Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Một số hệ tư tưởng/chủ nghĩa đương đại

Một số hệ tư tưởng/chủ nghĩa đương đại:
Chủ nghĩa cộng sản: là một tổng hợp các lý luận của một phong trào xã hội rộng lớn nhằm xóa bỏ hình thái kinh tế-xã hội của chủ nghĩa tư bản để xây dựng một xã hội không giai cấp, không có quyền tư hữu đối với tư liệu sản xuất. Trong đó mọi người là bình đẳng, không có hiện tượng "người bóc lột người" và tiến tới xóa bỏ nhà nước trong một tương lai "thế giới đại đồng" khi người với người là bạn, thương yêu lẫn nhau và tại đó năng suất lao động tăng lên rất cao, của cải làm ra đồi dào tới mức phân phối của cải theo nguyên tắc: "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Trong xã hội cộng sản, con người được tự do toàn diện (kể cả tự do tình dục) nhưng trên cơ sở của sự nhận thức cao, và trên cơ sở của sự ràng buộc vào tư liệu sản xuất chung để bảo toàn lợi ích chung
Chủ nghĩa tư bản: khẳng định tư hữu, trong khi những người cộng sản hướng tới công hữu tư liệu sản xuất (hiểu theo nghĩa cộng sản đúng nghĩa). Những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản luôn cho rằng không vì những phân hóa xã hội mà vi phạm đến các quyền sở hữu cá nhân, đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa cộng sản. Những người ủng hộ cho chủ nghĩa tư bản cho rằng chủ nghĩa này tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế dựa trên nền tảng ham muốn cá nhân làm giàu vô tận, và tạo cơ hội cho sự tự do kinh doanh và tự do lựa chọn lao động, thường cho sự phân hóa xã hội là một sự đào thải của cơ chế thị trường mà những người tụt lùi phía sau là những người kém cỏi chứ không phải là do bóc lột, ngược lại những người phê phán chủ nghĩa tư bản bao gồm những người cộng sản luôn luôn cho là chủ nghĩa tư bản có yếu tố bóc lột, và không bao giờ tạo công bằng thực sự, tạo ra lối sống ham muốn vật chất và hay dẫn đến suy đồi đạo đức. Những người cộng sản thường đổ lỗi cho chủ nghĩa đế quốc là hệ quả của chủ nghĩa tư bản vì các tập đoàn tư bản muốn vươn vòi bóc lột nhân dân các dân tộc thuộc địa, biến các nơi này thành nơi tiêu thụ hàng hóa tư bản và cung cấp tài nguyên và lao động rẻ mạt, trong khi những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản lại hay cho chủ nghĩa đế quốc là hệ quả của chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa quân phiệt (đặc biệt là giai đoạn chủ nghĩa đế quốc thứ hai từ cuối thế kỷ XIX, mà họ cho là nhằm bảo đảm lợi ích của cả dân tộc chứ không chỉ tư bản, trong khi thường nhìn nhân giai đoạn chủ nghĩa đế quốc thứ nhất thường bảo đảm cho quyền lợi của cả quý tộc phong kiến và tư sản). Chủ nghĩa cộng sản cũng cho là chủ nghĩa tư bản thực hiện "chủ nghĩa đế quốc mới" trong khi chủ nghĩa tư bản cũng cho chủ nghĩa cộng sản thực hiện "chủ nghĩa đế quốc mới"
Chủ nghĩa tự do: đề cao tự do cá nhân, nếu giới hạn gần với bảo thủ, nếu cấp tiến hơn có khi bị xem là cực đoan, hay gần với chủ nghĩa vô chính phủ; trong khi những người cộng sản cũng hướng đến tự do tuyệt đối như những người vô chính phủ, nhưng qua con đường vòng là nhà nước chuyên chính vô sản, coi trọng lối sống tập thể (cộng đồng) và điều hành của nhà nước. Lập trường kinh tế cũng có sự khác biệt, do ủng hộ tự do cá nhân nên những người tự do ủng hộ tư hữu đồng nghĩa sẽ có chủ nghĩa tư bản, chấp thuận phân hóa xã hội như là "sự tất yếu của cơ chế thị trường", coi trọng bình đẳng cơ hội, trừ những người tự do xã hội chấp thuận có điều chỉnh của nhà nước phân phối lại thu nhập thường thông qua đánh thuế cá nhân. Những người cộng sản phản đối cơ chế như vậy. Những người theo chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cộng sản thường có một lập trường chống lại chế độ phong kiến và độc tôn tôn giáo (chủ nghĩa tự do ủng hộ tự do tôn giáo nhưng tách tôn giáo khỏi nhà nước). Do có lập trường trên nền tảng chủ nghĩa cá nhân nên chủ nghĩa tự do đề cao quyền cá nhân, mà không phụ thuộc vào sự ép buộc bên ngoài bao gồm nhà nước.
Chủ nghĩa bảo thủ: đề cao một sự chuyển hóa từ từ, trong khi những người cộng sản muốn chuyển hóa nhanh chóng một cách cách mạng. Một số người bảo thủ ủng hộ cho quay lại một trật tự cũ, đã bị thay thế, vì thế có còn được xem là phản động, theo cách hiểu của những người cộng sản, thậm chí của những người tự do hay xã hội. Chủ nghĩa bảo thủ đề cao tính dân tộc, trong khi chủ nghĩa cộng sản đề cao tính giai cấp. Chủ nghĩa bảo thủ coi trọng tầng lớp trên mà họ cho là xứng đáng với "phẩm chất" và "đóng góp" của họ, trong khi những người cộng sản luôn bảo vệ quyền lợi tầng lớp dưới. Chủ nghĩa bảo thủ hiện đại ủng hộ cho chủ nghĩa tư bản, coi nó là động lực thúc đẩy kinh tế, và "công bằng trong cơ hội" ít coi trọng phân phối lại tài sản và bàn tay nhà nước (Nhà nước tốt nhất theo họ là nhà nước ít can thiệp nhất). Trong vấn đề đạo đức, chủ nghĩa bảo thủ coi trọng truyền thống (khác với phe tự do đề cao đạo đức cá nhân, nhận thức của bản thân) - khác với những người cộng sản ủng hộ nền tảng đạo đức xã hội chung được xây dựng trên lý thuyết cộng sản. Với vấn đề tôn giáo, chủ nghĩa bảo thủ coi trọng tính dân tộc nên đề cao tôn giáo dân tộc (mà họ cho là cần thiết cho đoàn kết và đạo đức), và thường là người theo tôn giáo dân tộc, nhưng không loại trừ sự tồn tại tôn giáo khác. Một số do ảnh hưởng mạnh của tư tưởng dân tộc nên thường có xu hướng chống người nhập cư. Phần lớn những người bảo thủ ngày nay thường có lập trường gần giống những người tự do nguyên thủy, họ hay coi trọng vấn đề nhân quyền.
Chủ nghĩa phát xít: đề cao tầng lớp trên và nhà nước, trong khi những người cộng sản đề cao tầng lớp dưới và hướng đến một xã hội không còn nhà nước. Chủ nghĩa phát xít đề cao tính dân tộc (tới độ cực đoan), một số sẵn sàng dùng vũ lực để đất nước của mình thống trị dân tộc khác, một số khác không. Trong khi đó những người cộng sản coi trọng tính giai cấp và đoàn kết giai cấp quốc tế không phân biệt dân tộc, ngôn ngữ (chủ nghĩa quốc tế vô sản). Một số lý thuyết gia cho rằng cả chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản đều là hệ quả của phép biện chứng của Hegel, về bản chất khác hẳn nhau, đối nghịch nhau, nhưng về mô hình tổ chức có nhiều điểm rất giống nhau. Về cơ bản chủ nghĩa phát xít đối lập nhiều hơn với chủ nghĩa vô chính phủ hơn là với chủ nghĩa cộng sản.
Chủ nghĩa vô chính phủ: chủ nghĩa vô chính phủ và chủ nghĩa cộng sản có chung mục đích là xóa nhà nước, nhưng những người cộng sản qua con đường vòng là nhà nước chuyên chính vô sản, còn chủ nghĩa vô chính phủ thì không. Biện pháp của những người vô chính phủ phần lớn là cách mạng giống với những người cộng sản, nhưng có phái (đa số ở phương Tây) không sử dụng biện pháp này. Đường lối kinh tế của chủ nghĩa vô chính phủ có thể trùng với chủ nghĩa cộng sản hay chế độ tư hữu tùy trường phái.
Chủ nghĩa dân tộc: đề cao tính dân tộc (có khi cực đoan), trong khi những người cộng sản coi trọng tính giai cấp hơn (và được những người dân tộc xem là "không đoàn kết dân tộc"), nhưng trong quá trình phát triển, có những người cộng sản chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân tộc.
Chủ nghĩa xã hội: cả chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản cùng có mục tiêu xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, nhưng chủ nghĩa xã hội vẫn còn tồn tại nhà nước. Do chủ nghĩa xã hội được hiểu nhiều cách khác nhau và nhiều trường phái khác nhau chủ trương khác nhau, nên chủ nghĩa cộng sản được xem là một trường phái chủ nghĩa xã hội. Khác nhau chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa xã hội dân chủ là cách thức cải tạo chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội. Một số trường phái chủ nghĩa xã hội hướng tư liệu trong tay tập thể, một số khác hướng nhà nước làm đại diện quản lý tư liệu. Lập trường của một số trường phái xã hội chủ nghĩa khác nhau cả thái độ với tôn giáo, hay cách thức để đạt mục đích của mình. Một số khá nhiều người xã hội là những người theo tôn giáo, nhưng hướng văn hóa thế tục và nhà nước thế tục (không kể theo phái xã hội chủ nghĩa gắn với tôn giáo).
Dân chủ xã hội: hướng đến xóa bỏ tư bản hay xóa một phần hoặc chỉ cải tạo chủ nghĩa tư bản theo hướng phân phối công bằng hơn, nhưng không sử dụng biện pháp cách mạng và nhà nước chuyên chính vô sản mà họ lo ngại "chuyên chế đi từ dưới đi lên".
Chủ nghĩa công đoàn: đề cao công đoàn, chứ không phải nhà nước. Đây là điểm khác với chủ nghĩa cộng sản
Chủ nghĩa dân túy: cũng giống chủ nghĩa cộng sản là đề cao bình đẳng thu nhập, nhưng khác ở cách thức, và xác định vai trò giai cấp,... Chủ nghĩa dân túy hay gắn với tính dân tộc hơn.
Dân chủ Thiên Chúa giáo: đề cao vai trò tôn giáo - trong một nhà nước thế tục, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa và đạo đức, tùy theo trường phái, có lập trường ủng hộ tư bản hay chống tư bản, ủng hộ thay đổi tiệm tiến, khác bảo thủ cực đoan là chấp thuận một nền chế độ đại nghị. Trong khi những người cộng sản loại trừ tôn giáo ra khỏi vai trò chính trị và hướng tới nền văn hóa vô thần.
Các tôn giáo: đa số các tôn giáo (trừ một số ngoại lệ như Phật giáo) khẳng định hữu thần và các lực lượng siêu nhiên, trong khi những người cộng sản khẳng định vô thần (chịu ảnh hưởng học thuyết Darwin), họ xem các lực lượng siêu nhiên chỉ là những hiện tượng tự nhiên mà khoa học chưa lý giải được. Các lý thuyết gia chủ nghĩa cộng sản truyền thống thường phê phán tôn giáo, là công cụ của các giai cấp phong kiến quý tộc hay tư sản nhằm làm nhụt ý chí đấu tranh của tầng lớp vô sản với các bất công của xã hội, ngược lại nhũng người bảo vệ cho tôn giáo cho những người cộng sản là vô thần, không có niềm tin vào một thế giới bên kia hay các khía cạnh đạo đức tôn giáo nên thường sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, thiếu khoan dung, nên những lý tưởng nhân văn trong lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản không thể thực hiện được. Nhưng những người cộng sản và những người tôn giáo, đặc biệt những người tôn giáo cánh tả thường phê phán chủ nghĩa tư bản vì về lý thuyết đều thường không khuyến khích cho chủ nghĩa cá nhân.
Một số học thuyết chính trị tôn giáo khác: phát triển đa dạng, có thể không có đường hướng kinh tế rõ ràng, có trường phái ủng hộ một chế độ cộng sản (kinh tế) mà họ cho là công bằng (như một số được xem là cộng sản Thiên chúa giáo, Hồi giáo Marxism, hay Đạt Lai Lạt ma) không như chế độ tư bản - tư hữu, nhưng ủng hộ hữu thần, còn chủ nghĩa cộng sản là vô thần và có lập trường kinh tế rõ ràng. Một số ủng hộ thần quyền (ngày nay ít) và được xem là cực đoan, một số chấp thuận chế độ đại nghị,...

ĐÉO AI QUAN TÂM ĐÂU

ĐÉO AI QUAN TÂM ĐÂU
Em, người đang cô độc, tủi thân, khóc lóc vật vã, nhục nhã ê chề.
Em, người đang hạnh phúc, lâng lâng, vui sướng tràn trề, bay cao hơn đập đá.
Em, người đang không cảm thấy gì cả và khổ sở vô cùng vì không cảm thấy gì cả.
Nếu em biết rằng đéo ai quan tâm thì em có thôi đau khổ / vui sướng / hay cảm thấy bất cứ điều gì em đang cảm thấy hay không?
Anh nói thật đấy, không đùa. Chuyện này nghiêm trọng hơn là em tưởng. Bởi vì hình như em đang làm tất cả những gì em làm và em đang cảm thấy những gì em cảm thấy, bởi vì em cần/muốn/căm ghét/sợ hãi sự quan tâm của người khác.
Nhưng đéo ai quan tâm đâu. Người ta cũng như em, ai cũng chỉ quan tâm đến chính mình mà thôi.
Hãy hiểu điều này cho thật rõ.
Chúng ta sinh ra với sáu giác quan. Chúng ta quan sát thế giới bằng cách nhìn, nghe, chạm, nếm, ngửi và tư duy. Suốt đời chúng ta có mỗi một việc ấy thôi – quan sát thế giới, nhận thức thế giới, và tìm cách hiểu cho được tại sao chúng ta lại đứng ở đây giữa thế giới. Đấy là lý do tại sao Mark Twain lại nói có hai ngày quan trọng nhất cuộc đời em, đấy là ngày em sinh ra và ngày em hiểu được tại sao.
Thế và, thực tế là đại đa số, ý anh là hầu như toàn bộ, 99,99% nhân loại xung quanh em không ai hiểu tại sao. Họ không hiểu tại sao họ lại đang đứng chỗ họ đang đứng, làm việc họ đang làm, cảm thấy thứ họ đang cảm thấy. Họ không biết mình là ai. Vì không biết mình là ai, nên họ tìm kiếm định nghĩa bản thân họ TỪ NGƯỜI KHÁC. Anh thấy tôi có đẹp không? Em thấy tôi có giỏi không? Bạn thấy mình có thú vị không? Xe mình có đẹp không? Nhà mình có to không? Con mình có xinh không? Có à, hihihi. Không ư, buhuhu.
Khi em bước vào một căn phòng (một lớp học, một nhà ga, một chỗ nào có đông người), em sẽ nghĩ ngay rằng ối, họ sẽ nghĩ gì về mình đây. Mình mặc thế này có ổn không? Trông mình có ngu không? Mình vừa ị xong nhưng không rửa tay, có ai biết không nhỉ?
Nhưng em ạ, đéo ai quan tâm đâu.
Chính họ cũng đang tự hỏi là họ có ổn không trong mắt em. Ai cũng đang tự hỏi là mình có ổn không TRONG MẮT NGƯỜI KHÁC. Ừ, anh biết, lố bịch bỏ mẹ đi được, nhưng kiểu nó là vậy. Có phải tự nhiên mà Satre là tuyên bố “người khác là địa ngục” đâu em.
Giờ thì em biết bí mật vĩ đại nhất của loài người rồi đấy. Thực ra còn một bí mật khác, đấy là khi em biết mình là ai, em hiểu tại sao em lại ở đây, tự nhiên em sẽ không còn băn khoăn mấy về bản thân mình nữa. Lúc đó, em sẽ quan tâm đến người khác, quan tâm thực sự, mặc kệ họ có quan tâm đến em hay không. Lúc đó, em sẽ được tự do.
Còn bây giờ, đừng buồn nữa. Đứng dậy, đi ăn cái gì ngon, xem cái gì hay, hoặc chơi cái gì thật đã. Rồi sáng mai thức dậy sau khi ngủ một giấc dài, em hãy làm ngay cái điều em đã muốn làm từ lâu mà không dám làm. Đến nói với sếp em rằng sếp ngu như lợn. Đến nói với bạn gái mà em để ý lâu nay rằng ôi em xinh vãi linh hồn hãy ngủ với anh đêm nay. Đến nói với bố mẹ em rằng em cần phải dọn ra ở riêng đây. Anh không biết em xử lý từng trường hợp cụ thể thế nào, thành công hay ăn tát, bởi vì, thực lòng mà nói, anh đéo quan tâm.
Và đéo ai quan tâm cả. Nên em hãy cứ sống đi.
Thế nhé.
Yêu em,
Thân : Nếu bạn ấy đọc và hiểu được thì hãy trả lời ta .

ĐÀN ÔNG SINH RA KHÔNG CHẾT VÌ ĐÀN BÀ THÌ CHẾT VÌ CÁI GÌ BÂY GIỜ ?

ĐÀN ÔNG SINH RA KHÔNG CHẾT VÌ ĐÀN BÀ THÌ CHẾT VÌ CÁI GÌ BÂY GIỜ ?
Nói một cách công bằng thì không phải mọi cái chết vì đàn bà đều là không đáng. Ví như vua Chu U vương chết vì Bao Tự, vua Ngô Phù Sai chết vì Tây Thi, đại thần Đổng Trác chết vì Điêu Thuyền , Vua Lý Nhân Tông chết vì Võ Tắc Thiên , v.v… với nhiều người là uổng phí, nhưng với nhiều người khác thì không, bởi những người làm họ chết là những mỹ nhân đúng là làm nghiêng nước nghiêng thành mà trong nhân gian không mấy khi gặp được. Cũng gần giống như thế, có nhiều người khi tìm được những người phụ nữ mà họ cho là xứng đáng, đã sẵn sàng chết cho nửa kia của đời mình và nếu nói họ chết vì gái thì không được thích hợp lắm, dù sự thật lại đúng là như vậy.
Đương nhiên, những cái chết vì đàn bà không bao giờ có thể so sánh được với những cái chết vì lý tưởng, nhất là những lý tưởng cao đẹp. Có con đàn bà nào khả dĩ mang đến được cho ai đó một cái chết có ý nghĩa và vinh quang bằng cái chết của Pa-ven Coóc-sê-ghin? Và dù có nói thế nào đi nữa, hẳn nhiên mọi người (có lẽ, nhưng không phải tất cả) sẽ vẫn còn nhớ mãi tới những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh khi còn rất trẻ, như liệt sĩ Lê Đình Chinh, đã hy sinh ở Lạng sơn hồi tháng 8/1978, hay liệt sĩ Hồng Chiêm hy sinh trên đỉnh Pò Hèn – Quảng ninh tháng 2/1979 để chống lại bọn bành trướng – nhưng nay là bạn 4/16 – từ phương bắc, là hai trong những liệt sĩ ấy.
Tuy nhiên, dù trên thực tế rất ít người chết vì gái thì cái chết này, dẫu sao, vẫn còn có lý hơn nhiều cái chết lãng xẹt khác, như chết ngay vì quẹt diêm xem bình xăng, chết vì tò mò thò đầu vào hàm cá sấu, chết vì ngông nghênh đi bóp dái hổ, chết vì đau tim khi xem ĐTQG đá bóng v.v… hay chết từ từ vì bị cạo lông, lột da, hay bị kiệt sức vì thồ nặng mà lại thiếu ăn khi cố gắng học tập và làm theo đàn cừu hay mấy con lừa v.v…
Nguồn: ăn cắp.

TRUYM KHÔNG BAY ĐƯỢC PÀ CON THÔNG CẢM .(Tô Văn Động )
Vừa tắm vừa nghĩ về trim
Có lẽ không ở đâu mà không gian và thời gian lại đặc biệt như ở phòng tắm onsen. Vào phòng tắm cởi truồng mà như lên chùa cầu kinh, khung cảnh trang nghiêm tĩnh lặng như đang trong cõi niết bàn, thay vì hương khói mờ ảo thì hơi nước bốc lên nghi ngút, thay vì tiếng lầm rầm cầu kinh thì là tiếng nước chảy róc rách âm ỉ từ lòng đất ra, thay vì nhìn các sư cụ trọc đầu thì là những người đi tắm không một chút che đậy.
Mà trước hết phải giải thích cho các con bò biết tắm onsen thế nào tí đã. Nhật Bản là một đất nước của núi lửa, nước từ mạch ngầm trong miệng núi lửi âm ỉ chảy ra có chứa cả lưu huỳnh, đục ngầu, mùi y như diêm sinh. Người dân sử dụng các nguồn nước thiên nhiên đấy để làm dịch vụ tắm công cộng gọi là onsen. Thông thường thì nước chảy ra từ lòng đất đấy có nhiệt độ chưa thích hợp lắm, có chỗ lạnh quá nhưng có chỗ lại nóng quá, người ta cần điều chỉnh nhiệt độ khoảng 40 độ không thì thành heo luộc hết.
Nghe nói tắm onsen có tác dụng chữa bệnh, làm gái Nhật da dẻ mịn màng, đúng hay không thì không biết, nhưng nếu đang mệt mỏi vào ngâm hàng tí thấy sảng khoái mạnh khỏe hẳn ra. 
Các nhà tắm onsen cao cấp thì được xây dựng rất hoành tráng y như là một khu an dưỡng với rất nhiều dịch vụ xung quanh như ăn uống, matxa, đánh bóng bàn... Ở bên trong thì xây nhà tắm toàn bằng gỗ tảng, mái cong như ở chùa, rất cổ kính, kết hợp với vườn Nhật Bản tạo cảm giác hòa mình vào thiên nhiên khiến con người vào đó bỗng dưng trở nên thư thả dễ chịu. Phần tắm táp cũng có nhiều thể loại như tắm hơi, tắm vòi, phun nước matxa, châm điện vào mông, tắm trong nhà, tắm lộ thiên...
Có thể do kiến trúc như cái chùa, lại thường được xây dựng ở những vùng quê gần núi lửa rất thanh bình như vậy nên tất cả mọi người vào đây đều có cảm giác thanh tịnh nhẹ nhàng, ai nấy đều lặng im trầm mình trong dòng nước nóng. Nhiều người còn nhắm mắt lại buông lỏng hoàn toàn như đang ngủ. Như mọi khi em hay chui vào một góc bể vì thích quan sát mọi người. Từ từ nhúng mình vào làn nước nóng bốc hơi nghi ngút, nước dâng dần dần đến cổ, hơi nước đang bám vào mặt, gân cốt giãn ra, làn da cũng trở nên căng cứng lên để chống chọi với nước nóng, đồng thời sự thoải mái và thư giãn cũng dần xâm chiếm tâm hồn.
Ở đây có rất nhiều người, đủ mọi thế hệ già trẻ lớn bé. Có những đứa bé tí xíu da mỏng tang cảm giác nó xuống nước thì nhiệt độ sẽ làm nó chín thịt mất. Có những cụ già lưng đã còng, da nhăn nheo chảy xệ, cơ mông và ngực kéo xuống thành những nếp gấp của thời gian. Nhưng lại có những thanh niên mười tám đôi mươi chăm tập thể thao, nhìn đẹp như pho tượng châu Âu với những cơ bắp săn chắc khỏe mạnh. Có người gầy người béo, có thằng săm mình yakuza thằng có sẹo mổ, thằng bụng phệ thằng sáu múi... cả xã hội như tập trung hết cả vào đây.
Có cả tắm onsen ở ngoài trời, bể tắm làm y như cái bể cá chép Koi, xung quanh là khu vườn Nhật Bản. Ngâm mình vào nước nóng trong khi gió lạnh mơn man trên mặt. Xung quanh là thiên nhiên hữu tình và không có âm thanh nào khác ngoài tiếng nước chảy cùng tiếng gió vi vu, tạo cảm giác hòa mình với trời đất và hoàn toàn tách biệt với cuộc sống bon chen hàng ngày. Thậm chí có đôi lúc còn tưởng tượng được mình thành con khỉ đang tắm trong rừng sâu với chim hót líu lo xung quanh.
Quy định khi tắm ở Onsen là phải trần truồng, chỉ được mang theo cái khăn mặt nhỏ, nhưng không được nhúng khăn xuống nước. Người Nhật cho rằng giao tiếp khi đang ở trần khiến con người trở nên ngang hàng, đồng cảm và thân thiết hơn, phá bỏ mọi rào cản về vị trí, chức tước, nông dân cũng bằng giám đốc, vì ai cũng như lúc mới sinh ra, không có gì trên người.
Vì tất cả đều trần truồng chả có gì che dấu, nên nhìn người nhìn trim có thể đoán biết được khá chính xác người này làm nghành gì, sức khỏe hiện thời tốt không, có phải loại tham ăn tục uống không, có chăm vận động địt bọp không, đã từng va chạm hay bị dao kéo chưa...
Khi trầm ngâm tĩnh lặng để quan sát, ta có thể thấy nhiều điều lắm. Ồ, trên đời hóa ra có rất nhiều loại chim. Có thằng chim to chim bé, chim dài chim ngắn, có thằng người trắng mà chim lại đen, mỗi thằng lại có hướng mọc chim hơi hơi khác nhau, thậm chí có thằng chim lệch trái lệch phải, lông rậm hay lưa thưa, đầu nấm hay đầu thuôn, bìu thõng hay sun, hạt mẩy hay lép, đặc biệt có những thằng có hai hột to đặc biệt nhìn như hột của bò buông thõng xuống... đáng tiếc là khi đi tắm thì chim đều ở trong trạng thái nghỉ không thì còn phân biệt được nhiều điều thú nữa Cũng như VN, dân Nhật hay châu Á đều rất tự hào nếu chim to 
Chỉ cần nhìn các thể loại chim thôi cũng đủ để cảm nhận hết những khoảng khắc đời người.
+ Bọn trẻ con chim như quả ớt tiêu, cong cong vòng vòng, đầu chưa lột, đi bẽn lẽn cạnh bố hay ông nó.Mọi thứ đều mới mẻ tò mò, nhưng chim còn quá bé chưa biết làm gì.
+ Lớn lên chút thì đa số lộn tu, thòi củ ra ngoài, lông lún pha lún phún, bìu sun chắc bám sát vào đít, chim non đang trong giai đoạn tò mò muốn tung cánh "tập bay", muốn biết mình còn có thể làm được trò trống gì ngoài đi đái không?
+ Đến độ tuổi tầm 25 35 có lẽ là giai đoạn đẹp nhất của chim, khi con chim đã trưởng thành đầy đủ của một người đàn ông thực thụ, đã phát triển tối đa về kích cỡ, lúc nào cũng sẵn sàng "hót líu lo", sáng ra chào cờ mạnh khỏe, đêm về lại hùng hục xúc than, chùm lông như đám rong đen nhánh bay phần phật trong dòng nước.
+ Tầm trên đấy tiếp là các chim trung niên, nòng đã chai sạn, vẫn ngỏng nhưng sức mạnh đã giảm, bìu đã hơi xệ, chùm lông thấp thoáng sợi bạc, đã quá khôn ngoan để biết khi nào chim nên hót hay thôi, tầm này có khi chim thích ăn sâu non nhất.
+ Cuối cùng thì chim trở nên già nua, nhìn như một ống nước bị oxy hóa cũ gỉn, lòng thà lòng thòng theo từng bước chân, hai hột kéo cái da bìu dài xa tít, lông lá lưa thưa vì rụng vì bạc, khi ngồi xuống có cần chỉnh cẩn thận không ngồi mẹ lên hột, mỗi lần đi đái cần chỉnh hướng cẩn thận không ướt giày. Có cụ già nằm nghiêng thư giãn, mà 2 hột sau đít nó chảy xệ xuống chạm cả xuống sàn. Chim không còn hót được nữa rồi, cay đắng lắm nếu không chấp nhận, tốt nhất chim nên im lặng để còn giữ được sự tôn trọng. 
--- 
Đời người như một thước phim quay chậm về cái chim, lướt đi theo thời gian từ lúc ra ràng đến lúc cũ kỹ. Phải cố mà tận hưởng từng khoảng khắc một vì phim trôi qua dồi không thể quay trở lại.
Nguồn: https://www.facebook.com/notes/turi-guiliano/v%E1%BB%ABa-t%E1%BA%AFm-v%E1%BB%ABa-ngh%C4%A9-v%E1%BB%81-trim/10152553531728232

Chiều nay nghe tin anh LƯƠNG về… lòng bỗng thấy vui lạ. Anh LƯƠNG là con của bác VÍ – anh đi làm xa nhà 1 tháng anh mới về thăm 1 lần. Lần nào gặp anh tôi cũng thấy vui – vì anh và tôi khá là hợp nhau.
Ngày anh về tôi vui lắm, nói cười tít mắt. Nhớ tháng trước anh đi, có dặn là tháng này anh đi hơi lâu. Mà đúng là lâu thật, tôi mong anh về như trời hạn mong mưa.
Tôi nhìn anh LƯƠNG về lần này có vẻ gầy đi nhiều. Nhìn anh tôi thật xót xa.
Tối 2 anh em ngồi trước hiên nhà -anh nằm võng hút thuốc … ánh mắt nhìn xa xăm.
- Thế anh THƯỞNG không về chung với anh sao? – Tôi hỏi.
Anh nhìn tôi thở dài và im lặng. Chú biết rồi còn phải hỏi. Anh THƯỞNG ít về thăm nhà lắm, có khi cả năm anh mới về 1 lần, có khi anh không về.
Anh Thưởng là anh em cùng mẹ khác cha với anh Lương mà anh có vẻ chảnh lắm,không hòa đồng với anh em lắm.
- Dạo này bác NỢ hay nhắc anh lắm, bác ấy trông anh suốt. Tôi nói
- Uh, anh biết rồi anh sẽ ghé thăm bác ấy. Anh vừa phả khói thuốc vừa trả lời.
Có đôi lần anh LƯƠNG đi lâu quá,sợ nhà mong nên nhờ anh bạn tên ỨNG về báo tin,mà thường thì chỉ khi ốm quá anh LƯƠNG mới nhờ anh ỨNG báo tin về.
Tôi thắc mắc thì anh LƯƠNG nói 2 người làm chung chỗ, lại chung vị trí nên đổi nhau, mỗi lần anh ỨNG về thì anh LƯƠNG dù ốm cũng phải cố làm thay. Thế nên tháng nào anh ỨNG về qua nhà báo tin là tháng đó anh LƯƠNG nom tiều tụy hơn hẳn, tôi lại thương anh thắt ruột
- Anh về nhà mấy hôm rồi anh lại đi – kỳ này anh không ở lâu được. Anh nói
Tôi không trả lời … ánh mắt nhìn xa xăm … ngoài kia trời vẫn tối đen như mực …

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

KỶ LUẬT VÀ TỰ DO

KỶ LUẬT VÀ TỰ DO Hôm qua nói chuyện với sinh viên BK. Hỏi: Học để làm gì? Trả lời: Học để trở thành người tự do!
Có thể thấy rất rõ, nếu chỉ biết tiếng Việt, ta chỉ có 1 lựa chọn là nói chuyện với 90 triệu người Việt Nam, nhưng nếu biết tiếng Anh ta có thể tự do nói chuyện, chia sẻ với vài tỷ người trên thế giới, đọc được nhiều sách hơn, cảm nhận được thế giới rộng rãi hơn. Chuyện sau khi học tiếng Anh mà ta vẫn chỉ thích nói tiếng Việt thì cũng không sao, đó là lựa chọn của ta, nhưng ít nhất ta đã tự do lựa chọn. Thế nên học là để trở thành người tự do, tự do trong các lựa chọn và trong các quyết định sống của mình. Người trí thức trong nghĩa này chính là những người đi tìm tự do, tự do tư tưởng, tự do sống.
Thế nhưng tự do có vấn đề gì không? Tại sao một số thì ủng hộ tự do, một số thì e dè với tự do? Có lẽ là do mối liên hệ giữa tự do và kỷ luật. Tự do thì không kỷ luật? và ngược lại kỷ luật thì mất tự do?
Tạm chưa trả lời hai câu hỏi này, hãy nhìn vào 1 ví dụ điển hình. Ta học piano để muốn được tự do chơi những bản nhạc mà mình yêu thích và đắm mình trong không gian âm nhạc. Để có được thành quả là cái tự do chơi nhạc, thì ta phải trải qua một quá trình học tập kỷ luật. Càng rèn luyện chăm chỉ, kỷ luật thì càng tự do. Những bước chân đầu tiên có vẻ như phần kỷ luật nhiều hơn, nhưng càng bước, càng trở thành thói quen thì kỷ luật trở thành niềm vui, trở thành tự do. Thế nên tự do và kỷ luật không hai, cũng chẳng một, ta không thể thích cái này mà ghét cái kia, ta hạnh phúc với cả hai.
Cũng như vậy, tập thể dục, sống lành mạnh, học chăm chỉ, yêu hớn hở, làm việc tích cực, luôn là sự song hành của tự do và kỷ luật. Thiếu vắng tự giác và nhận thức, kỷ luật là ghánh nặng, có được động lực đúng kỷ luật thăng hoa thành thành quả, thành tự do. Vậy hãy học, sống, yêu trong tự do một cách kỷ luật và kỷ luật một cách tự do. Người tự do!
---------------------------
Ngay từ bé chúng ta đã được dạy dỗ rằng:'' đừng tin người lạ '' nhưng còn việc đừng tin ngay cả người quen thì... mãi sau này lớn lên chúng ta mới tự học được.


"Lý tưởng là suối nguồn của lịch sử, cái nôi của trí tuệ, cờ chiến của xung phong, kiếm sắc để chặt gai."

__ M. Gorki


"Không gì cần phải duy trì một cách chuyên chú hơn là tinh thần tuân phục pháp luật."

__ Aristotle - Với Aristotle, chế độ công hữu sẽ giết chết một số thú vui của con người cũng như sẽ sinh ra sự kém hiệu quả và những cuộc tranh chấp vô tận.
(St)
Thế giới này muôn màu muôn vẻ, nên sẽ không cần thiết và cũng không nên đòi phân biệt rành rọt hai màu trắng đen.

- Dennis R. Little -
“Xã hội đầy dẫy những điều bí ẩn có vẻ khó mà giải quyết được. Nó là mê cung hoàn hảo của những mưu đồ.”
“Đằng sau mọi cơ đồ lớn ẩn chứa tội ác lớn.”
__ Honoré De Balzac
"Anh muốn dành hết phần còn lại của đời mình để đi bán nước có đường, hay muốn có cơ hội thay đổi thế giới?" - Steve Jobs ( Câu nói của Steve dùng để thuyết phục John Sculley rời Pepsi về làm CEO Apple )

Cách tốt nhất để trở nên có uy tín với mọi người là trở nên có ích cho họ.
- ST -
Hãy suy nghĩ tất cả những điều bạn nói. Nhưng đừng nói tất cả những điều bạn nghĩ!
- ST -


"Chấp nhận ơn huệ là rao bán tự do."


__ Publilius Syrus

CHUYỆN THỪA THIẾU

Người ta vẫn nói: nhân dân nào thì chính quyền như thế.

Xã hội Việt Nam có bao nhiêu cái xấu thì ở chính quyền có bấy nhiêu cái xấu. Chỉ khác ở chỗ ở trong chính quyền thì cái xấu ấy có điều kiện để phóng đại lên ngàn lần. Xã hội Việt Nam khiếm khuyết bao nhiêu cái tốt, thì chính quyền cũng khiếm khuyết ngần ấy cái tốt, mà còn thiếu hơn ngàn lần.

Xã hội này thừa: tăm tối, tham lam, bạo lực.

Xã hội này thiếu: khoan dung, điềm tĩnh, can đảm.

Những gì tệ nhất của đất nước này đều có thể dùng những cái thừa cái thiếu trên đây để giải thích.

Tâm tư của ông tá mong có hàm tướng là biểu hiện lòng tham của người dân quen thói nóng vội, đặt vào môi trường nhà nước bị phóng đại lên nhiều lần. Cũng thế nhưng thêm chất bạo tàn coi khinh thiên hạ, ông quan đầu tỉnh vội vàng bổ nhiệm con mình vào chức vụ ngon ăn. Đến cái trường đại học nhà nước bé tí ti cũng thiếu điềm tĩnh, thừa háo danh, toan tính gắn huy chương tứ tung trong nội bộ cốt để phong thần lẫn nhau mà lòe thiên hạ.

Thời chiến tranh đã đành, đến thời hòa bình lãnh đạo cũng vẫn thừa tối tăm và thiếu điềm tĩnh. Tầm nhìn cứ tưởng xa hóa ra ngắn tũn. Vội vội vàng vàng đâm quàng bụi rậm. Doanh nhân, trí giả cũng chẳng hơn gì. Tất cả đồng lòng với nhau mà đánh quả. Quốc gia, tổ quốc chẳng qua là đất và nước. Bán hết mặt đất vàng nhanh tay đút túi, rồi sẽ có ngày rao bán mặt nước vàng .

Chủ nghĩa tư bản man rợ đã đến nước Việt ngay sau những năm đổi mới. Rồi sau 30 năm mặc sức vùng vẫy đớp hít no no say, nay nó đã chính thức lột vỏ để trở về đúng bản chất: chủ nghĩa cộng sản vơ vét.

Đúng lúc ấy giàn khoan và đường băng ở Biển Đông đâm thẳng vào mặt.

**

Sớm hay muộn nước Việt cũng phải chọn con đường để trở thành “phú quốc cường binh”. Mọi lựa chọn khác đều có nguy cơ rơi vào nô dịch.

Nhưng trước đó xã hội phải chấp nhận để chính quyền “qua đò” thêm một lần nữa: quay trở lại với chủ nghĩa cộng sản liêm chính, thanh lọc từ chính quyền đến người dân, trước khi qua bờ bên kia để lột xác trở thành một nền cộng hòa dân quốc. Việc thanh tẩy thể xác và tinh thần, phải chính tay mình làm, người bên ngoài không bao giờ làm nổi.

**

Năm 1967 đại sứ Mỹ ở Sài Gòn gọi đám sĩ quan trẻ tuổi Nguyễn Khánh, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu đang khuấy đảo nền chính trị Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ là “Young Turks”. Tiếng Việt nôm na là: “Đám đại tá trẻ”.

Những sĩ quan trẻ của quân đội Việt Nam Cộng Hòa đấy đã xóa bỏ đệ nhất cộng hòa của Việt Nam mà dựng nên đệ nhị cộng hòa.

**

Tổ chức Những Người Trẻ Ottoman (tiếng Thổ: Yeni Osmanlılar) là một tổ chức do các trí thức Thổ thành lập, lúc đầu hoạt động bí mật. Đây là nhóm trí thức bất mãn với kết quả cải cách (tanzimat) của chính quyền lãnh đạo đế quốc Ottoman vốn kéo dài 30 năm mà vẫn không đưa đất nước thoát khỏi lạc hậu, nợ nước ngoài chồng chất và bị ngoại bang đe dọa. Mục tiêu của nhóm Young Ottoman là hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là cải cách chính quyền theo hướng lập hiến để thoát khỏi chế độ tăng lữ (sultanate). Năm 1867, một hoàng tử Thổ tên là Mustafa Fazil Pasha chạy qua Pháp và bảo trợ cho tổ chức này. Từ đó nhóm có tên bằng tiếng Pháp.

Ba thập kỷ sau, những thành viên trẻ hơn trong nhóm, có đầu óc cải cách mạnh mẽ hơn nữa, được biết đến với tên tiếng Pháp là Les Jeunes Turcs (tiếng Thổ: Jön Türkler) đã tiến hành một cuộc cải cách thể chế mạnh mẽ hơn nữa (Young Turk Revolution năm 1908) nỗ lực xóa bỏ hoàn toàn thể chế tăng lữ để đưa đế chế Ottoman trở thành nhà nước cộng hòa.

Những người Thổ trẻ tuổi ấy đã dựng nên nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại từ đống đổ nát tối tăm của đế quốc Ottoman đang bị phương tây xâu xé.

Nổi lên từ cuộc cách mạng Young Turck Revolution và cuộc chiến tranh vệ quốc chống lại liên quân Châu Âu, sĩ quan Mustafa Kemal dần dần trở thành người lãnh đạo tối cao và là người sáng lập nhà nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, trở thành tổng thống đầu tiên của nền cộng hòa và được quốc hội Thổ chính thức “phong danh hiệu” cha già dân tộc (Atatürk).

**

Cuối thế kỷ 18, các đế quốc phương đông như Ottoman, Nhật Bản, và cả đế quốc con con ở giữa Ấn Độ và Trung Hoa, tức xứ Cochinchina (Indochina) tức Việt Nam ngày nay, đều bị các cường quốc phương tây gây sức ép.

Cả ba nước đều có những cải cách mạnh mẽ từ trong nội tại. Với Thổ là phong trào Young Ottoman, ra công khai từ năm 1867. Ở Nhật là cách mạng công nghiệp, chính thức hóa sau khi Nhật Hoàng Minh Trị lên ngôi năm 1868. Còn ở Việt Nam chỉ lóe lên một chút khi Minh Mạng cử trí thức qua Châu Âu học hỏi từ năm 1839 nhưng kết quả không được thu nhận do Minh Mạng qua đời 2 năm sau đó (1841).

Nhưng tới đầu thế kỷ 20 chuyển biến chính trị xã hội ở ba nước này rất khác nhau. Đến năm 1905 Nhật đã thành cường quốc sau chiến thắng hải quân Nga Hoàng. Năm 1908 cuộc cách mạng thay đổi thể chế của Young Turks thành công. Cũng lúc đó, Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu mới loay hoay bắt đầu công cuộc cách mạng cứu nước của mình (1906-1908). Phần lớn tài sản của Đông Du học tập Nhật Bản tạo ra, từ Nguyễn Háo Vĩnh đến Tâm Tâm Xã đều có tác động lâu dài đến lịch sử Việt Nam hiện đại. Nhưng nói chung, mặc dù cực kỳ xuất sắc, cả hai đại cao thủ Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu đều không có thành tựu cuối cùng.

**

Ở đế chế Ottoman, nền chính trị sultanate (tăng lữ) dù đã nỗ lực cải cách tới 30 năm (giống đổi mới 30 năm ở ta hiện nay) nhưng (cũng giống ta) không thoát khỏi lạc hậu, tối tăm và bất công xã hội. Nhà nước yếu đuối cả về tài chính lẫn quân sự. Bị cường quốc bên ngoài (từ Habsburg của Áo đến Catherine của Nga) chèn ép đe dọa. Thế nước xuống đáy, cách mạng nổ ra.

Sau Thế chiến thứ nhất, các đại tá trẻ người Thổ dẫn dắt nhân dân tiến hành cuộc chiến giành độc lập, chiến thắng liên quân của các cường quốc Châu Âu, đã tự mình nắm lấy chính quyền rồi bắt đầu một công cuộc cải cách triệt để.

Họ viết một hiến pháp hoàn toàn mới, họ tách giáo quyền khỏi chính quyền (tương tự đưa Đảng ra khỏi nhà nước).

Họ thế tục hóa quốc gia bằng cách đóng cửa các trường Hồi giáo (giống đóng cửa trường đảng), họ bỏ tất cả các biểu tượng Hồi giáo khỏi nơi công cộng (giống bỏ việc treo cờ búa liềm ở nơi công cộng).

Họ bổ nhiệm người không phải giới tăng lữ vào bộ máy chính quyền (giống bổ nhiệm người ngoài đảng vào bộ máy nhà nước).

Họ chuyển thủ đô từ Istanbul tới Ankara, cải cách lịch bằng cách bỏ lịch “âm” của người Thổ và sử dụng lịch phương tây. Họ cải cách chữ “quốc ngữ” để chuyển qua dùng ký tự latin để dễ dàng xóa mù chữ và nâng cao dân trí.

Chủ nghĩa thế tục (secularism) pha trộn với các chủ nghĩa cộng hòa, dân túy, quốc gia …đã hình thành hệ tư tưởng của sĩ quan Mustafa Kemal (Atatürk) và dần dần trở thành nền tảng giá trị của thể chế nhà nướcThổ Nhĩ Kỳ hiện đại.

**

Nếu có một thế lực siêu nhiên nào đó muốn cải tổ đất nước Việt Nam cho tốt lên, liệu họ sẽ khai minh cái xã hội này trước hay cải tổ chế độ trước. Có lẽ họ sẽ chọn cách thứ hai cho đỡ vất vả. Dạy dỗ một dúm đầu sỏ có tư chất có lẽ nhanh và hiệu quả hơn 90 triệu dân đen vốn lười lao động, sợ học hành và có thú vui rất mọi rợ là ngáng chân và tụt quần nhau.

Cách đây một thế kỷ, có một bọn gọi là Thực Dân Pháp đã ảo tưởng mình là một thế lực siêu nhiên nên đã cố gắng làm việc ấy. Và tất nhiên những gì chúng nhận được chỉ là một Điện Biên Phủ.

Chúng cải cách bộ máy hành chính cai trị. Kế thừa mô hình quản lý nhà nước của triều đình Huế, bọn Pháp dần dần đưa lối cai trị dân sự quan liêu vào để xây dựng chính quyền thuộc địa ở xứ Annam. Đến giờ nhìn lại có thể nói thể chế ấy, đặc biệt ở Nam Kì thuộc Pháp, khá tiên tiến và hiệu quả trong cả cai trị lẫn bóc lột.

Bọn Pháp cũng không chỉ cải cách bộ máy cai trị và tạo ra hàng loạt ngôi sao chính trị rất đắc lực và hiệu quả trong cai trị, chúng còn góp phần cải tạo xã hội Việt Nam cực kỳ trì trệ, tối tăm và bảo thủ bằng các chính sách văn hóa giáo dục thời Albert Sarraut. Việc cải cách xã hội này, mà bọn Pháp gọi rất đúng từ là “khai hóa”, đã tạo ra hàng loạt ngôi sao có tư tưởng cách mạng.

Nguyễn Gia Kiểng tóm tắt việc này trong mấy câu: “thực dân Pháp còng tay người Việt và dẫn vào thế giới tiến bộ”.

Thế có nghĩa là thất bại.

Nếu anh bắt một thằng mọi vốn chỉ biết cởi truồng rằng đẹp và lịch sự thì phải mặc quần tây, kết quả là thằng mọi sẽ đánh cho anh vỡ mặt rồi mặc quần đùi rách rồi cứ tưởng thế là văn minh nhất quả đất.

Đấy là lý do ngày hôm nay chúng ta phải sống với một thứ giáo quyền có tên gọi “chủ nghĩa cộng sản vơ vét”.

**

Khác với triều đình Huế với các ông vua tự thân yếu kém lại nồng nhiệt nắm quyền trực tiếp điều hành đất nước, khi các tàu chiến phương tây kéo đến yêu cầu nước Nhật phải mở cửa, thì triều đình của Nhật Hoàng chỉ là bù nhìn. Quyền lực thực sự nằm trong tay các tướng quân Shōgun.

Các Shōgun cũng không tập quyền mà quyền lực phân tán vào các lãnh chúa địa phương Daimyō (đại danh). Vì quyền lực phân tán, chế độ shogunate vừa yếu về kinh tế, vừa kém về quân sự đã không dám chống cự với phương tây, ngày càng bảo thủ, suy đồi.

Một số Daimyō nổi dậy dẹp bỏ hệ thống quyền lực của các Shōgun và dồn quyền lực vào Nhật Hoàng vốn đang chỉ là bù nhìn.

Các nhà lãnh đạo trẻ nổi lên qua đảo chính quân sự, chính là các “Young Turcks” của Nhật Bản, đã quy tụ lại sau lưng Nhật Hoàng. Trước tiên họ “chế tạo” ra một ông vua mới mẻ và cực kỳ hiện đại. Họ cải hóa ông vua Mutsuhito trẻ tuổi, thiếu cá tính bên trong và nhợt nhạt hình ảnh bên ngoài trở thành một đấng trượng phu ngạo nghễ, minh triết, phong cách rất phương tây và có tầm nhìn xa vượt thế kỷ.

Khi ông hoàng trẻ ấy lên ngôi , chính là Nhật Hoàng Minh Trị (Meiji).

Minh Trị, nghĩa là cai trị một cách sáng suốt, bọn tây dịch ra là “enlightened rule”.

Sự nghiệp cai trị sáng suốt ấy về thực chất nằm trong tay những nhà cai trị (ruler) mới toe đứng sau Nhật Hoàng. Họ có tài năng xuất chúng và có tầm nhìn xa hàng thế kỷ. Họ được gọi bằng tên “nhóm đầu sỏ Minh Trị” (Meiji Orligarchs, Phiên Phiệt).

Nhóm đầu sỏ này dốc hết tâm trí để cải cách cả thể chế lẫn xã hội Nhật Bản.

Dưới khẩu hiệu Phú Quốc Cường Binh (fukoku kyōhei), Nhật Hoàng quyết tâm đưa nước Nhật đến với văn minh phương tây, bởi vậy nước Nhật tự thân hăm hở lao vào văn minh khai hóa (bunmei kaika).

Khác với Tổng thống Mustafa Atarktuk phải đọc một bài diễn văn dài 36 tiếng trước quốc hội để diễn giải và thuyết phục đất nước đi theo con đường hội nhập với các giá trị văn minh bền vững của nhân loại, vì Nhật Hoàng là Thiên tử (giống Tổng Bí Thư nói với đảng viên của mình) nên chỉ cần vắn tắt có năm ý (ngũ cá điều) trong lời tuyên thệ nhậm chức của mình. Trong đó có “truy tầm kiến thức khắp thế giới để củng cố quốc gia vững mạnh”.

Những việc mà Nhật Hoàng và nhóm Minh Trị Đầu Sỏ chủ động thực hiện với xã hội Nhật hồi đó, thì ở Annam bọn Pháp cũng cưỡng bức thực hiện: dùng quốc ngữ, tăng tỷ lệ biết đọc biết viết, mở ngân hàng, xây đường sắt, xây hải cảng, thiết lập các hệ thống thông tin liên lạc.

Vậy nên khác với người Nhật biết tự may âu phục cho mình và tôn trọng bộ âu phục ấy. Người Việt ta bỏ khố chuyển sang quần đùi rồi vẫn khinh miệt quần tây. Thế nên Phan Chu Trinh có gào khản cả cổ mà khai minh vẫn chỉ đến minh khai là chấm hết. Cải cách xã hội ở Nhật vì thế mà thành công sâu rộng, còn cải cách xã hội ở Việt Nam chỉ thành công ở nhóm nhỏ thượng lưu, và tiếc thay phần lớn nhóm này sau đều bị coi là phản động (xem Trong Vỏ Hạt Dẻ phần 1).

Nhưng có những thứ nhóm đầu sỏ Minh Trị làm với thể chế Nhật mà bọn Pháp cũng làm với xứ Annam nhưng chưa hiệu quả. Đó là Nhật Hoàng cử những cá nhân xuất sắc của Nhật qua Châu Âu tìm hiểu các mô hình nhà nước có thể phù hợp tốt nhất với nước Nhật. Những trí thức ấy đã chọn mô hình của tể tướng Bismarck. Họ copy cả hiến pháp của nước Phổ và mô hình đế chế Phổ do Otto Von Bismarck dựng nên. Một trong những lý do mà nhà nước Nhật có ảnh hưởng đến Châu Á, là do mô hình của Bismarck xây dựng một nước Phổ có ảnh hưởng đến Châu Âu. (Nhật can thiệp vào Đông Dương rất nhiều, xem Vỏ hạt dẻ phần 2).

Câu chuyện ở xứ Annam ta giống mà cũng khác. Mô hình cai trị do Pháp bản địa hóa từ hệ thống chính trị mẫu quốc và áp vào nền chính trị bảo hộ. Cũng tốt, nhưng chưa phải là phù hợp nhất.

Cải cách thể chế ở Annam thất bại là vì bị ép buộc, còn ở Nhật thành công vì tự nguyện, tự nguyện cải cách từ phía Nhật Hoàng và nhóm lãnh đạo đầu sỏ, và cả tự nguyện lắng nghe công luận.

Điều đầu tiên trong trong năm lời tuyên thệ lên ngôi, Nhật Hoàng hứa với dân của mình (như tân TBT hứa với đảng viên): “Mở ra hội nghị rộng rãi, trăm công ngàn việc đều lấy theo công luận mà quyết định”.

**

“Phú quốc cường binh” là câu chuyện của nước Nhật ngày xưa, nhưng cũng là câu chuyện của nước Việt ngày nay.

Tách giáo quyền khỏi chính quyền là câu chuyện mà đế chế thần quyền Ottoman lạc hậu phải triệt để cải cách trước khi trở thành thể chế cộng hòa cũng là câu chuyện mà Việt Nam bên lề đế quốc Trung Hoa phải suy nghĩ nếu muốn mình cũng văn minh ít ra bằng nước Thổ nghèo nàn bên lề các cường quốc Âu Châu.

Cải cách xã hội là câu chuyện của Nhật Hoàng ngày xưa, của Phan Chu Trinh ngày trước và vẫn tiếp tục là của Việt Nam ngày nay. Cải cách thể chế cũng vậy, nhưng không phải là một cuộc cách mạng tất tật chính quyền về tay mình, mà phải là một sự tiến hóa mà bước đầu tiên phải làm là đưa chính quyền trở lại với giá trị vĩnh cửu: sự liêm chính.

TRẬN THỦY CHIẾN ĐẠI VIỆT - HÀ LAN NĂM 1643

TRẬN THỦY CHIẾN ĐẠI VIỆT - HÀ LAN NĂM 1643

Kể từ sau chuyến đi của Marco Polo sang Trung Hoa vào thế kỷ 13, vùng đất Á Đông xa lạ trở thành mục tiêu chú ý của hai hạng người: giáo sĩ Thiên Chúa giáo và thương nhân. Với sự ủng hộ của những phe phái nhiều tham vọng ở chính quốc, họ chiếm cứ dần những địa bàn then chốt. Người Bồ Đào Nha xâm nhập Macao (Trung Hoa) năm 1563; người Tây Ban Nha chiếm lĩnh Philippines năm 1568; người Hà Lan chiếm Java năm 1596… Từ những địa bàn này, họ tiếp tục bung ra và đặt chân đến đất nước ta vào đầu thế kỷ 17. Người Bồ Đào Nha đến trước tiên. Năm 1614, một người Bồ tên Jean de la Croix giúp chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên lập một lò đúc súng ở Thuận Hóa. Người Hà Lan cũng không muốn chậm chân. Năm 1637, họ được chúa Nguyễn ở Đàng Trong cho mở hiệu buôn ở Faifo (Hội An). Tại Đàng Ngoài, người Hà Lan cũng được chúa Trịnh cho mở hiệu buôn ở Phố Hiến (Hưng Yên). Năm 1672, người Anh mở thương điếm tại Đàng Ngoài, nhưng đến năm 1697 thì giải thể và rút về nước.
Người dân thời kỳ này truyền tụng câu “thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” cho thấy tính chất quan trọng của hai địa phương tại Đàng Ngoài thời Trịnh-Nguyễn phân tranh. Còn về Hội An tại Đàng Trong, nhà sư Thích Đại Sán của Trung Quốc sang thăm Đại Việt vào cuối thế kỷ 17, đã mô tả như sau:”Hội An là một mã đầu lớn, nơi tập họp của khách hàng các nước; thẳng bờ sông, một con đường dài ba bốn dặm gọi là Đại Đường Cái, hai bên đường, hàng phố mọc liền nhau…” (Hải ngoại kỷ sự - Viện Đại học Huế - 1963). Tập quán cạnh tranh trên thương trường khiến các thương nhân Bồ Đào Nha và Hà Lan tìm mọi cách triệt hạ nhau. Cả hai nhóm đều muốn mượn bàn tay chính quyền bản địa để thực hiện mưu đồ của mình. Người Bồ đến Đàng Trong trước và đông hơn nên tìm cách gây ảnh hưởng với các chúa Nguyễn, thậm chí còn nhờ đại diện chính quyền Bồ Đào Nha tại Macao cử phái bộ đến yết kiến chúa, đưa ra những đề nghị bất lợi cho thương nhân Hà Lan. Còn thương nhân Hà Lan thì ra sức mở mang việc buôn bán tại Đàng Ngoài, hứa hẹn giúp đỡ các chúa Trịnh tàu bè và quân khí. Về sức mạnh quân sự của Đàng Trong và Đàng Ngoài, một số giáo sĩ phương Tây đưa ra nhận định là không có một quốc gia nào ở Viễn Đông, kể cả Trung Quốc, có lực lượng quân sự trên bộ và trên biển có thể so sánh với quân đội Đại Việt. Nhận định trên xem ra có phần quá đáng, nhất là khi so sánh với Trung Quốc, song điều này giải thích vì sao quân đội Đàng Trong có thể một mặt đối phó với hai thế lực đối nghịch ở phía Nam là người Chiêm Thành và người Chân Lạp, mặt khác có thể chống lại đội quân hùng mạnh của Đàng Ngoài.
Nửa đầu thế kỷ 17, hai họ Trịnh-Nguyễn đua nhau tăng cường lực lượng thủy quân, lợi dụng địa thế các bờ biển chạy dài từ Bắc vào Nam. Tại cửa sông Cả, họ Trịnh bố trí thường trực 68 chiến thuyền, còn chúa Nguyễn thì cắt đặt mấy trăm tàu chiến có mặt ở cửa sông Nhật Lệ, sẵn sàng nghênh địch. Cả hai chúa Trịnh -Nguyễn, sau những lần đụng độ tốn nhiều công sức, cũng muốn nhờ sự hỗ trợ của người Hà Lan và người Bồ Đào Nha để tăng thu thuế và mua thêm nhiều vũ khí, quân dụng. Có lần trong một cuộc chạm trán giữa hai bên, quân Nguyễn cho một số binh lính giả làm người Bồ Đào Nha thấp thoáng trong hàng quân, quân Trịnh tưởng đối phương được người phương Tây hỗ trợ nên vội vã rút lui. Còn chúa Trịnh thì tin tưởng vào những hứa hẹn suông của người Hà Lan, có lần gửi cả quốc thư cho Toàn quyền Hà Lan tại Nam Dương (thuộc địa của Hà Lan), đề nghị giúp sức đánh chúa Nguyễn.
Vào thập niên 1630-1640, những thông tin mà chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan nhận được về mối quan hệ khăng khít giữa thương nhân Hà Lan với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài được thương nhân Bồ Đào Nha tô đậm thêm.Và điều này đã mang lại kết quả họ mong muốn. Năm 1641, chúa Nguyễn Phúc Lan hạ lệnh bắt giam tất cả thủy thủ trên hai chiếc tàu buôn Hà Lan bị nạn ngoài khơi Đại Việt. Cũng trong năm này, một biến động khác xảy ra tại Hội An: bọn chủ cửa hiệu ở đây bị lấy cắp hàng hóa đã tra tấn đến chết một người làm công bản xứ. Tin tức loan ra, công chúng vô cùng phẫn nộ. Họ cùng binh lính của quan trấn thủ Quảng Nam bao vây cửa hiệu, bắt giữ những người Hà Lan đang có mặt tại đây và đốt cháy mọi thứ trong cửa hiệu. Sau khi báo cáo về phủ chúa và nhận được sự chấp thuận của chúa Thượng, trấn thủ Quảng Nam cho chém đầu 7 trong số những người Hà Lan bị bắt. Tình hình căng thẳng không có chiều hướng suy giảm khi Thanh Đô vương Trịnh Tráng hay biết việc này. Phủ chúa Trịnh cố khích động người Hà Lan tại Phố Hiến để họ quyết tâm hơn nữa trong việc giúp đánh chúa Nguyễn. Năm 1642, Trịnh Tráng cử một phái bộ đi theo một thuyền Hà Lan sang Nam Dương để cầu viện. Trên đường đi, viên thuyền trưởng Hà Lan ghé lại Hội An để thăm dò tình hình và xin trả tự do cho các thủy thủ Hà Lan còn bị giam giữ. Có lẽ do được mật báo có sự hiện diện của phái bộ của chúa Trịnh trên chiếc thuyền Hà Lan, chúa Nguyễn Phúc Lan cương quyết không thỏa mãn yêu cầu của phía Hà Lan. Viên thuyền trưởng thấy ở lâu không có lợi nên nhổ neo trở về Nam Dương.
Cuối năm 1642, giới thương mại Hà Lan thấy cần phải phô trương thanh thế của một cường quốc hàng hải trên thế giới. Họ cho 5 chiếc tàu chở hơn 200 thủy thủ từ Batavia thẳng tiến sang Đại Việt. Một trong những thủ lĩnh của số người này là Van Liesvelt cho tàu cập bờ biển Quảng Nam và tấn công quân đồn trú của người Việt tại đó. Quân Việt phản công một cách kiên cường, sát hại được cả Liesvelt và nhiều thuộc hạ. Sau trận đánh này, lực lượng Hà Lan không dám vào sâu trong đất liền và áp dụng một hạ sách là bắt giữ và sát hại nhiều ngư dân Việt sống dọc theo bờ biển, sau đó chở ra Đàng Ngoài hơn 100 người dân khác. Chúa Trịnh Tráng hay tin này, định mượn tàu Hà Lan tăng cường cho chuyến vào Nam tấn công quân chúa Nguyễn lần thứ ba (1643), nhưng sau những tổn thất vừa qua, phía Hà Lan lờ đi trước yêu cầu khẩn thiết của nhà chúa.
Tin tức bất lợi bay về Batavia, chính quyền Hà Lan tại đây rất tức tối. Họ cử tướng Pieter Baeck chỉ huy 3 tàu chiến lớn trang bị đầy đủ vũ khí và lương thực, nhắm hướng Đại Việt thẳng tiến. Khi tàu Hà Lan vừa vào đến cửa bể, đã đối đầu với hơn 60 thuyền chiến Việt do trấn thủ Quảng Nam là thế tử Nguyễn Phúc Tần (sau là chúa Hiền vương ) chỉ huy. Mở đầu trận đánh, ba tàu chiến Hà Lan khai hỏa tối đa hòng đè bẹp lực lượng thủy quân Việt. Thủy quân ta chấp nhận tổn thất, dũng mãnh tràn tới, áp sát tàu địch, phóng hỏa, đục tàu, chặt bánh lái và dùng đao kiếm tấn công, làm cho phía Hà Lan rối loạn hàng ngũ, thây người nằm chật cả sàn tàu. Chiếc tàu chiến trên có tướng Baeck bị gãy bánh lái, cột buồm, bị quân Việt truy đuổi ráo riết. Thế cùng lực tận, tướng Baeck chọn cách châm lửa vào thuốc súng, tự đánh đắm tàu. Hai chiếc tàu còn lại thấy thế bỏ chạy, một chiếc va vào đá ngầm, chìm nghỉm, thủy thủ trên tàu đều bị quân Việt bắt sống. Mặc dù đã chiến đấu dũng mãnh, thắng trận vẻ vang, song tổn thất của thủy quân Việt không phải là nhỏ. Chúa Nguyễn Phúc Lan giận dữ, định cho đưa các thương nhân Hà Lan đang bị giam giữ ở Quảng Nam ra Huế để chém đầu nhưng quần thần ra sức can ngăn. Cuối cùng, chúa cho cắt đầu, xẻo mũi những lính Hà Lan đã tử trận, kèm theo một bức thư, gửi ra Đàng Ngoài cho chúa Trịnh.
Trận đại thắng của thủy quân Việt, với thuyền chiến và vũ khí thô sơ hơn so với thủy quân Hà Lan, đã làm cho các thương nhân và giáo sĩ phương Tây tại Đại Việt vô cùng ngạc nhiên và khâm phục. Lúc xảy ra trận chiến, giáo sĩ Alexandre de Rhodes đang có mặt ở Đàng Trong, về sau, ông đã nhắc đến sự kiện này với lòng khâm phục về sự dũng cảm, kiên cường của cha ông ta vào giữa thế kỷ 17.

***
Chiến thắng vang dội trong trận thủy chiến Đại Việt - Hà Lan năm 1643 luôn gợi lên trong lòng mỗi chúng ta niềm tự hào về tinh thần bất khuất của cha ông mình. Nó cũng là lời cảnh tỉnh không bao giờ muộn cho những ai vì quyền lợi của bản thân, gia đình và phe nhóm, cam tâm cúi đầu trước các thế lực ngoại bang, hi sinh những lợi ích thiêng liêng của dân tộc, phản bội lại mồ hôi, xương máu mà cha ông chúng ta đã đổ ra để cho hôm nay chúng ta được sống trên mảnh đất tươi đẹp này.

Lê Nguyễn