Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

CHUYỆN CON CUA

CHUYỆN CON CUA

Nếu ta bỏ một con cua vào một cái xô nhỏ, nó có thể dễ dàng leo lên và bò ra. Nhưng nếu ta bỏ nhiều con cua vô chính cái xô đó, thì không con nào bò ra khỏi được!
Các bạn có biết tại sao không?

Một buổi chiều lang thang trên bờ biển, tôi thấy một bác ngư dân để một cái xô rất nhiều cua trên bên cạnh ông. Thấy thế tôi mới thắc mắc hỏi: Tại sao cái xô không có nắp đậy? Bác không sợ cua nó bò ra hết à? Và cũng nhờ vậy tôi mới có được câu giải thích: “Ngốc quá, một con cua thì có thể leo ra ngoài dễ dàng nhưng với một đàn cua thì không. Bởi khi bất kỳ con cua nào cố gắng trèo ra sẽ bị những con cua khác nắm chân lôi xuống. Cứ như thế, chẳng con cua nào ra khỏi cái xô được, vậy cần gì đậy nắp”.

Không tin bữa nào rảnh bạn thử làm một cuộc thí nghiệm và ngồi quan sát hiện tượng này bạn sẽ thấy rất thú vị đấy. Nhưng có điều, bọn cua nó làm vậy không phải do suy nghĩ, mà do bản năng.

Sau cái lần đó, tôi cũng chẳng nghĩ ngợi gì nhiều. Bẵng đi một thời gian, tôi vô tình đọc được một định luật, trong cuốn sách “30 định luật thần kỳ của cuộc sống”. Định luật này dựa trên hiện tượng đàn cua trên, và tôi ngộ ra nhiều điều từ đó.

Có bao giờ bạn muốn làm một điều gì đó mà bị bạn bè, gia đình, người thân ngăn cản chưa?

Có bao giờ bạn cho đó là đúng nhưng hầu như tất cả mọi người đều bảo là sai chưa?

Có bao giờ bạn hành động theo trái tim mình nhưng bị ném đá tơi tả chưa?

Chắc chắn, ít nhất một đôi lần bạn gặp trường hợp tương tự. Đây là định luật xã hội, nhưng gắn chặt với định luật của tự nhiên.

Khi bạn cố gắng bắt đầu đi trên một con đường mới, hướng đi mà những người khác rất thận trọng. Thi họ sẽ làm tất cả những gì có thể để kéo bạn trở lại. Những gì họ đang thực sự làm là chiếu nỗi sợ hãi của chính mình vào tình huống của bạn. Họ thậm chí có thể cảm thấy rằng họ đang giúp đỡ bạn-rằng họ đang hướng bạn khỏi thất vọng và thất bại. Nhưng không, họ đang giữ bạn ở chính vị trí mà họ đang ở mà thôi.

Vì vậy, khi bạn thật sự muốn làm một điều gì thì khó khăn lớn nhất chính là vượt ra khỏi đám đông còn lại. Nếu không học cách vượt qua, thì bạn cứ mãi ở lại trong chính “cái xô” đó mãi thôi.

Nguồn: #eduviet

CLB Vươn Tới Thành Công
https://www.facebook.com/vuontoithanhcong/photos/a.457977358463.251594.98570188463/10152599741458464/?type=1
-----------------------------------------------------------------------------

Các bạn có biết về chú "cua" này không?

Mình xin chia sẻ với các bạn, đây không phải là cua, mà là một chú "dã tràng", một loài động vật cùng họ với cua nhưng sống trên các bờ cát ven biển. Mình đã không biết điều đó cho đến khi 28 tuổi đấy, khi lần đầu tiên được chơi đùa trên bãi cát mịn ven biển, và bắt gặp những đôi mắt ngây thơ đáng yêu như thế này ^^

Dã tràng đào các hố rất sâu và thẳng đứng xuống nền cát, vo các hạt cát phù sa lại thành các viên tròn và hút chất dinh dưỡng từ các viên đó. Bởi thế, trong một cái nhìn thoáng qua và có phần ngộ nhận, cha ông ta đã viết nên câu thành ngữ:

"Dã tràng xe cát biển Đông
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì"

Câu thành ngữ trên khiến mình liên tưởng về nhiều điều mà những người trẻ chúng ta đang chứng kiến, hoặc đang thực hiện hôm nay...

Mình vốn là một kỹ sư ĐH BK HN, cũng có bằng cử nhân Quản trị Kinh doanh, nhưng hơn 4 năm gần đây mình tham gia hoạt động xã hội và coi đó là trọng tâm sự nghiệp của mình. Đi nhiều, gặp nhiều, chia sẻ nhiều, mình nhận ra VN chúng ta cũng có nhiều người tâm huyết với đất nước lắm, dám nghĩ dám làm lắm, nhưng tiếc là, những việc mà họ đang làm cũng giống như con dã tràng vậy... Xã hội rộng lớn này với biết bao những trào lưu, biết bao những biến động và nhiễu loạn đã cuốn phăng đi công sức vun đắp của bao người.

Bởi vậy, sau cùng, mình nghĩ rằng để thực sự có thể thay đổi xã hội này, thì những con người kia cần phải biết bắt tay với nhau, kết hợp với nhau thành những khối đồng nhất và vững vàng, có như thế mới đủ sức để chống trọi lại với những biến động tiêu cực của xã hội, và che trở cho những mầm xanh vươn lên hoàn thiện, đủ sức gánh vác đất nước sau này.

Kể từ đó, mình không còn mải mê tham gia một hoạt động cụ thể nào nữa, mà tập trung cho việc trải nghiệm, học hỏi nhiều hơn. Mình từng đảm nhận các vị trí và công việc của người kỹ sư, làm chuyên viên bán hàng, quản lý sản xuất, quản lý dự án, làm giảng viên, làm thầy giáo, làm hoạch định xã hội... và cũng tìm hiểu rất nhiều những kiến thức, những bài học từ lịch sử, kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, triết học... với hi vọng có thể thiết kế được một mô hình thống nhất cho tất cả chúng ta. Giống như thiết kế một con đê biển với cát, đá, xi măng, sắt thép... những nguyên liệu đang thừa thãi mà rời rạc trong xã hội này.

Có bạn hỏi mình, tại sao GDKS không tập trung phát triển một CLB mà lại dàn trải như thế, mình mỉm cười: "Vì GDKS là vậy!"

Đúng là việc xây dựng 1 CLB đã khó, huống hồ xây dựng cùng lúc 12 CLB. Nhưng mình tin rằng xã hội chúng ta không thiếu những người trẻ có năng lực, có nhiệt huyết cho cả hệ thống CLB này. GDKS chỉ làm một công việc đơn giản: Hòa trộn và gắn kết họ với nhau thành một khối đồng nhất và vững trãi mà thôi ^^

Mình xin có một tiết lộ nho nhỏ: 12 CLB này chính là những hoạt động cơ bản dành cho Cấp độ 1 và cấp độ 2 của Cộng đồng Khai sáng, một mô hình rất đẹp và hoàn thiện. Các bạn sẽ sớm được biết trong buổi chia sẻ tới đây của GDKS thôi.

Hãy tin tưởng vào sức mạnh của chính mình, tin tưởng vào tầm nhìn của GDKS, và tin tưởng vào tương lai của chúng ta, các bạn nhé ^^

Giáo dục Khai sáng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét