Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

KHOA HỌC (TỔNG HỢP)

KHÁI NIỆM KHOA HỌC
Khoa học là quá trình nghiên cứu (NC) nhằm tìm ra những kiến thức (hiểu biết) mới, học thuyết mới, ....... về tự nhiên và xã hội.
Khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri thức bao gồm:
Tri thức kinh nghiệm: Là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động đời sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và con người với tự nhiên.
Tri thức tư duy: Là sự hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống, nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học.
Phương pháp nghiên cứu khoa học

Khoa học chính trị
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Khoa học hóa suy nghĩ và làm việc học tập
Chữ thời (triết lý An Vi)
NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC
TẠI SAO TRẺ EM KHÔNG VÂNG LỜI?
KIẾN THỨC CƠ BẢN (TÀI CHÍNH)
Cải cách giáo dục Nhật Bản
Phương pháp suy luận và sáng tạo - phần 1
9 loại hình trí tuệ
Cuộc đại cách mạng giáo dục và thông tin toàn cầu

TRI THỨC LUẬN

Vì sao học sinh Việt Nam không sáng tạo?

PHÂN TÂM HỌC NHẬP MÔN

Ranh giới cho những khả thể của con người 
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=111&CategoryID=2&News=5368
________________________
Nhân chuyện tranh luận với mấy nhà triết học về quan hệ giữa triết học và khoa học, và nhân đọc được câu này của TS Bùi Văn Nam Sơn: nếu mượn cách nói của Kant: triết học mà không có khoa học thì trống rỗng; khoa học mà không có triết học thì mù quáng. Mình xin kể lại lời dặn của thầy mình khi dạy mình nghiên cứu khoa học.
Thầy nói: Khi bắt tay vào 1 nghiên cứu, hãy quên tất cả những điều mình đã biết đi, hãy xem như mình chưa biết bất cứ điều gì. Vì có như thế chúng ta mới có thể tiếp cận gần nhất với sự thật mà không bị chi phối bởi các định kiến của mình. Tất cả những điều mình biết, chắc gì đã đúng. Vì vậy, không cần phải mang theo nó, áp đặt nó lên cái mà chúng ta đang tìm kiếm. Đừng tự chọc mắt mình mù để rồi làm thầy bói xem voi.
Với mình, triết học là nhân sinh quan và vũ trụ quan được tạo ra trên nền tảng hiểu biết về khoa học. Và đấy cũng là cách mình đến với triết. Ngày xưa mình không đọc 1 chữ nào về triết hết, mình đọc về thiên văn, sinh học, lịch sử, vật lý. Nói chung là những thông tin lý thú liên quan đến tự nhiên và con người. Sau đó mình bước chân vào trường kinh tế, từ đó mới đụng đến cuốn triết Marx Lenin. Nhưng giáo trình, nó mâu thuẫn với lý thuyết kinh tế mà mình học nhiều quá, thành ra cũng chỉ học cho qua môn. Để biết thêm về con người, mình có đọc thêm tâm lý học, rồi từ đó mới biết thêm về khoa học gọi là khoa học về thần kinh. Dần dần mình thấy rằng triết học giờ đây đã mất đi vai trò vốn có của nó, chả khác gì tôn giáo tàn lụi dần trước ánh sáng của khoa học. Khoa học đã làm 1 cuộc cách mạng thực sự.
Với 1 quá trình như thế, và thêm những năm trải nghiệm từ công việc thực tế, mình nhận thấy rằng: Khoa học được dẫn lối bởi triết học là một thứ khoa học nô lệ. Nó chả khác gì việc các thầy tu thời trung cổ làm mọi cách để chứng minh Kinh Thánh là đúng đắn. Khoa học không cần một ông lão chất chứa đầy kiến thức. Khoa học cần những đôi mắt trong sáng của trẻ thơ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét