Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

TỰ LUẬN

Tự luận
Chủ nghĩa xã hội thường được hiểu là hệ tư tưởng hay hệ thống kinh tế đối lập với chủ nghĩa tư bản. Cuộc chiến về lí luận và thực tế giữa những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội là trung tâm của các sự kiện thế giới trong suốt thế kỷ XX.
Những người theo chủ nghĩa xã hội hay ủng hộ chủ nghĩa xã hội công kích chủ nghĩa tư bản đã gây ra bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo, chế độ đẳng cấp, nạn bóc lột lao động, lối sống thực dụng. Họ cũng công kích những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản dung dưỡng, dung túng cho nhiều chế độ quân chủ, thần quyền (như một số nước Trung Đông và một số nước khác hiện nay),cho chủ nghĩa phong kiến và địa chủ, các hủ tục, cho các chế độ phân biệt chủng tộc (như Nam Phi). Chủ nghĩa tư bản theo họ là cha đẻ cho chủ nghĩa thực dân (chủ nghĩa đế quốc), hay thao túng kinh tế các nước nghèo đói. Chủ nghĩa tư bản được xem là góp phần dựng nhiều chế độ độc tài hay cai trị độc đoán, chuyên chế ở Mỹ Latin (Haiti, Nicaragua,Paraguay, Chile, Argentina, Peru, El Salvador...), ở Philippines, Nam Triều Tiên, Nam Việt Nam, Indonesia trước đây, chế độ quân phiệt và độc đoán Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc và Đài Loan, ở một số nước châu Phi, chế độ độc đoán trước đây ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Những người theo chủ nghĩa tư bản hay ủng hộ chủ nghĩa này đổ lỗi cho chủ nghĩa xã hội gây ra nhiều cuộc nội chiến, các cuộc cách mạng (mà họ thường gọi là đảo chính hay nổi loạn), sự cưỡng ép các mô hình kinh tế tập thể hay nhà nước gây nghèo đói, tham nhũng, tước đoạt quyền tư hữu. Họ cho các nạn đói trên diện rộng ở Trung Quốc, Campuchia,... một số nước châu Phi trước đây là hậu quả của kinh tế hợp tác cưỡng ép. Những người theo chủ nghĩa tư bản cũng cho chủ nghĩa xã hội cản trở cho tự do kinh doanh của người dân, để nhà nước thao túng toàn bộ kinh tế (bao gồm cả truyền thông, giáo dục, y tế...)gây bất bình đẳng, chậm phát triển. Đường lối chống tôn giáo của một số phái chủ nghĩa xã hội bị xem là cực đoan. Nhiều người theo chủ nghĩa tư bản cũng đổ lỗi cho chủ nghĩa xã hội gây ra các chế độ cai trị độc đoán ở Bắc Phi và một số nước châu Phi khác (Zimbabwe,...), Syria, Iraq, Miến Điện trước đây, các chế độ độc đoán của Stalin (Liên Xô), Mao Trạch Đông (Trung Quốc), Nicolae Ceauşescu ở Romania,... chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia. .
Cả hai phía ủng hộ chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội đều đổ lỗi cho nhau gây sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít(chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, , chủ nghĩa tư bản,chủ nghĩa độc tài quân sự, chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa chống cộng, chủ nghĩa hợp tác, chủ nghĩa toàn trị, chủ nghĩa chuyên chế, chống lại chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cộng sản.). Sự phát triển của các phong trào Hồi giáo cực đoan được những người theo chủ nghĩa xã hội đổ lỗi cho sự khuyến khích của chủ nghĩa tư bản để chống lại chủ nghĩa xã hội, nhưng bản thân những người này có khi cũng chống cả chủ nghĩa tư bản.
Theo lý luận của những người cộng sản, nhất thiết cần tiến hành cách mạng vô sản để xóa bỏ chủ nghĩa tư bản. Sự thích ứng của chủ nghĩa tư bản đặc biệt là sự đa dạng hóa trong sở hửu và quản lý gây khó khăn và làm phân hóa thêm những người theo chủ nghĩa xã hội.Nhưng theo tôi việt nam là một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.và xây dựng đất nước trên nền tảng chủ nghĩa xã hội từ đó đến nay.và đả đạt được những thành tựu to lớn.tuy nhiên những sai lầm và thất bại cũng không ít.Vì vậy chúng ta nên dựa trên nền tảng xã hội chủ nghĩa có sẳn và cũng cần phải biết kết hợp những thành tựu trong quá trình xây dựng hiện thực từ hai chủ nghĩa này mang lại.Và cần phải xóa bỏ những sai lầm mắc phải của hai chủ nghĩa này từng gây ra.
lý tưởng cao nhất của CNXH là làm việc hưởng theo lao động. Trong đó, người lao động sẽ nhận đầy đủ những giá trị thặng dư do mình làm ra. Chủ lao động sẽ nhận được mức thặng dư trên nền tảng thỏa thuận và có quản lý của nhà nước - đại diện cho giai cấp CN - VS - TT và các tầng lớp tiểu tư sản.nhưng về cơ bản Vì CNTB có rất lâu trước CNXH, lại có rất nhiều thành tựu trong các cuộc cách mạng KH-KT nên những thặng dư nó tích lũy được rất lớn so với CNXH. Do những kinh nghiệm tích lũy được, các nước TBCN có cách điều hành hệ thống kinh tế - giáo dục tốt hơn, tác phong công nghiệp tốt hơn, tập trung đầu tư cho phát triển công nghệ với tần suất cao cũng là một nguyên nhân khiến cho trình độ KH-KT của các nước CNTB vượt trội hơn so với CNXH.
Trên mặt bằng chung, những nước đi lên CNXH, trừ Liên Xô, đều trải qua thời kỳ bị đô hộ từ phong kiến cho đến thực dân, trình độ lạc hậu, kinh tế nghèo nàn. Để giành lấy độc lập cho dân tộc, không còn con đường nào khác hơn phải xây dựng một hệ thống chính trị đối lập với hệ thống chính trị của CNTB. Nhưng với tài nguyên đã bị các nước TBCN và chính bản thân nước đó khai thác triệt để và ít có khả năng khôi phục đã khiến cho các nước bị hạn chế tiềm lực phát triển. dựa trên những nền tảng công nghệ đã có của các nước TBCN nên không thể nào có trình độ KH-KT và kinh tế hơn các nước TBCN. Nhưng hiện nay, cán cân không còn qua thiên lệch .
chúng ta cần:
tổng hợp các tư tưởng phản ảnh các cuộc đấu tranh giai cấp .
tổng hợp các tư tưởng phản ảnh những ước mơ, nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu của con người mà trước hết là những người lao động nghèo khổ về một xã hội tương lai tốt đẹp không có áp bức bóc lột. tổng hợp những (phương pháp, cách thức, con đường) giải pháp khả thi để đi đến xã hội mong muốn đó.
Rivaret

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét