Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

CUỘC ĐẠI CÁCH MẠNG GIÁO DỤC VÀ THÔNG TIN TOÀN CẦU

" Con người là “sản phẩm” sống động của môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội. Nó tiếp thu kinh nghiệm từ hai môi trường sống này và ứng xử với hai môi trường ấy theo cách mà nó hiểu và theo trình độ nhận thức của nó về bản thân và ngoại giới. Kinh nghiệm là điều mà nó học được và được truyền thụ mà Kinh Nghiệm lại là nội dung của Giáo Dục. Nói mộtcách trực tiếp hơn :Con người chính là “sản phẩm” của Giáo Dục”.


Quý Vị Độc Giả thân mến ;

Đây là một trong những đề tài nóng bỏng nhất, quan trọng nhất của toàn nhân loại. Khi chúng ta nhận định Giáo Dục là “cỗ máy cái” trong toàn thể hoạt động của xã hội thì có nghĩa là Giáo Dục nắm trong tay nó tương lai, vận mệnh của loài người. Với một chủ đề mang tính sống còn của con người như thế, tôi rất thận trọng trong việc trình bày ý tưởng của mình. Việc định nghĩa từ ngữ để tránh sự hiểu lầm và nhấn mạnh những khái niệm mới về Giáo Dục là điều phải làm vì cần thiết.
Giáo Dục là một lãnh vực có tầm bao quát trên toàn bộ cuộc sống, tất cả mọi thứ đều mang tính giáo dục hay là hậu quả hoặc hiệu quả của giáo dục. Với một nội dung khổng lồ như vậy, tôi chỉ mong vẽ lên những nét phác cơ bản nhất, định hình cho một nền giáo dục mới, một cơ cấu mới, chức năng mới, một khung sườn mới cho ngôi nhà giáo dục của toàn nhân loại, đáp ứng yêu cầu thay đổi cần thiết nhất để con người tồn tại.

Chúng ta đang kinh hoàng nhìn về phía trước với những thảm hoạ đe doạ diệt vong như các thiên tai ở mức độ thảm khốc nhất xảy ra trên bình diện toàn cầu : biến đổi khí hậu, động đất, sóng thần, lũ lụt, núi lửa, chiến tranh, dịch bệnh, nghèo đói, khủng hoảng tiền tệ, cạn kiệt tài nguyên,…ngoài ra chúng ta còn có thể phải hứng chịu những tai ương “từ trời giáng xuống” như bão từ, thiên thạch va chạm….
Sự suy thoái mọi mặt trên diện toàn cầu đang tiếp tục gia tăng. Chúng ta như đang ở trên con tàu mất thắng trôi tuột theo con dốc để rơi xuống vực sâu. Không còn nhiều thời gian để chúng ta điều chỉnh lại khi thời gian đang đếm ngược, nhưng bản thân tôi tin rằng : Cho dù chúng ta sắp phải hứng chịu những chấn động vô tiền khoáng hậu xảy ra cho trái đất, thì sự sống không phải là chấm dứt. Sẽ còn những ai đó, ở những nơi nào đó trên trái đất vượt qua cơn đại nạn. Họ là những người gây dựng lại một tương lai mới cho nhân loại mới. Kỷ nguyên mới bắt đầu bằng những thay đổi cơ bản về nhận thức thế giới, thay đổi cơ bản về quan điểm sống của con người. Sự sụp đổ của nền văn minh hiện tại (nếu có) cho con người một bài học đích đáng để sửa sai những gì đang tồn tại . Tuy nhiên, chúng ta vẫn có quyền hy vọng rằng “sự cố Y 2k năm 2000” đã không xảy ra như cảnh báo, thì có thể kịch bản năm 2012 cũng có thể được viết lại theo kiểu nào đó, không đến mức bi thảm như chúng ta sợ hãi. Dù bất kỳ tình huống nào xảy ra, sự chuẩn bị thay đổi của chúng ta cũng không thừa và chắc chắn hữu ích mai sau. Trang mạng ge-tvl.com ra đời vào trung tuần tháng 3 năm 2012 với tất cả sự vội vàng, chạy đua với thời gian để đem đến cho Quý Vị những thông tin làm hành trang cần thiết cho những ngày sắp tới.

Trở lại vấn đề Giáo Dục, trước khi đi vào nội dung chính, tôi muốn định nghĩa những từ ngữ mình dùng và giải thích chi tiết quan điểm mới về giáo dục, trên cơ sở đó, nội dung trình bày sẽ được hiểu một cách thấu đáo và hoàn chỉnh hơn.

CUỘC ĐẠI CÁCH MẠNG GIÁO DỤC VÀ THÔNG TIN TOÀN CẦU  là một cuộc cách mạng không chỉ dành riêng cho nước Việt Nam. Được gọi là Đại Cách Mạng vì nó mang 2 ý nghĩa lớn:
·      Cách mạng Giáo Dục cho toàn thế giới
·     Thay đổi toàn bộ khái niệm về các yếu tố cơ bản của giáo dục,  phương thức thực hiện và mục đích hướng đến.

Tại sao chúng ta cần sử dụng từ “Cách Mạng” ?
-                  Khi một hiện trạng nào đó không nên được tiếp tục tồn tại vì sự thiếu hiệu quả và thất bại, ta cần phải đổi mới để hoạt động được thành công. Sự thay đổi này được gọi là “Cách Mạng”.

Giáo Dục là gì ? sự cần thiết của Giáo Dục ra sao ?
-                  Giáo là dậy dỗ, Dục là nuôi nấng. Giáo Dục là dậy bảo những nội dung cần thiết để con người tồn tại và thành công trong cuộc sống, nuôi dưỡng tinh thần con người để họ phát triển trên nấc thang tiến hoá.
Khi con người ý thức rằng: “Sống là một quá trình rút tỉa kinh nghiệm từ những thất bại và thành công trong những hoạt động hàng ngày” sự rút kinh nghiệm khiến cho chất lượng sống của họ càng ngày càng được cải thiện hơn, vì thế họ thấy cần phải truyền lại những kinh nghiệm ấy cho những người thân để cuộc sống được tốt hơn. Sự “truyền kinh nghiệm” bắt đầu từ lời nói và hướng dẫn hành động. Khi nền văn minh tiến hoá hơn, loài người nghĩ ra các ký hiệu để thông tin với nhau, đó là chữ viết; họ sử dụng nó để truyền đạt ý nghĩ cho nhau; nền giáo dục manh nha ra đời từ đó cho đến khi nó được xã hội hoá và tổ chức có hệ thống như ngày nay. Nhờ hoạt động giáo dục mà con người không ngừng tiến bộ như ta đã thấy.

Vai trò của Giáo Dục trong giai đoạn hiện tại

Mọi người chúng ta đang tất tả đổ xô nhau đi tìm kiếm giải pháp để cứu vãn nhân loại trong tình huống nguy nan cấp bách hiện nay. Cơ quan chức năng mỗi nước lên kế hoạch tương lai chỉnh sửa cho ngành chuyên môn của mình. Chính phủ mỗi nước gấp rút điều nghiên để đưa ra quyết sách cho những vấn đề riêng của quốc gia họ và những vấn đề chung của thế giới.
Một lãnh vực “nóng” mà các quốc gia đang đối mặt và bị đe doạ trực tiếp : Đó là sự suy thoái kinh tế toàn cầu, khủng hoảng tài chánh, nợ công cao ngất ngưởng, tiếp theo là viễn cảnh nghèo đói gia tăng, nhất là ở các nước chậm phát triển…Đó là vấn đề cấp bách cần ưu tiên giải quyết trước nhất hiện nay. Đối phó với  tình hình này, các chuyên gia kinh tế thế giới gần đây đã hô hoán một tin vui, đó là : Theo nghiên cứu của họ thì nếu chúng ta chi 1USD cho việc phòng chống suy dinh dưỡng thì sẽ tiết kiệm được 30USD cho việc khắc phục hậu quả, hơn nữa việc trẻ em được nuôi đầy đủ dinh dưỡng sẽ tiếp thu tốt hơn trong việc học hành và tương lai xã hội cũng sáng lên từ đó…
Thật ra, những phát hiện của các chuyên gia trên chỉ là… hệ quả của giáo dục thông qua việc Truyền Thông Đại Chúng. Chúng ta biết rằng suy dinh dưỡng không chỉ là vì thiếu lương thực và thực phẩm mà còn vì thiếu kiến thức về dinh dưỡng (suy dinh dưỡng còn có thể xẩy ra ở tầng lớp dân chúng khá giả) và sự nghèo đói là hậu quả của lười biếng hoặc thiếu năng lực làm ra của cải vật chất (có khi cả hai)… hầu hết là như vậy. Như thế, Giáo Dục vẫn là giải pháp cơ bản không những chỉ dành cho lãnh vực kinh tế tài chánh mà là cho tất cả các lãnh vực khác trong đời sống con người.

Vì sao con người lâm vào tình trạng khủng hoảng hiện nay ?
 
Chúng ta biết rằng các hệ thống giáo dục chính quy trên thế giới hiện nay đều chủ yếu trang bị cho con người những kiến thức về các lãnh vực Khoa Học Tự Nhiên và Khoa Học Xã Hội, nhằm đào tạo con người thành những sinh vật thông minh, giỏi giang trong kinh doanh, sản xuất, khôn ngoan trong công việc kiếm tiền, đảm đang trong nhiệm vụ và thành công trong cuộc sống bon chen. Tất cả chỉ nhằm phục vụ cho một xã hội ngày càng được nâng cấp hơn về tiện nghi vật chất, thoả mãn ngày càng nhiều hơn về các loại nhu cầu và…chấm hết. Cái mà nền Giáo Dục tuyên xưng là “Phát triển con người toàn diện” là chỉ nhằm đạt cho được những mục đích vừa nêu.
 
Hiệu quả và hậu quả của nền giáo dục này là gì ?
 
Hiệu quả   là :
 khoa học kỹ thuật tiến nhanh tiến mạnh, tiến ào ạt như vũ bão, làm cho nhu cầu vật chất của đời sống được đáp ứng chẳng những như ý , mà còn tạo nhiều nhu cầu mới cho con người để đáp ứng thêm. Trên những thành quả ấy, tuổi thọ con người được kéo dài, văn minh vật chất của loài người được nâng cao và một tỷ lệ nhỏ của nhân loại được sống trong xa hoa đài các, biến họ thành những ‘tiên nhân’ trên cõi đời trần thế.
 
Hậu quả   là:
 
 Về  An Ninh Thế Giới
 
 Các quốc gia chạy đua vũ trang để dành thế thượng phong trong một thế giới “Mạnh ai nấy sống. Ai mạnh người ấy có lẽ phải”, mục đích chính chung quy cũng chỉ là tranh giành điều kiện sống nhiều hơn, cho quốc gia mình, dân tộc mình, phe phái mình, gia đình mình và bản thân mình. Trong một nền văn minh vật chất ở trình độ cao như hiện nay, cuộc chạy đua ấy là cực kỳ nguy hiểm, vì chẳng ai có thể bảo đảm rằng một cuộc chiến hạt nhân sẽ chẳng thể xảy ra.
 
Về  Kinh Tế Tài Chánh
 
Cuộc diện thế giới hôm nay, gồm các quốc gia theo thể chế truyền thống và các quốc gia điều chỉnh thể chế chính trị,( thông qua các ý thức hệ) - mục đích là thay đổi phương cách điều hành quản lý kinh tế tài chánh với hy vọng nâng cấp đời sống vật chất của con người - đang cùng tranh đua chứng tỏ sự hữu hiệu của thể chế chính trị quốc gia mình, được chứng minh bằng hiệu quả kinh tế.
Thế nhưng, cả thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh trầm trọng và lâu dài, điều đó chứng tỏ :
1.Mọi quốc gia trên thế giới đều có ảnh hưởng tương liên với nhau dù cho họ có ở thế đối đầu hay đối thoại.
2.Các lý thuyết kinh tế dù có tuyệt vời đến đâu cũng không thể đem lại hiệu quả như ý bởi nó chỉ được thực hiện cục bộ trong phạm vi một quốc gia và bởi bản thân các lý thuyết kinh tế không thể tiên liệu hết các ẩn số khách quan và chủ quan, trong đó con người là một ẩn số di động mà không bao giờ nó có thể nắm bắt.
Điều đó chứng tỏ, sự khủng khoảng kinh tế tài chánh không được quyết định bởi các lý thuyết kinh tế, các thể chế chính trị, mà phần quyết định chính nằm ở…con người, mà con người lại là thành quả của Giáo Dục. Theo luận lý “bắc cầu” ta có thể phát biểu rằng : Chính Giáo Dục là nhân tố chính quyết định tình trạng của nền Kinh Tế Tài Chánh.
 
Về  Xã Hội 
 
Bản chất con người có những “mặt tối”  ăn mòn những ưu điểm khác của con người. Những phẩm chất độc hại ấy là : Tính ích kỷ. ganh ghét, ghen tị, tham lam, lười biếng và tham hưởng thụ. Những tính chất xấu xa ấy cộng hưởng với hoạt động kinh tế chủ trương  khuyến khích gia tăng nhu cầu, gia tăng tiêu dùng sản phẩm, khiến con người như bị hút vào cơn lốc xoáy vật chất, phải tận lực bon chen, tận lực giành giật, trên đường đua không có điểm dừng, không có đích đến.
Vì những trị giá vật chất, con người thường bỏ qua những giá trị tinh thần hoặc hy sinh hay đánh đổi một cách không đáng. Từ đó đạo đức con người trượt dài theo lối sống tôn vinh vật chất…
Hậu quả là, sự thoái hoá hạnh kiểm của những con người có quyền hành trong chính phủ hoặc ngoài chính phủ, khiến họ lạm dụng chức quyền vì tư lợi, gây tổn thất nhiều mặt cho xã hội. Sự bất bình trong dân chúng gia tăng theo sự bất công mà họ phải hứng chịu. Với sự bất công này, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng cả về số lẫn lượng. Đó là nguyên nhân quan trọng của sự suy thoái chung và rối loạn về nhiều lãnh vực.
Hậu quả là tệ nạn xã hội trở nên phổ biến và trẻ hoá. Khuynh hướng tự do cá nhân, phá bỏ những rào cản truyền thống về đạo đức ngày càng được ưa chuộng. Sự thụ hưởng vật chất được đề cao phù hợp với lối sống ích kỷ, đi ngược lại tinh thần vị tha, với bổn phận và trách nhiệm với cộng đồng.
Hậu quả là con người mất phương hướng: không có chỗ dựa nào khác ngoài những trị giá vật chất. Khi thất bại ở lãnh vực này, họ cảm thấy không còn lý do để sống. Nhìn vào thống kê  những người tự tử trên thế giới, chúng ta không khỏi giật mình khi con số này lớn hơn số người tử trận trong chiến tranh cộng với những người bị chết vì tai nạn. Đây là bi kịch lớn nhất của loài người, sự thất bại lớn nhất và cũng là vấn đề đáng quan tâm nhất của họ.
Hậu quả là, sự tham lam nóng vội đã khai sinh ra một nền công nghệ không xử lý hậu quả chất thải, gây ô nhiễm môi trường, làm biến đổi khí hậu, nguyên nhân của những thiên tai chấn động địa cầu.
Hậu quả là tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt vì sự khai thác ở nhiều nơi rất tuỳ tiện, không kế hoạch và không có sự quản lý hiệu quả.
…..
Tất cả những mảng màu u ám trong bức tranh toàn cảnh của con người được vẽ lên bởi những thế hệ được đào tạo theo một nền giáo dục như thế.
Chúng ta cần phân tích nguyên nhân sự thất bại của một nền giáo dục mà nhân loại đã gầy dựng và thực hiện cho đến ngày nay.

VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤC
 
Mãi đến bây giờ, chúng ta vẫn coi THÔNG TIN là một lãnh vực khác hẳn, tới độ dường như nó chẳng liên quan, ăn nhập gì đến giáo dục. Đó là một hoạt động xã hội, được phổ biến tự do đến mức mà nó chỉ cần không chạm đến luật pháp và hiến pháp là được. Bi kịch của chúng ta bắt đầu từ đó.
Trả lời vấn đề : Giáo Dục Học Đường được truyền đạt theo con đường nào ? – Thông Tin . Chúng ta có những suy nghĩ về những nan đề tiếp theo của nó.
Giáo Dục là thông tin bằng sách Giáo Khoa .
Vậy tất cả thông tin trong sách báo, tạp chí, băng đĩa, văn hoá phẩm v.v. và v.v…có phải là Giáo Dục ? Các chương trình truyền hình, các loại hình văn nghệ : ca nhạc, biểu diễn, kịch nghệ, phim ảnh v.v. và v.v…đem các loại thông tin đủ kiểu đến quần chúng…Đó có phải là Giáo Dục không ? Nếu chúng ta cho rằng những thông tin đó không phải là Giáo Dục, thì sao nó lại có uy lực thay đổi tính cách, nhân phẩm, quan điểm, nhận thức, ứng xử của con người.?
Chúng ta có cần nêu ra những minh chứng cụ thể về những “kiểu thông tin” có thể “vo tròn bóp méo”  nhào nặn một con người không nhỉ ? Kiểu thông tin mà tôi muốn đề cập ở đây, trước tiên là văn nghệ
 Như chúng ta đều biết, văn nghệ là một nàng tiên đầy quyền phép, cô ta có thể khiến bạn khóc cười, yêu ghét, khiến bạn trở thành thế này hay thế khác theo quan điểm của cô ta. Cô ta sai sử bạn như một con rối trong tay người nghệ sĩ, và đặc biệt là bạn không bao giờ ý thức được rằng mình đang bị thôi miên. Văn nghệ: Đó là cách giáo dục tuyệt vời hiệu quả mà các nhà quản trị có thể xoay chuyển càn khôn, “mưa lâu thấm đất” trong mục đích chuyển hoá con người, mà không bị một đối thủ nào đánh bại, trừ khi bị mất quyền quản trị hoặc bị phản đòn (mình tự đánh bại mình). Văn nghệ : Đó là thứ vũ khí tối nguy hiểm, là bàn tay sắt bọc nhung có thể bóp chết những đối thủ kiên cường dũng mãnh, có khi đơn giản chỉ là một bài ca, khúc nhạc. Tiếng sáo Trương Lương đã giết chết Hạng Võ ở Ô Giang, chấm dứt cuộc chiến Hán –Sở Tranh Hùng một cách đầy kịch tính trong lịch sử Trung Quốc, đã là một bài học lớn chứng tỏ về sức mạnh của một thứ tưởng chừng như rất vui vẻ và yếu đuối.

Ở thời đại chúng ta, công nghệ thông tin phát triển đến mức người ta có thể giao lưu, đối thoại trực tiếp với nhau ở mọi thời gian, địa điểm; xoá đi khoảng cách không gian vốn có giữa mọi người; thông tin các nơi trên thế giới về tất cả mọi lãnh vực được nhanh chóng cập nhật qua mạng. Con người mở rộng tầm nhìn ra thế giới và nhanh chóng tiếp thu và chịu ảnh hưởng bởi nền văn hoá toàn cầu. Văn Nghệ một thời được vinh danh là vô địch, giờ đã gặp một đối thủ ngang ngửa, xứng tầm.  
Văn hoá thế giới đang đi về đâu ? Đó là nền văn hoá phản ảnh quan điểm đề cao giá trị vật chất thông qua trị giá của nó, khuyến khích hưởng thụ để cung cấp sản phẩm tiêu dùng, khai thác thị hiếu thuộc bản năng tình dục, bạo lực và vui chơi của con người. Khuynh hướng tự do cá nhân vô tình cổ vũ bản năng ích kỷ …
Hậu quả những chủ trương đó làm nổi bật các hiện tượng: Con người tìm mọi cách để kiếm thật nhiều tiền, các giá trị tinh thần không có vị trí cao trong quan điểm và ứng xử của họ, thậm chí đối với một số người nó không còn giá trị nào cả. Trái tim con người lạnh lùng chai đá trước nỗi khổ đau của đồng loại. Khuynh hướng bạo lực gia tăng trong suy nghĩ và ứng xử. Lối sống tình dục phóng túng bừa bãi. Tình trạng ‘nghiện ngập’ các sinh hoạt trên mạng trở nên phổ biến : Chat, chơi game…Tội phạm xã hội phổ biến ở các lãnh vực trộm cắp, bạo lực, tình dục  và ngày càng trẻ hoá. Hệ quả kéo theo là tất cả mọi thứ trong đời sống xã hội đều bị ‘nhuốm màu’ đen nhẻm vì những sự xuống cấp đó.
Chúng ta có thể đổ tội cho nền văn minh Khoa Học Kỹ Thuật hiện đại ?
-                  Không !
Chúng ta có thể đổ tội cho sự tiến bộ vượt bực của Công Nghệ Thông  Tin ?             -        Không !
Chúng ta phải hết lòng cảm ơn các nhà khoa học đã cống hiến cho nhân loại những thành quả phát minh, phát kiến của họ, đưa văn minh của loài người lên tầm cao như hiện nay. Chúng ta cũng biết ơn những người đã gõ cây gậy thần vào ngành Công Nghệ Thông Tin để đưa nhân loại bước vào cuộc sống thông tin “đầy phép thuật” .
 Chúng ta đang sở hữu những phương tiện khoa học tuyệt vời nhưng vì chúng ta vẫn chủa đủ trình độ tiến hoá về tinh thần để sử dụng những phương tiện đó hiệu quả cho sự hữu ích đích thực, mà đã dùng nó vào việc huỷ hoại chính sự sống của mình.
Nhận ra điều này, dù muộn vẫn hơn không, rằng chúng ta phải coi tất cả các Dạng Thông Tin đều là Giáo Dục. Trên tinh thần ấy. Giáo Dục được đề cập đến bao gồm tất cả các dạng thức của nó, mới là một nền Giáo Dục đầy đủ.
 
 
 
 CÁC YẾU TỐ TRONG GIÁO DỤC
 
Liên quan trực tiếp đến Giáo Dục, phải kể đến các yêu tố sau :
 
1.      Đối Tượng Giáo Dục (GD)
2.      Mục Đích GD
3.      Nội Dung GD
4.      Đặc Điểm GD
5.      Phương Pháp GD
6.      Biện Pháp GD
7.      Chương Trình GD
8.      Mô Hình GD
9.      Phương Tiện GD
10. Điều Kiện GD
11. Nhân Sự GD
12. Tổ Chức GD
13. Quản Lý GD
14. Chính Sách GD
15. Kết Quả GD
 
   1. ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC
 
Muốn giáo dục, trước tiên chúng ta cần xác định đối tượng được giáo dục là ai, dựa vào các yếu tố sau đây :
 
1.     Đối tượng ở đâu ? (địa phương nào, quốc gia nào, lãnh thổ nào ?)
2.     Đối tượng sống ở thời gian nào, thời đại nào ?
3.     Đối tượng thuộc dân tộc nào ?
4.     Tôn giáo nào ?
5.      Giới tính nào ?
6.     Tuổi tác bao nhiêu ?
7.     Trình độ văn hoá hoặc/và chuyên môn (nếu có) ?.
 
Tất cả những yếu tố trên cho chúng ta biết một bức tranh toàn cảnh về đối tượng với những đặc điểm của mỗi một yếu tố. Đây là một tham số quan trọng để xác định các yếu tố còn lại trong giáo dục.  Tuỳ thuộc vào tham số này, tất cả các yếu tố khác phải thay đổi theo nó, cho phù hợp để đạt được mục đích mong muốn.
 
 
2. MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC
 
Một trong những yếu tố cơ bản, then chốt của giáo dục là xác định Mục Tiêu Giáo Dục. Học để làm gì ? Đó là một câu hỏi lớn quyết định cho tất cả. nếu dùng khẩu hiệu Giáo Dục của chúng ta hiện nay là “Học để phát triển con người toàn diện” thì không phải là mục tiêu giáo dục, mà chỉ là một hệ quả của nó. Mục đích của giáo dục gắn liền với mục đích của sự sống. Hiện nay, Mục Đích Sự Sống là vấn đề còn đang bỏ ngỏ của loài người,  bởi vậy nên Giáo Dục chỉ nhằm đáp ứng những kiến thức về tự nhiên và xã hội, trong chừng mực đủ giúp cho con người xoay sở kiếm sống để tồn tại.
Câu hỏi đặt ra là : Vì sao con người không thể xác định được mục đích sống để xác định mục đích giáo dục.? Câu trả lời nằm ở chỗ các Tôn Giáo. Các Tôn Giáo lớn của loài người có vũ trụ quan khác nhau dẫn đến các nhân sinh quan khác nhau,(trong đó có Tôn Giáo phi tôn giáo), do đó con người có những thái độ sống khác nhau tuỳ thuộc họ là tín đồ của tôn giáo nào, hoặc không của tôn giáo nào. Vì thế Giáo Dục hiện nay chưa thể xác định mục đích lớn cho mình chính vì sự chia chẻ như thế.
 
Giáo dục chỉ có thể mang ý nghĩa toàn diện và thể hiện đúng vai trò của mình khi nó xác định được mục tiêu cuộc sống, đồng thời cũng là mục tiêu giáo dục.
 
 Điều đó có nghĩa là nó phải chờ một cuộc Cách Mạng Tôn Giáo để có một Tôn Giáo Toàn Cầu, một tiếng nói chung cho toàn thể nhân loại. Từ đó, Giáo Dục mới biết mình có nhiệm vụ phát triển con người theo hướng nào, dẫn con người đi đâu đến đâu cho đúng hướng để cuộc sống được ổn định và phát triển bền vững.
 
Hiện tại, Giáo Dục đang đặt cơ sở trên nền của Khoa Học Thực Nghiệm. Điều này đang là một hướng đi đúng, vì nền văn minh vật chất của chúng ta đang phát triển một cách rực rỡ. Nhưng quan điểm sống, cách sống và lối sống của con người lại nằm ngoài phạm trù của Khoa Học Thực Nghiệm. Con người đang suy thoái trầm trọng về mặt tinh thần, chính điều này đang làm cuộc sống của họ trở nên đổ vỡ và Khoa Học Thực Nghiệm thì không thể làm gì để cứu vãn tình hình này.
 
Với sự tiến bộ của Khoa Học Thực Nghiệm, chúng ta tin rằng nền Khoa Học này đang chuyển mình để vươn tới một phương pháp kỳ diệu hơn  : Khoa Học Thể Nghiệm. Khi đó, chân lý có thể nắm bắt một cách chắc chắn và mục tiêu sự sống được xác định không tranh cãi. Cuộc Cách mạng Giáo Dục kéo theo các cuộc cách mạng khác là điều bắt buộc xảy ra.
 
 Hệ quả của mục đích Giáo Dục phải đạt được là “Duy trì sự tồn tại và phát triển cuộc sống” phát triển sự sống phải luôn nâng lên tầm cao mới phù hợp với Quy luật tiến hoá của tự nhiên. Đó là nhiệm vụ mà Giáo Dục phải làm.
 
         Tất cả những “Công Cụ Giáo Dục” như : Nội Dung Giáo Dục, Đặc  điểm GD, Phương Pháp GD, Biện Pháp GD, Chương Trình GD, Mô hình GD, Phương Tiện GD, Điều Kiện GD, Nhân Sự GD, Quản Lý GD, Chính Sách GD, đều phải có liên kết chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong một mối tương quan gắn bó và thống nhất, nhằm phục vụ cho Mục Đích Giáo Dục.
 
                                            3. NỘI DUNG GIÁO DỤC
 
Nội Dung GD là yếu tố liên quan sâu sắc, thể hiện trực tiếp mục đích của Giáo Dục . Để đáp ứng mục tiêu duy trì sự tồn tại của cá nhân và xã hội, Giáo Dục phải đưa ra được
·    Những kiến thức về cấu trúc con người ở cả hai mặt tinh thần và thể chất, trong đó tâm linh là một nội dung quan trọng không thể thiếu.
·    Bản chất của tự nhiên và xã hội .Cơ chế hoạt động của hai lãnh vực này.
·    Xác định các Nguyên lý vũ trụ và Quy Luật Tự Nhiên để làm nền tảng cơ sở cho tất cả những kiến giải về con người và vũ trụ
·    Những biện pháp cần thiết để thích nghi và hoà điệu với môi trường sống, tạo sự sống ổn định, bền vững.
·    Biện pháp để bình an và nâng cao sức khoẻ mọi mặt của con người
.    Tổ chức xã hội  phù hợp với mô hình tổ chức vũ trụ.
.     Biện pháp quản lý xã hội hiệu quả để phát triển bền vững.
.    Những kỹ năng sống thiết thực và hữu dụng trong môi trường thiên nhiên và và môi trường xã hội. 

 4.  ĐẶC ĐIỂM GIÁO DỤC
 ·       Giáo Dục không mang tính áp đặt 
Giáo Dục hiệu quả nhất là phương cách làm cho người học chủ động chấp nhận, tiếp thu nội dung giảng dậy và thực hiện nó một cách nhiệt tình, tích cực. Mọi sự áp đặt, bắt buộc người học là những biện pháp hạ sách, nó tạo tâm lý chống đối (hoặc công khai hoặc ngấm ngầm) hoặc chấp nhận miễn cưỡng, trừ khi người học thấu hiểu rằng sự áp đặt và bắt buộc ấy chỉ là vì lợi ích của chính đương sự mà thôi.
Thuyết phục người học đồng tình với sự giáo dục của người dậy là tạo một sự hợp tác đồng thuận giữa hai bên, điều này kích thích sự chú ý, tư duy của người học và là niềm khích lệ cho người dậy.
 
·       Giáo Dục không mang tính khoa bảng suông 
 
Dậy và học, nếu chỉ nhằm đạt được bằng cấp trên giấy tờ mà không thể ứng dụng kiến thức, sở học vào đời sống thực tiễn, thì Giáo Dục chỉ là một trò chơi tốn kém, vô bổ, hao tốn sức lực, tiền của và thời gian.
 
Luôn phải lấy phần thực hành làm chính và là mục đích hướng tới, còn lý thuyết chỉ là phần phục vụ cho việc thực hành. Như vậy bằng cấp khoa bảng cho việc học lý thuyết suông là điều làm cho Giáo Dục không có giá trị thực tiễn.  Bằng cấp chỉ có giá trị đích thực nếu như nó đã được trui rèn trong thực tế và người học chứng minh được rằng anh ta có đủ năng lực cáng đáng một công việc anh ta đã được học ở nhà trường. 
·       Giáo dục kỹ năng phản biện 
                Phản biện là một cách nói ngược lại  những ý kiến được truyền đạt. Người có kỹ năng phản biện là người có khả năng nói ngược ý kiến mình được nghe và có những lập luận hợp lý logic để biện minh, bảo vệ ý kiến này.

Giáo Dục phải có khả năng giúp người học “lật ngược vấn đề”, tìm những lý lẽ hợp lý để xây dựng cho sự phản biện ấy một quan điểm mới. Một quan điểm ngược lại với quan điểm được giáo dục.
Sau đó, Giáo Dục lại phải có khả năng phản biện lại quan điểm ngược với mình ấy bằng những lý luận chặt chẽ, thuyết phục và được người học chấp nhận.
Với khả năng giáo dục như vậy, Giáo Dục sẽ đào tạo được những thế hệ con người có tư duy logic, có năng lực  biện luận và nhận định tương đối chính xác các vấn đề. Giáo Dục còn có thể khiến người ta hết lòng tuân phục mà không cần bất cứ một sự áp đặt nào khác.
  
·       Giáo dục phương pháp tư duy 
            Phương pháp tư duy là nguồn gốc của năng lực tư duy, nhận định, và chọn lựa hành động. Muốn tư duy giỏi và đúng phải dùng các Quy Luật Tự Nhiên ứng dụng trong tự nhiên và xã hội làm chuẩn mực, lại phải dùng phương pháp của Triết Học để bảo đảm tính LOGIC và phương pháp của Khoa Học Thực Nghiệm để bảo đảm tính chính xác . Phương pháp tư duy là hết sức quan trọng đối với năng lực của con người.

                    .    Giáo dục kỹ năng truyền thông
 
         Truyền đạt thông tin là nhu cầu của tất cả mọi sinh vật sống trên trái đất. Nhưng không phải sinh vật  (hay con người) nào cũng có khả năng thông tin hiệu quả. Có nghĩa là “nói” cho người khác biết, bằng ngôn ngữ âm thanh, ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ, để người khác hiểu đúng và đủ những gì mình muốn “nói”. Như vậy, kỹ năng truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ (lời nói và chữ viết) là kỹ năng cần thiết trước tiên trong cuộc sống và nó phải được giáo dục một cách hiệu quả ở học đường. 
 
             ·       Giáo dục kỹ năng sư phạm

 Tất cả mọi người trong xã hội đều đã, đang hoặc sẽ làm Anh, làm Chị, làm Cha, làm Mẹ, làm Ông, làm Bà, trong số họ cũng có người làm Chủ, hoặc làm nghề Dậy Học. Bản thân những vai trò này đã xác định chức năng giáo dục của họ.  Vì vậy, tất cả đều cần phải trang bị cho mình KỸ NĂNG GIÁO DỤC để hoàn thành nhiệm vụ.

Kỹ năng giáo dục trước tiên là kỹ năng truyền đạt thông tin, sau đó phải thấu hiểu một số tâm lý cá nhân phổ biến, đồng thời phải biết phương pháp sư phạm cơ bản .Những điều này cần thiết cho tất cả mọi người nên nó cần được giảng dậy rộng rãi ở học đường.
 
·       Giáo dục kỹ năng tự giáo dục 
Với đa số mọi người, tự giáo dục là một khái niệm khá lạ, chưa từng được biết đến hay nghe nói. Tuy nhiên, đây lại là một khái niệm cần thiết tuyệt đối để việc giáo dục được thành công.
 
Mỗi người chúng ta không ai ở học đường và gặp gỡ thầy của mình 24/24. Mỗi người đều có thời gian và cuộc sống của riêng mình, nơi đó Người Thầy không có mặt.  Mỗi người phải tự thân vận động, đem những kiến thức đã học vào cuộc sống, cộng với người Thầy thực tế là Kinh Nghiệm mà  mình được trải qua. Tuy nhiên, tất cả những vị Thầy đó đều phải thông qua một vị thầy duy nhất : đó là chính bản thân mình. Có thể nói một cách chính xác, bản thân mỗi người là vị Thầy gần gũi nhất, quan trọng nhất và cuộc đời của họ ra sao đều tuỳ thuộc vào vị Thầy này.
 
Giáo dục kỹ năng sáng tạo

          Văn minh nhân loại tiến bộ là nhờ sự sáng tạo không ngừng của những thế hệ tiếp theo. Kẻ hậu sinh tiếp thu thành quả của bậc tiền bối, sau đó bổ sung, đóng góp sửa chữa để những công trình của các bậc tiền bối được nâng cấp lên, ngày một  giá trị, ngày một hoàn hảo hơn. Nói cách khác, kẻ hậu sinh đứng trên vai tiền bối để nhìn xa hơn, trông rộng hơn và làm nền tảng cho con cháu họ tiếp tục đứng lên vai họ để thực hiện sự tiến hoá của cuộc sống. Nếu hậu sinh không giỏi hơn tiền bối thì đó là điều đáng lo ngại vì sự tiến hoá bị dậm chân tại chỗ, so với thời gian, đó đã là một bước thụt lùi.
Sáng tạo, bản thân nó là một kỹ năng đặc hiệu vì không phải ai cũng có thể sáng tạo và sáng tạo hữu dụng công ích. Vì thế, chờ đợi mỗi cá nhân tự phát huy năng khiếu của mình là một sự chờ đợi may rủi và thả nổi. Đó không phải là thái độ giáo dục của thời đại mới.
 
Giáo Dục Sáng Tạo phải là một công nghệ nằm trong hệ thống giáo dục chung, thì hệ thống giáo dục đó mới không thiếu sót lãnh vực này.
 
·       Giáo dục kỹ năng sống
                  Một trong những mục đích quan trọng của Giáo Dục là giúp con người có thể tồn tại một cách hài hoà với môi  trường thiên nhiên và môi trường xã hội. Vì vậy giáo dục kỹ năng sống trong gia đình, ngoài xã hội và hành xử đúng đắn với thiên nhiên là nhiệm vụ bắt buộc của trường học. Nếu giáo dục thành công ở lãnh vực này, an ninh trật tự trong gia đình ngoài xã hội sẽ được ổn định,  sẽ không hoặc còn rất ít những hành vi vi phạm đạo đức, tệ nạn xã hội và tội phạm sẽ giảm thiểu tới mức tối đa .

                ·       Giáo dục kỹ năng tư duy độc lập 
 
Để có những công dân với phẩm chất vừa nêu, Giáo Dục phải trang bị cho họ kỹ năng tư duy độc lập để nhận biết và chống đối những hiện tượng giáo dục Nhồi Sọ, Tẩy Não, Áp Đặt và tiếp thu Thụ Động. Những kiểu giáo dục này biến con người trở thành những cỗ máy sinh học biết tuân lệnh, cứng ngắc và mù quáng, đó là điều mà nền Giáo Dục Nhân Bản Tiến Bộ và Khai Phóng không bao giờ thực hiện.
 
Với những đặc điểm như vừa nêu, Giáo Dục trong kỷ nguyên mới của chúng ta phải làm được những điều cực khó thì mới đủ bản lãnh cùng với nền Khoa Học mới, dẫn dắt nhân loại vượt qua thác ghềnh khủng hoảng mọi mặt hiện nay, để đến một tương lai hứa hẹn rực rỡ, huy hoàng .
 
            5.  PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
 
Chúng ta có thể áp dụng nhiều phương pháp giáo dục khác nhau cho từng loại đối tượng khác nhau, mục đích là giúp cho người học hiểu rõ thông tin được truyền đạt, chấp nhận thông tin ấy và chủ động tiếp thu những gì mình được truyền dậy.
 
Phương pháp giáo dục của nhà trường phải mang tính trực quan,sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ, vừa sức, cập nhật và hữu ích đối với ngườihọc. Tuyệt đối tránh những lối giáo dục có biểu hiện ngược lại như :trừu tượng, khô khan, khó hiểu, khó nhớ, cao hơn hoặc thấp hơn so với trình độ người học, lỗi thời hoặc không thực tế, không ích lợi cho người học.
Ví dụ : Khi dậy các em về CÂY LÚA , các em phải được thấy cánh đồng lúa thật sự, hoặc ít ra cũng nhìn được một cây lúa hoàn chỉnh từ gốc đến ngọn, từ hạt thóc đến hạt gạo. Ngoài ra những thông tin  về cây lúa phải tương đối đầy đủ và chính xác như : hiểu biết về các bộ phận của cây lúa, cách trồng, mục đích trồng và lợi ích của cây lúa…
 
Phương pháp truyền đạt phải vừa sức người học, dễ tiếp thu, tập trung vào nội dung chính, không rườm rà, hay nhiều chi tiết thừa thãi. Một phương pháp giáo dục hiệu quả là phương pháp có KHOA HỌC, HỢP LÝ và THỰC TIỄN, sao cho người dậy và người học có thể dụng công tối thiểu nhưng đạt được hiệu qủa tối đa.
 
                     6. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
 
Tuỳ theo từng loại đối tượng có những đặc điểm tâm lý hoặc sinh lý khác nhau mà người dậy áp dụng những biện pháp phù hợp. Có một số biện pháp giáo dục thường được áp dụng cho các đối tượng như sau :
 
*Biện pháp cứng rắn
 
 Người dậy phải bắt buộc, áp chế, quy định, dùng các biện pháp mạnh đối với người học để bắt phải chấp hành, tuân thủ. Biện pháp này nhằm gây sự sợ hãi, nao núng khiến người học phải nghe theo.
    Tuy nhiên, những biện pháp mạnh cần phải được cân nhắc kỹ trước khi áp dụng, tránh gây tổn thương tinh thần và thể chất của người học hoặc/ và gây tác dụng ngược.
 
*Biện pháp mềm dẻo
 Người dậy cần khích lệ, khuyên bảo, động viên người học. Biện pháp này phù hợp với loại người có xu hướng tình cảm. Tuy nhiên phải dè chừng  nếu người học không e sợ người dậy ở mức độ nhất định, thì biện pháp này có thể không hiệu quả như ý.
 
*Biện pháp tích cực
 
 Người dậy phải theo dõi sát sao và thường xuyên đối tượng của mình để biết chắc học trò mình luôn chấp hành đúng và đủ những yêu cầu học tập. Kỷ luật và sự nghiêm túc trong giáo dục là điều cần thiết để việc giáo dục thành công. Khổng Tử quan niệm : “Dưỡng bất giáo, Phụchi quá. Giáo bất nghiêm Sư chi noạ” (Nuôi mà không dậy là lỗi của Cha Mẹ, Dậy ( ở nhà trường ) mà  không nghiêm minh là trách nhiệm của Thầy Giáo ) bởi vì đây là hai nền tảng giáo dục quan trọng của con người trong cuộc sống.
 
*Biện pháp tiêu cực
 
Với các đối tượng không cần thiết phải theo dõi sát sao, thầy dậy cũng cũng không nên quan tâm thái quá, có thể tạo áp lực tâm lý  và tình trạng căng thẳng không cần thiết đối với người học. Những người học này phải có bản chất chăm học, có tinh thần tự nguyện học tập, thì sự “buông tay, nới lỏng” tạo sự thoải mái cho người học lại là điều cần thiết
 
*Biện pháp phối hợp

Tuỳ theo từng loại đối tượng, hoàn cảnh, tuỳ theo trình độ nhận thức của người học, tuỳ theo cấp độ khó, dễ của việc giáo huấn mà người dậy áp dụng các biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dầy dạn từng trải của nhiều nhà mô phạm, thì việc dậy học không chỉ là một kỹ năng mà nó phải được nâng lên hàng Nghệ Thuật thì mới có thể đáp ứng được hiệu quả giáo dục. Nếu thuật Dùng Người, ta phải “Dụng nhân như dụng mộc” thì trong thuật Giáo Dục, ta phải “uốn người như uốn tre” khi mạnh khi nhẹ, khi cứng khi mềm, khi chặt khi lơi…
  
                       7.  CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC.
 
 
Chương trình giáo dục trước tiên phải phù hợp với nguyên tắc sư phạm bắt buộc theo những đặc điểm sau :
1.    Nội dung nhất quán cho toàn bộ chương trình giáo dục ở tất cả các cấp học. Nội dung này đáp ứng cho mục đích giáo dục đã được đề ra và xác định đầu tiên.
2.    Chương trình học ở từng cấp được phân theo nội dung :
*Phù hợp với yêu cầu hiểu biết của độ tuổi
*Phù hợp với khả năng tiếp thu của độ tuổi
*Phù hợp với tâm lý của độ tuổi
*Phù hợp với lợi ích của độ tuổi
*Phù hợp với sự phân bố chung của chương trình học
 3.   Nội dung một môn học nào đó được truyền đạt qua sách giáo khoa phải bắt đầu từ cái sơ đẳng nhất, đơn giản nhất, dễ hiểu nhất, tổng quát nhất. Sau đó, vấn đề phải được lặp lại trong khoảng thời gian phù hợp, nhằm củng cố trí nhớ và tiếp thu thêm kiến thức mới ở nội dung đó, với mức độ ngày càng chi tiết hơn cho đến khi hoàn tất môn học.
4.  Nội dung  một môn học nào đó qua sách giáo khoa, phải là sự tiếp nối ăn khớp với nhau qua các cấp học, với cách chi tiết hoá và nâng cao hơn, không được có sự “nhẩy cóc” kiến thức khiến người học hụt hẫng, không thể nắm bắt được điều được truyền dậy.
5.  Sách Giáo Khoa phải được soạn thảo với phương pháp khoa học và hợp lý với các tiêu chuẩn :
              -  Kiến thức trong sách giáo khoa phải chuẩn xác, phải là tài liệu tin cậy nhất để lấy làm chuẩn mực cho xã hội.
              -  Các Vấn Đề phải được mở đầu bằng Khái Niệm rõ ràng. Các từ quan trọng phải được định nghĩa. Các thuật ngữ phải được giải thích.
              -   Nội dung các bài trong sách phải liên quan với nhau một cách chặt chẽ, bổ sung cho nhau theo một trình tự hợp lý.
             -  Câu vắn ngắn, gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Không rườm rà, khó hiểu, tối nghĩa, mù mờ, dài dòng và thừa thãi.
 
8 . MÔ HÌNH GIÁO DỤC
 
Ở vào thời đại mà trình độ tiến bộ của khoa học kỹ thuật có thể xoá bỏ không gian ngăn cách, kết nối mọi người trên thế giới, thông tin có thể truyền đi tức thời đến mọi nơi qua mạng Internet thì phương tiện giáo dục quả thật là phong phú, đa dạng và rất thuận lợi. Chúng ta có thể giáo dục trực tiếp  hoặc gián tiếp , tập trung hoặc tại chỗ…Chúng ta có thể thực hiện nhiều loại hình đào tạo dành cho nhiều nội dung giáo dục khác nhau, nhiều trình độ, nhiều lứa tuổi khác biệt, nhiều hình thức học phù hợp cho các cấp học, giới tính…
Khi mà mục đích giáo dục được xác định, trong đó tài năng đích thực được công nhận qua thực tế(chứ không phải được công nhận qua bằng cấp, lý thuyết như hiện nay), các loại hình đào tạo cần được đa dạng hoá để đáp ứng nhu cầu quần chúng và thuận tiện cho mọi trường hợp của người học. Lúc đó, hiệu quả giáo dục càng được nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng.
Vì vậy mô hình đào tạo giáo dục trong tương lai nên là mô hình mở, vì kết quả đào tạo sẽ được thực tế kiểm nghiệm . Người học chỉ nhận bằng cấp sau khi chứng tỏ năng lực thật của mình qua thực tế.  
 
 
9 . PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC
 
Phương tiện là dụng cụ hỗ trợ cần thiết và đắc lực trong hoạt động sống của con người. Phương tiện đóng vai trò quyết định lớn trong tỷ lệ thành công của công việc. Trong một số trường hợp, phương tiện đóng vai trò quyết định tuyệt đối trong sự thành công. Đối với Giáo Dục phương tiện giáo dục đóng góp trên 50 % vào sự nghiệp của ngành này.
 
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dậy học, dụng cụ trực quan…là những phương tiện giáo dục không thể thiếu và không thể xem nhẹ nếu muốn kết quả giáo dục được như ý.
 
·       CƠ SỞ VẬT CHẤT : Cơ sở vật chất của Giáo Dục bao gồm
 
*Cơ sở học lý thuyết
*Cơ sở học thực hành
*Cơ sở tham quan
*Cơ sở thực tập
 
Cơ Sở Học Lý Thuyết : Phải có những tiêu chuẩn về
- Không gian bên ngoài : Trường học thông thoáng, sân trường phải có công viên cây xanh, chỗ ngồi thư giãn, không khí trong lành, môi trường, cảnh quan sạch đẹp. Số lượng phòng vệ sinh tương đối đủ so với tỷ lệ người học, luôn sạch sẽ, khô ráo và thoáng khí. 
- Không gian bên trong : Lớp học thoáng mát, diện tích vừa đủ cho người học ngồi thoải mái, không quá chội để gây khó chịu, nhưng cũng không quá rộng rãi để người học cảm thấy lẻ loi, cô đơn.
- Ánh sáng tự nhiên trong phòng luôn đủ để nhìn rõ mọi thứ, nếu không, cần bố trí đủ đèn sáng cho mọi vị trí trong phòng.
- Kiến trúc phòng học lý tưởng nên theo kiểu bậc thang, để hàng ghế sau luôn cao hơn hàng ghế trước một chút, tránh che chắn tầm nhìn các hàng ghế nên xếp theo hình vòng cung để có thể theo dõi tốt sự hướng dẫn của giáo viên .
- Bục giảng của giáo viên nên ở vị trí trung tâm, đối diện với hàng ghế người học, nên sử dụng màn hình chiếu slide cho cà khán phòng đều thấy rõ và giáo viên sử dụng micro để giảng bài để mọi ví trí trong khán phòng đều nghe rõ.
- Ghế ngồi cá nhân của người học phải được thiết kế vừa tầm với bàn viết, sử dụng cho từng lứa tuổi, có chiều cao và sự phát triển thể chất khác nhau và phải có tựa lưng mềm để người học thư giãn khi mệt mỏi.
Cơ sở vật chất như trên phù hợp cho đối tượng các cấp học từ tiểu học trở lên.
 
Cơ Sở Học Thực Hành : như phòng thí nghiệm, phòng vi tính, phòng học các nghề chuyên môn khác….Cơ sở học thực hành phải đáp ứng các yêu cầu sau :
- Dụng cụ trong phòng học còn có thể sử dụng hiệu quả
- Trang thiết bị phải đầy đủ cho một quy trình học thực hành
-  Có linh kiện, bộ phận máy móc đầy đủ để duy tu, bảo dưỡng sửa chữa kịp thời khi có nhu cầu
- Có  đủ lực lượng Giáo viên hướng dẫn, giảng dậy chuyên môn
- Có đủ số lượng máy móc cho học viên học thực hành.
 
Cơ Sở Tham Quan : Ngoài việc học lý thuyết , thực hành các chuyên môn trong trường. Các học sinh, sinh viên các cấp học, các ngành học còn cần phải đi tham quan các cơ sở kinh doanh hoặc sản xuất, để mở rộng kiến thức và chứng kiến thực tế những điều mình học trên lý thuyết. Địa điểm tham quan cũng có thể là các cơ sở từ thiện xã hội, các công viên, vườn thú, thắng cảnh thiên nhiên v.v… tuỳ theo mục đích của các chuyến tham quan đó.
Việctổ chức tham quan của nhà trường dành cho học sinh, sinh viên, học viên của trường mình là một hoạt động có kế hoạch trong chương trình giảng dạy và là một việc làm hữu ích không thể thiếu đối với người học. 
 
 Cơ Sở Thực Tập : Sau khi học sinh, sinh viên hoặc học viên hoàn tất chương trình học của mình. Nhà trường cần gửi họ đến những cơ sở thực tập để họ được tiếp xúc với thực tế, có điều kiện để nhận ra năng lực thật sự của mình, làm quen với môi trường công việc và bổ sung thêm kiến thức chuyên môn cho ngành nghề của mình.
 
·       ĐỒ DÙNG DẬY HỌC  (TRỢ HUẤN CỤ)
 
Dụng cụ dậy học là trợ thủ đắc lực cho người dậy nhằm truyền đạt cho người học nội dung giảng dậy một cách hiệu quả. Khi người dậy không có đủ hoặc dụng cụ không đạt tiêu chuẩn yêu cầu thì ta có thể so sánh việc này như người lao động không có dụng cụ lao động khi tác nghiệp. Đồ dùng dậy học tuỳ theo từng môn học, ngành nghề, cấp học, loại hình giảng dậy mà có những yêu cầu khác nhau, nhưng tựu trung tất cả các loại dụng cụ phải đạt được tiêu chuẩn : đúng, đủ, chất lượng và phù hợp.  
 
Một trong những nguyên tắc sư phạm là người học phải hiểu rõ những gì mình được truyền đạt, như vậy việc minh hoạ cụ thể những gì thuộc về vật chất có ý nghĩa gần như quyết định đối với hiệu quả giảng dậy. Trên bình diện tinh thần những từ ngữ sử dụng trong lãnh vực này cũng phải được làm sáng tỏ bằng những định nghĩa đúng và đủ, ngoài ra cũng cần phải được hình tượng hoá để người học có thể tiếp thu một cách tối đa những nội dung được học.
 
Đồ dùng dậy học (hay Trợ huấn cụ) là một trong những lãnh vực cần phải được quan tâm cao trong  công tác giáo dục và phải được chăm sóc thường xuyên để tránh tình trạng hư hỏng hay khiếm khuyết.
 
10 . ĐIỀU KIỆN GIÁO DỤC

Là một trong những yếu tố quan trọng của giáo dục. Điều trước tiên, người học cần phải được bảo đảm an ninh về mọi mặt khi đến trường lớp, trong đó an  toàn về tính mạng là yêu cầu về an ninh cao nhất và quan trọng nhất. Ngành giáo dục phải phối hợp với các ban ngành hữu trách liên quan để bảo vệ tính mạng, tài sản, danh dự v.v…cho người học, trong đó có những yếu tố liên hệ như cơ sở vật chất của trường, thái độ quản lý con người và tài sản của nhân viên trường học, thái độ ứng xử của Thầy, Cô giáo và nhân viên trường đối với học sinh, sinh viên hay học viên. Ngoài ra  nhà trường cũng còn có trách nhiệm ngăn cản những tác động xấu của xã hội thâm nhập vào trong trường học tác động đến học viên của mình, ví dụ như tình trạng bạo lực, sử dụng ma tuý v.v…
 
 Hoạt động Giáo Dục phải được coi là quyền lợi chung của tất cả mọi công dân, nên tất cả mọi người phải được hưởng sự giáo dục bìnhđẳng, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào đối với người thuộc các sắc tộc, tôn giáo, tuổi tác, giới tính… khác nhau.
 
Nhà nước phải có chế độ hỗ trợ cần thiết và hợp lý cho các đối tượng công dân cần được hưởng sự ưu đãi này.
Ví dụ:
*Miễn phí toàn phần cho cấp học cơ bản (cấp 1)
*Học bổng cho các học sinh khá giỏi, gia cảnh khó khăn
*Hỗ trợ phương tiện đi học cho các học sinh ở các địa phương giao thông không thuận tiện
*Hỗ trợ việc làm bán thời gian cho các học sinh cần thu nhập để tiếp tục đi học và việc làm chính thức cho các em đã tốt nghiệp.
*Thống nhất trên toàn quốc các tiêu chuẩn học hành (chương trình học, nội dung học) thi cử  và tất cả những điều kiện khác liên quan đến việc học và thi.
 
 
11. NHÂN SỰ GIÁO DỤC
 
Nhân Sự Gíao Dục là những người tham gia trong ngành giáo dục gồm các cấp quản lý, các vị thiết kế chương trình giảng dạy, các vị trực tiếp giảng dạy, các bộ phận phục vụ trực tiếp cho công cuộc  giảng dạy… Những nhân sự này phải là những người được  chính phủ tuyển chọn với các tiêu chí như sau :
-        Có chuyên môn cao trong bộ phận, nhiệm vụ được giao phó
-        Có kinh nghiệm trong những chức vụ quan trọng
-        Có tâm huyết với công việc được đảm nhiệm
-        Có bổn phận trách nhiệm với công tác chuyên môn của mình
 
Ngoài những tiêu chuẩn tuyển chọn, chính phủ phải có một kế hoạch chuyên tu,huấn luyện, đào tạo những nhân sự làm công tác ở tất cả các bộ phận của giáo dục như :
 
·       Kế Hoạch Giáo Dục
·       Chương Trình Giáo Dục
·       Tổ Chức Giáo Dục
·       Quản Lý Giáo Dục
·       Đào Tạo Nhân Sự
 
Mục đích của việc huấn luyện đào tạo này nhằm đáp ứng yêu cầu về một đội ngũ thuộc thượng tầng kiến trúc của ngành giáo dục quốc gia có đầy đủ năng lực và nhất quán về quan điểm và hành xử chuyên môn. Mục đích còn là việc cung cấp đầy đủ cơ số nhân sự cho ngành, có nhân sự dự phòng và luôn cập nhật kiến thức và năng lực cho đội ngũ nhân sự quan trọng này của ngành giáo dục.
 
Nhân Sự  Giáo Dục không chỉ là một mảng đặc biệt quan trọng của ngành giáo dục, nó là yếu tố quyết định cao nhất trong sự thành công hay thất bại của ngành này và cũng là yếu tố quyết định sự thịnh suy của một quốc gia, dân tộc.
 
 Khẩu hiệu “LƯƠNG SƯ HƯNG QUỐC” không phải là khẩu hiệu dành riêng cho địa phương nào, nó là khẩu hiệu chung cho hành tinh trái đất của chúng ta và tất cả những hành tinh có sự sống tồn tại. Cuộc CÁCH MẠNG GIÁO DỤC mà chúng ta đang hướng tới cũng chỉ nhằm vào mục đích này.
  
12. TỔ CHỨC GIÁO DỤC
 
Mục đích của việc tổ chức giáo dục là hình thành một guồng máy hợp lý để công tác giáo dục đạt được hiệu quả cao nhất. Việc tổ chức tinh gọn hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu địa phương, nhu cầu thời đại là công tác đóng góp quan trọng vào thành quả giáo dục. Việc tổ chức chỉ đạt yêu cầu khi các nhân sự có trách nhiệm tổ chức là những người :
 
*Có tâm huyết với công tác của mình
*Có chuyên môn trong tổ chức
*Hoạt động trong ngành giáo dục
*Am hiểu công việc chuyên môn
*Am hiểu các nhu cầu và điều kiện ở địa phương cần tổ chức  
*Tiên liệu đúng tính khả thi và hiệu quả của việc tổ chức
 
Tổ Chức Giáo Dục là một yếu tố cần được quan tâm và đầu tư đúng mực để tạo hiệu quả như ý cho ngành giáo dục .
 
13. QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Quản lý giáo dục phải được quan niệm là việc trông coi, chăm sóc tất cả các hoạt động giáo dục. Việc quản lý giáo dục được phân cấp và phân ngành  từ cấp tối cao là Bộ Giáo Dục, có trách nhiệm quản lý tổng quát nhất và được phân cấp dần xuống dưới. Cấp quản lý thấp nhất là các giáo viên trực tiếp giảng dậy ở các trường lớp.
Nhiệm vụ quản lý không phải là nhiệm vụ giáo dục. nó là một công tác chuyên môn, nên đòi hỏi các nhân sự phải có kiến thức chuyên môn về ngành này.
 
Từ trước đến nay dường như chúng ta chỉ nghĩ việc quản lý là công tác dành cho những người có chức năng này ở trong một tổ chức nào đó, nhưng GE với tầm nhìn mới, cho chúng ta biết rằng mọi ngườiđều phải có kỹ năng quản lý vì đó là một trong những kỹ năng sống cơ bản của con người. Đối với ngành giaó dục, những người làm công tác quản lý thấp nhất là công tác giảng dậy trực tiếp, cũng phải am tường các kỹ năng quản lý cơ bản sau :
 
·       Quản lý chuyên môn
·       Quản lý thời gian
·       Quản lý nhân sự
 
Quản Lý Giáo Dục  là một công tác góp phần thay đổi hiệu quả giáo dục nên nó phải được đặc biệt quan tâm và tập huấn cẩn thận cho tất cả các cấp  từ giáo viên cho đến các nhân sự ở bộ phận cao hơn. Nội dung quản lý, đối tượng quản lý và  phương pháp quản lý thì tuỳ vào các cấp cụ thể và các công việc cụ thể. Thành công trong việc quản lý giáo dục có ý nghĩa rất lớn.
Ngày xưa một khẩu hiệu cửa miệng của ngành giáo dục là:
 
            “TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN”
 
Khẩu hiệu này đã bị lãng quên một thời gian khá dài, gây xáo trộn không ít trong sinh hoạt học đường. Ngày nay nó lại được khôi phục như một hoài niệm đáng nhớ và vẫn chưa trở thành một tiêu chí cơ bản của ngành giáo dục, nhất là ở các trường lớp, trong các mối quan hệ Thầy-trò.
Với quần chúng và xã hội, khẩu hiệu này cần được giải thích cho đúng và đủ như sau :
                        LỄ   là Kỷ Luật, Trật Tự .
 Kỷ luật, trật tự thể hiện trong Nội Quy, phép tắc của ngành giáo dục (nói chung) của trường lớp (nói riêng), thể hiện trong các mối quan hệ Tôn –Ti (người trên- kẻ dưới) đúng mực, cụ thể là quan hệ Thầy –Trò
                        VĂN   là Văn Hoá, là các ngành học được giảng dậy.
Quan điểm của khẩu hiệu này là : Muốn thành công trong giáo dục, trước tiên phải thực hiện kỷ luật trật tự thật tốt thì việc học sau đó mới hiệu quả. Đây là chân lý dành cho mọi thời đại mọi địa phương vì nó nằm trong định luật tự nhiên trong vũ trụ.
 
 
14. CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC
 
QUAN ĐIỂM
 
 Quan điểm của nhà nước đối với việc giáo dục là vấn đề quan trọng hàng đầu của một quốc gia. Các nhà lãnh đạo phải thấy Giáo Dục là cái nôi nuôi dưỡng con người, là cái “khuôn mẫu” tạo ra sản phẩm là những con người theo dạng thức của khuôn mẫu đó. Tất nhiên, chúng ta không thể có cái nhìn giới hạn khi quan niệm Giáo Dục  chỉ là những nội dung truyền dậy ở học đường.
 
QUAN NIỆM RỘNG 
Giáo Dục phải được nhìn một cách tổng thể và đầy đủ, bao gồm tất cả các hoạt động thuộc mọi lãnh vựctrong đời sống xã hội có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên kiến thức và ý thức của mọi người. Chính những ảnh hưởng này tác động lớn đến nhân cách và phẩm chất con người, cái mà nhà trường không thể đào tạocho họ được.
 
Quan niệm Giáo Dục ở cái nhìn tổng thể như thế khiến cho chính phủ phải điều hành, quản lý xã hội bằng cái nhìn giáo dục và có các biện pháp giáo dục phối hợp, đồng bộ và thống nhất giữa giáo dục xã hội và giáo dục học đường.
 
Nhìn nhận giáo dục như hoạt động cơ bản, tiền đề quyết định cho tính chất và chất lượng của tất cả mọi hoạt động khác trong xã hội, chính phủ sẽ phải đầu tư nhân lực, tài lực, vật lực cho giáo dục học đường và quản lý xã hội ở góc độ giáo dục một cách phù hợp và tương xứng.
 
KẾ HOẠCH
 
Kế Hoạch Giáo Dục là những dự kiến hoạt động có quy mô toàn quốc và tầm nhìn xuyên suốt các thế hệ: quá khứ, hiện tại, tương lai; có sự tinh lọc tinh hoa  văn hoá thế giới phù hợp, để bổ sung, cải tiến văn hoá truyền thống dân tộc.
 
Kế hoạch giáo dục phải có tính CHIẾN THUẬT ở quy mô địa phương và giai đoạn, mang tính CHIẾN LƯỢC ở quy mô toàn quốc và lâu dài.
 
ƯU TIÊN
 
Trong các chính sách thuộc mọi phương diện của chính phủ, Chính Sách Giáo Dục luôn phải có vị trí ưu tiên hàng đầu. Nếu, trong những trường hợp khẩn cấp của quốc gia, chính phủ cần dồn mọi ưu tiên hàng đầu cho Quân Sự hoặc Kinh Tế, thì Giáo Dục phải được quan tâm đúng mức ở hàng thứ hai và mau chóng trả lại vị trí hàng đầu cho nó ngay khi có thể.
Nếu nó không được chăm sóc đúng mức, hoặc “tuột hạng” lâu dài hoặc “thả nổi” một cách may rủi, thì cũng có nghĩa họ đang “thả nổi” tương lai của dân tộc đó .
 
 
    
 
15.HIỆU QUẢ GIÁO DỤC
 
Hoạt động giáo dục được coi như đạt được hiệu quả như ý, nếu nó đào tạo ra những công dân có phẩm chất và năng lực đạt yêu cầu trong mục đích giáo dục.
 
Ở góc độ chuyên môn, hoạt động giáo dục thành công khi các nhân sự họ đào tạo ra có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn để đảm nhiệm tốt công việc thuộc ngành nghề họ đã học, đáp ứng yêu cầu thực tế của công việc, và quan trọng hơn nữa, họ là những người có năng lực sáng tạo để duy trì và phát triển nền văn minh, văn hoá dân tộc trên nấc thang tiến hoá.
 
Hiện trạng xã hội, ở tất cả mọi phương diện, mọi lãnh vực, là phản ảnh trung thực của Giáo Dục  (theo quan niệm rộng). Đánh giá thực trạng xã hội là  đánh giá cụ thể và xác thực hiệu quả của giáo dục.
 
 Sự thăng trầm của xã hội là kết quả tổng hoà của tất cả các hoạt động của quốc gia, dân tộc.
(tất cả các hoạt động ấy là hậu quả tất yếu của trình độ nhận thức của mọi người trong xã hội). Sự thăng trầm của xã hội cũng chính là biểu đồ thể hiện của Giáo Dục.
 
Đánh giá Hoạt Động Giáo Dục đúng với tầm mức và vị trí quan trọng của nó. Có Chính Sách, Kế Hoạch  tổ chức, quản lý, điều hành Giáo Dục đúng, đủ và phù hợp là việc làm cần thiết và cơ bản để cải thiện Hoạt Động Giáo Dục. Đó cũng chính là hoạt động cơ bản nâng cao sự tiến bộ toàn diện của con người và Quốc Gia, Dân Tộc.
 
LỜI KẾT
 
Để nói lời tổng kết cho đề tài này, tôi cho rằng tất cả những điều trình bầy trên chỉ là những nét đại cương, sơ lược, phác thảo cho một “vấn-đề-bao-gồm-tất-cả-các-vấn-đề-của-sự-sống”.Mỗi một yếu tố trong giáo dục phải được coi là một chuyên ngành hoạt động được đảm nhận bằng một đội ngũ chuyên gia lành nghề, chuyên môn cao. Hoạt động của tất cả các yếu tố giáo dục phải phối hợp với nhau một cách đồng bộ và nhất quán dưới sự điều hành của một ban lãnh đạo chuyên ngành giáo dục.
Những nét phác thảo về một cuộc ĐẠI CÁCH MẠNG GIÁO DỤC và THÔNG TIN TOÀN CẦU chỉ là kim chỉ nam ban đầu để xây dựng một nền giáo dục mới. Nền giáo dục này sẽ đem lại sự sống ở mức độ tiến hoá cao phù hợp với các định luật tự nhiên và các nguyên lý phổ quát trong vũ trụ .
Tiến Hoá là quy luật tất yếu của tự nhiên. Bước-đi-tới-phía-trước của sự sống là điều phải xảy ra dù nhanh hay chậm. Chúng ta đang chuẩn bị bước đi ấy một cách hiệu quả và đúng đắn.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét