Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

ĐÚNG và SAI

Đúng và sai

Tôi là một người học Toán. Bạn biết đấy, trong Toán học, có sự rạch ròi giữa đúng và sai. Tuy nhiên Toán học không phải lúc nào cũng có đất dụng võ của nó. Khi đối mặt với nhiều sự vật, sự việc khác nhau trong cuộc sống, khi đối nhân xử thế, khi phải ở trong một mối tình thì chuyện đúng và sai càng khó phân biệt.
Khi nói đến đúng và sai, cả trong Toán học lẫn ngoài cuộc đời, ta điều cần phải dựa trên mộtcái chuẩn nào đó. Trong Toán học, bạn nói 1+1=2 là đúng, nhưng cũng có bạn bảo rằng nó là sai. Vì sao vậy? Vì ta phải nói rõ cái chuẩn đang xét ở đây là hệ cơ số nào. Trong cuộc đời mỗi người cũng vậy. Nhất là trong những cuộc cãi vã, hỏi ai đúng, ai sai, thực chất là hỏi Cái chuẩn ở đây là gì? A và B cãi nhau dữ dội, ai cũng cho rằng mình đúng. Tiến bộ hơn thì cũng cho rằng mình đúng một ít, bên kia sai một ít. Nói cho cùng, hai người cãi nhau là một chuyện vô nghĩa. Hai người cãi nhau tức họ đang ở hai cái chuẩn mực khác nhau. Vậy mà có mấy người hiểu được điều này? Họ cứ lẩn quẩn trong việc phân định đúng đúng sai sai. Ngẫm kỹ lại, họ đang cố gắng chứng tỏ cái chuẩn mà họ dựa vào là đúng nhất, cố gắng áp đặt cái chuẩn ấy cho đối phương. Nhưng con người mà, có ai chịu bị áp đặt bao giờ, nhất là con người thời hiện đại. Thế là họ mâu thuẫn, họ cãi nhau, dù biết rằng mọi chuyện cũng chẳng tới đâu. Rồi người thứ 3 xuất hiện, hoặc cũng có thể là người thứ 4, thứ 5 xuất hiện. Những người này họ nói rằng A đúng, B sai. Vậy là tự nhiên cái chuẩn bây giờ là chuẩn của A. Vậy có đúng không? Không, đó chỉ là có nhiều người cùng xác nhận cái chuẩn ấy thôi. Chuẩn trong xã hội nó tương đối thế đó. Nhưng một phần nào đấy cũng giúp định hình nên xã hội này. Nhất là thời đại ngày nay, dưới tác động của các phương tiện truyền thông, cái chuẩn mực vốn dĩ tồn tại bất biến thì nay lung lay dữ dội. Lắm lúc nó không còn được gọi là chuẩnnữa, nó biến tướng thành xu hướng. Chuẩn gợi cho ta một cột mốc, cột mốc là cố định và từ đó mọi người lấy làm gốc. Còn xu hướng cho ta hình ảnh của một mũi tên đang lao về trước. Cũng có thể lao về phía sau (điển hình của đạo đức bây giờ). Nó luôn thay đổi, luôn biến động. Vào giai đoạn này, nó được nhiều người ủng hộ, nên xu hướng biến thành chuẩn, rồi chuẩn cũng nhanh chóng thay đổi để biến thành xu hướng. Là một cá nhân trong xã hội, đôi lúc ta phải thay đổi cái chuẩn và chạy theo xu hướng, cũng có lúc ta nên đi tắt đón đầu, đừng bị xã hội lái mình vào những xu hướng không đâu. Đó chính là cái khó của việc hình thành tính cách cũng như chỉ dạy con cái của cha mẹ hiện giờ.
Đó là nói về hai người ở hai cái chuẩn mực khác nhau, vậy khi cả hai cùng ở trong cùng một chuẩn mực nhưng vẫn cãi nhau thì sao? Thì khi ấy nhất thiết phải có một người đang cãi bướng. Họ bỏ qua mọi chuẩn mực, cái chuẩn duy nhất họ đang nắm chính là bản thân họ. Họ cho rằng mọi điều người khác nói điều sai chỉ vì nó không làm cho họ hài lòng. Xét kỹ hơn, cũng vì tại cái không hài lòng mà ra cả. Tôi cũng đã từng như thế, biết rằng cái chuẩn nó đã thay đổi rồi, nó đã thành một xu hướng được xã hội chấp nhận, vậy mà tôi vẫn ở trong trạng thái không hài lòng. Rồi tôi vẫn khư khư với cái chuẩn bất di bất dịch của mình. Trơ trọi nhìn mọi người đi rất xa phía trước mà không chịu chạy theo. Ừ thì cũng khó trách những người như tôi. Trong trường hợp này, đó không phải là tôi bướng. Chẳng qua là sự nhìn nhận sai. Tôi đang ở trong một môi trường của cái chuẩn kia. Có quá nhiều người bu quanh cái mốc chuẩn đó. Tôi lại đứng giữa họ. Vì thế tôi không thể nhìn xa được rằng đó chỉ là một nhóm nhỏ, không thấy rằng mọi người còn lại đều đã đi rất xa. Tôi thấy hài lòng rằng cũng có nhiều người như tôi, tôi cũng đâu hoàn toàn là quá cá nhân. Thế là cái luận điểm ấy cho tôi động lực để khẳng định rằng, bất cứ ai đi ngược lại cái chuẩn mà tôi đang nắm giữ đều là sai chuẩn hết. May thay, người hiểu lầm nó khác với người cố chấp. Không ai bỏ rơi một người chịu thay đổi cả. Họ sẽ đợi một người đi sau. Không ai đợi một người chẳng chịu dịch chuyển. Ví thế, hay ủng hộ họ, đừng trù dập họ, xu hướng là của xã hội, xã hội là cả một cộng đồng, cũng có người này người kia, có người đi trước, có người đi sau. Chẳng qua ta đang đứng ở vị trí mà nối liền với hàng người đi phía trước nên ta vẫn thấy mình ở trong cái cộng đồng ấy. Đừng vì thế mà cho rằng những người ở phía sau, giữa họ không có ai nên họ trông có vẻ đang đi một mình thì họ đều sai. Hãy cho họ thời gian, tốc độ của họ, ý chí của họ, mong muốn đổi thay của họ mạnh mẽ hơn chúng ta. Rồi họ cũng sẽ bắt kịp ta, họ sẽ lại là một thành phần của xã hội mà ta đang ở trong ấy.
Điều thứ 3 tôi muốn nói về sự đúng-sai của hai người đang cãi nhau. Đáp án chung chỉ xuất hiện giữa hay người khi có một người thấy được cái chuẩn của mình không còn là chuẩn nữa. Và họ nhận thấy rằng đối phương đúng hơn, thế là họ thay đổi, họ nhịn nhường, họ tiến bộ và hoà hợp. Tuy nhiên đời mà, không chỉ chỉ có một cái chuẩn. Rất nhiều việc, rất nhiều tính cách, rất nhiều con người thì cũng tương ứng với đó là rất nhiều chuẩn khác nhau, xu hướng khác nhau. Vậy mà nhiều người vẫn tưởng rằng, khi họ thắng thế trong một cuộc cãi vã vì CHỈ MỘT CHUẨN của họ đúng, thế là bất cứ chuẩn nào của họ cũng đúng cả. Sự quan niệm sai lầm ấy ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách và người ta thường gọi đó là “ảo tưởng”. Nói kỹ hơn về hai người yêu nhau. Nhiều lúc, hai người yêu nhau có hẳn một cái chuẩn riêng, ở bất cứ lĩnh vực gì. Nếu xã hội có chuẩn x thì hai người yêu nhau bao giờ cũng có một chuẩn x’. Cái phẩy ở đây là sự nhường nhịn, là sự cảm thông, là sự tôn trọng. Người con gái không ai chịu cảnh bó buộc, nhất là mẫu người phụ nữ thời đại mới. Còn người đàn ông, họ chỉ cần ở người phụ nữ sự tin tưởng, tôn trọng. Khi ấy cả hai người đều cần thứ gọi là để ý đến cảm nhận của nhau. Yêu nhau không khó, giữ tình yêu mới là việc làm khó khăn nhất. Hiểu nhau không, có chịu thay đổi cái chuẩn của nhau không đó là câu hỏi của những cặp yêu nhau. Lắm lúc cũng đừng quá cứng nhắc, hãy để cái “phẩy” nghĩ đến cảm nhận của nhau dẫn dắt. Xét cho cùng, ta yêu một người là ta muốn họ hạnh phúc, ta muốn họ vui vẻ. Vậy thì tại sao cứ mãi khư khư cái luận điểm “là chính mình” để làm gì. Hãy “là chính chúng mình” không hay hơn sao?
Anh Thi.
                                      =================

Người mặc áo nữ tu không có nghĩa là sẽ thành nữ tu, mặc áo cà sa cũng không có nghĩa sẽ thành Phật hay là cũng như Thành Cô đây là Tà giáo cũng không có nghĩa xấu xa, trong những cái gọi xấu xa cũng vẫn có điều tốt, trong những điều tốt vẫn có điều xấu xa, cũng như Chính giáo không có nghĩa là sẽ tốt đẹp, trong cái tốt đẹp đó không có nghĩa là không có xấu xa.
--------------------------------------------------------------------------
Có những thứ có thể có giá trị với người này và vô giá trị với người khác.
---------------------------------------------------------------------------
 Anh thấy sai nhưng với người khác thì chưa chắc đã sai. Giống như nhận định của anh thì 100% người ủng hộ thành zombie hết. Ví như thức ăn thối, người ăn thấy hôi thối độc hại nhưng với một số loài vật khác thì lại là nguồn dinh dưỡng.
----------------------------------------------------------------------------

"Phải cũng là một lẽ vô cùng, trái cũng là một lẽ vô cùng, cho nên nói rằng không gì bằng lấy ánh sáng...Phải trái mà rõ rệt, ấy đạo sở dĩ hỏng là vì thế"... "Ví thử ta và ngươi biện luận với nhau. Nếu ngươi thắng ta, ta không thắng ngươi, ngươi quả thật là phải, ta quả thật là trái chăng? Nếu ta thắng ngươi, ngươi không thắng ta, ta quả thật là phải chăng, ngươi quả thật là trái chăng? Hoặc có một người phải, có một người trái chăng? Hoặc cả hai đều là phải đều là trái chăng? Ta và ngươi đều không thể biết được, người khác cũng ở trong sự mù mịt. Thử hỏi người nào quyết định cho đúng? Nếu người cùng quan điểm với ngươi quyết định, đã cùng quan điểm với ngươi thì làm sao có thể quyết định? Nếu người cùng quan điểm với ta quyết định, đã cùng quan điểm với ta làm sao có thể quyết định? Nếu người khác quan điểm với ta và ngươi quyết định, đã khác với ta và ngươi làm sao có thể quyết định? Nếu người cùng quan điểm với ta và ngươi quyết định, đã cùng quan điểm với ta và ngươi làm sao có thể quyết định?"

..."cho nên mới có sự thị phi... bên này cho là đúng mà điều bên kia cho là sai, bên này cho bên kia là sai điều mà bên kia cho là đúng"

"Ở ngoài thời gian, không gian thì thánh nhân giữ lấy mà không biện luận. Ở trong thời gian và không gian thì thánh nhân luận bàn mà không quyết định"

(Nam Hoa kinh)

                              ===========================

ĐÚNG HAY SAI !!!!

Trong cuộc đời chúng ta đã từng làm nhiều việc đúng đắn nhưng cũng có nhiều việc là sai trái. Có khi chính ta đánh giá một ai đấy hay sự việc hiện tượng nào đấy cũng có đúng có sai hay ngược lại người khác đánh giá chúng ta cũng vậy . Sự đúng sai khi ta đánh giá những thứ bên ngoài chính là căn cứ vào thước đo chuẩn mực của chính bản thân chúng ta .
Khi bạn đo chiều dài một vật bạn thường dùng thước đo để đo mà thước đo lại lấy chuẩn đơn vị đo là m, dm, cm, mm… Mà đơn vị đo m này lại được quy ước theo chuẩn quốc tế nhất định làm mẫu chung để đo trên toàn thế giới. Có thể nghĩ là bạn muốn đo một vật ( đo độ dài, thể tích , khối lượng…) phải lấy một tiêu chuẩn chuẩn mực nào đấy để định giá đo vật đấy cùng với dụng cụ đo .
Đối với một cá nhân khi đánh giá người khác hay sự vật khác bên ngoài họ lấy chuẩn mực chính là những thứ đã được họ công nhận trong tiềm thức từ những hiểu biết được tích lũy trờ về trước của họ. Còn đối với một xã hội , một dân tộc thì đánh giá chuẩn mực sẽ dựa trên cơ sở quan điểm thời đại của dân tộc đấy. Ví như thời kỳ phong kiến vấn đề có bầu trước cưới là không thể chấp nhận được ở một số xã hội sẽ bị làng phán tội nặng nề, nhưng ở thời nay lại cho là bình thường ….

Nhiều khi bạn làm những việc mà người ngoài xã hội cho là sai trái, mất hết đạo đức lương tâm , nhưng bạn vẫn cho rằng việc mình làm là đúng. Hoặc có khi lý trí bạn phần nào biết rằng là sai nhưng lại dùng những lý lẽ khác để cố trấn an lý trí rằng bạn đang đúng tức là bạn đang dùng một số lý do để tự bẻ cong sự thật được nội tâm công nhận. Ví dụ bạn là một ông quan trách nhiệm của bạn là phải lo cho nước cho dân nhưng bạn lại vụ lợi tham ô, tham nhũng, đục khoét tài chính đất nước … và làm nhiều điều sai trái , một số người sẽ cho đấy là việc họ đáng phải làm và phải được hưởng nhưng có một số lại thấy bản thân họ làm là sai nhưng vì cái lợi hoặc sự dụ dỗ mà tự bản thân bẻ cong đi sự thật lý trí trong nội tâm như họ luôn nhủ với chính họ là : tôi làm vậy là vì vợ con gia đình tôi, nếu tôi không lấy số tiền đấy thì người khác cũng sẽ lấy đều như vậy cả thôi, tôi không làm sếp sẽ sa thải tôi và tôi sẽ thành người thất nghiệp… Và từ những lý do ban đầu như vậy sau này họ sẽ mặc nhận hiển nhiên điều họ làm là đúng đắn , là nên làm và khi những người ở ngoài chỉ trích họ, có ý cản trở việc làm sai trái của họ thì họ lại cho rằng những người đấy đang có hành động sai trái vì đã chống đối hành động đúng đắn của họ. Nó cũng như khi bạn bị dòng nước chảy xiết cuốn đi , bạn luôn cố gắng bơi ngược dòng nước và cho rằng nếu không như vậy dòng nước này có thể sẽ cuốn bạn xuống vực sâu và bạn cho dòng nước đang cố cuốn bạn đi là kẻ thù của bạn , là thứ sai lầm vì đã chống đối bạn. Nhưng chỉ cần bạn bơi được vào một cây cột bê tông chắc chắn được dựng lên giữa dòng sông và khi đứng an toàn trên đấy bạn nhìn xuống dòng sông đang chảy xiết và nhìn những người cũng như bạn trước đấy đang cố bơi ngược dòng nước thì bạn thấy thật thanh thản và như bản thân bạn nhìn sự vật hiện tượng không hề liên quan tới mình đang diễn ra trước mắt mà ngay lúc trước bạn lại chính nằm trong sự việc đang diễn ra đấy. Lúc đấy nội tâm bạn sẽ hoàn toàn rũ bỏ hết những thứ lúc trước mà bạn vẫn cho rằng là sai hay đúng…Đấy cũng chỉ là một sự việc nhưng bạn đứng ở chỗ nào và vị trí nào để nhìn thì sự vật đó sẽ khác nhau hoàn toàn. Bạn có tin một một tên cướp nhưng xét về sự bại hoại đạo đức và mức phá hoại tài sản lại thua một ông quan hay một viên cảnh sát không ? Nhưng thực tế tên cướp lại bị bắt và bị xã hội nên án còn ông quan hay viên cảnh sát lại được người đời tung hô và tôn trọng. Đôi khi sự thật lại trái ngược với sự thể hiện và mặc nhận của con người.Tất cả đều phụ thuộc vào vị trí và cách nhìn của người xem cũng như người được nhìn.

Vì vậy khi bạn đánh giá một ai, hay một vấn đề gì đấy hãy cố gắng để bản thân bạn ( bản thân là nói trong tâm trí , suy nghĩ cùng nội tâm ) nằm ngoài vấn đề bạn cần đánh giá . Cũng như khi bạn đứng một vị trí hoàn toàn an toàn, không liên quan tới sự vật để nhìn sự vật mặc dù có thể bạn vẫn liên quan .Như thế bạn mới có thể công bằng đánh giá bất kỳ một cá thể, sự vật hay hiện tượng nào , Còn nếu không mọi thứ bạn suy nghĩ hay nhìn nhận chỉ là sự thụ động chủ quan cá nhân theo hướng phiến diện đặc trưng của bản thân bạn thôi.
Tác giả : Hoa Sứ !!!


Khoa Học Tâm Linh Huyền Bí
https://www.facebook.com/khoahoctamlinhhuyenbi/photos/a.1441785296065838.1073741828.1441577449419956/1619367234974309/?type=1&permPage=1
-------------------------------------
Những nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội, v..v..) có thể phân thành hai loại: một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh hai năm rõ mười được bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí các vấn đề tâm linh thuộc lĩnh vực này. 
Các tín ngưỡng, tôn giáo, các phép thuật, bói toán, tử vi, phong thuỷ, ngoại cảm, vv. đều thuộc loại thứ hai này.Cần thấy rõ rằng các vấn đề tâm linh hoàn toàn không phải là những vấn đề sai, những ngộ nhận của con người. Chẳng qua đó chỉ là những vấn đề không có cách nào chứng minh là đúng hay sai mà thôi. 
Khi trẻ, tôi không tin tử vi, xem lá số tử vi chẳng qua tò mò. Tuy nhiên với thời gian qua đi , đối chiếu với lá số tử vi thời trẻ thf mới thấy tương đối chính xác , đặc biệt trong những thời điểm quan trọng. Còn thần giao cách cảm thì chỉ mang mang theo tính cảm giác chứ không rõ ràng. Thí dụ , hôm nay linh cảm nhà sẽ có khách thì nhà có khách thật.

--------------------------------------------------------------


                                                                        
                          

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét