Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

10 Điều ngu dốt phổ biến của người Việt Nam (Phần 1)

10 Điều ngu dốt phổ biến của người Việt Nam (phần 1)
1.Tài nguyên nhiều nhưng không biết sử dụng
Đất nước có bờ biển dài, tài nguyên nhiều mà vẫn nghèo : đấtnước ta có bờ biển dài rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, các loại tài nguyên như sắt, thép, đồng, alumin rất nhiều, địa hình đa số là đồi núi,thuận lợi trồng cây công nghiệp, đồng bằng nhiều phù sa…
Vậy mà đất nước ta vẫn nghèo, hiện đang xếp hạng 58/192 nước về độ nghèo khi so bằng GDP trên bình quân đầu người. Tuy nhiên nếu xét về các yếu tố chính xác khi thống kê thì có thể chúng ta còn nghèo hơn chúng ta tưởng.
Xét về diện tích quốc gia chúng ta xếp hạng 56/192 nước tức là có rất nhiều quốc gia nhỏ hẹp hơn nhưng vẫn giàu hơn.
Có thể đổ lỗi cho chiến tranh, hay bị đô hộ, nhưng không thể nói là chúng ta rất thông minh được.
2.Nhân tài nhiều mà không biết xài:
Nước ta xét về nhân tài thì ở lĩnh vực nào cũng có và quốc tế cũng phải thường xuyên khán phục. Nhất là ở lĩnh vực khoa học, vốn rất cần thiết để phát triển đất nước và đời sống, chúng ta có giáo sư Tôn Thất Tùng, giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Bùi Huy Đường, … mới đây nhất chúng ta có Giáo sư Trịnh Xuân Thuận, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Giáo sư Ngô Bảo Châu, Giáo sư Lưu Lệ Hằng…
Về kinh tế chúng ta có những chuyên gia kinh tế thế giới phải thán phục như Giáo sư Trần Hữu Dũng, giáo sư Trần Văn Thọ, tiến sỹ Vũ Quang Việt,tiến sỹ Lê Đăng Doanh…
Nếu phải kể tên những tài năng của Việt Nam, dù là cũ hay mới,trẻ hay già chúng ta có thể phải kể hàng tháng, hàng năm mới hết mấy cái tên…
Vậy mà chúng ta vẫn nghèo. Chính phủ không xài người tài đã đành, các công ty Việt cũng rất ít biết trân trọng người tài. Đa số các công tychỉ có ông chủ, cổ đông là tài nhất.
Ở cấp độ nhỏ hơn, người Việt khi thấy người khác giỏi, hay, ít khi chú tâm học hỏi, kết bạn mà thường là ganh tỵ, gièm pha và ghét bỏ.
Đó gọi là ngu.
3.Xung quanh toàn là hổ báo mà trong nhà không biết yêu thương nhau:
Nước Việt ở một vị trí địa lý rất hiểm hóc. Phía trên là Trung Quốc luôn muốn tranh giành, lấn chiếm. Phía tây là một nước láng giềng vốn dĩ không có thái độ thân thiện từ hồi dân Việt mở rộng về phía Nam. Phía Nam nước Việt nam vốn là các quốc gia đảo và quần đảo luôn có ý muốn gom càng nhiều diện tích biển càng tốt. Phía Đông là một vùng biển quanh năm tranh chấp.
Ở một vị trí đặc biệt đó, nước ta như chiếc bánh ngon mà ai cũng muốn ăn, muốn cấu xé, chia chác.
Vậy mà người trong nước thay vì yêu thương lẫn nhau, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, lại rất thường lôi những khác biệt trong suy nghĩ, lối sống, quan niệm, phương châm sống ra để phê phán nhau về đạo đức, phê phán nhau về nhân cách… từ đó ngày càng ghét bỏ nhau, thù oán nhau, phân biệt nhau.
Vốn dĩ đã ghét nhau cho nên dễ bị nắm đầu, dễ bị hà hiếp, bắt nạt, sinh ra yêu thích bạo lực, áp đặt mà không thích trò chuyện, chia sẽ.
Người trong gia đình nhỏ vốn dĩ dễ mâu thuẩn với nhau nên sinh ra tật thích ra đường khuây khỏa, từ đó đẻ ra văn minh đường phố, hàng quán. Đôi khi tin bạn hơn tin vợ, nghe người ngoài hơn nghe mẹ cha…
Cái đó ông bà gọi là Khôn nhà dại chợ…
Nhà như vậy, quốc gia như vậy nên khó mà mạnh được.
Đó cũng là một cái ngu
4.Bỏ gốc lấy ngọn:
Người Việt Nam làm gì cũng thích đi tắt đón đầu, bỏ qua cơ bản mà đi thẳng vào chuyên sâu, bỏ qua lý thuyết mà làm thẳng thực hành,…
Học sinh Việt Nam đi học rất ít khi hỏi thầy cô, hỏi một hai lần có khi bị mắng nên sinh ra lười hỏi, miễn sao làm bài được, điểm cao, tốt nghiệp được là thầy cô, bạn bè, cha mẹ yêu quý nên sau này ra đời cũng vác theo cái tư duy đó, học hành gì không quan trọng miễn sao kiếm được tiền, mua được nhà, xe, cưới được vợ là được.
Làm nghề trái ngành học chỉ có một phần là do dạy học không thực tiễn, còn phần lớn là do sinh viên không yêu nghề mình học, nếu có yêu thích thì chỉ cần thấy lợi ích to lớn là nhảy ngành, nhảy nghề ngay. Đó là biểu hiện nhỏ của việc bỏ gốc rễ là tri thức mà chọn ngọn là chiêu thức, là kết quả.
Người bệnh nhân đi khám bệnh, mua thuốc cũng chỉ hỏi bác sỹ là thuốc uống bao nhiêu cữ, uống có khỏi không mà ít chú ý đến quá trình trị liệu,phản ứng phụ. Cái quan niệm kết quả quan trọng hơn quá trình cũng thể hiện ở nhiều công ty cung cấp dịch vụ, tổ chức sự kiện, quảng cáo, thậm chí nghiên cứu khoa học.
Miễn sản phẩm có doanh số tăng là được, là quảng cáo hiệu quả. Còn bản thân mẩu quảng cáo đó thể hiện điều gì, sai sót gì, thông điệp gì…không quan trọng.
Làm sao ra cái luận văn đó, nghiên cứu sao để ra được cái kết quả đó. Mấy cái đó không quan trọng. Quan trọng là luận văn đây, kết quả đây,anh cứ kiểm chứng xem đúng không? Đó mới quan trọng.
Từ cái này mới đẻ ra cái sao chép, học đòi, trộm cắp, lừa lọc.Vì không có gốc rễ mà muốn vươn thành cây cao, ngọn cao thì chỉ có thể lừa đảo,sao chép.
Người Việt Nam làm gì cũng muốn người ngoài nể phục, quốc tế ngưỡng mộ nên toàn làm chuyện to tát, bình chọn bảo vật quốc gia, bình chọn Vịnh Hạ Long, lễ hội này nọ mà những cái gốc rễ như an toàn thực phẩm, vệ sinh đường phố, văn hóa xếp hàng, chất lượng phục vụ lại không chú trọng. Đó cũng là bỏ gốc mà chọn ngọn.
Học hành thì môn đại cương thường cúp học, đua lớp. Đến vào chuyên ngành mới chuyên tâm cày cuốc. Có được ngọn ngành mà quên mất triết học,toán học, luận lý học thì học mấy cũng bằng thừa, chỉ có thể múa võ dương oai chứ chẳng tạo giá trị gì được nhiều, đó là bỏ gốc mà chọn ngọn.
Thấy dạy kỹ năng thì đổ xô đi học mà không chịu rèn luyện. Đó là bỏ gốc mà chọn ngọn.
Mua đủ thức sữa bột mắc tiền để bồi bổ cho con thông minh.Cho con nghe nhạc giao hưởng từ tấm bé. Mà lại không chịu chăm đọc sách để phát triển chính mình vì bản thân cha mẹ là tác động con cái lớn nhất. Cho tiền con học hành khắp nơi mà cha mẹ thì mắng nhau cả ngày. Đó cũng là bỏ gốc mà chọn ngọn.
Đổ nhau đi dạy IT, học IT, làm IT mà kiến thức, thuật toán,giải trình, toán rời rạc đều yếu thì làm sao đào tạo ra chuyên gia bậc cao?. Đó là bỏ gốc mà chọn ngọn.
Bỏ gốc chọn ngọn là tật xấu, tật ngu. Ngọn chỉ có thể đưa đẩy trước gió để lòe người. Gốc rễ sâu xa mới là bền chặt giúp phát triển vững vàng, vươn xa.
5. Lười học mà muốn vươn cao:
Người Việt Nam đa số đều lười học, trừ số ít rất ham học.
Người Việt Nam đa số đều ham giàu, ham quyền lực trù số ít sống biết tự hài lòng.
Tại sao nói người Việt Nam lười học:
- Không có tạp chí khoa học chuyên sâu, không có tạp chí khoa học phổ thông đúng nghĩa. Vài tạp chí khoa học nếu có bán rất ít, và cũng ít người xem.
Giở một tờ báo doanh nhân ra, rất ít kiến thức quản trị, phân tích tình hình, đa số là hưởng thụ và khoe mẽ. Đôi lúc còn có cả lời than thở.
Tạp chí Y học dành cho mọi người thì trang có nội dung quảng cáo, Pr còn nhiều hơn là tin tức mới về y khoa.
Như vậy việc học chỉ trong nhà trường là hết,rời trường là ngừng học.
- Người Việt Nam lười đọc sách, nhất là sách lịch sử, văn hóa, khoa học…
Một đất nước có vài chục triệu dân mà sách lịch sử, văn hóa, khoa học chỉ in được vài nghìn bản, tối đa là vài chục nghìn thì quả là lười đọc.
Trẻ tuổi bây giờ còn lười đọc ghê gớm. Đọc được vài chục quyển là tự cho là đọc nhiều. Hỏi đến đâu lại quên đến đó. Là do đọc không kỹ, không chú tâm.
- Lười đọc sách báo, tạp chí, người Việt Nam cũngrất ít khi tham gia hội nhóm có tính chia sẽ, học tập mà thường vào hội nhóm vui chơi, giải trí.
Hội phượt, hội dã ngoại, hội du lịch, hội ẩm thực, hội chộp ảnh, hội ca hát lúc nào cũng đông.
Hội nghiên cứu, hội thảo luận, hội tranh cãi, hội học tập thì đa số là vắng, nhóm nhỏ lẻ tẻ được 1 dạo rồi im lắng.
Diễn đàn tranh cãi, nghiên cứu khoa học thìít mà diễn đàn chia sẽ download, hưởng thụ công sức người khác, tìm cách sử dụng cái này, cái kia thì nhiềuvô số kể.
- Chi phí cho nhân viên đi học luôn ít hơn chi phítổ chức đi chơi cho nhân viên. Ngân sách cho quần áo và ăn nhậu luôn lớn hơn chi phí cho 2 vợ chồng học hành cái này cái kia. Chi phí chọn trường cho con đa số lớn hơn chi phí mua sách cho con (mỗi lần chạy trường cả chục, trăm triệu)…
- Giáo dục luôn đặt nặng thực hành hơn học hỏi. Luônđặt nặng thực tế hơn lý thuyết. Đây cũng là biểu hiện của Ham làm hơn Ham học.
- Kiến thức không quan trọng bằng người thầy.
Lười học là cái ngu lớn của người Việt. Lười học mà cứ tưởng mình rất chăm thì còn ngu hơn.
Một biểu hiện khác của việc lười học là: khi người khác nói sai, thay vì học từ cái sai của người khác, lại nhảy ngay vào chỉ trích.
Khi người khác nói đúng, thay vì học từ cái đúng khác, lại nhảy ngay vào hâm mộ.
Hâm mộ mà không làm theo được, không hỗ trợ được, là cái hâm mộ lười nhác.
copy internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét