Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

CON NGƯỜI - XÃ HỘI - VAI TRÒ & MỐI QUAN HỆ

̉ dục tính xã hội bởi lý tính xã hội.

Các chuẩn mực đạo đức, luân thường xã hội, chính là các hệ số an toàn của sự trật tự xã hội. Các thiết chế cùng với các điều luật ban hành là hệ thống các hệ số an toàn của trật tự quốc gia. Để vận hành hoạt động thống nhất các cái Lý riêng (cái Lý cá nhân) trong xã hội, người ta thiết lập và thống nhất (khế ước xã hội) với nhau bởi các cơ chế pháp lý với dư luận xã hội; và với hệ số an toàn là các điều luật với các chuẩn mực đạo đức. Khuôn khổ - nề nếp: chính là hệ thống hệ số an toàn. Mọi người đều có một hệ thống hệ số an toàn lý tưởng nhằm trả giá để thiết lập. Pháp luật bảo vệ mô hình hệ thống hệ số an toàn chung nhất mà sức người có thể trả giá và thực sự trả giá được dần hình thành trong lịch sử kinh nghiệm tồn tại của cộng đồng, xã hội (biểu hiện như thông qua việc đóng thuế - nhằm duy trì hệ thống hệ số an toàn).

 THIẾT CHẾ XÃ HỘI LÀ XIỀNG XÍCH XÃ HỘI

Nếu không có văn hóa, không có thiết chế thì khó có thể khiến những người đang có quyền thế nhún mình, tiết chế hành động bản thân trước những người yếm thế khác. Như vậy thiết chế là cách thực hành mang tính kinh nghiệm, trí tuệ của nhân loại đúc kết lại.

Những người đắc đạo là những người hiểu được lẽ đó và không cần phải đuổi theo những “hư ảo”, “ảo tưởng” giải phóng, họ luôn biết tự giải phóng, buông xả mình ở ngay trong việc thống nhất giữa dục tính và lý tính của họ: dục tính không đòi hỏi, lý tính cũng chẳng cần phải răng ra các “dây xích” ràng buộc dục tính – họ ung dung tự tại giữa đời: đói thì ăn, khát thì uống, thiếu thì làm, “áp bức” đối với quyền lợi căn bản thì chống lại, hết áp bức thì thôi, không tham-sân-si. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết chúng ta không phải là những người "đắc đạo" và cũng không tự nhiên mà "đắc đạo", do vậy, xã hội luôn cần phải có các "dây xích" đối với chúng ta cho việc duy trì trật tự xã hội chung - lợi ích chung.
                               ======================================

Mô hình xã hội lý tưởng (không tưởng), chính là hệ thống các hệ số an toàn mà lương tri (sự hợp nhất giữa ý muốn chính đáng của dục tính với kinh nghiệm phán đoán khả thi của lý tính) loài người mong muốn thiết lập.

Xã hội lý tưởng (không tưởng) và xã hội hiện thực là hai mặt biện chứng. Giấc mơ là Lý; hiện thực là Đạo. Cuộc sống mỹ mãn là sự giằng xé trong khuôn khổ Đạo-Lý. Xã hội không tưởng là Lý; xã hội hiện thực là Đạo. Xã hội lý tưởng là sự giằng xé trong khuôn khổ Đạo-Lý.

Một nhà nước hoàn hảo là một nhà nước mà người dân không còn có ý niệm về nhà nước, điều đó hiển nhiên biểu hiện của một xã hội trật tự và lành mạnh.

Để có một trình độ nhận thức đột biến mới thì không thể không trải qua giai đoạn của những tưởng tượng "viển vông" – dò la, tìm kiếm. Để có một xã hội tốt đẹp hơn thì không thể không trải qua giai đoạn thử sai của các nhà xã hội không tưởng.

                            ===========================================

Xã hội là ý niệm từ con người, song đồng thời, xã hội lại là môi trường "sóng" của tồn tại trạng thái "hạt" – người.

Sự thích nghi trong xã hội không phải chỉ là sự thích nghi với từng cá nhân cụ thể mà còn là sự thích nghi với phức hợp của con người. Vì mỗi cá nhân có một màu sắc riêng, còn mọi người có chung một bản chất khách quan. Cái tính “khách quan” nó nằm ở sự giới hạn những thuộc tính chung của con số người hữu hạn.

Xã hội là toàn bộ các hoạt động thể hiện sự tương tác của con người với chính bản thân con người. Hành động của con người tuân theo hai cơ chế lý trí và khoái cảm.Quá trình tương tác của con người với con người cũng vận hành theo hai cơ chế này. Cơ chế lý trí phụ thuộc vào nhận thức của con người về thế giới (bao gồm về chính mình và những người khác),. Cơ chế khoái cảm, bản thân nó là kết quả của diễn trình tự nhiên.

Xã hội là một con người với những mâu thuẫn nội tại phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên - quá trình đấu tranh sinh tồn của con người trước môi trường tự nhiên. Sự dễ dãi của xã hội khiến cho mỗi cá nhân dễ buông thả; sự hà khắc của xã hội khiến cho mỗi cá nhân dễ bị “cháy rụi” thành than. Còn sự khắc nghiệt vừa phải sẽ khiến cho mỗi cá nhân được tôi luyện. Tuy nhiên, xã hội dễ dãi, hà khắc hay là khắc nghiệt vừa phải lại phụ thuộc vào sự dễ dãi, hà khắc hay khắc nghiệt vừa phải của con người đối với chính bản thân mình – điều này đồng nhất với mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên, bởi ta và thế giới là hai mặt biện chứng.

Giá trị làm cho đối tượng tồn tại. Giá trị mang tính người khiến cho xã hội văn minh tồn tại. Ý nghĩa của đời sống xã hội chính là sự khẳng định tồn tại của xã hội thông qua thực tiễn của con người trong việc chuyển hóa giá trị tự nhiên thành giá trị mang tính người (tính nhân văn).

Phú quý sinh lễ nghĩa. Ranh giới giữa sự mông muội và các nước lạc hậu rất mong manh.

Nhà nước là ý niệm từ con người, việc nhà nước khiến cho dân chúng không còn tin tưởng vào nhà nước cũng đồng thời diễn ra hiện tượng con người trong xã hội đó không còn tin tưởng lẫn nhau.

Cuộc đời mỗi con người là một ca thí nghiệm về cái đúng cái sai của loài người.

                                          =============================
Xã hội là một phần của tự nhiên (Tạo Hóa) do đó vận động của xã hội cũng chính là một phần diễn trình của tự nhiên (vũ trụ), phản ánh mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Diễn trình vũ trụ là diễn trình biến đổi của những điều kiện tự nhiên. Mức độ hà khắc của chế độ xã hội vận động theo mức độ hà khắc mà thiên nhiên chi phối xã hội đó. Vì vậy, mức độ hà khắc của chế độ xã hội tương lai sẽ phụ thuộc vào cuộc chiến chinh phục tự nhiên cũng như quan hệ quốc tế của con người trong tương lai.

Các hiện tượng xã hội có thể gọi là các cơ bắp, hay có thể gọi là các mụn nhọt, các nếp nhăn nảy sinh từ những biến đổi ở bên trong cơ thể xã hội. Hãy tập hợp các hiện tượng xã hội, các triệu chứng xã hội để chuẩn đoán tình hình sức khỏe của xã hội. Để có một xã hội khỏe mạnh cần thực hiện 4 bước: khám bệnh – phát hiện “điểm bất hợp lý”, mâu thuẫn, vốn bị phủ định; vạch bệnh – nghiên cứu, làm rõ căn bệnh; chữa bệnh – tìm ra giải pháp mới khắc phục; cuối cùng là phòng bệnh trên cơ sở của kinh nghiệm, lịch sử bệnh lý đã trải qua.

Tôi không dám chắc về sự tồn tại của xã hội (nhà nước) cũng giống như việc tôi không dám chắc về sự sống chết của chính tôi vậy. Nhưng điều đó không phải là vấn đề, bởi sống và chết là hai mặt biện chứng: quá trình xã hội (nhà nước) đang sống (tồn tại) cũng chính là quá trình xã hội (nhà nước) đang chết (hủy diệt). Bản thân xã hội (nhà nước) sống hay chết, tự nó vốn vô nghĩa. Nó có nghĩa như thế nào là do chúng ta khiến xã hội (nhà nước) sống (tồn tại) như thế nào và chết vì điều gì. Nó có thể sống bởi dục vọng và chết bởi lòng tham của chính con người hoặc nó sống vì lương tri và chết bởi tình thương yêu như cuộc đời của đức Chúa Jesus. Cái chết như thế nào khiến cho cái sống có ý nghĩa ra làm sao. Sống dai, sống dài thì có nghĩa lý gì?!

Bản tính vũ trụ là sự thống nhất và đấu tranh của dục tính và lý tính vũ trụ. Con người là một tiểu vũ trụ cho nên bản thân con người là sự thống nhất và đấu tranh của dục tính và lý tính con người. Sự vận động cũng như các hiện tượng của xã hội là ý niệm về sự vận động của con người cũng như các trạng thái của con người, cho nên bản thân xã hội là sự thống nhất và đấu tranh giữa hai lực lượng dục tính và lý tính trong xã hội thông qua cơ chế pháp lý với dư luận xã hội, và thông qua hệ số an toàn của các điều luật với các chuẩn mực xã hội.
                               
                                                  =================================

XÃ HỘI LÀ Ý NIỆM TỪ CON NGƯỜI (THỂ HIỆN MỐI QUAN HỆ: CON NGƯỜI VỚI CHÍNH BẢN THÂN)


Xã hội là ý niệm từ con người. Loài người có những kẻ như thế nào thì trong tâm lý của con người nói chung bao gồm tất cả những điều đó. Từ những kẻ giết người hàng loạt cho đến các vĩ nhân. Trong một con người tự phát, luôn có hai lực lượng tích cực và tiêu cực. Vì vậy, trong xã hội có nhiều hoạt động lành mạnh sẽ lôi kéo và tập hợp được lực lượng tích cực trong mỗi con người tham gia xây dựng xã hội. Ngược lại, trong xã hội có nhiều hành vi tiêu cực sẽ luôi kéo và tập hợp lực lượng tiêu cực trong mỗi con người tham gia vào sự đục khoét, trục lợi xã hội.

Điều gì không ghi dấu ấn lại trong tâm trí dân chúng thì điều đó sẽ bị lịch sử lãng quên theo thời gian.

Xã hội là ý niệm từ con người. Phần lớn hạnh phúc của con người là từ trong lao động. Một xã hội có tỷ lệ thất nghiệp nhiều thì không thể nói xã hội đó hạnh phúc được. Một đất nước không thể giàu có nếu mỗi người dân còn nghèo khó; một đất nước không thể mạnh nếu mỗi người dân vẫn còn yếu đuối; một đất nước không thể hạnh phúc nếu mỗi người dân còn đau khổ; một đất nước không thể có công bằng nếu mỗi người dân còn đối xử bất công trong chính họ.

Xu hướng vận động của xã hội tiến tới cái Lý chung của một cộng đồng người và hướng về cái Lý chung nhất của cả nhân loại. Cái Lý của mỗi người đều hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu đặc thù của bản thân mỗi người. Cái Lý của xã hội tiến tới việc thỏa mãn nhu cầu chung của cộng đồng người và hướng tới nhu cầu chung nhất của cả nhân loại. Nhu cầu chung của cộng đồng người lại là nhu cầu đặc thù của mỗi nhóm người; nhu cầu chung nhất của nhân loại là hạnh phúc. Để chuyển từ xã hội hiện thực này đến xã hội Đạo Lý đó thì những người lý tính (hiểu biết đạo lý) cần phải nỗ lực nhiều và những người cảm tính còn phải xung đột, đánh nhau nhiều. Quá trình vận động của xã hội gắn liền với quá trình hoàn thiện con người - năng lực làm chủ của con người.

Sự phân hóa và điều tiết các hình thức, thiết chế, lĩnh vực hoạt động của xã hội phản ánh sự chi phối của sự điều tiết của nhận thức xã hội. Các lĩnh vực khoa học phản ánh ý niệm về sự bận tâm của con người: Toán học; Lý học; Sinh học; Hóa học; Lịch sử; Địa lý; Văn học; Logic học; Đại số học; Hình học; Cơ học; Vật liệu học; Tâm lý học; Nhân học;  Xã hội học; Mỹ học…

Xã hội là ý niệm từ con người. Trong đám đông xã hội, có người đại diện cho bản năng xã hội, có người đại diện cho lý trí xã hội, có người đại diện cho tâm linh xã hội.  Giới trí thức là tinh hoa lý trí của dân tộc. Giới văn nghệ sĩ là tinh hoa tâm hồn của dân tộc. Quân đội (quân sự) là ý chí của xã hội. Nhà nước là cơ quan tập trung quyền lực và ý chí của con người.  Xã hội là một sự chuyển động có hệ thống "chân ga" và cũng có hệ thống "chân thắng". Có những người khiến xã hội vận động, có những người có chức năng phanh xã hội lại.

Tấn công lý lẽ bằng lý lẽ phản biện; tấn công quyền lực bằng quyền lực trực đối. Đầu tư vào kinh tế, văn hóa, chính trị là sự đầu tư vào sức mạnh quyền lực; đầu tư vào giáo dục là sự đầu tư vào sức mạnh lý lẽ. Đối với một quốc gia: sức mạnh lý lẽ nằm ở trong đầu của tầng lớp trí thức, sức mạnh quyền lực nằm ở trong lòng dân. Cuộc chiến quyền lực cần có lực lượng "quân đội" đông và tinh nhuệ; cuộc chiến lý lẽ cần có lực lượng "trí thức" đông và sắc sảo.

Theo Plato, sự xác định các thành tố, hay các đẳng cấp trong xã hội, dựa trên sự phân chia cơ cấu linh hồn ra ba phần: Nhà cai trị, hoặc triết gia tương ứng với phần lý trí của linh hồn; các chiến binh tương ứng với phần ý chí của linh hồn; những người lao động chân tay và buôn bán tương ứng với phần dục vọng của linh hồn. Theo Aristotle, những gì phù hợp với cá nhân thì cũng phù hợp với nhà nước. Nhà nước là sự phát triển từ gia đình thông qua cộng đồng, làng xã, cái lúc đầu hình thành vì sự thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên, sau đó tồn tại vì mục đích đạo đức và nhân sinh. Điều này có ý nghĩa là ở Aristotle, ý tưởng về nhà nước đã hình thành ngay trong con người từ buổi ban sơ của lịch sử. Tương tự như vậy quyền lực là ý tưởng bẩm sinh, càng trưởng thành con người càng nhận thức rõ về nó. Quyền lực nhà nước là sự tiếp nối và triển khai ở phạm vi rộng hơn quyền lực của người chủ gia đình. Theo Aristotle, gia đình, cộng đồng, nhà nước là phương thức tồn tại tự nhiên và tất yếu của con người.

Xây dựng nhà nước là xây dựng một mô hình con người-xã hội, trên cơ sở của sự hiểu biết về chính bản thân con người. Cũng như xây dựng thế giới tự nhiên thứ hai (văn hóa) trên cơ sở của việc hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên thứ nhất.

Hệ thống hệ số an toàn tồn tại của môi trường xã hội quyết định bởi hệ thống hệ số an toàn của mọi người, mọi cá nhân thành viên trong xã hội.
Để hiểu một con người hãy nhìn những gì họ đã và đang làm. Để hiểu cả xã hội, hãy xem những gì đã và đang diễn ra. Xã hội ý niệm từ con người. Sự bình an hay bất an của mỗi người, của mỗi xã hội thể hiện trong từng hơi thở, từng lời nói, từng cảm xúc, từng hành động tác nghiệp của con người và lan tỏa tới người khác. Sự bất an ở tâm lý xã hội sẽ dẫn tới hành động bức bối cải tạo xã hội hòng thiết lập trật tự bình an (bình yên) của mỗi cá nhân trong xã hội, dẫn tới “loạn”.

Xã hội là sản phẩm mối quan hệ giữa con người với con người. Mối quan hệ giữa con người với con người phản ánh mối quan hệ giữa con người với chính bản thân con người. Do đó, hiện tượng xã hội phản án diễn biến ngay trong bản thân con người. Nói cách khác, xã hội là ý niệm xuất phát từ diễn biến ngay bên trong bản thân con người. Quá trình phát triển của xã hội loài người gắn với quá trình tự giáo dục và hoàn thiện của loài người tương thích với sự khắc nghiệt, tức là thích ứng với hoàn cảnh sống thay đổi và điều chỉnh hợp lý khi điều kiện sống ổn định. Chúng ta là một con ký sinh trùng bám víu vào hoàn cảnh.

Ta và thế giới là hai mặt biện chứng. Xã hội là ý niệm từ con người. Chúng ta có biết cách tự làm đẹp cho bản thân thì chúng ta mới có khả năng làm đẹp cho xã hội. Muốn chiến đấu để loại bỏ một "thế lực bất hợp lý" trong xã hội thì trước tiên cần phải chiến đấu và loại bỏ cái "thế lực bất hợp lý" ở ngay trong chính mình. Bất công xã hội bắt nguồn từ sự tự bất công của mỗi người đối với chính bản thân mình. Xã hội là ý niệm từ con người. Vì vậy, giải quyết được vấn đề con người thì sẽ giải quyết được vấn đề xã hội. Vấn đề xã hội là từ vấn đề trong diễn biến nội tại của con người nảy sinh. Tật xấu hay cái cao quý của xã hội phản ánh tật xấu và cái quý cả của quần chúng nhân dân.

Lòng ta không yên, cuộc sống của ta sẽ rối loạn. Lòng dân không yên, xã hội sẽ loạn.

                                       =================================

    XÃ HỘI & CÔNG DÂN
Giữa nhà nước và mỗi cá nhân là hai con người. Chỉ có hòa thuận, tôn trọng, bình đẳng, cùng có lợi; nếu không một trong hai khó có thể yên ổn.

Quan hệ giữa nhà nước với nhân dân thực chất là quan hệ giữa nhân dân với nhân dân trong xã hội đó được triển khai. Vì vậy, quan hệ giữa nhà nước và nhân dân xấu hay tốt thì đó không phải là do nhà nước hay là do dân mà là do mối quan hệ (luân lý) trong nhân dân có vấn đề.

Người ta chỉ có tinh thần phụng sự xã hội khi bản thân họ tự cảm thấy đã được thỏa mãn với những gì xã hội (thế giới, cuộc đời) mang lại. Người công dân không thể nào yêu được xã hội nếu như họ không cảm nhận được tình yêu của xã hội dành cho họ. Thiếu đi tình yêu của xã hội là thiếu đi động lực để xây dựng xã hội. Từ đâu mà có tình yêu của xã hội đối với người công dân? - Chính là từ tình yêu giữa người công dân với người công dân trong xã hội đó. Bạn không thể cho thế giới (người) những gì mà bạn không có. Nhân dân không thể bảo vệ được đất nước nếu như nhân dân không có được động lực từ đất nước - cảm thấy có ơn gì từ đất nước.


XÃ HỘI DÂN SỰ

Nếu như nhà nước là một một thiết chế được dựng lên của lý tình nhằm kiểm soát dục tính xã hội, thì xã hội dân sự là một dạng thiết chế được hình thành do sự thống nhất của các lực lượng lý tính và dục tính trong xã hội.Hay nói cách khác, đó là những thiết chế tự ý thức và tự kiểm soát của dục tính xã hội vốn đã được trải qua quá trình lý tính hóa.

                                ''<=================================>''
                                 TĨNH THÔNG LINH - Triết Lý Về Sự Sống
                                ''<=================================>''
                                  

  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét