Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

GIAI CẤP LÀ GÌ?

GIAI CẤP LÀ GÌ?

Con hỏi bố: “Bố ơi phân chia giai cấp là gì hả bố”.
Bố trả lời: “Lấy nhà mình làm ví dụ, bố kiếm tiền thì bố là giai cấp tư bản, mẹ lãnh đạo thì mẹ là chính quyền, con là nhân dân, còn em con là tương lai, cô giúp việc nhà mình là giai cấp lao động”.
Tối hôm đó, em bé ỉa đùn, cậu bé tìm mẹ thì thấy mẹ đang ngủ say, sang phòng cô giúp việc thì thấy bố đang…
Sáng hôm sau, bố hỏi: “Hôm qua bố giải thích thế con có hiểu ko?”.
Con trả lời: “Tối hôm qua, Giai Cấp Tư Bản đè đầu cưỡi cổ Giai Cấp Lao Động, trong khi đó Chính Quyền ngủ say không biết gì, còn Nhân Dân thì vô cùng hoang mang vì Tương Lai đang ngập chìm trong cứt!”

Giai cấp là gì?
_________________________
GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.
1.Giai cấp:
Thời đại XH thị tộc, bộ lạc, loài người chưa phân thành giai cấp, Cuối thời đại thị tộc, bộ lạc trong nội bộ các cộng đồng người, dần dần hình thành giai cấp. Từ khi Xh phân chia thành các giai cấp và các cuộc đấu tranh không ngừng diễn ra lúc ngấm ngầm, lúc công khai thì quan hệ giữa người với người thay đổi về căn bản. Vậy giai cấp là gì ? g/c tồn tại trong điều kiện lịch sử nào ? Vì sao có đấu tranh g/c, đấu tranh g/c có vai trò như thế nào trong lịch sử và trong thời đại ngày nay. Đó là những vấn đề hết sức cơ bản để khám phá các qui luật lịch sử, để hiểu lịch sử XH loài người từ khi XH nguyên thủy tan rã.
a. Định nghĩa ( của Lênin): G/c là những tập đoàn người mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong 1 chế độ kinh tế, xã hội nhất định.
b. Đặc trưng cơ bản của giai cấp:
- G/c là những tập đoàn người có địa vị khác nhau trong 1 hệ thống xã hội nhất định, sự phân chia g/c gắn liền với hệ thống sản xuất XH nhất định. Trong Xh có những hệ thống SXXH nô lệ, hệ thống SXXH phong kiến, hệ thống SX TBCN. Ngược lại có những hệ thống SXXH không chứa đựng trong lòng nó những yếu tố phân chia g/c như hệ thống SXXH CSNT, hệ thống SX CSCN mà giai đoạn đầu gọi là XHCN.
HTSX XH qui định địa vị của các g/c, có g/c giữ địa vị thống trị, có g/c giữ địa vị bị thống trị.
- Các g/c có quan hệ khác nhau về quyền sở hữu đối với TLSX: G/c nào chiếm đoạt được những TLSX chủ yếu của XH thì g/c đó sẽ giữ quyền thống trị nền sản xuất XH, giữ quyền tổ chức quàn lý sản xuất và cũng giữ quyền phân phối sản phẩm do XH tạo ra.
- Các g/c có quan hệ khác nhau trong việc tổ chức lao động XH. Đặc trưng này do chính đặc trưng thứ 2 qui định.
- Các g/c có những phương thức và qui mô thu nhập khác nhau về của cải XH. Đặc trưng này do đặc trưng thứ 2 qui định
04 đặc trưng trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó đặc trưng 02 là giữa vai trò quuyết định, nghĩa là g/c nào chiếm đoạt TLSX chủ yếu của XH, thì g/c ấy không những giữ địa vị thống trị sản xuất XH, giữ lấy quyền quản lý sản xuất mà còn có quyền phân phối sản phẩm.
c. Nguồn gốc, nguyên nhân ra đời & kết cấu của g/c:
+ Nguồn gốc: Nguồn gốc kinh tế là nguồn gốc quan trọng nhất.. G/c chỉ ra đời và tồn tại trong
những điều kiện lịch sử nhất định.
Thời kỳ nguyên thủy: trình độ sản xuất thấp, sản phẩm làm ra chưa đủ nuôi sống con người, để tồn tại họ phải sống bầy đàn lệ thuộc vào nhau nên g/c chưa xuất hiện.
Khi LLSX phát triển, CCSX bằng kim loại ra đời thay thế công cụ bằng đá dẫn đến năng suất lao động tăng đáng kể cho nên của cải dư thừa xuất hiện dẫn đến phân công LĐ hình thành cho nên chế độ tư hữu ra đời vì thế g/c xuất hiện. Như vậy XH chiếm hữu nô lệ là XH có g/c đầu tiên hình thành bằng 2 con đường: phân hóa nội bộ trong CSNT và chiến tranh cướp bóc, biến tù binh thành nô lệ.
Sự tồn tại của g/c đối kháng gắn với chế độ CHN, PK, TBCN, CNTB phát triển cao lại tạo tiền đề thủ tiêu chế độ tư hữu, cơ sở kinh tế của đối kháng g/c trở thành xu thế khách quan trong sự phát triển xã hội dẫn tới logic khách quan của tiến trình phát triển lịch sử.
+ Kết cấu: Trong 1 hình thái KTXH có g/c thì có 1 kiểu kết cấu g/c nhất định ( nói chung g/c cơ bản và g/c không cơ bản ). Khi hình thái kết cấu XH thay đổi dẫn đế kết cấu cũng thay đổi theo. Trong 1 kiểu kết cấu g/c xác định gồm: g/c cơ bản, g/c không cơ bản , có những tầng lớp không thuộc g/c nào ( tầng lớp trí thức).
2. Đấu tranh giai cấp:
a. Định nghĩa: (Lênin) Đấu tranh g.c là đấu tranh giữa những gc mà lợi ích căn bản đối lập và kết cục của cuộc đấu tranh đó đi đến 1 cuộc cách mạng XH để thay đổi chế độ XH này bằng 1 chế độ khác tiến bộ hơn.
Chủ yếu đấu tranh gc là đấu tranh giữa gc bị bóc lột, bị áp bức, bị thống trị chống lại gc bóc lột, áp bức, thống trị
b. Nguyên nhân:
- Trực tiếp: Do địa vị đối lập nhau.
- Sâu xa: sự đối kháng gc xuất phát từ mâu thuẫn giữa LLSX mới với LLSX lỗi thời
c. Vai trò của đấu tranh gc:
Lịch sử XH kể từ khi xuất hiện gc đến nay là lịch sử đấu tranh gc. Trong XH có gc đối kháng thì gc là 1 trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của XH. Vai trò đó thể hiện:
+ Thông qua đấu tranh gc thì mâu thuẫn giữa LLSX mới & QHSX lỗi thời sẽ giải quyết. Thúc đẩy sự phát triển của XH từ HTKT- XH này đến HTKT XH khác tiến bộ hơn.
Sự phát triển của XH xèt đến cùng là do sự phát triển của LLSX quyết định. LLSX mới mâu thuẫn với QHSX lỗi thời, biểu hiện về mặt XH là mâu thuẫn giữa gc đại diện cho LLSX mới và gc đại diện cho QHSX lỗi thời. Mâu thuẫn đó chỉ có thể giải quyết bằng cuộc đấu tranh gc mà đỉnh cao là CMXH nhằm xóa bỏ QHSX cũ, thiết lập QHSX mới.
+ Đấu tranh gc là động lực phát triển XH. Trong XH có gc đối kháng không chỉ thể hiện trong thời kỳ CMXH mà còn thể hiện trong cả thời kỳ hòa bình. Vd: cuộc đấu tranh chống kéo dài thời gian lao động, sử dụng kỹ thuật hoàn thiện hơn để nâng cao năng suất LĐ cho nhân công, đấu tranh trong nước và áp lực của các nước khác để có những cải cách tiến bộ.
+ Đấu tranh gc không chỉ có tác dụng cải tạo XH mà còn có tác động cải tạo bản thân gc cách mạng. Qua đấu tranh gc , gc CM được tôi luyện và trưởng thành về lý tưởng, lý luận, tổ chức.
3. Liên hệ thực tế:
Hiện nay đấu tranh gc biển đổi phong phú và đa dạng, đấu tranh về kinh tế, chính trị và cả văn hóa…
Nội dung đấu tranh gc ở nước ta hiện nay:
- Đấu tranh giữ vững chính quyền CM, chống lại âm mưu xâm lược của bọn đế quốc, âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
- Đấu tranh chống khuynh hướng tự phág TBCN, đảm bảo các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng XHCN.
- Đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, tham những, mớc ngoặc.
- Đấu tranh để thực hiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa đưa nước ta thành 1 nước công nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

___________________________

1. Định nghĩa giai cấp của Lênin: 
"Giai cấp là những tập đoàn người to lớn khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác do chỗ các tập đoàn có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định". 

2. Những đặc trưng cơ bản của giai cấp 
Các giai cấp có địa vị khác nhau trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định; có quan hệ khác nhau đối với tư liệu sản xuất; có vai trò khác nhau trong tổ chức lao động xã hội; có phương thức và quy mô khác nhau trong thu nhập của cải xã hội. 

3. Ý nghĩa, định nghĩa giai cấp của Lênin 
Định nghĩa giai cấp của Lênin là cơ sở đúng đắn để phân định giai cấp; phân tích các quan hệ giai cấp trong đấu tranh giai cấp và liên minh giai cấp; bác bỏ mọi quan điểm sai lầm trong việc phân chia giai cấp trong xã hội như quan điểm phân chia giai cấp theo tài năng, theo ngành nghề, theo mức thu nhập, theo màu da, v.v.. 

II. Vai trò của đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp và tính tất yếu của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ 
1. Nguyên nhân của đấu tranh giai cấp 
- Đấu tranh giai cấp nảy sinh do sự đối lập về lợi ích và địa vị của các giai cấp khác nhau trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định. Các giai cấp bóc lột của các hình thái xã hội khác nhau cũng có thể đối kháng về lợi ích, như giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến. Nhưng trước sự phản kháng của giai cấp bị bóc lột, chúng dễ dàng liên kết với nhau. Do đó thực chất của đối kháng giai cấp là đối kháng lợi ích giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột. 

2. Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp 
- Thông qua cuộc đấu tranh giai cấp, sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất lạc hậu được giải quyết, thực hiện bước quá độ từ một chế độ xã hội lỗi thời sang chế độ mới cao hơn. 
- Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp không chỉ thể hiện trong thời kỳ cách mạng xã hội, mà còn trong thời kỳ hoà bình. Nhưng có những nội dung hình thức biểu hiện và đặc điểm khác nhau. 
- Khi đấu tranh giai cấp phát triển thành cách mạng xã hội thì mọi mặt của đời sống xã hội phát triển với một nhịp độ chưa từng thấy - nhịp độ "một ngày bằng hai mươi năm". 
- Đấu tranh giai cấp là quy luật chung của mọi xã hội có giai cấp, song quy luật ấy có những biểu hiện đặc thù trong từng xã hội cụ thể. Điều đó do kết cấu giai cấp, do địa vị lịch sử của mỗi giai cấp trong từng phương thức sản xuất, do tương quan lực lượng giai cấp trong từng giai đoạn quyết định.

Giai cấp
Những người vô sản và những người cộng sản
_______________________________

GIAI CẤP LÀ GÌ?

Con hỏi bố:
– Bố ơi, phân chia giai cấp là gì hả bố?
Bố trả lời: …
– Lấy nhà mình làm ví dụ nhé. Bố kiếm tiền thì bố là giai cấp tư bản, mẹ lãnh đạo thì mẹ là chính quyền, con là nhân dân, còn em con là tương lai,
cô giúp việc nhà mình là giai cấp lao động.
Tối hôm đó, em bé ị đùn, cậu bé tìm mẹ thì mẹ đang ngủ say, sang phòng cô giúp việc thì thấy bố…
Sáng hôm sau, bố hỏi:
– Hôm qua bố giải thích thế con có hiểu không?
Con trả lời:
– Dạ con hiểu rồi. Giai cấp tư bản thì đè đầu cưỡi cổ giai cấp lao động, trong khi đó chính quyền ngủ say không biết gì, tương lai thì ngập trong… phân còn nhân dân thì bất lực. :))))))))))))))))))
http://truyencuoivietnam.org/truyen-cuoi-gia-dinh/gia-cap-la-gi/

_____________________

THẾ GIỚI ĐẠI ĐỒNG
- Ta và thế giới là hai mặt biện chứng. Tạo Hóa vốn không phân biệt, đó là lý lẽ của con người.
- Ý đồ và ý tưởng là hai mặt biện chứng.
- Chừng nào con người còn phải đặt nặng ý đồ định vị bản thân-thiết lập trật tự thế giới thì khi đó con người còn có ý tưởng phân biệt và xung đột.
- Chỉ khi nào chúng ta biết tri túc và hiểu được mối quan hệ tồn tại ta-thế giới thì khi đó ta mới thật sự biết từ bi hỉ xả, buông xả trước thế giới. Lòng tham gắn với sự vô minh luôn cản bước con người tiến tới nấc thang đại đồng đó.
- Từ một cuộc sống ban đầu khi coi toàn bộ phần còn lại của thế giới là thù địch, con người đã từng bước có những người bạn trong hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của mình. Nấc thang đại đồng là nấc thang của sự cùng chung sống gắn kết hòa thuận.
- Hướng tới định vị bản thân là hướng tới cái Lý; hướng tới đại đồng là hướng tới cái Đạo. Cuộc sống là sự giằng xé trong khuôn khổ Đạo-Lý.
_______________________
- Mỗi con người là một tác phẩm do chính bản thân ta-thế giới tạo ra.
- Tạo Hóa thì không phân biệt một tác phẩm hay hay dở, nhưng con người thì có. Một tác phẩm được coi là một kiệt tác không quá quan trọng ở sự phức tạp, lòe loẹt của nó mà quan trọng là nó có toát ra được tâm hồn, sự tinh tế và thông điệp trí tuệ mà người nghệ sĩ muốn truyền tải.
_________________________
I.1. TĨNH THÔNG LINH

TĨNH - sống tĩnh tâm; THÔNG - suy nghĩ thông suốt; LINH - hành động linh tính. Tiền đề "sống tĩnh tâm" là cơ sở cho tiền đề "suy nghĩ thông suốt". Hai tiền đề trên là cơ sở cho tiền đề “hành động linh tính”. 

Theo từ điển Tiếng Việt: "linh tính là khả năng biết trước hoặc cảm thấy trước một biến cố nào đó xảy ra có liên quan mật thiết đến bản thân mình mà không dựa vào một phương tiện thông tin bình thường nào". Hành động linh tính là hành động căn cứ vào những "dự cảm" đó. Nó không phải là những dự cảm mang tính thần bí mà là những sự "mách bảo" của lý trí ở một trình độ nhận thức sâu thẳm, tinh tế - chỉ có ở những người sống tĩnh tâm và suy nghĩ đạt tới trình độ thông suốt.

Trước khi nghĩ tới các vấn đề khác của cuộc sống thì điều đầu tiên con người cần phải biết thích nghi với cuộc sống (thậm chí mọi giá trị cuộc sống nằm ngay trong quá trình thích nghi với cuộc sống). Để thích nghi với cuộc sống thì yêu cầu đặt ra đồng thời đối với con người là: về mặt lý tính, cần phải thấu hiểu cuộc sống; về mặt dục tính, cần phải nâng cao sức đề kháng trước cuộc sống. Cuộc sống vốn là vận động vô thường, do đó để luôn thấu hiểu cuộc sống thì đòi hỏi nhận thức con người cũng là một quá trình vận động vô thường. Con người nhận thức thế giới thông qua sự cảm nhận (rung động) bởi tất cả các cơ quan cảm giác của mình, cũng chình vì điều đó, việc cảm nhận (nhận thức) về cuộc sống sẽ mất đi tính khách quan khi mà rung động cảm xúc của con người trước thế giới mang tính chủ quan. Vì vậy, để nhận thức cuộc sống (thế giới) một cách khách quan thì điều đầu tiên yêu cầu con người phải tĩnh định lại tất cả những rung động cảm xúc hỗn loạn (chủ quan – vốn vận hành theo cơ chế khoái cảm) – đó là bước đầu tiên – “TĨNH”.

Tĩnh nhằm mục đích là lọc bỏ các tạp niệm (những ý niệm tạp nham), khi đó những ý niệm còn lại trong tâm trí sẽ là những ý niệm tinh túy nhất, sâu sắc nhất còn lắng đọng lại. Hành động của con người bị ràng buộc bởi ý niệm “đúng-sai”. Do vậy, loại bỏ ý niệm tạp nham sẽ giúp cho hành động linh hoạt theo những ý niệm thông suốt. Khi đã tĩnh định mọi rung động cảm xúc chủ quan thì cảm xúc của con người sẽ rung động theo tần số rung động của thế giới giới khách quan, thông qua rung động “tự nhiên” của mình thì con người sẽ nắm bắt được sự vận động “rung động” của thế giới xung quanh – đó là bước thứ hai – “THÔNG” (thông suốt, thấu hiểu).

Khi đã thông suốt về thế giới rồi thì con người sẽ đưa ra hành động thích nghi với thế giới theo đúng sự “rung động”, “tương tác” của thế giới lên mình, trên cơ sở đó sẽ đưa ra hành động phù hợp – đó là bước cuối cùng – “LINH” (linh tính). Phải linh tính vì đưa ra quyết định hành động có ý thức chỉ đưa ra sau khi “nhận thức”, do đó phải rút ngắn khoảng cách từ lúc nhận thức đến lúc hành động – vì vậy mà hành động đó gọi là hành động linh tính.

Ngoài việc không ngừng tập luyện, cọ xát, nâng cao sức đề kháng trước cuộc sống thì việc kết hợp với triết lý sống "Tĩnh - Thông - Linh" sẽ giúp con người giảm bớt tiêu hao sức lực lãng phí trong cuộc sống đầy "bon chen", "cọ sát" của mình - nâng cao "hiệu suất" (giá trị, ý nghĩa) cuộc sống.

Ý tưởng xuất hiện trong đầu chúng ta là một quá trình diễn biến, liên kết các sự kiện chứ nó không phải là một trạng thái nhận thức. Do vậy, để nắm được ý tưởng thì ta không chỉ phải ghi chép lại bởi nó có thể biến mất trong trí nhớ mà còn cần có một "quán tính tư duy" thường trực phù hợp để nắm bắt được đầy đủ ý tưởng chợt đến. Ý tưởng là trạng thái "hạt" của một quá trình sóng liên kết dữ liệu tạo ra sự xuất hiện và biến mất của nó. Có những cụm sóng ổn định thì tạo ra trạng thái "hạt" của nó thường xuyên giúp ta dễ dàng nắm bắt, có những trạng thái "hạt" vụt lên rồi nhanh chóng tan biến mất. "Tĩnh -Thông - Linh" là phương pháp để nắm bắt được những ý tưởng tinh tế nhất vẫn thường xuyên xuất hiện trong đầu của tất cả mọi người. Đối với nhiều người chúng ta, không cần quá tinh tế vẫn có thể duy trì được trạng thái tồn tại cuộc sống đang có. Nhưng nếu muốn giải thoát mình hay cải thiện hơn trạng thái cuộc sống đang có thì chỉ có sự tinh tế hơn mới tạo ra được chiếc chìa khóa mở ra một thế giới mới.

Càng tạo ra nhiều niềm vui khác nhau trong cuộc sống một cách tự phát thì ta càng đặt ra cho tiềm thức nhiều nhiệm vụ phải thực hiện nhằm "không để mất đi những gì tốt đẹp đã và đang có". Do vậy, tiềm thức phải không ngừng xử lý các thông tin từ nhiều hơn các mối đe dọa hay cơ hội khác nhau và đưa ra thông tin thực hiện mệnh lệnh hành động ứng phó. Tức thời, sức người không đáng kể. Càng phải xử lý nhiều dữ liệu, nhiều thông tin, nhiều mối đe dọa thì kết quả xử lý càng thiếu sự tinh xác, tinh lọc. Hậu quả còn dẫn tới sự căng thẳng, mệt mỏi, rối trí và do dự, bất an trong hành động. Phương pháp Tĩnh-Thông-Linh là một phương pháp giúp "tĩnh định" lại các cảm xúc trong cuộc sống, từ đó dẫn tới "thông suốt" trong nhận thức và "linh hoạt" trong hành động.

Tĩnh cõi tồn tại (LÝ); Thông cõi chết (ĐẠO); Linh cõi sống (giằng xé trong khuôn khổ ĐẠO-LÝ).

Tĩnh-Thông-Linh còn có nghĩa là tĩnh định để thông suốt đi vào thế giới tâm linh.
__________________________

- Kỳ vọng và thất vọng là hai mặt biện chứng.
- Hành động của con người tuân theo cơ chế tiềm thức - là sự phức hợp (thống nhất trong sự xung đột) giữa hai cơ chế: cơ chế khoái cảm (hưng phấn-ức chế) và cơ chế lý trí (đúng-sai).
- Chông chờ cũng là một dạng hành động. Với chủ trương chỉ nên hy vọng vào những thành quả mình gieo trồng, khi đó ta mới có một động lực bền bỉ và mạnh mẽ để bắt tay vào gieo mầm nhiều hơn nữa. Ngược lại, nếu cứ hy vọng sẽ được hưởng những gì không phải do mình gieo mầm thì không thể tránh khỏi tâm tưởng không ngừng bồn chồn, tìm kiếm và cầu may.
- Một cách tự phát, con người luôn có bản năng săn bắt, hái lượm hơn là gieo trồng và chăn nuôi.
- Lao động và gieo trồng ban đầu có thể khó nhọc, nhưng những thành quả gặt hái được sẽ khiến ta thêm tự tin và hy vọng vào những nỗ lực của bản thân. Ngược lại, săn bắt và hái lượm có thể mang đến cho ta những niềm vui nhất thời nhưng sẽ có nguy cơ trở thành gánh nặng của tương lai.
- Một người mà tìm được niềm hạnh phúc trong lao động và gieo trồng ở hiện tại thì họ sẽ không còn quá chông chờ vào kết quả - như là món quà dành tặng cho tương lai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét