Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)

TRUNG TÂM THÔNG TIN - TƯ LIỆU VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

  TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)

1. Quá trình đàm phán

 Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (“Trans – Pacific Strategic Economic Partnership Agreement”, viết tắt là “TPP”) là một thỏa thuận thương mại tự do khu vực có phạm vi điều chỉnh khá toàn diện. TTP được khởi xướng với mục đích thúc đẩy các nền kinh tế trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bước sang giai đoạn hợp tác và hội nhập mới, giúp tăng cường luân chuyển hàng hóa giữa các nước dễ dàng hơn nhờ việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu và các biện pháp ưu đãi hàng nội địa. TPP còn bao gồm các nguyên tắc thống nhất giữa các nước thành viên về một số vấn đề mới như: quyền của người lao động, bảo vệ môi trường, chi tiêu của chính phủ, tính minh bạch, DNNN và liên kết chuỗi cung ứng.

 Trước đây, TPP được biết đến với tên tiếng Anh là Pacific Three Closer Economic Partnership (P3-CEP) và được Tổng thống Ricardo Lagos của Chile, Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong và Thủ tướng New Zealand Helen Clark đưa ra thảo luận tại một cuộc họp các nhà lãnh đạo của APEC diễn ra ở Los Cabos (Mexico). Brunei nhanh chóng tham gia đàm phán ở vòng 5 vào tháng 4/2005. Sau vòng đàm phán này, Hiệp định lấy tên là Pacific-4 (P4) và chính thức có hiệu lực từ ngày 28/5/2006.

 Ngày 14/11/2010, ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Nhật Bản, lãnh đạo của 9 nước đã tán thành lời đề nghị của Tổng thống Obama về việc thiết lập mục tiêu cho các cuộc đàm phán trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2011 diễn ra tại Honolulu (Hoa Kỳ).

 Tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tháng 11/2011, lãnh đạo các nước Hoa Kỳ, Ô-xtrây-li-a, Bru-nây, Chi-lê, Ma-lai-xi-a, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam đã công bố phác thảo chung của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà các bên mong muốn hoàn thành trong năm 2012. Khi có hiệu lực, TPP sẽ loại bỏ 11.000 dòng thuế của  các bên và có khả năng sẽ đóng vai trò như một khuôn mẫu cho các điều ước mậu dịch trong tương lai của các nước APEC. Trong cuộc gặp, lãnh đạo các nước Nhật Bản, Ca-na-đa và Mê hi-cô đã bày tỏ mong muốn thảo luận với các nước đối tác hướng tới việc tham gia các cuộc đàm phán.

 Cũng trong khuôn khổ Diễn đàn APEC nói trên, bộ trưởng thương mại 9 nước tham gia đàm phán TPP đã xây dựng được khung tổng thể của một hiệp định thương mại thế hệ mới, góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ thương mại và đầu tư, tạo cơ sở cho việc hình thành một Khu vực thương mại tự do trên toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời hỗ trợ việc làm, tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống tại các quốc gia.

Từ năm 2010 đến 30/8/2013, TPP đã trải qua 19 vòng đám phán chính thức và nhiều vòng đàm phán giữa kỳ. Từ vòng đàm phán thứ 17 diễn ra từ ngày 15 - 24/5/2013 tại Lima, Pê-ru đã bắt đầu có sự tham dự của Nhật Bản. Vòng đàm phán thứ 18 diễn ra từ ngày 14 đến 25/7/2013 tại Ma-lai-xi-a. Theo kế hoạch, TPP sẽ mở rộng theo từng giai đoạn để thúc đẩy hội nhập kinh tế sâu rộng.

  Đến nay, các bên tham gia đàm phán đã kết thúc về cơ bản 14 trong số 29 chương trong dự thảo TPP. Sau các vòng đàm phán vừa qua, các nước đã đạt được những tiến bộ đáng kể và các cuộc đàm phán đang tiếp diễn nhanh chóng theo chiều hướng có thể hoàn tất một Hiệp định toàn diện, đầy tham vọng trong năm 2013 như mong đợi của các nhà lãnh đạo các nước TPP1 . Tuy nhiên, theo Hãng tin Nikkei, đàm phán nhiều khả năng phải kéo dài tới tháng 4 hoặc tháng 5/2014, khi còn nhiều bất đồng giữa các bên về mức thuế cũng như một số vấn đề chủ chốt. Ngoài vấn đề xuất xứ, đàm phán đang bị chậm lại vì mâu thuẫn quanh các vấn đề như thủ tục hải quan với hàng nông sản, quyền sở hữu trí tuệ và vấn đề doanh nghiệp nhà nước.

Với sự tham gia đàm phán của 12 nước, bao gồm: Mỹ Bru-nây, Chi-lê, Niu Di lân và Xinh-ga-po (năm 2009), Ô-xtrây-li-a, Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Pê-ru (năm 2010)2 , Mê hi cô, Ca-na-đa (năm 2012) và Nhật Bản 3 , TPP sẽ trở thành thị trường có hơn 790 triệu dân, tổng GDP chiếm gần 40% GDP toàn thế giới và khoảng 1/3 kim

 ngạch thương mại toàn cầu. Vòng đàm phán thứ 19 đã diễn ra tại Bru-nây từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 8/2013 với hy vọng sẽ kết thúc thoả thuận đúng dự kiến để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh vào tháng 10 năm 2013 của lãnh đạo các nước thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Bali, In-đô- nê-xia. Vòng đàm phán này cũng đặt kỳ vọng giải quyết một số vấn đề, như quy tác xuất xứ hàng may mắc, hay thuế quan đối với giày dép. Tuy nhiên, kết thúc đàm phán tuyên bố chung cho thấy không có tiến triển quan trọng nào để đi đến thoả thuận trong vong đàm phán lần thứ 19 này.

Đọc tiếp vào link đây: http://www.vnep.org.vn/Upload/TPP%201%20full.pdf

Tham khảo thêm:
NĂM 2015, CHỦ ĐỘNG NẮM BẮT CƠ HỘI TỪ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
http://www.mof.gov.vn/portal/pls/portal/docs/1710445.PDF
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tác động tới Việt Nam (Sách tham khảo)
http://thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace/handle/123456789/1194
Hiệp định xuyên Thái Bình Dương Cơ hội và thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam
http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2015/01/1511/3.pdf
Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên thái bình dương: Công cụ tăng cường thương mại tại Châu Á
http://nghiencuubiendong.vn/toan-cau-hoa-hoi-nhap-kinh-te/3374-hiep-dinh-doi-tac-kinh-te-chien-luoc-xuyen-thai-binh-duong-tang-cuong-thuong-mai-tai-chau-a
Giới thiệu chung về Hiệp định TPP
http://dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/7068/2/Gioi%20thieu%20chung%20ve%20hiep%20dinh%20TPP.pdf


       

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét