Vì chỉ cần một ánh mắt để yêu, nhưng để đi đến cái đích của tình yêu ấy, phải biết làm sao giữ cho tay ta đừng buông.
Tôi là một người nhạy cảm nên dễ bị các vấn đề trong cuộc sống làm phiền. Tuy nhiên, vì lý trí bản thân khá mạnh nên thường thì tôi chẳng để mình chìm đắm trong nỗi buồn quá lâu.
Phải nói là tôi đề cao sự cân bằng. Tôi không biết tự khi nào nhưng càng đi nhiều nơi, gặp thêm nhiều người mới, tôi càng nhận thức được rằng việc làm chủ bản thân, không để cảm xúc lấn lướt lý trí là rất quan trọng, đặc biệt là trong chuyện tình cảm. Một số người bạn không đồng tình với quan điểm của tôi. Họ nói, hãy yêu bằng con tim thôi. Tôi thì nghĩ khác. Bạn đã một lần thử qua trò chơi bập bênh ngoài công viên chưa? Trò chơi ấy luôn cần hai người, mỗi người ngồi ở một đầu ghế. Ai nặng ký hơn thường chịu số phận chỉ ngôi ì môt chỗ, không tận hưởng được cảm giác bấp bênh trên không. Tuy nhiên, người có cân nặng nhẹ hơn cũng không sung sướng gì vì chỉ cần người bên kia lơ là, thanh ngang dao động thì cơ hội bất ngờ rơi xuống đất và bị tổn thương vô cùng cao. Trò chơi này chỉ lý tưởng khi cả hai người có số cân nặng tương đương nhau, càng cân bằng càng có nhiều thời gian tận hưởng được sự thú vị mà trò chơi mang lại – cảm giác lơ lửng trên cao. Tôi thấy tình yêu giống như trò bập bênh ấy. Và lý trí cùng tình cảm chính là hai vật được đặt ở hai bên. Nếu một trong hai quá nhiều so với bên còn lại, tình yêu sẽ thiếu đi sự an toàn cần thiết và không thể tồn tại lâu bền. Tình yêu tuy bắt đầu bằng những rung động từ trái tim nhưng chính lý trí mới là thứ giúp nó phát triển lành mạnh.
Nếu như cảm xúc làm bạn thấy rung động trước một khuôn mặt khôi ngô, một vẻ ngoài nam tính, một má lúm đồng tiền, một ánh mắt dịu dàng thì lý trí lại thôi thúc bạn tìm hiểu về nhân cách của họ. Liệu hai người có là những tâm hồn đồng điệu?
Nếu như cảm xúc thúc giục bạn hành động để thể hiện tình cảm với đối phương thì lý trí sẽ giúp bạn biết được, cách thể hiện tình cảm nào mới làm người ấy hạnh phúc.
Nếu như cảm xúc khiến bạn buông lời nặng nhẹ những khi hai người giận hờn, thì lý trí sẽ giữ bạn bình tĩnh để biết đâu là đúng đâu là sai và tha thứ lỗi lầm của nhau.
Nếu như cảm xúc tạo nên sự gắn bó khắng khít cho đôi lứa thì lý trí sẽ thúc đẩy mối liên kết cuộc sống riêng của mỗi người với nhau bằng những nỗ lực xây dựng quan hệ thân tình giữa gia đình, bạn bè…
Nếu cảm xúc đem đến cho tình yêu những ngọt ngào, lãng mạn, đắm say thì lý trí lại mang đến sự chín chắn, trưởng thành và cảm giác an toàn.
Tôi biết, thật không dễ để cân bằng giữa lý trí và cảm xúc khi mà mỗi con người đều được sinh ra với những đặc điểm riêng biệt khác nhau. Khi vướng vào vòng xoay ái tình thì việc dùng cái đầu để đưa ra những quyết định cho con tim lại càng khó khăn hơn. Nhưng nếu bạn đã qua thời rong chơi, đã chán ngán với những cuộc yêu vội vã, nếu bạn bắt đầu thấy khát khao hạnh phúc của một đôi cụ già nắm tay nhau ở ghế đá công viên, bắt đầu thấy quý trọng những bữa cơm gia đình sum vầy, hãy học cách yêu bằng cả con tim lẫn khối óc. Vì chỉ cần một ánh mắt để yêu, nhưng để đi đến cái đích của tình yêu ấy, phải biết làm sao giữ cho tay ta đừng buông.
ELLE.VN
_____
http://www.daotam.info/ booksv/DaTrungTu/ GiuGinQuanBinh/ giuginquanbinh.htm
_____
http://www.goctamhon.com/ 2011/07/ song-bang-tinh-cam-hay-ly-t ri.html
_____
Khoa học & nghệ thuật
Nhà khoa học đi tìm ra tri thức phản ánh hiện thực. Nhà nghệ thuật đi tìm ra biểu tượng nắm bắt hiện thực.
Khoa học và nghệ thuật có vai trò giúp ta lưu chuyển cảm giác hân hoan, vui sướng, khoan khoái của mình đến nơi (lúc) mà trạng thái ta cảm thấy bi quan, mệt mỏi, tuyệt vọng.
Nhận thức của con người bao gồm hai quá trình: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Hành động của con người tuân theo hai cơ chế: cơ chế khoái cảm (hưng phấn-ức chế) và cơ chế lý trí (đúng-sai). Nhận thức của con người cũng là một dạng hành động. Do vậy, quá trình nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính của con người cũng có sự định hướng của cơ chế khoái cảm, thậm chí là cả cơ chế lý trí. Cũng chính vì lẽ đó, nhận thức của con người dù có một cách tự nhiên nhất, không có sự can thiệp của lý trí thì nó cũng đều có ý tưởng và ý đồ của nó. Vì lẽ đó, nhận thức của con người không hoàn toàn khách quan (theo nghĩa đen), tuy nhiên nó "khách quan" (theo nghĩa rộng nhất) - khách quan không tách biệt khỏi chủ quan - hình ảnh thế giới được nhìn qua một lăng kính đặc thù của mỗi chủ thể (vốn là một phần của thế giới khách quan). Nó trở nên chủ quan (theo nghĩa rộng) khi người ta nhận thức và tự "cải tạo" cái lăng kính của mình. Khi đó vấn đề của khoa học trở thành vấn đề của nghệ thuật. Sống không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật.
Giới hạn trong nghiên cứu khoa học chính là một phần nghệ thuật của khoa học.
Khi một người nghệ sĩ chìm đắm vào sáng tác nghệ thuật thì cũng là lúc họ đang sáng tác chính bản thân họ. Khi một nhà khoa học say sưa khám phá thế giới thì cũng là lúc họ đang khám phá chính bản thân họ.
https://www.facebook.com/TTL.SS/photos/a.223880614419822.1073741828.220659558075261/551381435003070/?type=1&permPage=1
http://www.daotam.info/
_____
http://www.goctamhon.com/
_____
Khoa học & nghệ thuật
Nhà khoa học đi tìm ra tri thức phản ánh hiện thực. Nhà nghệ thuật đi tìm ra biểu tượng nắm bắt hiện thực.
Khoa học và nghệ thuật có vai trò giúp ta lưu chuyển cảm giác hân hoan, vui sướng, khoan khoái của mình đến nơi (lúc) mà trạng thái ta cảm thấy bi quan, mệt mỏi, tuyệt vọng.
Nhận thức của con người bao gồm hai quá trình: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Hành động của con người tuân theo hai cơ chế: cơ chế khoái cảm (hưng phấn-ức chế) và cơ chế lý trí (đúng-sai). Nhận thức của con người cũng là một dạng hành động. Do vậy, quá trình nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính của con người cũng có sự định hướng của cơ chế khoái cảm, thậm chí là cả cơ chế lý trí. Cũng chính vì lẽ đó, nhận thức của con người dù có một cách tự nhiên nhất, không có sự can thiệp của lý trí thì nó cũng đều có ý tưởng và ý đồ của nó. Vì lẽ đó, nhận thức của con người không hoàn toàn khách quan (theo nghĩa đen), tuy nhiên nó "khách quan" (theo nghĩa rộng nhất) - khách quan không tách biệt khỏi chủ quan - hình ảnh thế giới được nhìn qua một lăng kính đặc thù của mỗi chủ thể (vốn là một phần của thế giới khách quan). Nó trở nên chủ quan (theo nghĩa rộng) khi người ta nhận thức và tự "cải tạo" cái lăng kính của mình. Khi đó vấn đề của khoa học trở thành vấn đề của nghệ thuật. Sống không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật.
Giới hạn trong nghiên cứu khoa học chính là một phần nghệ thuật của khoa học.
Khi một người nghệ sĩ chìm đắm vào sáng tác nghệ thuật thì cũng là lúc họ đang sáng tác chính bản thân họ. Khi một nhà khoa học say sưa khám phá thế giới thì cũng là lúc họ đang khám phá chính bản thân họ.
https://www.facebook.com/TTL.SS/photos/a.223880614419822.1073741828.220659558075261/551381435003070/?type=1&permPage=1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét