Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Vua Gia Long

Gia Long (chữ Hán: 嘉隆; 8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820) Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎 hoặc 阮福映; thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.
Về khí chất ,Là cháu của vị chúa Nguyễn cuối cùng ở Đàng Trong, sau khi gần như toàn bộ gia tộc bị quân Tây Sơn bắt giết năm 1777, 17 tuổi Gia Long đã cầm đầu binh tướng, nắm vững lòng dân, bốn phen vinh nhục Gia Định, nhiều tao siêu bạt, trôi dạt cả vào Tiêm La, nương nhờ người Thái, cólúc phải hy sinh cả tính mạng mà đánh dẹp giặc Miên, Mã Lai cho Tiêm để mua thiện cảm của người. Suốt 25 năm xông xáo khắp Đồng Nai, Thuận Hóa, vượt non trèo biển trong vòng khói lửa mịt mùng mà không bao giờ lui bước, con người ấy thật là một chiến sĩ. Trước điểm này ta không thể không vỗ tay cho Thế Tổ nhà Nguyễn.
Về ngoại giao, thời của vua Gia Long, ông cũng không sinh ra chuyện cấm đạo. Giết hại người giáo sĩ, tàn sát giáo dân hay bế quan tỏa cảng như đời con cháu. Trái lại người Pháp vào buôn bán, ông cũng lấy làm rộng rãi, không bắt bẻ để tỏ cái lòng cảm ơn ông Bá Đa Lộc cùng chiến hữu 20 người với súng đạn, thuốc pháo trên chiến hạm Medusa đã từ Pháp quốc đến giúp sức dù không được vua Louis XVI chấp thuận.
Về chính trị, khi sức cùng lực tận, Gia Long đã cho giám mục Bá Đa Lộc đem con đi cầu cứu nước Pháp rồi luôn luôn giao thiệp khéo léo với các nước lân bang để lấy ngoại viện mà cả các nước Miên, Tiêm, Lào thường đem quân qua đánh Tây Sơn giúp mình. Tuy mang người ngoài về đánh người nhà nghe là không đẹp lắm. Nhưng khi sự nghiệp đã thành, ngôi quốc chủ đã vững, Gia Long thay đổi thái độ, kẻ cả với Tiêm, đặt Miên và Lào vào vòng lệ thuộc. Ngoại giao đến như thế thì thật là khéo léo, tiến thoái kinh quyền mau lẹ chắc cũng chỉ đến vậy mà thôi.
Hiềm một nỗi khi xong việc, ngài không bảo toàn cho công thần mà lại lấy những chuyện nhỏ nhặt mà bắt tội rồi đem giết hại. Thật là đáng tiếc mà không thể không nhớ lại việc vua Hán Cao Tổ năm xưa.
Và nữa là việc dời đô về Phú Xuân (Huế) cũng là một việc rất dở, đó là một mảnh đất gầy, dân thưa, của ít, lại bất lợi cả về thủy bộ nếu xét về thủy bộ. Trái lại Bắc Hà (Hà Nội) dân đông, ruộng lắm, anh hùng đời nào cũng sẵn sàng chống ngoại xâm như trúc chẻ ngói tan mà lại bỏ thật uổng.
Nhưng rộng lòng mà xét đoán, vua Gia Long là một ông vua tài trí, rất khôn ngoan, trong 25 năm trời chống nhau với Tây Sơn, trải qua bao hoạn nạn mà không bao giờ ngã lòng, cứ một niềm khôi phục. Ngài có cái đức tính rất tốt của những kẻ lập nghiệp lớn là đức tính biết chọn người mà dùng, khiến cho những kẻ hào kiệt ai cũng nức lòng mà theo giúp. Bởi vậy mà không những thống nhất được nghiệp cũ mà còn sửa sang được mọi việc làm cho nước ta thành một nước cường đại, xưa nay chưa từng thấy vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét