Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

ĐÚNG và SAI

Đúng và sai

Tôi là một người học Toán. Bạn biết đấy, trong Toán học, có sự rạch ròi giữa đúng và sai. Tuy nhiên Toán học không phải lúc nào cũng có đất dụng võ của nó. Khi đối mặt với nhiều sự vật, sự việc khác nhau trong cuộc sống, khi đối nhân xử thế, khi phải ở trong một mối tình thì chuyện đúng và sai càng khó phân biệt.
Khi nói đến đúng và sai, cả trong Toán học lẫn ngoài cuộc đời, ta điều cần phải dựa trên mộtcái chuẩn nào đó. Trong Toán học, bạn nói 1+1=2 là đúng, nhưng cũng có bạn bảo rằng nó là sai. Vì sao vậy? Vì ta phải nói rõ cái chuẩn đang xét ở đây là hệ cơ số nào. Trong cuộc đời mỗi người cũng vậy. Nhất là trong những cuộc cãi vã, hỏi ai đúng, ai sai, thực chất là hỏi Cái chuẩn ở đây là gì? A và B cãi nhau dữ dội, ai cũng cho rằng mình đúng. Tiến bộ hơn thì cũng cho rằng mình đúng một ít, bên kia sai một ít. Nói cho cùng, hai người cãi nhau là một chuyện vô nghĩa. Hai người cãi nhau tức họ đang ở hai cái chuẩn mực khác nhau. Vậy mà có mấy người hiểu được điều này? Họ cứ lẩn quẩn trong việc phân định đúng đúng sai sai. Ngẫm kỹ lại, họ đang cố gắng chứng tỏ cái chuẩn mà họ dựa vào là đúng nhất, cố gắng áp đặt cái chuẩn ấy cho đối phương. Nhưng con người mà, có ai chịu bị áp đặt bao giờ, nhất là con người thời hiện đại. Thế là họ mâu thuẫn, họ cãi nhau, dù biết rằng mọi chuyện cũng chẳng tới đâu. Rồi người thứ 3 xuất hiện, hoặc cũng có thể là người thứ 4, thứ 5 xuất hiện. Những người này họ nói rằng A đúng, B sai. Vậy là tự nhiên cái chuẩn bây giờ là chuẩn của A. Vậy có đúng không? Không, đó chỉ là có nhiều người cùng xác nhận cái chuẩn ấy thôi. Chuẩn trong xã hội nó tương đối thế đó. Nhưng một phần nào đấy cũng giúp định hình nên xã hội này. Nhất là thời đại ngày nay, dưới tác động của các phương tiện truyền thông, cái chuẩn mực vốn dĩ tồn tại bất biến thì nay lung lay dữ dội. Lắm lúc nó không còn được gọi là chuẩnnữa, nó biến tướng thành xu hướng. Chuẩn gợi cho ta một cột mốc, cột mốc là cố định và từ đó mọi người lấy làm gốc. Còn xu hướng cho ta hình ảnh của một mũi tên đang lao về trước. Cũng có thể lao về phía sau (điển hình của đạo đức bây giờ). Nó luôn thay đổi, luôn biến động. Vào giai đoạn này, nó được nhiều người ủng hộ, nên xu hướng biến thành chuẩn, rồi chuẩn cũng nhanh chóng thay đổi để biến thành xu hướng. Là một cá nhân trong xã hội, đôi lúc ta phải thay đổi cái chuẩn và chạy theo xu hướng, cũng có lúc ta nên đi tắt đón đầu, đừng bị xã hội lái mình vào những xu hướng không đâu. Đó chính là cái khó của việc hình thành tính cách cũng như chỉ dạy con cái của cha mẹ hiện giờ.
Đó là nói về hai người ở hai cái chuẩn mực khác nhau, vậy khi cả hai cùng ở trong cùng một chuẩn mực nhưng vẫn cãi nhau thì sao? Thì khi ấy nhất thiết phải có một người đang cãi bướng. Họ bỏ qua mọi chuẩn mực, cái chuẩn duy nhất họ đang nắm chính là bản thân họ. Họ cho rằng mọi điều người khác nói điều sai chỉ vì nó không làm cho họ hài lòng. Xét kỹ hơn, cũng vì tại cái không hài lòng mà ra cả. Tôi cũng đã từng như thế, biết rằng cái chuẩn nó đã thay đổi rồi, nó đã thành một xu hướng được xã hội chấp nhận, vậy mà tôi vẫn ở trong trạng thái không hài lòng. Rồi tôi vẫn khư khư với cái chuẩn bất di bất dịch của mình. Trơ trọi nhìn mọi người đi rất xa phía trước mà không chịu chạy theo. Ừ thì cũng khó trách những người như tôi. Trong trường hợp này, đó không phải là tôi bướng. Chẳng qua là sự nhìn nhận sai. Tôi đang ở trong một môi trường của cái chuẩn kia. Có quá nhiều người bu quanh cái mốc chuẩn đó. Tôi lại đứng giữa họ. Vì thế tôi không thể nhìn xa được rằng đó chỉ là một nhóm nhỏ, không thấy rằng mọi người còn lại đều đã đi rất xa. Tôi thấy hài lòng rằng cũng có nhiều người như tôi, tôi cũng đâu hoàn toàn là quá cá nhân. Thế là cái luận điểm ấy cho tôi động lực để khẳng định rằng, bất cứ ai đi ngược lại cái chuẩn mà tôi đang nắm giữ đều là sai chuẩn hết. May thay, người hiểu lầm nó khác với người cố chấp. Không ai bỏ rơi một người chịu thay đổi cả. Họ sẽ đợi một người đi sau. Không ai đợi một người chẳng chịu dịch chuyển. Ví thế, hay ủng hộ họ, đừng trù dập họ, xu hướng là của xã hội, xã hội là cả một cộng đồng, cũng có người này người kia, có người đi trước, có người đi sau. Chẳng qua ta đang đứng ở vị trí mà nối liền với hàng người đi phía trước nên ta vẫn thấy mình ở trong cái cộng đồng ấy. Đừng vì thế mà cho rằng những người ở phía sau, giữa họ không có ai nên họ trông có vẻ đang đi một mình thì họ đều sai. Hãy cho họ thời gian, tốc độ của họ, ý chí của họ, mong muốn đổi thay của họ mạnh mẽ hơn chúng ta. Rồi họ cũng sẽ bắt kịp ta, họ sẽ lại là một thành phần của xã hội mà ta đang ở trong ấy.
Điều thứ 3 tôi muốn nói về sự đúng-sai của hai người đang cãi nhau. Đáp án chung chỉ xuất hiện giữa hay người khi có một người thấy được cái chuẩn của mình không còn là chuẩn nữa. Và họ nhận thấy rằng đối phương đúng hơn, thế là họ thay đổi, họ nhịn nhường, họ tiến bộ và hoà hợp. Tuy nhiên đời mà, không chỉ chỉ có một cái chuẩn. Rất nhiều việc, rất nhiều tính cách, rất nhiều con người thì cũng tương ứng với đó là rất nhiều chuẩn khác nhau, xu hướng khác nhau. Vậy mà nhiều người vẫn tưởng rằng, khi họ thắng thế trong một cuộc cãi vã vì CHỈ MỘT CHUẨN của họ đúng, thế là bất cứ chuẩn nào của họ cũng đúng cả. Sự quan niệm sai lầm ấy ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách và người ta thường gọi đó là “ảo tưởng”. Nói kỹ hơn về hai người yêu nhau. Nhiều lúc, hai người yêu nhau có hẳn một cái chuẩn riêng, ở bất cứ lĩnh vực gì. Nếu xã hội có chuẩn x thì hai người yêu nhau bao giờ cũng có một chuẩn x’. Cái phẩy ở đây là sự nhường nhịn, là sự cảm thông, là sự tôn trọng. Người con gái không ai chịu cảnh bó buộc, nhất là mẫu người phụ nữ thời đại mới. Còn người đàn ông, họ chỉ cần ở người phụ nữ sự tin tưởng, tôn trọng. Khi ấy cả hai người đều cần thứ gọi là để ý đến cảm nhận của nhau. Yêu nhau không khó, giữ tình yêu mới là việc làm khó khăn nhất. Hiểu nhau không, có chịu thay đổi cái chuẩn của nhau không đó là câu hỏi của những cặp yêu nhau. Lắm lúc cũng đừng quá cứng nhắc, hãy để cái “phẩy” nghĩ đến cảm nhận của nhau dẫn dắt. Xét cho cùng, ta yêu một người là ta muốn họ hạnh phúc, ta muốn họ vui vẻ. Vậy thì tại sao cứ mãi khư khư cái luận điểm “là chính mình” để làm gì. Hãy “là chính chúng mình” không hay hơn sao?
Anh Thi.
                                      =================

Người mặc áo nữ tu không có nghĩa là sẽ thành nữ tu, mặc áo cà sa cũng không có nghĩa sẽ thành Phật hay là cũng như Thành Cô đây là Tà giáo cũng không có nghĩa xấu xa, trong những cái gọi xấu xa cũng vẫn có điều tốt, trong những điều tốt vẫn có điều xấu xa, cũng như Chính giáo không có nghĩa là sẽ tốt đẹp, trong cái tốt đẹp đó không có nghĩa là không có xấu xa.
--------------------------------------------------------------------------
Có những thứ có thể có giá trị với người này và vô giá trị với người khác.
---------------------------------------------------------------------------
 Anh thấy sai nhưng với người khác thì chưa chắc đã sai. Giống như nhận định của anh thì 100% người ủng hộ thành zombie hết. Ví như thức ăn thối, người ăn thấy hôi thối độc hại nhưng với một số loài vật khác thì lại là nguồn dinh dưỡng.
----------------------------------------------------------------------------

"Phải cũng là một lẽ vô cùng, trái cũng là một lẽ vô cùng, cho nên nói rằng không gì bằng lấy ánh sáng...Phải trái mà rõ rệt, ấy đạo sở dĩ hỏng là vì thế"... "Ví thử ta và ngươi biện luận với nhau. Nếu ngươi thắng ta, ta không thắng ngươi, ngươi quả thật là phải, ta quả thật là trái chăng? Nếu ta thắng ngươi, ngươi không thắng ta, ta quả thật là phải chăng, ngươi quả thật là trái chăng? Hoặc có một người phải, có một người trái chăng? Hoặc cả hai đều là phải đều là trái chăng? Ta và ngươi đều không thể biết được, người khác cũng ở trong sự mù mịt. Thử hỏi người nào quyết định cho đúng? Nếu người cùng quan điểm với ngươi quyết định, đã cùng quan điểm với ngươi thì làm sao có thể quyết định? Nếu người cùng quan điểm với ta quyết định, đã cùng quan điểm với ta làm sao có thể quyết định? Nếu người khác quan điểm với ta và ngươi quyết định, đã khác với ta và ngươi làm sao có thể quyết định? Nếu người cùng quan điểm với ta và ngươi quyết định, đã cùng quan điểm với ta và ngươi làm sao có thể quyết định?"

..."cho nên mới có sự thị phi... bên này cho là đúng mà điều bên kia cho là sai, bên này cho bên kia là sai điều mà bên kia cho là đúng"

"Ở ngoài thời gian, không gian thì thánh nhân giữ lấy mà không biện luận. Ở trong thời gian và không gian thì thánh nhân luận bàn mà không quyết định"

(Nam Hoa kinh)

                              ===========================

ĐÚNG HAY SAI !!!!

Trong cuộc đời chúng ta đã từng làm nhiều việc đúng đắn nhưng cũng có nhiều việc là sai trái. Có khi chính ta đánh giá một ai đấy hay sự việc hiện tượng nào đấy cũng có đúng có sai hay ngược lại người khác đánh giá chúng ta cũng vậy . Sự đúng sai khi ta đánh giá những thứ bên ngoài chính là căn cứ vào thước đo chuẩn mực của chính bản thân chúng ta .
Khi bạn đo chiều dài một vật bạn thường dùng thước đo để đo mà thước đo lại lấy chuẩn đơn vị đo là m, dm, cm, mm… Mà đơn vị đo m này lại được quy ước theo chuẩn quốc tế nhất định làm mẫu chung để đo trên toàn thế giới. Có thể nghĩ là bạn muốn đo một vật ( đo độ dài, thể tích , khối lượng…) phải lấy một tiêu chuẩn chuẩn mực nào đấy để định giá đo vật đấy cùng với dụng cụ đo .
Đối với một cá nhân khi đánh giá người khác hay sự vật khác bên ngoài họ lấy chuẩn mực chính là những thứ đã được họ công nhận trong tiềm thức từ những hiểu biết được tích lũy trờ về trước của họ. Còn đối với một xã hội , một dân tộc thì đánh giá chuẩn mực sẽ dựa trên cơ sở quan điểm thời đại của dân tộc đấy. Ví như thời kỳ phong kiến vấn đề có bầu trước cưới là không thể chấp nhận được ở một số xã hội sẽ bị làng phán tội nặng nề, nhưng ở thời nay lại cho là bình thường ….

Nhiều khi bạn làm những việc mà người ngoài xã hội cho là sai trái, mất hết đạo đức lương tâm , nhưng bạn vẫn cho rằng việc mình làm là đúng. Hoặc có khi lý trí bạn phần nào biết rằng là sai nhưng lại dùng những lý lẽ khác để cố trấn an lý trí rằng bạn đang đúng tức là bạn đang dùng một số lý do để tự bẻ cong sự thật được nội tâm công nhận. Ví dụ bạn là một ông quan trách nhiệm của bạn là phải lo cho nước cho dân nhưng bạn lại vụ lợi tham ô, tham nhũng, đục khoét tài chính đất nước … và làm nhiều điều sai trái , một số người sẽ cho đấy là việc họ đáng phải làm và phải được hưởng nhưng có một số lại thấy bản thân họ làm là sai nhưng vì cái lợi hoặc sự dụ dỗ mà tự bản thân bẻ cong đi sự thật lý trí trong nội tâm như họ luôn nhủ với chính họ là : tôi làm vậy là vì vợ con gia đình tôi, nếu tôi không lấy số tiền đấy thì người khác cũng sẽ lấy đều như vậy cả thôi, tôi không làm sếp sẽ sa thải tôi và tôi sẽ thành người thất nghiệp… Và từ những lý do ban đầu như vậy sau này họ sẽ mặc nhận hiển nhiên điều họ làm là đúng đắn , là nên làm và khi những người ở ngoài chỉ trích họ, có ý cản trở việc làm sai trái của họ thì họ lại cho rằng những người đấy đang có hành động sai trái vì đã chống đối hành động đúng đắn của họ. Nó cũng như khi bạn bị dòng nước chảy xiết cuốn đi , bạn luôn cố gắng bơi ngược dòng nước và cho rằng nếu không như vậy dòng nước này có thể sẽ cuốn bạn xuống vực sâu và bạn cho dòng nước đang cố cuốn bạn đi là kẻ thù của bạn , là thứ sai lầm vì đã chống đối bạn. Nhưng chỉ cần bạn bơi được vào một cây cột bê tông chắc chắn được dựng lên giữa dòng sông và khi đứng an toàn trên đấy bạn nhìn xuống dòng sông đang chảy xiết và nhìn những người cũng như bạn trước đấy đang cố bơi ngược dòng nước thì bạn thấy thật thanh thản và như bản thân bạn nhìn sự vật hiện tượng không hề liên quan tới mình đang diễn ra trước mắt mà ngay lúc trước bạn lại chính nằm trong sự việc đang diễn ra đấy. Lúc đấy nội tâm bạn sẽ hoàn toàn rũ bỏ hết những thứ lúc trước mà bạn vẫn cho rằng là sai hay đúng…Đấy cũng chỉ là một sự việc nhưng bạn đứng ở chỗ nào và vị trí nào để nhìn thì sự vật đó sẽ khác nhau hoàn toàn. Bạn có tin một một tên cướp nhưng xét về sự bại hoại đạo đức và mức phá hoại tài sản lại thua một ông quan hay một viên cảnh sát không ? Nhưng thực tế tên cướp lại bị bắt và bị xã hội nên án còn ông quan hay viên cảnh sát lại được người đời tung hô và tôn trọng. Đôi khi sự thật lại trái ngược với sự thể hiện và mặc nhận của con người.Tất cả đều phụ thuộc vào vị trí và cách nhìn của người xem cũng như người được nhìn.

Vì vậy khi bạn đánh giá một ai, hay một vấn đề gì đấy hãy cố gắng để bản thân bạn ( bản thân là nói trong tâm trí , suy nghĩ cùng nội tâm ) nằm ngoài vấn đề bạn cần đánh giá . Cũng như khi bạn đứng một vị trí hoàn toàn an toàn, không liên quan tới sự vật để nhìn sự vật mặc dù có thể bạn vẫn liên quan .Như thế bạn mới có thể công bằng đánh giá bất kỳ một cá thể, sự vật hay hiện tượng nào , Còn nếu không mọi thứ bạn suy nghĩ hay nhìn nhận chỉ là sự thụ động chủ quan cá nhân theo hướng phiến diện đặc trưng của bản thân bạn thôi.
Tác giả : Hoa Sứ !!!


Khoa Học Tâm Linh Huyền Bí
https://www.facebook.com/khoahoctamlinhhuyenbi/photos/a.1441785296065838.1073741828.1441577449419956/1619367234974309/?type=1&permPage=1
-------------------------------------
Những nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội, v..v..) có thể phân thành hai loại: một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh hai năm rõ mười được bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí các vấn đề tâm linh thuộc lĩnh vực này. 
Các tín ngưỡng, tôn giáo, các phép thuật, bói toán, tử vi, phong thuỷ, ngoại cảm, vv. đều thuộc loại thứ hai này.Cần thấy rõ rằng các vấn đề tâm linh hoàn toàn không phải là những vấn đề sai, những ngộ nhận của con người. Chẳng qua đó chỉ là những vấn đề không có cách nào chứng minh là đúng hay sai mà thôi. 
Khi trẻ, tôi không tin tử vi, xem lá số tử vi chẳng qua tò mò. Tuy nhiên với thời gian qua đi , đối chiếu với lá số tử vi thời trẻ thf mới thấy tương đối chính xác , đặc biệt trong những thời điểm quan trọng. Còn thần giao cách cảm thì chỉ mang mang theo tính cảm giác chứ không rõ ràng. Thí dụ , hôm nay linh cảm nhà sẽ có khách thì nhà có khách thật.

--------------------------------------------------------------


                                                                        
                          

TĨNH THÔNG LINH - Triết Lý Về Sự Sống

TĨNH THÔNG LINH

TĨNH - sống tĩnh tâm; THÔNG - suy nghĩ thông suốt; LINH - hành động linh tính. Tiền đề "sống tĩnh tâm" là cơ sở cho tiền đề "suy nghĩ thông suốt". Hai tiền đề trên là cơ sở cho tiền đề “hành động linh tính”. 

Theo từ điển Tiếng Việt: "linh tính là khả năng biết trước hoặc cảm thấy trước một biến cố nào đó xảy ra có liên quan mật thiết đến bản thân mình mà không dựa vào một phương tiện thông tin bình thường nào". Hành động linh tính là hành động căn cứ vào những "dự cảm" đó. Nó không phải là những dự cảm mang tính thần bí mà là những sự "mách bảo" của lý trí ở một trình độ nhận thức sâu thẳm, tinh tế - chỉ có ở những người sống tĩnh tâm và suy nghĩ đạt tới trình độ thông suốt.

Trước khi nghĩ tới các vấn đề khác của cuộc sống thì điều đầu tiên con người cần phải biết thích nghi với cuộc sống (thậm chí mọi giá trị cuộc sống nằm ngay trong quá trình thích nghi với cuộc sống). Để thích nghi với cuộc sống thì yêu cầu đặt ra đồng thời đối với con người là: về mặt lý tính, cần phải thấu hiểu cuộc sống; về mặt dục tính, cần phải nâng cao sức đề kháng trước cuộc sống. Cuộc sống vốn là vận động vô thường, do đó để luôn thấu hiểu cuộc sống thì đòi hỏi nhận thức con người cũng là một quá trình vận động vô thường. Con người nhận thức thế giới thông qua sự cảm nhận (rung động) bởi tất cả các cơ quan cảm giác của mình, cũng chình vì điều đó, việc cảm nhận (nhận thức) về cuộc sống sẽ mất đi tính khách quan khi mà rung động cảm xúc của con người trước thế giới mang tính chủ quan. Vì vậy, để nhận thức cuộc sống (thế giới) một cách khách quan thì điều đầu tiên yêu cầu con người phải tĩnh định lại tất cả những rung động cảm xúc hỗn loạn (chủ quan – vốn vận hành theo cơ chế khoái cảm) – đó là bước đầu tiên – “TĨNH”.

Tĩnh nhằm mục đích là lọc bỏ các tạp niệm (những ý niệm tạp nham), khi đó những ý niệm còn lại trong tâm trí sẽ là những ý niệm tinh túy nhất, sâu sắc nhất còn lắng đọng lại. Hành động của con người bị ràng buộc bởi ý niệm “đúng-sai”. Do vậy, loại bỏ ý niệm tạp nham sẽ giúp cho hành động linh hoạt theo những ý niệm thông suốt. Khi đã tĩnh định mọi rung động cảm xúc chủ quan thì cảm xúc của con người sẽ rung động theo tần số rung động của thế giới giới khách quan, thông qua rung động “tự nhiên” của mình thì con người sẽ nắm bắt được sự vận động “rung động” của thế giới xung quanh – đó là bước thứ hai – “THÔNG” (thông suốt, thấu hiểu).

Khi đã thông suốt về thế giới rồi thì con người sẽ đưa ra hành động thích nghi với thế giới theo đúng sự “rung động”, “tương tác” của thế giới lên mình, trên cơ sở đó sẽ đưa ra hành động phù hợp – đó là bước cuối cùng – “LINH” (linh tính). Phải linh tính vì đưa ra quyết định hành động có ý thức chỉ đưa ra sau khi “nhận thức”, do đó phải rút ngắn khoảng cách từ lúc nhận thức đến lúc hành động – vì vậy mà hành động đó gọi là hành động linh tính.

Ngoài việc không ngừng tập luyện, cọ xát, nâng cao sức đề kháng trước cuộc sống thì việc kết hợp với triết lý sống "Tĩnh - Thông - Linh" sẽ giúp con người giảm bớt tiêu hao sức lực lãng phí trong cuộc sống đầy "bon chen", "cọ sát" của mình - nâng cao "hiệu suất" (giá trị, ý nghĩa) cuộc sống.

Ý tưởng xuất hiện trong đầu chúng ta là một quá trình diễn biến, liên kết các sự kiện chứ nó không phải là một trạng thái nhận thức. Do vậy, để nắm được ý tưởng thì ta không chỉ phải ghi chép lại bởi nó có thể biến mất trong trí nhớ mà còn cần có một "quán tính tư duy" thường trực phù hợp để nắm bắt được đầy đủ ý tưởng chợt đến. Ý tưởng là trạng thái "hạt" của một quá trình sóng liên kết dữ liệu tạo ra sự xuất hiện và biến mất của nó. Có những cụm sóng ổn định thì tạo ra trạng thái "hạt" của nó thường xuyên giúp ta dễ dàng nắm bắt, có những trạng thái "hạt" vụt lên rồi nhanh chóng tan biến mất. "Tĩnh -Thông - Linh" là phương pháp để nắm bắt được những ý tưởng tinh tế nhất vẫn thường xuyên xuất hiện trong đầu của tất cả mọi người. Đối với nhiều người chúng ta, không cần quá tinh tế vẫn có thể duy trì được trạng thái tồn tại cuộc sống đang có. Nhưng nếu muốn giải thoát mình hay cải thiện hơn trạng thái cuộc sống đang có thì chỉ có sự tinh tế hơn mới tạo ra được chiếc chìa khóa mở ra một thế giới mới.

Càng tạo ra nhiều niềm vui khác nhau trong cuộc sống một cách tự phát thì ta càng đặt ra cho tiềm thức nhiều nhiệm vụ phải thực hiện nhằm "không để mất đi những gì tốt đẹp đã và đang có". Do vậy, tiềm thức phải không ngừng xử lý các thông tin từ nhiều hơn các mối đe dọa hay cơ hội khác nhau và đưa ra thông tin thực hiện mệnh lệnh hành động ứng phó. Tức thời, sức người không đáng kể. Càng phải xử lý nhiều dữ liệu, nhiều thông tin, nhiều mối đe dọa thì kết quả xử lý càng thiếu sự tinh xác, tinh lọc. Hậu quả còn dẫn tới sự căng thẳng, mệt mỏi, rối trí và do dự, bất an trong hành động. Phương pháp Tĩnh-Thông-Linh là một phương pháp giúp "tĩnh định" lại các cảm xúc trong cuộc sống, từ đó dẫn tới "thông suốt" trong nhận thức và "linh hoạt" trong hành động.

Tĩnh cõi tồn tại (LÝ); Thông cõi chết (ĐẠO); Linh cõi sống (giằng xé trong khuôn khổ ĐẠO-LÝ).

Tĩnh-Thông-Linh còn có nghĩa là tĩnh định để thông suốt đi vào thế giới tâm linh.


                                           ========================

Văn hóa = văn (cái Đẹp - cái có lợi) + hóa (cải tạo) = là hoạt động cải tạo tự nhiên thành cái "Đẹp" - cái có lợi, đáp ứng mục đích thích nghi-hưởng thụ của con người trong thế giới.

Ai đó nói rằng văn hóa là tổng hợp toàn bộ những giá trị. Vậy thì "giá trị văn hóa" thì là cái gì? là giá trị của giá trị?

"Thành công là cuộc hành trình chứ không phải là đích đến". Văn hóa = hoạt động + kết quả (sản phẩm) hoạt động. Văn hóa nhấn mạnh đến yếu tố hoạt động hơn là kết quả hoạt động của con người trong thế giới.

Văn hóa với hai nghĩa:


+ Nghĩa rộng (phạm trù): văn hóa là toàn bộ các cơ chế (cảm xúc, suy nghĩ, phán đoán, thái độ, hành vi, cách thức… - biểu hiện mối quan hệ, sự liên kết giữa con người với thế giới, được lưu giữ lại dưới dạng tri thức, sản phẩm kinh nghiệm và tiềm thức hành động) trong việc thực hiện mục đích sống của bản thân con người.


+ Nghĩa hẹp: văn hóa là toàn bộ các cơ chế (cách thức) liên kết giữa con người với con người trong quá trình thực hiện mục đích sống, giá trị sống của bản thân con người.

Văn hóa bao gồm hai mặt: ý nghĩa bên trong của các thiết chế văn hóa (giá trị văn hóa) và các hiện tượng biểu hiện ra bên ngoài (tồn tại văn hóa). Ngành khoa học nghiên cứu ý nghĩa bên trong của các thiết chế văn hóa là Triết học văn hóa; ngành khoa học nghiên cứu các hiện tượng biểu hiện ra bên ngoài là Văn hóa học.

PHI VĂN HÓA

Tạo hóa không phân biệt giữa văn hóa và phi văn hóa, đó là lý lẽ của con người. Văn hóa đối lập với phi văn hóa: nếu văn hóa là những cải tạo đáp ứng được mục đích thích nghi-hưởng thụ của con người thì "phi văn hóa" là hoạt động ngược lại - cản trở việc thực hiện mục đích đó.

Cái gì là cái cổ hủ, lạc hậu? - Đó là những thiết chế (hoạt động + kết quả hoạt động) vốn là văn hóa trong quá khứ (thực hiện được mục đích thích nghi-hưởng thụ trong quá khứ) nhưng không còn đáp ứng mục đích thích nghi-hưởng thụ trong hiện tại.

Cái riêng và cái chung là hai mặt biện chứng của lý lẽ con người trong việc phân biệt các đối tượng (khách thể: ta-thế giới); và luôn vận động chuyển hóa qua nhau. Tạo Hóa vốn không phân biệt. Lý lẽ (phân biệt: ý phân biệt-tâm phân biệt) là của con người. "Chân lý" là cái gốc của lý - là lý lẽ của con người về cái "chung nhất". Cái giá trị của các nền văn hóa chính là tính hướng Đạo  của nó (về mặt lý lẽ, Đạo là sự vận động của cái "chung nhất"; về mặt giá trị, Đạo là trạng thái hướng tới thích nghi-tồn tại). Ngược lại, cái hủ tục của các nền văn hóa là tính xa rời Đạo của nó.

                                              ============================
Dục tính là trạng thái quán tính (nhịp sinh học, tập quán, thói quen, khoái cảm...) của vạn vật. Lý tính là trạng thái hãm quán tínhNếu quán tính được coi là dục tính vũ trụ thì lý tính là lực lượng kìm chế lại quán tính. Chính vì hai lực lượng đối lập này mà vũ trụ vận động, tồn tại. Bản thân vũ trụ đang tồn tại và vận động là minh chứng của hai lực lượng tạo nên ngẫu lực vận động. Ta gọi hai lực lượng đó là dục tính và lý tính. Như vậy, chúng được khái quát lên qua triết lý âm-dương, còn dưới triết lý không-có thì dục tính và lý tính thực chất là một ý niệm về sự tồn tại.

Nếu như dục tính như là trạng thái quán tính bản năng sinh tồn của vạn vật thì lý tính được sinh ra như hệ thống phanh ma sát khiến cho dục tính được kiểm soát trong trạng thái "cân bằng động". Dục tính và Lý tính là hai mặt biện chứng của bản tính vũ trụ đã được nhân bản hóa.Dục tính và lý tính là hai mặt của một bản tính: giống nhau về tính chất khi đặt chúng độc lập, khác nhau về chức năng khi thống nhất hai trong một chỉnh thể. Ví dụ, lực khởi động là dục tính của vận động thì lực ma sát là lý tính giữ thăng bằng và điều chỉnh phương hướng vận động; cả hai đều là lực, khác nhau ở chức năng của mỗi lực.

Lý tính của vũ trụ sinh ra nhằm chống lại sự tha hóa của dục tính vũ trụ, nhưng khi lý tính còn yếu ớt tồn tại trong môi trường dục tính mạnh thì bản thân nó cũng bị tha hóa.

                                             =================================

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

MARTIN LUTHER KING: LÁ THƯ TỪ NGỤC BIRMINGHAM

MARTIN LUTHER KING: LÁ THƯ TỪ NGỤC BIRMINGHAM

Trong một lần biểu tình ôn hòa chống chính sách phân biệt chủng tộc, mục sư Martin Luther King – nhà lãnh đạo nổi tiếng của phong trào đấu tranh đòi quyền của người da đen ở Mỹ – bị cảnh sát bắt giam với tội danh “gây rối trật tự công cộng” (12/4/1963). 11 ngày ở tù, ông đã viết nên một trong những tác phẩm gây cảm hứng nhất trong lịch sử nước Mỹ, chỉ ra rõ vì sao người ta phải đấu tranh chống những đạo luật bất công, và phải đấu tranh với tinh thần như thế nào. Luật Khoa tạp chí xin trích dịch một phần “Lá thư từ ngục Birmingham”.

Bối cảnh của vụ việc là, Martin Luther King bị bắt vì đã vi phạm luật của bang Alabama, đó là luật chống biểu tình đông người, gây rối trật tự công cộng. Ngay sau khi ông bị nhốt vào trại giam, một số mục sư da trắng đã lên tiếng chỉ trích ông tổ chức tuần hành bất hợp pháp.

King phẫn nộ bác bỏ tội danh mà người ta cố ghép cho ông. Đồng thời, trong những ngày bị giam giữ, ông đã viết “Lá thư từ ngục Birmingham” gửi các mục sư bạn mình, như một bài giảng tuyệt vời về bất tuân dân sự, một lời kêu gọi bảo vệ “luật tự nhiên”, tôn trọng quyền con người và công lý.

Dưới đây là một phần bản dịch tiếng Việt của “Lá thư từ ngục Birmingham”.

_________________________________

“Ngày 16 tháng 4 năm 1963

Các bạn mục sư thân mến của tôi,

Khi bị cầm tù trong nhà giam này của thành Birmingham, tôi tình cờ có được thông cáo mới đây của các bạn gọi các hoạt động hiện nay của tôi là “không khôn ngoan và không đúng thời điểm”. Hiếm khi tôi bỏ thời gian đáp lại những ý kiến phê phán công việc và quan điểm của mình. Nếu tôi định trả lời tất cả những lời chỉ trích có trên bàn, thì các thư ký của tôi sẽ chẳng còn mấy thời gian để làm gì ngoài việc thư từ qua lại hết ngày, còn tôi sẽ không còn thời gian cho những công việc có tính xây dựng hơn. Nhưng vì tôi cảm thấy các bạn là những người thật sự có thiện ý và lời phê phán của các bạn là chân thành, nên tôi muốn cố gắng trả lời các bạn theo một cách mà tôi hy vọng là nhẫn nại và hợp lý nhất…

Sẽ đến một lúc mà sự chịu đựng đã cạn kiệt và con người không còn chấp nhận đâm đầu vào cái vực thẳm của sự tuyệt vọng nữa. Các bạn, tôi hy vọng các bạn có thể hiểu sự mất kiên nhẫn rất có lý và là không thể tránh khỏi của chúng tôi. Các bạn thể hiện một thái độ hết sức lo lắng về việc chúng tôi sẵn sàng phạm luật. Đó hiển nhiên là một mối lo ngại chính đáng. Khi mà chúng ta đã cần mẫn đến thế trong việc đề nghị mọi người tuân thủ phán quyết năm 1954 của Tòa án Tối cao – cấm chính sách phân biệt chủng tộc ở các trường công – thì thoạt nhìn, có thể thấy sẽ khá là nghịch lý nếu chúng ta chủ trương vi phạm pháp luật một cách có ý thức.

Ai đó có thể hỏi: “Làm sao các vị có thể cổ súy cho việc vừa vi phạm một số luật vừa tuân thủ một số luật khác?”. Câu trả lời nằm ở một thực tế là có hai loại luật pháp: công bằng và bất công. Tôi sẽ là người đầu tiên cổ súy cho việc tuân thủ những đạo luật công bằng. Con người ta không chỉ có trách nhiệm pháp lý mà còn có cả trách nhiệm đạo đức buộc ta phải tuân thủ các đạo luật công bằng. Ngược lại, con người cũng có trách nhiệm đạo đức là phải bất tuân những luật không công bằng. Thánh Augustine nói đúng, “luật không công bằng tức là chẳng có luật gì cả”.

Vậy, cái khác nhau giữa hai loại luật là gì? Làm thế nào ta có thể xác định một đạo luật là công bằng hay bất công? Luật công bằng là một quy định do con người tạo ra phù hợp với luật đạo đức hay là luật của Chúa Trời. Luật bất công là một quy định không phù hợp với luật đạo đức. Nói như Thánh Thomas Aquinas: Luật bất công là luật của con người mà không bắt nguồn từ luật vĩnh cửu và luật tự nhiên.

Luật nào nâng phẩm tính của con người lên là luật công bằng. Luật nào hạ thấp nhân tính là luật bất công. Mọi đạo luật phân biệt đối xử đều bất công bởi vì phân biệt đối xử làm biến dạng tâm hồn và hủy hoại nhân cách. Nó cho kẻ phân biệt đối xử cái cảm giác sai trái rằng hắn ở địa vị cao quý hơn, và tạo cho người bị phân biệt đối xử cảm giác sai trái rằng họ thấp kém hơn. Nói theo ngôn ngữ của triết gia Do Thái Martin Buber, phân biệt đối xử thay thế quan hệ “tôi, anh” bằng quan hệ “tôi, nó”, và kết cục là đẩy con người vào trạng thái đồ vật.

Do đó, phân biệt đối xử không chỉ tồi tệ về mặt chính trị, kinh tế và xã hội, mà nó còn sai và có tội về mặt đạo đức. Paul Tillich từng nói rằng tội ác là sự chia rẽ. Phân biệt đối xử chẳng phải đang thể hiện và khẳng định sự chia rẽ bi thảm của con người, sự ghẻ lạnh đáng sợ, sự phạm tội khủng khiếp của anh ta hay sao? Do đó mới có chuyện tôi vừa đề nghị mọi người tuân thủ phán quyết năm 1954 của Tòa án Tối cao – vì nó đúng về mặt đạo đức; tôi lại vừa kêu gọi mọi người bất tuân những đạo luật phân biệt chủng tộc, vì chúng sai về mặt đạo đức.

Chúng ta hãy xem một ví dụ cụ thể hơn về luật công bằng và bất công. Luật bất công là một quy định mà một nhóm đa số có sức mạnh ép buộc một nhóm thiểu số phải tuân theo, nhưng lại không tự ràng buộc chính mình. Như thế gọi là “luật hóa sự khác biệt”. Theo đúng logic đó, luật công bằng là một quy định mà đa số ép buộc thiểu số phải tuân theo và bản thân đa số cũng sẵn sàng tuân thủ. Như thế gọi là “luật hóa sự đồng nhất”.

Để tôi cho các bạn thêm một lời giải thích nữa. Luật là bất công nếu nó được áp đặt lên một thiểu số không có quyền bỏ phiếu và vì thế không có vai trò gì trong việc ban hành hay soạn thảo luật. Ai có thể nói cơ quan lập pháp bang Alabama – cơ quan đã tạo ra các luật phân biệt đối xử của bang – là được bầu lên một cách dân chủ? Trên khắp Alabama, tất cả các chiêu trò thủ đoạn đều đã được vận dụng để ngăn cản người da đen trở thành cử tri hợp lệ, và có những quốc gia mà ở đó, mặc dù người da đen chiếm phần lớn trong dân số nhưng không một người da đen nào được đăng ký cử tri. Liệu có thể có một đạo luật nào được thông qua trong những điều kiện ấy mà vẫn được coi là dân chủ không?

Đôi khi, một đạo luật trên danh nghĩa có vẻ công bằng nhưng khi thực thi lại là bất công. Chẳng hạn, tôi đã bị buộc tội tuần hành không giấy phép. Cũng không sai nếu như có một quy định yêu cầu hoạt động tuần hành phải được cấp phép. Nhưng quy định đó sẽ trở thành bất công khi nó được sử dụng để duy trì sự phân biệt đối xử và tước bỏ của công dân quyền tụ tập và biểu tình ôn hòa theo Tu Chính Án số 1.

Tôi hy vọng các bạn có thể nhìn thấy sự khác biệt mà tôi cố chỉ ra ở đây. Tôi không cổ súy cho việc trốn tránh hay thách thức pháp luật theo bất kỳ nghĩa nào, và những người điên cuồng phân biệt chủng tộc cũng vậy. [Bởi vì] Như thế sẽ dẫn đến tình trạng vô chính phủ. Ai muốn phá vỡ một đạo luật bất công, thì phải làm điều đó một cách công khai, với tình yêu thương và tinh thần sẵn sàng đón nhận hình phạt. Tôi cho rằng một cá nhân đã dám vi phạm một đạo luật mà lương tâm anh ta cho là bất công, và chấp nhận ngồi tù để đánh thức lương tâm của cả cộng đồng về sự bất công đó, thực ra, chính là đang thể hiện sự tôn trọng cao nhất của anh ta đối với pháp luật.

Tất nhiên, hình thức bất tuân dân sự này chẳng có gì mới. Có những bằng chứng hùng hồn về nó trong việc Shadrach, Meshach và Abednego từ chối tuân thủ luật của vua Nebuchadnezzar, với lý do là một luật đạo đức cao hơn đang tồn tại. Nó đã được thực thi rất tốt bởi những người Thiên Chúa giáo đầu tiên – những người sẵn sàng đối diện với lũ sư tử đói hay nỗi đau đớn khủng khiếp của việc bị chặt đầu, còn hơn là chịu khuất phục các đạo luật bất công của Đế chế La Mã. Tự do học thuật ngày nay được thực thi ở một mức độ nào đó là vì Socrates đã thực hiện bất tuân dân sự. Ở đất nước của chúng ta, Tiệc Trà Boston là hiện thân của hành động bất tuân dân sự hàng loạt. [Tiệc Trà Boston, Boston Tea Party, là một cuộc biểu tình lớn ngày 16/12/1773, trong đó những người biểu tình phá một tàu chở trà của công ty Đông Ấn, nhằm phản đối chính sách thuế bất hợp lý của chính quyền Anh quốc thể hiện thông qua Đạo luật Trà. Chính quyền Anh đáp trả bằng hành động trấn áp và căng thẳng leo thang đến khi trở thành Cách mạng Mỹ – ND].

Chúng ta chớ bao giờ quên rằng mọi điều Adolf Hitler làm ở Đức đều đã là “hợp pháp”, và mọi điều những chiến binh tự do Hungary làm ở Hungary đều đã là “bất hợp pháp”. Giúp đỡ và an ủi người Do Thái ở nước Đức của Hitler đã từng là bất hợp pháp. Ngay cả như thế, tôi cũng chắc chắn rằng nếu tôi sống tại Đức thời ấy, tôi sẽ giúp đỡ và an ủi những người anh em Do Thái của mình. Nếu ngày nay tôi sống trong một đất nước cộng sản, nơi một số nguyên tắc rất gần với niềm tin Công Giáo bị đàn áp, tôi sẽ công khai cổ súy cho việc bất tuân thủ những đạo luật chống tôn giáo của đất nước đó.

Tôi hy vọng khi lá thư này đến tay, các bạn vẫn giữ đức tin mạnh. Tôi cũng hy vọng tình hình sẽ sớm cho phép tôi gặp mỗi người trong các bạn, không phải với tư cách một người cổ súy cho hòa hợp xã hội hay một nhà lãnh đạo phong trào đòi quyền dân sự, mà trên cương vị một mục sư, bạn của các bạn, và là một người anh em Thiên Chúa giáo của các bạn. Tất cả chúng ta hãy cùng hy vọng rằng bóng mây đen của nạn phân biệt chủng tộc sẽ sớm bay đi, màn sương mù hiểu lầm sẽ tan trên đầu các cộng đồng đang chìm trong sợ hãi, và một ngày không xa lắm nữa, ánh sao của tình yêu thương và tình anh em sẽ tỏa sáng trên đất nước vĩ đại của chúng ta, với tất cả vẻ đẹp long lanh của nó.

Vì hòa bình và tình anh em,”

- Mục sư Martin Luther King -

Theo LUẬT KHOA TẠP CHÍ

------------------

Phia Truoc
https://www.facebook.com/tapchiphiatruoc/photos/a.10152722801164206.1073741832.133851249205/10153163464969206/?type=1&permPage=1

--------------
"Chúng ta phải học để sống cùng nhau như những người anh em hoặc là chúng ta sẽ chết cùng nhau như những kẻ ngu." 

"Hèn nhát hỏi: “Điều đó có an toàn không?” Thực dụng hỏi: “Điều đó có khôn ngoan không? Nhưng lương tâm hỏi: “Điều đó có đúng không?” Và đến lúc nào đó một người sẽ phải chọn cho mình một quyết định không an toàn, không khôn khéo, không được số đông ưa thích nhưng chỉ vì lương tâm nói rằng điều đó đúng!"

__ Martin Luther King

Tinh Hoa Tư Tưởng Nhân Loại
https://www.facebook.com/338360196219997/photos/a.560841350638546.1073741825.338360196219997/734664969922849/?type=1

Ảnh của Tinh Hoa Tư Tưởng Nhân Loại.

Hoan Lạc giáo - BookHunder - Phía Trước (Page)

ĐỐI THOẠI VỚI LÝ CÔNG UẨN VỀ KIẾN TẠO

Phạm Thiên Thư có câu thơ:
“Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ quên”

Phạm Duy phổ thành bài hát “Đưa em tìm động hoa vàng”. Đó là giấc mơ lớn nhất đời ta. Ta mơ có một đời sống thanh nhàn, sáng dậy nằm dài ngắm hoa, có rượu ngon vị thanh thoát, có thức ăn mang hương vị tuyệt đỉnh, có những giấc ngủ dài không mộng mị. Nhưng “nhiều khi giấc mơ chỉ là mơ ước”, sự hoan lạc đích thực ấy bị quấy nhiễu bởi những loài ruồi nhặng, gián chuột,… rặt những thể loại như một chất nhầy đen bám vào tất cả…

Ta điên tiết tiêu diệt chúng, nhưng những loại sinh vật ấy nhiều vô kể, biết tiêu diệt đến bao giờ. Đang điên tiết thì Lý Công Uẩn xuất hiện trong một giấc mơ của ta. Lý Công Uẩn đến, đám nhầy nhụa ký sinh vội dạt ra trước uy mãnh của vua.

Ta chợt bật cười. Lý Công Uẩn nhíu mày:
- Người đúng là kẻ rối loạn cảm xúc lưỡng cực! Vừa tức giận đó, vừa buồn đó rồi lại cười như điên được!
Ta cười cười trả lời:
- Ta thấy buồn cười cái việc trong lịch sử, ghi chép về ông chỉ có mấy dòng, nhưng đi đến đền chùa nào cũng thấy kể ông nằm mơ thấy nói chuyện với thần nọ thần kia. Xong giờ đến lượt ông chui vào giấc mơ của ta để nói chuyện với ta. Một kẻ nằm mơ bây giờ đã trở thành kẻ trong giấc mơ của kẻ khác.

Lý Công Uẩn nghiêm giọng:
- Thế giờ ngươi muốn ta dậy ngươi các tiêu diệt kẻ địch hay ở đó mà cười?
Ta đành phải nhịn cười nghe Uẩn nói. Uẩn tiếp lời:
- Kẻ địch tồn tại dựa trên đám đông. Chất nhầy đen mà ngươi thấy đó là cách kẻ địch kiểm soát đám đông. Những kẻ hèn yếu thì biến thành bầy ruồi, bầy gián, bầy chuột… Những kẻ đỡ hèn yếu hơn thì biến thành bầy người. Chất nhầy đen ấy được nhiều kẻ tôn sùng như Chúa, như lẽ tự nhiên, như chân lý. Ta bảo cho ngươi biết lẽ tự nhiên hay chân lý là gì. Ngươi thấy không, tất cả các động vật khi nằm ngủ đều nằm sấp. Chỉ có loài người mới là loài có thể nằm sấp, ngưa, nghiêng thế nào tùy thích. Một số giống loài khác thích sự cô độc thì cũng có khả năng nằm ngủ như người. Chỉ có loài người và những giống loài đẹp đẽ và mạnh mẽ mới cố thoát khỏi sự ràng buộc của chất nhầy đen. Bản chất của loài người không sống bầy đàn, những con vật đẹp đẽ và mạnh mẽ cũng không sống bầy đàn. Bởi nếu đủ trí tuệ thì không cần trí tuệ của kẻ khác, nếu đủ mạnh mẽ thì không cần kẻ khác bảo vệ mình, nếu đủ đẹp đẽ thì không cần bầy đàn trang trí thêm cho mình.

Ta gật gù:
- Ông nói có lý! Nhưng ông đã tiêu diệt những loài ký sinh ấy như thế nào?

Lý Công Uẩn chỉ tay cho ta về phía xa xôi. Trước mắt ta hiện lên khung cảnh thành Thăng Long tráng lệ thời Lý. Đền đài miếu mạo trang nhã, ẩn chứa những bí mật sâu thẳm; người dân bước đi lả lướt như múa trong một điệu nhạc vô thanh, hương thơm thức ăn quyện vào hương rượu lan tỏa khắp không gian. Uẩn tiếp lời:
- Ngươi có thể dùng bình xịt khử trùng để tiêu diệt hết chúng, ngươi có thể thiêu đốt chúng trong ngọn lửa toàn cầu… nhưng các biểu tượng của chúng vẫn còn. Những biểu tượng ấy là biểu tượng của chính trị, những tuyên ngôn nhân danh chân lý, hòa bình, bác ái và thứ tự do nửa vời trong kiểm soát. Các công trình kiến trúc của chúng vẫn còn ngự trị trên thế giới như các thánh đường. Những đám đông đi lại trên đường kia, những đám đông gào thét đòi quyền lợi kia… nhìn chúng xem, giống lũ kiến, lũ gián không? Chúng bị điều khiển bởi một thứ giai điệu hành khúc hoặc một thứ nhạc chảy nhớt với “đau nỗi đau chó cắn, buồn nỗi buồn mất tiền” để tẩy não hàng ngày.

- Ông có gặp chuyện đó ở Thăng Long không?
Lý Công Uẩn gật đầu:
- Không có mới là chuyện lạ. Cách thức ta làm đó là phá vỡ cấu trúc kiểm soát ấy bằng một cấu trúc của sự hoan lạc. Hãy thay thế thứ kiến trúc nhà tù của kẻ địch bằng một kiến trúc dễ chịu, trang nhã, hoặc một dạng kiến trúc vui nhộn, tươi sáng. Hãy thay thế thứ thức ăn cho bầy đàn vô vị, nhạt nhẽo bằng thứ thức ăn ngon lành được nấu từ tài năng và tâm hồn của người nghệ sĩ, hãy thay thứ âm nhạc ngu xuẩn ấy bằng thứ âm nhạc đích thức có thể khiến chúng ta thăng hoa tinh thần, thứ âm nhạc mà con người có thể tìm thấy chính mình. Hãy thay nỗi sợ bằng niềm vui, thứ chất nhầy đen ấy không thể chịu nổi nụ cười ngây thơ, không chịu nổi thứ ánh sáng đích thực tỏa ra từ trái tim con người. Hãy kiến tạo những gì có thể đánh thức trái tim con người: một ca khúc, một bài thơ, một hình vẽ, một câu chuyện… tất cả những gì ngươi có thể làm được từ trái tim thần thánh của ngươi.

- Nhưng ta bây giờ không thể được như ông ngày xưa – Ta chống cằm chán nản – Ta không có quyền lực, ta không có tiền.

- Không có gì là dễ dàng. Nếu muốn kiến tạo một cấu trúc, ngươi phải bắt đầu từ từng viên gạch nhỏ. Ngươi không thể kiến tạo một cấu trúc của niềm vui bằng các viên gạch sợ hãi được, đúng không? Ngươi phải kiến tạo bằng những viên gạch mới, do chính ngươi và những kẻ như ngươi tạo ra.

Nghe cụm từ “những kẻ như ngươi” mà Lý Công Uẩn nói, ta facepalm chán nản. Ngẫm đến cảnh đồng bọn của ta toàn những kẻ có tài mà nhảm nhí: một kẻ ngu xuẩn chỉ biết lao đầu vào chém giết, một kẻ lúc nào cũng câng câng với sự cao quý giả tạo của mình, một kẻ biết tất cả nhưng cố tình từ chối tất cả, một kẻ ích kỷ chỉ mong muốn hạnh phúc của riêng mình, một kẻ suốt ngày đuổi theo cái bóng của chính mình, một kẻ đắm chìm trong tình yêu tuyệt vọng, một kẻ còn chưa thức tỉnh và ý thức được bản thân, còn một kẻ khác thì sẵn sàng liều chết làm mọi thứ nhưng lại tự giết mình bằng những câu hỏi ngớ ngẩn. Lý Công Uẩn dường như đọc ra tâm sự của ta, ông vỗ vai an ủi:
- Đừng quá chán nản! Hãy vứt bỏ kẻ khác ra khỏi đầu. Ngươi nhớ chứ, loài người về bản chất là cô độc. Có đồng bọn thì càng vui, không có chúng, ngươi cứ một mình. Rồng vàng chỉ xuất hiện đơn độc, không đi theo bầy. Ngươi hãy nỗ lực hết sức ngươi có thể, rồi những kẻ khác sẽ thức tỉnh. Những ai có đẳng cấp ngang ngươi, ngươi có thể đi với họ như bạn bè trong suốt cuộc chiến. Những ai không cùng đẳng cấp thì chỉ là công cụ cho ngươi trong một giai đoạn, đừng tiếc nuối khi đến lúc ngươi phải vứt bỏ chúng.

- Nhưng như thế có phũ phàng quá không?
- Ngươi thấy đấy, với những kẻ chỉ khư khư biết bản thân mình thì giữ cũng để làm gì. Một ngày nào đó chúng sẽ bị chất nhầy đen đồng hóa, chúng sẽ tiêu diệt ngươi. Ta biết ngươi không thể tiêu diệt bạn bè mình, ngươi có thể bắt đầu bằng việc nhận thức ra rằng chúng một khi đã bị đồng hóa thì không còn là bạn ngươi, không cùng đẳng cấp với ngươi. Ngươi muốn những viên gạch mới của ngươi lẫn những chất uế tạp từ sự hèn kém của kẻ khác sao?

Những điều Lý Công Uẩn nói như kiếm đâm xoáy vào trí não ta, đau đớn nhưng hữu ích. Ta thà sống trong đơn độc, chết trong đơn độc nhưng gìn giữ được sự trong sạch của dòng năng lượng tuyệt mĩ còn hơn nhiễm chất màu ô uế hèn mạt của bầy đàn. Điều mỉa mai là, muốn gìn giữ dòng năng lược có thể đánh thức trái tim người khác, ta lại phải là một kẻ đơn độc.


Hoan Lạc giáo
https://www.facebook.com/651019761695024/photos/a.651339714996362.1073741833.651019761695024/658524660944534/?type=1
-------------------
- Nhưng ta bây giờ không thể được như ông ngày xưa – Ta chống cằm chán nản – Ta không có quyền lực, ta không có tiền.
- Không có gì là dễ dàng. Nếu muốn kiến tạo một cấu trúc, ngươi phải bắt đầu từ từng viên gạch nhỏ. Ngươi không thể kiến tạo một cấu trúc của niềm vui bằng các viên gạch sợ hãi được, đúng không? Ngươi phải kiến tạo bằng những viên gạch mới, do chính ngươi và những kẻ như ngươi tạo ra.
Hà Thủy Nguyên

                                       ==========================
THỜI ĐẠI HỦY DIỆT (1)

Bài ca được cất lên để khuấy động cơn phẫn nộ
Từ những phù thủy tử đạo đã cuốn theo ngọn lửa
Những điều này đã được dâng hiến trong bài ca chân chính
Khi tất cả chúng ta đều ngộp thở trong cơn giận dữ

Chín triệu người chết trong bốn trăm năm
Nhiều hơn thế nữa, đơn giản là trong dịch bệnh
Tại sao phải trú ẩn trong cái chết miên viễn
Khi tất cả chúng ta đều sống trong thời đại này?

Hãy trỗi dậy, hỡi những phù thùy, vứt bỏ mặt nạ
Hãy ngưng khóc than vì những tội lỗi cổ xưa
Mẹ Đất và những đứa con của bà đang trông chờ chúng ta
Để đối mặt với thời đại của sự hủy diệt

Đối mặt với quyền lực thù nghịch
Kiến thức cổ xưa liệu có còn tồn tại?
Chúng ta liệu có đủ những kỹ năng
Tổ tiên chúng ta đã biết cách để chiến đấu và sống sót?

Làm sao để vinh danh những người đã qua đời?
Sự nô lệ đe dọa tất cả nhưng vẫn còn thiểu số
Chúng ta phải dạy họ những xảo thuật
Mọi người cần kỹ năng họ đã từng biết

Hãy trỗi dậy, hỡi các phù thủy, hãy triệu hồi sức mạnh
Hãy để quyền năng trải rộng và vươn cao
Mẹ Đất và những đứa con của bà cần chúng ta
Để đối mặt với thời đại của sự hủy diệt

Tôi sẽ không vứt bỏ những công trình khoa học
Mê hoặc những thế lực khiến ý chí đổi thay
Tôi sẽ không tố cáo, vì chiến tranh hay hủy hoại
Những vị tù trưởng vô danh

Đàn ông vứt bỏ sự ủng hộ
Đàn bà đơn độc không tả xiết
Tốt nhất là chặn đứng một nửa cuộc đua
Là ai, nếu không phải chúng ta, sẽ thay đổi điều này?

Hãy trỗi dậy, hỡi các phù thủy, hãy triệu hồi sức mạnh
Hãy để quyền năng trải rộng và vươn cao
Mẹ Đất và những đứa con của bà cần chúng ta
Để đối mặt với thời đại của sự hủy diệt

Tôi sẽ không trách cứ nhà thờ của Đức Cha
Khiển trách và buộc tội là công cụ của họ, không phải tôi
Dù trong giáo đường hay nhà thờ
Bằng hữu là điều tôi tìm kiếm

Tôi sẽ không trả lời sự thù hằn bằng sợ hãi
Cũng không phải với lòng tự phụ và tình yêu ngạo mạn
Tôi sẽ không đáp trả thù hằn bằng giận dữ
Bởi sức mạnh của tôi không thể nào lay chuyển.

(1850)

- Phù thủy L.A Hussey -
Hà Thủy Nguyên dịch

Hoan Lạc giáo

THỜI ĐẠI HỦY DIỆT (2) - L.A Hussey

Hãy trỗi dậy, hỡi các phù thủy, hãy triệu hồi sức mạnh
Hãy để quyền năng trải rộng và vươn cao
Mẹ Đất và những đứa con của bà cần chúng ta
Để đối mặt với thời đại của sự hủy diệt

Ta sẽ không ẩn dấu trong rừng thiêng
Những nhà máy và thành phố đang réo gọi ta
Ta sẽ không trèo lên tháp ngà
Thế giới thực vẫn tồn tại dù cho ta chối bỏ

Ta sẽ không thuộc về nhà thờ hay quốc gia
Ai sẽ hiến dâng cho họ khi họ chỉ hiến dâng dối trá
Không chỉ vì dòng máu phù thủy của ta
Mà vì tất cả các gia tộc đang tồn tại

Hãy trỗi dậy, hỡi các phù thủy, hãy triệu hồi sức mạnh
Hãy để quyền năng trải rộng và vươn cao
Mẹ Đất và những đứa con của bà cần chúng ta
Để đối mặt với thời đại của sự hủy diệt

Liệu có phải vì sự nổi dậy là chiến đấu
Quốc gia quên mất lý do được tạo dựng
Nếu dị giáo để chống đối nhà thờ
Tất cả những điều luật với quyền uy, sợ hãi và tội lỗi

Hãy để chúng ta nổi dậy trong tự hào
Những kẻ dị giáo không hổ thẹn vì tội lỗi
Bàn tay của nhà chuyên chế thống trị Mẹ Đất
Sự nổi dậy của kẻ dị giáo là điều bà cần

Hãy trỗi dậy, hỡi các phù thủy, hãy triệu hồi sức mạnh
Hãy để quyền năng trải rộng và vươn cao
Mẹ Đất và những đứa con của bà cần chúng ta
Để đối mặt với thời đại của sự hủy diệt

(Một bản khác được L.A Hussey viết năm 1851)

Hoan Lạc giáo
https://www.facebook.com/651019761695024/photos/a.651068058356861.1073741829.651019761695024/660838570713143/?type=1

                                         ===========================
- Tôi tự thống trị bản thân mình. Tôi không cần kẻ trung gian giữa tôi và tự do của tôi.
- Hãy trở thành những con người độc lập, với tư duy rộng mở và hành động tự do không lệ thuộc vào bất cứ thế lực nào.
- Bởi vì mọi thế lực, dù có nhân danh chính nghĩa, cũng không bao giờ mang lại tự do cho bạn.

Phia Truoc
https://www.facebook.com/tapchiphiatruoc/photos/a.10152722801164206.1073741832.133851249205/10153618352669206/?type=1&permPage=1

Chúng ta đều gây ra sai lầm, gặp khó khăn và thầm chí hối hận về những điều trong quá khứ. Nhưng bạn không phải là những sai lầm của bạn, cũng chẳng phải những khó khăn kia, mà bạn ở đây vào lúc này với sức mạnh tạo ra cuộc đời và tương lai của bạn.

Đừng học đòi tự do ngôn luận trước khi thấm nhuần tự do tư tưởng

Không ai có thể hoàn toàn tự do cho đến khi tất cả đều tự do
Không ai có thể hoàn toàn tử tế cho đến khi tất cả đều tử tế
Không ai có thể hoàn toàn hạnh phúc cho đến khi tất cả đều hạnh phúc
-----------------------------------------
Đến lúc phải thay đổi cách gọi của Biển Đông?

Khi mọi người tiếp tục gọi là “Biển Nam Trung Hoa”, có một thông điệp trong tiềm thức rằng vùng biển này thuộc về một quốc gia xuất hiện trong tên gọi.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 vừa qua, các Nhà Lãnh đạo ASEAN đã thảo luận các vấn đề quan trọng mà khu vực đang phải đối mặt, trong đó có vấn đề Biển Đông. Đây là khu vực có nhiều điểm nóng tiềm tàng, dễ dẫn đến xung đột do những tranh chấp phát sinh từ yêu sách chủ quyền (mà theo Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long là rất khó để có thể lạc quan về việc sớm được giải quyết, nếu không muốn nói là không bao giờ).
Trung Quốc, nước yêu sách hùng mạnh nhất ngày càng trở nên hung hăng với nhiều động thái gây hấn, bất chấp nhiều năm kiên nhẫn thực thi ngoại giao hòa bình của ASEAN. Động thái mới nhất và khiêu khích nhất của Trung Quốc là các hoạt động bồi đắp, tôn tạo các bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa, trong đó có một số thực thể đủ lớn để xây dựng đường băng cho máy bay chiến đấu. Việc xây dựng này đã đi ngược lại với tinh thần của DOC và Trung Quốc rõ ràng đang phát triển sức mạnh cứng ngay tại trung tâm của vùng biển tranh chấp. Bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc COC mà các bên đã cam kết hướng tới dường như đang bị lảng tránh, hay nói theo cách tích cực nhất là bị đóng băng, nhất là khi Trung Quốc cố ý trì hoãn đàm phán. Việc Trung Quốc tiếp tục bồi đắp đất ở các bãi ngầm tranh chấp cho thấy Trung Quốc đang thay đổi lập trường của mình từ “hành động vu vơ” sang “thể hiện có chủ đích”. Đây là một động thái làm thay đổi hiện trạng và chắc chắn sẽ làm phức tạp quá trình tìm kiếm giải pháp cho tranh chấp Biển Đông.
Trong khi chờ đợi giải pháp cho tranh chấp, Trung Quốc ngày càng lớn mạnh hơn cả về kinh tế và quân sự, trong khi Đông Nam Á có thể trở nên mong manh và dễ bất đồng khi áp lực về chủ quyền gây nên những chia rẽ nội bộ. Điều này đã xảy ra vào năm 2012, khi ASEAN lần đầu tiên không đạt được thông cáo chung tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao tổ chức tại Campuchia. Tranh chấp Biển Đông đã làm lộ rõ tính dễ tổn thương của ASEAN, một hình ảnh ASEAN hợp nhất và đoàn kết từng gây được ấn tượng đã không còn nữa. Dưới sự tác động của Trung Quốc, một số nước thành viên ASEAN sẽ lại bị cám dỗ, đặt ưu tiên cho lợi ích quốc gia mình lên trên tình đoàn kết ASEAN thay vì theo đuổi song song cả hai. Viễn cảnh này càng rõ khi Trung Quốc đang chuyển hướng sang ngoại giao ngân phiếu - dùng lượng dữ trữ khổng lồ của mình làm đòn bẩy để giành lấy bạn bè, mua ảnh hưởng. Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) là một ví dụ kinh điển của bước ngoặt này trong trò chơi ngoại giao của Trung Quốc. Các quốc gia Đông Nam Á hay tập thể ASEAN hiện đang đối mặt với hai sức ép từ Trung Quốc - một con rồng mỉm cười với sức mạnh kinh tế cấp vốn phát triển cơ sở hạ tầng qua AIIB và một con rồng quẫy mạnh đuôi trong tranh chấp Biển Đông.
Sẽ khó cho một số nước thành viên khi phải đối mặt với cách tiếp cận “cây gậy và củ cà rốt” như vậy từ Trung Quốc, nhất là những nước yếu về mặt kinh tế. ASEAN phải suy nghĩ thấu đáo khi đối mặt với ít nhất ba thách thức lớn của Đông Nam Á.
Một là, là làm thế nào để duy trì sự thống nhất và đoàn kết của ASEAN trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông. Để giải quyết tranh chấp, Carl Thayer - một nhà quan sát lâu năm trong vấn đề này, đề xuất nên cân nhắc bước đi đầu tiên hướng tới COC, ASEAN có thể tự ký “Hiệp ước ứng xử trên Biển chung của Đông Nam Á”, các quốc gia thành viên cần giải quyết các tranh chấp biển với nhau trước, qua đó củng cố tình đoàn kết ASEAN.
Hai là, làm thế nào để ngăn chặn các hành động gây hấn trên biển của Trung Quốc trong tương lai, trong bối cảnh khu vực đang theo đuổi mối quan hệ kinh tế sâu sắc hơn với Bắc Kinh. Đây là lúc ASEAN cần thúc đẩy hợp tác biển với các đối tác thương mại có lợi ích gắn với tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Có thể bắt đầu hình thức hợp tác biển này với Mỹ và sau đó mở rộng sang các nước khác như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ba là, làm thế nào làm dịu tranh chấp Biển Đông ngay trong nhận thức của dư luận. Có lẽ đây là lúc tên gọi quốc tế “Biển Đông” cần được thay đổi. Một chọn lựa hợp lý là dùng tên gọi “Biển Đông Nam Á”. Theo một người phát ngôn của lực lượng vũ trang Philippines, khi mọi người tiếp tục gọi là “Biển Nam Trung Hoa”, có một thông điệp trong tiềm thức rằng vùng biển này thuộc về một quốc gia xuất hiện trong tên gọi. Bản kiến nghị trực tuyến về việc đổi tên thành Biển Đông Nam Á được khởi động bởi một quỹ của người Việt Nam, thành lập từ năm 2010 với ít nhất 10.000 người ủng hộ từ 76 quốc gia, gửi tới các nguyên thủ của 11 nước Đông Nam Á cũng như Liên Hợp Quốc và một số tổ chức quốc tế. Chủ tịch hiện nay của ASEAN, Malaysia nhấn mạnh: Một sáng kiến từ người dân như vậy là phù hợp với tầm nhìn của khu vực. Đó là một ASEAN hướng tới người dân, lấy người dân là trung tâm. Sẽ là thích hợp nhất nếu sáng kiến này phát triển thành một mong muốn chung của 600 triệu người dân ASEAN và không chỉ gói gọn trong 10 Chính phủ thành viên.
Theo http://nghiencuubiendong.vn/
Link gốc: http://nghiencuubiendong.vn/tin-ncbd/4892-n-luc-phi-thay-i-cach-gi-ca-bin-ong

                                        =====================

Thứ nhất, Mạnh tử quan niệm “trí tuệ” là năng lực học tập không biết mệt mỏi. Học không biết mệt mỏi là một phẩm chất quan trọng của người quân tử. Bản thân Khổng tử đã thường tự vấn xem ba phẩm chất “mặc nhi thức chi”, “học nhi bất yếm” và “hối nhân bất quyện” có hội đủ trong mình hay không. Trong sách “Mạnh tử” có dẫn lại lời của Tử Cống nói: “Học chẳng chán là trí, dạy dỗ không mỏi mệt là nhân. Đã nhân lại trí, Phu tử là Thánh rồi vậy”[Công Tôn Sửu thượng, 2]. Rõ ràng, trong quan niệm của Nho gia, “học không biết mệt mỏi” vừa là cơ sở hình thành, vừa là một biểu hiện của “trí tuệ” và “trí tuệ” là phẩm chất của Thánh nhân.

ĐỌC TIẾP BÀI TẠI LINK: http://phiatruoc.info/quan-niem-ve-tri-tue-trong-triet-hoc-trung-quoc-thoi-ky-tien-

                                       ==========================
ĐỊA CHÍNH TRỊ ĐÔNG Á TRONG SỰ TRÓI BUỘC CỦA NHỮNG XIỀNG XÍCH LỊCH SỬ

“Quên đi quá khứ thì mù một mắt, sống trong quá khứ thì mù cả hai”.

Các mối quan hệ ngoại giao ở Đông Á từ lâu đã trở thành con tin của lịch sử. Nhưng gần đây, “vấn đề lịch sử” của khu vực này đã trở nên căng thẳng hơn với việc chủ nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh giữa các chủ thể quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc, làm tăng thêm những bất đồng về mọi mặt, từ lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên cho đến việc tưởng niệm chiến tranh và sách giáo khoa. Liệu các quốc gia Đông Á có thể vượt qua những xung đột để lại từ những thế hệ đi trước để tiến tới một tương lai có lợi cho tất cả?

Hãy xem xét mối quan hệ giữa hai đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ ở Đông Á là Nhật Bản và Hàn Quốc. Dù những bất đồng trong lịch sử từ lâu đã cản trở các mối quan hệ song phương, lập trường dân tộc chủ nghĩa ngày một mạnh mẽ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đang làm trầm trọng thêm căng thẳng vốn đã gay gắt. Nếu Nhật Bản và Hàn Quốc thất bại trong việc ngăn những bất đồng gay gắt trong lịch sử quay trở lại thì quan hệ hai nước sẽ tiếp tục đóng băng và vô tình làm lợi cho Trung Quốc.

Không quốc gia nào hứng thú với chiêu bài lịch sử nhiều như Trung Quốc, khi Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đang dựa vào chủ nghĩa dân tộc để đem lại tính chính danh cho nền cai trị của mình. Năm ngoái, Trung Quốc ấn định hai ngày tưởng niệm mới để tưởng nhớ cuộc kháng chiến trường kỳ của Trung Quốc chống lại cuộc xâm lược của Nhật Bản trong Thế chiến II: “Ngày chiến thắng chống quân xâm lược Nhật Bản” vào mùng 3 tháng 9 và “Ngày tưởng niệm vụ Thảm sát Nam Kinh” vào ngày 13 tháng 12. Điều gì sẽ xảy ra nếu những quốc gia như Việt Nam và Ấn Độ cũng đặt ngày tưởng niệm các cuộc xâm lăng của Trung Quốc với họ kể từ năm 1949?

Bằng cách củng cố định kiến về các quốc gia thù địch, những tranh cãi xoay quanh lịch sử và sự tưởng niệm như vậy đã gây ra sự chia rẽ và bất ổn, và nó chắc hẳn đã khiến những tranh chấp lãnh thổ gần đây trở nên trầm trọng hơn. Thật vậy, việc chính trị hóa lịch sử vẫn là trở ngại chính đối với quá trình hòa giải ở Đông Á. Những nỗ lực liên tục nhằm viết lại lịch sử – đôi khi đúng theo nghĩa đen của từ này, bằng cách sửa lại sách giáo khoa – cùng các đường lối dân tộc chủ nghĩa đã khiến việc thiết lập các thể chế khu vực gần như là bất khả thi.

Điều này không nên xảy ra. Nhật Bản và Hàn Quốc là những nền dân chủ năng động và là những cường quốc kinh tế theo định hướng xuất khẩu, có quan hệ văn hóa truyền thống gần gũi và nhiều giá trị chung. Nói cách khác, hai nước là những ứng viên sáng giá cho sự hợp tác.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhận ra tiềm năng này và thúc đẩy tăng cường hợp tác chiến lược giữa Hàn Quốc và Nhật Bản nhằm đặt nền tảng cho một liên minh an ninh ba bên với Hoa Kỳ, một liên minh mạnh mẽ hơn và có khả năng đối trọng với Trung Quốc đang trỗi dậy. Dù vậy, Nhật Bản và Hàn Quốc lại từ chối gạt bỏ quá khứ.

Chắc chắn, cáo buộc từ phía Hàn Quốc rằng Nhật Bản đang phủ nhận một số hành động của nước này trong quá khứ ít nhiều là đúng. Nhưng có một điều cũng đúng là bà Park – người từ chối gặp gỡ chính thức Abe cho đến khi ông giải quyết xong những vấn đề dai dẳng xung quanh việc Nhật Bản từng thôn tính bán đảo Triều Tiên – đã dùng lịch sử để dung dưỡng tình cảm dân tộc chủ nghĩa trong nước. Thật vậy, việc theo đuổi lập trường cứng rắn đã cho phép bà Park che dấu đi một phần quá khứ không mấy dễ chịu của gia đình: Thân phụ của bà, nhà độc tài Park Chung-hee, đã hợp tác với quân đội Nhật Bản khi Hàn Quốc còn nằm dưới sự cai trị của chế độ thực dân.

Abe cũng làm dấy lên những căng thẳng giữa hai nước, đặc biệt là qua chuyến viếng thăm Đền Yasukuni ở Tokyo – một nơi tưởng niệm gây tranh cãi vì vinh danh những tội phạm chiến tranh loại A thời Thế chiến II bên cạnh những nhân vật khác. Dù chỉ đến thăm ngôi đền này một lần vào tháng 12 năm 2013, Abe cảm thấy buộc phải làm vậy để đáp trả việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không bao gồm cả những vùng lãnh thổ mà nước này tuyên bố chủ quyền nhưng không nắm quyền kiểm soát.

Dĩ nhiên, sự khác biệt giữa các câu chuyện lịch sử của Nhật Bản và Hàn Quốc đã có từ trước Thế chiến II. Hơn một thế kỷ trước, nhà hoạt động người Hàn Quốc Ahn Jung-geun đã ám sát thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản là Hirobumi Ito tại một trạm xe lửa ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc, điều này khiến Ahn trở thành một người anh hùng ở Hàn Quốc và một tên khủng bố ở Nhật Bản. Hình ảnh của Ito được in trên tờ giấy bạc 1.000 yên Nhật; còn hình ảnh của Ahn xuất hiện trên tem bưu chính 200 won ở Hàn Quốc.

Năm ngoái, bà Park đã đề nghị Tập Cận Bình vinh danh Ahn. Tập Cận Bình nắm ngay cơ hội này để chia rẽ hai đồng minh chính của Mỹ ở châu Á bằng cách xây dựng một đài tưởng niệm Ahn. Nhật Bản đáp trả bằng cách chỉ trích kịch liệt Trung Quốc vì đã tôn vinh một tên khủng bố và tuyên truyền cái nhìn “một chiều” về lịch sử – một động thái mà Nhật Bản khẳng định là “không có lợi cho việc xây dựng môi trường hòa bình và ổn định.”

Chất xúc tác cho những xung đột như vậy rõ ràng là sự thịnh vượng ngày càng gia tăng của châu Á. Với nền kinh tế ngày càng được mở rộng, các quốc gia châu Á đã đủ tự tin để xây dựng và tán dương một quá khứ mới mà trong đó, họ hạ thấp tầm quan trọng của những cuộc xâm lược do họ tiến hành hoặc làm nổi bật thái độ vững vàng của họ khi phải đối mặt với sự đối xử vô cùng tàn nhẫn từ nước khác.

Các câu chuyện được hợp pháp hóa của mọi quốc gia đều bóp méo các sự kiện và truyền thuyết lịch sử. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những di sản lịch sử có thể gây ảnh hưởng thái quá, át đi năng lực đưa ra những lựa chọn chính sách duy lý của các nhà lãnh đạo. Điều này lý giải tại sao bà Park tìm cách thắt chặt mối quan hệ với Trung Quốc, cho dù đối tác khu vực tự nhiên của Hàn Quốc là nước Nhật dân chủ. Một nguồn hi vọng mới bắt nguồn từ chiến thắng áp đảo của Abe trong cuộc bầu cử sớm gần đây, điều đã trao cho ông nguồn vốn chính trị để tiếp cận Park với một sự mặc cả lớn: Nếu Nhật Bản bày tỏ sự ăn năn một cách rõ ràng hơn về quá khứ quân phiệt của mình, Hàn Quốc sẽ đồng ý gạt bỏ những đau thương của lịch sử ra khỏi chính sách chính thức của họ.

Nhật Bản hay Hàn Quốc đều không thể thay đổi quá khứ. Nhưng họ có thể nỗ lực để định hình một tương lai hợp tác hơn. Như một câu ngạn ngữ Nga nói ngắn gọn: “Quên đi quá khứ thì mù một mắt, sống trong quá khứ thì mù cả hai”.

-----------------------------

Bài viết của Brahma Chellaney – Giáo sư ngành Nghiên cứu Chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách có trụ sở đặt tại New Delhi, tác giả của các cuốn sách Asian Juggernaut, Water: Asia’s New Battleground, và Water, Peace, and War: Confronting the Global Water Crisis.
------------------------------

Theo NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ


                                             ===================
Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
http://bookhunterclub.com/cac-mo-hinh-quan-li-nha-nuoc-hien-dai/
Giới thiệu sách: Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
http://moj.gov.vn/tvvpb/Pages/gioi-thieu-thu-muc-sach-moi.aspx?ItemID=15
Hội Tam Điểm ở Việt Nam
http://bookhunterclub.com/hoi-tam-diem-o-viet-nam/
Lịch sử Phát Triển của Sách
http://bookhunterclub.com/lich-su-phat-trien-cua-sach/
Bảy bước đến thành công - Chương 1: Rèn lòng tự tin và rèn nghị lực
http://maxreading.com/sach-hay/bay-buoc-den-thanh-cong/chuong-i-ren-long-tu-tin-va-ren-nghi-luc-39499.html
Tư duy là gì?
http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/T%C6%B0_duy_l%C3%A0_g%C3%AC
Hiến pháp của Tự Do
http://www.doimoi.org/detailsbook/4/3/hien-phap-cua-tu-do.html
Nghịch lý của dân chủ
http://bookhunterclub.com/nhung-nghich-ly-cua-dan-chu/
Mật Mã Tây Tạng
https://sachtonghop.wordpress.com/2015/06/21/mat-ma-tay-tang/
Tinh Thần Khai Minh
http://tinhthankhaiminh.blogspot.com/2015/06/nhap-mon-triet-hoc-chinh-tri-mill-p6.html#more
Tư Duy Nhanh và Chậm
http://www.sothich.net/2014/12/tu-duy-nhanh-va-cham-e-hop-nhat-hai-cai.html
Chuyện đọc sách
http://5xublog.org/2015/06/25/chuyen-hoc-sach/
Thử nhìn toàn diện bức tranh thế giới hôm nay
http://triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/chuyen-de-triet-hoc/triet-hoc-xa-hoi/thu-nhan-dien-buc-tranh-the-gioi-hom-nay_430.html
Một số nguyên tắc đọc sách
http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/mot-so-nguyen-tac-doc-sach-can-ban.html
Ngay Bây Giờ hoặc Không Bao Giờ
http://waka.vn/the-loai/ky-nang-mem/chi-tiet-ngay-bay-gio-hoac-khong-bao-gio/5758.html?utm_source=ngaybaygiohoackhongbaogio&utm_medium=ngaybaygiohoackhongbaogio&utm_campaign=sachtruyenthongthang6
Những nguyên tắc trong cuộc sống
http://waka.vn/the-loai/song-dep/chi-tiet-nhung-quy-tac-trong-cuoc-song/2530.html?utm_source=nhungquytaccuocsong&utm_medium=nhungquytaccuocsong&utm_campaign=sachtruyenthongthang6