Garner đã mở rộng khái niệm IQ, khichứng minh sự tồn tại của 8 dạng thức thông minh khác nhau và các yếu tố nàyđều ảnh hưởng đến thành công của một người.
Tríthông minh (Intelligence) được đo bằng hệ số IQ – Intelligence Quotient. IQ đolường khả năng trí lực, năng lực học hỏi, khả năng hiểu và xử lý tình huống,năng lực suy nghĩ logic, phản biện, sự nhạy bén trong suy nghĩ…Trí thông minhcó thể được đo tổng quát trong mọi lĩnh vực, và được đo theo từng lĩnh vực cụ thể.
Tuynhiên càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ, như người tathường nói: “Với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”.Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.
Bắtđầu từ năm 1990, nhà tâm lý học Peter Salovey ở ĐH Yale và John Mayer ở ĐH NewHampshire đã đưa ra thuật ngữ Trí thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence,hoặc Emotional Quotient – EQ). EQ đo lường năng lực, khả năng hay kỹ năng củamột người trong cảm nhận, đánh giá, và quản lý cảm xúc của bản thân, của ngườikhác hay của một nhóm người.

Trongmột thời gian dài người ta dùng chỉ số IQ để tìm kiếm người tài vì tin rằngngười có IQ cao sẽ có xác suất thành công cao hơn người khác. Tuy vậy một sốnghiên cứu khoa học lại cho thấy chỉ 25% số người thành công là có chỉ số IQcao hơn trung bình. Nghĩa là chỉ số IQ không giải thích được sự thành công vượttrội của 75% số người còn lại. Kết quả nghiên cứu đã loại yếu tố về năng lựcchuyên môn. Cuối cùng những người nghiên cứu khẳng định rằng chỉ số EQ mới làyếu tố quyết định sự thành công trong cuộc sống và công việc của mỗi chúng ta.
Nănglực cảm xúc trong môi trường làm việc ?
Trongkhi chỉ số thông minh ít khi thay đổi theo thời gian, thì chỉ số thông minh cảmxúc có thể được “học” và thay đổi vào bất cứ giai đoạn hay môi trường nào. Đểthành công trong môi trường làm việc, ông Daniel Goleman - người được xem lànhà nghiên cứu hàng đầu về EQ hiện nay đã đề xuất chúng ta phải có những nănglực xúc cảm cá nhân gồm: năng lực tự nhận biết bản thân, năng lực tự điềuchỉnh, năng lực tạo động lực; và những năng lực thông minh xúc cảm xã hội gồm:năng lực thấu cảm với người khác và năng lực giao tiếp xã hội..
Nănglực tự nhận biết cảm xúc bản thângiúp chúng ta hiểu rõ cảm xúc hiện tại củamình và giúp chúng ta nhận biết vai trò quan trọng của cảm xúc đối với kết quảcông việc của mình. Biết tự đánh giá bản thân còn giúp chúng ta hiểu điểm mạnh,điểm yếu của mình, giúp chúng ta can đảm thể hiện những suy nghĩ chưa được chấpnhận, và dám một mình theo đuổi cái đúng. Trong khi đó, năng lực tự điềuchỉnhgiúp chúng ta kềm giữ mọi cảm xúc bốc đồng của bản thân, giữ được sự bìnhtĩnh, lạc quan ngay cả trong những thử thách khó khăn nhất.
Đốivới những người có năng lực tạo động lực, họ thường xem kết quả của công việclà thước đo cuối cùng cho sự thành bại. Chính vì thế họ luôn cố gắng phát triểnbản thân và mong muốn vượt qua hay ít nhất đạt được những tiêu chuẩn hoàn hảo.Những cá nhân này luôn tìm thấy mục tiêu của bản thân trong mục tiêu của tậpthể. Họ luôn chú ý đến giá trị, mục tiêu của tổ chức trước khi ra quyết định.
Bêncạnh một số năng lực kể trên, có những người còn có khả năng thấu cảm ngườikhác. Họ có thể cảm nhận, dự đoán được cảm xúc và hoàn cảnh của người khác, cókhả năng bày tỏ sự quan tâm của mình một cách chủ động đối với người khác. Hoặccũng có người cónăng lực phát triển người khác. Họ có năng lực cảm nhận đượcnhu cầu phát triển bản thân của người khác, sẵn sàng kèm cặp, hỗ trợ cho nhữngngười đó phát triển.
Nóiđến năng lực giao tiếp xã hội của một người, chúng ta có thể kể đến năng lựctruyền đạt thông tin, năng lực quản lý xung đột, năng lực lãnh đạo hay năng lựctạo sự thay đổi, năng lực hợp tác với người khác…
Ngườicó năng lực quản lý sự xung đột có khả năng “xử lý” những tình huống căng thẳngmột cách êm đẹp. Họ có khả năng thương thuyết và giải quyết những mối bất hòa,đưa ra giải pháp để hai bên cùng thắng. Trong khi đó người có năng lực lãnh đạosẽ tạo cảm hứng cho mọi người làm việc, làm cho họ tin và hướng theo một tầmnhìn, một mục tiêu chung. Dù ở vị trí nào họ cũng sẵn sàng tiến lên để nhậnlãnh trách nhiệm, họ tạo ảnh hưởng lên người khác bằng chính những hành độngcủa mình. Còn người có năng lực hợp tác luôn tạo ra một môi trường làm việc vìmục đích chung, trong đó mọi người đều có cơ hội để phát triển.
EQmột phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáodục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởngthành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, màmục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những ngườiđược thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.
Khácvới IQ đã xây dựng được một hệ thống trắc nghiệm, đo bằng con số cụ thể, EQ chưacó được một công thức tính toán riêng, vì trí thông minh xúc cảm là một phẩmchất phức tạp, biểu hiện qua những cái khó thấy như sự tự ý thức, sự thấu cảm,tính kiên trì, lạc quan, tính quyết tâm và khả năng hoạt động xã hội.
Càngngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ. Những người thành đạt khôngphải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.
Ngoàira, người ta còn dùng các chỉ số khác để đánh giá khả năng thành công của conngười, đó là các chỉ số: AQ, PQ, SQ và CQ..


Chỉsố vượt khó – AQ?
 Năm1997, nhà tâm lý học người Mỹ Paul Stoltz lần đầu tiên đưa ra 1 khái niệm mới:AQ (Adversity Quotient) trong cuốn sách “Adversity Quotient: Turning Obstaclesinto Opportunities” (AQ: Xoay chuyển trở ngại thành cơ hội). Trong đó, ông địnhnghĩa, AQ là đại lượng đo khả năng đối diện và xoay sở của một người trước cácthay đổi, áp lực và các tình huống khó khăn. Tại sao một số người trở nên xuấtchúng, rất thành công, trong khi những người khác lại nản lòng, thất bại cho dùhọ có thừa thông minh hoặc tư cách tốt? Điểm khác nhau giữa họ chính là sựchênh lệch về AQ – khả năng đương đầu và đương đầu có hiệu quả trước bất hạnhvà nghịch cảnh.
Trongcuốn sách xuất bản sau đó, Adversity Quotient @ Work, bàn kỹ hơn về vấn đềtương tự, ông giải thích cụ thể hơn cách thức áp dụng khái niệm AQ, để có thểmang lại lợi ích.
PaulSloltz đã phát triển khá nhiều ý tưởng của mình từ những nhà tâm lý học đitrước, như Abraham Maslow, tác giả của tháp Maslow nổi tiếng; từ MartinSeligman, tác giả của sách “Học lạc quan”, và Stephen R. Covey, tác giả của “7thói quen của người thành đạt“.
Nhiềunhà tâm lý đã ủng hộ rất nhiệt tình cho thuyết AQ này. Điều này góp phần khẳngđịnh, việc lượng hóa những phẩm chất tâm lý bậc cao là một điều có thề làm đượcnhư đã từng làm với trí tuệ (IQ) và cảm xúc (EQ).
PaulSloltz cho rằng, những người có AQ thấp thường dễ xúc động và dễ buông xuôitrước nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trong khi, những người có AQ cao sẽ ít khiđầu hàng và dễ dàng trở thành lãnh đạo trong tương lai.
Ôngphân định ra 3 dạng người dựa trên cách thức họ đối diện với những khó khăn,thử thách trong cuộc đời. Đó là: Quitter, Camper và Climber.
1. Quitter: Là những người dễ buông xuôi.Họ dễ dàng nản chí, dễ dàng từ bỏ việc theo đuổi 1 công việc, 1 dự định và caohơn là 1 mục đích sống. Và, kết quả là thường giữa đường đứt gánh, và nhận thấtbại, hoặc kết quả không như ý.
2. Camper: Lànhững người chịu khó, làm việc chăm chỉ, có ý thức phấn đấu rèn luyện bản thân,và sẽ làm nhiều thứ để đạt tới 1 mức độ nhất định nào đó trong cuộc sống. Tuynhiên, họ dễ hài lòng và thoả hiệp với bản thân để thấy như vậy là đủ.
3. Climber: Là những người có sự kiên địnhvà hoài bão lớn. Họ luôn học hỏi, rèn luyện bản thân, nỗ lực cố gắng để đạt tớinhững mức độ tốt nhất có thể trong khả năng. Họ cũng thường là tuýp người khôngchấp nhận 1 tình thế sẵn có, và tìm cách xoay sở để cải thiện nó tốt hơn.
Theođó, ông coi chỉ số đo khả năng vượt qua những điều kiện khó khăn là yếu tố lớnnhất trong những phẩm chất tạo nên sự thành công cho con người.

TheoPaul Sloltz, chỉ số AQ có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực, sự sáng tạo, nănglượng, sức khoẻ lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một người. Nó cũng chính làmột chỉ báo về 4 mức độ cao thấp của bản lĩnh sống:
1.   Đối diện khó khăn
2.   Xoay chuyển cục diện
3.   Vượt lên nghịch cảnh
4.   Tìm được lối ra
Theoquan niệm của nhiều người, IQ và EQ là những khái niệm “fix”, có nghĩa là phầnnhiều thuộc về “thiên phú”, khó có khả năng thay đổi. Trong khi đó, AQ là đạilượng có thể được rèn luyện để “cải thiện, nâng cấp”.

Chỉsố say mê – PQ?
Bạntự hào là người có chỉ số thông minh IQ cao. Nhưng theo các nhà khoa học, nếucó chỉ số đam mê PQ (Passion Quotient) thấp, bạn sẽ khó mà thành công. Sự đammê là ngọn lửa thổi bùng lên lòng nhiệt huyết, khiến mỗi chúng ta không ngừngkhám phá những tiềm năng vô tận ẩn sâu trong mỗi con người.
PQlà chỉ số chỉ sự say mê của mỗi người dành cho việc anh ta làm, gọi tắt là chỉsố say mê (PQ).
Cóngười đã ví von rằng: “Chỉ số IQ giống như một đoạn mạch ADN rất vững chắc vàrất khó để cải thiện. Còn chỉ số PQ là chất lửa trong mỗi con người, chúng tahoàn toàn có thể điều chỉnh được ngọn lửa đó.”
Chỉsố PQ của con người không thể đo lường một cách chính xác. PQ không thể hiểnthị dưới dạng con số hay thống kê như IQ, nó chỉ mang tính ước đoán, hàm ý vàtượng trưng.

Ngườicó chỉ số PQ cao là một tài sản quý
Sựsay mê trước hết do định hướng đúng vào công việc được lựa chọn, phù hợp vớinăng lực và sở trường của mình, vào trí thông minh của mình theo như phân loại.GS. Arindam Chaudhari - nhà quản lý nổi tiếng Ấn Độ – cho rằng những người cóchỉ số PQ cao bao giờ cũng là tài sản quý của một cơ quan, tổ chức. Ông chỉ ranhững phẩm chất của họ là: yêu thích công việc mình làm, họ luôn tận tụy, hoànthành có chất lượng bất cứ việc gì có liên quan, thất bại chỉ kích thích họ suynghĩ thêm thấu đáo, chứ không làm họ nản chí, họ làm việc không kể giờ giấc,hay ít ra cũng thường xuyên suy nghĩ về công việc cả trong khi nghỉ ngơi nêntìm ra những giải pháp độc đáo, sáng tạo. Họ luôn luôn nghĩ đến việc gì sẽ làmtiếp theo và tìm cách chạy đua với thời gian. Những phẩm chất đó khiến họ thànhcông trong nghề nghiệp của mình.
Nếuca ngợi một nhà bác học say mê nghiên cứu, một doanh nhân say mê làm giàu thìcũng không thể phê phán một nhà chính trị say mê quyền lực, điều người tathường nhìn theo khía cạnh tiêu cực vì quyền lợi mà quyền lực mang lại. Trướcđây, trong việc đề bạt cán bộ lãnh đạo của Liên Xô, đã đưa tính chất “ham địavị” như một tiêu chuẩn chọn lựa, xét về mặt tích cực.
Trongcông việc, những nhân viên làm việc với lòng say mê cao là những người được cácsếp quý trọng. Ngọn lửa say mê đến từ định hướng đúng trong công việc, chọnnghề phù hợp với năng lực và sở trường, vào trí thông minh của mỗi người. Nhữngngười có chỉ số PQ cao bao giờ cũng là tài sản quý của một cơ quan, tổ chức.Những phẩm chất thường thấy ở họ là:
–Yêu thích công việc mình làm.
–Luôn toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc đạt chất lượng cao. – Thất bại chỉkích thích họ suy nghĩ thêm thấu đáo, chứ không làm họ nản chí. – Họ làm việckhông kể giờ giấc, hay ít ra cũng thường xuyên suy nghĩ về công việc ngay cảtrong lúc nghỉ ngơi, nên họ thường tìm ra được những giải pháp độc đáo và sángtạo. – Họ luôn luôn nghĩ đến việc sẽ làm tiếp theo và tìm cách chạy đua vớithời gian.
VirenderKapoor, tác giả quyển sách “The Greatest Secret of Success: Your PassionQuotient” (Bí mật lớn nhất của thành công: chỉ số say mê) cho rằng “Chất lửatrong con người, hay chính là chỉ số say mê, đã đóng góp rất nhiều cho nhữngthành tựu kỳ diệu của nhà khoa học thiên tài Albert Einstein hơn cả chỉ số IQcủa ông.”

SQ –Thông minh xã hội?
Rộnghơn nữa, khả năng biết dựa vào EQ kết hợp với sự nhạy bén trong nhận thức nhữngcái mới nảy sinh trong xã hội để chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trongcộng đồng được các nhà tâm lý học phát triển thành một khái niệm gọi là Thôngminh xã hội (Social Intelligence, xác định bằng chỉ số thông minh xã hội SocialQuotient SQ).
Kháiniệm này do Edgar Doll đưa ra từ năm 1937, với mục đích xác định mức độ hòanhập vào một tập thể rộng lớn thông qua khả năng đánh giá đúng người, đúngviệc, sự khôn khéo, cách xử lý có hiệu quả một cá nhân trước mỗi hiện tượng, sựkiện, mỗi tình huống cụ thể...

Đasố câu hỏi trắc nghiệm chỉ số SQ dựa vào tính đối cực do Hans Eysenek đưa ratrên cơ sở các dữ liệu lâm sàng và thống kê. SQ được xem như chiếc chìa khóa đểthành công trong cuộc đời, và nếu như các chỉ số khác đều cao, cá nhân đó chắcchắn sẽ là một người thành đạt trong xã hội.

Chỉsố thông minh sáng tạo – CQ?
Bấtcứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ dựa vào những cái có sẵn mà phảiphát triển nó lên. Tuy nhiên cách phát triển ấy ở mỗi người một khác, có thể làsự tiệm tiến, nhưng cũng có thể là những bước đột phá, những bước nhảy vọt. Khiđó, sự sáng tạo được thể hiện. Có những người cho rằng chính sự sáng tạo mớiphân biệt giữa người này với người khác và chính nó là cốt lõi của trí thôngminh. Đó là lý do để người ta đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giánữa, được gọi là Trí thông minh sáng tạo (Creative Intelligence – CQ).Xét chocùng, chính trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật vàcông nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúcđẩy sự tiến hóa của nhân loại.
Nhàtâm lý học người Anh Harry Adler lần đầu tiên đưa ra khái niệm này. Ông nghiêncứu vùng khu trú của những suy nghĩ sáng tạo và định nghĩa một cách đơn giản:“Khả năng sáng tạo là cái loé sáng vỗ nhẹ vào vùng não phải để làm bật ra nhữngý tưởng”. Nói như vậy có nghĩa là tuy phần nào mang tính bẩm sinh, nhưng khảnăng sáng tạo vốn có trong tư duy mỗi người và hoàn toàn có thể “rèn luyện”được. Adler đã chỉ ra rằng có thể nâng cao hiệu quả của não bộ bằng cách tậpsuy nghĩ, tìm ra những cái phi thường, cái “loé sáng” trong cái bình thường vàđề xuất rất nhiều cách để tạo ra “cái vỗ nhẹ” đó. Cũng chính vì thế, mục tiêugiáo dục ở các nước tiên tiến là không chỉ cung cấp kiến thức đào tạo mà tạo ranhững người biết suy nghĩ sáng tạo. Gần đây, người ta đã xây dựng cả một ngànhkhoa học mang tên ‘Tư duy sáng tạo” nhằm mục đích này.

Lời kết
Đọcnhững điều vừa kể chắc hẳn bạn sẽ nghĩ rằng, những năng lực trên tuy nghe hếtsức bình thường nhưng lại là những phẩm chất lý tưởng của mỗi cá nhân trong môitrường làm việc, đó là những phẩm chất mà chúng ta mong muốn có cho bản thânmình..cũng là chìa khóa mở cánh cửa thành công cho mọi người.
Dù ở độ tuổi nào, mỗi người đều có tiềm năng để phát triển những năng lực trên. Đừng quá ỷ lại vào trí thông minh, trình độ chuyên môn mà nên tập trung nhiều hơn đến việc phát triển chỉ số EQ, phát triển năng lực cảm xúc của bản thân trongmôi trường làm việc. Cũng như Chỉ số vượt khó ( AQ), Chỉ số say mê ( PQ), Thôngminh xã hội ( SQ), Chỉ số thông minh sáng tạo ( CQ). Từ từ chúng ta sẽ nhậnbiết, quản lý bản thân tốt hơn, hiểu biết và giao tiếp với người khác hiệu quảhơn, và chắc chắn sẽ gặt hái nhiều thành công hơn trong công việc và cuộc sống!

Cimigo Vietnam

Những chỉ số của những người thành đạt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét