Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Các nhà tư tưởng (Tinh Thần Khai Minh)

So sánh HOBBES, LOCKE và ROUSSEAU

1. HOBBES

+ Trạng thái tự nhiên là trạng thái chiến tranh. Đạo đức không tồn tại. Mọi người sống trong sự sợ hãi liên tục. Bởi vì sự sợ hãi này, nên không ai thực sự tự do, ngay cả kẻ ''yếu nhất'' cũng có thể giết kẻ ''mạnh nhất'', mọi người bình đẳng về khả năng.

+ Mục đích của chính quyền: Áp đặt luật lệ và trật tự để ngăn chặn trạng thái chiến tranh.

+ Sự đại diện: Chính quyền được thiết kế để cai trị, không nhất thiết phải đảm bảo tính đại diện.

+ Ảnh hưởng đến các nhà lập quốc Mỹ: Chính quyền phải được thiết kế để bảo vệ người dân khỏi chính họ.

2. LOCKE

+ Trạng thái tự nhiên: Con người trong trạng thái tự nhiên hoàn toàn tự do để làm bất kỳ điều gì mình muốn. Trạng thái tự nhiên không nhất thiết là tốt hay xấu. Tuy nhiên nó chứa sự bất ổn. Vì vậy, con người từ bỏ nó để đảm bảo các thuận lợi của xã hội dân sự.

+ Mục đích của chính quyền: Bảo vệ các quyền tự nhiên, cụ thể là quyền sống, tự do, và tư hữu.

+ Sự đại diện đảm bảo rằng chính quyền chụi trách nhiệm với người dân. Sự đại diện là công cụ nhằm bảo vệ người dân chống lại sự áp bức.

+ Ảnh hưởng đến các nhà lập quốc Mỹ: Chính quyền phải được thiết kế để bảo vệ người dân khỏi chính quyền. Các quyền tự nhiên phải được đảm bảo.

3. ROUSSEAU

+ Trạng thái tự nhiên: con người trong trạng thái tự nhiên thị tự do và bình đẳng. Trong trạng thái tự nhiên con người là ''những người hoang dã cao quý''. Nền văn minh đã làm suy đồi con người.

+ Mục đích của chính quyền: Làm cho người trở nên hài hòa. Thống nhất họ dưới một ''ý chí chung''.

+ Sự đại diện là không đủ. Các công dân không thể ủy nhiệm các bổn phận dân sự của họ. Họ phải tham gia tích cực vào xã hội. Rousseau ủng hộ nền dân chủ trực tiếp để cho ý chí chung có thể được thực thi.

+ Ảnh hưởng đến các nhà lập quốc Mỹ: Chính quyền không phải tuân theo ý chí chung. Người dân tạo ra quốc gia chứ không phải các thiết chế. Ý chí cá nhân phải phục tùng ý chí chung.
-------------------------------------------------------------------
CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG CHÍNH CỦA TRUYỀN THỐNG KHẾ ƯỚC XÃ HỘI!

1. Thomas Hobbes (1588 - 1679) Bảo vệ nền quân chủ chuyên chế.

2. John Locke (1632 - 1704) Bảo vệ nền dân chủ đại diên.
(Khảo cứu thứ hai về chính quyền)

3. Jean - Jacques Rousseau (1712 - 1778) Bảo vệ nền dân chủ trực tiếp.
''Hãy tạo ra một chính quyền có thể mang lại lợi ích cho đa số người dân''
- Tin rằng con người về bản chất là tốt đep, nhưng quyền lực làm họ suy đồi.
- Dạng cai trị tốt nhất là nền dân chủ trực tiếp vốn thúc đẩy lợi ích chung của đa số.
- Mọi người từ bỏ một số quyền cá nhân của họ để đươc cai trị bởi ý chí chung của đa số.


4. Immanuel Kant (1724 - 1804) Bảo vệ nền dân chủ đại diện, nhưng được lãnh đạo bởi ông vua/chính quyền quan tâm đến lợi ích của dân.

5. John Rawls (1921 - 2002) Bảo vệ một khế ước xã hội giả tưởng trong nền dân chủ, một ''Vị trí ban đầu''.

6. Friedrich Nietzsche (1844 - 1900) Chống đạo đức, chống dân chủ, chống chủ nghĩa xã hội, chống bình đẳng nam nữ và giải phóng phụ nữ, chống duy ý chí, chống bi quan và chống thiên chúa giáo.

7.  Pierre-Joseph Proudhon (1809 - 1865): Chống nền quân chủ chuyên chế, Chống nền dân chủ đại diện, Chống nền dân chủ trực tiếp. Chống mọi hình thức chính phủ.

 Thời kỳ Khai Sáng
http://khaiminhvn.org/download/triet-dl/Khai%20Sang.pdf

-------------------------------------------------------------------------------------------
CÁC TƯ TƯỞNG CỦA LOCKE ẢNH HƯỞNG ĐẾN JEFFERSON NHƯ THẾ NÀO TRONG TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP MỸ?

Locke

- ''Tất cả mọi người đều tự do và bình đẳng''
- ''Mọi người ... có các quyền tự nhiên bao gồm quyền sống, tự do, và sở hữu''
- ''Tất cả mọi quyền lực thuộc về nhân dân''
- ''Quyền lực của chính quyền bị giới hạn tới các quyền mà người dân đồng thuận trao cho nó''
- ''Bất cứ khi nào chính quyền trở thành mối đe dọa ... thì người dân có quyền thay đổi chính quyền''

Jefferson (Tuyên Ngôn Độc Lập)

- ''Mọi người sinh ra bình đẳng''
- ''Mọi người được tạo hóa đã ban cho họ các bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc''
- ''Chính quyền được lập ra trong nhân dân''
- ''Chính quyền ... có được những quyền lực chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân dân''
- ''Bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ ... thì nhân dân có quyền thay đổi chính quyền đó''
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
CÁC TƯ TƯỞNG CHÍNH CỦA THỜI KỲ KHAI SÁNG

1. Nhà tư tưởng Locke

- Tư tưởng: Các quyền tự nhiên sống, tự do, tư hữu.
- Ảnh hưởng: Nền tảng của tuyên ngôn độc lập Mỹ.

2. Nhà tư tưởng Montesquieu

- Tư tưởng: Phân chia và cân bằng quyền lực.
- Ảnh hưởng: Pháp, Mỹ, và các quốc gia Mỹ Latin sử dụng sự phân chia và cân bằng quyền lực trong hiến pháp của họ.

3. Nhà tư tưởng Voltaire

- Tư tưởng: Tự do tư tưởng và thảo luận.
- Ảnh hưởng: Được đảm bảo trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Mỹ, và Tuyên Ngôn về các quyền con người và công dân của Pháp, các ông Vua ở Châu Âu giảm bớt hoặc loại bỏ sự kiểm duyệt.

4. Nhà tư tưởng Beccaria

- Tư tưởng: Bãi bỏ sự tra tấn
- Ảnh hưởng: Được đảm bảo trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Mỹ, việc tra tấn bị đặt ngoài vòng pháp luật hoặc giảm bớt ở nhiều quốc gia Châu Âu và Châu Mỹ.

5. Nhà tư tưởng Voltaire

- Tư tưởng: Tự do tôn giáo
- Ảnh hưởng: Được đảm bảo trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Mỹ, và Tuyên Ngôn về các quyền con người và công dân của Pháp, các ông Vua ở Châu Âu giảm bớt sự truy bức tôn giáo.

6. Nhà tư tưởng Wollstonecraft

- Tư tưởng: Bình đẳng cho phụ nữ
- Ảnh hưởng: Các nhóm đấu tranh cho quyền của phụ nữ hình thành ở Châu Âu và Bắc Mỹ.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
René Descartes (1596 - 1650)

- Descartes được mệnh danh là ''cha đẻ của thuyết duy lý hiện đại'', vốn cho rằng lý tính là nguồn gốc chính của mọi tri thức.
- Ông cũng được mệnh danh là ''cha đẻ của thời kỳ khai sáng''
- Tác phẩm ''Luận Về Phương Pháp'' (1637) bắt đầu với lời kêu gọi mọi tri thức phải chụi sự tra vấn.
- Ông có thể chắc chắn một cách duy lý về một thứ duy nhất - sự tồn tại của chính ông: 
   ''TÔI TƯ DUY VẬY TÔI TỒN TẠI''
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Giới thiệu với mọi người một số tài liệu môn Chính trị học so sánh: Môn này nghiên cứu so sánh hệ thống chính trị các nước trên thế giới như tổng thống, bán tổng thống, nghị viện….để chỉ ra điểm mạnh điểm yếu của từng hệ thống. Đây là môn rất hay cho các bạn nghiên cứu về thể chế chính trị. Bạn nào có tài liệu thêm, hãy bổ xung nhé. 

1) GT Chính trị học so sánh – TS. Ngô Huy Đức
http://www.mediafire.com/download/4yp4i8hn9l0n2fz/Giao-trinh-CTHSS.pdf

2) GT Luật hiến pháp và Chính trị học – GS. Nguyễn Văn Bông
http://www.mediafire.com/download/33asb9e791f35yq/Luật+hiến+pháp+và+chính+trị+học.pdf

3) Chính trị học phổ thông 1965
http://www.mediafire.com/view/ejedfr2hjh1147s/Chinhtri-phothong

4) Introduction to Comparative Politics – Kesselman
http://bookzz.org/book/1184585/4ed8f7

5) Introducing Comparative Politics - Carol Ann Drogus
http://bookzz.org/book/2336419/d00cac

---------------------------------------------------------------------
Quyển sách tiếng Việt quan trọng nhất, (và là một trong những quyển sách tiếng Anh quan trọng nhất), quyển cuối cùng mà bạn cần giữ lại trong thư viện của mình, quyển mà tất cả mọi người phải đọc, nhất là những người trẻ: Khảo luận thứ hai về chính quyền - John Locke (Lê Tuấn Huy dịch, Nxb Tri thức). Đọc Khảo luận thứ hai về chính quyền, chúng ta đọc toàn bộ các nguyên tắc tổ chức nhà nước hiện đại.

Bạn nào cảm thấy khó hiểu khi đọc thì có thể đọc thêm tài liệu này nhé: http://www.mediafire.com/download/6s6gy6ps4brx32v/Khảo+luận+thứ+2+về+chính+quyền.pdf

-----------------------------------------------------------------------------------------------
Xin giới thiệu với mọi người cuốn Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại. Đây là một tác phẩm dạng Hỏi – đáp dành viết cho tất cả mọi người bàn về mọi vấn đề trong cuộc sống từ đạo đức, đến tôn giáo, chính trị, kinh tế… trong xã hội Tây phương. Ad nghĩ đây là một tác phẩm hay, đáng đọc, nhất là người Việt chúng ta. Xã hội chúng ta đang chuyển dần sang một xã hội hiện đại, nhưng tiến trình đó rất chậm, đó là vì chúng ta không chịu thay đổi hệ thống giá trị của chúng ta. Các giá trị “phương đông” không thực sự tốt cho con người cũng như xã hội hiện đại, vì ở trong đó không có chỗ cho lý trí con người, không có chỗ cho con người cá nhân, mà tất cá đều bị chi phối bởi cái gọi là truyền thống, gia đình…đó là một hệ thống giá trị cho một xã hội đóng, ưa sự ổn định. Chúng ta cần một hệ thống các giá trị mới trong đó giải phóng cá nhân khỏi những sự giam hãm đó, cho họ sự tự chủ, khơi dậy năng lực duy lý trong con người để họ có thể tự tìm kiếm tương lai cho mình…Hi vọng tác phẩm mọi người có thể tìm thấy ở Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại một điều gì đó mới mẻ.

http://www.mediafire.com/download/l7ladethtve23nt/nhung_tu_tuong_lon.pdf
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đây môn học nhập môn trong ngành học Triết học chính trị, hoặc Khoa học chính trị. Để học môn này thì thường người ta sử dụng tác phẩm của các tác giả như bên dưới. Rất tiếc hiện nay chúng ta vẫn chưa có bản tiếng việt đầy đủ của các tác phẩm để có thể dạy một môn nhập môn như vậy một cách hoàn chỉnh. Một điều đáng tiếng khác đó là hệ thống sách hướng dẫn ở chúng ta hầu như không có, do đó chúng ta không thể hiểu được tổng quan về môn học, tư tưởng và đóng góp của các tác giả, cũng như hiện nay người ta đang nghiên cứu gì.

Ad khuyên bạn nào yêu thích khoa học chính trị thì nên đọc những quyển này, cũng như tìm thêm các tài liệu hướng dẫn để có căn bản, từ đó có một nhận thức tốt hơn cho bản thân, cũng như có thể tiếp tục học các môn chuyên sâu hơn, như Triết học chính trị đương đại…

1, Cộng hòa – Plato (Alpha Books)
2, Chính trị học – Aristotle (Alpha Books)
3, Quân vương - Machiavelli (Nxb Lao động Xã hội)
4, Leviathan – Hobbes (Chưa có bản tiếng việt)
5, Khảo luận thứ hai về chính quyền – Locke (Nxb Tri thức)
6, Tinh thần pháp luật - Montesquieu (Nxb Đà nẵng)
7, Khế ước xã hội – Rousseau (Nxb Đà nẵng)
8, Tuyên ngôn của chủ nghĩa cộng sản – Marx (Nxb sự thật)
9, Bàn về tự do (Nxb Tri thức)
10, Tập liên bang – Madison, Hamilton, Ray (Chưa có bản tiếng việt)
11, Nền dân trị Mỹ (Nxb Tri thức)
...........................
Và đây là link bài giảng của GS Yale, mọi người tham khảo nhé:
https://www.youtube.com/watch?v=xhm55mIdSuk&list=PLBB9F9A757FB8CF57
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Một số quan điểm của Locke trong Khảo luận thứ hai về chính quyền:
1)Sự đồng thuận của người dân
2)Bảo vệ quyền sở hữu
3)Các vấn đề của các chế độ quân chủ chuyên chế
4)Trạng thái tự nhiên
5)Bình đẳng
6)Giới hạn đối với quyền lực
7)Thượng đế và mục đích của ngài
http://khaiminhvn.org/quan-diem-locke/

Sách đây:http://www.mediafire.com/download/ajzaral75ujae6q/Locke
--------------------------------------------------------------------------------------


THỊ TRƯỜNG TỰ DO
Để tồn tại và thịnh vượng, các cá nhân cần phải tham gia vào các hoạt động kinh tế. Từ quyền sở hữu dẫn đến quyền trao đổi tài sản trên cơ sở thoả thuận. Thị trường tự do là hệ thống kinh tế của các cá nhân tự do, và nó cần thiết để tạo ra sự giàu có. Các nhà tự do cá nhân tin rằng mọi người sẽ tự do hơn và thịnh vượng hơn nếu sự can thiệp của chính phủ vào các quyết định kinh tế của người dân được giảm thiểu.

SỰ CAI TRỊ THEO PHÁP LUẬT
Chủ nghĩa tự do cá nhân không phải là chủ nghĩa phóng túng hay chủ nghĩa khoái lạc. Nó không yêu sách rằng "con người có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, mà không ai có thể nói bất cứ điều gì" Thay vào đó, chủ nghĩa tự do cá nhân đề xuất một xã hội tự do dưới luật, trong đó các cá nhân được tự do để theo đuổi cuộc sống riêng của họ, miễn là họ tôn trọng các quyền tương tự của người khác. Sự cai trị theo pháp luật có nghĩa rằng cá nhân được quản lý bởi các nguyên tắc pháp lý được phát triển một cách tự phát và áp dụng chung cho tất cả, chứ không phải bởi các mệnh lệnh tùy tiện; và các nguyên tắc này không nhắm đến bất cứ mục đích hay kết quả nào khác ngoài để bảo vệ sự tự do nhằm cho phép cá nhân theo đuổi hạnh phúc theo cách riêng của họ.

CHÍNH QUYỀN GIỚI HẠN
Để bảo vệ các quyền, các cá nhân thành lập nên chính quyền. Nhưng chính quyền là một thiết chế nguy hiểm. Các nhà tự do cá nhân có một ác cảm rất lớn đối với quyền lực tập trung, như theo lới của Lord Acton: “Quyền lực luôn có xu hướng đi đến suy đồi và quyền lực tuyệt đối thì có thể dẫn đến sự suy đồi một cách tuyệt đối”. Vì vậy, họ muốn phân chia và giới hạn quyền lực, và mà ở đây là giới hạn quyền lực của chính quyền, thông qua một hiến pháp thành văn trong đó liệt kê và giới hạn các quyền lực mà người dân ủy nhiệm cho chính quyền. Một chính quyền giới hạn là hàm ý chính trị cơ bản của chủ nghĩa tự do cá nhân, và các nhà tự do cá nhân đã chỉ ra một thực tế lịch sử đó là sự phân tán quyền lực ở châu Âu - nhiều hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới - đã dẫn đến sự tự do cá nhân và tăng trưởng kinh tế bền vững.

MỘT TRONG NHỮNG LÝ DO ỦNG HỘ SỰ TÁI PHÂN PHỐI TÀI SẢN, theo JOHN RAWLS:
Rawls nhận ra rằng một số cá nhân được sinh ra với tài năng, trí tuệ, và vẻ đẹp lớn hơn so với người khác, và tương tự như vậy đối những người được sinh ra trong gia đình giàu có. Các phẩm chất tự nhiên mà một người sở hữu, và gia đình mà mỗi người sinh ra với, là một vấn đề may rủi, điều mà Rawls miêu tả như là sự may rủi tự nhiên.
Từ sự may rủi tự nhiên này, các cá nhân nhận được một sự chia sẻ không công bằng về những thuận lợi (như những thuận lợi về kinh tế -- nếu họ sinh ra trong gia đình giàu có, họ kế thừa nhiều tiền hơn người sinh ra trong gia đình nghèo khó; và nếu họ từ tự nhiên đã thông minh hơn, họ sẽ kiếm được một nghề trả lương cao hơn so với những người kém thông mình hơn).
Những người như vậy không xứng đáng với phần thưởng bất bình đằng này; sự bất bình đẳng bắt nguồn từ may rủi tự nhiên này là không công bằng, do vậy nó phải được điều chỉnh bằng sự tái phân phối.

"Người dân Mexico muốn thiết lập chế độ liên bang đã lấy mẫu và chép y nguyên bản hiến pháp liên bang của những người Mỹ gốc Anh láng giềng. Nhưng khi chuyên chở về nhà mình từng câu từng chữ của luật pháp, họ không thể chuyên chở về cái tinh thần làm nên sức sống cho luật pháp đó. Ta thấy người Mexico lúng túng không ngừng trong hệ thống bánh răng của cái chính quyền kép của người Mỹ. Quyền lực tuyệt đối của bang và liên bang, khi đi cái phạm vi đã được hiến pháp vạch nên, hàng ngày lại xâm phạm vào nhau. Ngay bây giờ đây Mexico vẫn không ngừng bị cuốn hút vào tình trạng từ vô chính phủ chuyển thành nền chuyên chế quân sự, và từ nền chuyên chế quân sự sang vô chính phủ". 
---------Nền dân trị Mỹ, tr 220 ------------------------


TRẠNG THÁI XÃ HỘI CỦA NGƯỜI MỸ GỐC ANH!
• Xuất phát điểm trạng thái xã hội của người Mỹ
Những người di cư đến lục địa Bắc Mỹ họ không phải là những con người man khai, ngu tối, họ mang trong mình văn hóa châu Âu của 16 thế kỉ, họ là những người văn minh, hiểu rõ lịch sử và các quyền cơ bản của mình và có kinh nghiệm tổ chức xã hội. Chính xuất phát điểm này làm cho những người Mỹ gốc Anh đã tổ chức được những xã hội tự do, bình đẳng và có trật tự. Họ không phải mò mẫm, thử nghiệm như cha ông họ trong suốt lịch sử đã qua.
Họ có một tôn giáo tốt, môt tập tục lành mạnh mang theo từ tổ quốc cũ, điều này giúp họ duy trì xã hội theo luật pháp và thịnh vượng.
• Bản chất của người Mỹ gốc Anh di cư
Những người di cư đến lục địa châu Mỹ họ là những người có động cơ và mục đích rõ ràng, phần lớn những người di cư đến miền Nam là những người đi tìm cuộc sống giàu sang, tiền bạc, hoặc những người tìm cuộc sống mới và chạy trốn nợ nần, những người này có ham muốn và động cơ lớn nhưng mặt bằng đạo đức, trí tuệ của họ thấp. Những người di cư đến miền Bắc là những người Thanh Giáo thuộc tầng lớp trung lưu, họ mang theo cả gia đình, bỏ lại quê nhà địa vị, giàu sang và tiện nghi cuộc sống để mưu cầu một cuộc sống mới tự do và tốt đẹp hơn. Nhìn chung những người này có mặt bằng đạo đức, trí tuệ cao và tốt hơn hẳn người miền Nam. (Ở nước Anh giai đoạn này xảy ra hai cuộc đấu tranh nội bộ song song và đan lồng vào nhau, một là cuộc chiến giành quyền lực giữa nhà vua và giới quý tộc và cuộc chiến tôn giáo giữa những người theo Công giáo La Mã (phía vương quyền) với người theo Thanh Giáo (phía cấp tiến)). Những người Thanh Giáo trong nước đông lên và là mầm mống nguy hiểm cho cách mạng đe dọa quyền lực nhà vua, cách tốt nhất để làm cho tan hiểm nguy này là tạo điều kiện để đưa càng nhiều người Thanh Giáo đi sang tân lục địa càng tốt. Và những người Thanh Giáo muốn tránh những tai ương, những cuộc đàn áp và đối xử bất lợi từ chính quyền nên họ cũng muốn đi ra và xây dựng lại cuộc sống mới bên bờ kia Đại Dương.
Bản chất của giống người Anh là ưa phưu lưu, thích mạo hiểm và có đam mê làm giàu hơn là quan tâm tới chính trị và cai trị người khác. Bằng chứng là người Anh đã giong buồm đi buôn khắp thế giới, nước Anh là quê hương của các cuộc cách mạng công nghiệp, là xứ sở đẻ ra và xác lập các quyền sở hữu, quyền tự do của con người cá nhân. Với bản chất như vậy, nó đã thúc đẩy người Mỹ gốc Anh lao động liên tục để chiếm hữu đất đai, tạo ra của cải, làm giàu liên tục. Ở châu Âu, cái đam mê giàu có một cách cuồng nhiệt, cái yêu thích tự do cá nhân một cách mãnh liệt đến độ cực đoan thì được coi là những tính cách xấu xa, nhưng ở Mỹ đó lại được coi là “tài khéo đáng khen”. Chỉ những đức tính như vậy nó mới làm cho đất đai được khai phá, tự do được thiết lập, xã hội được thịnh vượng và phát triển.

Đọc tự nhiên thấy có mình trong đó.
" Ta thấy có những quốc gia với nền giáo dục cơ bản đầy khiếm khuyết và tính cách con người thì pha trộn đầy đam mê, ngu muội và sự nhận thức mợi điều đều sai trái với khái niệm, những con người đó không đủ khả năng để nhân ra nguyên nhân nỗi khốn cùng của mình; họ chết gục dưới những cái xấu mà họ không nhìn nhận ra." 
Nền dân trị Mỹ

TẠI SAO CẦN PHẢI CÓ MỘT NGÀNH TƯ PHÁP MẠNH?
Không ngoa một chút nào nếu như nói rằng: Nhánh tư pháp như cột trụ kiên cố vững chắc để chống cái mái vòm công lý của xã hội dân chủ. Sở dĩ làm được điều đó vì ngành tư pháp có những nét đặc thù sau:
Do có nhiệm kì dài và không bị cách chức, thẩm phán tòa án tối cao Hoa Kỳ hoàn toàn độc lập với dân chúng, không chịu bất cứ sức ép chính trị nào và là những người được lựa chọn kĩ càng nên họ là những con người khôn ngoan, không phải chiều theo ý kiến của đa số hay công luận.
Thông qua những trường hợp phán xử riêng lẻ, tòa án có quyền tuyên bố không áp dụng một đạo luật nào đó do bất hợp hiến, đây là một công cụ có sức mạnh to lớn để tòa án có thể chống lại sự lạm dụng quyền lực của ngành lập pháp đại diện cho ý chí của đa số và bảo vệ quyền lợi của thiểu số. Bằng cách tuyên bố như vậy, tòa án không bác bỏ bộ luật đó, nhưng tòa án làm cho bộ luật đó mất dần tính hiệu lực, dẫn đến ngành lập pháp phải hủy bỏ hoặc sửa lại. Có thể nói ngành tư pháp mạnh là công cụ ngăn chặn nạn bạo quyền đa số và sửa chữa một cách âm thầm những sai sót do tính thiếu khôn ngoan hay tính bốc đồng của đa số gây ra cho nền dân trị.

Tôn giáo và Chính trị, độc lập hay nên đan lồng vào nhau?
Quyền lực chính trị từ bản chất là ngắn ngủi, chóng tàn; ngay cả các chính quyền ổn định và lâu dài nhất cũng không miễn khỏi sự thay đổi trong luật pháp và thậm chí bằng các cuộc cách mạng. Tocqueville nhấn mạnh, “tất cả các quyền lực của xã hội ít nhiều có tình tạm thời”, và “chưa từng thấy một chính quyền nào lại được dựng lên trên cơ sở bất biến của trái tim con người hay trên cơ sở một lợi ích bất tử”. Mặt khác, tôn giáo là một sức mạnh vô tận và vĩnh viễn trong trái tim con người. Nếu nó nối kết với quyền lực trần tục, thì tôn giáo sẽ phải chịu sự bất hạnh của việc bị kéo xuống bởi tính thất thường của chính trị. “Đứng một mình, tôn giáo còn hi vọng bất tử; liên minh với những quyền lực phù du, tôn giáo cũng sẽ đi theo vận mệnh của chúng, và thường bị rơi theo những đam mê thoáng qua vẫn trụ đỡ chúng”.
Nguồn: //www.gradesaver.com/democracy-in-america/study-guide/summary
Người dịch: Mr. Minh Minh
------------------------------------------------------------------------
"Một hành động là đúng nếu và chỉ nếu nó phù hợp với luật đạo đức, và có giá trị đạo đức nếu và chỉ nếu nó được thực hiện từ sự tôn trọng đối với luật đạo đức"
-----------------------------------------------------------------------
LUẬN ĐỀ CÔNG DÂN GIÁO DỤC, kiến thức cần thiết để trở thành một công dân tốt.
http://www.mediafire.com/download/73138dtuy8gigz5/Luande-CongDangiaoduc.pdf
---------------------------------------------------------------------------------------
Đây là link có rất nhiều sách của Miền nam (trước 75), mà có một số cuốn đã được Khai minh giới thiệu. Ad xin gửi link, nếu anh chị nào chưa biết thì tham khảo nhé. Mặc dù số sách này là một phần rất nhỏ so với toàn bộ sách vở của Miền nam (trước 75), tuy nhiên khi đọc nó, chúng ta cũng thấy được phần nào về nền giáo dục của Miền nam (trước 75), qua đó hiểu được những gì mà ngày nay chúng ta học so với ngày hôm qua là như thế nào. 
https://www.facebook.com/notes/nh%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%A9c-l%C3%AA/link-s%C3%A1ch-x%C6%B0a-c%E1%BA%ADp-nh%E1%BA%ADt-8-8-2014/268466993361560
------------------------------------------------------------------------------------------------
GIÁO DỤC CÔNG DÂN (Lớp 12), kiến thức cơ bản về chính trị và tổ chức nhà nước cho mọi người!
http://www.mediafire.com/download/r9w4vppjcdxhbbx/CongDan-Giaoduc-lop-12-%281974%29.pdf
GIÁO DỤC CÔNG DÂN (Lớp 11), kiến thức cơ bản về kinh tế cho mọi người!
http://www.mediafire.com/download/x0m5royi9l7xk95/GiaducCongDan-lop-11-%281969%29.pdf
----------------------------------------------------------------------
Sách QUỐC VĂN lớp 12, trong đó có tóm lược về tư tưởng phương đông (phật giáo, nho giáo, lão giáo), và tư tưởng phương tây (phong trào lãng mạn, dân chủ tự do, thiên chúa giáo) cũng như ảnh hưởng của nó đối với văn hóa Việt nam. Anh chị nào quan tâm thì đọc nhé, và nếu rỗi thì so sánh với sách văn học 12 hiện nay. 
http://www.mediafire.com/download/6ibpfzbcr9lxf9o/Quocvan-lop-12%281974%29.pdf
------------------------------------------------------------------
Xin giới thiệu với mọi người cuốn Luật Hiến pháp và Chính trị học của GS. Nguyễn Văn Bông. Theo ad đây là cuốn sách hay nhất bằng tiếng Việt viết về tổ chức nhà nước. Bạn nào quan tâm thì load về đọc nhé. 
http://www.mediafire.com/download/71sa5do12oan1qj/0458.pdf
-------------------------------------------------------------------
Xin giới thiệu với mọi người cuốn sách Chính trị phổ thông dành cho học sinh lớp 11, 12 trước năm 1975. Bạn nào quan tâm thì tải về đọc nhé, theo ad là rất hay.
http://www.mediafire.com/view/ejedfr2hjh1147s/Chinhtri-phothong
-----------------------------------------------------------------------
Một số tài liệu về Hayek, một trong những nhà tư tưởng chính trị quan trọng nhất thế kỉ 20, thế kỉ của các cuộc chiến ý thức hệ, mà chủ yếu là giữa chủ nghĩa tự do + chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội + chủ nghĩa tập thể. Hayek là người bảo vệ nhiệt thành cho chủ nghĩa tự do + chủ nghĩa tự bản ...Đọc ông làm chúng ta hiểu được tại sao chủ nghĩa xã hội + chủ nghĩa tập thể lại là một sai lầm. Từ đó tin tưởng vào những giá trị của chủ nghĩa tự do + chủ nghĩa tư bản....và từ đó hiểu rằng Việt nam cần phải cải cách những gì từ hoàn cảnh hiện tại để có thể thành công.http://www.doimoi.org/detailsbook/…/hien-phap-cua-tu-do.html
http://ethongluan.org/index.php…
http://www.doimoi.org/detailsbook/8/3/duong-ve-no-le.html
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai14/200814_LuPhuong.htm
-------------------------------------------------------------------
XÃ HỘI DÂN SỰ LÀ GÌ?
http://nghiencuuquocte.net/2014/04/20/xa-hoi-dan-su-la-gi/
------------------------------------------------------------------
Chủ nghĩa tự do HIỆN ĐẠI dạy rằng:
Sự can thiệp của chính phủ vào đời sống cá nhân và xã hội đôi khi là cần thiết để ngăn chặn một số cá nhân khỏi phủ nhận sự tự do của các cá nhân khác
Tự do cần được hiểu theo nghĩa rộng, tích cực: như là sự tự do để tìm ra cách phát triển các tiềm năng mình và đóng góp cho xã hội theo cách có ý nghĩa
Sự bất bình đẳng kinh tế cần được lưu ý với sự ngờ vực, như là một điều kiện mà có khả năng làm xói mòn sự thịnh vượng của những ai có thu nhập thấp và do đó xói mòn cơ hội để trở nên tự do (tự do theo nghĩa rộng)”
Tác giả: Ellen Grigsby
Nguồn: Analyzing Politics: An Introduction to Political Science
-------------------------------------------------------------------------------
Sự chuyên chế của công luận là một điều cực kì nguy hiểm, vì nó làm mất đi sự tự do tư tưởng một cách êm ái. Tất cả tư duy một cách “đồng phục”, và họ nghĩ rằng như vậy mới đúng đắn, hợp đạo đức. Nơi đâu tồn tại sự chuyên chế của công luận, nơi đó không có những điều mới mẻ, những con người vĩ đại, mà chỉ có những điều ngớ ngẩn, những con người tầm thường.
Ở Việt nam có sự chuyên chế của công luận hay không? Xin thưa là có, và rất mạnh mẽ. Tất cả mọi đối tượng: Quốc hội, chính quyền, trí thức, người dân, báo chí, đoàn hội….đều bị chi phối bởi công luận. Họ luôn lắng nghe công luận, và cố gắng làm công luận hài lòng.
---------------------------------------------------------------------------------
" Chính nhờ tư tưởng về quyền mà con người xác định được giữa cho phép và bạo quyền. Được soi sáng bởi tư tưởng đó, mỗi con người có thể tỏ ra độc lập mà không kênh kiệu, và phục tùng mà không hạ thấp mình. Con người tuân phục sự bạo hành thì cúi gập mình lại và tự hạ mình xuống. Nhưng khi con người tuân thủ quyền chỉ huy được nó nhìn nhận ở đồng loại, thì tự nó nâng cao mình ngang tầm chính kẻ đang chỉ huy nó. Không có con người vĩ đại nào lại không có đức hạnh. Nhưng nếu không có lòng tôn trọng luật pháp thì không có một dân tộc vĩ đại"
-Tocqueville- Nền dân trị Mỹ

Sau khi đọc xong tác phẩm Nền dân trị Mỹ của Tocqueville thì rút ra kết được kết luận sau: Tất cả những gì Tocqueville tin là nguyên nhân khiến cho ở Mỹ BÌNH ĐẲNG VÀ TỰ DO có thể tồn tại đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau, thì ở Việt nam đều không có. 
- Ý niệm nhân dân tối thượng
- Phân chia quyền lực
- Sự tự do địa phương
- Sự phi tập trung hóa hành chính
- Sự tách rời giữa nhà thờ và nhà nước
- Tự do báo chí
- Tự do lập hội
- Hệ thống tư pháp độc lập và bồi thẩm đoàn
- Tập tục lành mạnh
Bất cứ ai đọc Nền dân trị Mỹ của Tocqueville thì sẽ hiểu ngay tại sao Mỹ lại là quốc gia thịnh vượng nhất, tự do nhất, văn minh nhất. Và cũng hiểu ngay về tình trạng và tiên đoán được tương lai của Việt nam chúng ta.
-----------------------------------------------------------------------------------------
ĐỌC ĐI.........!
" Nước ta xưa nay vốn là một nước quân chủ, phân vua tôi rất nghiêm, mà uy quyền thế lực của nhà vua rất lớn. Của trong một nước tức là của nhà vua, đất trong một nước cũng là đất của nhà vua, mà người suốt trong một nước, cũng đều là tôi tớ của nhà vua.
Phận làm thần dân lấy một chữ trung làm gốc, chữ kính làm đầu, tôn mạng vua như thánh, như thần, sợ oai vua như sấm như sét. Gặp được vua hiền minh, nhân từ, thì dân được hưởng phúc sung sướng; gặp phải lúc hôn quân bạo chúa, thì dân phải chịu khổ ải lầm than.
Nước ta là một nước bán khai, dân trí phần nhiều còn ngu đần, chưa thể bỏ ngay cái ách chuyên chế mà dùng cách cộng hòa được. Song chuyên chế quá thể, tuy lợi về đường dẹp loạn, dễ cách trị dân, nhưng cũng bởi cách đè nén quá mà làm cho dân khí yếu ớt, nhụt hết tính tự cường tự lập của loài người."
(Trích đọc: VUA TÔI - sách VIỆT NAM PHONG TỤC của Phan Kế Bính)
-------------------------------------------------------------------------------------
Trong tiểu luận “Hai khái niệm tự do” (1958), Berlin miêu tả hai cách hiểu khác nhau về sự tự do chính trị như sau:
- TỰ DO TIÊU CỰC: TỰ DO KHỎI; hay sự vắng mặt của những ràng buộc, những cản trở, hoặc những chướng ngại bên ngoài.
Ví dụ: giả sử bạn đang lái xe trên đường và đến một ngã tư. Không có phương tiện giao thông khác lưu thông hay các chướng ngại trên đường. Bạn rẽ phải, và không có gì cản trở bạn thực hiện điều này. Theo nghĩa tiêu cực, thì bạn thực hiện điều này một các tự do.
Theo tự do tiêu cực thì đe dọa lớn nhất đối với sự tự do cá nhân là sự can thiệp không hợp pháp bởi người khác. Các đại diện tiêu biểu là: John Locke, John Stuart Mill, Robert Nozick, Isaiah Berlin, John Hospers.
- TỰ DO TÍCH CỰC: Berlin miêu tả nó theo hai cách: (1) TỰ DO ĐỂ; hay khả năng để làm điều mình muốn làm; (2) tự trị, tự cai trị; “làm chủ chính mình”.
Tiếp tục ví dụ trên: vì bạn bị nghiện thuốc lá nên bạn phải tới nơi có bán thuốc lá để mua, do đó bạn rẽ phải. Theo một nghĩa nào đó, bạn không tự do, nhưng bạn bị cơn nghiện của bạn kiểm soát. Và vì vậy, từ nghĩa tích cực, thì bạn đã rẽ phải một cách không tự do.
Theo tự do tích cực thì đe dọa lớn nhất đối với tự do cá nhân là sự phân phối không bình đẳng tài sản, nguồn lực, và cơ hội . Các đại diện tiêu biểu là: Jean-Jacques Rousseau, Karl Marx, John Rawls.
---------------------------------------------------------------------------------
John Rawls (1921 – 2002), triết gia người Mỹ, là một trong những triết gia chính trị quan trọng nhất trong mấy trăm năm qua. Ông bảo vệ tư tưởng dân chủ tự do trong các tác phẩm Một lý thuyết về công bằng [A Theory of Justice] và Chủ nghĩa tự do chính trị [Political Liberalsim].
Trong các tác phẩm này Rawls đi tìm kiếm các nguyên tắc công bằng làm cơ sở để quản trị xã hội. Ông cho rằng chúng ta sẽ chấp nhận các nguyên tắc mà tất cả chúng ta đồng ý khi ở dưới các điều kiện giả tưởng nào đó (“vị trí ban đầu”) [the original position]. Tưởng tượng chúng ta là những người tự do và duy lý nhưng không biết vị trí của chúng ta trong xã hội (giàu hay nghèo, da trắng hay da đen, nam hay nữ…). Sự giới hạn về nhận thức này để đảm bảo sự vô tư; tức là, nếu chúng ta không biết chủng tộc của mình, thì chúng ta không thể vận động, lôi kéo người khác ủng hộ cho các nguyên tắc mang lại thuận lợi cho chủng tộc của mình. Các nguyên tắc công bằng là các nguyên tắc mà chúng ta đồng ý dưới những điều kiện này. Rawls cho rằng, trong vị trí ban đầu chúng ta sẽ đồng ý với “nguyên tắc tự do bình đẳng” [equal liberty principle], tức là nguyên tắc đảm bảo các quyền tự do như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận…bình đẳng cho mọi người. Chúng ta cũng sẽ đồng ý với “nguyên tắc khác biệt”[difference principle], tức là nguyên tắc thúc đẩy sự phân phối bình đẳng sự thịnh vượng, ngoại trừ những sự phân phối bất bình đẳng mà mang lại lợi ích cho mọi người (bao gồm những người có điều kiện ít thuận lợi hơn trong xã hội) và cơ hội rộng mở đối với mọi người trên cơ sở bình đẳng.
-----------------------------------------------------------------------------------
[ LÒNG ÁI QUỐC ]
Đầu bài thi sáng nay của con là : " Tại sao anh yêu xứ sở của anh ?
" Con đã cảm dộng về chuyện: Chú lính đánh trống hôm trước, tất con đã làm bài một cách dễ dàng.
Tại sao anh yêu xứ sở của anh? Câu hỏi ấy chẳng làm nảy nở trong óc con biết bao nhiêu là câu trả lời hay sao? Tôi yêu xứ xở của tôi vì mẹ tôi sinh trưởng ở đấy; vì nguồn máu trong huyết quản của tôi đều là của người; vì trong khu đất thánh kia đã chôn vui tất cả những người quá cố mà mẹ tôi thương mà cha tôi trọng; vì cái đất mà tôi sinh, thứ tiếng tôi nói, quyển sách tôi đọc, các em tôi, chúng bạn tôi và một dân tộc lớn sống chung với tôi, cảnh đẹp của tạo hóa bao bọc chung quanh tôi, tóm lại tất cả những sự vật mà tôi trông thấy, tất cả những cái gì mà tôi yêu, tất cả những cái gì mà tôi quí, nhất nhất đều thuộc về sứ sở của tôi cả.
Bây giờ còn bé, con chưa hiểu thấu được thế nào là lòng yêu nước. Rồi ra con sẽ biết. Khi con du lịch ở xa về, một buổi sáng, đứng tựa bao lan tàu con thấy ở chân trời dãy núi xanh của xứ con hiện ra, bấy giờ con sẽ thấy ở chân trời một dẫy núi xanh của xứ con hiện ra, bấy giờ con sẽ thấy trào lệ cảm ở lòng con dâng lên và miệng con buộc ra những tiếng kêu mừng rỡ.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con ở ngoài chợt nghe thấy một người trong đám thợ thuyền nói tiếng nước con theo lòng con xui giục, tự nhiên con đến hỏi chuyện người thợ không quen ấy.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con nghe thấy người ngoại quốc lăng mạ xứ sở con, lòng tức giận sẽ làm cho con nóng mặt.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước mạnh mẽ và tôn đại hơn nữa, nếu một ngày kia, nước địch vô cớ giày xéo vào đất ta, lúc ấy con sẽ thấy nào cha hôn con khuyên câu " dũng cảm", nào mẹ tiễn con hẹn lúc " khải hoàn"
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con trông thấy những đội quân vất vả trở về với những khúc ca chiến thắng.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con trông thấy lá cờ ba sắc bị bắn tả tơi đi đầu một toán người nghĩa dũng, ai nấy đều phô cao cái trán buộc băng hay cái tay bị bó, trong đám đông dân chúng hoan hỉ, người ta ném hoa mừng và hô những lời tán tụng.
Con ơi ! Bây gờ con đã hiểu thế nào là lòng ái quốc. Đó là một điều rất to tát, rất thiêng liêng. Vì một ngày kia, ta trông thấy con về trận được an toàn, nhưng được tin con đã lẩn lút để tránh cái chết, thì cha đây, cha vẫn đón con lúc đi học về bằng những tiếng cười vui vẻ, bấy giờ cha sẽ đón con bằng những tiếng khóc xót xa. Cha sẽ không thể thương con được nữa và sẽ đâm tin con mà thác cho rồi.
( Trích Tâm hồn cao thượng - Edmond De Amicis - Hà Mai Anh Dịch - Xuất bản năm 1952 )
----------------------------------------------------------------------------------
Khai Minh trân trọng cảm ơn quý vị và các bạn đã đến dự hội thảo "Hiến pháp Mỹ" diễn ra vào chiều ngày 23/04/2015.

Chúng tôi xin gởi các bạn Clip trình chiếu Slide dùng trong hội thảo và một số tài liệu tham khảo (Bạn có thể tải các tài liệu pdf trực tiếp từ website):

► Clip trình chiếu Slide Hội thảo
https://www.youtube.com/watch?v=ao8R_1m6zGY&feature=youtu.be

► Chủ nghĩa hợp hiến và các nền dân chủ đang nổi lên (pdf)
http://khaiminhvn.org/download/triet-dl/1.%20Chủ%20nghĩa%20hợp%20hiến.pdf

► Pháp trị là gì, Lý Ba (pdf)
http://khaiminhvn.org/phap-tri-la-gi-_ly-ba_/

► Hiến pháp trị là gì, Lý Ba (pdf)
http://khaiminhvn.org/hien-phap-tri-la-gi/

► Luật pháp là gì, Lý Ba (pdf)
http://khaiminhvn.org/luat-phap-la-gi/

► Chủ nghĩa hiến pháp và những yếu tố cấu thành, GS. Nguyễn Đăng Dung (pdf)
http://khaiminhvn.org/download/triet-dl/5.%20Chủ%20nghĩa%20hiến%20pháp%20và%20những%20yếu%20tố%20cấu%20thành.pdf

► Sách "Hiến pháp Mỹ đã được làm ra như thế nào?" (Biên soạn: Nguyễn Cảnh Bình, NXB Alpha Books)
-------------------------------------------------------------------------------------
Chủ nghĩa tự do cá nhân: Một dẫn nhập
Tác giả: David Boaz
Cuốn sách của Boaz cung cấp một cách chính xác những gì mà tiêu đều của hứa hẹn. Chủ nghĩa tự do cá nhân: Một dẫn nhập, thuộc thể loại sách đọc nhanh và dễ dàng, nhưng là một giới thiệu cực kì đầy đủ về chủ nghĩa tự do cá nhân. Nó trình bày các gốc rễ lịch sử của chủ nghĩa tự do cá nhân cũng như các cơ sở của triết học chính trị và tư duy kinh tế tự do cá nhân. Sau đó Boaz áp dụng những ý tưởng này cho các lĩnh vực chính sách lớn, để cho thấy các hiệp hội tự do và thị trường tự do, chứ không phải chính phủ và bộ máy quan liêu cưỡng bức, mới có thể giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc nhất của chúng ta như thế nào.
---------------------------------------------------------------------------------------

 "Tất cả mọi người ...đều bình đẳng và độc lập, không ai có quyền xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, sự tự do hay tài sản của người khác."
http://khaiminhvn.org/download/triet-dl/1.bai%20giang%20john%20locke.pdf
http://khaiminhvn.org/download/triet-dl/1.bai%20giang%20john%20locke.pdf
http://khaiminhvn.org/download/triet-dl/11.tu%20do%20nhu%20mot%20quyen%20tu%20nhien.pdf
--------------------------------------------------------------------------------------
Một số quan điểm của Locke trong Khảo luận thứ hai về chính quyền:
1)Sự đồng thuận của người dân
2)Bảo vệ quyền sở hữu
3)Các vấn đề của các chế độ quân chủ chuyên chế
4)Trạng thái tự nhiên
5)Bình đẳng
6)Giới hạn đối với quyền lực
7)Thượng đế và mục đích của ngài
http://khaiminhvn.org/quan-diem-locke/
----------------------------------------------------------------------------------------
"Một hành động là đúng nếu và chỉ nếu nó phù hợp với luật đạo đức, và có giá trị đạo đức nếu và chỉ nếu nó được thực hiện từ sự tôn trọng đối với luật đạo đức"
---------------------------------------------------------------------------------------
- MICHAEL J. SANDEL, không những giảng hay, mà còn là một triết gia xuất chúng, người khởi xướng chủ nghĩa Cộng đồng, một đối thủ của chủ nghĩa Tự do mà John Rawls và Nozick đại diện:

- Những vấn đề mà Sandel giảng dạy đang là những vấn đề nóng bỏng mà xã hội Mỹ đang đối mặt, và cũng là các vấn đề tương lai của chúng ta như: Hôn nhân đồng giới, sinh con thuê, nghĩa vụ quân sự bắt buộc,...

- LOẠT BÀI GIẢNG CỦA SANDEL:
http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Công_lý:_Việc_đúng_nên_làm

- TIỂU SỬ CỦA ÔNG:
"Michael J. Sandel (sinh 1953) là giáo sư ngành triết học chính trị tại Đại học Harvard, nổi tiếng với môn Công lý vì thu hút số sinh viên kỷ lục, hơn 10.000 người học trong hai thập niên, 1.115 sinh viên chỉ riêng trong học kỳ hai năm 2007. Là thành viên trong ủy ban đạo đức sinh học của tổng thống Bush, Sandel cũng thường xuất hiện trên truyền thông về các vấn đề đạo đức, mà theo ông cũng chính là chính trị.

Tốt nghiệp Đại học Brandeis năm 1975, Sandel làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Oxford dưới sự hướng dẫn của GS Charles Taylor và thành danh với hệ tư tưởng được xây dựng trên cơ sở các phê bình chống lại thuyết Công lý của John Rawl. Hệ tư tưởng của Sandel thuộc nhóm thiên về chủ nghĩa cộng đồng, cho rằng cá nhân chỉ có thể nhận thức được về bản thân trong mối quan hệ cộng đồng và vai trò công dân, vì chịu ảnh hưởng của truyền thống.

Khái niệm trung tâm trong hệ tư tưởng của Sandel là unencumbered self, xét cá nhân trong mối quan hệ cộng đồng, sinh ra và sống trong một quần thể, từ nhỏ như gia đình cho đến cộng đồng xung quanh và lớn hơn là quốc gia. Tư cách tồn tại trong một quần thể xã hội tạo ra trách nhiệm bảo đảm và mở rộng nó, bao gồm cả trách nhiệm công dân, cho nên trách nhiệm của mỗi cá nhân không phải do chính cá nhân đó đặt ra. Trong xã hội hiện đại, cá nhân cùng lúc sống trong nhiều quần thể khác nhau, mà trách nhiệm từ mỗi quần thể có thể mâu thuẫn nhau và đặt cá nhân trước sự lựa chọn và đánh đổi. Với GS Sandel, nếu cá nhân bị sống trong một xã hội bị cách ly hoặc tước bỏ các qui luật chung sống, quyền chính trị thì cũng đồng nghĩa với việc bị tước đoạt lợi ích cũng như khả năng tạo lập bản sắc, mất hoặc thiếu khả năng tự kiểm soát bản thân. Các vấn đề chính trị thực ra là vấn đề đạo đức."
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Michael_Sandel
-----------------------------------------------------------------------------------------
LUẬN ĐỀ CÔNG DÂN GIÁO DỤC, kiến thức cần thiết để trở thành một công dân tốt. 
http://www.mediafire.com/download/73138dtuy8gigz5/Luande-CongDangiaoduc.pdf
---------------------------------------------------------------------------------------
Chủ nghĩa tự do HIỆN ĐẠI dạy rằng:
Sự can thiệp của chính phủ vào đời sống cá nhân và xã hội đôi khi là cần thiết để ngăn chặn một số cá nhân khỏi phủ nhận sự tự do của các cá nhân khác
Tự do cần được hiểu theo nghĩa rộng, tích cực: như là sự tự do để tìm ra cách phát triển các tiềm năng mình và đóng góp cho xã hội theo cách có ý nghĩa
Sự bất bình đẳng kinh tế cần được lưu ý với sự ngờ vực, như là một điều kiện mà có khả năng làm xói mòn sự thịnh vượng của những ai có thu nhập thấp và do đó xói mòn cơ hội để trở nên tự do (tự do theo nghĩa rộng)”
Tác giả: Ellen Grigsby
Nguồn: Analyzing Politics: An Introduction to Political Science
-----------------------------------------------------------------------------
Đây là một số thuật ngữ trong tác phẩm KHẾ ƯỚC XÃ HỘI, hi vọng giúp ích cho những bạn nào bắt đầu đọc tác phẩm này: 

Khế ước xã hội - là thỏa thuận mà mọi người đồng ý với nhau khi tham gia vào xã hội dân sự. Về cơ bản khế ước ràng buộc mọi người vào một cộng đồng vì sự sinh tồn của nhau. Khi bước vào xã hội dân sự, con người hi sinh sự tự do tự nhiên, tức sự tự do làm bất cứ điều gì mình muốn, nhưng họ đạt được sự tự do dân sự, tức suy nghĩ và hành động duy lý và đạo đức. Rousseau tin rằng chỉ bằng cách tham gia vào khế ước xã hội chúng ta mới trở thành con người hoàn chỉnh.

Tự do – vấn đề tự do là một động cơ thôi thúc đằng sau sự ra đời của tác phẩm Khế ước xã hội. Trong trạng thái tự nhiên, con người có sự tự do tự nhiên, có nghĩa là các hành động của họ không bị ràng buộc, nhưng họ khá giống với động vật, và bị nô lệ bởi bản năng và ham muốn. Tuy nhiên, trong hầu hết các xã hội hiện đại, con người thậm chí thiếu cả sự tự do thể xác. Họ bị ràng buộc phải tuân theo ông vua chuyên chế. Bằng cách đề nghị một khế ước xã hội, Rousseau hi vọng đảm bảo sự tự do dân sự. Sự tự do này đi cùng với thỏa thuận không làm hại các công dân khác, nhưng sự ràng buộc này làm cho con người trở nên đạo đức và duy lý. Theo nghĩa này, tự do dân sự cao hơn tự do tự nhiên, vì con người không còn bị nô lệ cho ham muốn và bản năng của họ.

Hội đồng tối cao (quyền tối cao) – theo nghĩa chặt, quyền tối cao là tiếng nói của luật và có thẩm quyền tuyệt đối trong một quốc gia. Trong thời đại của Rousseau, quyền tối cao thường nằm trong tay ông vua chuyên chế. Tuy nhiên, trong khế ước xã hội, từ này có một ý nghĩa mới. Trong một nhà nước cộng hòa lành mạnh, Rousseau định nghĩa quyền tối cao như là quyền của toàn dân. Và khi đó tiếng nói của nhân dân là ý chí chung và là luật của quốc gia. Quyền tối cao là không thể đại diện, và không thể phân chia: chỉ nhân dân mới là người thi hành quyền tối cao.

Chính phủ - Đây là cơ quan hành pháp của quốc gia, nó giải quyết các vấn đề cụ thể hàng ngày. Có rất nhiều loại chính phủ khác nhau, tuy nhiên có thể phân chia đơn giản thành chính phủ dân chủ (cai trị bởi đa số), quý tộc (cai trị bởi số ít), và quân chủ (cai trị bởi một người). Chính phủ đại diện cho người dân: nó không phải là hội đồng tối cao, và nó không thể nói lên ý chí chung. Nó có ý chí tập thể của nó và thường mâu thuẫn với ý chí chung của hội đồng tối cao. Vì lý do này, thường có một sự xung đột giữa chính phủ và hội đồng tối cao, và điều này có thể dẫn đến sự xụp đổ của nhà nước.

Luật – là một sự diễn đạt trừu tượng của ý chí chung, được áp dụng phổ quát. Luật chỉ xét đối với người dân như là một tổng thể, mà không xét cho các cá nhân cụ thể. Về cơ bản luật là những gì mà nhân dân xét như tổng thể muốn. Luật tồn tại để đảm bảo người dân trung thành với hội đồng tối cao trong mọi trường hợp.

Ý chí chung – ý chí của hội đồng tối cao vốn luôn hướng đến lợi ích chung. Mỗi cá nhân có ý chí riêng của mình thể hiện điều gì là tốt nhất cho anh ta. Ý chí chung điễn đạt điều gì là tốt nhất cho quốc gia xét như tổng thể.

Ý chí của tất cả - tổng ý chí riêng của các cá nhân. Trong một quốc gia lành mạnh, ý chí của tất cả trùng với ý chí chung, vì mỗi công dân sẽ ý chí lợi ích chung. Tuy nhiên trong một nhà nước mà các công dân đề cao lợi lịch cá nhân bên trên lợi ích quốc gia, thì ý chí của tất cả khác với ý chí chung.

Trạng thái tự nhiên – khi Rousseau nói về trạng thái tự nhiên, ông đang nói về hoàn cảnh mà con người sẽ trở thành khi họ không chịu tác động của các yếu tố xã hội. Rất nhiều đặc điểm của chúng ta là do xã hội tạo nên, vì vậy ông đề nghị là trước khi xã hội tồn tại, chúng ta phải rất khác. Trong trạng thái tự nhiên, chúng ta tự do làm những gì mình muốn, nhưng các ước muốn và thôi thúc trong ta không bị lý tính làm hiền hòa đi. Chúng ta có sự tự do tự nhiên nhưng thiếu sự tự do đạo đức và duy lý. Tuy nhiên, Rousseau tin rằng trạng thái tự nhiên này là tốt hơn tinh trạng nô lệ trong các xã hội thời ông.

Xã hội dân sự - Xã hội dân sự thì đối lập với trạng thái tự nhiên: nó được hình thành khi chúng ta đồng ý sống trong một cộng đồng. Xã hội dân sự đi cùng với sự tự do dân sự và khế ước xã hội. Bằng cách đồng ý sống cùng nhau, và thừa nhận lẫn nhau, chúng ta học cách trở nên duy lý và đạo đức, và làm dịu đi bản năng thú vật của mình.

Lợi ích chung – lợi ích chung là những lợi ích tốt nhất của xã hội xét như tổng thể. Đây là những gì mà khế ước xã hội muốn đạt được, và là những gì mà ý chí chung hướng đến.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Tất cả chúng ta rồi sẽ chết
Mục đích không phải sống mãi mãi 
Mà là tạo ra được điều gì đó sẽ tồn tại mãi mãi về sau ...
-------------------------------------------------------------------------
Tôi càng đọc, tôi càng suy ngẫm; và tôi càng được nhiều, tôi càng có thể tin chắc mình không biết điều gì.
The more I read, the more I meditate; and the more I acquire, the more I am enabled to affirm that I know nothing.
Voltaire
-----------------------------------------------------------------------------
[ Cho những bạn chưa yêu Lịch sử, cho những bạn chưa tìm được một quyến sử đánh thức tình yêu với quá khứ ] .
"Lịch sử không nên đề cập đến sự thăng trầm của các vua chúa mà phải đề cập đến trào lưu tiến hoá của dân tộc, không nên đề cập đến các quốc gia riêng rẽ mà phải đề cập đến toàn thể nhân loại, không nên đề cập đến chiến tranh mà phải đề cập đến sự tiến triển của ý thức. Những trận đánh, những bộ đội chiến thắng hoặc chiến bại, những thành phố bị chiếm đi hoặc chiếm lại là những sự kiện quá tầm thường của lịch sử, không nói lên điều quan trọng. Tôi muốn viết lịch sử của xã hội thay vì của chiến tranh, tôi muốn tìm hiểu con người sống và suy nghĩ như thế nào qua các thời đại. Mục đích của tôi là lịch sử của ý thức con người, tôi không bận tâm đến những việc riêng của các vua chúa. Điều tôi muốn biết là qua những giai đoạn nào con người đi từ trạng thái man rợ đến trạng thái văn minh" - Vontaire
------------------------------------------------------------------------
"" Sử là sách không chỉ để nghiên cứu những công việc đã qua mà thôi , nhưng lại phải suy xét việc gốc ngọn, tìm tòi cái căn nguyên những công việc của người ra đã làm để hiểu cho rõ những vận hội trị loạn của một nước, những trình độ tiến hóa của một dân tộc. Chủ đích là để làm cái gương chung cổ cho người cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sự sinh hoạt của người trước đã phải lao tâm lao lực như thế nào, mới chiếm giữ được cái bản địa vị ở dưới bóng mặt trời này. Người trong nước có thông hiểu những sự tích của nước mình mới có lòng yêu nước nhà, mới biết cố gắng học hành, hết sức làm lụng để vun đắp thêm vào cái nền xã hội của tiên tổ đã xây dựng nên mà để lại cho mình " - Trần Trọng Kim
----------------------------------------------------------------------------------------------

[ CÁCH ĐỌC MỘT CUỐN SÁCH KHÓ ]

Thưa tiến sĩ Adler,

Nói thật với ông, tôi nhận thấy những cuốn sách gọi là vĩ đại rất khó đọc. Tôi sẵn lòng tin lời ông rằng chúng vĩ đại. Nhưng làm sao tôi có thể đánh giá cao sự vĩ đại của chúng nếu như đối với tôi chúng quá khó đọc? Ông có thể cho tôi vài gợi ý hữu ích về cách đọc một cuốn sách khó không? I.C.

I.C. thân mến,

Nguyên tắc đọc quan trọng nhất là nguyên tắc mà tôi cứ nói đi nói lại với nhóm nghiên cứu những tác phẩm lớn của mình: Trong khi đọc một cuốn sách khó lần đầu tiên, cứ đọc nó một mạch không dừng lại. Hãy chú ý đến những gì anh có thể hiểu, và đừng dừng lại vì những gì anh chưa nắm bắt được ngay lập tức. Cứ làm như vậy. Đọc một mạch cuốn sách không nản lòng vì những đoạn, những chú thích, những luận điểm, những tham khảo mà anh không nắm bắt được. Nếu anh dừng lại ở bất kì những chướng ngại này, nếu anh cứ trì hoãn, anh sẽ thất bại. Trong hầu hết các trường hợp, anh sẽ không thể giải đáp được sự việc bằng việc bám lấy nó. Anh có cơ hội hiểu nó nhiều hơn qua lần đọc thứ hai, nhưng điều đó đòi hỏi anh phải đọc cuốn sách một mạch trong lần đầu.

Đây là phương pháp thực tiễn nhất mà tôi biết để bẻ gãy vỏ bọc của một cuốn sách, để có được cảm tưởng khái quát về nó, và chấp nhận cấu trúc của nó một cách nhanh chóng và dễ dàng như có thể. Anh càng lần lữa trong việc tìm hiểu nghĩa tổng thể của một cuốn sách, anh càng lâu hiểu nó. Đơn giản là anh phải hiểu bíết tổng thể trước khi anh có thể xem xét những phần trong phối cảnh thực của chúng – hoặc trong bất kì phối cảnh nào.

Giá trị của Shakespeare bị phá hỏng vì bao thế hệ học sinh trung học bị buộc phải nghiên cứu kĩ Julius Caesar, Hamlet, hoặc Macbeth từng cảnh một, tra cứu tất cả những từ quá mới mẻ đối với họ, và học tất cả những chú thích quá chuyên môn. Kết quả là họ không hề thực sự đọc vở kịch. Thay vào đó họ bị kéo lê qua nó, từng chút một qua nhiều tuần lễ. Đến khi họ tới phần cuối vở kịch, chắc chắn họ đã quên mất phần đầu. Lẽ ra người ta nên khích lệ họ đọc vở kịch một mạch. Chỉ có như thế họ mới hiểu chút ít về nó và khiến họ có thể hiểu nó nhiều hơn.

Những gì anh hiểu khi đọc một mạch cuốn sách từ đầu đến cuối – thậm chí nếu chỉ năm mươi phần trăm hay ít hơn – sau đó sẽ giúp anh có thêm nỗ lực trở lại nơi anh đã qua trong lần đọc ban đầu. Thực ra anh sẽ đi giống như bất kì người lữ hành nào trên những đoạn đường chưa biết. Đã từng đi qua địa thế đó một lần, anh sẽ có thể khám quá nó lại từ những lợi thế mà trước đó có thể anh chưa biết. Anh sẽ ít có khả năng nhầm những con đường phụ với con đường chính. Anh sẽ không bị những bóng mát lúc giữa trưa đánh lừa, bởi anh sẽ nhớ lại chúng ra sao lúc mặt trời lặn. Và bản đồ trong tâm trí mà anh đã lập ra sẽ chỉ tốt hơn những thung lũng và đồi núi là tất cả bộ phận của một phong cảnh như thế nào.

Không hề có phép thần thông nào về việc đọc nhanh lần đầu. Nó không thể đạt được kết quả tốt và chắc chắn không thể được coi như một cách thay thế cho việc đọc cẩn thận đáng dành cho một cuốn sách hay. Nhưng việc đọc nhanh lần đầu làm cho việc nghiên cứu cẩn thận dễ dàng hơn nhiều.

Thực tiễn này đã giúp anh giữ được sự nhạy bén trong khi lao vào một cuốn sách. Đã bao lần anh mơ mộng theo cách của mình qua hết trang này đến trang khác để khi tỉnh dậy anh không có một ý tưởng nào về nơi anh đã qua? Điều đó có thể xảy ra nếu như anh để mình tự trôi một cách thụ động suốt cuốn sách. Chưa ai từng hiểu được gì nhiều theo cách ấy. Anh phải có một cách nắm bắt mạch chung.

Người đọc tốt luôn tích cực trong mọi nỗ lực để hiểu. Bất kì cuốn sách nào cũng là một vấn đề, một điều bí ẩn. Thái độ của người đọc phải là thái độ của một thám tử tìm kiếm những manh mối đi vào những ý tưởng cơ bản và nhạy bén với tất cả những gì làm cho chúng rõ ràng hơn. Nguyên tắc về việc đọc nhanh lần đầu giúp duy trì thái độ này. Nếu bạn theo cách đó, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình tiết kiệm được bao nhiêu là thời gian, bạn sẽ hiểu thấu đáo hơn biết bao nhiêu, và nó sẽ dễ dàng hơn biết bao nhiêu.

( Sách Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại - Dr. Mortimer J. Adler )
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
[ BỐN ĐỨC TÍNH CHÍNH YẾU - MỘT CON NGƯỜI PHẢI CÓ ]

Bạn có cột nào trong 4 cột này và bạn có ý kiến khác về những đức tính cốt lõi không ?

Những đức tính chính – thường gọi là “những đức tính căn bản” (cardinal virtues) là can đảm, hay dũng cảm, điều độ, công bằng, và thận trọng. Đây là những đức tính cấu tạo nên tính cách đạo đức của một người tốt. Dĩ nhiên, còn có nhiều đặc điểm tính cách đáng khao khát khác, như thân thiện, hòa nhã, khiêm tốn, và trung thực. Nhưng nếu một con người có những đức tính căn bản, anh ta có những nguồn gốc để từ đó tất cả những đức tính khác phát xuất.

Cho phép tôi nói với bạn vắn tắt đôi điều về từng đức tính trong bốn đức tính căn bản đó.

Can đảm, hay dũng cảm, cốt ở một khả năng theo thói quen chịu đựng gian khổ hay đau đớn. Tất cả chúng ta đều biết một người lính can đảm nghĩa là gì. Nhưng can đảm cần thiết trong mọi tầng lớp xã hội, chứ không chỉ trên chiến trường. Những người không can đảm sẽ chịu thua khi gặp khó khăn, sẽ tháo lui khi gặp chướng ngại. Cần phải có dũng cảm để bền gan theo đuổi bất kỳ công việc xứng đáng nào, mà như Spinoza nói, nó chắc chắn sẽ khó khăn không khác gì sự cao cả của nó.

Trong khi can đảm dính líu tới việc chịu đựng đau đớn, thì điều độ lại dính líu tới việc cưỡng lại khoái lạc. Chúng ta thường bị cám dỗ làm điều gì đem lại cho chúng ta khoái cảm tức thời dù rằng điều đó ngăn cản chúng ta có được một điều tốt đẹp trong tương lai với tầm quan trọng lớn lao hơn nhiều. Ăn uống quá mức là ví dụ hiển nhiên của sự không điều độ, nó thường dẫn đến tình trạng thiểu năng tiếp sau đó khiến chúng ta không hoàn thành những nghĩa vụ của mình hoặc không làm được việc gì tốt. Do đó, điều độ có thể được định nghĩa như là khả năng theo thói quen cưỡng lại sự hấp dẫn của những khoái lạc tức thời, chúng sẽ ngăn không cho chúng ta đạt được những điều tốt đẹp lớn lao hơn, dù xa xôi hơn.

Công bằng là đức tính hướng dẫn con người cư xử ngay thẳng với người đồng loại của mình, không làm phương hại đến họ, và trả lại cho họ những gì thực sự của họ. Nó cũng cốt ở thói quen tuân thủ pháp luật và hành động vì lợi ích chung hay thịnh vượng chung của xã hội mình sống. Những ví dụ về sự không công bằng rất quen thuộc và phong phú. Kẻ nói dối, kẻ trộm cắp, người vu khống, người khai man trước tòa, người buôn bán tính giá quá cao, và người lao động lười nhác – tất cả họ là những con người không công bằng.

Cuối cùng, chúng ta nói tới sự thận trọng, là đức tính khó định nghĩa nhất. Người thận trọng là người có thói quen cẩn thận trước những quyết định anh ta đưa ra trong phạm vi hành động. Anh ta hỏi ý kiến và tìm lời khuyên. Anh ta suy nghĩ chín chắn và cân nhắc lợi hại. Anh ta chỉ hành động sau khi anh ta có được sự đánh giá sâu sắc, thay vì hành động cẩu thả hay bốc đồng. Anh ta không để cho bản thân bị cảm xúc lôi cuốn đi, nhưng nỗ lực để trở nên hợp lý như một con người có thể có, ngay cả khi bị căng thẳng.

Nếu bạn tìm cách khắc ghi bốn đức tính này vào tâm trí của con cái bạn, bạn đang làm một việc tốt đó. Nhưng đừng đánh giá thấp sự khó khăn của việc làm này. Đào luyện một trí tuệ thì dễ hơn nhiều so với tạo dựng một tính cách. Và đừng quên rằng những đức tính trí tuệ, mặc dù không quan trọng bằng những đức tính cốt lõi này, cũng phải được phát triển. Những đức tính trí tuệ căn bản là am hiểu, tri thức, và khôn ngoan. Một nền giáo dục khai phóng sẽ giúp hình thành những đức tính này.

Trích từ cuốn "Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại" của Dr. Mortimer J. Adler
-------------------------------------------------------------------------------------
...................................KHẾ ƯỚC XÃ HỘI ...................................
"Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu cũng sống trong xiềng xích. Có kẻ tưởng mình là ông chủ, mà thật ra còn nô lệ hơn cả tôi tớ của họ."
_ Rousseau _
------------------------------------------------------------------------
[ ĐỌC SÁCH ....NGHỀ CHƠI CŨNG LẮM CÔNG PHU ]

Câu hỏi mà chúng tôi, những người làm nghề dạy học, thường nghe là sách nào cần đọc; mượn ở đâu hoặc giá cả như thế nào? Tuyệt nhiên không có bất kỳ sinh viên nào hỏi thầy cô cách thức đọc cuốn sách đó. Hình như việc đọc là chuyện đương nhiên của những người biết chữ. Nhưng nếu như biết chữ rồi mà không biết đọc thì học chữ để làm gì?

Thực ra, chỉ nói riêng chuyện "vui chơi", ngay cả Nguyễn Du cũng phải lắc đầu vì nó "lắm công phu". Vậy thì sự học dĩ nhiên phải khó gấp vạn lần.

Từ khi biết đọc, bàn tay tôi đã tập cách để giở khá nhiều trang sách. Nhưng để giở đúng và hiểu đủ là việc không dễ dàng.
Có những cuốn sách làm ta thất vọng, nặng trĩu cảm giác hao hụt mà không hề có một chút thỏa mãn nào. Ngược lại, có rất nhiều cuốn cho ta hạnh phúc dù phải thao thức suốt đêm vì nó. Vậy thì vì sao con người lại lãng phí nhiều thời gian đến thế cho những điều vô bổ?

Câu trả lời chỉ đến sau khi đi hết cuộc đời. Có lẽ bởi vậy nên tôi mạo muội viết ra đây những lời tâm huyết với mong muốn duy nhất là những người đến sau không phải đi qua những khúc quanh không đáng có. Tất nhiên sẽ có rất nhiều điều tôi viết không còn là những chuyện mới.

1. Công việc đầu tiên nhất định phải biết là việc chọn sách. Chúng ta không thể đọc tất cả những điều cần biết, nhưng có thể có đủ thời gian để đọc những điều cần thiết.
Sự mênh mông và đa dạng của tri thức nhân loại là người dẫn đường tồi cho những người ham hiểu biết. Hãy nhớ rằng phải ưu tiên cho những cuốn sách mà thầy giáo buộc phải đọc. Chưa hẳn thầy giáo đã đúng nhưng kinh nghiệm của thầy là cơ sở đáng để tin cậy.
Còn những người đã rời ghế nhà trường rồi thì sao? Hãy đọc những gì mình thích. Một nguyên lý của muôn đời là chúng ta không chỉ thích những gì mình thiếu.

2. Những cuốn sách hay hoặc một bài báo hay trước hết phải có một cái tên hay. Tôi ít thấy điều ngược lại. Những tên sách như Cuốn theo chiều gió, Đứng trước biển tự nó đã thông báo nhiều vấn đề dù chúng ta chưa đọc.
Trong báo chí cũng vậy. Những cái tít tương tự như Mua danh ba vạn bán danh... ba hào, Ông Mê Man cuốn hút người đọc nhiều gấp bội lượng con chữ mà bài báo đem đến.
Phần lớn các tên sách hoặc tên một bài báo đã là điểm trọng tâm - điều cơ bản mà người viết muốn chuyển tải đến người đọc.

3. Nguyên tắc đầu tiên của việc đọc là nhất thiết phải gắn liền với việc ghi chép. Nằm dài trên giường để đọc một cuốn sách hay là một trong những điều thú vị tuyệt vời. Nhất là khi ngoài trời có tí tách hạt mưa, có một nỗi niềm cần phải quên.
Tuy nhiên đó là cách tốt nhất để làm cho việc đọc trở thành sự lãng phí tuyệt vời. Cảm giác thích rồi... quên. Thói quen ghi chép buộc chúng ta, từ vô thức, có trách nhiệm với điều mình đọc. Nói cách khác, buộc tư duy không thể lười biếng.
Hơn nữa, việc ghi chép sẽ làm cho quá trình mã hóa tri thức để chuyển vào bộ nhớ trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Việc thường xuyên ghi chép còn tạo nên lợi thế không gì so sánh nổi: luyện tập khả năng hệ thống hóa và phân loại tư liệu.

Việc ghi chép còn có ý nghĩa rất lớn trong tương lai - những mảnh rời rạc của tri thức luôn luôn rất có thể cần thiết cho một ý tưởng mới mà sự mù mờ của hiểu biết chưa thể xác định được. Câu hỏi đặt ra là ghi như thế nào? Điều cần ghi nằm trong những tiêu chuẩn sau:
- Đó là những điều tạo nên sự hứng thú mà ta chưa gặp bao giờ.
- Kiến thức đó có vấn đề (hoặc nhiều vấn đề) liên hệ đến chuyên môn mà chúng ta quan tâm.
- Một ý tưởng khác lạ - thậm chí sai trầm trọng so với các quan niệm truyền thống. Cần nhớ là trong khoa học, một nhận xét càng gai góc bao nhiêu thì càng đáng để ghi chép bấy nhiêu.
- Một chân lý hiển nhiên (châm ngôn, cách ngôn...)
- Một nguyên tắc của lý thuyết nào đó.

4. Sau khi đọc xong một chương, một phần hay cả cuốn sách cần phải hệ thống sơ bộ kiến thức thu nhận được. Từ đó cho phép người đọc hiểu rõ những luận điểm cơ bản nhất. F. Anghen luôn nhấn mạnh rằng "Khoa học bắt đầu từ việc so sánh".

5. Nếu có thể, hãy trao đổi ngay vấn đề mình vừa đọc với người khác. Thật là tuyệt vời khi người ấy đã hoặc đang đọc cuốn sách, bài báo ấy.
Còn ngược lại thì hãy tìm một đồng nghiệp, bạn học để trao đổi. Kinh nghiệm cho thấy chúng ta sẽ khó có khả năng quên điều đã trải qua, thử thách thật sự là tính nghiêm túc của tranh cãi.

6. Đến đây sẽ có câu hỏi đặt ra: khi gặp phải một cuốn sách ta nghĩ là cần thiết nhưng khó đọc vì khó hiểu thì làm thế nào? Một câu hỏi nan giải.
Những tác phẩm loại này thường là sách triết học hoặc chính trị. Trước hết phải tập cách để "bóc" lớp vỏ ngôn từ - mà các triết gia và các nhà chính trị thì ngày càng viết và nói một cách đầy khó hiểu. Chẳng hạn, để mỉa mai việc Pháp quên quá nhanh công lao Mỹ giải phóng nước Pháp, viện trợ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Tổng thống Mỹ G. Bush nói rằng "Người Pháp có thói quen chỉ thích nghĩ đến hiện tại"!
Bước thứ hai là sau mỗi chương, nhất thiết phải tóm tắt nội dung mà mình lĩnh hội. Đấy là cách hiểu ngắn để từ đó chúng ta đạt đến khả năng hiểu nhiều.

7. Cho đến "công đoạn" này, quá trình tri thức hóa của chúng ta vẫn chỉ giới hạn ở mức độ "bắt chước" (immitation). Cái đọc được chỉ thành cái có được khi ta biết cách "tiêu hóa" nó (Indigennization). Từ indigennization có tài liệu dịch là "bản địa hóa"; nhưng theo tôi, diễn đạt như thế là kém chính xác.
Cách dịch một đoạn văn, cũng như cách hiểu đối với một cuốn sách, đôi khi giống với cách hiểu về phụ nữ: chung thuỷ thì thường là ít đẹp; ngược lại, những người đàn bà đẹp thường là không chung thủy - hơn 100 năm trước, một người Pháp đã nói như thế.
Việc "tiêu hóa" tri thức sẽ chấm dứt khi mỗi người bước sang giai đoạn 3: sáng tạo (innovation). Chắc chắn sẽ có người hỏi: "Làm sao có thể sáng tạo được?" Xin trả lời rằng chỉ trừ một số kẻ ngu dốt bẩm sinh còn thì bất kể ai, bất kể trình độ nào cũng có thể tìm ra một cái gì đó mới mẻ. Hãy tự tin và đừng cúi đầu trước bất kỳ tượng đài nào.

8. Để cho việc đọc không bị gián đoạn, cần phải có kế hoạch cụ thể. Chẳng hạn, hãy đọc thật tập trung trong một giờ - vừa đọc vừa ghi chép, 30 hay 40 trang sách sau đó buộc mình trong một buổi phải đọc 120 trang hoặc 150. Chưa xong chưa rời khỏi bàn.
Đây là cách mà nhờ nó, suốt bốn năm rưỡi thử thách độ chai bền của những chiếc ghế, tôi đã đọc được khá nhiều những cuốn sách khó...

9. Đừng nên đọc mãi một loại sách. Đây là cách nghỉ ngơi bằng công việc. Tất nhiên cách này sẽ làm gián đoạn quá trình tư duy nhưng cần thiết.

10. Lớp trẻ ngày nay khó đọc hơn. Đây là một tất yếu vì chúng ta đang sống trong thời đại của máy tính, truyền hình. Nhưng chắc chắn là không có một phương tiện nghe nhìn nào có thể thay thế việc đọc.

Người Nga hoàn toàn có quyền tự hào họ là dân tộc đọc nhiều nhất trên thế giới: chỉ riêng thành phố Mátxcơva đã có đến 1.500 thư viện. Rõ ràng tri thức và tình yêu là hai điều không thể mua được, nhưng mỗi chúng ta phải liên tục trả giá cho nó, từng ngày. Sự hiểu biết - văn hóa là "công việc" di truyền khó khăn nhất của con người.
Hãy tập cách giữ gìn mỗi cuốn sách mà ta có và, hơn nữa nhất thiết phải cố để hiểu cho bằng được cách thức sử dụng chúng một cách tốt nhất. Sách không phải để trưng bày, càng không phải sinh ra cho bụi bặm của thời gian và mạng nhện của cuộc đời giăng kín.
Muốn thế, phải rèn cho được thói quen đọc mỗi ngày. Tôi biết chắc những người ngày nào cũng đọc hầu hết đều là những người có thể đứng ngang hàng với sự hiểu biết.

Dù nhiều năm đã trôi qua, nhưng bao giờ tôi cũng có cảm giác khó tả khi đọc câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du: "Cảo thơm lần giở trước đèn..." Một người như Nguyễn mà phải lần để giở những trang sách hay đủ chứng tỏ việc đọc sách khó đến mức nào!

( Hà Văn Thịnh - Báo Quốc Tế )

Ps : Chúng tôi có thể nhờ bạn giúp một việc không ?
Nếu bạn đã có một trải nghiệm thú vị tại fanpage Tinh Thần Khai Minh, chúng tôi sẽ vô cùng cảm ơn nếu bạn chia sẻ hoặc tag tên một vài người bạn cùng mối quan tâm để chúng ta cùng nhau tạo một cộng đồng học tập và chia sẻ kiến thức.
---------------------------------------------------------------------------------------------------

"Lý do khiến cho sự suy xét của ai đó thực sự xứng đáng được tin cậy ?
- Đó là bởi anh ta luôn mở trí tuệ đón nhận sự phê phán đối với các ý kiến và cung cách cư xử của mình.
- Đó là bởi anh ta luôn lắng nghe tất cả những gì có thể nói ra chống lại anh ta; khai thác thật nhiều lợi ích từ việc đó và giải thích cho bản thân mình rõ, và nếu có dịp thì cho cả người khác, cái sai lầm của những gì đích thực là sai lầm.
- Đó là bởi vì anh ta cảm thấy rằng, cách thức duy nhất để con người tiếp cận được với tri thức về đối tượng xem xét, là lắng nghe những gì có thể nói về đối tượng đó bởi những người có ý kiến khác nhau và nghiên cứu cách nhìn nhận đối tượng của những ngươi có tính cách tinh thần khác nhau...."
( Bàn về tự do - John Stuart Mill )
-----------------------------------------------------------------------------------
[ BẠN CÓ ĐƯỢC HƯỞNG GIÁO DỤC KHAI PHÓNG ]
Nền giáo dục khai phóng, bao gồm tất cả các môn học truyền thống cũng như những ngành khoa học mới hơn, là rất quan yếu cho việc phát triển những nhà khoa học hàng đầu. Không có nó, chúng ta chỉ có thể đào tạo những nhà kĩ thuật, những người không thể hiểu những nguyên lý cơ bản đằng sau những vận động mà nó thực hiện. Chúng ta hầu như không thể mong chờ những người máy tinh xảo như thế tạo ra những phát kiến quan trọng mới mẻ nào. Một chương trình chỉ đơn thuần huấn luyện kĩ thuật có lẽ sẽ kết thúc bằng sự sụp đổ đối với ngành khoa học cơ bản.
......
Tuy nhiên mục đích của nền giáo dục khai phóng lại không phải là sản sinh ra những nhà khoa học. Nó cố tìm cách để phát triển những con người tự do biết cách sử dụng trí tuệ của mình và có thể độc lập suy nghĩ. Mục đích hàng đầu của nó không phải là phát triển khả năng chuyên môn, dù một nền giáo dục khai phóng là không thể thiếu được đối với bất kì một nghề chuyên môn về đầu óc nào. Nó sản sinh ra những công dân có thể sử dụng quyền tự do chính trị của họ một cách có trách nhiệm. Nó phát triển những con người trí thức có thể sử dụng thời gian nhàn rỗi của họ một cách hữu ích. Nó là một nền giáo dục cho tất cả những người tự do, dù họ có ý định trở thành nhà khoa học hay không.
Vấn đề giáo dục là làm thế nào để sản sinh ra những con người tự do, chứ không phải một đàm những nhà kĩ thuật được đào tạo mà không có tri thức. Chỉ có một nền học vấn khai phóng tốt nhất mới có thể hoàn tất được điều này. Nó phải bao gồm tất cả môn khoa học nhân văn cũng như toán học và khoa học. Nó phải loại trừ việc chỉ đơn thuần đào tạo kĩ thuật và ngành nghề.
( Trích Nền giáo dục khai phóng là gì - Tác phẩm Những tư tưởng lớn của những tác phẩm vĩ đại )
---------------------------------------------------------------------------
Năm 1922, Nguyễn An Ninh đã nói với cha :
“Con làm luận án tiến sĩ cũng để có trình độ mong tìm ra hướng đi cho dân tộc mình.
Con muốn hiệp lực với Nguyễn Ái Quốc, kẻ trong nước, người ngoài nước. Con sẽ làm việc mà Nguyễn Ái Quốc chưa có hoàn cảnh để làm. Con sẽ đánh thức đồng bào còn đang mê ngủ. Sẽ làm cho họ hiểu bổn phận mỗi người trước vận mệnh của đất nước. Sẽ giải thích cho họ biết phải làm gì, và theo ai. Rồi con sẽ tổ chức một lực lượng quần chúng…
- Nhưng con bắt đầu từ đâu?
- Con sẽ thử sức bằng một bài diễn thuyết. Điều lo lắng thứ nhứt của con là con còn quá trẻ, tiếng nói của con chưa biết có được đồng bào chấp nhận không?
- Nếu chấp nhận?
- Nếu chấp nhận thì con sẽ ra một tờ báo, con muốn làm cơn gió thổi bùng ngọn lửa yêu nước có truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc. Trên tờ báo con có thể dẫn giải mọi chuyện. Nếu khéo léo con sẽ nói được những điều mà ngày thường không ai dám nói. Tờ báo sẽ là của đông đảo quần chúng.
- Còn lo lắng gì nữa?
- Lo lắng thứ hai, bắt đầu từ đối tương nào? Với người Cộng sản, giai cấp vô sản là động lực cách mạng, phải bắt đầu từ vô sản. Còn con, con muốn bắt đầu từ lực lượng trí thức và thanh niên sinh viên. Họ sẽ là động lực cách mạng, tiếp thu kiến thức, giác ngộ lại cho giai cấp khác như nông dân, công nhân và mọi tầng lớp yêu nước khác…
• Sau này, ông nhắc lại với Nguyễn Thị Minh Khai về điều này: Từ khi tôi quyết định trở về nước hoạt động năm 1922, tôi chỉ có một mong ước: tôi chỉ làm cơn gió thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước của dân tộc mình, một dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm hàng ngàn năm. Còn bây giờ, tôi cũng chỉ có một mong ước, viết thật nhiều sách, viết những gì tôi đã học, đã hiểu biết để giúp cho những người kém may mắn không được đi học.

Giới thiệu với độc giả một BÀI THƠ nói về SỐNG CHẾT của NGUYỄN AN NINH - Một nhà báo, nhà trí thức trẻ tân học tầm cỡ và là một lãnh tụ cách mạng hàng đầu trong lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tuy trẻ tuổi nhưng Nguyễn An Ninh sớm trở thành một trong những biểu tượng hàng đầu của giới trẻ dấn thân vào mục tiêu dân chủ và cứu nước.
Đọc và hiểu nó sẽ thấy được lẽ sống mà ông theo đuổi .
SỐNG
Sống mà vô dụng, sống làm chi
Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?
Sống trái đạo người, người thêm tủi
Sống quên ơn nước, nước càng khi.
Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn
Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
Sống sao nên phải, cho nên sống
Sống để muôn đời, sử tạc ghi.
CHẾT
Chết sao danh tiếng vẫn còn hoài
Chết đáng là người đủ mắt tai
Chết được dựng hình tên chẳng mục
Chết đưa vào sử chứ không phai
Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
Chết đây, chỉ chết cái hình hài
Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi
Chết cho hậu thế, đẹp tương lai.
----------------------------------------------------------------------
"Tiểu luận Bàn về tự do (1859) của John Stuart Mill, cùng với tác phẩm Areopagitica của Milton được nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng chính trị, George Sabine, miêu tả như là một trong những sự bảo vệ kinh điển nhất đối với sự tự do trong ngôn ngữ Anh. Chắc chắn nó cung cấp một trong những sự trình bày hùng hồn nhất và trứ danh nhất đối với tự do cá nhân trong toàn bộ truyền thống tự do của Phương tây. Do đó, không ngạc nhiên khi từ lúc xuất bản vào năm 1859, tác phẩm của Mill trở thành tài liệu tham khảo không thể thiếu trong cái buổi thảo luận về bản chất và phạm vi của tự do cá nhân trong lĩnh vực lịch sử tư tưởng chính trị."
-----------------------------------------------------------------------

ÁP DỤNG LÝ THUYẾT CỦA HOBBES CHO CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ:

"Phân tích về chính quyền của Hobbes cực kì hợp lý khi áp dụng cho lĩnh vực quốc tế, vì về nguyên tắc, các điều kiện an ninh bên ngoài tương tự các điều kiện an ninh bên trong. Trong cả hai trường hợp, yêu cầu cơ bản là sự giảm bớt nguy cơ xung đột bắt nguồn từ việc tranh giành lợi ích. Trong lĩnh vực dân sự, Hobbes tin điều này có thể thực hiện được bằng cách chuyển giao quyền lực của cá nhân cho một cơ quan tối cao để bảo vệ lợi ích riêng của họ, và trong lĩnh vực quốc tế, nếu tất cả quyền lực được chuyển tới một cơ quan tối cao duy nhất, chiến tranh sẽ không thể xảy ra. Cho đến nay, điều này vẫn chưa thực hiện được, các quốc gia cá nhân vẫn tiếp tục duy trì sức mạnh quân sự để bảo vệ lợi ích của họ, và theo Hobbes, các quốc gia này vẫn sống trong “trạng thái tự nhiên”. Theo ông, sự kiện họ cam kết không chiến tranh với nhau trong các thỏa thuận hay hiệp ước dường như không đảm bảo cho hòa bình. Ông nói rằng “Các hiệp ước về hòa bình chỉ là lời nói, và không có gì để đảm bảo cả”; và không còn nghi ngờ gì nữa, hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ 20 là bằng chứng xác thực cho quan điểm này.
Trong thế kỉ hiện tại (thế kỉ 20), các biện pháp quan trọng đã được thực hiện để thiết lập một tổ chức quốc tế nhằm ngăn chặn chiến tranh. Nhưng cả Hội liên quốc và Liên hợp quốc đều không tiếp quản quyền lực mà các các quốc gia sử dụng để bảo vệ lợi ích của họ. Đúng là các quốc gia thành viên của các tổ chức này có “nghĩa vụ đạo đức” không sử dụng sức mạnh quân sự ngoại trừ sự chấp thuận của tổ chức; nhưng Hobbes cho rằng, nếu “nghĩa vụ đạo đức” này không được củng cố bằng một cơ quan có chủ quyền quốc tế, thì sẽ không có bất cứ sự đảm về anh ninh quốc tế, và nó không xứng đáng với tên gọi luật pháp. Để đạt được sự đảm bảo an ninh thực sự ông nghĩ rằng cần phải có một sự chuyển giao thực sự quyền lực của các quốc gia tới một cơ quan quốc tế có thẩm quyền bằng thông qua việc bãi bỏ sức mạnh quân sự của tất cả các quốc gia (ngoại trừ sức mạnh đảm bảo an ninh nội địa) và bố trí thẩm quyền quốc tế về quân sự đủ để làm cho các quyết định của nó hữu hiệu khi đối mặt với sự chống đối. Nói cách khác, ông muốn nói rằng các quốc gia phải đồng thuận trao quyền lực để bảo vệ lợi ích của họ tới cơ quan có thẩm quyền quốc tế, và chấp nhận cơ quan này như là nguồn gốc duy nhất ban bố luật pháp và đạo đức quốc tế.
Từ phân tích của Hobbes, ta thấy các quốc gia sẽ không thực hiện việc chuyển giao quyền này cho đến khi họ thấy có lợi khi làm như vậy. Và cho đến giờ, họ không thực hiện biện pháp này vì họ không tin là một cơ quan có thẩm quyền quốc tế sẽ bảo vệ lợi ích của họ tốt hơn chính họ. Nhưng ngày nay ông phải thừa nhận những dấu hiệu về một sự thay đổi trong cách nhìn nhận đang diễn ra. Sự thành lập Liên hợp quốc với nhiều hoạt động của nó đã cho thấy tin cậy ngày càng gia tăng đối với một bộ phận các quốc gia có thủ quyền là các hành động của họ phải tuân theo các thỏa thuận quốc tế vì lợi ích của chính họ và các nước khác. Hội đồng châu Âu ủng hộ một sự giảm bớt chủ quyền quốc gia đối với các quốc gia Tây âu vì lợi ích chung và sức mạnh từ sự thống nhất của họ. Và nếu những kinh nghiệm này cho thấy rằng những sự phát triển này đóng góp đến lợi ích quốc gia, thì một sự sẵn sàng lớn hơn để trao quyền lực thực tới một cơ quan quốc tế có thể trở thành hiện thực."

----------------------------------------------------------------------------------------


VAI TRÒ CỦA CÔNG BẰNG!
"Công bằng là đức hạnh đầu tiên của các thiết chế xã hội, cũng như chân lý đối với các hệ thống tư tưởng. Một lý thuyết dù vẻ ngoài hay ho và hợp lý đến đâu cũng phải bị bác bỏ hoặc xem xét lại nếu nó không đúng; tương tự như vậy với luật pháp và các thiết chế xã hội dù chúng có được xắp đặt tốt và hữu hiệu đến đâu nhưng vẫn cần phải cải cách hoặc hủy bỏ nếu chúng không công bằng. Mỗi người sở hữu những quyền không thể xâm phạm trên nền tảng công bằng mà ngay cả sự thịnh vượng của toàn bộ xã hội cũng không thể xâm phạm. Vì lý do này mà sự công bằng phủ nhận việc một số phải mất tự do để mang lại lợi ích lớn hơn cho số khác. Vì là đức hạnh đầu tiên của các hoạt động của con người, chân lý và công bằng là không thể thỏa hiệp." - JOHN RAWLS.





“Theo triết gia John Rawls, các nguyên tắc công bằng là kết quả của một dạng thỏa thuận giải thuyết. Chúng là các nguyên tắc mà chúng ta sẽ đồng ý với nếu chúng ta lựa chọn các quy tắc cai trị cho xã hội của chúng ta đằng sau một “bức màn vô minh”, nơi mà không ai biết về tuổi tác, chủng tộc, trí tuệ, sức khỏe, địa vị xã hội, điều kiện gia đình, tôn giáo và ngay cả các mục tiêu của cuộc đời của mình. Đằng sau “bức màn vô minh” này, khiến cho không ai có thể đề nghị các quy tắc cai trị mà có lợi cho mình hơn người khác. Do đó, Rawls cho rằng, các nguyên tắc mà chúng ta đồng ý với đằng sau bức màn vô minh sẽ là các nguyên tắc công bằng ”


--------------------------------------------------------------------------------


- CHỦ NGHĨA TỰ DO = CÔNG BẰNG, THỊNH VƯỢNG, TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG, HỢP TÁC, VÀ HÒA BÌNH.
- Nhiều người tin rằng tự do là giá trị chính trị trung tâm của nền văn minh hiện đại, nó mang lại hình thức và chất liệu cho mọi giá trị khác của đời sống xã hội. Họ được gọi là những người theo CHỦ NGHĨA TỰ DO.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------

SỰ MỞ RỘNG NGUYÊN TẮC "TỔN HẠI" CỦA MILL:
“Một người có thể gây ra điều xấu xa cho người khác không chỉ bởi các hành động của anh ta mà còn bởi sự thờ ơ của anh ta, và trong cả hai trường hợp anh ta phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho sự tổn hại mà việc làm của anh ta gây ra.” John Stuart Mill.



NGUYÊN TẮC "TỔN HẠI" CỦA MILL:
“Lý do duy nhất mà quyền lực có thể được thực thi hợp pháp lên bất cứ thành viên của một cộng đồng văn minh chống lại ý chí của anh ta là để ngăn chặn những tổn hại cho người khác; lợi ích của chính anh ta, cả về thể chất lẫn về tinh thần, không đủ để đảm bảo sự hợp pháp cho việc thực thi đó.” -John Stuart Mill.



“Nếu tất cả mọi người trừ một người, có chung một quan điểm, và người còn lại có một quan điểm trái ngược, thì việc tất cả bắt người đó phải im miệng cũng không chính đáng hơn việc người đó bắt tất cả phải im miệng.” John Stuart Mill.
--------------------------------------------------------------------------------
[ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI ] 

Thưa tiến sĩ Adler,

Những nhà cải cách chính trị và xã hội thường nói về một số điều kiện như là sự lăng mạ phẩm giá con người. “Phẩm giá con người” mà họ nói tới có ý nghĩa gì? Phẩm giá con người có phải là chuyện về những quyền chính trị và những điều kiện sống tử tế, hay nó là cái gì khác hơn? Con người trong thời hiện đại có phẩm giá ít hay nhiều hơn trong quá khứ?- K.M.

K.M. thân mến,

Để trả lời câu hỏi của anh cần thiết phải nhắc lại sự phân biệt phổ biến giữa việc sống đơn thuần và sống tốt đẹp. Chưa từng có ai nhầm lẫn cho rằng mọi hoạt động của con người đều có một phẩm giá như nhau. Cuộc sống con người có giá trị đặc biệt của nó chỉ tới khi nó đạt được sự thành đạt thông qua những hoạt động có tính người rõ rệt. Trước hết, đây là những mưu cầu tự do và giải thoát tạo ra nhiều thành quả của tinh thần và của văn minh.

Dĩ nhiên, sự tồn tại và tình trạng khỏe mạnh về thể chất có tầm quan trọng của chúng; trong một ý nghĩa nào đó chúng là những mục tiêu cần thiết nhất của những nỗ lực của chúng ta, bởi vì nếu thiếu chúng, chúng ta không thể làm được điều gì khác. Tuy nhiên, dù là cần thiết nhất, chúng vẫn là những mục tiêu ít tính người nhất trong chúng ta. Loài vật cũng như con người đều tranh đấu để sống còn. Phẩm giá đặc biệt của con người nằm ở những thành quả mà không con vật nào có được, tuy những con vật khác cũng có như con người những thành quả về thức ăn, chỗ ở, và thậm chí về ngủ nghỉ và chơi đùa.

Trong tất cả các xã hội tiền – công nghiệp thời xưa, con người được chia thành hai giai cấp tương ứng với loại công việc mà họ làm. Một thiểu số đặc quyền, những thành viên của giai cấp hữu sản, là những người duy nhất có đủ thời gian rãnh để theo đuổi những hoạt động khai phóng – mở mang các loại hình nghệ thuật và khoa học, và phát triển những thiết chế nhà nước và tôn giáo. Số còn lại, tuyệt đại đa số, phải dành toàn bộ thời gian của đời mình cho những công việc vất vả đơn điệu không bao giờ dứt. Điều này đúng với những người nô lệ bị chiếm hữu và nhưng người thợ thủ công khổ sai của Hy Lạp và La Mã cổ đại, đúng với giới nông nô của các nền kinh tế nông nghiệp của châu Âu thời phong kiến, và đúng với “những kẻ nô lệ làm thuê” tạo thành giai cấp vô sản công nghiệp vào giữa thế kỉ XIX.

Arnold Toynbee mô tả tình trạng này rất rõ:
“Trong suốt năm hay sáu ngàn năm qua, những người chủ của nền văn minh đã cướp đoạt từ những người nô lệ sự đóng góp của họ vào những kết quả công việc chung của xã hội một cách nhẫn tâm chẳng khác gì chúng ta cướp đoạt mật ngọt của những con ong. Sự xấu xa về mặt đạo đức của hành vi bất công làm hoen ố cái đẹp thẩm mỹ của thành quả nghệ thuật; tuy nhiên, cho tới nay, thiểu số hưởng lợi bất chính từ nên văn minh vẫn có một lời bào chữa hiển nhiên theo lẽ thường để tự bảo vệ mình”.
Đó là sự lựa chọn, họ có thể bào chữa, giữa thành quả của nền văn minh cho một thiểu số và không có thành quả nào cả… Lời bào chữa này là lời bào chữa đáng tin cậy, thậm chí trong thế giới phương Tây năng động về kĩ thuật, đến tận suốt thế kỉ XVIII, nhưng ngày nay sự tiến bộ về công nghệ chưa từng thấy trong một 150 năm qua đã làm cho chính những lời bào chữa đó mất hiệu lực.

Những thăng tiến về công nghệ đáng ngạc nhiên đã làm cho ngày càng nhiều người có thể có ngày càng nhiều thời gian tỉnh thức thoát khỏi công việc vất vả. Giờ đây họ có thể tiến hành những hoạt động khai phóng và sáng tạo. Bằng cách hưởng thụ một mức độ đáng kể tình trạng bảo đảm và độc lập về kinh tế, hiện nay ngày càng có nhiều người có cơ hội đạt được nhân phẩm trọn vẹn.

Một trụ cột bổ sung của nhân phẩm là sự thụ hưởng tình trạng của một người tự do thông qua việc thực hành tự do chính trị. Một sự tự do như thế chỉ hạn chế cho một thiểu số trong quá khứ bởi vì chỉ có thiểu số đó mới có sự độc lập và bảo đảm về kinh tế mà không có nó tự do chính trị không thể được sử dụng một cách hiệu quả. Sự mở rộng đặc quyền là biểu hiện về mặt chính trị cho sự mở rộng từng bước cái mức độ độc lập kinh tế cho ngày càng nhiều người. Những người này đến lượt họ dùng sức mạnh mới để bảo vệ và mở rộng quyền lợi và đặc ân của địa vị chính trị của họ. Như thế họ tiến hành kiểm soát vận mệnh của họ, đó là điều thiết yếu đối với bất kì khái niệm nhân phẩm nào.

Ngay khi đã có sự thoải mái về kinh tế và tự do chính trị, người ta vẫn không thể có được nhân phẩm. Nếu anh ta không lợi dụng những cơ hội này bằng cách tiến hành những hoạt động đạo đức thực chất qua đó con người mưu cầu hạnh phúc và phụng sự lợi ích chung của xã hội họ sống, thì anh ta cũng chẳng tốt gì hơn trước đây. Một con người không thể bị ép buộc phải sống một cuộc sống tự do hoặc tiến hành những hoạt động khai phóng. Anh ta có thể phí phạm tất cả thời gian và năng lực của mình trong biếng nhác hay trong những trò tiêu khiển mà nó làm hư hủong anh ta. Giành được nhân phẩm đòi hỏi anh ta tiến tới mộ mức độ quan tâm cao hơn nhiều.

( Sách Những tư tưởng lớn từ các tác phẩm vĩ đại )
---------------------------------------------------------------------------------------------------
"Bí mật của sự thay đổi là hãy tập trung tất cả năng lượng của bạn, nhưng không phải để chiến đấu với cái cũ, mà là để xây dựng cái mới" - socrates

"Lời khuyên của tôi dành cho bạn là hãy kết hôn: vì nếu bạn tìm được một người vợ tốt bạn sẽ hạnh phúc; còn nếu không, bạn sẽ trở thành một triết gia[như tôi]" - Socrates
--------------------------------------------------------------------------------
"Triết gia John Locke tin rằng con người có một số quyền nào đó đối với sinh mạng, sự tự do, và tài sản của mình, đó là những quyền mà chúng ta như là con người được ban cho khi ở trong trạng thái tự nhiên, một trạng thái tồn tại trước khi chính quyền và luật pháp được tạo ra. Và theo Locke, các quyền tự nhiên của chúng ta được quản lý bởi luật tự nhiên, luật mà chúng ta nhận ra thông qua lý tính, và qua lý tính chúng ta biết rằng chúng ta không thể từ bỏ các quyền này cũng như không thể tước bỏ nó khỏi người khác."
----------------------------------------------------------------------------------

[ LÀM SAO KHI LUẬT ĐẠO ĐỨC VÀ LUẬT THÀNH VĂN XUNG ĐỘT]

Thưa tiến sĩ Adler,

Những công dân tốt được yêu cầu tuân thủ luật lệ dù họ có tán thành chúng hay không. Chúng ta không được phép có những hành vi trái luật để trừng phạt những ai làm sai, ngoại trừ hoạt động để đạt tới những thay đổi trong luật lệ mà chúng ta nghĩ là sai. Tuy nhiên những nhà cải cách và những người thuyết giáo không ngừng hướng về một luật đạo đức cao hơn mà họ tuyên bố sẽ thay thế những luật lệ của tổ quốc. Làm sao chúng ta quyết định tuân theo bên nào được khi luật đạo đức và luật thành văn xung đột?

M.L.

M.L. thân mến,

Xin phép diễn đạt câu hỏi của bạn theo cách này: Con người có được biện minh vì bất tuân luật Dân sự khi điều đó xung đột với luật Đạo đức? Đây là câu hỏi gay go mà chúng ta phải đương đầu trong những hoàn cảnh vừa hiếm hoi vừa gây phiền phức. Thông thường, chúng ta mong cho luật pháp của nhà nước phù hợp hơn với những nguyên tắc của luật đạo đức – những nguyên tắc của sự công bằng tự nhiên của lý trí. Chúng ta mong luật dân sự nhắm vào cái gì công bằng cũng như cái gì có lợi, và nhìn chung chúng ta không thất vọng. Luật Dân sự thường ngăn cấm thay vì ra lệnh vi phạm đời sống, tự do, quyền sở hữu, và những quyền con người khác.

Các triết gia và các nhà thần học nghĩ rằng luật Dân sự phải phù hợp với luật Đạo đức cũng nhận thức được rằng một quy tắc của luật Dân sự có thể, trong trường hợp đặc thù, không công bằng. Do đó, theo quan điểm của họ, nói đúng ra, nó không thực sự là luật. Augustine diễn đạt điều này rất rõ: “Một luật mà không công bằng là một luật chỉ có trên danh nghĩa”. Nó có thể có sức mạnh của nhà nước đằng sau nó, nhưng nó thiếu uy quyền đạo đức. Nó không ra lệnh cho lương tâm và ý chí chúng ta được.

Thế thì, con người đức hạnh phải làm gì trong hoàn cảnh như thế? Anh ta sẽ giáp mặt với hai lựa chọn chính – bất tuân luật hay làm cho nó thay đổi. Lựa chọn thứ nhất, bất phục tùng dân sự, được Henry David Thoreau (1) ủng hộ. Như ông nhận thấy, người công bằng không thể trong nhất thời nhất trí với một đạo luật không công bằng. Anh ta không thể kiên nhẫn chờ cho tới khi anh ta và những công dân có cùng khuynh hướng xoay xở sao cho luật đó được bãi bỏ hoặc sửa đổi. Người công bằng, theo quan điểm của Thoreau, phải sẵn sàng bất phục tùng một luật không công bằng và phải nhận lãnh bất kì hình phạt nào nhà nước đưa ra cho anh ta. Anh ta phải hành động một mình và ngay lập tức chống lại điều sai trái bất công.

Như Augustine, Aquinas nghĩ rằng một luật dân sự mà vi phạm luật đạo đức là một luật chỉ tồn tại trên danh nghĩa, ràng buộc chúng ta bằng vũ lực của nó nhưng không phải là luật hiện hữu trong lương tâm. Tuy nhiên, ông khuyên không nên bất phục tùng một luật như thế một cách quá dễ dàng hoặc quá vội vã. Như ông nhận thấy, mục đích của luật dân sự là giữ cho xã hội được yên ổn và hài hòa. Khi mà nhà nước ban hành một luật không công bằng vi phạm quyền tự nhiên, chúng ta phải quyết định xem có phải sự bất phục tùng sẽ gây hại nhiều hơn lợi cho xã hội hay không.

Locke nghĩa rằng mọi người đều có quyền tranh đấu chống lại những luật không công bằng, nhưng, như Aquinas, ông cũng đồng ý phải thận trọng. Chứng nào nhà nước còn cung cấp những phương tiện hợp pháp để thay đổi những luật không công bằng, thì không có gì biện minh được cho sự nổi loạn quá khích. Nếu những cá nhân bất phục tùng những luật mà họ cho là không công bằng, không chờ đến sự sửa sai khi có thể được, chính quyền dân sự sẽ không tồn tại lâu, và chúng ta sẽ bị dồn về tình trạng vô chính phủ.

Theo Locke, chỉ nên nổi loạn khi nào đa số dân chúng bị đàn áp một cách nghiêm trọng với sự vi phạm những quyền tự nhiên của họ. Lúc ấy và chỉ lúc ấy một sự nổi dậy có vũ trang, chứ không phải sự bất đồng chính kiến phù phiếm của những cá nhân riêng lẻ, sẽ kêu đòi sự phán xét của Nước Trời như trọng tài giữa dân chúng và những bạo chúa cai trị họ tồi tệ.

Tất cả những tác giả nói trên đều nhất trí rằng một luật không công bằng thì không bó buộc đối với lương tâm. Nhưng họ bất đồng với nhau về phương thức hành động để chống lại nó. Đối với Thoreau, sự bất phục tùng tức thì là sự đúng đắn duy nhất và là hành vi thiết thực mà một con người đạo đức có thể chọn lựa. Nhưng Aquinas và Locke muốn cân nhắc những hậu quả của sự bất phục và ước lượng tầm quan trọng của sự bất công cá biệt đối với toàn thể cấu trúc của xã hội dân sự. Locke ít e ngại hơn Aquinas về những hậu quả của bất phục tùng, nhưng thận trọng hơn Thoreau.

Ba lập trường tiêu biểu này đã có ảnh hưởng trong lịch sử và ngày nay vẫn còn dễ nhận thấy. Những người Mỹ định cư trên đất mới tranh cãi phải làm gì trước pháp luật áp chế của người Anh đã chấp nhận quan điểm của Locke. Thật vậy, chúng ta có thể thấy chính ngôn ngữ của Locke, biện minh cho sự nổi loạn, trong những dòng mở đầu của Tuyên ngôn Độc lập. Trong cuộc tranh luận về sau của người Mỹ về tình trạng nô lệ và tiến trình lập pháp như Đạo luật Nô lệ bỏ trốn (2), cả ba lập trường đều được tìm thấy ở những người cùng coi thể chế nô lệ là bất công và những luật lệ cũng cố nó là tội lỗi. Tại Nam Phi ngày nay, những người tin vào quyền con người đang thẩm tra lương tâm họ để quyết định chọn lựa hành động nào chống lại đạo luật chủng tộc hạn chế do chính quyền của họ đưa ra.

Bất phục tùng tức thì, thay đổi từng bước, hay chỉ thay đổi như một phương sách cuối cùng – đây vẫn là ba con đường chủ yếu được tán thành để đối phó với những luật lệ bất công. Mỗi người trong chúng ta phải tự quyết định cho mình cái gì là tốt đẹp hơn trong hoàn cảnh đặc thù: biểu lộ sự phản kháng theo lương tâm hay giữ gìn trật tự dân sự.


Chú thích:
(1) Henry David Thoreau (1817- 1862): Tiểu luận gia và Triết gia Mỹ. Ông là người theo thuyết Tiên nghiệm và chủ nghĩa Tự do hàng đầu. Các tác phẩm của ông có thể kể đến Civil Disobedience (“Bất phục tùng dân sự”, 1849) và Walden (1854), trong đó ông mô tả một đời sống giản dị và gần gũi với thiên nhiên.
(2) Luật Nô lệ bỏ trốn (Fugitive Slave Law): được thông qua năm 1793 và bổ sung năm 1850, quy định việc bắt giữ và trả về cho chủ mọi nô lệ miền Nam nước Mỹ bỏ trồn.

( Sách Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại - Dr. Mortimer J. Adler )

-----------------------------------------------------------------------------------------------------

"Từ nay trở đi địa vị xã hội của cá nhân sẽ được quyết định tùy theo tài năng, phẩm cách và vai trò của mỗi người. Quan chức chính quyền được bổ nhiệm theo tài năng và nhân cách và là người thực thi luật pháp cho chúng ta. Chúng ta kính trọng họ theo lẽ đó, chứ không phải chúng ta kính trọng chức vụ và thành phần xuất thân của họ. Chúng ta không phải tuân theo con người họ. Chúng ta chỉ tuân thủ Luật pháp (Quốc pháp) mà họ đang thừa hành."
http://tinhthankhaiminh.blogspot.com/2015/07/khuyen-hoc-fukuzawa-yukichi.html


-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Xã hội bao giờ cũng có kẻ tốt và kẻ xấu. Như Kinh Dịch nói lúc thì âm (xấu) thắng, lúc thì dương (tốt) thắng; mà việc đời khi giải quyết xong thì lại sinh ra việc khác liền sau, quẻ kí tế (đã xong) tiếp ngay tới quẻ vị tế (chưa xong). Mình cứ làm hết sức mình thôi còn thì để lại cho các thế hệ sau.
http://tinhthankhaiminh.blogspot.com/2015/07/nhan-sinh-quan-cua-hoc-gia-nguyen-hien.html
---------------------------------------------------------------------------------------------------
"Nền giáo dục đích thực là nền giáo dục khuyến khích mọi năng lực của đứa trẻ, thông qua sự đòi hỏi của hoàn cảnh xã hội, mà trong đó đứa trẻ luôn tìm được chính mình. Trước sự đòi hỏi này, đứa trẻ được khích lệ để có thể hành xử như là một thành viên đơn nhất, lộ diện từ tính cách độc đáo trong hành động và cảm xúc của chính nó, và nhận biết được mình từ quan điểm lợi ích của tập thể mà nó thuộc về."
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
"Những năm gần đây, một nhóm trí thức Nga đã có những nghiên cứu, thảo luận rộng rãi và nghiêm túc về thực trạng giới trí thức nước này trong gần một thế kỷ qua (xin xem quyển Về trí thức Nga NXB Tri Thức 2009). Họ đã đi đến kết luận rằng tầng lớp trí thức Xô viết thực chất chỉ là những người lao động trí óc chứ chưa phải là tầng lớp trí thức theo đúng nghĩa là có tầm nhìn và hiểu biết xã hội vượt trội. Chúng ta học hỏi Liên Xô cũ rất nhiều về các mô hình giáo dục - đào tạo và tôi cảm thấy tầng lớp "có học" của nước ta có nhiều điểm, nhiều vấn đề rất giống họ."
--------------------------------------------------------------------------------------------------
"Tôi đã là một cậu bé, một con mọt sách. Thực sự tôi đã đọc ngiến ngấu không chỉ những kiệt tác văn học, mà cả các tác phẩm triết học và lịch sử nữa, nhưng trước 1945 tôi đã chẳng đọc một bài viết nào của Marx cả. Ở nhà, trong gia đình khá giả, đã chẳng có ai, ở trường, nơi người ta dạy con em của giới trung lưu, cũng đã chẳng có ai giới thiệu cho tôi một tác phẩm Marxist nào. Thế mà, một vài năm sau tôi đã tự nhận là một người Marxist có ý thức."
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Vài trò của nhà nước trong đời sống
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Nói chung vào thời mở cửa Minh Trị Duy Tân, dân tộc Nhật lên cơn sốt đọc sách nước ngoài để biết phương Tây đã làm gì và đang làm gì mà “nước giàu quân mạnh” như thế. Họ muốn biết và muốn học, để xây dựng đất nước hùng mạnh như các cường quốc phương Tây. Chỉ có được một nền văn hoá lớn, một xã hội phú cường, khi nào mọi người được học như nhau, khi mọi người có quyền ao ước và có điều kiện vươn lên khỏi chức phận cũ của mình. Tinh thần này, ethos, được diễn tả mạnh mẽ trong tác phẩm “Khuyến học”, Gakumon no susume, của nhà khai minh Fukuzawa Yukichi (1835-1901): “Con người không sinh ra cao quý hay thấp hèn, giàu sang hay nghèo khó. Chính những ai lao động siêng năng ở những công việc tìm tòi của họ, và học nhiều, sẽ trở thành cao quý và giàu có, trong khi những ai biếng nhác sẽ trở thành nghèo khó, thấp hèn.”
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Thời kỳ khai sáng
--------------------------------------------------------------------------------------------------
"Chủ nghĩa tự do cổ điển luôn nhấn mạnh sự kết nối không thể tách rời giữa tự do cá nhân và quyền sở hữu tư nhân. Một phần, nó dựa trên ý tưởng về công lý: rằng cái mà một người sản xuất ra một cách lương thiện và hòa bình thông qua những nỗ lực của riêng anh ta, hay cái mà anh ta có được thông qua các hoạt động trao đổi tự nguyện với những người khác, phải được xem là của anh ta một cách hợp lẽ. Trong trường hợp sở hữu tư nhân được tạo ra trên cơ sở về tính hiệu quả công lợi: khi con người biết rằng những phần thưởng từ công việc của họ thuộc về họ, họ có các động cơ và sự thúc đẩy để vận dụng năng lực của mình theo những cách hiệu quả và sáng tạo."
---------------------------------------------------------------------------------------------
Hướng đi của đại học
-------------------------------------------------------------------------
Một số tài liệu học nhập môn chính trị so sánh



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét