Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Tản Mạn (Sưu Tầm)

Ít hay nhiều, ai cũng hiểu rằng niềm tin có một ý nghĩa lớn lao trong đời sống. Niềm tin rất đa dạng, có nhiều cung bậc và sắc thái. Niềm tin mạnh mẽ có thể giúp những người bình thường làm được những việc phi thường, không tưởng. Ngược lại, niềm tin tiêu cực hoặc giới hạn có thể làm thui chột những người tài năng nhất, ngay cả khi họ nắm giữ đầy đủ những điều kiện thuận lợi nhất vẫn không thể đạt được những gì thật ra họ có thể.
Gần một thế kỉ trước, thế hệ cha ông chị thường nói về niềm tin như là một thứ sức mạnh tinh thần vô giá để giúp họ vượt qua mọi khó khăn thử thách khi phải đối mặt với chiến tranh và cái chết. Đó là niềm tin vào một tương lai tươi sáng, một đất nước Việt Nam độc lập, thống nhất, tự do và một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ngày nay, khi hỏi thế hệ trẻ Việt Nam tin vào điều gì, có lẽ sẽ khó có thể tìm được một câu trả lời đồng thanh thỏa đáng như của những thế hệ trước. Thế hệ trẻ ngày nay ít còn tin vào những gì vẫn được rao giảng về một thiên đường XHCN và cũng ít tin vào bất cứ điều gì khác.
Mỗi sáng dậy, cứ mở những tờ báo ra, bật TV lên, bước chân ra ngoài đường... người ta đã có thể đọc, nghe, xem, nhìn thấy bao nhiêu điều tồi tệ, cái xấu, tội ác hoành hành khắp nơi. Môi trường sống chung quanh, nhìn vào đâu cũng chỉ thấy toàn bất trắc, rủi ro. Trong một xã hội như vậy, mỗi người không thể trông chờ vào ai ngoài bản thân và gia đình mình. Cuộc sống khó khăn, bất trắc khiến con người ngày càng lo lắng, sợ hãi, hoang mang và do đó càng quay trở về tìm kiếm một chỗ dựa về tinh thần, tâm linh. Khi con người đã hoang mang thì cái gì cũng dễ tin, dễ bấu víu vào.
Sự kiện đám tang của Tướng Giáp và ông Thanh là những minh chứng như vậy. Trong rất nhiều lý do khiến hàng ngàn người đến viếng, khóc than, có cả sự hẫng hụt, trống vắng thần tượng, niềm tin nên cố bấu víu vào người được xem là còn khá hơn đại đa các lãnh đạo hiện nay... Dường như với lớp trẻ, tướng Giáp là một biểu tượng trong quá khứ huy hoàng, cao đẹp mà ở đó giới thanh niên thấy được ước vọng của mình là đúng, là chính đáng và có thể thực hiện. Với chị, ngày họ mất, đó là thời điểm mà biểu tượng và giá trị niềm tin cuối cùng của chị vào chế độ ở được tiễn đưa.
Sự sinh sôi nảy nở như nấm sau mưa của nạn mê tín dị đoan, các tà đạo, các lễ hội truyền thống bị biến tướng... chứng tỏ sự hụt hẫng niềm tin, cái tâm bị nhiễu loạn của xã hội. Vào những ngày cuối tuần và ngày lễ, người đến các cơ sở thờ tự đông nghịt. Không chỉ người nghèo thân cô thế cô, càng giàu có quyền cao chức trọng thì càng siêng đi lễ bái, cầu cho cái ghế của chồng con, cầu cho bổng lộc của gia đình được đời đời bền vững. Càng ăn ở ác càng siêng sắm sanh lễ vật, cúng kiến. Như thể cúng cho lương tâm mình được yên trước đã. Ðiều đó phản ánh phần nào tâm trạng bất an của chính họ. Cứ nhìn vào hiện trạng của xã hội, thì hiểu nhà nước này cũng đang hoang mang, bế tắc, mất phương hướng, rối như tơ vò.
Một Việt Nam với đầy bất ổn, giả tạo và nụ cười cay đắng nhưng người dân vẫn không hiểu tại sao mình lại không thể thay đổi được điều đó. Nếu như hiện thực xã hội là hệ quả của quá khứ thì tương lai sẽ được định đoạt bởi hôm nay. Khi mà thực tế không giống như những gì được tuyên truyền, sẽ là vô đạo đức khi những niềm tin hủ lậu không bị lay chuyển. Những người vẫn hàng ngày rao giảng những niềm tin vô đạo đức đó và làm lu mờ con mắt lý trí của những giới trẻ sẽ là đáng trách hơn cả, vì chính họ đã và đang góp phần huỷ hoại tương lai.
Các cô có thấy không, thế hệ chúng ta thừa kiến thức nhưng thiếu kỹ năng, thừa lý thuyết nhưng thiếu thực hành, thừa lý tưởng nhưng thiếu thực tế, thừa tuân lệnh mà thiếu suy nghĩ, thừa a dua mà thiếu bản lĩnh, thừa rập khuôn mà thiếu sáng tạo… Từ nhỏ chúng ta tiếp thu toàn những chân lý và đạo lý, nhưng bước ra đường đời thì toàn thấy những điều phi lý và rất nghịch lý. Sự khủng hoảng niềm tin đó hình thành nên một xã hội bất ổn, đạo đức suy đồi, chính trị hủ hóa, văn hóa hỗn tạp, kinh tế trượt dốc… Và cái bức tranh hỗn tạp đó lại quay trở ngược tấn công vào niềm tin, giá trị sống của giới trẻ.
Tuy nhiên, sự khủng hoảng niềm tin và lý tưởng không hẳn là xấu vì bản chất con người là không thể khiến bản thân tin vào những điều không có lý do gì thuyết phục. Một con người với đầy đủ sức mạnh tư duy và lý trí sẽ luôn tìm những chứng cứ để củng cố niềm tin của chính mình và sẽ từ bỏ nó khi những gì diễn ra trong thực tế không giống như trong hình dung của họ. Một vài trong chúng ta may mắn là những người trong số đó.
Thay vì áp đặt và kỳ vọng, cũng như cố gắng giáo dục cho lớp trẻ một niềm tin mù quáng, có lẽ sẽ là tốt hơn cả nếu để cho họ lạc lối để rồi tự do khám phá lý tưởng riêng của mình. Và có lẽ cũng đã đến lúc những người đang hàng ngày rao giảng niềm tin sáo rỗng kia dừng lại một chút để ngẫm nghĩ xem niềm tin và lý tưởng của mình một thời nay có còn là chân lý nữa không!?
-----------------------------------------------------
Họ nói họ yêu nước nhưng khi đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam họ không dám nhận họ là người Việt Nam khi có ai đó bêu riếu về những cái xấu của người Việt Nam.
Họ nói họ yêu quê hương nhưng khi đi ra khỏi nơi sinh ra họ họ không dám nhận họ là người của vùng miền ấy khi có ai đó bêu riếu về những cái xấu của vùng đất họ sinh ra.
Có những người nói ghét đất nước Việt Nam, họ ghét những cái xấu của người Việt Nam và họ cho rằng cái tật xấu ấy khiến họ bị hạn chế, và họ tìm mọi cách sửa đổi nó. Nhưng họ luôn nói họ là người Việt Nam họ luôn nói về những tật xấu của họ và sẵn sàng tranh luận với kẻ nào đó bêu riếu về cái xấu của người Việt Nam bằng ví dụ từ chính bản thân họ.
Đó chính là cái mà người ta gọi là sự phản biện và lòng tự trọng chân chính.
----------------------------------------------------
Tâm lý xấu của người Việt Nam là tâm lý hưởng thụ: tìm kiếm khoái cảm hưng phấn (cầu may) trong đám đông, vào thế giới; đồng thời trút bỏ ức chế (sai lầm) của bản thân bằng cách quy lỗi cho người khác. Giỏi bao biện trong thất bại và huyễn hoặc trong chiến thắng. Tâm lý xấu này cản trở rất nhiều trong quá trình xây dựng, phát triển của mỗi bản thân và của cả đất nước. Vậy nên những thành quả mà Việt Nam đạt được thường phải trả một cái giá rất đắt.
Nhân đọc "Lòng tin và vốn xã hội" xin nói về bóng đá.
Người ta hay có sở thích chửi rủa, trách móc, chê bai khi thấy sự thất bại, họ những tưởng những điều ấy sẽ làm cho trái bóng bay vào khung thành đối thủ, điều đó theo tôi là tự mình đá phản lưới nhà. Kết quả đã vậy, dù có thua trăm ngàn lần mà biết nhìn vào mình soi rọi những khuyết điểm để dần dần khắc phục vẫn là sự chiến thắng, sao người ta có thể mong muốn một con nòng nọc chạy nhảy trên bờ được chứ. Lại cũng cái sở thích bới móc, xây thì không xây mà phá thì phá vô bờ bến. Thời chiến thì đoàn kết, thời bình thì "nồi da xáo thịt". Hãy có một "lòng tin", xã hội này vốn dĩ còn vận hành cũng bởi nó còn có lòng tin, một chất keo gắn kết mỗi con người trong xã hội lại với nhau. Khi thắng bại chỉ là nhị nguyên, và lòng tin, sự đoàn kết là một khối thống nhất thì tôi tin dân tộc Việt Nam sẽ thật sự đi lên con đường vinh quang.
"Tin xuân đã có nhành mai đấy
Không lịch nhưng mà vẫn biết Giêng..."
-------------------------------------------------------
Khi con người bắt đầu sống trong xã hội thì họ đã trở thành một con người chính trị rồi, vì mối quan hệ giữa người với người là mối quan hệ chính trị. Không phải là khi có nhà nước thì mới có chính trị. Thế nên, nhìn nhà nước như nhân tố chi phối chính trị là không chính xác. Trong lịch sử, bao vương triều sụp đổi, bao chế độ chính trị bị thay thế, đấy không phải là ý muốn của nhà nước mà là do ý muốn của nhân dân. Ngạn ngữ pháp có câu, người dân ra sao, chính quyền như vậy. Nhà nước, không phải từ trên trời rơi xuống mà thực sự hình thành từ ý nguyện của nhân dân. Khi không thực hiện được ý nguyện của nhân dân, sớm hay muộn thì nó cũng sụp đổ.
Nói người dân xa rời chính trị là không chính xác. Như đã nói, chính trị là bản chất của con người. Vấn đề cốt lõi vẫn là lợi ích. Họ có thể không quan tâm tới lợi ích mà bạn quan tâm, không có nghĩa là họ không có lợi ích để họ quan tâm. Họ không đấu tranh đòi cái mà bạn muốn, không có nghĩa là họ không đấu tranh. Tất cả mọi người đều có thái độ chính trị. Điều đấy là không thể chối cãi.
------------------------------------------------------------
''Miệng nên ít nói, tự nhiên ít họa
Bụng dạ ít ăn, tự nhiên ít bệnh
Trong lòng ít muốn, tự nhiên ít lo
Thân mình ít sự, tự nhiên ít khổ
Duyên đến nên quý, duyên hết nên buông
Tuy vuông mà tròn
Thử hỏi chỗ nào không tự tại...''
_ Khổng Minh _
----------------------------------------------------------------------
Hãy tranh luận sòng phẳng
Dám công khai bày tỏ quan điểm
Không sợ sai lầm
Không dấu dốt
Biết sai để sửa
Đó là tư duy của nhà triết học
Mời các bạn cùng tham gia tranh luận : triết học là gì?
--------------------------------------------------------------------------
"Toàn cầu hóa ngay từ ban đầu đã có một hiện tượng tương đồng hóa những lối ứng xử và những khát vọng. Nền văn minh phương Tây chuyển tải những lí tưởng được tiêu chuẩn hóa của một nền văn hóa kĩ thuật, tiêu dùng và hoan lạc chủ nghĩa. Sự phản ứng mang tính bản sắc có thể được giải thích một phần như là một sự phản ứng đối mặt với sự áp đặt những mô hình văn hóa ngoại lai. Đợt kịch phát bản sắc trong phạm vi phản ứng với sự tha hóa bản sắc và ít ra cũng là sự khẳng định mình một cách quá mức mà khước từ một nền văn hóa khác, không đặc sắc và phi nhân tính"
__ trích từ cuốn "Căn tính tộc người'
--------------------------------------------------------------------
Tất cả các thông tin chúng ta nhận được từ tất cả các loại truyền thông của tất cả các nước đều là 1 chiều, có điều độ tinh vi trong che đậy là khác nhau. Lịch sử luôn là một chiều, chính xác hơn thì chính sử luôn một chiều. Một cánh én đéo làm nên mùa xuân, huống chi vài thằng sử gia nghiệp dư mồm thối tuổi đéo gì mà đòi bẻ cong bánh xe lịch sử.
Để nghiên cứu về lịch sử, mình sẽ thông não cho các con bò 2 khái niệm cơ bản sau, 1 là "sử thực" và 2 là "sử quan". Sử thực là gì? Ví dụ, ngày a tháng b năm c, xe tăng số XXX đã đâm đổ cửa Dinh Độc Lập, chính quyền YYY phải đầu hàng vô điều kiện. Sử quan là gì? Nó là quan điểm của người viết sử, ví dụ, ngày a tháng b năm c là ngày giải phóng vinh quang, kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc...., hoặc, ngày a tháng b năm c là ngày cuốc hận, là tháng tư đen, là ngày Sài Gòn thất thủ, vv và vv.

Truyền thống toàn dân đánh giặc có từ thời nhà Trần, toàn dân vi binh, toàn tài vi dụng, toàn địa vi phòng, toàn cuốc vi chính là cái tư tưởng chiến tranh nhân dân xuyên suốt, đầu tiên của đất nước ta. Mỗi người dân là một chiến sĩ. Mỗi ngôi nhà là một pháo đài. Mỗi mảnh ruộng, cánh rừng là một chiến trường. Mỗi chiến thắng là một vết son chói lọi viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc 4000 năm kiêu hãnh dáng rồng đất. Bọn phản động đừng có mơ
------------------------------------------------------
Hãy cập nhật thông tin thường xuyên để bản thân mình không bị lạc hậu ,để mở mang và nâng cao kiến thức ,để biết so sánh và thẩm định ,để tránh rủi ro ,để học thêm kinh nghiệm sống và để chia sẻ với mọi người.
''THIẾU HIỂU BIẾT LÀ NGUỒN GỐC CỦA MỌI HẬU QUẢ TIỂU CỰC''

-------------------------------------------------------
Khổ nỗi là ý tưởng luôn chạy lên trước, dân chúng không theo kịp các ông thầy của mình; lấy ví dụ như thời bây giờ, một vài người đề cập đến cuộc lật đổ mà cả chính họ và dân chúng đều không đủ sức làm. Những người tiên tiến cứ tưởng rằng chỉ cần hô lên: "Hãy vùng lên và đi theo chúng tôi" - thể là mọi sự chuyển động; họ đã lầm, nhân dân ít hiểu họ cũng hệt như họ ít hiểu nhân dân, người ta không tin họ. Không nhận ra chẳng ai đi theo mình, những người này cầm đầu, tiến lên phía trước, khi chợt tỉnh ra, họ la hét những người ở lại sau, vẫy tay, kêu gọi, trách móc họ - nhưng đã muộn rồi, khoảng cách quá xa, tiếng nói không tới được, ngôn ngữ lại cũng không phải là thứ quần chúng vẫn nói..... Các anh cứ tưởng rằng ngoài những con đường tự do mà các anh phát hiện thì thế giới không sao cứu rỗi được; các anh muốn vì sự tận tụy của các anh thì thế giới phải nhảy múa theo điệu nhạc của cây sáo mà các anh thổi, và chỉ vừa thấy nó có bước đi và có nhịp điệu khác là các anh nổi giận, các anh tuyệt vọng, các anh thậm chí không thèm tò mò nhìn điệu nhảy của nó
---------Từ bờ bên kia - Herzen --- Nguyễn Văn Trọng dịch------
‪#‎Socialism‬ ‪#‎Triethoc‬ ‪#‎Cainhintraichieu‬ ‪#‎Thaoluanchinhtri‬

-----------------------------------------------------------
HERZEN BÀN VỀ QUẦN CHÚNG NGA
"...quần chúng ưa thích quyền uy, sự choáng lộn đầy nhục nhã của quyền lực vẫn còn làm cho họ lóa mắt, con người đứng độc lập vẫn còn sỉ nhục họ; họ hiểu bình đẳng là cái ách chia đều; trong khi e ngại độc quyền và đặc quyền, họ vẫn lườm nguýt tài năng và bắt ép người ta phải làm theo những gì đám quần chúng đang làm. Quần chúng mong muốn một chính phủ xã hội cai trị họ vì họ, chứ không chống lại họ như chính phủ hiện nay. Tự quản lí bản thân là chuyện họ chưa hề nghĩ tới... Người ta cứ tưởng chứng minh chân lí, như chứng minh định lí toán học, là người ta sẽ tiếp thu nó; chỉ cần tự mình tin tưởng là những người khác cùng tin tưởng. Hóa ra hoàn toàn khác, một số người nói một điều, còn những người khác lắng nghe họ và hiểu ra điều khác, bởi vì sự phát triển của họ khác nhau.... Cũng theo cách thức như vậy mà sau này nó đã hiểu cách mạng chỉ là một cuộc trừng phạt đẫm máu, là máy chém, là sự trả thù..."
---------Từ bờ bên kia - Herzen --- Nguyễn Văn Trọng dịch------
----------------------------------------------------------
Xưa nay bọn nghệ sĩ vốn là một hạng người hằng ngày bị hắt hủi trong chế độ phong kiến và nhất là từ lúc đồng tiền đã chiếm được địa vị cao quý quan trọng xã hội tư bản. Ở bất kỳ chế độ nào, lúc một giai cấp đã cầm quyền thống trị, là phải củng cố địa vị mình bằng những phương pháp kinh tế và <<siêu kinh tế>>. Muốn giữ vững quyền lợi, giai tầng đó phải có lực lượng tuyên truyền, phải có những nhà văn ca tụng chế độ hiện hành và tán dương lớp người thống trị. Rồi lại cần phải dùng những thủ đoạn chính trị để đối phố với những tư tương phản đối. Biểu hiện ra thực tế thì phương pháp tự vệ trước hết là dùng uy quyền để áp bức những lối tư tưởng không trung thành với chính phủ. Dưới bấy nhiêu điều kiện sinh hoạt, lẽ cố nhiên là chữ tự do chỉ là ảo tưởng mà thôi
--- Đặng Thai Mai--- Văn học khái luận, nxb Hàn Thuyên 1944, tr141, Chương VII Vấn đề tự do trong văn nghệ-----
----------------------------------------------------------
Gửi Cụ Hoàng Khoa Khôi (1994)
Nội dung dân chủ đối lại với hình thức dân chủ / Có nền dân chủ nào không tập trung ? / Ba quan niệm về thời kỳ quá độ / Vấn đề quần chúng, đấu tranh, giai cấp / Hiểu biết và quyền hành / Tư Bản Chủ Nghĩa và nhu cầu của con người ...
http://nguyenhoaivan.com/default.asp?do=news_detail&id=163&kind=3
------------------------------------------------------------
<< Mặc dầu đã có bài học của cách mạng 1905, giới trí thức vẫn ôm ấp hi vọng đặt bá quyền chính trị và tinh thần của họ lên quần chúng. Chiến tranh củng cố thêm ảo tưởng đó, ý thức tôn giáo mới, còi cọc bẩm sinh, chẳng hơn gì chủ nghĩa tượng trưng mơ hồ, đã không cung cấp được cho họ chất keo tâm lý của ý thức hệ yêu nước.Trong ý thức của giới trí thức, thế giới đang lộn tùng phèo. Giới trí thức sinh ra đã là đại diện của dân rồi. Chỉ có giới trí thức mới nắm được trong tay cuốn cẩm nang chữa bách bệnh của lịch sử.....Trong những lời chúc mừng năm mới của giới trí thức di tản có khẩu hiệu " Năm sau ta sẽ về lại Mạc Tư Khoa" thật là cực kỳ ngớ ngẩn! Hết thảy đều đã bị lật nhào ! Hiển nhiên người ta không thể cai trị ngược lại ý nguyện của dân chúng, nhưng cai trị ngược lại ý nguyện của đám trí thức di tản thì hoàn toàn không phải là không được, và còn có khả năng cai trị một cách thắng lợi nữa kia, bất kể đám di tản nọ nghĩ gì>>
Văn học và Cách mạng - Trotsky - Tr 33, 34 - Dịch giả Hoàng Khoa Khôi
--------------------------------------------------------------
Sinh ma thì sinh phật vậy thôi, sinh ra tội phạm thì có công an, sinh ra bệnh nhân thì có bác sĩ ......v.....v ..... nó hai mặt của biện chứng có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng ta hãy khám phá con người ta sẽ thấy được có 2 người đối lập nhau đấy, tốt hay xấu sẽ mãi mãi đi đôi với nhau cái cần của con người thì nên biết cân bằng nó một cách khôn ngoan.

Bên trong con người luôn có sự mâu thuẫn đối lập vì đó là sự phản biện giữa bản năng và lý trí, giữa cảm xúc và lý tính trong con người. Trong nội tâm của mỗi người đều có lý trí, cảm xúc và nỗi sự hãi.

"Tiềm năng của con người cũng giống như một đại dương chưa được khám phá, một lục địa mới hãy còn tinh khôi, một thế giới của những khả năng chờ được cởi trói để hướng đến những điều vĩ đại."- Brian Tracy


Công việc luôn tự mở rộng ra để chiếm đủ thời gian được ấn định cho nó.
Định luật PARKINSON
1.Hãy nghiền nát nỗi sợ hãi và học hỏi mọi điều bạn muốn.
2.Ông trời không sinh ra người đứng trên người, Ông trời không sinh ra người đứng dưới người. Tất cả, đều do sự học mà ra -Fukuzawa Yukichi.
3.Tuổi trẻ không phải là một giai đoạn của Cuộc Sống mà là một trạng thái của Trí Tuệ-Tâm Hồn- Nguyễn Tất Thịnh.
Chẳng có gì đáng để lo sợ vì chúng ta chẳng có gì để mất. Tất cả những gì người khác có thể cướp đi từ bạn đều chẳng đáng giá gì.Tại sao bạn phải lo sợ, hoài nghi, do dự?Bạn phải là chính bạn, là sự tự do không giới hạn, trải nghiệm và sống thật sự. Có quá nhiều người đánh mất chính mình để làm hài lòng người khác. Thách thức của cuộc sống là tận hưởng mọi thứ mà không lệ thuộc vào bất cứ điều gì.

Ai nắm bắt được tâm lý của đám đông sẽ là người có sự nghiệp vĩ đại.

------------------------------------------------------------
Nhân Sinh Quan : Quan niệm về sự sống con người.
Vậy Nhân Sinh Quan là sự xem sét, suy nghĩ về sự sống của con người, hoặc nói văn vẻ hơn, Nhân Sinh Quan là quan niệm của chúng ta về những định luật diễn hóa trong đời sống nhân loại và sự sống của con người.
Mỗi người đều có một nhân sinh quan khác nhau, có người lạc quan, có người bi quan. Người lạc quan luôn nghĩ về mặt tốt của mọi việc, giữ cách nhìn lạc quan; người bi quan lại luôn nghĩ về mặt xấu của mọi việc, giữ cách nhìn bi quan.
Thật ra, trên thế giới không có lạc quan tuyệt đối, cũng không có bi quan tuyệt đối; “Tâm sinh tắc chủng chủng pháp sinh, tâm diệt tắc chủng chủng pháp diệt” (Tâm sinh có vô vàn cách sinh, tâm diệt có vô vàn cách diệt). Lạc quan, bi quan, đương nhiên có nhân duyên bên ngoài, nhưng đa số đều là tự mình tạo nên.
Có một vị quốc vương, khi ra ngoài đi săn không may bị đứt một ngón tay, mới hỏi vị đại thần thân cận nên làm thế nào? Đại thần nói với giọng lạc quan, nhẹ nhõm: “Đây là việc tốt!” Quốc vương nghe vậy giận lắm, trách ông hí hửng khi thấy người khác gặp nạn, vì thế ra lệnh nhốt ông vào đại lao. Một năm sau, quốc vương lại ra ngoài đi săn, bị thổ dân bắt sống, trói vào đàn tế, chuẩn bị tế thần. Thầy phù thủy đột nhiên phát hiện quốc vương khuyết mất một ngón tay, cho rằng đây là vật tế không hoàn chỉnh, bèn thả quốc vương ra, thay vào đó viên đại thần tùy tùng làm vật hiến tế. Trong niềm vui thoát nạn, quốc vương nghĩ tới viên đại thần vui vẻ từng nói rằng mất ngón tay là việc tốt, liền ra lệnh thả ông, và xin lỗi vì đã vô cớ bắt ông chịu nạn 1 năm trong ngục tối. Vị đại thần này vẫn lạc quan nói: “Cái họa 1 năm ngồi tù cũng là việc tốt, nếu như tôi không ngồi tù, thì thử nghĩ, vị đại thần theo người đi săn mà bị lên đàn hiến tế kia sẽ là ai?”
Bởi vậy, việc tốt chưa chắc đã tốt hoàn toàn, việc xấu cũng chưa chắc đã hoàn toàn xấu; Phật giáo dạy “vô thường”, mọi chuyện có thể thành tốt, mọi chuyện có thể nên xấu. Người bi quan mãi mãi nghĩ đến mình chỉ còn một triệu đồng mà buồn lo, người lạc quan vĩnh viễn hạnh phúc chỉ vì mình vẫn còn mười ngàn đồng.
Khi Tô Đông Pha bị giáng về đảo Hải Nam, sự cô tịch, hoang vu trên đảo, so với thời kỳ đầu ông mới được thăng chức vùn vụt, đúng là hai thế giới khác nhau một trời một vực. Nhưng sau đó, Tô Đông Pha nghĩ, giữa vũ trụ này, sống trên hòn đảo cô độc này, thực ra, không chỉ có một mình ông, trái đất cũng là một hòn đảo cô độc giữa biển cả, giống như con kiến giữa chậu nước, khi leo lên một phiến lá, đây cũng là một hòn đảo mồ côi. Vì thế, Tô Đông Pha cảm thấy, chỉ cần có thể biết hài lòng là có thể vui vẻ.
Ở trên đảo, mỗi lần ăn một món hải sản địa phương, Tô Đông Pha lại thấy mình thật may mắn vì có thể đến đảo Hải Nam này. Thậm chí, ông nghĩ, nếu trong triều có vị đại thần nào đến đây sớm hơn ông, ông làm sao có thể được tự mình nếm những món ăn ngon lành như thế? Vì vậy, nghĩ đến mặt tốt của mọi chuyện, là sẽ cảm thấy cuộc đời hạnh phúc không gì sánh nổi.
Những nhà sư xuất gia theo Phật giáo, chỉ một chiếc áo cà sa, một đôi giày cỏ mà vân du khắp cõi. Họ có thể đồng hành cùng kẻ hành khất, nhưng cũng có thể ngồi ngang với bậc quân vương, xem ra lẻ loi một mình, nhưng tăng có cả pháp giới, cùng một thể với chúng sinh trong vũ trụ, vậy nơi nào có chỗ cho cô đơn đây?
Bởi vậy, đời người không có vui buồn tuyệt đối, chỉ cần một tinh thần phấn đấu, tích cực, chỉ cần luôn nghĩ đến mặt tốt của mọi chuyện, tự nhiên có thể biến khổ thành vui, biến khó thành dễ, biến nguy thành an. Helen Keller nói: “Hướng về ánh nắng, bạn sẽ không nhìn thấy bóng tối.” Nhân sinh quan tích cực, chính là ánh nắng trong trái tim, lời này thật là chân giá trị!

Nhân sinh quan là gì?
https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20080324062748AAiqeyJ

Tham khảo thêm dưới đây:
Nhân sinh quan Nietzche
Nhân sinh quan tích cực

----------------------------------------------------------------
"Học hỏi là hiện thân của chính việc học hỏi".
Có lẽ cách tốt nhất cho giáo viên truyền đạt việc học hỏi là chính mình hiện thân cho hành động đó - đứng giữa đống giấy tờ và sách vở ("những người có bà con với kệ sách", như Emily Dickinson đã gọi họ), chạy lon ton đến thư viện, bày tỏ sự thích thú khi một học sinh đề nghị với giáo viên một cách diễn giải mới và có vẻ hợp lý.
...
Các giáo viên kỳ cựu quá quen với tài liệu họ dạy có thể cho mình quyền tự ngừng học hỏi bởi vì điều đó không còn chứng minh được gì. Điều này luôn luôn sai lầm bởi vì nó có thể lầm cho thấy là có khoảng cách không lấp được giữa giáo viên, là người dường như biết hết, và học sinh, là người nghĩ rằng mình không biết gì - và điều này cũng sai nốt.
Như thế đối với giáo viên sự ngừng học hỏi sẽ triệt tiêu một trong những phương tiện chính mà người giáo viên cần để lấp lỗ hổng giữa sự ngu dốt và tri thức, giữa tuyệt vọng với hy vọng.
Ngoài ra, việc ngừng học hỏi có thể khiến cho học sinh hiểu rằng người giáo viên đã thấy nhàm chán với môn học, và than ôi, sự nhàm chán cũng lây nhiễm nhanh chóng không kém sự nhiệt tình.
...
Đối với học sinh, khát vọng học tập cũng quan trọng như kiến thức họ học được.
~ Những yếu tố cơ bản của nghề dạy học.
~ James M. Banner, Jr & Harold C. Cannon
-------------------------------------------------------------------

Sự không vâng lời của trẻ là dấu hiệu chứng tỏ rằng người lớn không có uy tín đối với trẻ.
Để chinh phục trẻ, một số bố mẹ cố gắng xây dựng toàn bộ sự giáo duc trên nguvên tắc: bố mẹ thương con thì con cũng phải thương bố mẹ. Trong những trường hợp như vậy, họ tìm cách hướng dẫn hành vi của trẻ bằng cách luôn luôn nhắc nó “Con không làm như mẹ đã nói với con, có nghĩa là con không yêu mẹ”. “Con không vâng lời bố sẽ không yêu một đứa xấu như vậy!”. "Nếu con yêu bố, con sẽ không làm như vậy”. “Con không vâng lời mẹ, bố sẽ đem con cho một bà khách lạ”.
Makarenko nói: “Uy tín của tình yêu là hình thức phổ biến nhất của uy tín giả dối. Nhiều bậc cha mẹ tin rằng: để trẻ vâng lời, cần làm cho trẻ yêu bố mẹ, và để trẻ có tình yêu đó, cần thiết ở khắp mọi nơi phải biểu lộ tình yêu của bố mẹ đối với trẻ... Gia đình như vậy sẽ chìm đắm trong một biển những âu yếm và tình cảm yếu đuối, đến mức không còn nhận ra điều gì khác. Nhiều điểm nhỏ nhất nhưng quan trọng của giáo dục gia đình không được các bậc cha mẹ quan tâm. Đấy là một loại uy tín rất nguy hiểm. Nó nuôi dưỡng những con người ích kỷ, giả dối. Mà thường khi, bản thân bố mẹ trở thành nạn nhân đầu tiên của thói ích kỷ đó” (Makarenko, 1952).
~ trích "Tại sao trẻ không vâng lời", 1982, L. F. Ostrovskaya
---------------------------------------------------------------------------
Nhân dân các nước thuộc địa muốn giải phóng khỏi chủ nghĩa đế quốc thì phải được toàn thể loài người ủng hộ và nhân dân các nước thuộc địa phải đoàn kết với toàn thể loài người. Nhưng điều quan trọng hơn là nhân dân thuộc địa đấu tranh để giải phóng nhằm mục đích gì? Là để làm người.
Trong các tác phẩm tôi viết trước Cách mạng tháng Tám, tôi luôn luôn khẳng định con người ở các thuộc địa không thua kém con người ở bất kỳ đâu trên thế giới, vậy tại sao lại bị các nước đế quốc áp bức, bóc lột? Trớ trêu thay, khi tiến hành những chính sách dã man đối với nhân dân các nước thuộc địa, họ lại giương ngọn cờ khai hóa văn minh.
Đã có lần khi đi thăm Viện Khảo cổ về loài người tại Paris, tôi có nói: “Tuy phong tục mỗi dân mỗi khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau. Ấy là dân nào cũng ưa sự lành và ghét sự dữ”.
~ Nhật ký hành trình của Hồ Chủ tịch - Bốn tháng sang Pháp, trong Toàn tập Hồ Chí Minh, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2000, tr. 350.
------------------------------------------------------------------
Muốn phát triển kinh tế của một vùng thì điều đầu tiên cần là cải thiện hệ thống giao thông. Giao thông thuận tiện thì mới có thể giao thương, thúc đẩy sản xuất được. Có nghĩa là anh phải tập trung ngân sách theo trọng điểm chứ không phải đầu tư dàn trải nguồn ngân sách.
--------------------------------------------------------------------

Bài học: Chiến tranh sẽ không bao giờ chấm dứt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét