Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

TĨNH THÔNG LINH - Triết Lý Về Sự Sống

TĨNH THÔNG LINH

TĨNH - sống tĩnh tâm; THÔNG - suy nghĩ thông suốt; LINH - hành động linh tính. Tiền đề "sống tĩnh tâm" là cơ sở cho tiền đề "suy nghĩ thông suốt". Hai tiền đề trên là cơ sở cho tiền đề “hành động linh tính”. 

Theo từ điển Tiếng Việt: "linh tính là khả năng biết trước hoặc cảm thấy trước một biến cố nào đó xảy ra có liên quan mật thiết đến bản thân mình mà không dựa vào một phương tiện thông tin bình thường nào". Hành động linh tính là hành động căn cứ vào những "dự cảm" đó. Nó không phải là những dự cảm mang tính thần bí mà là những sự "mách bảo" của lý trí ở một trình độ nhận thức sâu thẳm, tinh tế - chỉ có ở những người sống tĩnh tâm và suy nghĩ đạt tới trình độ thông suốt.

Trước khi nghĩ tới các vấn đề khác của cuộc sống thì điều đầu tiên con người cần phải biết thích nghi với cuộc sống (thậm chí mọi giá trị cuộc sống nằm ngay trong quá trình thích nghi với cuộc sống). Để thích nghi với cuộc sống thì yêu cầu đặt ra đồng thời đối với con người là: về mặt lý tính, cần phải thấu hiểu cuộc sống; về mặt dục tính, cần phải nâng cao sức đề kháng trước cuộc sống. Cuộc sống vốn là vận động vô thường, do đó để luôn thấu hiểu cuộc sống thì đòi hỏi nhận thức con người cũng là một quá trình vận động vô thường. Con người nhận thức thế giới thông qua sự cảm nhận (rung động) bởi tất cả các cơ quan cảm giác của mình, cũng chình vì điều đó, việc cảm nhận (nhận thức) về cuộc sống sẽ mất đi tính khách quan khi mà rung động cảm xúc của con người trước thế giới mang tính chủ quan. Vì vậy, để nhận thức cuộc sống (thế giới) một cách khách quan thì điều đầu tiên yêu cầu con người phải tĩnh định lại tất cả những rung động cảm xúc hỗn loạn (chủ quan – vốn vận hành theo cơ chế khoái cảm) – đó là bước đầu tiên – “TĨNH”.

Tĩnh nhằm mục đích là lọc bỏ các tạp niệm (những ý niệm tạp nham), khi đó những ý niệm còn lại trong tâm trí sẽ là những ý niệm tinh túy nhất, sâu sắc nhất còn lắng đọng lại. Hành động của con người bị ràng buộc bởi ý niệm “đúng-sai”. Do vậy, loại bỏ ý niệm tạp nham sẽ giúp cho hành động linh hoạt theo những ý niệm thông suốt. Khi đã tĩnh định mọi rung động cảm xúc chủ quan thì cảm xúc của con người sẽ rung động theo tần số rung động của thế giới giới khách quan, thông qua rung động “tự nhiên” của mình thì con người sẽ nắm bắt được sự vận động “rung động” của thế giới xung quanh – đó là bước thứ hai – “THÔNG” (thông suốt, thấu hiểu).

Khi đã thông suốt về thế giới rồi thì con người sẽ đưa ra hành động thích nghi với thế giới theo đúng sự “rung động”, “tương tác” của thế giới lên mình, trên cơ sở đó sẽ đưa ra hành động phù hợp – đó là bước cuối cùng – “LINH” (linh tính). Phải linh tính vì đưa ra quyết định hành động có ý thức chỉ đưa ra sau khi “nhận thức”, do đó phải rút ngắn khoảng cách từ lúc nhận thức đến lúc hành động – vì vậy mà hành động đó gọi là hành động linh tính.

Ngoài việc không ngừng tập luyện, cọ xát, nâng cao sức đề kháng trước cuộc sống thì việc kết hợp với triết lý sống "Tĩnh - Thông - Linh" sẽ giúp con người giảm bớt tiêu hao sức lực lãng phí trong cuộc sống đầy "bon chen", "cọ sát" của mình - nâng cao "hiệu suất" (giá trị, ý nghĩa) cuộc sống.

Ý tưởng xuất hiện trong đầu chúng ta là một quá trình diễn biến, liên kết các sự kiện chứ nó không phải là một trạng thái nhận thức. Do vậy, để nắm được ý tưởng thì ta không chỉ phải ghi chép lại bởi nó có thể biến mất trong trí nhớ mà còn cần có một "quán tính tư duy" thường trực phù hợp để nắm bắt được đầy đủ ý tưởng chợt đến. Ý tưởng là trạng thái "hạt" của một quá trình sóng liên kết dữ liệu tạo ra sự xuất hiện và biến mất của nó. Có những cụm sóng ổn định thì tạo ra trạng thái "hạt" của nó thường xuyên giúp ta dễ dàng nắm bắt, có những trạng thái "hạt" vụt lên rồi nhanh chóng tan biến mất. "Tĩnh -Thông - Linh" là phương pháp để nắm bắt được những ý tưởng tinh tế nhất vẫn thường xuyên xuất hiện trong đầu của tất cả mọi người. Đối với nhiều người chúng ta, không cần quá tinh tế vẫn có thể duy trì được trạng thái tồn tại cuộc sống đang có. Nhưng nếu muốn giải thoát mình hay cải thiện hơn trạng thái cuộc sống đang có thì chỉ có sự tinh tế hơn mới tạo ra được chiếc chìa khóa mở ra một thế giới mới.

Càng tạo ra nhiều niềm vui khác nhau trong cuộc sống một cách tự phát thì ta càng đặt ra cho tiềm thức nhiều nhiệm vụ phải thực hiện nhằm "không để mất đi những gì tốt đẹp đã và đang có". Do vậy, tiềm thức phải không ngừng xử lý các thông tin từ nhiều hơn các mối đe dọa hay cơ hội khác nhau và đưa ra thông tin thực hiện mệnh lệnh hành động ứng phó. Tức thời, sức người không đáng kể. Càng phải xử lý nhiều dữ liệu, nhiều thông tin, nhiều mối đe dọa thì kết quả xử lý càng thiếu sự tinh xác, tinh lọc. Hậu quả còn dẫn tới sự căng thẳng, mệt mỏi, rối trí và do dự, bất an trong hành động. Phương pháp Tĩnh-Thông-Linh là một phương pháp giúp "tĩnh định" lại các cảm xúc trong cuộc sống, từ đó dẫn tới "thông suốt" trong nhận thức và "linh hoạt" trong hành động.

Tĩnh cõi tồn tại (LÝ); Thông cõi chết (ĐẠO); Linh cõi sống (giằng xé trong khuôn khổ ĐẠO-LÝ).

Tĩnh-Thông-Linh còn có nghĩa là tĩnh định để thông suốt đi vào thế giới tâm linh.


                                           ========================

Văn hóa = văn (cái Đẹp - cái có lợi) + hóa (cải tạo) = là hoạt động cải tạo tự nhiên thành cái "Đẹp" - cái có lợi, đáp ứng mục đích thích nghi-hưởng thụ của con người trong thế giới.

Ai đó nói rằng văn hóa là tổng hợp toàn bộ những giá trị. Vậy thì "giá trị văn hóa" thì là cái gì? là giá trị của giá trị?

"Thành công là cuộc hành trình chứ không phải là đích đến". Văn hóa = hoạt động + kết quả (sản phẩm) hoạt động. Văn hóa nhấn mạnh đến yếu tố hoạt động hơn là kết quả hoạt động của con người trong thế giới.

Văn hóa với hai nghĩa:


+ Nghĩa rộng (phạm trù): văn hóa là toàn bộ các cơ chế (cảm xúc, suy nghĩ, phán đoán, thái độ, hành vi, cách thức… - biểu hiện mối quan hệ, sự liên kết giữa con người với thế giới, được lưu giữ lại dưới dạng tri thức, sản phẩm kinh nghiệm và tiềm thức hành động) trong việc thực hiện mục đích sống của bản thân con người.


+ Nghĩa hẹp: văn hóa là toàn bộ các cơ chế (cách thức) liên kết giữa con người với con người trong quá trình thực hiện mục đích sống, giá trị sống của bản thân con người.

Văn hóa bao gồm hai mặt: ý nghĩa bên trong của các thiết chế văn hóa (giá trị văn hóa) và các hiện tượng biểu hiện ra bên ngoài (tồn tại văn hóa). Ngành khoa học nghiên cứu ý nghĩa bên trong của các thiết chế văn hóa là Triết học văn hóa; ngành khoa học nghiên cứu các hiện tượng biểu hiện ra bên ngoài là Văn hóa học.

PHI VĂN HÓA

Tạo hóa không phân biệt giữa văn hóa và phi văn hóa, đó là lý lẽ của con người. Văn hóa đối lập với phi văn hóa: nếu văn hóa là những cải tạo đáp ứng được mục đích thích nghi-hưởng thụ của con người thì "phi văn hóa" là hoạt động ngược lại - cản trở việc thực hiện mục đích đó.

Cái gì là cái cổ hủ, lạc hậu? - Đó là những thiết chế (hoạt động + kết quả hoạt động) vốn là văn hóa trong quá khứ (thực hiện được mục đích thích nghi-hưởng thụ trong quá khứ) nhưng không còn đáp ứng mục đích thích nghi-hưởng thụ trong hiện tại.

Cái riêng và cái chung là hai mặt biện chứng của lý lẽ con người trong việc phân biệt các đối tượng (khách thể: ta-thế giới); và luôn vận động chuyển hóa qua nhau. Tạo Hóa vốn không phân biệt. Lý lẽ (phân biệt: ý phân biệt-tâm phân biệt) là của con người. "Chân lý" là cái gốc của lý - là lý lẽ của con người về cái "chung nhất". Cái giá trị của các nền văn hóa chính là tính hướng Đạo  của nó (về mặt lý lẽ, Đạo là sự vận động của cái "chung nhất"; về mặt giá trị, Đạo là trạng thái hướng tới thích nghi-tồn tại). Ngược lại, cái hủ tục của các nền văn hóa là tính xa rời Đạo của nó.

                                              ============================
Dục tính là trạng thái quán tính (nhịp sinh học, tập quán, thói quen, khoái cảm...) của vạn vật. Lý tính là trạng thái hãm quán tínhNếu quán tính được coi là dục tính vũ trụ thì lý tính là lực lượng kìm chế lại quán tính. Chính vì hai lực lượng đối lập này mà vũ trụ vận động, tồn tại. Bản thân vũ trụ đang tồn tại và vận động là minh chứng của hai lực lượng tạo nên ngẫu lực vận động. Ta gọi hai lực lượng đó là dục tính và lý tính. Như vậy, chúng được khái quát lên qua triết lý âm-dương, còn dưới triết lý không-có thì dục tính và lý tính thực chất là một ý niệm về sự tồn tại.

Nếu như dục tính như là trạng thái quán tính bản năng sinh tồn của vạn vật thì lý tính được sinh ra như hệ thống phanh ma sát khiến cho dục tính được kiểm soát trong trạng thái "cân bằng động". Dục tính và Lý tính là hai mặt biện chứng của bản tính vũ trụ đã được nhân bản hóa.Dục tính và lý tính là hai mặt của một bản tính: giống nhau về tính chất khi đặt chúng độc lập, khác nhau về chức năng khi thống nhất hai trong một chỉnh thể. Ví dụ, lực khởi động là dục tính của vận động thì lực ma sát là lý tính giữ thăng bằng và điều chỉnh phương hướng vận động; cả hai đều là lực, khác nhau ở chức năng của mỗi lực.

Lý tính của vũ trụ sinh ra nhằm chống lại sự tha hóa của dục tính vũ trụ, nhưng khi lý tính còn yếu ớt tồn tại trong môi trường dục tính mạnh thì bản thân nó cũng bị tha hóa.

                                             =================================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét