Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Nguyên nhân và hậu quả chiến tranh thế giới thứ nhất

1. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh:
Chiến tranh là mâu thuẫn của sự phát triển của các chủ nghĩa đế quốc cầm đầu ở châu Âu và chiến tranh có tính chất chiến tranh đế quốc: là sự phân chia lại thế giới của các đế quốc, là cuộc chiến tranh phi nghĩa đối với tất cả các phe tham chiến. Nguyên nhân theo phân tích của Lê-nin: sự lớn mạnh của Đế quốc Đức sau Chiến tranh Pháp-Phổ: những tham vọng thuộc địa và chia lại thị trường thế giới của nước này gặp phải sức phản kháng của các "đế quốc già" là Anh, Pháp và Nga. Đế chế Áo – Hung và Đế chế Ottoman đã suy yếu không còn đủ "tư cách" và vai trò để có ảnh hưởng trong khu vực Trung Âu, Balkans và Kavkaz. Các cường quốc khác can thiệp vào khu vực đó để tranh giành ảnh hưởng... Sự mâu thuẫn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa đòi hỏi một cuộc "chém giết lớn" để phân ngôi thứ và lập lại trật tự thế giới có lợi cho kẻ thắng trên cơ sở những mất phần của kẻ thua.

2. Nguyên nhân trực tiếp :
Sự việc Đại công tước Franz Ferdinand của Áo – Hung bị một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia tên là Gavrilo Princip ám sát tại Sarajevo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 được coi là khởi nguồn của cuộc thế chiến này, nhưng thực ra đó chỉ là "giọt nước tràn ly". Chiến tranh là "phải nổ ra" do mâu thuẫn giữa các quốc gia của các bên đã chín muồi và các bên tham chiến từ lâu đã chuẩn bị chiến tranh để giải quyết các mâu thuẫn đối kháng với nhau và phân chia lại thế giới.
- Ngày 01/08/1914 Đức tuyên chiến với Nga
=> Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới
- Ngày 28/07/1914 áo - Hung tuyên chiến với Xecbi
- Ngày 03/08/1914 Đức tuyên chiến với Pháp
- Ngày 04/08/1914 Anh tuyên chiến với Đức

3. Tính chất
- Là một cuộc chiến tranh ''chó cắn chó'' đế quốc phi nghĩa
Cuộc chiến tranh này nhằm mục đích là cướp bóc các nước khác bóp nghẹt các dân tộc thống trị thế giới về mặt chính trị và chia lại thuộc địa.
- Các quan tâm quyền lợi của các bên tham chiến:
Anh: Chặn đứng tham vọng tranh giành thuộc địa, chia lại thị trường của Đức. Ngăn cản ảnh hưởng của nước này, cố gắng giới hạn Đức trong phạm vi châu Âu không để nước này thành cường quốc đại dương đe dọa quyền lợi thương mại thuộc địa của mình. Hạ cấp Ottoman và Áo –- Hung xuống thành cường quốc hạng hai để chiếm lĩnh quyền lợi tại khu vực Trung Cận Đông rất nhiều dầu mỏ.
Pháp: Cũng giống như Anh nhưng ngoài ra còn để phục thù Chiến tranh Pháp – Phổ (1871) quyết giành lại hai tỉnh Alsace và Lorraine từ Đức. Hạ bậc Đế quốc Đức để trừ mối hoạ sau này (sau chiến tranh phía Pháp đề nghị trong Hội nghị Versailles một hình thức bồi thường chiến phí khủng khiếp để Đức không bao giờ ngóc đầu dậy được).
Nga: Loại bỏ sự can thiệp và ảnh hưởng của Đức tại Ba Lan, Ukraina và vùng Baltic. Loại bỏ sự cản trở của Ottoman khỏi các vùng Kavkaz và Balkans. Xâm chiếm các vùng ảnh hưởng của Ottoman.
Đức: Thoát khỏi sự kiềm tỏa của Anh-Pháp, đòi hỏi một thị trường, thuộc địa tương xứng với tiềm lực cường quốc thế giới của mình. Mở rộng vùng ảnh hưởng của mình về phía Đông tại Ba Lan, Ukraina, Baltic, sau đó là Phần Lan.
Áo – Hung: Nỗ lực cuối cùng chứng tỏ mình còn là một cường quốc, cố giữ lại những gì còn giữ được trước sự nhòm ngó của các cường quốc khác. Hai địch thủ trước mắt của Áo – Hung là Nga và Ý.
Ý: Một cường quốc đang lên nhưng chưa định hình, muốn có một vai trò và tiếng nói lớn hơn ở châu Âu và đặc biệt tại Balkans. Trở lực chính của nước này đầu tiên là Anh sau đó định hướng lại chĩa mũi nhọn đấu tranh vào Áo – Hung.
Đế chế Ottoman: "Người Hồi ốm yếu" ở Trung Cận Đông bị các ảnh hưởng của Anh, Pháp, Nga chung tay chèn ép ở Cận Đông (Anh, Pháp) và tại Kavkaz và Balkans (Nga). Đây là nỗ lực cuối cùng để duy trì đế chế.
Ngoài ra các đế chế quân chủ Nga, Đức, Ottoman muốn dùng chiến thắng trong chiến tranh với tinh thần yêu nước dâng cao để trì hoãn cải cách dân chủ, xã hội trong nước.

--------------------------------------------------------------

Nguyên nhân của chiến tranh
- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp)... kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ”già" và "trẻ” về thuộc địa là hết sức gay gắt. Cho nên các đế quốc Đức. Mĩ. Nhật tích cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh đế eiành giột thuộc địa.
- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha ( 1898). .VÍT chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha : Chiến tranh Anh - Bỏ-Ơ (1899 — 1902). Anh thôn tính hai quốc gia của người Bỏ-Ơ : Chiến tranh Nga — Nhật ( 1904 - 1905). Nhật đánh bật Nga ra khỏi bán dáo Triểu Tièn và Đông Bắc Trung Quốc.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nén hết sức gay gắt dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối lập là : khối Liên minh Đức - Áo-Hung (1882) và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Ngà ( 1907). Hai khối này tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nguyên nhân trực tiếp, bắt đầu từ việc Thái tử Phéc-đi-năng của đế quốc Áo Hung bị một người Xéc-bi ám sát ngày 28 - 6 - 1914. Đế quốc Đức - Áo liền chớp lấy thời cơ đó để gây ra cuộc chiến tranh.

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/nguyen-nhan-nao-dan-den-chien-tranh-the-gioi-thu-nhat-c83a14368.html#ixzz3gMB7StSl


-------------------------------------------------------------

Nguyên nhân và hậu quả

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất là kết quả của sự phát triển kinh tế chính trị của chủ nghĩa tư bản thế giới vào những năm đầu thế kỷ XX. Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển tới giai đoạn mới - giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Sự tranh giành thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc tất yếu dẫn đến chiến tranh để chia lại đất đai trên thế giới.

Ngoài mục đích phân chia lại thị trường, các nước đế quốc gây chiến để đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân trong các nước đế quốc, và đàn áp phong cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc.

Và chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã xảy ra giữa hai khối liên minh quân sự được hình thành sau thế kỷ XIX: một bên là liên minh ba cường quốc, gồm: đế quốc Anh - Pháp - Nga, hay được gọi là khối hiệp ước Entente ba bên, sau này còn thêm Mỹ và một số nước khác tham gia; bên kia là phe Liên minh ba nước, hay còn gọi là Liên minh trung tâm, gồm đế quốc Đức, đế chế Áo - Hung.

Lợi dụng sự việc Đại công tước Franz Ferdinand của Áo - Hung bị một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia ám sát tại Sarajevo ngày 28-6-1914, Hoàng đế Wilhelm II của Đức, con người có khát vọng chiến tranh, đã hứa chi viện cho Áo-Hung để cùng trừng phạt Serbia. Sau đó, ngày 28/7/1914, Áo-Hung đã tuyên chiến với Serbia. Đêm hôm đó, quân Áo nã pháo vào thủ đô Belgrade, làm hơn 5.000 người dân bị thiệt mạng.

Sa hoàng Nga Nikolai II lập tức phát động binh lính. Đức gửi tối hậu thư cho Nga - Pháp yêu cầu đình chỉ việc chi viện, nhưng đều bị Nga - Pháp cự tuyệt. Ngày 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga, và ngày 3/8 đã tuyên chiến với Pháp. Ngày 4/8/1914, Đức vượt biên giới tấn công Bỉ, đánh dấu sự khởi đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.


Cùng ngày Đức xâm lược Bỉ, Anh tuyên chiến với Đức. Ngày 6/8, Áo - Hung tuyên chiến với Nga. Sau đó, các nước Italy, Romania, Nhật, Mỹ lần lượt tham chiến. Cuộc chiến lan ra ở ba châu lục lớn, với 33 nước tham chiến.


Đây là lần đầu tiên thế giới biết đến một kiểu chiến tranh tổng lực, chiến tranh toàn diện. Chiến tranh diễn ra không những ác liệt trên bộ, trên không, trên biển, mà các bên còn thực hiện bao vây bóp nghẹt kinh tế của nhau, thử thách tiềm lực kinh tế và sức mạnh tinh thần của đối phương. Sau hơn 4 năm chiến tranh, ngày 11/11/1918, Đức và các nước cùng phe đã phải đầu hàng vô điều kiện.

Cuộc chiến làm 13,6 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỉ USD.

Ngoài sự thiệt hại về người và vật chất, cuộc chiến tranh này còn gây tổn thương về tâm lý cho nhiều thế hệ tại châu Âu. Cuộc chiến cũng làm cho châu Âu tụt hậu và vai trò lãnh đạo mà châu Âu đảm đương trong hơn 300 năm đã dần dần chuyển sang bên kia đại dương cho nước Mỹ.

Những bài học

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã kết thúc được 100 năm; cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, mà theo một số nhà nghiên cứu đó chỉ là sự tiếp nối của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đã kết thúc 69 năm, song những bài học của hai cuộc chiến đến nay vẫn còn nguyên giá trị lịch sử:

Một là, thế giới đã đi vào giai đoạn phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị có trình độ cao. Ở mức trình độ đó, thế giới không thể còn chỗ cho chủ nghĩa đế quốc và các loại chủ nghĩa nước lớn trắng trợn. Với các quan hệ quốc tế chặt chẽ và quyền lợi đan xen thì chủ nghĩa ích kỷ ở phạm vi quốc gia và quốc tế tất yếu dẫn đến xung đột đối kháng, và chiến tranh thì đều thiệt hại cho tất cả các bên. Chính vì vậy, ngay sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước đã đồng lòng tổ chức ra Hội quốc liên (nay là Liên hợp quốc) để điều hoà các quan hệ quốc tế trên cơ sở các bên cùng chấp nhận được.


Hai là, trong điều kiện các mối quan hệ chặt chẽ của thế giới, của công nghệ cao, của qui mô toàn cầu, với tốc độ tàn phá khủng khiếp của chiến tranh thì “không ai có thể có lợi trong cuộc chiến tranh nếu nổ ra, thậm chí là chiến tranh khu vực”.

Ba là, yếu tố dân tộc quốc gia có động lực rất lớn và các quyền lợi chính đáng của nó phải được tôn trọng. Tình hình quốc tế không thể yên ổn nếu dựa trên cơ sở không tôn trọng tình cảm, quyền lợi chính đáng của quốc gia, dân tộc. Một dân tộc bị dồn vào thế cùng đường sẽ phản ứng rất quyết liệt gây hậu họa cho hoà bình thế giới.

Hiện nay, tuy đã có nhiều cuộc chiến tranh khu vực nổ ra và đã có lúc thế giới bên bờ vực chiến tranh, nhưng về cơ bản hoà bình thế giới vẫn được giữ vững và chưa thấy có dấu hiệu của một đại chiến mới. Điều đó cho thấy ít nhiều thì nhân loại cũng đã rút được các bài học chính trị của hai cuộc đại chiến, đã biết hoá giải các mâu thuẫn bằng hoà bình.

Về cơ bản hoà bình thế giới vẫn được giữ vững, nhưng hiện nay ở một số khu vực, một số nước trên thế giới, máu của người dân vẫn đổ, những đồng tiền đóng thuế của họ vẫn bị quăng vào những việc làm hết sức phi lý - đó là chiến tranh. Hãy để “bóng ma của chiến tranh”trong một tương lai gần chỉ còn là “dĩ vãng” đối với nhân loại.

5 nhận xét: