Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

RIARET

PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA LÊ NIN? Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỊNH NGHĨA
1/ Hoàn cảnh ra đời định nghĩa
* Khái niệm vật chất từ thời cổ đại đã bàn đến, nhưng do điều kiện lịch sử khác nhau trình độ sản xuất, kỹ thuật, nhận thức khác nhau, người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau.
Thời kỳ cổ đại, nói chung người ta tìm 1 yếu tố ban đầu, từ đó hình thành thế giới vật chất.
Có người cho là lửa, có người cho là nước, có người cho là không khí,
Quan điểm 2: cho là nhóm yếu tố ban đầu, tác động với nhau tạo thành thế giới vật chất.
Ví dụ: Kim mộc, thủy, hỏa , thổ.
Quan điểm 3 là Thuyết nguyên tử của Dê mô cơ rít: cho rằng nguyên tử là nhỏ nhất, không phân chia được, tạo nên thế giới vật chất, giống nhau về chất lượng, khác nhau về số lượng.
Thời cận đại (thế kỷ XVII : Do khoa học tự nhiên phát triển, người ta phục hồi lại thuyết nguyên tử, cho nguyên tử là nhỏ nhất.
Người ta đồng nhất giữa vật chất và khối lượng.
Đến cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XX, một loạt các thành tịu khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên. Ví dụ: điện tử, thuyết phóng xạ, thuyết tương đối (vật chất vận động đến một lúc nào đó thì khối lượng bằng không…
Từ đây một loạt các vấn đề theo quan niệm cũ không giải quyết được. Ví dụ: Nguyên tử hay điện tử nhỏ nhất, ai là vật chất. Đây là thời kỳ khủng hoảng thế giới quan trong vật lý học.
Đứng trước tình hình ấy, để khắc phục sự khủng hoảng và đưa 1 quan điểm mới về vật chất, khảng định nền tảng của chủ nghĩa duy vật thì Lê nin đưa ra định nghĩa dưới đây:
2. Định nghĩa vật chất của Lênin:
Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan mà con người biết được qua cảm giác, được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh, tồn tại không phụ thuộc cảm giác
Trước hết, Lê nin trong định nghĩa vật chất đã dùng định nghĩa đặc biệt khác với thông thường. Nghĩa là đem đối lập giữa vật chất với ý thức để định nghĩa . Nghĩa là tất cả những gì bên ngoài độc lập với ý thức con người đều là vật chất.
Về nội dung định nghĩa: có 2 nội dung chính:
Thứ nhất: vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan và con người biết được qua cảm giác.
Trước hết, vật chất là phạm trù triết học. Đây là phạm trù rộng lớn nhất nhưng chỉ thực tại khách quan. Thực tại là những cái tồn tại thực sự. Khách quan là độc lập với ý thức con người.
Như vậy, tất cả những gì bên ngoài, độc lập với ý thức con người đều là thực tại khách quan.
Con người biết được qua cảm giác: Điều đó có nghĩa là vật chất có trước, cảm giác có sau
Thứ 2 là: Cảm giác chụp lại, nhắc lại và phản ảnh những tồn tại không phụ thuộc cảm giác. Nghĩa là vật chất là cái mà con người có thể nhận biết được, chỉ có cái chưa biết nhưng rồi con người sẽ biết thông qua nhận thức.
Như vậy; Theo Lênin Vật chất có 2 thuộc tính cơ bản giúp con người nhận biết được đó là: Tồn tại khách quan; nhận biết được bằng cảm giác tức thông qua các giác quan của con người.
3. Ý nghĩa khái niệm vật chất của Lê nin:
Thứ nhất: Định nghĩa này Là cái mốc thứ 2 sau vấn đề cơ bản của triết học do Ang ghen đưa ra, khảng định nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Thứ 2: Định nghĩa này giúp chúng ta cơ sở để chống chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ quan về thuyết không chỉ biết (bất khả chi luận)
Duy tâm khách quan cho rằng có một lực lượng tinh thần có trước thế giới, đẻ ra thế giới. Quan điểm đó đã không phản ảnh đúng khoa học.
Duy tâm chủ quan đã cho rằng sự vật là tổng hợp của các cảm giác. Quan điểm đó cũng không đúng. Thực chất vật chất tồn tại độc lập với ý thức con người chứ không phải là tổng hợp của cảm giác
Thuyết không thể biết là nghi ngờ nhận thức của con người. Con người chỉ nhận thức được hiện tượng mà không nhận thức được bản chất sự vật. Có một vật tự nó tức là có vùng con người không với tới như thiên đàng. Đã rơi vào duy tâm. Quan điểm Lê nin cho rằng không có cái gì là không biết, dần dần con người sẽ biết, đã chống lại quan điểm không thể biết .
Thứ 3 là: Định nghĩa này Đã khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật siêu hình. Nghĩa là đồng nhất vật chất với vật thể.có cái vật chất không là vật thể như từ trường, chân không thì quan điểm duy tâm không giải thích được. Quan điểm Lê nin khảng định những cái không là vật thể độc lập bên ngoài ý thức, nó chính là vật chất.
Thứ tư: Định nghĩa này là cơ sở định hướng trong các ngành khoa học khác phát triển. Nghĩa là vật chất không ai sinh ra, không mất đi , nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.Do đó Các ngành khoa học khac đi sâu nghiên cứu các hình thức vận động của vật chất.
Thứ 5: Định nghĩa này, giúp chúng ta xác định được vật chất trong lĩnh vực xã hội. Đó là tồn tại xã hội.
----------------------------------------------------------------
THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
I/ Khái niệm:
1/ Thực tiễn
a) Khái niệm:
- Trước khi triết học Mác ra đời thì đã có một số quan niệm về thực tiễn:
Các nhà triết học duy tâm cho hoạt động nhận thức của tinh thần là hoạt động thực tiễn. Các nhà triết học tôn giáo cho hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của các lực lượng siêu nhiên là hoạt động thực tiễn.
Đại biểu của chủ nghĩa duy vật trước Mác như Điđrô cho thực tiễn là hoạt động thực nghiệm khoa học. Đây là quan niệm đúng nhưng chưa đầy đủ.
Các nhà thực dụng Mỹ hiện đại cho thực tiễn là phản ứng của con người trước hoàn cảnh một cách hiệu quả nhất. Tất cả những quan niệm này đều chưa thực sự khoa học.
Theo triết học duy vật biện chứng, Thực tiễn là hoạt động vật chất cảm tính có tính lịch sử xã hội nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
Thứ nhất: Thực tiễn Là hoạt động vật chất cảm tính:
Hoạt động của con người rất phong phú gồm hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần.
Hoạt động đó mang dấu hiệu vật chất tác động vào yếu tố cảm giác.
Ví dụ: Chiến sĩ cầm súng bảo vệ tổ quốc.
- Thứ hai là thực tiễn không phải tất cả hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt động vật chất của con người phải sử dụng lực lượng vật chất, công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm biến đổi chúng. VÍ DỤ như quốc đất, xây nhà, lắp ráp ô tô, xây đập thuỷ điện.
Thứ ba: Thực tiễn mang Tính lịch sử xã hội:
Tính lịch sử nghĩa là trong các giai đoạn lịch sử khác nhau thì hoạt động thực tiễn, cải tạo tự nhiên xã hội cũng khác nhau.
Ví dụ: hoạt động Cải tạo tự nhiên các thời chiếm hữu nô lệ, phong kiến đều khác nhau.
Tính xã hội: nghĩa là hoạt động thực tiễn không phải hoạt động của cá nhân đơn lẻ, tách rời, mà phải gắn với cộng đồng, gắn với xã hội.
Ví dụ: làm nông nghiệp cá nhân đều găn liền với các mối quan hệ khác như sản xuất dụng cụ, thủy lợi, phân bón…
Thứ tư: Thực tiễn là những hoạt động có mục đích, đúng đắn nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội phục vụ cho nhân loại tiến bộ. Do vậy nó thể hiện tính tự giác cao.
Hoạt động nào nhằm cải tạo tự nhiên thì mới coi là hoạt động thực tiễn.
Thực tiễn và thực tế: thực tế là cái thực tại thực sự bao gồm cả yếu tố vật chất và tinh thần.
Ví dụ: tư tưởng tiêu cực, tham nhũng, trọng nam khinh nữ là thực tế.
Thực tiễn là hoạt động vật chất hẹp hơn thực tế.
b) các dạng (hình thức: của thực tiễn:
Thứ nhất là Sản xuất vật chất (Sản xuất lúa, ngô, ô tô,…): Đây là phương thức tồn tại của xã hội loài người vì không có sản xuất vật chất thì loài người sẽ chết. Sản xuất vật chất là hình thức thực tiễn quan trọng nhất , quyết định hai hình thức sau.
Thứ 2 là: Đấu tranh chính trị xã hội (gắn với những phương tiện vật chất) như mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi khoá, đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp…
Thứ 3 là Thực nghiệm khoa học (trung tâm thực nghiệm khoa học, kiểm định giống cây trồng…): Nghiên cứu tự nhiên và khoa học thông qua những điều kiện do con người đặt ra (còn gọi là điều kiện nhân tạo, điều kiện không bình thường)
->Trong 3 hình thức này SẢN XUẤT VẬT CHẤT là có sớm nhất, quan trọng nhất, quyết định các hình thức kia có ảnh hưởng quan trọng tới sản xuất vật chất.
2/ Khái niệm nhận thức:
Thứ nhất: Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng nhận thức không phải là sự phản ảnh hiện thực khách quan mà là phản ảnh trạng thái chủ quan của con người.
Ví dụ: sự vật là tổng hợp cảm giác của tôi. Nhận thức sự vật là nhận thức cảm giác của chính mình.
Thứ 2: Chủ nghĩa duy tâm khách quan, không phủ nhận khả năng nhận thức của con người nhưng cho rằng khả năng đó là do lực lượng siêu nhiên đem lại cho con người.
Ví dụ: Hê ghen cho là nhận thức của con người chính là ý niệm tuyệt đối, tự nhận thức mình.
Thứ 3: Thuyết không thể biết phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người (vật tự nó).
Thứ tư: Các nhà duy vật trước Mác: thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người. Tuy nhiên lý luận nhận thức của họ còn mang tính siêu hình máy móc.
Ví dụ: nhận thức như là chụp ảnh, không biết nhận thức là 1 quá trình.
Thứ 5:Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan. Nhận thức là phản ảnh hiện thực khách quan vào đầu óc người.
Nhận thức là 1 quá trình và là quá trình biện chứng. Đó là đấu tranh giữa biết và chưa biết, giữa chân lý và sai lầm, giữa biết nông cạn và biết sâu sắc.
Lấy thực tiễn làm mục đích, tiêu chuẩn cho chân lý. Tức là nhận thức phải dựa vào thực tiễn.
Lưu ý: Nhận thức và ý thức đều là phản ánh nhưng ý thức là kết quả của nhận thức
II/ Vai trò thực tiễn đối với nhận thức:
1/ thực tiễn là cơ sở nguồn gốc, động lực của nhận thức:
+ Bằng và thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào sự vật hiện tượng làm cho chúng bộc lộ thuộc tính, tính chất quy luật. Trên cơ sở đó con người mới có hiểu biết, tri thức về sự vật. Nói khác đi, thực tiễn cung cấp vật liệu cho nhận thức, là cơ sở để hình thành sự hiểu biết của con người. VÍ DỤ : Khi ném hòn đá vào một tấm kính, thấy tấm kính đó Vỡ ra khi chúng ta sẽ biết rằng kính có thuộc tính dễ vỡ. Cán bộ hiện nay không chịu bộc lộ thuộc tính (không có chính kiến, quan điểm) để lấy phiếu của cấp trên và cấp dưới.
+ Thực tiễn đề ra yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi các nhà lý luận phải giải quyết để trên cơ sở đó thúc đẩy nhận thức phát triển.
+ Thực tiễn là cơ sở rèn luyện các giác quan của con người, trên cơ sở đó giúp con người nhận thức hiệu quả hơn và giúp thúc đẩy nhận thức phát triển. Cảm giác chuẩn thì tri giác mới chuẩn. Tri giác chuẩn thì biểu tượng mới chính xác. Nhận thức trực quan sinh động càng đúng, càng chính xác thì nhận thức tư duy trừu tượng càng chuẩn xác..
+ Thực tiễn là cơ sở chế tạo phương pháp máy móc để hỗ trợ con người nhận thức đúng đắn, hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó thúc đẩy nhận thức phát triển.
2. Thực tiễn là mục đích của nhận thức :
+ Nhận thức của con người ngay từ khi con người mới xuất hiện trên Trái đất với tư cách là người đã bị quy định bởi nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại, tức là nhu cầu thực tiễn. Để sống và tồn tại, con người phải tìm hiểu thế giới xung quanh, nghĩa là phải có nhận thức.
+ Những tri thức kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa, chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn phục vụ con người. Nói khác đi, chính thực tiễn là thước đo đánh giá giá trị, ý nghĩa, kết quả của nhận thức.
3. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức chân lý : Theo triết học duy vật biện chứng thì chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để khẳng định chân lý. Bởi lẽ chỉ thông qua thực tiễn mới vật chất hoá được tri thức, hiện thực hoá được tư tưởng; thông qua đó mới khẳng định được chân lý và bác bỏ được sai lầm.
VÍ DỤ : Trên ti vi hiện nay nhiều công ty quảng cáo cho rằng mặt hàng của mình là tốt nhất. Nhưng mặt hàng nào tốt nhất phải lấy thực tiễn để kiểm nghiệm
Lưu ý,thực tiễn với tư cách là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối. Tính tuyệt đối thể hiện ở chỗ thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để khẳng định chân lý, bác bỏ sai lầm. Ngoài thực tiễn ra thì không gì có thể thay thế được. Tính tương đối của nó thể hiện ở chỗ bản thân thực tiễn luôn vận động, biến đổi, phát triển. Do vậy, với tư cách là tiêu chuẩn chân lý nó cũng không đứng im. Cho nên thực tiễn đúng của hôm qua chưa chắc đã đúng hoặc hoàn toàn đúng với hôm nay (thực tiễn không đứng im, chỉ là tương đối)
III/ Ý nghĩa:
1/ Vì Vai trò của thực tiễn Đối với nhận thức như vậy, ta phải có quan điểm thực tiễn . Nghĩa là mọi chủ trương chính sách, nhận thức của con người đều phải xuất phát từ thực tiễn, gắn liền với thực tiễn, phải dựa vào thực tiễn để kiểm nghiệm kết quả nhận thức đúng hay sai.
2/ Không ngừng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để rút ra lý luận mới, tri thức mới, phát triển lý luận phục vụ, chỉ đạo thực tiễn.
3/ Thực tiễn ở đây là thực tiễn hoạt động của quần chúng nhân dân, do đó chúng ta phải đi sâu lắng nghe nguyện vọng chân chính của quần chúng nhân dân, tin tưởng, hoạt động phục vụ quần chúng nhân dân, không ngừng nâng cao đời sống của quần chúng nhân dân.
4/ Chống tệ quan liêu, bệnh giáo điều, xa rời thực tiễn, coi thường thực tiễn hoạt động của quần chúng nhân dân.
--------------------------------------------------------
Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật
1) Trong phép biện chứng duy vật, phát triển là quá trình vận động đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Quá trình đó vừa diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt làm cho sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới về chất ra đời. Nguồn gốc của sự phát triển nằm ở những mâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng.
2) Tính chất của sự phát triển. a) Tính khách quan. Nguồn gốc và động lực của sự phát triển nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng. b) Tính phổ biến. Sự phát triển diễn ra trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy. c) Tính kế thừa. Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự phủ định có tính kế thừa. Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ, vì vậy trong sự vật, hiện tượng mới còn giữ lại, có chọn lọc và cải tạo những mặt còn thích hợp của sự vật, hiện tượng cũ, chuyển sang sự vật, hiện tượng mới, gạt bỏ những mặt tiêu đã lỗi thời, lạc hậu của sự vật, hiện tượng cũ cản trở sự phát triển. d) Tính đa dạng, phong phú. Tuy sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy, nhưng mỗi sự vật, hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau. Tính đa dạng và phong phú của sự phát triển còn phụ thuộc vào không gian và thời gian, vào các yếu tố, điều kiện tác động lên sự phát triển đó.
3) Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về sự phát triển. Từ nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật, rút ra nguyên tắc phát triển trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nguyên tắc này giúp chúng ta nhận thức được rằng, muốn nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng, nắm được khuynh hướng phát triển của chúng thì phải xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động, trong sự biến đổi của nó.
Nguyên tắc phát triển yêu cầu a) Đặt sự vật, hiện tượng trong sự vận động, phát hiện được các xu hướng biến đổi, phát triển của nó để không chỉ nhận thức sự vật, hiện tượng ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo được khuynh hướng phát triển. Cần chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển là mâu thuẫn, còn động lực của sự phát triển là đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng đó.
b) Nhận thức sự phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Mỗi giai đoạn phát triển có những đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm ra những hình thức, phương pháp tác động phù hợp để hoặc, thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
c) Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải nhạy cảm, sớm phát hiện và ủng hộ cái mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho cái mới phát triển; phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến v.v bởi nhiều khi cái mới thất bại tạm thời, tạo nên con đường phát triển quanh co, phức tạp. Trong quá trình thay thế cái cũ bằng cái mới phải biết kế thừa những yếu tố tích cực đã đạt được từ cái cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.
-----------------------------------------------------------------
Trong thế giới loài người,có 2 loại người,loại người bóc lột và loại người bị bóc lột.Mâu thuẩn XH phát sinh nên có CM vô sản lật đổ CNTB đồng tình với g/c bóc lột,lợi dụng tính duy tâm khách quan và chủ quan tôn giáo,duy thần ...TK 21 con người văn minh hơn,khôn ngoan hơn không dễ bóc lột họ được nữa.Bây giờ có 2 loại người.Loại người thống trị và loại người bị trị lại phát sinh mâu thuẩn mới.XHCN có nước lớn ,nhỏ,giàu,nghèo khác nhau kết hợp với CN dân tộc hẹp hòi sinh ra đế quốc XHCN.Trung quốc đã bộc lộ mình là đế quốc xã hội chủ nghĩa.đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra vào giai đoạn quyết định của quá trình Trung Quốc hoàn thành mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Khi tổng kết công tác 5 năm và 10 năm qua báo cáo chính trị trung quốc đã viết: "… tổng kết quá trình 10 năm phấn đấu, thấy điều quan trọng nhất là chúng ta đã kiên trì lấy chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưỏng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại diện” làm chỉ đạo…”Thế nhưng khi nói về nhiệm vụ "đi con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” báo cáo này viết: “Hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc bao gồm hệ thống lý luận khoa học là lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại diện”, quan niệm phát triển khoa học.”
Có nghĩa là ở đây đã không hề nhắc tới chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông.qua những điều trình bày và những đường lối chính trị kinh tế quân sự của trung quốc qua những năm gần đây cho thấy:Đại hội 18 khởi đầu cho sự từ bỏ chủ nghĩa Mác Lênin(là nền tảng chính,là hệ tư tưởng,làvỉa tầng quý giá nhất của trí tuệ loài người, là cốt lõi tinh thần của chủ nghĩa xã hội)trung quốc muốn lợi dụng những ưu điểm của chủ nghĩa xã hội nhưng phát triển theo chủ nghĩa tư bản độc đảng, dân tộc bá quyền không có sự tranh luận, kiềm chế… lẫn nhau như chủ nghĩa tư bản đa đảng, nên sự nguy hiểm tăng lên nhiều lần.và có thể cái chủ nghĩa này sẻ tạo ra 1 chủ nghĩa mới ko phải chủ nghĩa xã hội theo định hướng của mac lenin,cũng ko phải chủ nghĩa tư bản phuong tây mà là chủ nghĩa đế quốc xã hội chủ nghĩa.cái họ gọi là chủ nghĩa xã hội đăc sắc của họ chỉ là những “mỹ từ” dùng để che đậy một thực chất: cái gọi là “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” chỉ là “chủ nghĩa tư bản kiểu Trung Quốc” và cái gọi là “Đảng Cộng sản Trung Quốc” thực chất chỉ là một “đảng sặc mùi dân tộc bá quyền đế quốc. lớn”.
RIARET
-----------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét