- Bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục.
- Đổi mới giáo dục sẽ bằng niềm tin nếu không quyết tâm đổi mới ba điều sau:
1) Tuyển lựa nhân sự: Có cơ chế tuyển lựa nhà giáo dục một cách công bằng xét về hai tiêu chí đức và tài; chứ không xét về hai tiêu chí tiền và tình. Có như vậy mới có thể tuyển lựa được những người có tâm và có năng lực nhất trong xã hội. Đó cũng chính là "thông điệp" định hướng và khuyến khích những người đang theo đuổi con đường nhà giáo, cũng như tinh thần tự giáo dục trong xã hội.
2) Môi trường giáo dục: cần có môi trường giáo dục lành mạnh và tích cực. Con người học tập thông qua tiềm thức chứ không phải bằng ý thức thuần túy, vậy nên, người học không phải chỉ học thông qua những gì giáo viên nói hay sách viết mà còn bị chi phối mạnh bởi những gì tai nghe mắt thấy, thông qua môi trường giáo dục của chính bản thân.
3) Tư duy giáo dục: Trước tiên cần phải cài đặt tư duy cho người học coi trọng việc học hơn coi trọng điểm số, coi trọng thái độ sống và học tập tích cực chứ không phải là năng lực đối phó.
- Ngoài ra còn một số nguyên tắc lý luận sau:
+ Tạo Hóa không phân biệt giữa giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Vậy nên, chỉ có giáo dục nhà trường đổi mới cũng khó có thể đem lại hiệu quả thực tiễn. Do đó, trách nhiệm đổi mới là của mọi gia đình, mọi công dân.
+ Muốn cài đặt được tư duy mới cho người học thì trước tiên phải có được những nhà giáo dục và quản lý giáo dục có tư duy mới. Do đó, đổi mới giáo dục đồng nghĩa với nhiều người tư duy không đổi mới kịp sẽ phải bị đào thải khỏi hệ thống và thay thế vào đội ngũ mới đáp ứng nhu cầu của công cuộc đổi mới.
+ Giá trị và tồn tại là hai mặt biện chứng. Luật giá trị và luật lý lẽ là hai mặt biện chứng. Mọi thứ đều có giá của nó. Muốn đổi mới, tức là muốn thay đổi dạng tồn tại thì phải chuyển hóa dạng giá trị. Nói cách khác, muốn thay đổi mà không buộc ai phải trả giá là một điều không tưởng. Đổi mới càng lớn thì sự trả giá phải càng lớn. Phải huy động được sức của dân vào công cuộc đổi mới hệ thống đáp ứng nhu cầu của chính dân. Không thể có chuyện bản thân đòi hỏi mà bắt người khác phải trả giá. Tất nhiên trong xã hội có những người sẵn sàng trả giá và có những người không. Vậy thì ai có khả năng trả giá được thì họ phải xứng đáng được học trong một hệ thống giáo dục tốt hơn. Mặc dù có phần bất công về cơ hội giáo dục với lứa trẻ nhưng như thế còn tốt hơn là duy trì tình trạng công bằng về cơ hội hưởng một nền giáo dục tồi. Hướng tới trạng thái công bằng như vậy là duy lý trí, vì những người có khả năng họ vẫn có thể tìm kiếm nền giáo dục tốt cho con cái của mình bằng cách cho con đi du học hay thuê gia sư riêng... Tóm lại, đổi mới là chiến đấu chứ không đơn giản chỉ là cố gắng soạn thảo ra một quyết định nhằm được lòng tất cả mọi người.
- Đáp ứng được đến đâu đổi mới đến đó. [You do your best. You can't do any more]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét