Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

KHỔNG TỬ

Khổng Tử "...chẳng dám phong mình là thánh, chẳng dám coi mình là nhân nhưng quả là không biết chán, dạy không biết mỏi" (Luận ngữ)

Ông "không nghĩ đến cái ở, cái ăn mà chỉ trọn bề theo đạo"

Gần như hầu hết cuộc đời sống trong cảnh long đong, lận đận nhưng Khổng Tử lại không coi việc dạy dỗ là một kế sinh nhai.

* Một số tư tưởng nổi bật:

1 - CHÍNH DANH

2 - THIÊN MỆNH
"Sống chết có mạng, giàu sang tại trời" (Luận ngữ)

3 - NHÂN

4 - TRÍ
"Chuyên làm việc nghĩa giúp người, kính trọng quỷ thần, nhưng không hay gần, tức là không ưa thỉnh cầu van vái quỷ thần như vậy có thể gọi là trí" (Luận ngữ)
"Kẻ tìm chỗ ở không biết dựng nhà nơi có cư dân tốt sao có thể gọi là người có trí" (Luận ngữ)

5 - TRUNG DUNG

6 - LỄ
"Điều gì không hợp với lễ thì đừng nhìn, điều gì không hợp với lẽ thì đừng nghe, điều gì không hợp với lễ thì đừng nói, điều gì không hợp với lễ thì đừng làm"

7 - QUÂN TỬ & TIỂU NHÂN
"Không hiểu mệnh trời không thể là người quân tử" (Luận ngữ)
"Người quân tử phải đạt được chín điều:
1) Khi nhìn thì để ý nhìn cho minh bạch;
2) Khi nghe thì lắng tai nghe cho rõ ràng;
3) Sắc mặt phải giữ cho ôn hòa;
4) Tướng mạo thì phải giữ cho khiêm cung;
5) Nói năng phải giữ bề trung thực;
6) Làm việc phải trọng sự kính cẩn;
7) Có điều nghi hoặc thì phải hỏi han;
8) Khi giận thì nghĩ đến sự hoạn nạn có thể xảy ra;
9) Khi thấy lợi liền phải nghĩ tới điều nghĩa" (Luận ngữ)

(St)

https://www.facebook.com/TrietHoc/photos/a.654459561240059.1073741836.387088117977206/971510419534970/?type=1&permPage=1
----------------------------------------------------------------------------
TRUNG DUNG

(Nho gia)

"Trung hòa là cái tính tự nhiên của trời đất mà trung dung là cái đức hạnh của người ta. Trung là giữa không thiên lệch về bên nào. Dung là thường, trung dung nghĩa là dùng đạo trung để làm lẽ thường ngày vậy" (Trung dung)

"Đạo trung dung như cái ăn, cái uống với cuộc sống. Ai mà chẳng ăn, ai mà chẳng uống, nhưng ăn uống mà nhận được mùi vị thật chẳng được mấy người, đạt được đỉnh cao của trung dung thật chẳng được mấy kẻ" (Trung dung)

(St)

https://www.facebook.com/TrietHoc/photos/a.654459561240059.1073741836.387088117977206/971507429535269/?type=1&permPage=1
---------------------------------------------------------------------------
CHÍNH DANH

(Khổng Tử)

"Chính là làm cho mọi việc ngay thẳng" (Luận ngữ)

"Nếu danh bất chính thì lời nói sẽ không đúng đắn, lời nói không đúng đắn thì dẫn tới việc làm sai. Khi đó người với người trong xã hội sẽ không còn kính trọng nhau, không còn hòa khí, luật pháp lỏng lẻo và người dân sẽ mất nơi trông cậy nhờ vả" (Luận ngữ)

"chính sự là làm cho mọi việc ngay thẳng, công minh. Nếu ngài đi đầu trong dân chúng về việc này thì ai còn dám ăn ở hai lòng, hai dạ?"... "Ngài là người cầm quyền, nếu ngài không tham dục thì sao trong dân có tà đạo nảy sinh?" (Luận ngữ)

"Ắt phải chính danh trước đã" (Luận ngữ)

(St)

https://www.facebook.com/TrietHoc/photos/a.654459561240059.1073741836.387088117977206/971514926201186/?type=1&permPage=1
CÓ BA THỨ NGU DỐT:
1. Không hiểu biết những gì mình đáng biết.
2. Hiểu biết không rành những gì mình biết.
3. Hiểu biết những gì mình không cần biết.
_ Khổng Tử _

Dân vi quý, xã tắc thứ tri, quân vi khinh _ Khổng Tử _
https://www.facebook.com/TrietHoc/photos/a.425267184159299.108397.387088117977206/971513799534632/?type=1

QUÂN TỬ & TIỂU NHÂN

(Khổng Tử)

"Không hiểu mệnh trời không thể là người quân tử" (Luận ngữ)

"Người quân tử có ba điều sợ: sợ Thiên mệnh, sợ bậc đại nhân, sợ lời thánh nhân" (Luận ngữ)

"Người quân tử đạt tới chỗ cao thượng, kẻ tiểu nhân đạt tới chỗ thấp hèn" (Luận ngữ)

"Người quân tử trông ở mình, kẻ tiểu nhân trông ở người" (Luận ngữ)

"Quân tử rành về điều nghĩa, kẻ tiểu nhân rành về điều lợi" (Luận ngữ)

"Người quân tử thư thái mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng mà không thư thái" (Luận ngữ)

“Đức của người quân tử như gió, đức của kẻ tiểu nhân như cỏ, gió thổi thì cỏ rạp xuống" (Luận ngữ)

"Chất phác thắng văn vẻ thì quê mùa, văn vẻ thắng chất phác thì cứng nhắc. Văn vẻ và chất phác đều nhau, mới nên quân tử" (Luận ngữ)

"Quân tử thân với khắp mọi người mà không tư vị, kẻ tiểu nhân tư vị mà không thân với khắp mọi người" (Luận ngữ)

"Người quân tử lấy đạo nghĩa thành làm căn bản, dùng lễ để thi hành, biểu lộ bằng đức khiên tốn, hoàn thành nhờ chữ tín" (Luận ngữ)

"Người quân tử phải đạt được chín điều:
1) Khi nhìn thì để ý nhìn cho minh bạch;
2) Khi nghe thì lắng tai nghe cho rõ ràng;
3) Sắc mặt phải giữ cho ôn hòa;
4) Tướng mạo thì phải giữ cho khiêm cung;
5) Nói năng phải giữ bề trung thực;
6) Làm việc phải trọng sự kính cẩn;
7) Có điều nghi hoặc thì phải hỏi han;
8) Khi giận thì nghĩ đến sự hoạn nạn có thể xảy ra;
9) Khi thấy lợi liền phải nghĩ tới điều nghĩa" (Luận ngữ)

(St)

https://www.facebook.com/TrietHoc/photos/a.654459561240059.1073741836.387088117977206/972893232730022/?type=1&permPage=1
"Bản thân muốn đứng được trong xã hội thì cũng làm cho người khác đứng vững, bản thân muốn việc gì cũng thông suốt thì làm cho việc của người cũng thông suốt như thế"
__ Khổng Tử
"Dẹp bỏ tư dục, trở về với lễ, cả thiên hạ quay về với điều nhân vậy"
(Luận ngữ)
"Tiểu nhân cũng phải học, nhưng cái học của tiểu nhân là để họ phục dịch và tuân lệnh kẻ cầm quyền"
(Luận ngữ)
"Những vị vua, những vị thánh thuở xưa muốn cho đức của mình tỏa sáng, trước hết phải lo sửa, trị nước mình. Muốn sửa, trị nước mình trước hết phải sửa nhà mình. Muốn sửa, trị nhà mình trước hết phải tu tập lấy mình bằng cách thấu suốt đạo trời đất để giữ cho lòng ngay thẳng"
(Đại học)
"Ngươi nên làm nhà nho quân tử chứ đừng phàm tục làm nhà nho tiểu nhân"
(Luận ngữ)
"Đối với dân việc gì cần thiết thì sai khiến chứ không nên giảng giải vì dân không có khả năng hiểu ý nghĩa công việc mình làm"
(Luận ngữ)
"Đời xưa vì mình mà học, còn đời này vì người mà học"
(Luận ngữ)
"Nếu nhà cầm quyền chuyên dùng pháp luật mà dẫn dắt, chuyên dùng hình phạt mà trị vì thì dân sợ mà không phạm pháp, còn nếu nhà cầm quyền dùng đức hạnh mà dẫn dắt, dùng lễ tiết mà trị thì chẳng những dân tự biết xấu hổ với mình mà trước hay sau họ cũng được cảm hóa"
(Luận ngữ)
Khổng Tử: Nhà cầm quyền cần ba điều: lương thực dồi dào, binh lực mạnh mẽ và được lòng tin của dân.
Tử Cống: Trong ba điều ấy, nếu bất đắc dĩ phải bỏ đi một điều thì bỏ điều nào?
Khổng Tử: Bỏ binh lực.
Tử Cống: Nếu bất đắc dĩ phải bỏ đi một điều nữa?
Không Tử: Bỏ lương thực vì từ trước đến nay nếu thiếu cái ăn chỉ đói chứ không mất nước, còn nếu thiếu lòng tin của dân thì sớm muộn chính quyền sẽ sụp đổ.
(Luận ngữ)
--------------------------------------------------------------------------------
ĐẠO GIA

- Người sáng lập ra Đạo gia là Lão Tử (khoảng thế kỷ VI tcn). Học thuyết của ông được Dương Chu và Trang Chu thời Chiến quốc hoàn thiện và phát triển theo hai hướng ít nhiều khác nhau. Những tư tưởng triết học của Đạo gia được khảo cứu chủ yếu qua ĐẠO ĐỨC KINH và NAM HOA KINH.

- Tư tưởng cốt lõi của Đạo gia là học thuyết về "Đạo", cùng với học thuyết "Vô vi" về lĩnh vực chính trị - xã hội. Phạm trù Đạo bao gồm những nội dung cơ bản sau:

+ "Đạo" là bản nguyên của vạn vật. Tất cả từ Đạo mà sinh ra và trở về với cội nguồn của Đạo.

+ "Đạo" là cái vô hình, hiện hữu là cái "có"; song Đạo và hiện hữu không thể tách rời nhau. Trái lại, Đạo là cái bản chất, hiện hữu là cái biểu hiện của Đạo. Bởi vậy, có thể nói: Đạo là nguyên lý thống nhất của mọi tồn tại.

+ "Đạo" là nguyên lý vận hành của mọi hiện hữu. Nguyên lý ấy là "đạo pháp tự nhiên". Mọi hiện hữu đều biến dịch theo nguyên tắc "bình quân" và "phản phục" (cân bằng và quay trở lại cái ban đầu).

+ Các mặt đối lập trong thể thống nhất, quy định lẫn nhau, là điều kiện tồn tại của nhau, trong cái này đã có cái kia.

- Học thuyết chính trị - xã hội với cốt lõi là luận điểm "Vô vi". Vô vi không phải là cái thụ động, bất động hay không hành động mà có nghĩa là hành động theo bản tính tự nhiên của "Đạo".

(St)

https://www.facebook.com/TrietHoc/photos/a.654459561240059.1073741836.387088117977206/970685156284163/?type=1&permPage=1

VÔ VI

(Lão Tử)

"...suốt đời không làm việc lớn nên thành được (đạo)..." (Đạo đức kinh)

"Giữ lặng dốc một lòng... Trở về gốc rễ gọi là yên lặng, ấy thế bảo là trở lại mệnh. Trở lại mệnh gọi là đạo thường" (Đạo đức kinh)

"...đạo đức là cái luật tự nhiên, không cần tranh mà thắng, không cần nói mà ứng nghiệm, không cần mời mà các vật vẫn theo về, lờ mờ mà hay mưu tính" (Đạo đức kinh)

"Đến chỗ cùng cực hư không là giữ vững được trong cái tĩnh. Vạn vật cùng đều sinh ra, ta lại thấy nó trở về với gốc. Ôi! mọi vật đều trùng trùng trở về với cội rễ của nó. Trở về cội rễ gọi là tĩnh, thế gọi là quay về với mạng" (Đạo đức kinh)

"Thiên hạ có cái khởi thủy, coi như là mẹ của thiên hạ, hễ giữ được mẹ thì được con, đã biết được con trở về giữ mẹ thì đến chết cũng không nguy" (Đạo đức kinh)

"Không ra khỏi nhà mà biết đại sự của thiên hạ. Không nhìn ra cửa sổ mà thấy được đạo trời. Thánh nhân càng đi xa thì biết được đạo càng ít"..."thánh nhân không ra ngoài mà biết, không thấy mà gọi được tên, không làm mà nên tất cả" (Đạo đức kinh)

"Nhón gót lên thì không đứng vững. Xoạc chân ra thì không bước được. Tự xem là sáng thì không sáng. Tự xem là phải thì không chói" (Đạo đức kinh)

"vật hễ thêm nó, thì nó bớt; bớt nó thì nó thêm" (Đạo đức kinh)

"Trong thiên hạ cái rất mềm thì làm chủ cái rất cứng" (Đạo đức kinh)

"Thánh nhân giấu mình ở sau nên thân được ở trước, đưa thân ra ngoài nên thân được còn. Phải chăng vì không riêng tây mà thánh nhân làm được điều riêng tây" (Đạo đức kinh)

"Không tự phô nên thấy, không tự thị nên biết, không tự giành nên được công, không tự khoe nên được lâu. Thánh nhân không tranh cho nên thiên hạ không ai cùng tranh" (Đạo đức kinh)

"Ta có ba của báu hằng nắm giữ và bảo vệ: một là, lòng từ ái; hai là, tiết kiệm và ba là, không dám đứng trước thiên hạ" (Đạo đức kinh). Vì từ ái cho nên không cưỡng ép vật, vì tiết kiệm cho nên không thái quá, không trái với đạo tự nhiên và vì không dám đứng trước thiên hạ cho nên tự nhiên, thuần phác, không áp chế nhau, không ai lấy, không ai bỏ, không ai hơn, không ai kém (st) "Thánh nhân thường khéo cứu người nên không có người bỏ đi, thường khéo cứu vật nên không có vật bỏ đi" (Đạo đức kinh)

"Bậc toàn thiện xưa tinh tế, nhiệm màu, siêu huyền thông suốt, sâu chẳng khả dò... thận trọng dường qua sông lạnh, do dự dường sợ mắt ngó bốn bên, nghiêm kính dường khách lạ, chảy ra dường băng tan, quê mùa dường gỗ chưa đẽo gọt, trống không dường hang núi, pha lẫn dường như nước đục" (Đạo đức kinh)

"Người đời sáng chói, riêng ta lù mù. Người đời rạch ròi, riêng ta hỗn độn... Người đời đều có chỗ đúng, riêng ta ngu dốt, thô lậu" (Đạo đức kinh)

"Trắng bong thì coi như có vết, đức đầy đủ thì có vẻ như thiếu"

VÔ VI TRONG TRỊ QUỐC

"Đạo thường không làm nhưng không gì không làm. Vua chúa nếu giữ được đạo, muôn vật sẽ tự mình chuyển hóa... Không ham muốn để được yên lặng, thiên hạ sẽ tự yên" (Đạo đức kinh)

"Lấy thiên hạ thường ở sự vô, nếu mà hữu sự không đủ lấy thiên hạ" (Đạo đức kinh)

"Ta vô vi mà dân tự hóa. Ta vô tình mà dân tự chính. Ta vô dự mà dân tự giàu. Ta vô dục mà dân chất phác" (Đạo đức kinh)

"Mất đạo rồi mới có đức;
Mất đức rồi nhân sinh;
Mất nhân rồi nghĩa sinh;
mất nghĩa rồi lễ sinh ra vậy. Lễ chỉ là cái vỏ mỏng của lòng trung tín, mà cũng là đầu mối của sự loạn..." (Đạo đức kinh)

"Đạo lớn mất mới có nhân, nghĩa. Trí tuệ sinh mới có dối trá. Lục thân chẳng hòa mới có hiếu từ. Quốc gia hỗn loạn mới có bề tôi trung" (Đạo đức kinh)

"Nước nào chính sự lờ mờ thì dân thuần phục, nước nào chính sự rành rọt thì dân lao đao" (Đạo đức kinh)

"Thiên hạ nhiều kỵ húy thì dân càng nghèo, dân nhiều khí giới nhà nước càng loạn, người nhiều tài khéo vật xảo (hàng giả) càng thêm, pháp luật càng tăng trộm cướp càng nhiều" (Đạo đức kinh)

"dứt thánh, bỏ trí dân lợi gấp trăm; dứt nhân bỏ nghĩa dân quay về lòng hiếu thảo và tự ái; dứt kỹ xảo, bỏ lợi trộm cướp không còn" (Đạo đức kinh)

"Không chuộng hiền khiến dân không tranh, không trọng vật nên dân không trộm cướp, không thấy vật đáng ham khiến lòng dân khỏi loạn. Cho nên lối trị dân của bậc thánh nhân là làm cho dân lòng trống, bụng no, ý chí yếu, xương cốt mạnh, thường khiến dân không biết, không muốn" (Đạo đức kinh)

"Nước nhỏ, dân ít. Dù có khí cụ gấp trăm gấp chục sức người cũng không dùng đến. Ai nấy đều coi sự chết là hệ trọng nên không đi đâu xa. Có xe thuyền mà không ai ngồi. Có gươm giáo mà không bao giờ dùng. Bỏ văn tự, bắt người ta trở lại dùng lối thắt dây ghi dấu thời thượng cổ. Ai nấy đều chăm chú vào việc ăn no, mặc ấm, ở yên, vui với phong tục của mình. Ở nước này có thể nghe thấy gà gáy, chó sủa của nước kia, nhân dân trong những nước ấy đến già chết mà vẫn không qua lại lẫn nhau" (Đạo đức kinh)

Chiến tranh là "việc chẳng lành, không phải việc của quân tử. Nếu bắt buộc phải dùng binh thì nên điềm đạm. Nếu thắng cũng đừng cho là hay. Đắc thắng mà cho là hay tức là kẻ giết người...Cho nên quân giết người nhiều thì phải biết đau xót mà khóc, cuộc chiến thắng phải xử bằng tang lễ" (Đạo đức kinh)

CHỦ TRƯƠNG TUYỆT HỌC VÔ ƯU

"Trí tuệ sinh thì có đại ngụy" (Đạo đức kinh)

"Trí tuệ sinh mới có dối trá" (Đạo đức kinh)

"Theo học thì càng thêm phiền phức, mà theo đạo thì ngày càng bớt, bớt rồi thì lại bớt, bớt đến mức vô vi" (Đạo đức kinh)

"bỏ hẳn cái học đi thì không lo lắng gì cả, hiện ra cái nõn nà, ôm lấy cái chất phác, ít lòng tư, bớt lòng dục" (Đạo đức kinh)


TRI TÚC

(Lão Tử)

"Họa không gì lớn bằng không biết đủ. Lỗi không gì lớn bằng muốn cho được, cho nên đủ mà biết đủ thì thường thấy đủ"... "biết đủ thì không nhục, biết ngừng thì không nguy mà có thể trường cửu" (Đạo đức kinh)

"Ôm giữ cho đầy chẳng bằng thôi đi, dùng dao sắc bén chẳng bén được lâu, vàng ngọc đầy nhà khó giữ được lâu, giàu sang mà kiêu là tự chuốc lấy họa, thành công rồi thì nên rút lui. Đó là đạo trời" (Đạo đức kinh)

"Ngũ sắc làm cho mắt mờ, ngũ âm làm cho tai điếc, ngũ vị làm cho miệng chán, cưỡi ngựa săn bắn làm cho lòng phát cuồng, vật khó khiến làm cho lòng ta vậy" (Đạo đức kinh)

"Thánh nhân bỏ nhiều, bỏ thừa, bỏ quá" (Đạo đức kinh)

------------------

ĐẠO

(Lão Tử)

"Có vật gì hỗn độn mà nên, sinh ra trước trời đất, vừa trống không vừa lặng yên, đứng một mình không thay đổi, lưu hành khắp mọi nơi mà không mỏi, là mẹ cả thiên hạ" (Đạo đức kinh)

"Nhân là pháp của địa, địa là pháp của thiên, thiên là pháp của đạo, đạo là pháp của tự nhiên" (Đạo đức kinh)

"Trời được một mà trong. Đất được một mà yên. Thần được một mà linh"

"Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh muôn vật" (Đạo đức kinh)

Theo Lão Tử, tính chất của đạo là lặng yên và trống rỗng: "Hết sức trống rỗng cùng cực." (Đạo đức kinh)

Lão Tử thường dùng từ "cốc thấn" để chỉ tính chất trống rỗng của Đạo: ""Cốc thấn" chỉ khoảng trống không giữa lòng hang sâu, không hình, không ảnh, không ngược, không trái, ở thấp không hèn không động, giữa lặng yên không suy..." (Đạo đức kinh)

"gọi là cốc vì giữ lấy nghĩa trống không, gọi là thấn vì lặng lẽ mà cơ ứng vô cùng, bảo là bất tử vì không bao giờ kiệt, chuyển động mà càng ra, ba điểm này đều là thuộc tính của đạo" __ Nghiêm Phục

"Ta không biết đạo con ai, hình hiện ra ngoài trước cả tiên đế" (Đạo đức kinh)

"nhìn không thấy, nghe không thấy, nắm không được, đón không thấy đầu mà theo không thấy cuối, ở trên không sáng tỏ, ở dưới không mờ tối" (Đạo đức kinh)

"từ xưa đến nay tên của nó không mất, nó là đầu của muôn vật" (Đạo đức kinh)

"Đạo ẩn nấp thì vô danh"..."Đạo thường vô danh như gỗ chưa đẽo, khi làm ra mới có danh" (Đạo đức kinh)

Lão Tử thường lấy nước để diễn đạt trạng thái của đạo: "Trong thiên hạ không có gì mềm yếu hơn nước, mà công phá vật rắn mạnh thì không gì hơn được nó, không lấy gì thay thế được nó"..."nước lớn là dòng nước thấp, nơi thiên hạ họp về" (Đạo đức kinh)

Theo Lão Tử, "đạo" là thể của "đức", "đức" là dụng của "đạo": "Đạo sinh, đức chứa, vật cho hình, sức mạnh làm trọn nên, bởi vậy muôn vật không vật nào là không tôn đạo, quý đức... Cho nên, đạo sinh, đức chứa làm cho lớn lên và nuôi vạn vật yên định" (Đạo đức kinh)

"Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt" (Đạo đức kinh)

BIỆN CHỨNG CỦA ĐẠO

"mọi vật trong thiên hạ sinh ra từ hữu, hữu sinh ra từ vô" (Đạo đức kinh)

"Đạo nói được không phải là đạo thường, danh gọi được không phải là danh thường. Vô danh là đầu trời đất, hữu danh là mẹ muôn vật... Hai cái đó cùng xuất phát từ một chỗ mà khác tên, cùng gọi là huyền, huyền tới mức huyền nhất, đó là cái cửa của mọi thứ diệu kỳ" (Đạo đức kinh)

"Thiên hạ đều biết đẹp là đẹp nên có cái là xấu, đều biết thiện là thiên nên có cái là ác. Cho nên, có - không cùng sinh ra nhau, khó - dễ cùng làm thành nhau, dài - ngắn cùng so sánh với nhau, cao - thấp cùng nghiêng úp nhau, âm - thanh cùng hòa trộn lẫn nhau, trước - sau cùng theo nhau" (Đạo đức kinh)

"Họa là chỗ tựa của phúc, phúc là chỗ náu của họa. Ai biết được đâu là cái cuối cùng của phúc họa" (Đạo đức kinh)

"Nặng là gốc của nhẹ, tĩnh là chủ của động" (Đạo đức kinh)

"Có những vật tiến lên phía trước, có những vật rơi lại phía sau, có những vật lớn lên, có những vật suy đi, có những vật đang hình thành, có những vật đang đi tới chỗ tiêu diệt..." (Đạo đức kinh)

"Gãy thì liền, cong thì thẳng, trống thì đầy, cũ thì mới, ít thì được, nhiều thì mất"..."đạo của trời... chỗ cao thì ép xuống thấp, chỗ thấp thì nâng lên cao, có dư thì bớt đi, không đủ thì bù vào. Đạo của trời bớt chỗ dư bù chỗ thiếu" (Đạo đức kinh)

"Sắp muốn thu lại, ắt hãy mở ra; muốn làm yếu đi, ắt hãy làm cho mạnh lên; muốn vật suy tàn hãy làm cho nó hưng lên; muốn đoạt lấy hãy cho đi..." (Đạo đức kinh)

"Biết đạo thường gọi là sáng. Không biết đạo thường, làm càn là điều dữ.
Biết đạo thường thì khoan dung;
Khoan dung thì công bình;
Công bình thì chu toàn;
Chu toàn thì rộng lớn;
Rộng lớn là trời là đạo, cùng với đạo thì lâu dài, suốt đời không hư" (Đạo đức kinh)

(St)
-------------------------------------------------------------------------------------------
MẶC GIA

- Phái Mặc gia do Mặc Tử, tức Mặc Địch (khoảng từ 479 -381 tcn) sáng lập thời Xuân Thu. Sang thời Chiến Quốc dã phát triển thành phái Hậu Mặc (phái Hậu Mặc đã phát triển tư tưởng của Mặc gia sơ kỳ chủ yếu trên phương diện nhận thức luận). Đây là một trong ba học thuyết lớn nhất đương thời (Nho - Đạo - Mặc).

- Tư tưởng triết học trung tâm của Mặc gia thể hiện ở quan niệm về "PHI THIÊN MỆNH". Theo quan niệm này thì sự giàu, nghèo, thọ, yểu...không phải là do định mệnh của Trời mà là do người. Nếu người ta nỗ lực làm việc, tiết kiệm tiền của thì ắt giàu có, tránh được nghèo đói. Đây là quan niệm khác với quan niệm Thiên mệnh có tính chất thần bí của Nho giáo dòng Khổng - Mạnh.

- Học thuyết "TAM BIỂU" của Mặc gia mang tính cách là một học thuyết về nhận thức, có xu hướng duy vật và cảm giác luận, đề cao vai trò của kinh nghiệm, coi đó là bằng chứng xác thực của nhận thức.

- Thuyết "KIÊM ÁI" là một chủ thuyết chính trị - xã hội mang đậm tư tưởng tiểu nông. Mặc Địch phản đối quan điểm của Khổng Tử về sự phân biệt thứ bậc, thân sơ...trong học thuyết "Nhân". Ông chủ trương mọi người yêu thương nhau, không phân biệt thân sơ, đẳng cấp...

(St)

https://www.facebook.com/TrietHoc/photos/a.654459561240059.1073741836.387088117977206/970686126284066/?type=1&permPage=1

TAM BIỂU*

(Mặc Tử)

* "Tam biểu" được coi là một tư tưởng có đóng góp lớn vào việc phát triển lý luận nhận thức ở Trung Quốc cổ đại.

Tam biểu nghĩa là: "có cái để làm gốc, có cái để làm nguyên, có cái để dùng. Gốc ở đâu? Thưa trên thì lấy gốc ở chí trời và việc của các thánh vương xưa. Nguyên ở chỗ nào? Thưa dưới thì dò xét trước sự thật tai mắt trăm họ. Dụng ở chỗ nào? Thưa là đưa ra làm việc hành chính xem có lợi cho nhà nước trăm họ hay không?"

"Nói phải dựng mẫu. Nói không có mẫu ví như ở trên bàn xoay mà nói sớm tối, phải trái, lợi hại khác nhau thế nào không thể biết được. Cho nên khi nói ắt phải có tam biểu"

"...lấy gì làm khuôn phép...mới đúng? Rằng, không gì bằng cách bắt trước trời. Sự việc của trời rộng rãi mà không riêng tây. Sự làm ơn của trời hậu hĩ mà không hợm hĩnh. Sự sáng láng của trời lâu bền mà không suy. Cho nên, các đấng thánh vương mới bắt chước trời. Đã lấy trời làm khuôn phép thì cất nhắc việc gì cũng phải so đo với trời, cái gì trời muốn thì làm, cái gì trời không muốn thì thôi"
...
"Người ta khi có chí trời, ví như thợ đóng bánh xe có thước tròn, thợ đóng quan tài có thước vuông. Thợ đóng bánh xe, đóng quan tài cầm cái thước tròn, thước vuông để đo hình tròn, hình vuông trong thiên hạ, nói rằng hễ phải thì đúng, không phải thì không đúng"

"Nếu cho sự thực trước tai mắt mọi người không đủ làm tin, không dùng nó quyết đoán sự ngờ thì biết rằng các đấng thánh vương đời Tam đại có đủ để làm khuôn phép hay không. Nay như các đấng thánh vương thời Tam đại đủ làm khuôn phép thì hãy thử xem ngược lên việc của các đấng thánh vương"

(St)

https://www.facebook.com/TrietHoc/photos/a.654459561240059.1073741836.387088117977206/972250346127644/?type=1&permPage=1

KIÊM ÁI

(Mặc Tử)

Theo Mặc Tử, "kiêm" là gồm gộp hết thảy như nhau, trái với "biệt" là sự chia rẽ, phân biệt nhau. "Ái" là lòng yêu thương của con người, trái với "ố" là sự thù ghét lẫn nhau. "Kiêm ái" trước hết là gồm yêu hết thảy mọi người như nhau. Yêu mình như yêu người, yêu người ngoài cũng như yêu người thân, không có người làng mình người làng người, người nước mình người nước người. Đó chính là ý chí của trời. (St)

"Trời yêu cả thiên hạ, làm lợi cho cả muôn vật tỉ mỉ như cái múp sợi lông"

"Vua Vũ, vua Thang, vua Văn, vua Võ làm việc trên thì tôn trời, giữa thờ quỷ thần, dưới yên lòng người, cho nên ý trời nói rằng: 'Người này gồm yêu hết thảy những kẻ mà ta yêu, làm lợi hết thảy những kẻ mà ta muốn làm lợi. Những kẻ yêu người, hắn đã làm cho rộng rãi, những kẻ làm lợi người, hắn đã làm cho hậu hĩ'. Bởi vậy, trời mới khiến cho sang thì làm đến Thiên tử, giàu thì có cả thiên hạ, cơ nghiệp để lại cho con cháu muôn đời. Vua Kiệt, vua Trụ, vua U, vua Lệ làm việc trên thì chê trời, giữa chê quỷ thần, dưới rẻ người, cho nên ý trời nói rằng: 'Người này phân biệt những kẻ mà ta yêu ra để mà ghét, còn những kẻ ta muốn làm lợi thì gom cả lại mà làm hại. Những kẻ ghét người thì hắn cho được rộng rãi, những kẻ hại người thì hắn để cho hậu hĩ. Cho nên, trời khiến cho không hết tuổi thọ, không được trọn đời"

"Ta nghe làm kẻ sĩ ở thiên hạ ắt vì thân bạn như thân mình, vì đấng thân bạn như đấng thân mình, như thế mới là cao sĩ. Và rồi kẻ đó thấy bạn đói thì cho ăn, rét thì cho mặc, ốm đau thì chăm sóc, chết thì chôn cất..."

"Người nhân làm việc ắt vụ lấy điều lợi trừ điều hại cho thiên hạ. Những điều hại cho thiên hạ thời nay, điều nào lớn hơn cả? Như nước lớn đánh nước nhỏ, nhà lớn cướp nhà nhỏ, mạnh lấn yếu, đông hiếp ít, láu lừa ngu, sang khinh hèn, đó là những điều hại lớn cho thiên hạ... Hãy tìm nguồn gốc của những điều hại ấy bởi đâu mà ra? Có phải bởi ghét người, làm hại người là "khiêm" hay "biệt"? Ắt phải nói là "biệt". Thế thì những kẻ gieo "biệt" quả là hại lớn cho thiên hạ chăng? Cho nên "biệt" là trái vậy"

"Kẻ cho người sai ắt phải có gì thay vào..., cho nên ta nói "kiêm" để thay "biệt". Nhưng "kiêm" có thể thay "biệt" là cớ nào? Đáp, nếu coi nước người như nước mình thì lấy ai đem nước mình đánh nước người? Vì người cũng như mình. Nếu coi đô người như đô mình thì lấy ai đem đô mình đi đánh đô người? Vì người cũng như mình. Nếu coi nhà người cũng như nhà mình thì lấy ai đem nhà mình đi loạn nhà người? Vì người cũng như mình. Nay các nước, các đô không đánh chiếm nhau, các nhà, các người không gây loạn nhau, thì ấy là lợi cho thiên hạ. Hãy tìm nguồn gốc điều lợi ấy do đâu mà ra? Do hại người, giết người mà ra chăng? Ắt phải nói rằng không phải. Phải nói do yêu người, làm lợi người mà ra. Phân danh trong thiên hạ thì kẻ yêu thương người, làm lợi người là "biệt" hay "kiêm"? Ắt phải nói là "kiêm". Thế thì những kẻ gieo "kiêm" quả là sinh lợi lớn cho thiên hạ chăng? Cho nên ta nói "kiêm" là phải"

"Nếu thiên hạ cùng yêu nhau, ai ai cũng yêu người như yêu bản thân mình thì còn kẻ bất hiếu nữa chăng? Coi cha mẹ và vua như thân mình thì còn kẻ bất hiếu, bất trung nữa chăng? Coi anh em và bề tôi cũng như thân mình, ghét làm những điều bất từ, bất hiếu thì sự bất từ, bất hiếu sẽ không còn nữa. Còn có trộm giặc nữa chăng? Đã coi nhà người như nhà mình thì ai ăn trộm? Đã coi thân người như thân mình thì còn ai làm giặc? Cho nên trộm, giặc sẽ không còn nữa. Còn đại phu làm loạn nhau, chư hầu đánh nhau nữa chăng? Đã coi nhà người như nhà mình thì còn ai làm loạn? Đã coi nước người như nước mình thì còn ai đánh lẫn nhau nữa? Cho nên cái nạn đại phu làm loạn lẫn nhau, chư hầu đánh lẫn nhau sẽ không còn nữa. Nếu như thiên hạ đã gồm yêu nhau, nước nọ nước kia không còn đánh lẫn nhau, nhà nọ nhà kia không còn loạn lẫn nhau, trộm giặc không có, vua tôi, cha con đều hiếu từ, như thế thì thiên hạ trị"

"Kiêm ái là cái đạo của thánh nhân, bậc vương công đại phu nhờ nó mà yên, sự ăn mặc cảu muôn dân nhờ đó mà no đủ. Cho nên bậc quân tử không có gì bằng xét kỹ đức "kiêm" mà thi hành nó. Thi hành nó thì vua ắt có lòng huệ, bề tôi ắt có lòng trung, làm cha mẹ ắt có lòng từ, làm con ắt có lòng hiếu, làm anh ắt có lòng thương em, làm em ắt có lòng kính đễ. Đó là cái đạo của thánh nhân và là cái lợi của muôn dân"

"...đem cái tai tinh, mắt sáng trông nghe cho nhau, đem cái tay chân khỏe mạnh làm lụng cho nhau, mà kẻ có đạo thì dạy bảo nhau. Cho nên những người già nua không có vợ con thì có kẻ hầu người nuôi cho trọn tuổi thọ, những kẻ nhỏ yếu mồ côi cha mẹ thì có chỗ nương tựa cho đến khi khôn lớn. Nếu cho "kiêm" là phải thì cái lợi như thế đó"

"Thầy thuốc chữa bệnh người ta phải biết bệnh ở đâu mà ra thì mới chữa được. Những kẻ chữa loạn sao không làm như thế? Thánh nhân làm việc cai trị thiên hạ không thể không xem xét xem loạn ở đâu mà ra. Thử xét xem loạn ở đâu mà ra? Ở chỗ không biết thương yêu nhau mà ra"

"tới những việc đánh thành đánh đồng, tự giết thân mình để giữ danh tiếng mà khi ông vua muốn thì dân cũng làm được, huống chi cái việc yêu thương lẫn nhau và làm lợi cho nhau. Yêu người thì người yêu mình, làm lợi cho người thì người làm lợi cho mình, cái đó có khó gì đâu. Chỉ vì người trên không đem "kiêm ái" ra làm chính trị, kẻ sĩ không coi đó là nết của mình, thế thôi"

"Nghị binh căn bản phải là làm cho mọi người xem nước người như nước mình, xem nhà người như nhà mình, xem thân người như thân mình"

"Nước lớn mà đi đánh nước nhỏ thì ta cùng nhau lại cứu. Nước nhỏ mà thành quách không vững thì ta khiến người sửa sang lại, vải hết ta giúp cho, tiền của không đủ ta cấp cho"

(St)

https://www.facebook.com/TrietHoc/photos/a.654459561240059.1073741836.387088117977206/972252186127460/?type=1&permPage=1

THƯỢNG ĐỒNG*

(Mặc Tử)

* Tư tưởng này cũng tương tự với quan điểm "nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước" và tích cực trong việc "hội nhập quốc tế". (ad)

Thượng đồng là "đồng ý với bề trên, không theo kẻ dưới"

"Lý trưởng thuận theo chính lệnh của Thiên tử mà thống nhất lẽ phải của xóm mình, đem muôn dân xóm mình tán đồng ngược lên với hương trưởng, cái gì hương trưởng cho là phải ắt cũng cho là phải, cái gì hương trưởng cho là trái ắt cũng cho là trái. Hương trưởng là người hiền trong làng, người cả làng đều bắt chước hương trưởng thì làng còn vì lẽ gì mà không trị? Hương trưởng trị làng, làng đã trị rồi lại đem muôn dân làng mình tán đồng lên với quốc quân, cái gì quốc quân cho là phải ắt cũng cho là phải, cái gì quốc quân cho là trái ắt cũng phải cho là trái. Quốc quân đã là người hiền trong một nước, người cả nước đều bắt chước quốc quân thì nước còn vì lẽ gì mà không trị? Quốc quân trị nước đã trị rồi lại đem muôn dân nước mình tán đồng lên với Thiên tử, cái gì Thiên tử cho là phải ắt cũng phải cho là phải, cái gì Thiên tử cho là trái ắt cũng phải cho là trái. Thiên tử là người hiền trong thiên hạ, cả muôn dân bắt chước Thiên tử, thì thiên hạ còn vì lẽ gì mà không trị"

"Người trên có lỗi thì can ngăn, người dưới có điều gì hay thì dò hỏi mà dâng lên. Kẻ nào tán đồng với bề trên mà không vào hùa với kẻ dưới thì người trên sẽ thưởng và người dưới sẽ khen. Nếu nghe điều thiện hay điều bất thiện mà không báo với người trên; cái mà người trên cho là phải lại không chịu nhận là phải, cái người trên cho là trái mà không chịu nhận là trái; người trên có lỗi không can ngăn, người dưới có điều hay mà không dò hỏi để dâng lên; vào hùa với kẻ dưới mà không tán đồng với bề trên, người trên sẽ phạt mà trăm họ sẽ chê. Người trên phải theo đó làm căn cứ cho sự thưởng phạt"

"Tán đồng ngược lên Thiên tử mà chưa tán đồng ngược lên với trời thì vạ trời chưa thôi... Cho nên, thánh vương đời xưa biết cái trời, quỷ vẫn muốn, mà tránh cái trời, quỷ vẫn ghét để tìm đường dấy lợi cho thiên hạ, trừ hại cho thiên hạ..."

(St)


https://www.facebook.com/TrietHoc/photos/a.654459561240059.1073741836.387088117977206/972280899457922/?type=1&permPage=1

THƯỢNG HIỀN

(Mặc Tử)

"Quan không quý đời đời, mà dân không tiện mãi mãi. Ai có tài năng thì đề cử họ. Ai không có tài năng thì hạ họ xuống"

"Ngày nay các đấng vương công, đại phu có một con dê, con trâu không thể giết được ắt đi tìm người đồ tể giỏi; có một con ngựa bệnh không thể chữa được ắt đi tìm người thầy thuốc giỏi; có một cây cung hỏng không thể giương được ắt đi tìm người thợ cung giỏi. Các đấng vương công, đại phu trong lúc đó dẫu có những người cốt nhục, giàu sang, mặt mũi xinh đẹp, nhưng thật biết họ không làm được các việc trên ắt là không khiến. Đó là cớ gì? Vì sợ họ làm hư hỏng của các đấng vương công, đại phu. Các đấng vương công đại phu với những công việc ấy vẫn không sai cái ý "chuộng người hiền tài". Đến cái việc nhà nước thì lại không thể. Những kẻ cốt nhục, phú quý, mặt mũi xinh đẹp thì cất nhắc lên. Vậy thì các đấng vương công, đại phu với nhà nước, họ coi không bằng cái cung hỏng, con ngựa bệnh, cái quần, cáo áo, con dê, con trâu chăng?"
... "những kẻ cốt nhục, phú quý, mặt mũi dễ coi đâu có phải là kẻ thông minh, tài đức cả đâu! Các đấng vương công, đại phu vì yêu cái vẻ của họ mà lấy làm cái yêu của mình. Thế cho nên kẻ không trị nổi trăm người thì khiến ở chức quan cai trị cả ngàn người, kẻ không trị nổi ngàn người thì khiến ở chức quan cai quản cả muôn người..."

"Thánh vương đời xưa rất tôn chuộng người hiền mà sai dùng người tài, không kéo bè cánh với cha anh, không thiên vị kẻ giàu sang, không say mê kẻ nhan sắc. Ai hiền thì nâng nhắc lên cho giàu sang và dùng làm quan trưởng, kẻ nào bất tài thất đức thì nên bỏ đi, phải chịu nghèo hèn và dùng làm phu dịch. Vì vậy, dân đều nô nức sự thưởng mà sợ hãi sự phạt, rủ nhau làm người hiền... Rồi sau thánh nhân nghe lời của họ, dò xét nết của họ, xét cái tài của họ mà cẩn thận cho họ quan tước. Kẻ nào đáng làm quan trưởng thì cho làm quan trưởng, kẻ nào đáng trị một ấp thì cho trị một ấp"

(St)

https://www.facebook.com/TrietHoc/photos/a.654459561240059.1073741836.387088117977206/972840642735281/?type=1&permPage=1

------------------------------------------------------------------------------------
PHÁP GIA

- Là một trường phái triết học lớn của Trung Hoa cổ đại, chủ trương dùng những luật lệ, hình pháp của nhà nước là tiêu chuẩn để điều chỉnh hành vi đạo đức của con người và củng cố chế độ chuyên chế thời Chiến quốc.

- Đại diện của phái Pháp gia là Hàn Phi Tử (280 - 233 tcn). Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử dựa trên những luận cứ triết học cơ bản sau: 

+ Ông giải thích sự phát sinh, phát triển của vạn vật theo tính quy luật khách quan mà ông gọi là Đạo. Đạo là quy luật phổ biến của giới tự nhiên vĩnh viễn tồn tại và không thay đổi. Còn mỗi sự vật đều có "Lý" của nó. "Lý" là sự biểu hiện khác nhau của Đạo trong mỗi sự vật cụ thể và là cái luôn luôn biến hóa và phát triển. Từ đó, ông yêu cầu mọi hành động của con người không chỉ dựa trên quy luật khách quan, mà còn phải thay đổi theo sự biến hóa của "Lý", chống thái độ cố chấp và bảo thủ.

+ Ông thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội, khẳng định rằng không thể có chế độ xã hội nào là không thay đổi. Do đó không thể có khuôn mẫu chung cho mọi xã hội. Ông đã phân chia sự tiến triển của xã hội làm 3 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn đó xã hội có những đặc điểm và tập quán riêng ứng với trình độ nhất định của sản xuất và văn minh. Đó là: Thời Thượng cổ (con người biết lấy cây làm nhà và phát minh ra lửa để nấu chín thức ăn); Thời Trung cổ (con người đã biết trị thủy, khắc phục thiên tai); Thời Cận cổ (bắt đầu xuất hiện giai cấp và xảy ra các cuộc chinh phạt lẫn nhau). Động lực căn bản của sự thay đổi xã hội được ông quy về sự thay đổi của dân số và của cải xã hội.

- Ông theo quan niệm của Tuân Tử coi tính người là ác, đưa ra học thuyết luân lý cá nhân vị lợi, luôn có xu hướng lợi mình hại người, tránh hại cầu lợi...Kẻ thống trị phải nương theo tâm lý vị lợi của con người để đặt ra pháp luật, trọng thưởng, nghiêm phạt để duy trì trật tự xã hội. Trên cơ sở những luận điểm triết học cơ bản ấy, Hàn Phi Tử đã đề ra học thuyết PHÁP TRỊ, nhấn mạnh sự cần thiết phải cai trị xã hội bằng luật pháp. Ông cũng phản đối thuyết nhân trị, đức trị của Nho giáo, phép "vô vi trị" của Đạo gia.

- Phép trị quốc của Hàn Phi Tử bao gồm 3 yếu tố tổng hợp là:
+ PHÁP,
+ THẾ
+ THUẬT

- Trong đó Pháp là nội dung của chính sách cai trị, Thế và Thuật là phương tiện để thực hiện chính sách đó:
+ "Pháp", theo nghĩa hẹp, là quy định, luật lệ có tính chất khuôn mẫu mà mọi người trong xã hội phải tuân thủ; theo nghĩa rộng, pháp được coi là một thể chế, chế độ chính trị và xã hội. Vì vậy, pháp được coi là tiêu chuẩn, căn cứ khách quan để định rõ danh phận, giúp cho mọi người thấy rõ được bổn phận, trách nhiệm của mình.
+ "Thế" là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu chính thể.
+ "Thuật" cũng là chính danh, là phương sách trong thuật lãnh đạo của nhà vua nhằm lấy danh mà tránh thực.

''Pháp luật không hùa theo người sang....'' _ Hàn Phi (280 -233 TCN)
(St)

https://www.facebook.com/TrietHoc/photos/a.654459561240059.1073741836.387088117977206/970687516283927/?type=1&permPage=1
---------------------------------------------------------------------------------
ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI

1) Địa lý & dân cư:
- Bán đảo Nam Á; với hai dãy núi lớn là Himalaya và Vindya; hai con sông lớn là sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange). Thời cổ trung đại, phạm vi địa lý của Ấn Độ bao gồm cả các nước Pakixtan, Bangladet, Nepan
- Dân cư: người Dravida (cư trú ở miền nam) và người Arya (cư trú ở miền bắc). Ngoài ra còn người Hy Lạp, Hung nô, A rập…
- Nói một cách khái quát, Ấn Độ là một đất nước có điều kiện tự nhiên, điều kiện địa lý hết sức đa dạng nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt.

2) Văn hóa, xã hội ở Ấn Độ cổ trung đại:
- Có 4 đẳng cấp:
+ Brahman (tăng lữ- tu sĩ Bà la môn);
+ Ksatorya (chiến sĩ - vương công, võ sĩ);
+ Vaisya (bình dân thương nhân, điền chủ, dân tự do)
+ Sudra (người cùng khổ, vốn là con cháu của các bộ lạc bại trận).
+ Ngoài bốn đẳng cấp trên, còn có những người ở ngoài các đẳng cấp, đó là tầng lớp dân cùng đinh, hạ đẳng, ti tiện – Paria.
- Chế độ phân biệt đẳng cấp không chỉ góp phần quy định cơ cấu, trật tự xã hội Ấn Độ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nội dung và tính chất của các quan điểm triết lý tôn giáo Ấn Độ cổ trung đại.

- Về văn hóa sớm nhất của dân tộc Ấn Độ là nền văn minh sông Ấn với hai di tích nổi tiếng (Mohenjo Daro và Harappa)

- Tôn giáo Ấn Độ bắt nguồn từ những tín ngưỡng thời kỳ nguyên thủy: Totemisme, sùng bái vật linh Animisme. Thời kỳ đầu là đạo Rig – Veda dựa trên triết lý Veda, thờ cúng thiên nhiên đa thần. Tiếp theo nó chuyển thành thứ tôn giáo thờ một thần – thần sáng tạo tối cao Brahma, gọi là đạo Bàlamôn, dựa trên cơ sở triết lý của kinh Upanishad và nền tảng xã hội là chế độ đẳng cấp. Cuối cùng được cố định bằng hình thức là đạo Hindu, lấy học thuyết Vedanta làm cơ sở triết lý cho mình và tôn thờ “tam vị nhất thể” (thần sáng tạo Brahma, thần hủy diệt Shiva, thần bảo tồn Vishnu).

- Có hai bộ sử thi rất đồ sộ (Mahahharata và Ramayana). Cho đến nay, các nhà văn nghệ sĩ Ấn Độ thuộc các ngành vẫn tìm được ở trong hai tác phẩm ấy nhiều đề tài và cảm hứng sáng tác. Ngoài ra, những tác phẩm của Calidaxa, đặc biệt là tác phẩm tiêu biểu nhất là vở kịch Socuntla là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ suốt 15 thế kỷ nay, trở thành nguồn cảm hứng, nguồn đề tài của nhiều ngành nghệ thuật, cũng là tác phẩm có tiếng vang lớn trên thế giới

- Từ khi bước vào xã hội có nhà nước cho đến khi bị thực dân Anh chinh phục, lịch sử Ấn Độ cổ trung đại được chia làm 4 thời kỳ:
+ Thời kỳ văn minh sông Ấn;
+ Thời kỳ Veda – Sử thi; Trong thời kỳ Veda – Sử thi được chia thành các giai đoạn khác nhau (thời đại Rig – Veda; thời đại Yajur – Veda; thời đại Upanishad)
+ Thời kỳ cổ điển (Phật giáo – Bà la môn);
+ Thời kỳ sau cổ điển và thời kỳ cận đại – hiện đại.

- Upanishad là một trong những kinh quan trọng nhất của thánh kinh Veda, đánh dấu bước chuyển từ thế giới quan thần thoại tôn giáo sang tư duy triết học. Là một tác phẩm triết lý và tâm lý cổ xưa, đặc sắc của nhân loại.

3) Triết học Ấn Độ cổ, trung đại

- Được chia thành hai thời kỳ:
+ Thời kỳ Véđa ( khoảng cuối thiên niên kỷ II đến thế kỷ VII tcn)
+ Thời kỳ cổ điển, hay thời kỳ Phật giáo, Bàlamôn giáo ( từ thế kỷ VI - I tcn).

I. THỜI KỲ VEDA
Gắn liền với bộ kinh Veda. Có thể chia làm hai giai đoạn lớn gắn với những tập kinh Veda:
- Giai đoạn từ khoảng 2000 năm tcn - VIII tcn:
+ Rig - Véđa: Rig;
+ Yajur – Véđa;
+ Atharva – Véđa.
- Giai đoạn từ thế kỷ VIII - V tcn:
+ Brahmana;
+ Aranyaka;
+ Upanishad

II. THỜI KỲ CỔ ĐIỂN (HAY THỜI KỲ PHẬT GIÁO – BÀ LA MÔN GIÁO)
Tất cả các trường phái triết học thời kỳ này được chia thành hai phái chính:
+ Phái triết học chính thống (Astika): thừa nhận uy thế tối cao của kinh Véđa, đạo Bàlamôn, bao gồm 6 trường phái chính là:
1)Samkhya;
2) Nyaya;
3) Vaisêsika;
4) Mimamsa;
5) Yoga
6) Védanta.
+ Phái triết học không chính thống (Nastika): bác bỏ uy thế tối cao của kinh Véđa, đạo Bàlamôn gồm 3 trường phái chính là:
1) Các trường phái triết học vô thần, tiêu biểu Lokayata hay chủ nghĩa duy vật khoái lạc Charvaka;
2) Phật giáo
3) Đạo Jaina.

(St)
* Nguồn tham khảo: Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại, Pgs.Ts Doãn Chính, nxb CTQG, Hà Nội, 2004

https://www.facebook.com/TrietHoc/photos/a.654459561240059.1073741836.387088117977206/654459697906712/?type=1&permPage=1
----------------------------------------------------------------------------------------

TỨ DIỆU ĐẾ

Nói một cách khái quát, triết học Phật giáo cho rằng: đời là BỂ KHỔ và cần đi tới GIẢI THOÁT. Nội dung thể hiện thông qua thuyết “TỨ DIỆU ĐẾ” (hay còn gọi là “Tứ thánh đế” – bốn chân lý thánh), gồm:

1) KHỔ ĐẾ: Phật giáo coi " đời là bể khổ". Có trăm ngàn nỗi khổ, nhưng có 8 nỗi khổ trầm luân, bất tận mà bất cứ ai cũng phải gánh chịu là: 
Sinh,
Lão,
Bệnh,
Tử,
Thụ biệt ly (Yêu thương mà phải chia lìa),
Oán tăng hội ( Oán ghét nhau mà phải sống với nhau),
Sở cầu bất đắc ( Cầu mong mà không được),
Ngũ thụ uẩn (năm yếu tố vô thường nung nấu làm nên sự đau khổ).

2) NHÂN ĐẾ (hay Tập đế): Giải thích những nguyên nhân gây nên đau khổ cho chúng sinh. Đó là 12 nguyên nhân (THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN).

3) DIỆT ĐẾ: Là lần theo Thập nhị nhân duyên, tìm ra cội nguồn của nỗi khổ, tiêu diệt nó và đưa chúng sinh thoát khỏi nghiệp chướng, luân hồi, đạt tới cảnh trí Niết bàn.

4) ĐẠO ĐẾ: Chỉ ra con đường diệt khổ đạt tới giải thoát. Đó là con đường "tu đạo", hoàn thiện đạo đức cá nhân gồm 8 nguyên tắc (BÁT CHÍNH ĐẠO).

***

"Tôi thấy phải rất khó khăn mới đọc hết được nhiều phần của những kinh sách ấy... Rồi bỗng nhiên xuất hiện một câu làm tôi giật mình và cảm thấy sự hiện diện của một cái gì thật sự vĩ đại, vài lời của Đức Phật bỗng sáng lên với ý nghĩa sâu sắc và dường như đối với tôi, có thể áp dụng cho ngày nay đúng như khi chúng mới được nói ra cách đây hai ngàn năm hoặc hơn thế! Có một sự thực rõ ràng về những tư tưởng đó, một sự thực vĩnh cửu mà thời gian và không gian không thể động đến được" __ Jawaharlal Nehru
(St)
https://www.facebook.com/TrietHoc/photos/a.654459561240059.1073741836.387088117977206/654489871237028/?type=1&permPage=1
------------------------------------------------------

"Pháp luật trừng trị những hành động phạm pháp căn cứ vào hậu quả của nó, nhưng không thể trừng trị sự vi phạm còn nằm trong ý đồ của thành viên nào đó trong xã hội. Đạo đức thì khác hẳn. Ý thức đạo đức của mỗi người sẽ tự "trừng trị" mình ngay từ khi người đó nghĩ đến hành động gây hậu quả. Chính vì vậy, khi vai trò của đạo đức được đề cao đến một mức độ nhất định và khi sự trừng giới bên trong của mỗi người được củng cố vững mạnh đến một mức độ nhất định thì sự thi hành sự trừng giới bên ngoài - sự thi hành pháp luật sẽ trở thành thừa. Điều này có thực hiện được hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức đạo đức của mỗi thành viên trong xã hội, vào việc tiếp nhận sự giáo dục và tự giáo dục của mỗi thành viên đó"

(St)

------------------------------------------------------------

THUYẾT ÂM - DƯƠNG, NGŨ HÀNH 

1) Triết học Âm – Dương

- Triết học Âm - Dương có thiên hướng suy tư về nguyên lý vận hành đầu tiên và phổ biến của vạn vật; đó là sự tương tác của hai thế lực đối lập nhau là Âm và Dương. 
+ "Âm" là một phạm trù rất rộng, phản ánh khái quát những thuộc tính phổ biến của vạn vật như: nhu, thuận, tối, ẩm, phía dưới, phía phải, số chẵn (2,4,6...).
+ "Dương" là phạm trù đối lập với "Âm", phản ánh khái quát những tính chất phổ biến của vạn vật như: cương, cường, sáng, khô, phía trên, phía trái, số lẻ (1,3,5...).

- Hai thế lực Âm - Dương không tồn tại biệt lập mà là thống nhất với nhau, chế ước lẫn nhau theo ba nguyên lý căn bản:
+ Âm - Dương thống nhất trong Thái cực (Thái cực được coi là nguyên lý của sự thống nhất của hai mặt đối lập là âm và dương). Nguyên lý này nói lên tính toàn vẹn, chỉnh thể, cân bằng của cái đa và cái duy nhất. Chính nó bao hàm tư tưởng về sự thống nhất giữa cái bất biến và cái biến đổi.
+ Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Nói lên khả năng biến đổi Âm - Dương đã bao hàm trong mỗi mặt đối lập của Thái cực.
+ Sự khái quát đồ hình Thái cực Âm - Dương còn bao hàm nguyên lý: Dương tiến đến đâu thì Âm lùi đến đó và ngược lại; đồng thời "Âm thịnh thì Dương khởi", "Dương cực thì Âm sinh".

- Để giải thích sự biến dịch từ cái duy nhất thành cái nhiều, đa dạng, phong phú của vạn vật, phái Âm - Dương đã đưa ra lôgíc tất định:
+ Thái cực sinh Lưỡng nghi (Âm - Dương);
+ Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (Thái Dương - Thiếu Âm - Thiếu Dương - Thái Âm)
+ Tứ tượng sinh Bát quái ( Càn - Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly - Khôn - Đoài);
+ Bát quái sinh vạn vật (vô cùng vô tận).

- Tư tưởng triết học về Âm - Dương đạt tới mức là một hệ thống hoàn chỉnh trong tác phẩm Kinh Dịch, trong đó gồm 64 quẻ kép. Mỗi quẻ kép là một động thái, một thời của vạn vật và nhân sinh, xã hội như: Kiền, Khôn, Bĩ, Thái, Truân...; Sự chú giải Kinh Dịch là của nhiều bậc trí thức ở nhiều thời đại khác nhau với những xu hướng khác nhau. Điều đó tạo ra một "tập đại thành" của sự chú giải, bao hàm những tư tưởng triết học hết sức phong phú và sâu sắc.

2) Tư tưởng triết học về Ngũ hành:

- Có xu hướng đi vào phân tích cấu trúc của vạn vật và quy nó về những yếu tố khởi nguyên với những tính chất khác nhau, đó là năm yếu tố: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
+ Kim: tượng trưng cho tính chất trắng, khô, cay, phía Tây, v.v.;
+ Mộc: tượng trưng cho tính chất xanh, chua, phía Đông, .v.v.;
+ Thủy: tượng trưng cho tính chất đen, mặn, phía Bắc, v.v.;
+ Hỏa: tượng trưng cho tính chất đỏ, đắng, phía Nam,.v.v.;
+ Thổ: tượng trưng cho tính chất vàng, ngọt, ở giữa,.v.v.
- Năm yếu tố này không tồn tại biệt lập tuyệt đối mà trong một hệ thống ảnh hưởng sinh - khắc với nhau theo hai nguyên tắc:
+ Tương sinh (sinh hóa cho nhau): Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ.v.v.
+ Tương khắc (chế ước lẫn nhau): Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim; Kim khắc Mộc và Mộc khắc Thổ.v.v.

- Sự hợp nhất giữa tư tưởng triết học Âm - Dương và Ngũ hành đã làm cho mỗi thuyết có sự bổ túc, hoàn thiện hơn, thể hiện điển hình ở chỗ: các quẻ đơn (Càn - Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly - Khôn - Đoài) đều được quy về Ngũ hành để biện giải và ngược lại, Ngũ hành cũng mang tính cách Âm - Dương. Chẳng hạn: Kiền - Đoài thuộc hành Kim; chấn - Tốn thuộc hành Mộc v.v. và Kim cũng có Kim Âm và Kim Dương; Mộc cũng có Mộc Âm và Mộc Dương.

(St)

https://www.facebook.com/TrietHoc/photos/a.654459561240059.1073741836.387088117977206/970681196284559/?type=1&permPage=1
--------------------------------------------------------------------


THUẬN THEO TỰ NHIÊN CỦA VẬT

(Trang Tử)

"Chớ lấy người hại trời, chớ lấy ý giết mệnh, chớ lấy đức chết theo danh" (Nam Hoa kinh)

"Xưa kia có con chim biển đến đậu xuống kinh đô nước Lỗ, vua nước Lỗ ngự ra đón tiếp mời rượu ở miếu đình, tấu nhạc cửu thiều làm cho nó vui, giết bò để nuôi nó. Chim ngơ ngác, lo buồn không dám ăn một miếng thịt, không dám uống một chén rượu, ba ngày sau thì chết. Như thế là lấy cái mình để nuôi chim chứ không phải lấy cái nuôi chim để nuôi chim.
...
Cá ở dưới nước thì sống, người ở trong nước thì chết. Chúng tất có khác nhau. Cho nên thánh nhân đời trước không đồng nhất khả năng của chúng, không đồng nhất công việc của chúng" (Nam Hoa kinh)

"Chân vịt tuy ngắn, nhưng nối thêm thì vịt lo. Chân hạc tuy dài, nhưng chặt đi thì hạc buồn. Cho nên tính dài không phải để chặt, tính ngắn không phải để nối thêm" (Nam Hoa kinh)

"Người ta ở dưới bùn thì đau ốm. Con cá trạch có vậy không? Người ta ở trên cao thì run sợ, con khỉ có vậy không? Đâu là chính xứ? Người ăn thịt, hươu nai ăn cỏ, diều quạ ăn chuột...Đâu là chính vị?... Mao Tường, Lệ Cơ là chỗ mà người ta cho là đẹp, còn cá thấy thì lặn, chim thấy thì bay cao, nai thấy thì chạy dài. Đâu là chính sắc? (Nam Hoa kinh)

"Thiên Căn hỏi: - Xin làm sao trị thiên hạ? Vô danh nhân đáp: Giữ tâm ngươi cho điềm đạm, khí cho điềm tĩnh, thuận theo tự nhiên của vật mà không theo ý riêng của mình thì thiên hạ trị vậy" (Nam Hoa kinh)

"Thiên hạ không loạn tính, không rời cái đức thì thiên hạ trị vậy" (Nam Hoa kinh)

"Cái đạo trị thiên hạ không khác nào việc chăn ngựa, chỉ trừ khử những cái có hại cho ngựa mà thôi" (Nam Hoa kinh)


"Nay cả thiên hạ đều mê, dầu có muốn chỉ đường cũng không thể được, chẳng xót xa lắm sao. Tiếng hát hay không sao lọt được vào tai bọn dân quê, hát líu lo bậy bạ vậy mà chúng náo nức cười. Thế nên lời nói cao không thể vào được nơi lòng của chúng nhân"
(Nam Hoa kinh)

Cơ sở của tự do, bình đẳng ở Trang Tử là mọi vật đều được tự do sống theo chính bản tính tự nhiên của mình, cái vốn từ đạo tự nhiên sinh ra..."cây đại xuân sống một xuân là tám nghìn năm, một thu là tám nghìn năm... cũng chẳng khác gì chiếc nấm mai sống không quá một ngày"
(Nam Hoa kinh)




-------------------------------------------------------------------------------
DANH GIA & CƠ SỞ NGỤY BIỆN CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC

Danh gia là trường phái chủ yếu nghiên cứu mối quan hệ giữa "danh" (khái niệm, tên gọi) và "thực" (những sự vật, hiện tượng trong hiện thực được phản ánh). Nhưng do nhấn mạnh một mặt, tách mặt này khỏi mặt kia nên triết học của trường phái này mang tính ngụy biện. Mục đích của họ là để bắt bẻ thiên hạ, họ triết lý không phải chỉ để triết lý.

Các triết gia của trường phái Danh gia mưu toan dùng "ngón chơi chữ" làm trở ngại việc nhận thức đúng đắn về sự thật, chân lý khách quan. Tuy nhiên, giá trị chủ thuyết của họ cũng góp phần giúp ta thấy được vạn vật, trời đất tuy khác nhau nhưng về thực chất là đồng một thể.

Không có bất kỳ một quan điểm tư tưởng nào, dù trừu tượng đến đâu lại không bắt nguồn từ nhu cầu của đời sống hiện thực. Cơ sở xã hội của chủ thuyết này, theo ad, chỉ nhằm lý sự cho những kẻ mạnh, kẻ có quyền thế đạt được mục đích của mình trong cuộc tranh chấp với những kẻ yếu thế hơn.

Mục đích của họ có thể là tốt, chẳng hạn trong việc thuyết phục, truyền bá những chủ trương, đường lối tích cực cho thiên hạ một cách thuận tiện của nhà cầm quyền; song phần nhiều là mục đích xấu của kẻ có quyền thế trong việc ức hiếp, bóc lột kẻ yếu thế về mặt lý lẽ. Suy cho cùng, mục đích chung của họ là nhằm thực hiện ý đồ của riêng bản thân, dù tốt hay xấu.

Nhằm mục đích tích cực thường được áp dụng bởi các triết gia. Chẳng hạn, thông qua việc nêu lên vấn đề vạn vật đồng một thể thì Huệ Thi chủ trương "rộng yêu muôn vật". Huệ Thi vốn luôn muốn dùng tài biện luận của mình để thuyết phục vua các nước liên kết với nhau để chấm dứt việc binh đao. Hay như quan điểm "chính danh" mà Công Tôn Long chủ trương để sửa đổi sự rối danh loạn thực trong thiên hạ...

Nhằm mục đích tiêu cực, thường là các nhà cầm quyền, những người có thế lực trong xã hội thực hiện trong việc bịt miệng những người yếu lý nhằm cho việc dễ dàng bóc lột, cưỡng đoạt của mình.

Vậy cho nên, các triết gia ngụy biện (cả ở phương Tây), họ thường là những người có địa vị, thế lực trong xã hội, dù cho mục đích của họ nhằm hướng tới cái tốt cho thiên hạ. Ta có thể khái quát qua thân thế của ba triết gia tiêu biểu của phái Danh gia là Đặng Tích, Huệ Thi và Công Tôn Long.
+ Đặng Thích (? - 501tcn), là một cố vấn pháp luật nổi danh ở nước Trịnh.
+ Huệ Thi (370 - 319tcn), từng làm tướng quốc cho Ngụy, bạn thân của Trang Tử.
+ Công Tôn Long (320 - 250tcn). Ông có quan hệ rất thân thiết với công tử nước Triệu là Bình Nguyên Quân Triệu Thắng và là khách quý của vua Triệu.

* ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC HỌC GIẢ KHÁC VỀ PHÁI DANH GIA:

Họ "tỏ được cái không đúng là đúng, cái không được là được, làm khôn cái biết của trăm nhà, làm cùng cái biện của mọi miệng" (Nam Hoa kinh)

Họ hay đưa ra những điều nghịch thường, "bới móc, ràng buộc khiến người ta không cãi lý họ được" (Sử ký)

Họ "thích học thuyết lạ, lời cao, xét rõ mà không thi hành gấp, biện luận mà không thực dụng, nhiều việc mà ít công, không thể dùng để trị cương kỷ" (Tuân Tử)

Đặng Tích "lấy trái làm phải, lấy phải làm trái, phải trái không chừng, đến nỗi việc được hay không được mỗi ngày mỗi đổi"...Một câu chuyện kể rằng: "Khi nước sông Vi quá lớn, có người nhà giàu chết trôi. Có kẻ vớt được xác, nhà giàu đến xin chuộc thì đòi quá nhiều tiền. Nhà giàu bèn đến cáo Đặng Tích, Đặng Tích nói: cứ để yên, chẳng bán cho ai được đâu! Người bên nhà giàu nghe theo, khiến cho kẻ vớt được xác lấy làm lo, vội đến cáo với Đặng Tích. Đặng Tích lại nói: cứ để yên, người kia chẳng kiếm ai mà mua được đâu" (Lã Thị Xuân Thu)

Trang Tử nói về Công Tôn Long, đó là người "hợp điều giống - điều khác, tách sự cứng - sắc trắng, tỏ được cái không đúng là đúng, cái không được là được, làm khôn cái biết của trăm nhà". Chuyện kể rằng, một lần Công Tôn Long muốn đi qua bên kia biên giới, người lính gác biên giới nói: 'Lối này cấm ngựa qua'. Công Tôn Long đáp: 'Ngựa ta trắng, ngựa trắng không phải là ngựa", rồi ung dung dắt ngựa qua. (Nếu không phải là người có thế lực hơn anh lính gác thì trên thực tế Công Tôn Long có thể đi qua bằng sự thuyết phục đó được hay không?! __ ad)

* CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP NGỤY BIỆN

Các triết gia của phái Danh gia chú trọng xem xét sự phân biệt và mối tương quan giữa: danh và thực, khái niệm và cái được phản ánh, cái chung và cái riêng, cái toàn bộ và cái bộ phận...

Vốn là một cố vấn pháp luật, Đặng Tích thường căn cứ vào nghĩa từng chữ của đạo luật, tùy trường hợp mà đưa ra những lời giải thích khác nhau. Ông chủ trương "vô hậu luận", ông cho rằng không thể phân biệt những cái mà người ta thường tưởng là trái ngược nhau như thị phi, trắng đen, dài ngắn...

Huệ Thi thì thường chỉ chú ý đến tính tương đối, sự luôn luôn biến đổi của sự vật, hiện tượng trong hiện thực, phóng đại một cách phiến diện và siêu hình mặt tương đối của sự vật, do đó phủ nhận sự khác nhau về chất giữa các sự vật, phủ định tính cố định của bản thân sự vật.

Nếu Huệ Thi nhấn mạnh tính chất tương đối của sự vật trong hiện thực thì Công Tôn Long lại coi những "danh" (tên gọi hay khái niệm vốn là kết quả của sự phản ánh khái quát những đặc tính chung nhất của các sự vật, hiện tượng cụ thể đang tồn tại) là cái tuyệt đối vĩnh viễn, nhấn mạnh tính chất tuyệt đối và sự tồn tại độc lập của những khái niệm, không phụ thuộc vào các sự vật, hiện tượng mà nó phản ánh, tác biệt một cách siêu hình, từ đó ông đi tới phủ nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Công Tôn Long đi tới chỗ tách rời "cái chung" và "cái riêng', "cái toàn bộ" và "cái bộ phận" một cách siêu hình, từ đó đi tới những mệnh đề như: "cẩu không phải là khuyển", "giết ăn trộm không phải là giết người", "ngựa trắng không phải là ngựa"...

(Ad st & th)
---------------------------------------------------------------------------------
VỊ NGÃ

(Dương Chu)

"...người xưa mất một sợi lông mà làm lợi cho thiên hạ cũng không cho, mà có ai đem cả thiên hạ phụng dưỡng thân mình cũng không nhận"..."Nếu mọi người đều không chịu mất một cái lông của mình, mọi người đều không muốn làm lợi cho thiên hạ thì thiên hạ sẽ trị" (Liệt Tử)

* Đánh giá:

"Vị ngã" nghĩa chung nhất là vì mình, vì cái ta, khác với "vị tha" là vì cái khác và vì người khác (st)

"Đó là kẻ khinh vật, trọng sinh" (Hàn Phi Tử)

"giữ tròn số mệnh và thiên chân, không để cho vật lụy mình, ấy là chủ trương của Dương Tử" (Hoài Nam Tử)
----------------------------------------------------------------------------------------

"Pháp luật trừng trị những hành động phạm pháp căn cứ vào hậu quả của nó, nhưng không thể trừng trị sự vi phạm còn nằm trong ý đồ của thành viên nào đó trong xã hội. Đạo đức thì khác hẳn. Ý thức đạo đức của mỗi người sẽ tự "trừng trị" mình ngay từ khi người đó nghĩ đến hành động gây hậu quả. Chính vì vậy, khi vai trò của đạo đức được đề cao đến một mức độ nhất định và khi sự trừng giới bên trong của mỗi người được củng cố vững mạnh đến một mức độ nhất định thì sự thi hành sự trừng giới bên ngoài - sự thi hành pháp luật sẽ trở thành thừa. Điều này có thực hiện được hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức đạo đức của mỗi thành viên trong xã hội, vào việc tiếp nhận sự giáo dục và tự giáo dục của mỗi thành viên đó"
(St)

-------------------------------------------------------------------------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét