Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM (Ngô Đình Nhu)

Trong "Chính đề Việt Nam", Ngô Đình Nhu (tốt nghiệp Đại học văn hiến cổ tại Pháp, sau về làm Quản thủ Thư tịch VN cho đến 1946, vì vậy anh ta rất am tường sách sử) cho rằng: Gạt qua bên việc VN thất bại vì chủ trương "văn hiến Trung Hoa" (tức Nho học) là duy nhất, và 1 quan niệm ngoại giao "nhược tiểu" kiểu đi sứ (vì thế các phái bộ ta gửi đi không thành công). Cái sự thua của ta là tình trạng vô tổ chức của làng xã Nam Kỳ. Anh ta cũng rất khôn ở 2 nhận định này:
1- Óc dân chủ tự trị của người dân VN Bắc + Trung Kỳ ko có gì đáng khen (như các học giả Phương Tây khen):
"Trước hết, chúng ta sẽ không vội vã, như phần đông các sử gia và kinh tế gia của chúng ta, khen ngợi và hãnh diện với tổ chức làng mạc của chúng ta, mà những người này xem là một sáng kiến kỳ đặc của dân tộc. Những người này thường ca tụng tính cách dân chủ trong sự tổ chức tự trị của làng và tính cách độc lập của làng đối với chính quyền trung ương."
Vì:
"Điều thứ hai là tính cách dân chủ nhận xét ở trong sự tự trị của các làng chỉ là hình thức tập hợp xã hội thấp nhất của loài người, mà các bộ lạc nào cũng có." (Điều thứ nhất là - theo Nhu - dù thế nào chính quyền TW vẫn kiểm soát, khi chặt tay bởi các "lý trưởng" bổ nhiệm, khi lỏng tay, bằng việc tự cho làng thu xếp.)
2- Làng Bắc Kỳ là 1 "pháo đài" trù mật, ko chỉ có tính văn hóa mà còn ở sự xây dựng và địa đồ (làng "cô đặc" lại), làng ở Trung Kỳ vẫn nhang nhác thế nhưng đã "kéo giãn" ra. Còn ở trong Nam thì đúng là "vô tổ chức". Vì thế, Pháp (hay bất cứ thế lực nào) cũng dễ tấn công ở đây.
Tuy nhiên, Nhu sai khi tham vọng "trù mật hóa" dân Miền Nam để chống Plus, bằng các "khu trù mật", "ấp chiến lược". Vì nó xúc phạm tâm lý đời sống của cư dân Miền Nam, họ ghét sự gò bó, cơ hội cho tham nhũng (lấy chi phí xây làng để tiêu). Việc "Bắc Bộ hóa" dân Nam Kỳ là điều sai lầm, thủ tiêu tính cách cởi mở, hào hiệp... ở đây (một lợi thế văn hóa và tư duy ở Nam Kỳ). Thứ 2, thay vì bắt cá, anh ta tát sạch ao (bất kể có cá không).
Ko phải lúc để nhận xét cả con người Nhu và cả tác phẩm này, song nhìn qua cũng ý niệm được, Nhu thiên lý thuyết, đẩy sâu vào tư lự ko cần thiết, đôi khi suy diễn, ko có thực tiễn nâng đỡ. Điều này đúng bề ngoài Nhu, tuy đc coi là "anh cả của Miền Nam sau Diệm", anh ta lại có bộ dạng mơ màng, quan tâm sách vở hơn chính trị. Nhu cũng ảo tưởng khi tự cho chế ra đc ý thức hệ thứ 3 chống Plus và cả Tư bản.
Nhưng cái nhìn thực tế về cái "DÂN CHỦ KIỂU LÀNG" của anh ta là khôn, ko phủ nhận ko lý tưởng hóa. Kết cấu xã hội Nam Kỳ mà anh ta chê thì lại là ưu điểm hơn nhược điểm. Thực ra, sự "trù mật kiên cố" của làng Bắc Bộ lại làm người ta cũng rất "vô tổ chức" (vì làng xã ko phải là 1 đơn vị hành chính và đạo đức để quản những người dân ko thấy mình thuộc về ai và chấp nhận quy ước nào, làng có 1 hệ thống phê phán phong tục của nó nhưng cũng đc bao dung và ko mấy ai sai phạm đến mức độ bị trừng trị hay đuổi cổ). => Đầu óc dân Bắc Bộ tuy có vẻ "nghĩ ngợi", "dè dặt"... nhưng cũng rất "phóng thoáng" vô tổ chức, thiên về bông phèng và bài xích ko chú tâm (khác với chỉ trích nghiêm khắc của Nam Trung Kỳ). Óc dân chủ vô tổ chức mà hiện nay ta thấy rất rõ.
Anh này nặng lý thuyết gia và nhầm lẫn giữa văn hóa và hành động chính trị.
Về tâm lý "duy Nho giáo", "duy Hán học" thì đúng nhưng bây giờ chúng ta chỉ trích thì DỄ. Đơn giản là bối cảnh ấy ko ai làm gì khác đc VN (có chăng là họ, VD Thái Lan, may mắn hơn). Ko quên rằng Nhật Bản cũng có thời kỳ đóng cửa, và họ may mắn vì họ CÔ ĐƠN TRƠ TRỌI và cả bị QUÂN PHIỆT CÁT CỨ.
Về mặt "hàn lâm sâu sắc", phê phán "ý thức độc Nho" này là đúng (nhưng ko mới, thậm chí giờ nói là cùi, trừ phi anh nói đc điều gì hay ho hơn).
Về mặt tâm lý "dân chúng theo đuôi", thậm chí phê phán này là dở và rởm. Vì nó cũng chỉ đc nhìn và chê õng ẹo ngoài theo tâm lý "lang thang", "hiểu biết 1 nửa" mà thôi.
Bàn xa hơn về tâm lý "độc tôn Nho giáo" và co cụm thủ thế, xuyên tạc ghê sợ Phương Tây xa hơn là 1 điều khó khăn và dài hơi, thủ thế của chính quyền TW khác, của trí thức Nho học xịn khác, của dân gian và trí thức Hán học dân gian (nửa vời) khác...
Những phản ứng của dân gian (theo kiểu Tây Dương Gia Tô Bí Lục) mang tính yếm trá (vừa "hiểu biết")
Sự phản ứng này đang lặp lại, ở thời đại ngày nay... Người ta ko chấp nhận "đối đầu minh bạch", thế vào đó là lấy lập trường lên tất cả, tự do nói theo ý mình và... vô trách nhiệm.

Lân Hoàng
--------------------------------------------------------

THIẾU TÍNH KHÍ.
Trong "Chính đề Việt Nam", Nhu đề ra 3 trở lực của VN: 1. Thiếu dân số (lúc đó), 2. Thiếu tính khí, và 3. Vô tổ chức. Tuy lý thuyết, Nhu khá khôn:
1- Vô tổ chức: Tuy Nhu phản đối "tập thể" kiểu của Bắc Việt, mà theo Nhu (đúng) là để chặt con người khỏi các quan hệ trù phú (gia đình, tín ngưỡng...) để chỉ còn độc quan hệ cá nhân với Đảng (hoặc 1 tập thể quần chúng đc Đảng lãnh đạo nào đó), tức "độc tài Đảng trị". Thế nhưng khái niệm "tập thể" của Nhu cũng mơ hồ, có lẽ nhang nhác 1 chút "xã hội liên kết" Công giáo (đạo của Nhu) và loay hoay bắt chước Bắc Việt (dù ngoài mồm Nhu chống).
Nhưng phát hiện óc "vô tổ chức" này là đúng. Có điều nó chỉ thay đổi từ từ được bằng 1 xã hội triệt để theo mô hình phương Tây, tổ chức làm việc bằng quyền lợi và nội quy, giải quyết quan hệ loài người bằng luật pháp. Đến giờ, nhiều người vẫn quen tôn sùng các "cây dân chủ lề trái" và ham chuộng chỉ trích nhất thời thuần lý tưởng... bằng chính óc vô tổ chức vô trách nhiệm (cốt đã mồm) này, thậm chí quay lại những cái "phản dân chủ" rất ấu trĩ. VD 1 cách rất NGU là nhong nhóng lên đòi Chống Tham Nhũng bằng cách trao toàn quyền cho Ban Chống Tham Nhũng và Ban này có quyền vừa Công an vừa Tòa án. 1 quan điểm ko nói Ngu xuẩn (vì dân chủ Fây ta nó đến thế thôi) mà còn rất chống... Dân chủ (Độc tài, Nhà nước chuyên quyền, Thâu tóm Hành pháp, Tư pháp, Xét xử và Công an vào MỘT).
2- Cái chính là Nhu đúng khi anh ta hiểu hạn chế của VN là "thiếu tính khí". Theo Nhu, "siêng năng cần cù" chỉ là tính cách, "thông minh hiếu học" chỉ là thiên tính. Nhu cho là, sự tan rã của "làng xã" và 1 chế độ thống trị ngoại xâm đã tiêu diệt tính khí của người dân VN. Tuy nhiên, Nhu sai khi cho rằng tính khí có thể bổ sung ngay bằng chế độ giáo dục. Và sai 2, sự "thiếu tính khí" này ko phải do chế độ ngoại xâm và tan rã làng gây ra. Dù tôi chưa hiểu rõ "Tính khí" theo quan niệm của Nhu là gì. Có lẽ anh ta nhấn mạnh đến những tính khí khí thế ứng xử của cá nhân mang tính tập thể và cộng đồng cao.
THIẾU TÍNH KHÍ của người VN ko chỉ là thiếu tinh thần tập thể, thiếu nề nếp, quy tắc... Mà là các CÁ NHÂN KO CÓ NÉT. Những cá nhân này đc sinh ra trong các công xã nông thôn đc bao dung rất lớn và 1 nền kinh tế trì trệ, cù lần, thể chế chính trị tuy hoàn bị quy củ (vì theo văn minh Hán Hoa) nhưng tù đọng lại ko thay đổi nữa.
Bởi thế KHÍ THẾ các cá nhân đây rất mờ nhạt. Khi cần, anh ta sẽ lên mạng chống chính quyền. Khi hơi chờm chợm (dù vu vơ mơ hồ), anh ta đóng Fb đó lại. Ở ngoài đời, anh ta thực sự là 1 tiểu nông kiêm con buôn, làm hết sức sự khôn khéo nhu nhược để hưởng lợi.
Họ cũng thiếu bộ mặt thanh thoát hay cao cả. Hay chú mục các đề tài đàm tiếu xí xớn nhất thời (ngay "dân chủ" cũng là 1 cách này). Quen nhìn các sự xung quanh với con mắt dung tục gây xích mích. Ít nhìn dưới góc độ xã giao (động viên thuần túy) khi ko có lợi. Khi cần, họ trở nên sợ hãi, nhon nhón hoặc nhắn nhủ 1 cách e dè úp mở.
Thay đổi tính khí thì khó, vì ko chỉ là chuyện HẠ TẦNG CƠ SỞ quyết định như Marxism đã nói, mà còn tùy vào sự thay đổi quan hệ cá nhân vs cá nhân.
Về thượng tầng kiến trúc, chỉ có cách là dẹp các tư tưởng "cao đẹp" giả tạo kiểu sến sẩm và 1 chút "hiền triết nửa mùa" (kiểu như yêu thương, tự động viên, châm chước thằng hiếp mẹ mình cho nó có tí lạc quan yêu đời). Đây là 1 bộ dạng "đạo cao" rởm đời. Bỏ hết đi, thay vào giá trị nhân đạo thương xót cho thân phận con người thực, thì mới khiến nhân dân có tí KHÍ PHÁCH đc.

Lân Hoàng 
--------------------------------------------------------
Về quan điểm "Phương Tây hóa", Ngô Đình Nhu dù máy móc nhưng chia như anh ta lại giản dị, giải quyết vấn nạn "giữ tính dân tộc" với "Tây hóa". Nhu chia làm 2 thời kỳ:
Giai đoạn 1) Tiếp thu Tây hóa có tổ chức (ko tự phát): Tiếp thu 1 chiều, tổng bộ, ko đắn đo, ko lựa lọc.
Giai đoạn 2) Cọ xát, đấu tranh của giá trị Á Đông (dân tộc) với giá trị Tây phương. Hiểu theo nghĩa: Giá trị Á Đông là nội dung biểu đạt. Còn Tây phương: Cái dùng để biểu đạt.
Nhu chấp nhận cọ xát, đấu tranh này, do cơ sở: Á Đông có những giá trị "không kém phần hay hơn" các giá trị cùng chủng Phương Tây. Mặt này, khá khen vì Nhu ko cho rằng Á Đông "ngu hơn" hoặc là "ko còn đáng để ý", "bỏ ko sử dụng". Anh ta hiểu: Á Đông có những giá trị ko hề ít văn minh hơn, chỉ có điều là trái Phương Tây.
Thực ra thì khó chia giai đoạn như vậy. Việc đấu tranh gạn lọc có ngay ở GĐ 1. Cũng như sự tiếp thu ko đắn đo vẫn còn ở GĐ 2. Song nói vậy sẽ giải quyết câu hỏi chả ai đáp nổi "Tính dân tộc vs Tính Tây làm thế nào?"
Tính dân tộc là cái bất biến, dù có muốn mất cũng ko mất được (nói thế thôi, các ông Việt kiều tưởng Tây lắm mà có Tây đâu, có khi còn Tây thua các ông ở VN). Tính dân tộc ko cần đến bản sắc, vì nó là những đặc tính khách quan tự nhiên mà có (có cắt đi nó lại tự mọc ra) tùy thuộc vào hoàn cảnh tự nhiên của anh. Bởi thế mà dù ko ai chủ động hô hào, Nho giáo, Hán học... ở VN có y xì phoọc với của Tàu đâu? Tính dân tộc tự sinh ra, sau đó lâu dần sẽ thành 1 bản sắc (nhất định).
Thế nên cứ chủ động Tây hóa. Giai đoạn này "lọc" sẽ ko tốt, mang tính chắp vá thủ đoạn (muốn A ko muốn cái B). Tại sao lại phải Tây thì ko cần lý luận, tự ta nhìn cũng ra (VD thể chế dân chủ thì ai có lợi). Tránh sự ngu dốt hay tầm nhìn của lãnh đạo thì cứ coi như nhập tất, ko lý luận. Sau 1 thời gian (thực ra là đồng thời, vì làm đếch gì chia đc giai đoạn đâu), vì tính dân tộc là tất yếu, sẽ xảy ra quá trình lựa chọn, xô xát và học hỏi nêu trên.
Làm như thế tốt hơn tiếp thu Tây ko trọn vẹn của Nhật và Hàn.
Bản chất văn hóa nói chung Đông hay Tây thì cũng là Chân - Thiện - Mỹ... nên sự cọ xát để tìm đc các đáp số ngon nhất, văn minh nhất, đẹp nhất cho người mình, hoàn cảnh đặc thù riêng của mình (mà ko nô lệ vào giá trị Tây) là đương nhiên và tin tưởng đc.
Song ban đầu thì cần nhất trí là tiếp thu toàn bộ đã. Ko ai lấy vợ chỉ vì cái bướm nhưng ko lấy cái mặt chẳng hạn. (xin lỗi hơi tục)
Lân Hoàng
-----------------------------------------------------------------------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét