Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI


Mục đích chính của mọi chủ trương, chính sách xã hội là nhằm tối ưu hóa giá trị cuộc sống con người (dạng giá trị con người) trong môi trường giá trị thế giới, vũ trụ. Mục đích quan trọng sau cùng của khoa học công nghệ, kỹ thuật là giảm sự lãng phí sức lao động của con người chứ không phải là sản sinh ra sức lao động. Cũng như vấn đề về dân số xã hội, cần phát huy năng lực sử dụng sức lao động của những người đang sống chứ không phải là tăng thêm dân số.

Trong giai đoạn lịch sử nhất định, mối quan hệ xã hội giữa con người có thể tạo nên sức mạnh làm nên những việc thời đại. Nhưng ở trong những giai đoạn khác, mối quan hệ xã hội có thể tạo nên những "thế lực" thành kiến, bảo thủ ràng buộc trong việc phát huy nguồn lực xã hội. Do vậy, lúc này việc đại sự là phá vỡ những mối ràng buộc đã lỗi thời nhằm giải phóng cho lực lượng xã hội. Do đó, nghệ thuật sống của mỗi quốc gia là nghệ thuật giữ khoảng cách xã hội. Cũng vì lẽ đó, người làm chính sách văn hóa xã hội cũng là một nghệ sĩ.

Cái gì hợp lý tính thì tồn tại. Cái gì thái quá cũng không tốt; cái gì có nghĩa với xã hội thì cái đó mới tồn tại trong xã hội: Khi nhân loại chú ý quá nhiều đến chính trị - nhân loại sẽ nguy hiểm; Khi nhân loại chú ý quá nhiều đến tôn giáo – nhân loại sẽ u mê; Khi nhân loại chú ý quá nhiều đến kinh tế - nhân loại sẽ khổ cực; Khi nhận loại chú ý quá nhiều đến văn hóa - nhân loại sẽ thù địch; Khi nhân loại chú ý quá nhiều đến khoa học - nhân loại sẽ lạnh lùng; Khi nhân loại chú ý quá nhiều đến công nghệ - nhân loại sẽ lạnh nhạt; Khi nhân loại chú ý quá nhiều đến giáo dục - nhân loại sẽ cứng nhắc; Khi nhân loại chú ý quá nhiều đến nghệ thuật - nhân loại sẽ hão huyền; Khi nhân loại chú ý quá nhiều đến thể thao - nhân loại sẽ cục cằn; ...

Cách tốt nhất để xây dựng một cơ chế vận động xã hội mới là xây dựng cơ chế phân chia lại lợi ích xã hội. Con người vốn theo đuổi lợi ích, sẽ hoạt động theo đuổi sự phân chia lợi ích đó, dẫn tới một trật tự xã hội mới được hình thành.

Việc đặt một “thiết chế xã hội không tưởng” lên phía trước như là sự kích thích sự hưng phấn của mọi người nỗ lực vươn tới cũng tạo ra động lực, nhưng sẽ không được bền vững khi người ta hết sự kiên trì theo đuổi và “vỡ mộng” nhận ra là không thể vươn tới. Cần phải đặt ra con số “0” cân bằng làm mục tiêu theo đuổi để người ta không ngừng tự điều tiết để duy trì trạng thái cân bằng của bản thân và sẽ luôn tự biết hài lòng với từng nỗ lực của bản thân, chứ không chờ đợi một điều ảo tưởng từ bên ngoài.

Tất cả đều là những gia vị của xã hội. Công việc của người đầu bếp là biết pha chế chúng cho hợp khẩu vị của con người (xã hội, nhân loại) trong từng giai đoạn trưởng thành. Cần phải thiết lập cơ chế hưởng thụ của xã hội: cách chế biến đa dạng các món ăn cho con người, đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng.

Sức mạnh tập thể đến từ sự liên kết tư tưởng giữa các cá nhân. Có hai cách liên kết tư tưởng giữa các cá nhân: Cách thứ nhất (theo quyền lực): áp chế (áp đặt) tư tưởng chung. Cách thứ hai (theo lý lẽ): tạo văn hóa (cơ chế) biết lắng nghe nhau giữa các cá nhân. Mỗi cách có ưu và nhược điểm riêng: cách "áp chế tư tưởng" phù hợp với những người sống thiên dục tính; cách ""tạo cơ chế lắng nghe" phù hợp với những người sống thiên lý tính. Tùy vào tỉ lệ những người sống thiên dục tính và thiên lý tính trong tập thể mà có tỉ lệ áp dụng mức độ hai cách thức trên tương ứng (điều này yêu cầu đầu tiên là phải thấu hiểu về thực trạng vận động, phát triển tư tưởng của các thành viên trong tập thể).


BAN HÀNH CHÍNH SÁCH

Đừng chỉ vì một ý kiến nghe có vẻ chí lý mà vội vã thay đổi quyết định như anh chàng đẽo cày nọ. Quyết định đưa ra tốt nhất là một quyết định đã được trải qua quá trình xử lý lâu dài của tiềm thức. Quyết định cần dựa vào tiếng lòng nhân dân chứ không phải là tiếng nói dư luận. Người ta có thể nói lên tiếng lòng mình nhưng phần nhiều họ nói để giải tỏa tâm trạng cá nhân nhất thời. Làm sao có thể phân biệt được tiếng lòng với tiếng nói? - Hãy xem biểu hiện trong hành động của họ (những dấu hiệu bất thường xảy ra thường xuyên có quy luật hay chỉ những diễn biến rời rạc gắn với những sự kiện xã hội mang tính đơn lẻ, cá biệt).

Tôn trọng khách quan là đúng, nhưng vấn đề là làm sao biết đâu là khách quan. Chỉ có thể thông qua phương pháp thử-sai như là sự hít-thở trong hoạt động đưa ra quyết định đúng.
-----------------------------------------------------------
TỔ CHỨC -  ĐẢNG PHÁI

iá trị làm cho đối tượng tồn tại. Các băng nhóm, tổ chức, đảng phái xã hội được định hình, chính là các dạng tồn tại xã hội mà bản chất của nó là hệ tương đối kín về mục đích giá trị.

Nếu xem xét bất kỳ một đảng nào trong sự tách rời mối liên hệ với các đảng khác thì ta đều thấy nó đều có những "huyệt đạo", những sự vô lý (so với ý niệm của ta), nhưng nếu xem xét nó trong mối liên hệ giữa các đảng phái trên bàn cờ chính trị thế giới thì đảng nào cũng đều có những tính chất hợp lý mà ta không thể chối cãi.

Đảng được thành lập chủ yếu trên cơ sở từ ý tưởng và nguyện vọng của những người trẻ tuổi. Đảng được lãnh đạo chủ yếu trên cơ sở từ kinh nghiệm và nguyện vọng của những người già. Vấn đề có thể nảy sinh khi nhận thức xuất phát từ kinh nghiệm khác với nhận thức xuất phát từ ý tưởng; nguyện vọng của người già không còn giống như nguyện vọng của những người trẻ tuổi. Do vậy hoạt động của Đảng có thể sẽ khác rất nhiều so với ý tưởng của Đảng.

Dưới con mắt của dục tính thì thế giới này chỉ có một mặt; dưới con mắt của lý tính thì thế giới này có vô cùng mặt mà cũng chẳng có mặt nào; dưới con mắt trung dung, hòa hợp của cả hai dục tính và lý tính thì thế giới này có hai mặt cơ bản và vô cùng mặt không cơ bản. Vận dụng trong việc xác định số đảng phái phù hợp đối với mỗi quốc gia. Một đất nước thiên lý tính phù hợp với chế độ đa nguyên chính trị; một đất nước thiên dục tính phù hợp với chế độ nhất nguyên chính trị; một đất nước trung dung phù hợp với chế độ nhị nguyên chính trị. Đạo chỉ có một, lý có vô vàn. Chính quyền thuộc về một đảng duy nhất, hệ tư tưởng thì cần có vô vàn.

Chẳng ai cho không ai cái gì. Vì vậy, đừng nói ơn Đảng (đúng ra là ơn lý tính của xã hội đã hoàn thiện mà Đảng là đại diện của lý tính vào mỗi giai đoạn hoàn thiện đó), và dân cũng không cho Đảng điều gì bởi Đảng thực ra là công cụ của nhân dân. Đã là công cụ thì có thể cải tiến hoặc thay đổi bất cứ lúc nào. Hãy làm cho dân biết Đảng tin vào dân chúng. Đó là cách tạo nên sức mạnh thật sự.

Chính những ảo tưởng quốc gia, ảo tưởng dân tộc, ảo tưởng giai cấp…là cách mà các nhà lãnh đạo dắt mũi đám đông mê muội, vì thế không nhà lãnh đạo nào muốn ta thật sự tỉnh cả. Người ta nói lo cho dân, không sai, nhưng chính bởi đó là lo về nỗi sợ hãi ảo tưởng của chính họ trước vấn đề “trật tự thế giới” của nhân dân. Nếu biết lo cho dân thì hãy biết lo đến sự trong sạch của Đảng hơn là lo đến sự tồn tại của Đảng. Dân hướng về cái Lý. Đảng "nịnh hót" cầm quyền hướng về cái Lý, đảng chân chính cầm quyền hướng về cái đạo.
-----------------------------------------------------
XÃ HỘI - CÔNG DÂN
Giữa nhà nước và mỗi cá nhân là hai con người. Chỉ có hòa thuận, tôn trọng, bình đẳng, cùng có lợi; nếu không một trong hai khó có thể yên ổn.

Quan hệ giữa nhà nước với nhân dân thực chất là quan hệ giữa nhân dân với nhân dân trong xã hội đó được triển khai. Vì vậy, quan hệ giữa nhà nước và nhân dân xấu hay tốt thì đó không phải là do nhà nước haylà do dân mà là do mối quan hệ (luân lý) trong nhân dân có vấn đề.

Người ta chỉ có tinh thần phụng sự xã hội khi bản thân họ tự cảm thấy đã được thỏa mãn với những gì xã hội (thế giới, cuộc đời) mang lại. Người công dân không thể nào yêu được xã hội nếu như họ không cảm nhận được tình yêu của xã hội dành cho họ. Thiếu đi tình yêu của xã hội là thiếu đi động lực để xây dựng xã hội. Từ đâu mà có tình yêu của xã hội đối với người công dân? - Chính là từ tình yêu giữa người công dân với người công dân trong xã hội đó. Bạn không thể cho thế giới (người) những gì mà bạn không có. Nhân dân không thể bảo vệ được đất nước nếu như nhân dân không có được động lực từ đất nước - cảm thấy có ơn gì từ đất nước.


XÃ HỘI DÂN SỰ

Nếu như nhà nước là một một thiết chế được dựng lên của lý tình nhằm kiểm soát dục tính xã hội, thì xã hội dân sự là một dạng thiết chế được hình thành do sự thống nhất của các lực lượng lý tính và dục tính trong xã hội. Hay nói cách khác, đó là những thiết chế tự ý thức và tự kiểm soát của dục tính xã hội vốn đã được trải qua quá trình lý tính hóa.
----------------------------------------------------
KINH TẾ - CHÍNH TRỊ

uy nhiên, thất bại – thành công mang tính chất tương đối, gắn với chủ thể coi hoạt động kinh tế hay chính trị là trọng yếu.

Giá trị làm nên sự tồn tại. Người ta thỏa mãn về trạng thái tồn tại của mình không chỉ vì họ có được nguồn giá trị lớn mà còn là vì người ta biết sử dụng nguồn giá trị hữu hạn của mình vào việc gì. Sinh ra vì lý do gì thì chết đi cũng bởi vì lý do đó. Niềm vui của dục tính, bản năng là niềm vui "thiêu đốt giá trị" (phá hoại các dạng tồn tại nhàm chán - ức chế cho sự hưng phấn, bởi vì đối với người thiên dục tính, mọi thứ ban đầu là hưng phấn nhưng sau đó đều trở thành đối tượng cản trở, gây ức chế cần phá hủy). Do đó, người thiên dục tính coi trọng việc tìm kiếm nguồn giá trị lớn. Ngược lại, người thiên lý tính không chỉ chăm lo tới việc tìm kiếm nguồn giá trị mà cái chính là họ cần một phương hướng điều tiết và sử dụng giá trị một cách tự chủ.

Mâu thuẫn lớn nhất của cuộc sống là ở động lực tạo ra giá trị và ý nghĩa của việc tiêu xài giá trị. Cái khó nhất của người làm chính trị (người lãnh đạo đất nước) là định hướng cho dân chúng có động lực phát huy khả năng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho bản thân cũng như cho xã hội, đồng thời định hướng cho dân chúng về ý nghĩa của việc sử dụng giá trị do bản thân tạo ra. Sinh ra vì lý do gì thì nguy cơ chết đi cũng chỉ vì lý do đó. Rất khó có sự đồng nhất giữa động lực và ý nghĩa, sự sai lệch càng nhiều thì tự chúng sẽ triệt tiêu lẫn nhau: coi trọng động lực tạo ra giá trị có nguy cơ triệt tiêu ý nghĩa sử dụng giá trị; coi trọng ý nghĩa sử dụng giá trị có nguy cơ triệt tiêu động lực tạo ra giá trị. Vấn đề là người làm chính trị (người lãnh đạo đất nước) cũng từ dân chúng mà ra. Do đó, người làm chính trị phải là người có khả năng tự ý thức cao nhất (đạo đức nhất, trí tuệ nhất), nếu không nguồn lực và sức sống xã hội sẽ bị lụi tàn. Người có khả năng tự ý thức cao nhất không phải là người có tính chất tiên thiên mà họ được sinh ra bởi trong môi trường giá trị (quyền lực), do vậy khả năng của họ cũng có thể bị tha hóa bởi môi trường quyền lực. Cũng chính vì thế, một đất nước không chỉ cần có những người lãnh đạo có khả năng đó mà cần có một cơ chế minh bạch trong việc chống sự lạm dụng quyền lực, trong việc thiết lập một trật tự thế giới duy ý chí-duy lý trí.
----------------------------------------------------
TĨNH THÔNG LINH - Triết Lý Về Sự Sống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét