Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Tào Tháo - Người đầu tiên chú giải “Binh pháp Tôn Tử”

Tào Tháo - Người đầu tiên chú giải “Binh pháp Tôn Tử”
Ngoài tài nam chinh bắc chiến thống nhất phương Bắc cùng tài năng văn học, Tào Tháo còn có cống hiến to lớn cho cuốn binh thư nổi tiếng nhất của Trung Quốc – “Binh pháp Tôn Tử”.
Tao Thao - Nguoi dau tien..
Tào Tháo đã viết lời tựa cho “Binh pháp Tôn tử”, sử gọi là “Nguỵ Vũ Đế chú Tôn tử . Tự”, cũng là người đầu tiên viết lời chú cho cuốn sách này, giúp cuốn sách lưu truyền hậu thế. Đó chính là bản chú sớm nhất của “Binh pháp Tôn tử” hiện đại. Tào Tháo thuộc nằm lòng cuốn sách, lại biết ứng dụng hết sức linh hoạt. Trong cuộc đời binh nghiệp hơn ba mươi năm ròng của ông, tay không rời “Tôn tử”, lâm chiến càng không rời nó. Trong hơn một trăm trận đánh lớn nhỏ, cứ mười trận thì ông phải thắng tới chín, đặt cơ sở vững chắc cho thế cục thượng phong thời Tam quốc và cuối cùng thống nhất toàn quốc. Do vậy, sử sách trong lịch sử gọi Tào Tháo là nhà chính trị và nhà quân sự kiệt xuất.
Do bản cổ đại của “Tôn tử” không còn tồn tại đến ngày nay, nên có người cho rằng “Nguỵ Vũ chú Tôn tử” là do Tào Tháo
nguỵ tạo nên. Tuy nhiên, năm 1972, bản sách thẻ tre của cuốn “Tôn tử” tìm thấy trong di chỉ lăng mộ thời Tiền Hán ở Lâm Nghi - tỉnh Sơn Đông đã chứng minh “Nguỵ Vũ chú Tôn tử” là bản thực, nhờ vậy mà rửa sạch được tiếng hiềm Tào Tháo nguỵ tạo binh thư.
Người chú giải “Tôn tử binh pháp” rất nhiều, phải xếp hạng nhất trong những cuốn binh pháp. Sau Tào Tháo, còn có Mạnh thị (Lương), Đỗ Hữu, Trần Hạo, Lý Thuyên, Đỗ Mục thời Đường, Vương Triết, Giả Lâm, Mai Nghiêu Thần, Hà Diên Tích và Trương Dự thời Tống, tổng cộng có 11 nhà chú “Binh pháp Tôn tử”, trở thành trước tác quân sự trứ danh khắp năm châu.
Lời tựa Tào Tháo viết có 197 chữ, muốn nắm được tường tận chỉ cần gói gọn trong 20 chữ trong ấy. Tào Tháo nêu rằng khi dùng “Binh pháp Tôn tử”, người chỉ biết dụng võ thì tất diệt mà kẻ chỉ biết dụng văn cũng vong. Tào Tháo đã thấy được văn trị cần thiết phải kết hợp với đấu tranh vũ trang mới thực hiện được mục đích thống nhất thiên hạ, chỉ nhờ cậy vào vũ lực đơn thuần hay vào văn trị đơn thuần thì bậc quân vương đều khó tránh khỏi bị diệt vong. Trong lời tựa, Tào Tháo chỉ dùng vỏn vẹn có 8 chữ “thẩm kế trọng cử, minh hoạ thâm đồ” làm lời tổng kết cho cao chiêu “vẽ rồng điểm mắt”. Ông cho rằng, nội dung trung tâm của tư tưởng quân sự trong binh pháp Tôn Tử là: nghiên cứu quân sự tường tận lập mưu cho kín kẽ (thẩm kế); thận trọng với từng hành động quân sự (trọng cử); vạch trận đồ rõ ràng (minh hoạ); tính toán sâu xa mọi ý đồ quân sự (thâm đồ). Cuối cùng kết luận là: bất khả tương vu. Cũng tức là không thể cố tình hiểu sai ý ấy đi được.
Tào Tháo dốc lòng nghiên cứu, viết nên bản chú văn cho “Binh pháp Tôn Tử” với gần 2 vạn chữ. Ngoài ra, các trước tác quân sự của Tào Tháo cũng nhiều vô vàn, như “Nguỵ Vũ Đế Thái Công âm mưu giải tam quyển”, “Nguỵ Vũ Đế Tư mã binh pháp chú” v..v…, đáng tiếc ngày nay đều đã thất truyền.
“Binh pháp Tôn Tử” giúp Tào Tháo thoát hiểm nguy, lập nên nghiệp lớn
Ngoài việc chú giải “Binh pháp Tôn Tử”, Tào Tháo còn ứng dụng “Binh pháp Tôn Tử” vào cuộc đời binh nghiệp, dùng thực tiễn quân sự của ông làm phong phú thêm cuốn sách. Những ví dụ về việc này có rất nhiều, Tào Tháo cũng là nhà quân sự duy nhất dùng “Binh pháp Tôn Tử” để thống nhất thiên hạ trong vô số nhà chú giải kể trên.
Bạch Mã giải vây: xa tận chân trời, gần ngay trước mắt
Hồi 25, 26 trong "Tam quốc diễn nghĩa" đã phác lại cảnh Quan Vũ chém Nhan Lương giết Văn Xú: Quan Vũ tay cầm Thanh Long đao, ngồi trên ngựa Xích Thố, phóng như bay vào doanh trại Viên Thiệu như đi vào chốn không người. Nhan Lương trở tay không kịp, bị chém nhào xuống ngựa. Văn Xú đấu với Quan Vũ không đầy ba hiệp, bị Quan Vũ cho một đao vào đầu, chém dưới mình ngựa. Ngần ấy uy thần thực quả làm người ta ngưỡng vọng! Nhưng khó hiểu là ở chỗ, đã biết Quan Vũ lợi hại làm vậy, mà tại sao trong khi chiến đấu với Tào Tháo, Quan Vũ lại thua trận mà hàng?
Đỗ Mục đời Đường đã thuật lại trận chiến ở Bạch Mã như sau: Tào Tháo cùng Viên Thiệu đụng độ nhau ở Quan Độ, Viên Thiệu phái bọn Quách Đồ, Nhan Lương đánh vào Bạch Mã, lúc bấy giờ người cầm đầu quân Tào là Lưu Diên không trụ được. Viên Thiệu dẫn binh vào Lê Dương (ở phía bắc Hoàng Hà), sắp qua sông. Tào Tháo chuẩn bị phái cứu binh lên phía Bắc, Tuân Du tâu: Tướng quân có thể phái binh đến Diên Tân, làm ra vẻ ta muốn qua sông, Viên Thiệu tất sẽ chạy theo phía Tây để phòng ngự. Lúc bấy giờ quân ta dùng khinh kỵ binh đột nhập vào Bạch Mã, xuất kỳ bất ý là hạ được ngay Nhan Lương. Tào Tháo nghe theo kế ấy, Viên Thiệu nghe tin quân Tào chuẩn bị qua sông thì lưu lại cố thủ bên sông, lại chia quân tới Diên Tân nghênh chiến. Tào Tháo lập tức thân chinh dẫn quân tức tốc tới Bạch Mã, Nhan Lương hoảng kinh thất sắc, Tào Tháo phái Trương Liêu và Quan Vũ tốc chiến vào doanh trại, chém Nhan Lương giải được vây cho Bạch Mã. Kỳ thực, đây chính là chiêu "xa tận chân trời, gần ngay trước mắt" mà Tào Tháo ứng dụng từ "Binh pháp Tôn tử", làm vẻ đánh xa mà thực té thì tấn công vào kẻ địch ở ngay gần.
Trận Quan Độ: dùng kế hoả công trong Binh pháp Tôn tử
Trận Quan Độ là một trận kinh điển về chiến thuật lấy yếu thắng mạnh của Tào Tháo. Đỗ Hữu đã thuật lại trận ấy như sau: Thủ hạ của Viên Thiệu là Hứu Du ra hàng, tâu với Tào Tháo, quân lương của Viên Thiệu có khoảng hơn vạn xe, được quản lý không chặt chẽ. Nếu dùng khinh kỵ binh tập kích bất ngờ, dùng lửa đốt sạch thì trong không quá ba ngày, Viên Thiệu tất sẽ bại. Tào Tháo cả mừng, chọn ra năm ngàn quân kỵ binh tinh nhuệ, đều dùng cờ phướn của Viên, thổ binh ngậm thẻ gỗ, ngựa rọ mõm im lặng tiến quân, xuất binh từ đường nhỏ, trong tay ôm bó củi buộc chặt. Khi có người hỏi thì trả lời là Viên Thiệu lo Tào Tháo chạy lối sau, phái binh đến phòng bị. Người nghe được tin đó tưởng thật, quân Tào nhờ vậy thuận lợi tới được lương doanh của quân Viên, phóng hoả đốt, doanh trại Viên bỗng chốc đại loạn, đại quân tan vỡ, lương thảo quân bị đều bị đốt rụi. Đây là kế hoả công thứ 3 trong thiên Hoả công của Binh pháp Tôn tử: đốt xe hòm, tức dùng lửa đốt lương thảo quân bị. Thắng lợi trong trận Quan Độ khiến quân Viên đại bại chạy về phía Bắc Hoàng Hà, Viên Thiệu thổ huyết mà chết.
Trận Xích Bích: mười hai chữ giúp Tào Tháo thoát nguy chuyển bại thành thắng
Tất nhiên, Tào Tháo cũng có những khi chiến bại, trận Xích bích trứ danh là một ví dụ. Tào Tháo bị Hoàng Cái dùng kế hỏa công đốt chiến thuyền liên hoàn trên sông Trường Giang, buộc phải nhanh chóng rút quân đề giảm tổn thất.
Khi lựa chọn con đường an toàn là rút quân, Tào Tháo đã quyết đoán chọn Hoa Dung đạo, con đường này nay là Tiềm Giang Tây tỉnh Hồ Bắc. Mấy trăm năm sau khi Tào Tháo đi con đường này, từng có người tới khảo sát
Tào Tháo thoát hiểm bằng Hoa Dung đạo cũng là cơ mưu từ trong binh pháp Tôn tử mà ra hay chăng? Nếu mở "Hư thực thiên", chúng ta sẽ đọc được: "Đi ngàn dặm không mỏi mệt, là khi đi giữa chốn không người" (Tào Tháo chú vào đoạn này rằng: xuất binh nơi trống vắng, tránh chỗ phòng thủ, đánh vào chỗ không ngờ) .
Tuân Tử cho rằng, hành quân ngàn dặm mà không mỏi mệt ấy là nhờ đi vào giữa chỗ mà kẻ địch không phòng thủ. Tào Tháo lại chú vào để trỏ: xuất quân tới chỗ kẻ địch phòng bị không đủ, tránh chỗ kẻ địch phòng bị nghiêm cẩn, đánh chỗ kẻ địch liệu ý không tới. Thất bại của trận Xích Bích là do Tào Tháo vốn không tính toán hết được, tuy đã đột ngột xuất hiện hoả hoạn không lường trước được, cố gắng ứng phó thất bại để ngăn ngừa những tổn thất to lớn hơn, ấy là nguyên nhân Táo Tháo quyết định đi vào chỗ hiểm nguy này. Mười bốn chữ trong "Binh pháp Tôn tử" cùng 12 chữ mà Tào Tháo chú vào, có lẽ chính là chỗ cao minh hơn hẳn của ông so với Chu Du hay Gia Cát Lượng.
Tiễn Bách Tán nói, Tào Tháo bị chủ nghĩa chính thống phong kiến biến thành điển hình của kẻ gian thần đã quá lâu rồi. Quách Mạt Nhược thì cho rằng, Tào Tháo đã làm khuôn mẫu răn dạy cảu kẻ phản diện hơn một ngàn năm. Cho tới tận thế kỷ 21 này, chúng ta cảm nhận được rằng, Tào Tháo có thể xuất hiện đường hoàng với tư cách của một tấm gương chính diện. Tất nhiên, một số khuyết điểm của ông chúng ta cũng có thể lấy đó mà làm gương. So sánh với một số danh nhân trong thời phong kiến, sức hút của Tào Tháo là ở chỗ: văn tài chí tình như Tần Hoàng Hán Vũ, như ngân hà rực rỡ; khí chất văn học hơn cả Đường tông Tống tổ, như vút roi mà băng biển lớn; võ lược văn đạo vượt mọi nhân tài đương thời, thực là người phi thường; chưa giành tột bực danh vọng lên làm bậc đế vương một thời, là kiệt nhân siêu thế.
Mao Trạch Đông trong lời bình cuốn "Tư trị thông giám" có viết: "nói Tào Tháo là gian thân mặt trắng, ấy là án oan mà quan niệm chính thống phong kiến làm ra, cái án ấy phải được lật lại".
Tích "Quan Vân Trường trọng nghĩa bỏ Tào Mạnh Đức" trong "Tam quốc diễn nghĩa", ấy chỉ là lời của một tiểu thuyết gia, không phải là sự thực lịch sử. Chu Du và Gia Cát Lượng hay những bất cứ trí giả nào khác thời bấy giờ không thể lường được Tào Tháo sẽ chọn con đường Hoa Dung ấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét