Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

CÁI HỌC NGÀY NAY

Sinh viên ngày nay thường tự an ủi mình sau mỗi lần bị “trượt vỏ chuối”: Sự học ngày nay đã hỏng rồi, mười người đi học bảy người chơi, hai người quay cóp, một người trốn, tội gì làm khổ cả thân tôi… Hay kẻ xấu còn nói rằng: Học hành thi cử làm chi. Tú Xương còn rớt huống chi là mình…
Có thể nói rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nghiêm túc của cái học ngày nay chính là việc quá coi trọng kiến thức, đến nỗi người ta đánh giá năng lực của các cô cậu sinh viên dựa trên điểm số, bằng cấp. Cho nên, sinh viên bằng mọi cách, nhồi nhét càng nhiều kiến thức của người khác càng tốt, chỉ có như thế mới mong đáp ứng được những kỳ kiểm tra của bà cô ông thầy, hay của cả một nền giáo dục mà hình thức thì đả phá Nho học cổ hủ, nhưng cốt lõi cũng chỉ là cái học từ chương nhàm chán.
Đạo sư Osho đã cho thấy cái nguy hiểm vô cùng của những kẻ nhá chữ nhai văn. Cái học bằng cách nhồi nhét kiến thức của người khác không chỉ làm thui chột khả năng sáng tạo của mình mà còn gây chia rẽ, bè phái, thánh chiến đối với người khác. Ông nói: trong cuộc sống có một số chân lý mà chỉ có thể tự mình nhận biết được, ta không thể nào có thể biết được chúng nhờ vào sách vở, thầy dạy hay thánh kinh. Thật vậy, việc tích lũy những sự kiện và ý kiến của người khác không phải là dấu chỉ của kiến thức, nó chỉ là dấu chỉ của sự vô minh. Nó chỉ là rác rưởi, gạch đá mà ta tưởng chúng là vàng bạc. Chỉ có kiến thức xuất phát, khai mở, trào dâng lên từ bên trong bạn mới chính là vàng ròng, mới chính là suối nguồn vô tận dẫn ta đi vào vũ trụ mênh mông mà không phải dựa dẫm, lo sợ.
Một nền giáo dục chỉ chăm chăm chú chú vào việc thi cử, trả bài bằng cách nhồi sọ bằng kiến thức của người khác là một nền giáo dục bất nhân. Một ông thầy chỉ biết bắt học trò thuộc lý tưởng của người này, quán triệt chủ nghĩa của người kia, thì chỉ là một ông thầy mất dạy không hơn không kém. Do đó, vấn đề không chỉ do người học không tự ý thức mình là trung tâm trong việc đào tạo, mà còn tùy thuộc phần lớn vào phương pháp đào tạo trong hệ thống giáo dục đó. Khổng Tử được người đời tôn làm “vạn thế sư biểu” bởi ông là người giáo dục cho học trò của mình lấy kiến thức từ trong lòng ra, chứ không phải là nhồi nhét vào đầu học trò của mình một mớ kiến thức mà ông tâm đắc. Để dạy cho học trò biết về hình chữ nhật, Đức Khổng chỉ cho biết một góc thôi, còn ba góc kia, tự bản thân người học phải tìm ra. Có như thế kiến thức mới không bị quên lãng và người thầy cũng không ảo tưởng mình người cứu nhân độ thế. Người thầy chân chính là người biết phủ nhận mình ra hư không. Đức Phật cũng thế, ngài nói rằng ngài chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng, thấy mặt trăng rồi, cần phải quên ngay ngón tay chỉ mặt trăng đi, hoặc qua sông phải bỏ lại thuyền, nếu không thì môn sinh không thể chứng được Đạo.
Nếu đọc Anh hùng xạ điêu của Kim Dung, chúng ta sẽ thấy rằng, việc học võ của Quách Tỉnh cũng không đi ra ngoài đường lối đó. Quách Tỉnh là một anh chàng nhà quê chân chất, hiền lành, mạnh mẽ, không thể một lúc học được những món võ công đòi hỏi sự tinh tế của nhóm Giang Nam Thất quái, nên cho dù mấy ông thầy đó có cố nhồi nhét, Quách Tỉnh không làm sao tiếp thu được. Nhưng khi gặp Hồng Thất Công, Quách Tỉnh được ông già ăn mày truyền cho “Giáng long thập bát chưởng”, bởi môn võ công này uy lực, mạnh mẽ tựa bao đào sóng biển, rất phù hợp với bản chất cương trực, thuần phát, dũng mãnh của học trò. Cho nên, Quách Tỉnh lãnh hội rất mau và nhờ môn võ công đó, chàng trở thành anh hùng của giới võ lâm. Thế mới thấy vai trò của người thầy quan trọng như thế nào trong việc tìm ra cái nào là sở trường, cái nào là sở đoản của môn sinh để chỉ đường vẽ lối. Và một khi đã đạt được điều đó rồi thì ông thầy hết trách nhiệm của mình. Có công đấy nhưng mà cũng giống như là không công vậy, dạy dỗ học trò đấy, nhưng mà cũng như là không dạy vậy. Thành công hay không, người môn sinh phải tự quyết định lấy đời mình.
Nhìn vào hệ thống giáo dục, ta có thể chia làm hai hạng thầy dạy. Hạng minh sư và hạng tục sư. Hạng minh sư vì người mà dạy cách trở thành người. Hạng tục sư vì tiền mà dạy học trò cách kiếm tiền. Hạng minh sư kéo, vén mở, khơi nguồn kiến thức vốn tiềm ẩn trong lòng môn sinh. Hạng tục sư nhồi nhét kiến thức lấy từ ngoài vào. Đi theo minh sư thì con người là tiểu vũ trụ, là thần linh. Đi theo tục sư thì con người là con mọt sách, là vô tri. Hạng minh sư chỉ cho môn sinh thấy mình thiếu cái gì, phải tìm nó ở đâu. Hạng tục sư chỉ cho học trò thấy cái thông minh xuất chúng của mình. Thấy thiếu thì lo lắng tài bồi, chăm sóc làm sao cho đủ và vì thế ngày càng phát minh được nhiều cái mới cái hay. Thấy mình giỏi, mình thông minh thì hung hăng hống hách, muốn được thi thố, phô trương, vì thế kiến thức thui chột. Hạng minh sư tùy theo hoàn cảnh và năng lực của môn sinh mà hành đạo. Hạng tục sư nương theo chính trị, chủ nghĩa, tôn giáo mà hành nghề. Nước có đạo lý thì minh sư nhiều hơn tục sư. Nước vô đạo lý thì tục sư nhan nhản, có khi bói không ra một mống minh sư nào. Một nền giáo dục thực chất cốt là làm sao cho con người thay đổi được cái bên trong, vì chỉ có cái bên trong mới giúp ta tìm ra được chân lý. Còn tất cả các biện pháp, khuôn mẫu, gương sáng, giáo điều, lý thuyết ở bên ngoài đều trở nên vô nghĩa nếu tự thâm tâm con người không thức tỉnh.
Người đi học cũng giống như ngọn lửa, khi ngọn lửa le lói bằng con đom đóm thì vùng tối bao quanh rất nhỏ; khi ngọn lửa bằng ngọn đèn con thì bóng tối bao quanh lớn hơn bằng căn phòng; khi ngọn lửa sáng lên bằng đống lửa thì vùng tối bao quanh bằng khoảng sân chơi; và cứ như thế, ngọn lửa càng cao, càng sáng bao nhiêu thì vùng tối bao quanh nó càng mênh mông bấy nhiêu. Cho nên, Khổng Tử mới dạy rằng, biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, ấy mới là kẻ biết. Nếu không nền giáo dục đó chỉ là những kẻ mị dân, bán nước, giết cả một thế hệ. Kẻ có học mà cứ mong làm thầy thiên hạ thì càng u mê tăm tối. Suốt cuộc đời mài đũng quần trên ghế nhà trường, chỉ cần học được ý nghĩa của điểm zêrô cho chính bàn tay mình làm ra là ta có thể tốt nghiệp. Trái lại, lắm kẻ làm thầy sẽ sinh ra nhiều kẻ làm ma. Câu nói đơn giản ấy phải chăng đã chứa đựng cả cái lẽ huyền vi nhân thế.
Suy cùng, thế gian này có tan thành mây khói, vũ trụ có nhảy vào hư vô, kẻ học sĩ vẫn tìm tòi, trau dồi cái cái học của mình, làm cho kiến thức từ trong lòng mình phát tiết anh hoa, mở phơi chân lý, thì lúc đó cái học mới thực sự có giá trị. Trái lại, học để thành danh, học để kiếm tiền, học để làm thầy dạy, và tệ hơn nữa học để thi, học lấy lòng chính phủ, học để giúp đời, học để cho cái đầu nó to… đều là cái học rởm đời, dối trá. Nhân danh bất cứ cái gì, cho dầu là lý tưởng tốt đẹp cứu nhân độ thế, để tom góp, thâu thập cho chính mình, đều là không chính danh, đều trái với lẽ đạo… Hơn nữa, một nền giáo dục chỉ tập trung vào bộ óc thì chỉ làm cho con người hư hỏng và điên khùng, bởi bộ óc không phải là trung tâm con người, bộ óc sẽ không có nếu không được cuống rốn nối với lòng mẹ cung cấp năng lượng. Cho nên, một nền giáo dục đúng nghĩa là một nền giáo dục tập trung vào việc phát triển trung tâm năng lượng của đời sống con người, tức là cái rốn, bởi từ chỗ này, con người mới phát tiết mở phơi hoa trái của đời sống từ suối nguồn vô tận mà không bao giờ cạn.

Tham khảo:
Liêm chính trong học thuật
Kỹ năng mềm là gì?
Người nắm giữ quyền lực
KHO QUẢN TRỊ HỌC: Trong hội nghị với bộ Đại học, UNESCO đề xướng mục đích học tập: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Trường học chúng ta hiện đang nặng về học để biết.
KHUYÊN HỌC - FUKUZAWA
NGUYÊN LÝ 80/20
QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
Tản mạn về mảnh bằng Ph.D
Bằng cấp có thể hiện nặng lực
Kiến thức nhà trường và kiến thức thực tế: người thành công chọn cái nào
Giải mã hiện tượng ngày càng nhiều người có bằng cấp thất nghiệp
Các bạn trẻ nên đọc bài này
Tri thức nửa mùa
Đối thoại giáo dục - phương hướng cải cách giáo dục ở Việt Nam
Tại sao nước Mỹ lại không dạy Đức Dục?
Bằng cấp không phải thước đo người trí thức
Cá nhân và cộng đồng
Sách về thị trường tự do và vai trò của nhà nước
http://tinhthankhaiminh.blogspot.com/2015/07/vai-tro-cua-nha-nuoc-trong-oi-song.html
Thị Trường và Đạo Đức
http://tinhthankhaiminh.blogspot.com/2015/07/thi-truong-va-ao-uc.html
Sách tâm lý - Biết Người
http://maxreading.com/sach-hay/biet-nguoi/phan-iii-chuong-6-29922.html
Kiểm soát và cân bằng quyền lực
http://tinhthankhaiminh.blogspot.com/2015/07/kiem-soat-va-can-bang-quyen-luc.html
TRÍ TUỆ DO THÁI
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache%3AsPXfGbJb-yAJ%3Awww.goodreads.com%2Febooks%2Fdownload%2F12115657-tr-tu-do-th-i+&cd=5&hl=vi&ct=clnk&gl=vn
Những bộ óc vĩ trong khoa học thế kỷ XX
http://www.nhasachkimdung.com/vn/nhung-bo-oc-vi-dai-trong-khoa-hoc-the-ky-xx-s.html
Nghệ thuật sống
http://nghethuatsong.org/
Bài học cuộc sống
http://www.baihoccuocsong.com/
Kỹ năng sống
kynangsong.org/
http://kynangsong.xitrum.net/
 www.kynangsong.com/
 https://sites.google.com/site/kynangsongcom
Triêt lý sống
http://trietlycuocsong.com/
Bài học làm người
 http://webgiare.vn/bai-hoc-lam-nguoi.html
Diễn đàn học mãi về đề tài Nguyễn Trãi
 http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=58265
Thuyết minh về Nguyễn Du và truyện kiều
http://vhoc.net/thuyet-minh-ve-nguyen-du-va-truyen-kieu/
Tác phẩm học làm người
 http://www.chungta.com/nd/tac-pham-hoc-lam-nguoi.html
Sách làm người
 http://www.vinabook.com/c519/sach-hoc-lam-nguoi/
Cải cách giáo dục Nhật Bản dưới thời Minh Trị Thiên Hoàng
http://www.erct.com/2-ThoVan/LuuAn/Cai-Cach-Giao-duc-Nhat-Ban.htm
Người Trung Quốc xấu xí - Bá Dương
http://www.erct.com/2-ThoVan/NHTHU/NTQXX-00.htm
MN
 http://www.erct.com/2-ThoVan/MN/00-MN-Menu.htm
Trang Lưu An
http://www.erct.com/2-ThoVan/LuuAn/00_LuuAn.htm

Tủ Sách talawas
http://www.talawas.org/talaDB/talaDBFront.php?rb=08
Xã hội - giáo dục
 http://www.talawas.org/talaDB/talaDBFront.php?rb=0501
talawas | Phạm Toàn - Hỡi loài người, hãy lớn khôn lên!
 http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=14011&rb=0501
talawas | Trần Hoàng, Hữu Vinh - Giáo dục Việt Nam: Cải cách nửa phần
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=14142&rb=0501
talawas | Nguyễn Minh Vương - Cái học ngày nay
 http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=13312&rb=0501

Truyện Minh Hoa
http://tinmung.net/MinhHoa/GiaoDuc/GiaoDuc_21.htm


Blog5xu - Con Đường Của Rồng
 http://5xublog.org/2012/12/01/con-duong-cua-rong/

CHỦ NGHĨA VỊ LỢI
 http://tapchi.vnu.edu.vn/xhnv_3_10/3.pdf

15 cuốn sách nên đọc khi bạn còn trẻ
 https://www.youtube.com/watch?v=YX395w4rOus
TÔI LÀ AI? Và NẾU VẬY THÌ BAO NHIÊU?
 https://www.youtube.com/watch?v=2ehJ933J1gc
Giới thiệu - Sách khuyến học - Fukuzawa Yukichi
 https://www.youtube.com/watch?v=9BwiIr94eP4
Thái Độ Sống Tạo Nên Tất Cả - Sách nói hay
https://www.youtube.com/watch?v=KPUBf0OzW3s
Bác Hồ kể chuyện Tây Du Ký
 https://www.youtube.com/watch?v=FQslQwL8_IY

ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP | KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGHỀ | THỂ LOẠI KHÁC | SÁCH HAY 
http://maxreading.com/sach-hay/dinh-huong-nghe-nghiep/khai-niem-chung-ve-nghe-38160.html
TÔI TỰ HỌC
http://maxreading.com/sach-hay/toi-tu-hoc/chuong-1-thu-tim-mot-dinh-nghia-39800.html

Sự giàu có được tạo ra từ đâu?
http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/su-giau-co-duoc-tao-ra-tu-dau.html
------------------------------------------
Giảng dạy là một nghệ thuật hợp tác
Socrates là người đầu tiên cho rằng giảng dạy là một nghệ thuật hợp tác. Socrates so sánh cách dạy của ông với công việc của một bà mụ đỡ đẻ. Chính bà mẹ, chứ không phải bà mụ, mới là người phải chịu đau đẻ để sinh ra đứa bé. Bà mụ chỉ hợp tác trong tiến trình sinh nở ấy, giúp cho bà mẹ sinh con dễ dàng và vệ sinh hơn mà thôi.
Nói một cách khác, thầy giáo, cũng giống như bà mụ, luôn luôn có thể không cần thiết. Trẻ con có thể được sinh ra mà không cần có bà mụ. Kiến thức và sự hiểu biết có thể có được mà không cần có thầy dạy, qua những hoạt động hoàn toàn tự nhiên của tâm trí.
Những thầy cô nào mà tự coi mình là nguyên nhân chính hay duy nhất tạo ra sự học nơi học sinh là những người không hiểu được rằng dạy học là một nghệ thuật hợp tác. Họ cứ nghĩ rằng họ là người sản xuất ra kiến thức hay sự hiểu biết trong tâm trí của học sinh, giống như người thợ đóng giầy làm ra đôi giầy từ miếng gỗ hay miếng da.
Chỉ đến khi nào mà thầy cô ý thức được rằng nguyên nhân chính yếu của sự học là các hoạt động xảy ra trong tâm trí của học trò, thì lúc đó họ mới làm đúng vai trò của người nghệ sĩ hợp tác. Mặc dù hoạt động trong tâm trí của học sinh là nguyên do chính tạo nên sự học, hoạt động này không phải là nguyên do duy nhất. Ở đây người thầy có vai trò là nguyên nhân hợp tác thứ hai đóng góp vào sự học của học sinh.
Nếu, nói theo Hippocrates (ông tổ ngành Y khoa), giải phẫu là một bước đi xa rời khỏi nghệ thuật hợp tác của trị bệnh (con người không còn hợp tác với tiến trình tự nhiên để bảo vệ sức khỏe hay giúp con người mau bình phục sau cơn bệnh), thì theo quan điểm của Socrates, việc giảng dạy bằng giáo huấn, truyền thụ thay vì bằng thảo luận và vấn đáp, cũng là một bước đi xa rời khỏi nghệ thuật hợp tác của giáo dục.
------------------------------------------------
Người đàn ông này bị thần kinh, ông ta nghĩ rằng thứ ông ta có là 1 chiếc oto Mercedes, ông ta đi khắp nơi với "chiếc xe" này. Điều đặc biệt là thành phố nơi ông ta sống - Malatya - Thổ Nhĩ Kỳ, tất cả cư dân đều ủng hộ, giúp đỡ ông và hoà mình vào thế giới của ông, họ cho ông thấy rằng ông là người bình thường.
Ông thậm chí còn đưa "chiếc xe" của mình vào Dịch vụ của hãng Mercedes để bảo dưỡng và nhân viên tại đây còn giả vờ thay gương hoặc làm các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa khác cho ông. Khi ông ta đỗ "xe" vào chỗ đỗ thì không ai đỗ vào đó nữa. Mùa tuyết dày, người ta giả vờ giúp ông gắn xích vào bánh xe để đi trên tuyết. Ông ta tuân thủ mọi luật lệ giao thông hơn bất cứ ai và cảnh sát nơi ông ta sống cung cấp một bằng lái xe giả cho ông ta...
Với mọi người, đó có thể là một câu chuyện lạ kì và điên khùng nhưng đó là chuyện thật 100%. Câu chuyện có kì cục, có người thậm chí sẽ chê cười nhưng ít nhất đối với người đàn ông "không bình thường" này ông vẫn được sống trong thế giới hoàn toàn bình thường của mình.
Sự nhân văn trong cách đối xử với người đàn ông điên kia của người dân nơi đây đáng để ta suy nghĩ...
(st)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét