Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Phương pháp đọc tài liệu

Phương pháp đọc tài liệu

Để đánh giá một tài liệu tìm được có đúng là tài liệu đáng tin cậy và phù hợp không, chúng ta nên xem xét tuần tự qua các tiêu chí:
Nguồn gốc từ đâu?
Ngày đăng tải
Tiêu chí của sách
Tác giả là ai?
Nội dung có liên quan không?
Chúng ta thường có thói quen mỗi khi mở máy thì mở rất nhiều chương trình ứng dụng và thường bị xao lãng vào những việc không cần thiết. Để tránh cho việc đọc một cách vô ích, cần thiết tắt các chương trình ứng dụng không liên quan, tắt internet và tốt nhất là nên đọc tài liệu bằng giấy. Nó cũng giúp bạn cho việc ghi chú, highlight …. Trước đó bạn nên xác định mục đích đọc tài liệu như sau:
Đọc tài liệu này để làm gì?
Bạn muốn tìm kiếm thông tin gì?
Thông tin đó có phải là những vấn đề bạn quan tâm.
Có giúp bạn trả lời những thắc mắc.
Nghiên cứu là một quá trình khá lâu và trí nhớ con người thì hạn chế. Do đó, chúng ta cần có phương pháp để lưu trữ và tìm lại những khi cần thiết. Để mỗi lần đọc không trở nên vô ích và mất công đọc lại thì nên thực hiện việc đọc tích cực như sau:
Ghi chú, đánh dấu ý chính
Tóm tắt toàn bộ tài liệu hoặc một phần quan trọng
Biết lĩnh hội kiến thức, tiêu hóa thông tin một cách chủ động, có chọn lọc
Đánh giá, so sánh mối liên hệ giữa các ý, các tài liệu, các tác giả khác nhằm đưa ra một cái nhìn phân tích, tổng hợp, phê bình đối với mọi tài liệu.



http://nckh-sv.blogspot.com/2011/10/phuong-phap-oc-tai-lieu.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét