Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Bàn về tính ì ngụy biện của Trạng Quỳnh và thói hâm mộ cái khôn cái tốt của người Việt

Bàn về tính ì ngụy biện của Trạng Quỳnh và thói hâm mộ cái khôn cái tốt của người Việt



Lâu rồi xin làm cái Note. Nhưng viết đơn giản thôi, ko đạo mạo. Trong 1 bài bàn về "Thói ngụy biện ở người Việt", có đoạn như sau về "Chuyện Trạng Quỳnh":

Người Việt chúng ta thường rất tự hào về những đối thoại [mà chúng ta cho là “thông minh”] giữa Trạng Quỳnh và Chúa Trịnh ngày xưa. Nhưng nói một cách công bằng và theo tiêu chuẩn của lí luận logic, thì những trao đổi của Trạng Quỳnh hay tương tự chỉ là những ngụy biện ở trình độ thô sơ nhất. Nhưng có điều đáng buồn là những đối thoại kiểu Trạng Quỳnh, mà trong đó sự hơn thua nhau từng câu nóibắt bẻ nhau từng chữ,vặn vẹo ý nghĩa của từng câu văn, v.v… lại đi vào sử sách, như thể để làm gương cho thế hệ sau nàyMà làm gương thật. Cho đến ngày nay, có người vẫn còn cho đó là một biểu tượng của sự thâm thúy, thông minh của dân tộc, là phản ánh sự phong phú của ngôn ngữ Việt, và đem ra ứng dụng trong tranh luận.
(phần Format để nhấn mạnh là của tôi - Lân Hoàng)Ta hiểu "trừu tượng" thôi. Vì những đoạn đầu têu của Trạng Quỳnh mà phân tích dưới góc logic, tư duy thì hơi "giáo sư tẩn mẩn" và hơi nâng tầm. Nhưng hiểu về ý nghĩa chung cho (tâm lý, đầu óc) người Việt Nam thì rất đúng. Đúng cả luôn cái đoạn "làm gương."Chúng ta nên ko quên là, "Trạng Quỳnh" ko phải các STT để đả phá chế độ, lên án thói hư tật xấu, chế nhạo tầng lớp trên. Mà còn và trước hết là chuyện cười nhẹ nhàng, trong nhà hay vài ba anh bên cốc nước. Rít điếu thuốc lào ọc ọc ọc, kể cho nhau nghe, khà khà, tợp hớp nước chát đặc, rồi đập 2 chân vào nhau... và... kễnh ra ngủ.Đây là những câu chuyện để vui đùa:1. Để cười: Cười là 1 nhu cầu, lúc nào và nơi nào cũng phải có, bất luận chuyện chi (ko riêng chính trị)...Dĩ nhiên trí thức có cái cười của trí thức. Người bình dân ít học có cái cười của người dốt. Hiền ngu lưỡng giả bất tương mâu, diệc các tự cầu kỳ sở lạc... 2. Để niềm vui sống (dù hơi giống 1 nhỉ): Để thấy cuộc đời lạc quan, để yêu đời (nhất là trong cái đói nghèo, tư gia nhếch nhác). Vui vẻ kể lể, phét lác. 3. Để tìm hiểu: Đây ko phải "bài học." Hay thể hiện quan điểm, trình độ.- Qua các câu chuyện người ta vừa tìm ra các nghịch lý, các cách nói lái nói lẹo, những cách dây dắt "đố có trời mà lần"... (đã đành). - (... mà còn để) Phát hiện, tìm hiểu và nhận thức những kiến thức. Ko phải của sách vở mà từ cuộc sống xung quanh: Những ai mê tín quá đà (tượng bà tồng ngồng, cúng thành hoàng làng...) Óc dốt nát sinh hoạt tầm bậy tầm bạ rồi sinh đau ốm, còn bịa ra cúng sao giải hạn vu vơ...Thói mê chữ ngất ngất (của những ai thực ra cũng học kém, suy nghĩ kém)... Đời sống tình dục bí hiểm... của hoạn quan. Và, xin lỗi các bạn, cả những cách "kích thích và tự thỏa mãn sinh dục" (làm xương cho sáo, làm sao cho sướng, tôi may ngón tóc, tôi móc ngón tay...)Và 1 ít kiến thức xã hội nhất định (tất nhiên, cũng sơ đẳng, ko đòi hỏi hơn được): Quan thì hay quan cách, hách dịch, nặng đòn nhẹ lý. "Quý tộc nông thôn" thì thích làm "ông to bà nọ", mua Nhiêu, mua Xã... Sứ Tàu thì hay tự tôn, coi khinh ta, ra điều kiện. Vua Chúa thì kiểu sống sang, làm dáng, phi thực tế (con mèo). Và cả những kiến thức tẩn mẩn khá vô dụng. Nhưng dù sao nó cũng là kiến thức. Người ta ko ngại nói ra vì đây là dân gian, biết ai nói đầu tiên đâu: - Ỉa thì ko thể ko đái đc. - Đi đái loắt ngoắt thực ra... nó cũng giống rồng (ko phủ nhận được, dù nó nhảm)- Cặp mông người ta thực ra thì nó cũng giống... quả bí. Thêm con cặc, kể ra ko khác gì cái cuống^^Những kiến thức tò mò ngớ ngẩn vụn vụn này, nó ko có gì. Song dù sao ko ai cấm đc. Và đôi khi, ko muốn thì chúng ta vẫn phải thừa nhận, nó cũng lởn vởn trong óc ta. Có điều vì đạo mạo, ta tránh ko kể. Nó cũng như những kiến thức tần mần chả để làm gì: "Ngồi xổm lá vông O , chổng mông lá trúc 0 ""Đi nhai, đứng ngậm, ngồi cười" Và rất nhiều truyện tương tự, như 4 5 ả đàn bà cãi nhau chuyện ấy, chả ai chịu ai sai ai đúng, cuối cùng bắt nhau lên hỏi quan. Quan cũng đéo biết phân giải. Cuối cùng phải hỏi quan bà. Quan bà bảo ả nào cũng đúng tất, tùy vào điều kiện khách quan cụ thể XDTóm lại là những kiến thức xã hội nhỏ nhặt và những hiểu biết "ngầm" kinh nghiệm và hơi mần mò vớ vẩn (nhưng dù sao khó phủ định)

Về kiến thức xã hội, có phần ngây thơ và tự tưởng tượng, vì nhân dân nói vậy chứ cũng phi thực tế, ko có điều kiện quan sát. 4. Để tìm sự cân bằng: Để tránh sự thái quá và tôn vinh, thiếu bộ mặt cuộc sống bình thường. Thời xưa, trừ trí thức Nho giáo (vì tinh thần xa lánh cái kinh dị, quỷ thần hợp pháp thì cũng phải kính nhi viễn chi), nhân dân rất mê tín, nhưng dù sao có 1 chút vô thần tự phát. Người ta vẫn thờ, nhưng ko muốn làm quá lên. Cho là những chủ đề ko thể mạo phạm.Nhân đấy, những chuyện vua - quan - sư - tôn giáo - tín ngưỡng... người ta cũng ko muốn quá đạo mạo, sợ sệt hay kính cẩn. Chứ nhân dân là những kẻ mê tín số 1 (cầu đảo, hầu đồng, hát văn...) và cũng nhút nhát sợ sệt khiếp đảm quan lại số 1 (khi bị xé ra khỏi lũy tre làng bảo hộ). Chí Phèo đấy, nói thế chứ có anh hùng đâu. Khi bơ vơ đối mặt tự nhiên sẽ hãi. Cuộc sống như vậy nó cũng giản dị hơn, cân bằng hơn, và đúng thật hơn. Các chủ đề được cân đối lại với nhau. Ko cái gì bị đả phá thái quá. Ko có gì bị tôn trọng quá mức. 5. Để tìm sự dân chủ (gần giống 4): Biệt lập với văn học và sách vở chỉn chu. Cố nhiên, khi anh cười cái gì, ko phải chỉ là dám cười, không đặt hết lòng tin hay sự phản kháng. Mà còn là 1 cách dân chủ về đề tài và tự do sáng tạo. Như đã nói ở điểm 2 là cả sự nhảm nhí, ko biết đặt vào đâu (nhưng đặt trong chuyện cười thì cũng có chỗ). Trước đây, các học giả cộng sản chú mục và nâng tầm sự phản kháng của nhân dân lao động vào tầng lớp/ giai cấp áp bức  bóc lột (và cả giai cấp trí thức quan phương). Bốc thơm và nịnh bợ thế giới của nhân dân lên. Cường điệu và nâng tầm lập trường nội dung đấu tranh.Các nhà chính trị cộng sản sử dụng các bài của học giả cộng sản đó làm nơi giác ngộ quần chúng. Và tìm 1 "đồng minh" đồng cảm với thái độ lên án gạch đá và súng đạn của họ với phong kiếnvà tư bản (dù Trạng Quỳnh chưa có tư bản).  Chứ thực chất thì nó chưa đến tầm nghiêm chỉnh như vậy. Và nhân dân cũng ko quá chú mục, truyền tụng... Không phủ nhận là thái độ phản kháng ở chuyện Trạng Quỳnh ở mức tập trung và thuần túy cao. Thực chất thì người ta cũng lợi dụng rất nhiều chuyện và nhiều nguồn (đủ nơi, đủ thời) để thâu tóm lại. Nhưng nó ko đến mức là 1 lập trường và 1 mục đích đấu tranh. Bởi thế Trạng Quỳnh có cả chuyện cá nhân ông (vợ ốm, thể hiện cái nhìn của kẻ sỹ Nho gia hơn quần chúng, vì đã nói, nhân dân rất mê tín và ít đập phá chọc tức thánh thần, vật thiêng như thế, nói dại, nó vật mình thì sao, lợi đéo gì? Đây là 1 ứng xử lớp trên Nho giáo), chuyện vu vơ ko rõ mục đích và hơi ma cà bông (đ!t mẹ thằng nào bảo thằng nào)... Nên nói thật về chuyện Trạng Quỳnh, dù nó hay hay dở, chúng ta ko nên làm quá. Bảo rằng những thứ đó manh mún, hàm hồ, trí khôn ti hí... và nhiều sự đùa nghịch trái tinh thần... Thì vốn dĩ nó cũng là những câu chuyện bên lề muôn màu lọt thỏm ở làng quê. Và phần nào có mục đích tích cực là yêu đời, ko làm quá... thậm chí là để kiếm ra chuyện để nói. Các "học giả" ngộ sách, ngộ chữ, hoặc ngộ phản kháng... của chúng ta cũng ko nên quên rằng: Khi chúng ta cười cợt cái gì ko chỉ vì chúng ta đấu ngược lại nó, mà cũng là 1 cách "yêu" nó, dù là dưới vẻ cười nhạo, châm chích và cả thù ghét. Bảo rằng yêu vua quan, nhà sư... thì hơi khó ai nghe tôi, nhưng ý là tôi nói chung. Bởi nói chung là họ cũng bao dung được với cái xấu của cuộc đời và ko thấy nó địa ngục.Qua việc chỉ trích tìm được nụ cười (ko phải là để hả hê đâu), mà còn cười đc cuộc đời và cười được cái xấu là còn thấy vui vẻ và chấp nhận. [Khi thù hận gì người ta chửi, giết hoặc khi chế bĩu cái gì người ta nói văng vung vãi, nói say khướt tràn cung mây, cười bạt mạng... chứ ko có châm biếm vui vẻ và sảng khoái như vậy (dù có quê mùa)]

Trạng Quỳnh ko phải là của chiến sỹ, cũng ko phải của trí thức thể hiện (xem mình dân chủ đầy mình, trong khi ai chả có, còn anh bảo anh tự hào hơn bọn lừa, bọn cuồng tín, bọn vô khai hóa... thì thực ra là anh tự hào mình với CỨT
Ko thì chúng ta đã trở thành bất hiếu, khi đôi khi cũng bôi bác và chỉ trích bố mẹ. Tôi ko có ý nói dân coi quan như cha mẹ, bực dọc đấy, chế nhạo đấy, nhưng vẫn yêu.  
Tôi chỉ nói rằng tìm đc nhược điểm của cuộc đời, cười lên đầy lạc thú, thì bản thân là 1 cách sống dung dị và đầy yêu đời. Thấy nó đáng để sống.Tất nhiên, tôi cũng ko nói là họ thế là slave, cam chịu. Bàn về Trạng Quỳnh là 1 việc phải mất công viết nhiều chữ. Vì ít có truyện nào có đề tài chuyên suốt bằng nó (tuy cũng có nhiều chuyện ngoài lề). Khiến chúng ta nhận thức là đã có 1 ý định sưu tầm hướng về 1 mục đích.. Nhưng trên hết đây là 1 kiểu vui cười và tìm hiểu ở mức độ kiến thức dân gian.  SONG VÔ TÌNH NÓ CHO TA NHẬN THỰC TRẠNG ĐÁNG BÁO ĐỘNG VỀ TÂM TÍNH VÀ TƯ DUY CỦA VIỆT NAM. Tôi đơn cử 1 thí dụ thôi (vì ko có thời gian và lúc này chưa hứng): Trạng Quỳnh ăn cắp truyền kỳ tiếu lâm các nơi và ăn cắp thời gian. Truyện "Tú tài" (Tú Cát) chứng tỏ nó sáng tác đời Nguyễn, thậm chí rất mới đây. Nó sinh ra thời buổi Nho giáo và học hành - thi cử Hán học đã bị điêu tàn. Truyện này bề ngoài tưởng ko có gì, chỉ là để đả phá bọn mua chữ sính bằng cấp. Thực chất nó sử dụng 1 rơi rớt của Kinh Dịch (cát - hung) và đạo Càn - Khôn (trời sinh, đất nứt). Vừa dụng ý gây cười, châm biếm vừa là tiếng thở dài suy đồi. Kẻ sáng tác câu đối đó đã biết có thời kỳ người ta bán các tước hiệu Tú tài (mua chữ) vì eo hẹp ngân quỹ. Nhưng y cũng có chút kiến thức nhất định vớt vát về Kinh Dịch: Kẻ nói đc câu "Trời sinh" ko phải hoàn toàn quá tầm thường, dù "Đất nứt" rõ ràng là để bôi bẩn. Tú đối với Bọ (Tú ko chỉ tú tài mà sự thanh nhã). Ông đối với Con. Ko chỉ sự đăng đối mà còn rơi rơi 1 tí kiến thức vạch Âm - vạch Dương. Khí Dương tượng quân tử, thanh sạch và nhẹ. Khí âm tượng tiểu nhân, ám muội và trọc.Áp chuẩn tôn trọng tư liệu và thời điểm lịch sử nghiêm mực vào họ (Folkore) là vẽ chuyện. Trẻ con có đi xe máy đâu. Nhưng kiểu gắn vào mồm Quỳnh, đẩy Quỳnh lên tận thời Lê Trịnh, hay nói cách khác và lôi Quỳnh lại tận thời cận đại (mà Cống Quỳnh lại là nhà khoa bảng có thật, từng làm quan, dù là Cử nhân ko phải Tiến sỹ = Trạng). Ko quan tâm sai đúng và mọi sự liên quan. Là: 1- Thể hiện óc trì trệ, ko phát triển, ko phát lộ tinh hoa, ko xuất trí tuệ, ko tinh anh (dù nói công bằng cho Quỳnh, dáng dấp Quỳnh tỏ vẻ tinh ranh và hay đố lặt vặt, hay tẩm ngẩm chơi đểu, dĩ nhiên lấy thế được ngoại phạm của mình, những lúc người ta ko trị được hoặc trị Quỳnh thì lại nhỏ nhen)2- Óc thiếu phát giác, chây lì không phát hiện, khó nhận ra các phân biệt, các ý niệm trong thế giới tinh thần. 3- Óc tùy tiện, tùy hứng, coi thường4- Óc vay mượn, lợi dụng thiếu trong sángMà vay mượn, ko nói về chuẩn hay đạo đức, lại là đại biểu của tư duy đồng hiện, tư duy đánh đồng... Vì yếu kém và bảng lảng.Ở đây người ta dễ dàng chấp nhận mọi "chân lý" tù mù (dù rằng có vẻ thích biếm xích để chứng tỏ mình biết chân lý). Giống như người Pháp ngạc nhiên vì khi hỏi dân làng là "Làng ta lập từ bao giờ" thì họ bấn lên là dân làng KHÔNG HIỂU và KHÔNG GIẢ NHỜI. Khi được thúc giục (hiểu ra cái ấy khá quan trọng với người hỏi) thì đại đa số người trả lời TỪ THỜI HÙNG VƯƠNG dù đó ko phải là ý định của người hỏi, nhưng các học giả Pháp ko giảng giải đc. Bởi thế, lôi kéo người Việt dễ. Đồng thời chỉ họ thấy cái gì cũng khó.Tức là, tôi hơi đi lòng dzòng, nói ko nên phê Quỳnh ngụy biện vì đây là TÁC PHẨM CƯỜI. Nhưng rồi quay lại... cũng là NGỤY BIỆN. Cái ngụy biện trong thao tác tác phẩm thì ko đáng cười chê. Nhưng cái ngụy biện trong tinh thần chung - phản ánh qua đời sống thực An Nam - thì đáng chê. Ngụy biện dù sao cũng là 1 cách thức gian lận trong chỉ trích, bôi bác, đè bẹp hoặc kèo nhèo vật vã đối thủ (cái này làng Fb Dân chủ dùng nhiều) mà không phải đưa quan điểm ra. Thắng ko vì thực chất ý tưởng hay. Dù sao thì cũng là việc yếm trá có mục đích.Mà: A) Một trí tuệ mông lung, đờ đẫn kém phát giác và kém thấy bản chất thật. B) Một tư duy giả tạo, quy đồng, đánh đồng hay liên hệ yếu (hay ít nhất là thấy chẳng việc gì ko đánh đồng)C) Một tác phong suy đồi, yếm trá (dù vô tình hay cố ý), ru ngủ mình và vật nhoài đối phương.  Khi người ta không THÀNH THẬT được trong tư duy và nhận thức thì chỉ chạy theo được trí thức lươn lẹo, vụ lợi, sính chữ, sính hiểu biết vặt, sính cái khôn tối thiểu và sính cái tốt đẹp hiền triết rởm (khi cần sẽ có stt), thói nói lởn quởn vô mục đích và nói thoăn thoắt ko đâu vào đâu. Đó là lý do vì sao, ngay thời hiện đại 2014, người Việt tôn sùng, khoái chí kiểu Giáo Sư Xoay. Và có nhẽ "yêu" cả Mr. Dâu Tây. Vì phục vụ được:1- Hiểu biết vạn vật "biết tuốt tuột" tủn mủn gì cũng nói. (Nhân tiện, người Việt cũng là dân học giỏi và ham hiểu biết)2- Trí khôn phát hiện những cái mâu thuẫn ngờ ngẫn, nhảm nhí.(Dù bề ngoài là lấy đề tài khôi hài những người nệ học sinh ra lậm, bị bệnh ngộ chữ. Hay cái cười chê bệnh này lại của chính những dân tộc sính học, sính tài tủn mủn)3- Tài nghệ nói thoăn thoắt như điện mọi vấn đề, nói choặt roặt nống cái này sang cái khác. (Dân chủ Fb tố cáo và dè bỉu hiện thực, thể hiện giác ngộ và minh triết cũng thế, khi cần sẽ nhắc tới)4- Đề tài phải vô dụng: Nói vu vơ vất vưởng phiếm chỉ ko trỏ vào đâu.5- Thói giải trí qua thời gian, ko nhằm vào ai/vấn đề gì cả, ko ai mất mặt.Qua Hỏi Xoáy Đáp Xoay  thì ko bao nhiêu, thể hiện lối tạp kỹ cây nhà lá vườn  vốn của các bí thư Đoàn biết tí đàn sáo tọc toạch, văn nghệ văn gừng tiểu phẩm Xóm vườn... Tuy nhiên cũng thể hiện óc la cà của người Việt, sính chuyện vui sến sẩm cuộc đời kiểu Mường Tè. Nhưng qua Fb, phát ngôn và nhiều truyện, Clip khác, nó thể hiện nhu cầu tìm ý nghĩa sống và học vấn (cũng tức là ham học hỏi theo hướng tích cực, yêu đời, lạc quan, lề phải) của nhân dân ta, qua việc họ đi tìm và ngưỡng mộ bọn văn nghệ con hát (Đoàn) này lên cùng cực. Tức nói theo tác giả bài viết trên, nhân gian bách tính, mỗi người một sở thú và 1 tìm tòi (vả chăng 1 số người ko làm vậy cũng chả làm gì), vấn đề là họ lại tôn thờ đó là lý tưởng để bắt chước và suy tôn. Thậm chí cho là nét đẹp vàng son quá mà mình chỉ ngó qua và để "bớt ngu, bớt xấu chút" chứ không bắt kịp và sống theo được.  Cũng vậy với Trạng Quỳnh, ko ai tính bắt chước cái chĩa mũi kim đấu tranh và coi thường tai họa của ông... (được vậy đã quá tốt)Thử nghĩ xem, một dân tộc đẩy những hiểu biết cà chớn này lên 1 cực đỉnh? Và cao đẹp quá đến mức chỉ có thể ngưỡng mộ và ngắm nghía xíu tô điểm thôi vì nó cao cả quá, siêu hiện thực quá? ________________________Tất nhiên, đây chỉ là sơ thảo là đại diện vì riêng Trạng Quỳnh thôi, ta đã có thể triển khai 1 đại tác phẩm. Mà vấn đề chỉ giải quyết đc bằng vào cơ cấu xã hội cổ truyền và thân phận người dân Việt đào tạo nên tư duy dân tộc tính. 1 phần họ chối bỏ phát triển lý tính (dù họ học cần lao và học giỏi, thậm chí đạt các giải thưởng quốc tế). Và 1 phần, đại lượng ra, họ cũng không thể khác được. Gần đây, vì thế giới là phẳng, họ có điều kiện mở mang hơn, nhưng quá khứ dân tộc tính đang hạn chế họ. 

Lân Hoàng 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét